Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tình hình tranh chấp, khiếu nại và giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

Tình hình tranh chấp, khiếu nại và giải quyết tranh chấp,
khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2012

SVTH
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:

Vũ Văn Dũng
DH08QL
2008 - 2012
Quản Lý Đất Đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Vũ Văn Dũng

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, là bộ phận cấu thành nên giang
sơn đất nước. Trong thực tế của mỗi giai đoạn lịch sử Cách mạng, đất đai đóng một vai
trò to lớn: là động lực đấu tranh, là mục tiêu của Cách mạng giải phóng dân tộc, của Cách
mạng dân chủ nhân dân, vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất và cũng là nơi
xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh quốc phòng. Phù
hợp với mỗi giai đoạn lịch sử đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ đất đai phù hợp với chiến lược phát triển
Cách mạng chung. Quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai là mục tiêu cực kỳ quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Mặc dù vấn đề đất đai luôn được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhưng trong thực tế quá trình sử dụng cũng như quan hệ
đất đai có nhiều biến động, đặc biệt vấn đề giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
ngày càng trở nên bức xúc và phức tạp.
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, toàn huyện có 15 đơn vị
hành chính trong đó có một thị trấn và 14 xã. Diện tích tự nhiên toàn Huyện: 72.719,65
ha, dân số: 228.353 người, chiếm 12,3% về diện tích và 9,6% về dân số toàn tỉnh Đồng
Nai. Huyện Xuân Lộc đang từng ngày đổi mới, ngày 30/12/2011 cán bộ và nhân dân
huyện đã vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động do Nhà Nước trao tặng. Kinh tế
của huyện đang trên đà phát triển mạnh, thu hút nhiều người dân về sinh sống và đầu tư.
Chính vì vậy mà nhu cầu về đất đai và nhà ở tăng cao kéo theo giá đất cũng tăng cao. Giá
đất tăng dẫn đến lợi ích về đất đai của người sử dụng đất bị tác động dễ phát sinh tranh
chấp, khiếu nại. Tranh chấp, khiếu nại về đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong
xã hội đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên tranh chấp,
khiếu nại đất đai kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề
rất đáng quan tâm. Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc duy trì sự ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát
triển kinh tế trong cả nước và ở từng địa phương. Trong những năm gần đây lượng đơn
tranh chấp, khiếu nại đất đai gửi lên UBND huyện Xuân Lộc tăng, nội dung đơn thư đa

dạng, tính chất phức tạp.
Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác giải quyết tranh chấp,
khiếu nại đất đai, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tình hình tranh chấp, khiếu
nại và giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2012”.

             

Trang  1 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

Mục tiêu nghiên cứu


Khái quát thực trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai và những dạng tranh
chấp, khiếu nại về đất đai thường gặp trên địa bàn huyện Xuân Lộc.



Tìm ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh
chấp, khiếu nại về đất đai. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ
chế quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Xuân Lộc.

Đối tượng nghiên cứu



Những quy định pháp luật hiện hành về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại
về đất đai của huyện.



TCĐĐ xảy ra trên xảy ra trên địa bàn Huyện.



KNĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện.



Các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai của hộ gia đình, cá nhân với nhau trên
địa bàn Huyện.



Hồ sơ tranh chấp, khiếu nại đất đai của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
Huyện.

Phạm vi nghiên cứu

             



Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Xuân Lộc –
tỉnh Đồng Nai.




Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng tranh chấp, khiếu nại về đất
đai và công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai xảy ra trên địa bàn
huyện từ năm 2005 đến tháng 6/2012.

Trang  2 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

PHẦN 1. TỔNG QUAN T ÀI LIỆU
1.1. Khái quát về chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành về giải quyết tranh
chấp, khiếu nại về đất đai
1.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng về giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là
công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu
hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách
quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện
công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,
Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp
luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và
hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của
công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Để việc
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật,
góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ,
vững chắc hơn trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu
nại, tố cáo năm 1998. Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005. Để
phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của cả hệ
thống chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 63-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
hiện nay.
Tranh chấp, khiếu kiện đất đai đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở
từng địa phương. Muốn vậy việc tìm hiểu nhận dạng các nguyên nhân phát sinh (trong đó
có những nguyên nhân có tính lịch sử) tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài là rất cần
thiết trong nỗ lực tìm kiếm, xác lập cơ chế thích hợp để giải quyết dứt điểm, triệt để loại
tranh chấp này.
Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất
đai. Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống
quản lý đất đai (thể chế, bộ máy tổ chức).

             

Trang  3 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

1.1.2. Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước về giải quyết tranh
chấp, khiếu nại về đất đai
a) Văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
 Luật Khiếu nại có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2012;

 Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2011;
 Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
 Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 06 năm 2004 và Luật sửa đổi một số
điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005.
 Luật Tố tụng dân sự ngày 24 tháng 6 năm 2004;
 Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
 Luật Thanh tra ngày 15 tháng 06 năm 2004;
 Luật Nhà ở ngày 09 tháng 12 năm 2005;
 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội
ngày 21 tháng 5 năm 1996;
 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 05 tháng 4 năm 2006;
 Nghị quyết số 755/2008/NQ-UBTVQH ngày 02 tháng 04 năm 2005 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về
nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải
tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;
 Nghị quyết số 30/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước;
b) Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
 Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo;
 Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm
1998, Luật sửa đổi, bổ sung mội số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng
06 năm 2004;
 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc

thi hành Luật Đất đai;
             

Trang  4 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
 Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt
động đo đạc và bản đồ;
 Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2005 về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ;
 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
 Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành
chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
c) Văn bản do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành
 Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về trình tự thu hồi đất và thực hiện việc
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

 Thông tư số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03 tháng 01 năm
2002 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tổng cục Địa
chính hướng dẫn về thẩm quyền của toà án nhân dân trong việc giải quyết các
tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.
1.2. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở khoa học
1.2.1.1. Các khái niệm
 Tranh chấp đất đai: là sự tranh giành nhau về quyền quản lý, quyền sử dụng
trên một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng pháp
luật. Vì vậy, họ không thể cùng nhau tự giải quyết mà yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
giải quyết.
Theo khoản 6 Điều Luật đất đai năm 2003 tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
 Giải quyết tranh chấp về đất đai: là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở
pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức về
sự tranh giành về quyền lợi quản lý, quyền sử dụng trên một khu đất cụ thể mà mỗi bên
đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng pháp luật. Trên cơ sở đó phục hồi các
             

Trang  5 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi
vi phạm pháp luật.
 Khiếu nại về đất đai: là việc người dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là

trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 Thanh tra đất đai: là xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ
nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị cơ quan Nhà nước nhằm khắc
phục những nhược điểm, thiếu xót, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý Nhà nước đối với đất đai.
 Quyết định hành chính: là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,
tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết
định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối
với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
 Hành vi hành chính: là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: là giấy chứng nhận do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất.
1.2.1.2. Phân biệt tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Tranh chấp, khiếu nại về đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội đặc
biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tranh chấp khiếu nại
đất đai kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất đáng
quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm
“tháo ngòi nổ” xung đột không để phát sinh trở thành “điểm nóng” gây mất ổn định
chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại là nghĩa vụ,
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Việc giải quyết tốt tranh chấp, khiếu nại về đất đai
góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tranh
chấp khiếu nại là hai mặt của một vấn đề xã hội, việc xác định đúng bản chất của các
trường hợp tranh chấp hay khiếu nại từ đó định ra một cơ chế giải quyết đúng đắn và hiệu
quả. Do đó phải có mặt phân định về mặt lý thuyết:
Về tranh chấp đất đai: Điều 4 luật đất đai năm 2003 định nghĩa: “Tranh chấp đất
đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên
trong quan hệ đất đai”. Theo định nghĩa nêu trên, có thể hiểu theo nghĩa thông thường

TCĐĐ là việc tranh giành nhau về một phần đất nào đó hoặc quyền và nghĩa vụ liên quan
liên quan đến phần đất đó mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng

             

Trang  6 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

pháp luật. Vì vậy họ không thể cùng nhau tự giải quyết mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền giải quyết.
Về thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp đất đai thì UBND cấp xã chỉ được
hòa giải, không ra quyết định giải quyết TCĐĐ. Nếu tranh chấp đất đai trong trường hợp
các bên tranh chấp không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai thì thẩm quyền giải quyết lần đầu thuộc
về cơ quan hành chính cấp Huyện. Nếu quyết định giải quyết lần đầu mà một trong các
bên không đồng ý có quyền gửi đơn lên các cơ quan hành chính cấp trên.
Về khiếu nại về đất đai: Theo định nghĩa tại Khoản 1, Điều 2 của Luật khiếu nại,
tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 thì: “Khiếu nại là việc công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi
hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Từ định nghĩa trên có thể hiểu theo nghĩa đơn giản: Khiếu nại là việc đề nghị xem xét lại
các quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đề nghị cho rằng nó ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của mình. Nghĩa là, nếu bản thân mình không có
quyền và lợi ích chính đáng liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính thì

không có quyền khiếu nại.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai theo Luật khiếu nại tố cáo năm 1998
và Luật sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại tố cáo năm 2004, 2005 thì Chủ tịch UBND xã có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý. Nếu quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu mà một trong hai bên không đồng ý thì người có quyền và lợi ích liên quan được lựa
chọn một trong hai con đường sau: khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp cao hơn hoặc
gửi đơn khiếu nại tại Tòa án nhân dân.
Từ các định nghĩa nêu trên tranh chấp, khiếu nại đất đai có những điểm giống và
khác nhau về tính chất và nội dung như sau:
Giống:
-

Đối tượng: hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.

-

Khách thể: quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai khi bị xâm phạm.

-

Kết quả giải quyết: được giải quyết bằng quyết định hành chính của người có thẩm
quyền.

             

Trang  7 


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Vũ Văn Dũng

Khác:
-

TCĐĐ: tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ đối với một thửa đất giữa
những người sử dụng đất với
nhau.

-

Cấp xã chỉ tiến hành hòa giải,
không ra quyết định giải quyết.

-

-

Khiếu nại đất đai: công dân, cơ quan,
tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại
QĐHC, HVHC về quản lý đất đai.
Không tổ chức hòa giải chỉ vận động,
rút đơn.

1.2.1.3. Vai trò của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân. Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội, sống

và làm việc theo pháp luật.
Khiếu nại, tố cáo là trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong
Hiến pháp và cụ thể hóa trong Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản khác của nhà nước
tạo cơ sở pháp lý cho công dân, cơ quan Nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm về ba mặt: kinh tế, chính trị, xã hội. Nhất là trong
điều kiện nước ta hiện nay, trước nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các
ngành, nhu cầu về đất đai tăng lên, đất đai trở nên có giá trị. Bản thân nó lại không phải
nguồn tài nguyên vô hạn vì thế đất đai ngày càng gắn chặt với lợi ích trực tiếp của mỗi
người. Mối quan hệ xã hội xung quanh đất đai ngày càng đa dạng và phức tạp, những mâu
thuẫn tranh chấp cũng nảy sinh gay gắt hơn. Việc xem xét giải quyết tranh chấp, khiếu nại
về đất đai là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai và là những biện
pháp để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua công tác
giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai góp phần khôi phục những quyền và lợi ích
chính đáng của công dân, mặt khác kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật nhằm góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển,
giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lòng tin cho người dân yên tâm sản xuất, động viên
nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt
các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.2.1.4. Những quy định hiện hành về công tác giải quyết tranh chấp đất đai
a. Những nguyên tắc giải quyết TCĐĐ
 Nguyên tắc 1: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu, nguyên
tắc này chi phối toàn bộ ngành luật đất đai.
- Khi giải quyết TCĐĐ xác định chỉ giải quyết QSDĐ chứ không giải quyết tranh
chấp về quyền sở hữu về đất đai.
- Việc giải quyết TCĐĐ làm thế nào để đảm bảo lợi ích chung của toàn dân, quan hệ
pháp luật đất đai cần phải được giữ ổn định tránh xáo trộn. Kiên quyết bảo vệ những
thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa đúng pháp luật những trường hợp
đã xử lý sai. (Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2003)
             


Trang  8 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

 Nguyên tắc 2: Khuyến khích sự việc tự thương lượng, hòa giải các TCĐĐ.
- Đảm bảo tính khả thi của việc giải quyết TCĐĐ. Đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp
trong nội bộ nhân dân.
-

Việc hòa giải được thực hiện tại UBND cấp xã, phường trong thời hạn là 30 ngày.
(Điều 135 Luật đất đai 2003)

 Nguyên tắc 3: Giải quyết TCĐĐ nhằm ổn định đời sống và sản xuất của người sử
dụng đất, kết hợp với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.
b. Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ
 Thẩm quyền giải quyết của TAND
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất có GCNQSDĐ hoặc có
một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm
2003.
-

Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

-

Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng.


 Thẩm quyền giải quyết của UBND
 UBND cấp xã: chỉ được hòa giải, không ra quyết định giải quyết TCĐĐ. Thời hạn
hòa giải là 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn. (Khoản 2 Điều 135
Luật đất đai năm 2003).
 UBND cấp huyện và cấp tỉnh: tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự
không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5
Điều 50 Luật đất đai năm 2003 được giải quyết như sau:
+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì
có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
giải quyết hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải
quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có
quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện theo quy
định của Luật tố tụng hành chính.
(Điều 264. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai - Luật tố tụng hành chính)

c. Hồ sơ xin giải quyết TCĐĐ bao gồm

             

-

Đơn đề nghị giải quyết TCĐĐ.

-

Các giấy tờ về bằng chứng quyền sử dụng đất.
Trang  9 



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

d. Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo Thông tư liên tịch số
01/2005/TTLT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhà nước khuyến khích các bên TCĐĐ tự hòa giải hoặc giải quyết TCĐĐ thông
qua hòa giải ở cấp cơ sở.
TCĐĐ mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn.
Hội đồng tư vấn hòa giải TCĐĐ của xã, phường, thị trấn gồm có:
- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là chủ tịch hội đồng.
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của xã, phường, thị trấn.
- Tổ trưởng tổ dân phố đối với các khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, sóc
đối với khu vực nông thôn.
- Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về
nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó.
- Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
Việc hòa giải tranh chấp phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ tranh chấp bao gồm:
- Đơn tranh chấp: phải thể hiện rõ họ tên, địa chỉ người tranh chấp, người bị tranh
chấp, diện tích, vị trí thửa đất tranh chấp.
- Các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất. (Nếu có).
- Biên bản hòa giải cơ sở của khu phố, ấp. (Nếu có).
- Sơ đồ bản vẽ hoặc hồ sơ kỹ thuật thể hiện diện tích, vị trí thửa đất tranh chấp với
sự xác nhận của các bên tranh chấp và UBND xã, phường, thị trấn.
Kết quả hòa giải TCĐĐ phải được thành lập thành biên bản. Biên bản hòa giải
phải ghi đầy đủ họ tên, chức vụ các thành viên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải
thành hoặc không thành của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Biên bản hòa giải

được gửi cho các bên tham gia tranh chấp và lưu tại UBND xã, phường, thị trấn.
Trường hợp hòa giải thành mà có làm thay đổi hiện trạng, ranh giới thửa đất, thay
đổi chủ sử dụng đất thì biên bản hòa giải thành phải được gửi cho phòng TN-MT hoặc Sở
TN-MT để trình UBND cùng cấp quyết định công nhận quyền sử dụng đất theo nội dung
biên bản hòa giải thành và cấp mới GCNQSDĐ.
Trường hợp hòa giải không thành, nếu đương sự có GCNQSDĐ hoặc có một
trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai thì
nguyên đơn gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo hồ sơ đến Tòa án nhân dân. Nếu
đương sự không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ thì gửi
biên bản hòa giải không thành kèm theo hồ sơ đến Phòng TN-MT hoặc Sở TN-MT.
             

Trang  10 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

Công tác hòa giải TCĐĐ ở cấp xã được thực hiện trên tinh thần vận động, giải
thích trên cơ sở tình làng nghĩa xóm, phong tục tập quán của địa phương và giải thích cho
người dân hiểu các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật đất đai để tránh những trường
hợp kiện tụng sau này.
e. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan có thẩm quyền giải quyết lần đầu theo
Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTNMT ngày 13/4/2005.
Trình tự giải quyết:
 Đơn thư TCĐĐ được nộp tại UBND cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm tổ
chức hòa giải, thời gian hòa giải tối đa là 30 ngày làm việc; nếu hòa giải không thành thì
hướng dẫn đương sự nộp đơn TCĐĐ tại UBND cấp huyện để giải quyết. Sau khi UBND

cấp huyện nhận được đơn sẽ chuyển đơn cho Phòng TN-MT, Phòng TN-MT là cơ quan
tham mưu cho UBND huyện giải quyết tranh chấp lần đầu. Phòng có trách nhiệm tiếp
nhận đơn vào sổ theo dõi nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình. Nếu đơn
không thuộc thẩm quyền của Phòng thì mời đương sự đến để trả đơn và hướng dẫn đến
đúng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
 Sau khi nhận được hồ sơ TCĐĐ, Phòng TN-MT tiến hành tổ chức thẩm tra, xác
minh theo các bước sau:
-

Làm việc với đương sự để làm rõ các nội dung tranh chấp và yêu cầu bổ sung
tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp.

-

Làm việc với UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp tìm hiểu về nguồn gốc,
quá trình sử dụng đất, thu thập chứng cứ và hồ sơ địa chính của thửa đất.

-

Làm việc với các tổ chức, nhân chứng để thu thập tài liệu, chứng cứ có liên
quan đến nội dung tranh chấp.

-

Làm việc với UBND cấp xã để thống nhất kết quả kiểm tra, xác minh. Trường
hợp phức tạp UBND cấp huyện thành lập hội đồng tư vấn pháp lý, hội đồng
này đề xuất cho UBND cấp huyện phương án giải quyết.

-


Làm báo cáo thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, trình UBND cấp
huyện quyết định giải quyết lần đầu theo đúng quy định của pháp luật.

 Sau khi nhận báo cáo của Trưởng phòng TN-MT, Tổ trưởng tổ tư vấn pháp lý
phải tổ chức họp thông qua và trình quyết định cho Chủ tịch UBND cấp huyện ký ban
hành. Và quyết định này là quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu thuộc thẩm
quyền của UBND cấp huyện.
Trong quá trình thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, cán bộ Phòng
TN-MT vẫn tiếp tục vận động hòa giải và rút đơn tranh chấp.
Thời gian giải quyết TCĐĐ đối với trường hợp UBND cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của các bên tranh chấp.
             

Trang  11 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải
quyết lần đầu của UBND cấp huyện, nếu không đồng ý thì các bên tranh chấp có quyền
gửi đơn đến UBND cấp tỉnh để được giải quyết Tranh chấp đất đai lần cuối, quá thời hạn
trên sẽ không được tiếp nhận đơn xin giải quyết tranh chấp.

Đơn TCĐĐ

UBND Xã

Hòa giải

không thành

UBND Huyện
Hướng dẫn Đ/S
đến cơ quan có
thẩm quyền

Không thuộc thẩm quyền

Phòng TN-MT

Đ/s để làm rõ nội dung và bổ
sung hồ sơ TC
UBND xã tìm hiểu nguồn gốc
và quá trình sử dụng
Tổ chức, nhân chứng, chứng
cứ, thu thập tài liệu
UBND xã thống nhất kết quả
thẩm tra
Viết báo cáo thẩm tra xác minh

Phòng TN-MT tham mưu cho
UBND cấp huyện xem xét, đề xuất
hướng giải quyết

Quyết định giải
quyết TCĐĐ lần đầu

Sơ đồ 1. Quy trình giải quyết TCĐĐ lần đầu thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND
cấp Huyện theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTNMT.

             

Trang  12 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

1.2.1.5. Những quy định hiện hành về công tác giải quyết khiếu nại đất đai
a. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai
-

Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng đất đều bình đẳng trước pháp luật.

- Đảm bảo tính trung thực, khách quan trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu
xem xét thấy rằng việc ban hành quyết định hành chính đó là không đúng theo quy định
và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân thì phải kiên quyết sửa đổi.
- Việc giải quyết phải được công khai, phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của
nhân dân, phải lấy dân làm gốc, đặt lợi ích của nhân dân lên trên.
b. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Theo Điều 19 đến Điều 29 Mục 2 của Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 và Luật sửa
đổi bổ sung Luật khiếu nại tố cáo năm 2004, Điều 264 của Luật tố tụng hành chính năm
2011, Điều 7 Luật khiếu nại có hiệu lực ngày 01/7/2012:
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan
thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách
nhiệm do mình quản lý.
- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp
huyện) có thẩm quyền:

+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình.
+ Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc
UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (gọi chung là cấp tỉnh)
có thẩm quyền giải quyết:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình.
+ Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND huyện đã giải quyết nhưng còn có
khiếu nại.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) có thẩm quyền giải quyết:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình.
+ Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu
nại.
             

Trang  13 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính về quản lý đất đai. Việc giải quyết khiếu nại được tiến hành như sau:
 Trường hợp khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản
lý đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không
đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện tại TAND hoặc có quyền

khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với
quyết định giải quyết lần 2 của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện vụ án
hành chính tại Tòa án theo Luật tố tụng hành chính.
 Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý
đất đai của Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý
với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN – MT hoặc khởi kiện vụ
án hành chính tại Tòa án theo Luật tố tụng hành chính. Trong trường hợp đương sự không
đồng ý với quyết định giải quyết của Bộ trưởng thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính
tại Tòa án theo Luật tố tụng hành chính.
Thời hạn giải quyết lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối
với vụ việc phức tạp thì thời hiệu có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày
thụ lý giải quyết. (Điều 138 Luật đất đai năm 2003)
Điều 264 Luật tố tụng hành chính có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2011 đã sửa
đổi, bổ sung Điều 138 Luật đất đai năm 2003 như sau:
- Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính về quản lý đất đai.
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định
của Luật tố tụng hành chính.
c. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 162 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính
phủ quy định thì các quyết định hành chính bị khiếu nại bao gồm:
 Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất.
 Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
 Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công
chức Nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại Khoản 1 Điều 162

Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
             

Trang  14 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

Theo quy định tại Điều 264 Luật tố tụng hành chính có hiệu lực ngày 01 tháng 7
năm 2011 các quyết định hành chính bị khiếu nại được mở rộng thêm, quy định như sau:
“Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính về quản lý đất đai.”
d. Thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai
là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được hành vi hành
chính đó.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà đơn
khiếu nại vẫn chưa được giải quyết hoặc trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định khiếu
nại trên thì có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết khiếu
nại lần 2 hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Đối với vùng sâu vùng xa đi lại khó
khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
e. Điều kiện thụ lý đơn khiếu nại
- Người khiếu nại phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp, chịu tác động trực
tiếp bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
- Người khiếu nại phải có hành vi năng lực đầy đủ theo quy định của luật pháp.
Trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện
phải tuân theo các quy định của pháp luật.

- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và phải gửi đến đúng cơ quan có thẩm
quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
-

Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần 2.

-

Việc khiếu nại chưa được Tòa án thụ lý giải quyết.

f. Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND quận, huyện
Theo Luật khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005:
Trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày UBND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ công chức
thuộc UBND xã, phường, thị trấn, thuộc Phòng TN-MT, thuộc UBND huyện, quận, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh có hành vi hành chính trong việc giải quyết công việc về
quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan không đồng ý với quyết
định hành chính, hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại lên UBND
huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại
theo thời hạn quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
             

Trang  15 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng


Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền
và nghĩa vụ liên quan.
Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết của Chủ
tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý
với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung Ương.
Trường hợp khiếu nại đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chủ
tịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết theo thời hạn quy
định của Luật khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết của Chủ tịch tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng, phải được công bố công khai và gửi
cho người khiếu nại, người khác có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết khiếu nại.
Theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP, trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện:
Trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện có quyết
định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị
định 181/2004/NĐ-CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với
quyết định hành chính, hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND
cấp huyện.
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy
định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND phải được công bố công khai và gửi cho
người khiếu nại, người khác có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của
Chủ tịch UBND cấp huyện mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó
thì có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân hoặc khiếu nại đến UBND cấp tỉnh.
Trường hợp khiếu nại đến UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách
nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Quyết định

giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết lần 2, phải được
công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan. Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết khiếu
nại.
Theo Luật Khiếu nại do Quốc hội ban hành có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm
2012:
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp
luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu
nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành
             

Trang  16 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành
chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc
quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai
đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần
hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện
vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng)
thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án

theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của
Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền
khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu
nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành
chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được
giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi
kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ
trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi
kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

             

Trang  17 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

Đơn khiếu nại
Đơn không đủ điều kiện
UBND Huyện

Đơn đủ điều kiện


Đồng ý

Văn bản trả lời
Quyết định giải
quyết lần đầu

Thực hiện

Không đồng ý

Tòa án nhân dân

UBND tỉnh, thành phố

Sơ đồ 2. Quy trình giải quyết khiếu nại đất đai tại UBND Huyện
1.2.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu
 Luật tố tụng hành chính được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010 có
hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2011.
 Luật Khiếu nại được Quốc hội thông qua có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2012.
 Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2003 có hiệu lực thi
hành ngày 01/7/2004.
 Luật khiếu nại được Quốc hội ban hành có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2012.
 Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
khiếu nại, tố cáo ngày 29/11/2005.

             

Trang  18 



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.
 Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP (29/10/2003) của Chính Phủ quy định về thi hành
Luật đất đai năm 2003.
 Nghị định 105/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai do
Chính Phủ quy định.
 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về
cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường hỗ trợ tái định cư, giải quyết khiếu nại về đất đai.
 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định
về trình tự, thủ tục tiếp công dân; xử lý đơn thư; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải
quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

             

Trang  19 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng


1.3. Khái quát địa bàn huyện Xuân Lộc
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Sơ đồ 3. Bản đồ ranh giới hành chính huyện Xuân Lộc.
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Địa giới hành chính của
huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Định Quán.
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp thị xã Long Khánh.

             

Trang  20 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

Toàn huyện Xuân Lộc có 15 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 14 xã.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 72.719,65 ha, dân số 228.353 người, chiếm 12,3%
về diện tích và 9,6% về dân số toàn tỉnh Đồng Nai, mật độ dân số 294 người/km2. Huyện
có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, trung tâm huyện đóng tại ngã 3 Ông Đồn là đầu
mối của các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc có lợi thế về
phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp,
đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và mở rộng mối giao

lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Bà Rịa -Vũng Tàu. Theo
định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006 2020, thì huyện Xuân Lộc nằm trong Tiểu vùng II gồm: huyện Trảng Bom, Thống Nhất,
Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tx. Long Khánh, đồng thời nằm trong hành lang kinh tế Trảng Bom
- Long Khánh - Xuân Lộc, với quy hoạch phát triển mạnh các KCN, CCN mới của tỉnh
trong giai đoạn sau 2010. Vì vậy, dự kiến sau năm 2010 huyện Xuân Lộc sẽ có nhiều tiềm
năng và cơ hội đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH để trở thành huyện nông - công nghiệp
theo hướng hiện đại.
b. Địa hình
Có 2 dạng địa hình chính là: địa hình núi, đồi thoải lượn sóng:
- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm
khoảng 6-7% tổng diện tích toàn huyện, trong đó nổi tiếng nhất là Núi Chứa Chan, với độ
cao 844 m, tuy không thích hợp với sản xuất nông nghiệp nhưng lại chứa đựng tiềm năng
về phát triển du lịch. Ngoài Núi Chứa Chan còn có các núi nhỏ khác như: Núi Mây Tào,
Núi Sa Bi, Núi Bà Sót, Núi Hok, Núi Hòa Hưng,...
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm 85% tổng diện
tích toàn huyện. Độ dốc phổ biến từ 3o đến 8o, khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
với các loại hình cây lâu năm. Tuy nhiên, trên các khu vực có độ dốc trên 80 cần chú trọng
biện pháp xây dựng đồng ruộng để hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa.
1.3.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Đất đai
Diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 72.719,56 ha, bao gồm 6 nhóm đất và 15 loại
đất chính, mà sự phân bố và diện tích không đồng đều trên địa bàn huyện.
Đất đai của huyện khá bằng phẳng: có tới 82,87% diện tích có độ dốc <80, khá
thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông - công nghiệp, cũng như xây dựng các điểm dân
cư và cơ sở hạ tầng. Yếu tố hạn chế là tầng dày: có tới 13,44% diện tích thuộc tầng rất
mỏng (<30cm) và 28,1% thuộc tầng mỏng và trung bình.
b. Tài nguyên nước và chế độ thuỷ văn
(1). Nước mặt
Phần lớn sông suối trong địa phận Xuân Lộc thường ngắn và dốc, nên khả năng
giữ nước rất kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với

             

Trang  21 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội, mà đặc
biệt là cho phát triển sản xuất nông-công nghiệp của huyện. Trong phạm vi huyện có 3 hệ
thống sông suối chính: Sông La Ngà, Sông Ray, các nhánh suối của Sông Dinh.
(2). Nước ngầm
Theo bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000, huyện Xuân Lộc
nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên đất đỏ vàng được phong hóa từ đá bazan nước
ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30 m. Các khu vực khác nước ngầm thường xuất
hiện ở độ sâu từ 80-120m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12 l/s, chất lượng tốt. Hiện nay
nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây trồng.
1.3.2. Thực trạng phát triển và biến động kinh tế - xã hội huyện Xuân Lộc

31.80%

41.70%

Nông ‐ Lâm
Thương mạ
CN ‐ TTCN
26.70%

Biểu đồ 1. Cơ cấu kinh tế huyện Xuân Lộc năm 2012.

1.3.2.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản
Ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, riêng lâm nghiệp, thủy sản do ít có
lợi thế phát triển nên tăng trưởng chậm. Tỷ trọng của lâm nghiệp và thủy sản rất khiêm
tốn trong tổng giá trị sản xuất của khu vực nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, việc phát triển
của hai ngành này cũng đã đóng góp vào việc nâng cao thu nhập cho nông hộ, cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và cung cấp một phần cho nhu
cầu thực phẩm trong Huyện.
Mặc dù điều kiện sản xuất ít thuận lợi hơn các huyện khác ở khu vực Nam Bộ, cơ
sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mà nhất là thủy lợi còn hạn chế, nhưng do làm
tốt công tác chỉ đạo sản xuất nên nông nghiệp của Xuân Lộc trong những năm qua liên
tục tăng trưởng với GTSX toàn ngành nông nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng từ 1,5 –
1,8 lần mức tăng bình quân của ngành nông nghiệp cả nước.
             

Trang  22 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

Trong nông nghiệp, cả trồng trọt và chăn nuôi đều có tốc độ tăng trưởng cao, trình
độ sản xuất luôn được nâng cao theo hướng công nghiệp hóa và tập trung đầu tư theo
chiều sâu. Riêng chăn nuôi, đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, nên tỷ trọng GTSX ngành chăn
nuôi trong tổng GTSX nông nghiệp tăng khá nhanh, từ 22,8% năm 2000 lên 34% năm
2005 và chiếm khoảng 43% năm 2010, cao hơn nhiều so với tỷ trọng bình quân của ngành
chăn nuôi cả nước ( khoảng 25% ) và của Tỉnh ( khoảng 33% ). Để tạo điều kiện cho chăn
nuôi phát triển bền vững và dần trở thành ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông
nghiệp, Huyện đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi và xây dựng các
vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung đã được tiến hành và

được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày
22/10/2009. Kết quả xác định 25 vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn I với
tổng diện tích 3,982ha trên địa bàn 14 xã thuộc Huyện. Trong giai đoạn từ nay đến năm
2015 sẽ triển khai các dự án ưu tiên, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng trọng
điểm di dời và phát triển. Bên cạnh đó, cũng đã quy hoạch 6 cơ sở giết mổ tập trung, phân
bố trên địa bàn các xã: Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Xuân Hưng, Xuân
Thành, Suối Cao, với quy mô về diện tích khoảng 2ha/ 1 cơ sở giết mổ.
1.3.2.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khoa học công nghệ
Giá trị sản lượng ngành CN - TTCN ước đạt 1.573,8 tỷ đồng (giá cố định) - đạt
102,6% KH, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực
nhà nước ước đạt 21,8 tỷ đồng, công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 1.552 tỷ đồng. Xác
định CN - TTCN, mũi nhọn là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, trong
năm đã mời gọi 02 dự án đầu tư may mặc tại Xuân Tâm và Xuân Hưng và kho chứa nông
sản, phân bón tại xã Bảo Hòa và Xuân Định góp phần bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Vận động các cơ sở sản xuất tham gia cuộc thi sáng tạo kiểu dáng công nghệ năm
2011 do Sở Công thương Đồng Nai phát động; Triển khai thực hiện Quyết định
2727/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Đề án
phát triển gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Xuân Lộc giai đoạn 2011 - 2015; Triển khai
Quyết định 04/2008/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban
hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi,
người có công đưa nghề mới về địa phương. Kết quả có 13 hồ sơ đề nghị xét thợ giỏi và
05 hồ sơ đề nghị xét nghệ nhân gửi Hội đồng cấp tỉnh.
Triển khai hoạt động của 05 trạm cân đối chứng tại chợ Bảo Hòa, Suối Cát, Xuân Đà, Xuân
Hòa, Bảo Định. Số lượt cân được kiểm tra trên 6.000 lượt. Kiểm tra chất lượng, hạn kiểm
định đối với 06 trạm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện, qua kiểm tra không phát hiện
trường hợp nào vi phạm. Đưa trang thông tin điện tử của huyện đi vào hoạt động, đáp ứng
nhu cầu truy cập, tìm hiểu thông tin của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
1.3.2.3. Thương mại, dịch vụ và du lịch
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt 4.108 tỷ đồng - đạt 104,4% KH, tăng
34,6% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ năm 2011 là 785,9 tỷ đồng - đạt

100,1%KH, tăng 25,3% so với cùng kỳ. Tổng số đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ là
             

Trang  23 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Vũ Văn Dũng

6.805 đơn vị, tăng 128 đơn vị so với cùng kỳ. UBND huyện đã chỉ đạo phòng chuyên môn
làm việc với UBND các xã và Ban quản lý các chợ thường xuyên theo dõi tình hình giá cả,
vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, công tác phòng cháy chữa cháy và đảm bảo
an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý thị trường được thực hiện tốt, thường xuyên kiểm tra, phát hiện xử lý
hàng cấm, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng; thực hiện các quy định về nhãn hàng hóa, chất
lượng hàng hóa, niêm yết giá, chống buôn lậu.
Ngoài ra, UBND huyện chỉ đạo nâng cấp các chợ như Xuân Định, Bình Hòa, Xuân
Thành, Xuân Thọ, Lang Minh đảm bảo điều kiện kinh doanh mua bán phục vụ nhu cầu của
nhân dân địa phương.
1.3.3. Cơ sở hạ tầng
1.3.3.1. Giao thông
a. Đường bộ
Mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài: 1.285,6 km, bao gồm:
- Quốc lộ: 46,2 km, đường bê tông nhựa, đạt cấp III đồng bằng.
- Tỉnh lộ: 41,4 km, hầu hết là đường nhựa.
- Huyện lộ: 16 tuyến, dài 136,10 km, trên 35% là đường nhựa.
- Hệ thống đường xã: 348 km, mặt trải nhựa đạt 18%, còn lại mặt được cấp phối và đất.
- Đường thôn, ấp: Tổng chiều dài 678 km, hầu hết mặt đường bằng đất.
b. Đường sắt

Đoạn đường sắt quốc gia chạy qua huyện dài: 35,8 km, với 3 nhà ga là Trảng Táo,
Gia Ray, Bảo Chánh.
1.3.3.2. Mạng lưới điện
Mạng lưới điện Quốc gia đã xuống tới tất cả các xã, trong đó các xã nằm ven quốc
lộ có trên 87% số hộ đã dùng điện, các xã vùng sâu tỉ lệ hộ có điện còn thấp do dân cư ở
phân tán và cơ sở hạ tầng còn có nhiều khó khăn.
1.3.3.3. Thủy lợi
Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đối với
huyện Xuân Lộc. Trên địa bàn huyện đã xây dựng được các hồ chứa nước:
-

Hồ Gia Ui: Trữ lượng 10,8 triệu m3, tổng chiều dài kênh mương 38,64 km, năng lực
tưới thực tế 1.504ha, ngoài ra còn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt với công suất
5.000 m3/ngày.đêm.

-

Hồ Núi Le: Trữ lượng nước 4 triệu m3, hiện tưới cho 309ha cây lâu năm và phục vụ
nước sinh hoạt cho các xã Xuân Hiệp, TT. Gia Ray, Suối Cát với công suất
3.000m3/ngày đêm.

             

Trang  24 


×