Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA 5 LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG HOA CÚC LÁ NHÁM (Zinnia sp.) TẠI HÀM HIỆP – BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 84 trang )

i

ẢNH HƯỞNG CỦA 5 LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG HOA CÚC LÁ NHÁM (Zinnia sp.)
TẠI HÀM HIỆP – BÌNH THUẬN

Tác giả
NGUYỄN THỊ KIM HUYÊN

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn!
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nghiệm Khoa Nông học cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức và giúp
chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hương tận tình hướng dẫn và hỗ trợ cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình làm đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Gia đình hỗ trợ, động viên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong suốt qua trình học tập.
Cám ơn tất cả các anh, chị cùng các bạn đồng học và những người đã từng giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài.


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Huyên


iii

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và
phát triển của giống hoa cúc lá nhám (Zinnia sp.) trồng tại xã Hàm Hiệp – Bình
Thuận”. Thí nghiệm đã được tiến hành từ 07/03/2012 đến 12/06/2012, tại xã Hàm
Hiệp – Bình Thuận.
Nội dung đề tài tiến hành thử nghiệm các loại phân bón lá cho cây hoa cúc lá
nhám bằng phương pháp bón phân qua lá nhằm chọn ra loại phân bón lá thích hợp làm
tăng năng suất và chất lượng hoa.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố. Thí
nghiệm gồm 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức 10 chậu, mỗi chậu trồng
một cây, tổng số cây trồng là 150 cây.
NT1: không phun phân bón lá (đối chứng)
NT2: Aron
NT3: Yogen No.2
NT4: Đầu Trâu
NT5: Seaweed
Kết quả thu được từ thí nghiệm cho thấy:
Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển (thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số
cặp lá, số cành của cây cúc lá nhám) ở các nghiệm thức sử dụng phân bón lá đều khác
biệt so với nghiệm thức không sử dụng phân bón lá (đối chứng). Trong đó nghiệm
thức sử dụng phân bón lá Yogen No.2 có các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt nhất,

cụ thể: chiều cao cây (27,90 cm/cây), số cặp lá (70,80 cặp lá/ cây), số cành (26,27
cành/ cây).
Về chất lượng hoa: nghiệm thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu cho hoa nở sớm
hơn, hoa to, độ bền hoa (17 ngày), đường kính hoa trung bình 8,13 cm, đặc biệt có số
nụ và số hoa trung bình trên một cây nhiều nhất (11,17 nụ/cây và 10 hoa/cây). Trong
khi đó nghiệm thức sử dụng phân bón lá Yogen No.2 có độ bền hoa (16,67 ngày),


iv

đường kính hoa trung bình lớn nhất (8,60 cm), số nụ (10,07 nụ/cây), số hoa (8,80
hoa/cây).
Về sâu, bệnh hại: cây cúc lá nhám ít bị sâu gây hại nhưng lại bị bệnh thối thân,
cành gây hại khá nhiều. Đặc biệt nghiệm thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu có tỷ lệ
bệnh thối thân, cành gây hại cao nhất (20 %). Nghiệm thức sử dụng phân bón lá Yogen
No.2 có tỷ lệ bệnh thối thân, cành thấp nhất (4%).
Về hiệu quả kinh tế: nghiệm thức sử dụng phân bón lá Yogen No.2 cho tỷ lệ
cây thương phẩm 96,67 %, thu được lợi nhuận cao (394.720 đồng) và số tiền bội thu từ
phân bón lá cao nhất (116.000 đồng).
Do đó có thể sử dụng phân bón lá Yogen No.2 để tăng năng suất phẩm chất cây
hoa và tăng lợi nhuận kinh tế cho người trồng.


v

MỤC LỤC

Trang tựa .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ............................................................................................................... ii
Tóm tắt đề tài ..........................................................................................................iii

Mục lục .................................................................................................................... v
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ............................................................................................... viii
Danh sách các hình và các đồ thị .............................................................................. x
Chương 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
1.4 Giới hạn đề tài .................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng .............................................................................. 3
2.1.1 Trên thế giới .................................................................................................... 3
2.1.2 Trong nước...................................................................................................... 5
2.1.2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng ở một số tỉnh thành trong nước ....................... 7
2.1.2.2 Một số khó khăn trong sản xuất hoa kiểng hiện nay .................................... 14
2.1.2.3 Một số mặt thuận lợi................................................................................... 15
2.2 Giới thiệu vài nét về phân bón lá ...................................................................... 15
2.2.1 Định nghĩa phân bón lá.................................................................................. 15
2.2.2 Cơ chế tác động của phân bón lá ................................................................... 16
2.2.3 Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá .............................................. 16
2.2.4 Ưu điểm và hạn chế của phân bón lá ............................................................. 17
2.2.4.1 Ưu điểm ..................................................................................................... 17
2.2.4.2 Hạn chế ...................................................................................................... 17
2.2.5 Một số nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá trên một số loại hoa kiểng ..... 18
2.3 Giới thiệu về cây cúc lá nhám .......................................................................... 19


vi

2.3.1 Nguồn gốc phân loại ..................................................................................... 19

2.3.2 Đặc điểm thực vật học ................................................................................... 19
2.3.3 Điều kiện ngoại cảnh ..................................................................................... 20
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................. 23
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 23
3.2 Đặc điểm khu thí nghiệm ................................................................................ 23
3.2.1 Giá thể........................................................................................................... 23
3.2.2 Khí hậu tự nhiên ............................................................................................ 24
3.3 Vật liệu thí nghiệm .......................................................................................... 24
3.3.1 Giống ............................................................................................................ 24
3.3.2 Phân bón lá.................................................................................................... 25
3.3.2.1 Aron ........................................................................................................... 25
3.3.2.2 Yogen No.2 ................................................................................................ 25
3.3.2.3 Đầu trâu...................................................................................................... 26
3.3.2.4 Seaweed – Rong biển ................................................................................. 26
3.3.3 Vật liệu khác ................................................................................................. 27
3.4 Phương pháp thí nghiệm................................................................................... 27
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 27
3.4.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................. 28
3.4.2.1 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 28
3.4.2.2 Phương pháp theo dõi ................................................................................. 29
3.5 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ............................................................. 30
3.6 Các bước tiến hành thí nghiệm ......................................................................... 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 32
4.1 Giai đoạn vườn ươm ........................................................................................ 32
4.2 Giai đoạn sinh trưởng và phát triển................................................................... 32
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây ......................................................................................................................... 32
4.2.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) .................................................. 32
4.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7 ngày) ..................................... 34



vii

4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số cặp lá trên cây và tốc độ tăng trưởng số cặp
lá ............................................................................................................................ 35
4.2.2.1 Động thái tăng trưởng số cặp lá (cặp lá) ..................................................... 35
4.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng số cặp lá (cặp lá/cây/7 ngày) ........................................ 37
4.2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số cành trên cây và tốc độ tăng trưởng số
cành ....................................................................................................................... 38
4.2.3.1 Động thái tăng trưởng số cành (cành) ......................................................... 38
4.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng số cành (cành/cây/7 ngày) ............................................ 40
4.2.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng ................................... 41
4.2.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa ............................................ 42
4.2.5.1 Số nụ, số hoa, chiều dài cuống hoa ............................................................. 43
4.2.5.2 Đường kính hoa, độ bền hoa, độ bền cây hoa.............................................. 44
4.3 Tình hình sâu bệnh ........................................................................................... 45
4.3.1 Sâu ................................................................................................................ 45
4.3.2 Bệnh.............................................................................................................. 45
4.4 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................... 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 50
5.1 Kết luận............................................................................................................ 50
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 52
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 54


viii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT


ĐC

: Đối chứng

ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu Long

EU

: European Union

FVN

: Floralseed Viet Nam

NSG

: Ngày sau gieo

NST

: Ngày sau trồng

NT

: Nghiệm thức

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phố

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TX

: Thị xã

UBND

: Ủy ban nhân dân

VND

: Việt Nam đồng


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Giá các loại hoa xuất khẩu trong tháng 2/2008 ................................................. 6
Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu của một số công ty xuất khẩu hoa tháng 05/2007 ............ 7
Bảng 2.3 Diện tích trồng hoa kiểng trên địa bàn thành phố

trong giai đoạn 2006 – 2010........................................................................................... 12
Bảng 3.1 Đặc tính lý hóa của gia thể thí nghiệm ............................................................ 23
Bảng 3.2 Số liệu khí tượng của khu vực tỉnh Bình Thuận trong thời gian thí nghiệm từ
tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012 ....................................................................... 24
Bảng 3.3 Tóm tắt quy trình kỹ thuật trồng cây cúc lá nhám ........................................... 31
Bảng 4.1 Thời gian nảy mầm (NSG) và tỷ lệ nảy mầm (%) của hoa cúc lá nhám .......... 32
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) của cây cúc lá nhám ở các nghiệm
thức sử dụng phân bón lá khác nhau .............................................................................. 33
Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng số cặp lá (cặp lá/cây) của cây cúc lá nhám ở các
nghiệm thức sử dụng phân bón lá khác nhau .................................................................. 36
Bảng 4.4 Động thái tăng trưởng số cành (cành /cây) của cây cúc lá nhám ở các nghiệm
thứcsử dụng phân bón lá khác nhau ............................................................................... 39
Bảng 4.5 Thời gian sinh trưởng (ngày) của cây hoa cúc lá nhám ở các nghiệm thức sử
dụng phân bón lá khác nhau ........................................................................................... 41
Bảng 4.6 Số nụ (nụ/cây), số hoa (hoa/cây) và chiều dài cuống hoa (cm) của cây hoa
cúc lá nhám ở các nghiệm thức sử dụng phân bón lá khác nhau ..................................... 43
Bảng 4.7 Đường kính hoa (cm), độ bền hoa (ngày) và độ bền cây hoa (ngày) của cây
hoa cúc lá nhám ở các nghiệm thức sử dụng phân bón lá khác nhau .............................. 44
Bảng 4.8 Tỷ lệ gây hại của bệnh thối thân, cành (%) trên cây cúc lá nhám ở các
nghiệm thức sử dụng phân bón lá khác nhau .................................................................. 45
Bảng 4.9 Chi phí đầu tư sản xuất 150 chậu hoa cúc lá nhám.......................................... 46
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của phân bón lá đến phẩm cấp cây hoa cúc lá nhám trong thí
nghiệm .......................................................................................................................... 47
Bảng 4.11 Tổng thu bình quân theo phẩm cấp cây hoa cúc lá nhám trong thí nghiệm .... 48


x

Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá cho cây hoa cúc trong thí
nghiệm ........................................................................................................................... 49



xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ CÁC ĐỒ THỊ
Hình 1 Các bộ phận của cây hoa cúc lá nhám .............................................................. 53
Hình 2 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc lá nhám ..................... 54
Hình 3 Toàn cảnh khu thí nghiệm ............................................................................... 55
Hình 4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây hoa cúc lá nhám (23 NST) ....... 55
Hình 5 Chiều dài cuống hoa cúc lá nhám của các nghiệm thức trong thí nghiệm ......... 56
Hình 6 Đường kính hoa cúc lá nhám của các nghiệm thức thức trong thí nghiệm ........ 56
Hình 7 Sâu xanh sọc trắng gây hại trên cúc lá nhám .................................................... 57
Hình 8 Bệnh thối thân, cành gây hại cây hoa cúc lá nhám ........................................... 57
Đồ thị 1 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .................................................................. 34
Đồ thị 2 Tốc độ ra lá.................................................................................................... 37
Đồ thị 3 Tốc độ ra cành ............................................................................................... 40


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay thực vật nói chung, hoa kiểng nói riêng đã đóng vai trò hết sức
quan trọng trong đời sống con người. Hoa kiểng không những là biểu tượng cho cái
đẹp, sự thanh cao mà còn được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh. Mỗi loài
hoa, cây cảnh đều có ý nghĩa và công dụng riêng làm cho thế giới thực vật phong phú,
đa dạng hơn.
Trước đây hoa kiểng chỉ được trồng chủ yếu để thể hiện sự sung túc, nhàn hạ,
thanh lịch của các bậc phong lưu nhưng ngày nay nhu cầu hoa kiểng càng trở nên phổ

biến hơn do đời sống vật chất trong những năm gần đây không ngừng được cải thiện
và thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng được nâng cao. Hoa được trồng ở đường
phố, khu đô thị, công viên, được trang trí trong nhà, các văn phòng, làm quà tặng trong
các dịp lễ, tết.
Đáp ứng nhu cầu trên, các nhà vườn đã nhập nhiều giống hoa mới từ các nước
về trồng. Một trong những giống hoa được nhập đó là hoa cúc lá nhám (Zinnia sp.).
Đây là loài hoa được nhập về từ Mỹ, có thời gian sinh trưởng ngắn, hoa có nhiều màu
sắc khác nhau, thích hợp trồng làm hoa nền hoặc được cắt cành để chưng bầy hay cúng
quẩy. Tuy nhiên ngoài đặc tính của giống để tạo ra một sản phẩm hoa đẹp, đạt năng
suất và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay cần phải
có biện pháp thích hợp cho từng loại hoa. Sử dụng phân bón lá cho cây là một kỹ thuật
không thể thiếu được trong chăm sóc hoa kiểng. Hiện nay, thị trường phân bón lá rất
đa dạng và phong phú về chủng loại. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm
phân bón lá phù hợp là rất cần thiết, góp phần giúp nông dân lựa chọn đúng sản phẩm,
nhằm tạo ra những chậu hoa có chất lượng cao. Đồng thời thúc đẩy các nhà sản xuất
phân bón lá đưa những sản phẩm phù hợp để phục vụ người dân.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa
cúc lá nhám, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá


2

đến sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc lá nhám (Zinnia sp.) trồng tại xã
Hàm Hiệp – Bình Thuận”.
1.2 Mục đích
Tìm ra loại phân bón lá thích hợp làm tăng năng suất và chất lượng của hoa cúc
lá nhám.
1.3 Yêu cầu
-


Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cúc lá nhám.

-

Phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa cúc lá nhám.

-

Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế thu được sau thí nghiệm.

1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên việc nghiên cứu chỉ tiến hành trên 4
loại phân bón lá (Aron, Yogen No.2, Seaweed, Đầu Trâu). Nên việc so sánh và đưa ra
khuyến cáo chỉ nằm ở một phạm vi trong đối tượng nghiên cứu.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng
2.1.1 Trên thế giới
-

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu hoa kiểng trên thế giới

nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã tăng lên hơn bao giờ hết. Tình hình sản xuất
kinh doanh hoa kiểng trên thế giới ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Kim ngạch
mậu dịch về hoa kiểng tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại

Quốc tế thì những năm 50 của thế kỷ 20, kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên thế giới
chưa đến 3 tỷ USD nhưng đến năm 1985 đã lên đến 15 tỷ USD và tiếp tục tăng nhanh
đến năm 1990 là 30,5 tỷ USD. Đến nay đã xấp xỉ 100 tỷ USD và tiếp tục tăng 10
%/năm. Dự kiến những năm đầu thế kỷ 21, kim ngạch mậu dịch hoa kiểng thế giới có
thể đạt 200 tỷ USD/năm.
-

Sản phẩm hoa kiểng đã trở thành loại hàng hóa có khối lượng lớn trong mậu

dich quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về
điều kiện môi trường sinh thái nên mỗi nước có tốc độ phát triển hoa kiểng khác nhau.
-

Trước năm 1990, sản xuất hoa kiểng thế giới tập trung ở Châu Âu, Mỹ, Nhật

Bản. Điển hình là Hà Lan, năm 1991 đã có 33.000 ha hoa kiểng, trong đó hơn phân
nửa được trang bị nhà kính, tổng doanh thu xuất khẩu của nước này đạt 4,6 tỷ
USD/năm. Nước Anh cũng được coi là nơi sản xuất và là thị trường hoa lớn của thế
giới với doanh số mỗi năm là 1,2 tỷ USD.
-

Isarel xem hoa kiểng là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông

nghiệp, với 2.800 ha (chiếm 0,65 % diện tích canh tác nhưng tỷ trọng lại chiếm 8 %
tổng thu nhập của ngành), xuất khẩu hoa mỗi năm 240 triệu USD (chiếm 20 % tỷ trọng
xuất khẩu nông sản).
-

Các nước Châu Phi cũng đang đẩy mạnh phát triển ngành hoa kiểng: Tanzania


năm 1997 xuất khẩu sang thị trường Châu Âu 11,5 triệu USD/năm, tăng 75 % so với
những năm trước đó; tại Kenya ngành trồng hoa đạt doanh số cao hơn cả du lịch, trồng


4

cà phê. Năm 2001, Kenya xuất khẩu hoa kiểng đạt 110 triệu USD, chủ yếu là sang thị
trường Châu Âu.
-

Trước năm 1984 công nghiệp sản xuất hoa tươi ở Trung Quốc hầu như không

có tên trên bản đồ thế giới; sau 20 năm, với nhiều công sức của các nhà lãnh đạo, các
nhà khoa học, nghề trồng hoa công nghệ cao ở nước này phát triển vượt bậc, có đến
636.000 ha trồng hoa, sản xuất 9 tỷ cành hoa/năm, trở thành nước sản xuất hoa lớn
nhất thế giới. Riêng ở tỉnh Vân Nam, nghề trồng hoa đã thay đổi rõ rệt đời sống của 10
triệu hộ nông dân, thu nhập cao hơn nhiều lần so với các nghề truyền thống là trồng
thuốc lá, chè, rau, cây lương thực. Mục tiêu của Trung Quốc là đẩy mạnh ngành công
nghiệp hoa, tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành này lên tới 200 triệu USD mỗi năm
trong thời gian sắp tới. Trong tương lai không xa, Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh
lớn của các cường quốc trồng và xuất khẩu hoa khác như Comlombia, Ecuador,
Kenya, Malaysia và Thái Lan.
-

Ấn Độ với tổng diện tích hoa đạt 116.000 ha (Hồng, Cúc, Vạn Thọ, Cẩm

Chướng), sản lượng năm 2006 đạt 654.000 tấn, được đánh giá là nước có tiềm năng
xuất khẩu hoa lớn trên thị trường quốc tế.
-


Ngành công nghiệp hoa Hà Lan có từ rất lâu đời, mà tiêu biểu nhất là loài hoa

tulip xuất hiện từ thế kỷ XVII. Năm 1996, Hà Lan có khoảng 2 triệu ha đất nông
nghiệp, trong đó 109.000 ha trồng hoa, quả, làm vườn, 12.200 ha trồng hoa và rau
trong nhà kính; 108.000 trang trại hoa với khoảng 135.000 công nhân làm việc thường
xuyên. Năm 2005, nông dân Hà Lan đã tạo ra 17 tỷ EURO bằng việc xuất khẩu hoa.
FloraHollan và Aalseer là hai trung tâm đấu giá hoa lớn nhất Hà Lan. Lượng hoa giao
dịch qua các bảng điện tử ở đây chiếm khoảng 60 % sản lượng hoa trên thị trường thế
giới.
-

Khu vực Đông Nam Á ngày nay hoa kiểng cũng phát triển rất mạnh; Singapore

năm 1991 xuất khẩu đạt 13 triệu USD, nay đã đạt trên 20 triệu USD; Thái Lan năm
1991 đạt 80 triệu USD thì nay đã đưa doanh số xuất khẩu lên 200 triệu USD/năm.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về lan, Thái Lan có hơn 1.000 giống hoa lan,
với các màu chủ yếu từ màu trắng, màu vàng sáng của Oncidium, màu đỏ gạch. Hiện
nay Việt Nam vẫn phải nhập một lượng lớn cây giống và lan cắt cành từ Thái Lan về
để phục nhu cầu trong nước.


5

2.1.2 Trong nước
-

Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để có thể trồng được

nhiều loại hoa và cây cảnh. Sản phẩm hoa và cây cảnh có vai trò quan trọng trong cuộc
sống khi thu nhập và nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày càng cao.

-

Ở nước ta trong vòng 10 năm trở lại đây kinh doanh hoa kiểng đã phát triển khá

mạnh, sản xuất đa dạng nhiều chủng loại, với những vùng hoa kiểng lớn như:
+ Miền Bắc: Nam Định, Hải Phòng.
+ Miền Trung: Bình Định, Đà Nẵng.
+ Đông Nam Bộ: Đà Lạt (Lâm Đồng), Biên Hòa (Đồng Nai), TP.Hồ Chí
Minh.
+ Tây Nam Bộ: Sa Đéc (Đồng Tháp) Chợ Lách, Cái Mơn (Bến Tre).
-

Tại một số vùng, hoa là cây trồng cho thu nhập khá. Chẳng hạn, có vùng ở Hà

Nội, so với sản xuất 2 lúa 1 màu trong cùng thời điểm, trên cùng một đơn vị diện tích
thì trồng hoa có lợi nhuận cao hơn gần 12 lần. Ở Thái Bình, có doanh nghiệp trồng hoa
đã thu lãi tới 160 triệu đồng/ha/năm, hay ở Lâm Đồng, bình quân cho mức lãi 250 –
300 triệu đồng/ha/năm từ sản xuất hoa.
-

Diện tích hoa cây cảnh cả nước (năm 2006) có 15.000 ha, tăng 7 % so với 2004.

Sản xuất hoa đang cho thu nhập cao bình quân đạt khoảng 70 – 130 triệu đồng/ha nên
rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích hoa trên những vùng đất có
tiềm năng. Một số tỉnh Duyên hải Miền Trung cũng bắt đầu phát triển sản xuất hoa cắt
cành theo hướng hàng hóa, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, với chủng loại tương đối
hạn chế.Các tỉnh phía Nam, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các
huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đứ cùng các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp hoa và cây cảnh đáng kể. Tuy
nhiên, các địa bàn này chỉ sản xuất chủ yếu một số loại hoa nhiệt đới (cúc móng rồng,

cúc đại đóa, huệ, mai). Lượng hoa cắt cành truyền thống (hồng, cúc, cẩm chướng, lay
ơn, đồng tiền) sản xuất còn rất hạn chế và chất lượng chưa thật cao.
-

Cây kiểng Việt Nam có giá trị kinh tế lớn trên thị trường quốc tế bởi giá trị

thẩm mỹ cao, tính đa dạng phong phú. Trong đó kiểng bonsai là mặt hàng chủ yếu, kế
đến là các kiểng cổ, kiếng uốn hình, cây cảnh nội, ngoại thất. Chủng loại xuất khẩu
bao gồm: mai chiếu thủy, sanh, si, khế, cùm rụm, dương xỉ, nguyệt quế, cần thăng, đa,


6

bồ đề, phát tài, thắt bím, mai vàng. Thị trường chủ yếu là Châu Á như: Đài Loan, Thái
Lan, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Campuchia, gần đây
một số lượng nhỏ được xuất sang thị trường Mỹ, Hà Lan, Pháp, Canada. Kim ngạch
xuất khẩu hàng năm đạt từ 2 -2,5 triệu USD.
-

Xuất khẩu hoa Việt Nam năm 2010 đạt 60 triệu USD, khối lượng xuất khẩu và

lượng xuất khẩu tăng đáng kể so với năm trước và các vùng trồng hoa tập trung sẽ là
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Tiền Giang, Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt, Đức
Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình
-

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chiếm đến 77 % tổng kim ngạch xuất khẩu

hoa, cây kiểng của nước ta, đứng thứ hai sau Nhật Bản là thị trường Australia chiếm
18 % còn lại là các thị trường Bỉ, Nga, Singapore, các thị trường khác cũng đang trong

giai đoạn thăm dò như Hàn Quốc.
-

Về mặt hàng: các chủng loại hoa cây cảnh xuất khẩu truyền thống là Cúc, Cẩm

Chướng, Hồng. Hiện nay, hoa Cúc là loại hoa có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (chiếm
gần 50 % tổng kim ngạch xuất khẩu cây cảnh cả nước) được trồng nhiều tại các vùng
chuyên canh hoa lớn như: Tây Tựu, Đà Lạt. Nước ta trồng được rất nhiều loại hoa cúc
như: Bạch Mi, Đại đóa, đồng tiền, cúc ngũ sắc. Hoa cúc cũng còn là một loài hoa
nhiều hương, nhiều màu sắc.
-

Về giá cả: hai loại hoa có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là cúc và cẩm chướng.

Tuy nhiên tùy theo thị trường và thương vụ buôn bán, giá hoa có thể dao động.
Bảng 2.1 Giá các loại hoa xuất khẩu trong tháng 2/2008
Chủng loại

Đơn giá
(USD/cái)

Hoa cẩm chướng

0,16

Hoa cúc

0,2

Hoa hồng


0,175

Hoa kỳ lân

0,09


7

Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu của một số công ty xuất khẩu hoa tháng 05/2007
Đơn vị xuất khẩu

Thị trường

Công ty TNHH AGRIVINA

Nhật Bản
Australia
Nga
Inđônêxia
Đài Loan
Singapore
Philippine
Thái Lan

Công ty Cổ phần XNK
Rau quả Tam Hiệp
Công ty Cổ phần
Thái Sơn

Công ty Hàng hải
Vinalines Nha Trang
-

Hàn Quốc
Nhật Bản
Singapore

Về nhập khẩu hiện nay, hạt giống hoa được nhập về để gieo trồng với nhiều

chủng loại như: Bất tử, Cẩm nhung cúc, Dạ yến thảo, Mai địa thảo, Hướng dương,
Thạch thảo, Pháo hoa, Phi yến, Penseé, Phụng tiên, Phù dung, Thược dược…từ các
nước như: Úc, Thái Lan, Đài Loan, NewZealand, Pháp, Indonesia. Đặc biệt có một số
cửa hàng nhập hoa lan thẳng từ Thái Lan về kinh doanh dưới dạng sỉ và lẻ.
-

Từ nay đến 2015, Viện Nghiên cứu Rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn) sẽ triển khai dự án “Sản xuất giống hoa” với tổng số vốn hơn 35,4 tỷ đồng,
trong đó nguồn vốn ngân sách là gần 22,6 tỷ đồng, còn lại là vốn tự huy động. Mục
tiêu của dự án đến năm 2015 sản xuất được khoảng 22 triệu cây, củ giống hoa đầu
dòng có chất lượng cao, phục vụ sản xuất. Cụ thể gồm có: 12,5 triệu cây cúc; 5 triệu
củ lay ơn; 3,5 triệu củ loa kèn và 1 triệu cây lan hồ điệp.
2.1.2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng ở một số tỉnh thành trong nước
 Vùng hoa hàng hóa Trung Du Miền Núi Bắc Bộ
Theo kết quả điều tra vào tháng 12/2006, diện tích trồng hoa toàn vùng có
135,7 ha, sản lượng đạt 44,08 triệu bông; hoa hồng có diện tích 75,0 ha, chiếm 55,27
% và sản lượng lớn nhất (26,53 triệu bông); tỉnh Lào Cai có diện tích hoa lớn nhất
95,7 ha, chiếm 70,5 % tổng diện tích hoa toàn vùng.



8

 Vùng hoa Lào Cai
-

Lào Cai là vùng có địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh đã tạo nên những tiểu

vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới tạo điều kiện phát triển các loại cây trồng
đa dạng như: rau, quả và đặc biệt là những loại hoa ôn đới có giá trị kinh tế cao. Cây
hoa là cây trồng đang trở thành ưu thế trong sản xuất nông nghiệp.
-

Hiện nay, toàn tỉnh có 97,5 ha hoa các loại, đạt giá trị 16.033 triệu đồng, sản

lượng khoảng 25 – 30 triệu bông, tăng 87 ha so với năm 2000, trung bình hàng năm
tăng 17,4 ha, diện tích trồng tập trung chủ yếu tại Sa Pa 54,7 ha (chiếm 57,2 % diện
tích hoa toàn tỉnh). Các chủng loại hoa rất đa dạng như:
+ Hoa hồng: diện tích 59,8 ha, sản lượng 20,9 triệu bông được trồng tập
trung tại Sa Pa và TX. Lào Cai.
+ Hoa cúc: diện tích 5,1 ha, sản lượng 1,53 triệu bông, trồng tập trung tại
TX. Lào Cai và huyện Bảo Thắng.
+ Hoa lay ơn, đồng tiền: diện tích 12,5 ha, sản lượng 2,2 triệu bông, trồng
tập trung tại TX. Lào Cai và huyện Bảo Thắng.
+ Các loại hoa cao cấp (hoa ly, tulip, cẩm chướng, phăng): diện tích 6,6 ha,
sản lượng 5,6 triệu bông/năm, giá trị 9.000 triệu đồng, được trồng tập trung tại Sa Pa,
Bắc Hà.
 Vùng hoa Hoành Bồ – Quảng Ninh
-


Thị trấn Trới có 2000 hộ, trong đó có 111 hộ trồng hoa, diện tích trồng hoa luôn

ổn định trên dưới 10 ha/năm. Mỗi năm trồng 3 vụ hoa chính và cấy 1 vụ lúa. Chủng
loại hoa được trồng gồm hoa hồng, lay ơn, lily, cúc, đồng tiền cho thu nhập từ 80 –
100 triệu đồng/ha. Thị trường tiêu thụ chính là thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả.
Mặc dù đất đai không thuận lợi lắm cho phát triển hoa vì dưới đất màu dày khoảng 20
cm là cát nhưng đây là nghề truyền thống, giao thông thuận tiện, nhu cầu tiêu thụ khá
cao…nên nghề trồng hoa vẫn phát triển mạnh.
-

Thị trấn đã có được dự án trồng hoa cao cấp (thực hiện trong 3 năm 2004 –

2006) với số vốn đầu tư gần 800 triệu đồng để hỗ trợ cho các hộ trồng hoa. Các giống
hoa cao cấp như lay ơn Pháp, lay ơn Hà Lan, đồng tiền Hà Lan, cúc Đài Loan đều do
cơ sở giống hoa của Trung ương cung cấp. Hạng mục đầu tư gồm xây dựng hệ thống
tưới, nhà lưới, hệ thống điện, cây giống, tập huấn kỹ thuật đến nay đã có 37 hộ tham


9

gia dự án với 3,9 ha ruộng trồng hoa. Có nhà lưới trồng hoa nên lượng thuốc trừ sâu
giảm nhiều, giá thành sản xuất hạ, thu nhập của các hộ cao hơn trước.
 Đà Lạt
-

Với điều kiện khí hậu thuận lợi, tại thành phố Đà Lạt, các chủng loại hoa hầu

hết được sản xuất quanh năm. Phòng công – nông nghiệp thành phố Đà Lạt cho biết,
từ năm 2000 đến nay, ngành hoa thành phố luôn giữ được mức tăng trưởng bình quân
từ 15 – 20 %/năm. Diện tích canh tác đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua, từ khoảng 320

ha năm 2001 lên 650 ha năm 2009; sản lượng hoa cắt cành ở mức 150 triệu cành năm
2001 tăng lên 500 triệu cành năm 2009. Từ chỗ tiêu thụ trong nước, ngành sản xuất
hoa Đà Lạt không ngừng vươn tới những thị trường rộng lớn đầy tiềm năng, kể cả việc
chinh phục những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung
Quốc, Thái Lan, EU, Australia.
-

Trong hơn 3 năm qua, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hoa của TP Đà Lạt

liên tục tăng.Năm 2006, TP Đà Lạt đã xuất khẩu 65 triệu cành hoa, kim ngạch đạt 8,9
triệu USD; năm 2007, sản lượng xuất khẩu đạt 88,6 triệu cành, tăng hơn 37 % so với
năm trước; năm 2008 xuất khẩu 95 triệu cành, tăng 10,7 % so với năm 2007. Năm
2009, tuy kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng hoa xuất khẩu 3 tháng
đầu năm đạt 27 triệu cành, tăng 83,5 %, kim ngạch cũng tăng 5,5 % so với cùng kỳ
năm 2008.
-

Trong vòng 3 năm trở lại đây, sản xuất hoa của TP Đà Lạt có những thay đổi

tích cực so với những năm trước như việc áp dụng các thiết bị khoa học, công nghệ
sinh học, nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tự động, tưới nhỏ giọt, tưới thấm, phân bón
giải chậm và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khá rộng rãi từng bước cải thiện
được chất lượng sản phẩm hoa và ổn định sản lượng theo hướng tăng hàng năm, đưa
nghề trồng hoa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Hiện nay, một số
chủng loại hoa đang chiếm ưu thế tại thành phố Đà Lạt như cúc, hồng, lay ơn, cẩm
chướng, đồng tiền, lily, cát tường đang dược ngành chứng năng thành phố này khuyến
khích đầu tư. Tính đến tháng 4/2009, riêng hoa cúc có mặt tại thành phố sương mù này
đạt số lượng trên 70 giống; hoa hồng trên 20 giống nhập từ Ý, Pháp, Hà Lan; hoa địa
lan với nhiều giống mới nhập từ Nhật Bản, Úc, Đài Loan đã từng bước làm phong phú
thêm bộ sưu tập các giống hoa truyền thống của thành phố Đà Lạt.



10

 Làng hoa kiểng Sa Đéc
-

Thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) có hơn 1.500 hộ trồng hoa, cây cảnh với trên

1.000 chủng loại hoa cảnh khác nhau, tạo nên một nét riêng độc đáo rực rỡ sắc màu
bên con sông Tiền. Bình quân mỗi ha trồng hoa kiểng thu lãi khoảng 200 triệu
đồng/năm, lãi gấp 5 – 10 lần trồng lúa. Sa Đéc trồng hoa kiểng với quy mô ngày càng
nhiều không chỉ phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết mà là sản xuất quanh năm phục
vụ mọi đối tượng. Hoa và kiểng Sa Đéc không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho
địa phương mà đây là nơi thu hút nhiều du khách trong nước, nước ngoài đến tham
quan du lịch.
-

Riêng nhu cầu phục vụ Tết hàng năm, làng hoa kiểng Sa Đéc có trên 2 triệu giỏ

hoa kiểng, nhiều nhất là hoa hồng, cúc mâm xôi, vạn thọ, thược dược, mãn đình hồng
chiếm từ 40 – 50 %. Chị Phạm Thị Liễu, một nông dân có nhiều năm trong nghề trồng
hoa, kiểng ở Tân Quy Đông cho biết: với diện tích gần 2 ha đất, chị thu lợi hàng năm
trên 200 triệu đồng, đủ trang trải trong gia đình, nuôi con ăn học và có của dư của để.
Anh Trần Văn Sơn ở ấp Khánh Hòa, thôn Tân Quy Đông, chuyên trồng hoa xương
rồng: móc câu vàng, móc câu hồng, khế xanh, khía ba màu, kim hổ, nanh heo. Anh
trồng chỉ có 500 m2 đất nhưng mỗi tháng bán trên 500 cây với giá 6.000 – 10.000
đồng/cây.
-


Ở Sa Đéc có nhiều vườn kiểng nổi tiếng của các nghệ nhân Ngô Văn Hay, Hai

Ký, Tư Mạnh, Bảy Chùa có hàng trăm chủng loại kiểng cổ quý hiếm, có loại từ 50 đến
150 năm tuổi như cần thăng, kim quýt, mai tứ quý, mai vàng, khế. Bên cạnh cây kiểng
là hoa, hàng ngày làng hoa Sa Đéc đã xuất tỉnh từ hàng chục xe tải hoặc chuyên chở
bằng tàu, ghe các loại đưa đi khắp mọi miền đất nước và sang tận Campuchia.
-

Tuy chỉ có hơn 176 ha trồng hoa kiểng, nhưng nơi đây đã giải quyết việc làm

cho gần 3.000 lao động. Hàng năm Sa Đéc cung cấp cho thị trường trong nước và
nước ngoài hơn 8 triệu giỏ hoa và hơn 20 ngàn chậu kiểng các loại; doanh thu hàng
năm từ nghề trồng hoa kiểng đạt hơn 29 tỷ đồng, qua đó đã góp phần đáng kể trong chỉ
tiêu tăng trưởng kinh tế của thị xã.Những năm gần đây, nhiều hộ trồng hoa kiểng còn
mua về nhiều giống mới của các nước Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc.
-

Tỉnh Đồng Tháp đang lập dự án xây dựng “Làng hoa kiểng Sa Đéc” đến năm

2010 có tổng diện tích là 300 ha, xây dựng phương án chọn lọc, bảo tồn và phát triển


11

các loại hoa kiểng bản địa đặc thù; ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân giống,
lai tạo giống mới, đưa nghề trồng hoa kiểng trở thành một trong những nghề sản xuất
tiềm năng.
 Vương quốc hoa kiểng Cái Mơn
-


Làng hoa kiểng Cái Mơn tuy chưa xây dựng thương hiệu nhưng mặc nhiên đã

được xã hội thừa nhận từ nhiều năm qua.Làng nghề tập trung nhiều nghệ nhân có tay
nghệ điêu luyện, bên cạnh một lực lượng lớn đội ngũ trẻ có nhiều tài năng sáng tạo và
đầy tâm huyết. Mẫu mã hàng hóa ngày một phong phú, đa dạng, nhất là kiểng thú và
bonsai.
-

Cho đến bây giờ Cái Mơn đã có tới 2.700 hộ/3.788 hộ chuyên kinh doanh hoa

kiểng, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng truyền thống như tắc kiểng, kiểng thú. Gần
đây lại xuất hiện một số giống mới, rất được khách hàng ưa chuộng như mai vàng,
kiểng lá, bonsai… Trong các nhóm trên, kiểng tắc lại có giống mới là tắc Mỹ, mai
vàng sản xuất theo mẫu mới, cao từ 1m50 trở lên. Nhóm hàng kiểng lá, kiểng cảnh
cũng có sự tăng cường giống mới như Hồng Lộc, Hoàng Lạc.Riêng kim phát tài sau
nhiều năm mai một cũng đang trở lại khá quy mô, chủ yếu là xuất khẩu sang Hàn
Quốc. Đến cuối năm 2007, sản phẩm hoa kiểng của xã sản xuất được trên 7 triệu cây
(chưa tính kim phát tài), trong đó mai vàng và kiểng lá chiếm 60 %. Doanh thu đạt trên
7 tỷ đồng. Hộ sản xuất nhỏ có doanh số bán từ 15 – 20 triệu, nhóm hộ doanh số từ 20 –
50 triệu chiếm phần lớn. Đặc biệt, năm nay số hộ có doanh thu từ 70 – 100 triệu tăng
lên khá cao. Có 10% số hộ đạt doanh thu từ 100 – 140 triệu.
-

Thị trường chủ yếu của Cái Mơn là TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL, Miền Trung,

Tây Nguyên, một số nước trong khu vực Châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore).
Doanh số trung bình hằng năm khoảng 50 – 70 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt từ 700 triệu
đến 1 tỷ đồng/ha.
 Thành phố Hồ Chí Minh
-


Diện tích canh tác hoa, cây cảnh của toàn thành phố năm 2007 là 668,2 ha

(tương đương 1.005 ha diện tích gieo trồng). Chủng loại hoa, cây kiểng khá phong phú
gồm mai vàng, lan, bonsai, kiểng lá, kiểng công trình trong đó mai vàng là chủng loại
hoa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong diện tích hoa, cây kiểng với diện tích là 256,9 ha. Diện
tích hoa lan hiện nay là 64,3 ha, đây là chủng loại hoa mới phát triển gần đây tại thành


12

phố Hồ Chí Minh nhưng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị nên
tốc độ phát triển khá nhanh.
-

Từ năm 2004 – 2006, diện tích gieo trồng hoa cây kiểng tăng nhanh, cụ thể như

sau:
+ Trong năm 2004, diện tích gieo trồng hoa kiểng thành phố là 591,5 ha,
tập trung ở quận 12: 180 ha; huyện Bình Chánh: 154 ha, với hơn 1.400 hộ tham gia
sản xuất.
+ Đến năm 2005, tổng diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng của toàn thành
phố là 848,5 ha, tập trung ở quận Thủ Đức (125 ha), quận 12 (120 ha), diện tích trồng
hoa cây kiểng ở quận 12, quận Gò Vấp có chiều hướng giảm ở một số khu vực đô thị
hoa nhanh, nhưng ở quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Củ Chi lại tăng.
+ Năm 2006, diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng đạt 1.005 ha tăng 413,7 ha
so với năm 2003 (tăng 62,13 %), đạt 85,91 % so với mục tiêu chương trình hoa, cây
kiểng đến năm 2010, trong đó hoa lan tăng mạnh nhất 44,3 ha (tăng 221,5 % so với
năm 2003).
+ Diện tích trồng hoa kiểng trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2006 –

2010 có tốc độ tăng rất nhanh từ 1.115 ha năm 2006 lên 1.910 ha năm 2010. Diện tích
gieo trồng hoa, cây kiểng đến cuối năm 2010 là 1.910 ha
Bảng 2.3 Diện tích trồng hoa kiểng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 2006 – 2010
Chủng loại
Mai
Hoa lan
Hoa nền
Bon sai,
kiểng
Tổng cộng
(ha)
Giá trị sản xuất
(triệu đồng)

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010


Tỷ lệ tăng
năm 2010 so với
năm 2006

257
63
535

280
80
560

350
90
700

428
140
700

525
190
780

104,3%
201,6%
45,8%

260


280

300

400

415

59,6%

1.115

1.2

1.44

1.668

1.91

71,3%

231.3

280.7

354.35

430.5


525

127%

(Nguồn: )


13

-

Về chủng loại: hoa, cây kiểng thành phố có chủng loại khá phong phú gồm mai

vàng, lan, bonsai, kiểng lá, kiểng công trình.
+ Cây hoa mai: hoa mai là thế mạnh của thành phố, đem lại thu nhập đáng
kể cho người nông dân nên chiếm tỷ lệ khá cao trong diện tích hoa, cây kiểng với
256,9 ha (chiếm 25,55 % diện tích hoa, cây kiểng thành phố) tập trung chủ yếu ở quận
12, Thủ Đức.
+ Hoa lan: hoa lan đòi hỏi một trình độ kỹ thuật canh tác nhất định nhưng
do tỷ suất lợi nhuận cao và điều kiện khí hậu thích hợp nên diện tích trồng lan tăng khá
nhanh trong thời gian qua.Hiện nay diện tích hoa lan là 64,3 ha, trong đó hoa lan cắt
cành là 51,3 ha (83,68 % diện tích sản xuất lan).Chủng loại lan sản xuất cũng khá
phong phú: Dendrobium, Cattleya, Mokara, Vanda, Phalaenopsis, Cena, Arachus.Về
cơ cấu giống, chủng loại lan được trồng nhiều nhất là Mokara (chiếm 44,83 %), kế đến
là Dendrobium (chiếm 39,57 %).
+ Hoa nền: chủng loại các giống hoa nền sản xuất trên địa bàn thành phố
khoảng trên 10 giống hoa chính bao gồm: cúc, vạn thọ, huệ, thược dược, hướng
dương, sống đời, mào gà, mãn đình hồng…có diện tích gieo trồng là 534 ha (chiếm
53,12 % diện tích hoa, cây kiểng). Các giống hoa truyền thống vẫn được tập trung sản
xuất nhiều như vạn thọ (chiếm 47,02 %), sống đời (chiếm 15,01 %), cúc (chiếm 14,69

%), huệ (chiếm 13,7 %), hướng dương (chiếm 10,9 %).
-

Về xuất khẩu, hiện nay việc trồng hoa tại thành phố để cung ứng cho xuất khẩu

hầu như không đáng kể. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hoa kiểng trên địa bàn
thành phố như Công ty cổ phần phong lan xuất khẩu (Saigon Orchidex); Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Sài Gòn (Artex Saigon); Các công ty này
đều thu gom hoa từ Lâm Đồng và một số tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Bến Tre,
Tiền Giang, Long An về để xuất khẩu hoặc xuất ủy thác cho một số cá nhân, đơn vị ở
các tỉnh trên.Chủng loại hoa xuất đi gồm: hồng, cúc, cẩm chướng, lan, lily, hồng
môn…Thị trường chủ yếu là châu Á như Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Đài Loan,
Thái Lan, Campuchia, Arab Saudi, Úc, Nga.
-

Riêng ở quận Thủ Đức, UBND TP.HCM đã phê duyệt đề án làng hoa kiểng

Thủ Đức sẽ được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010, do UBND quận Thủ Đức làm
chủ đầu tư nhằm tiếp tục phát triển, mở rộng nghề trồng hoa kiểng, nâng cao năng lực


14

cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và dịch vụ của sản phẩm hoa kiểng. Địa điểm
xây dựng làng hoa kiểng tại phường Linh Đông, phường Hiệp Bình Chánh và phường
Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Dự kiến đến năm 2010, diện tích trồng hoa kiểng sẽ
là 130 ha, tăng 40% so với năm 2005; trong đó, phường Linh Đông 40 ha, phường
Hiệp Bình Chánh 25 ha và phường Hiệp Bình Phước 65 ha.
2.1.2.2 Một số khó khăn trong sản xuất hoa kiểng hiện nay
-


Nhìn chung sản xuất hoa ở nước ta bị hạn chế rất lớn về thời vụ do điều kiện

khí hậu không thích hợp: ở phía Bắc, hầu hết các loại hoa có chất lượng cao chỉ có thể
sản xuất được với chất lượng khá trong vụ Đông Xuân; còn ở các tỉnh phía Nam khí
hậu lại càng ít thuận lợi hơn (trừ một số vùng đặc thù).
-

Về quy mô và tổ chức sản xuất: hầu hết những cơ sở sản xuất hoa cắt cành ở

nước ta còn ở quy mô nông hộ nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ, với diện tích trung bình từ
2.000 đến 3.000 m2/hộ. Hộ sản xuất hoa lớn cũng chỉ từ 1 đến 2 ha, ở quy mô sản xuất
này không thể áp dụng những kỹ thuật tiến bộ như nhà kính, nhà lưới, sân bãi, mặt
bằng, dây chuyền chế biến, bảo quản vận chuyển lạnh để đưa ngành sản xuất hoa trở
thành sản xuất công nghiệp.
-

Kỹ thuật trồng hoa ở nhiều nơi vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phương

pháp nhân giống cổ truyền như gieo từ hạt, trồng từ củ, mầm, nhánh.Các phương pháp
này dễ trồng, giá thành cây giống thấp nhưng chất lượng giống không cao, dễ bị thoái
hóa, làm giảm chất lượng hoa vì vậy tuy chủng loại hoa của Việt Nam khá phong phú
nhưng thiếu giống hoa đẹp, chất lượng cao.
-

Về ứng dụng công nghệ cao: đã được cải thiện đáng kể, như thay đổi cơ cấu

giống, nuôi cấy mô, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến; áp dụng công nghệ
nhà lưới có mái che sáng. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra không đồng đều giữa các
vùng sản xuất vì nhiều lý do (khí hậu thời tiêt, trình độ thâm canh, khả năng đầu tư,

khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thị trường).
-

Hầu như chưa có một đơn vị nào tập trung đi sâu vào lĩnh vực chọn tạo giống

hoa mà chủ yếu từ nguồn nhập nội. Sản phẩm chưa được tiêu chuẩn hóa; chưa áp dụng
hiệu quả công nghệ sinh học để tạo ra các sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế hay đặc thù Việt Nam nên tính cạnh tranh còn thấp.


×