Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ẢNH HƯỞNG 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA HƯỚNG DƯƠNG (Helianthus annuus L) TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA HƯỚNG DƯƠNG
(Helianthus annuus L) TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC
TP. HỒ CHÍ MINH

Ngành
: NÔNG HỌC
Niên khoá
: 2008 – 2012
Họ và tên sinh viên : TRƯƠNG THÀNH VŨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


i

ẢNH HƯỞNG 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA HƯỚNG DƯƠNG
(Helianthus annuus L) TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC
TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả

TRƯƠNG THÀNH VŨ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin thành kính tri ân cha mẹ cùng những người thân trong gia đình đã nuôi dạy
và tạo điều kiện cho tôi học tập được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và
ban Chủ nhiệm khoa Nông học đã tạo mọi điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài.
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình truyền đạt và
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt gần 4 năm học tập tại trường.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện
thành công đề tài tốt nghiệp này.
Tập thể lớp DH08NH, cùng tất cả các anh chị, bạn bè đã gắn bó và giúp sức
cùng tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc!
TP. HCM, tháng 08 năm 2012
Sinh viên thực hiện đề tài

TRƯƠNG THÀNH VŨ


iii


TÓM TẮT
Đề tài: nghiên cứu“ Ảnh hưởng của 4 loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây hoa hướng dương (Helianthus annuus L.) trồng tại Thủ Đức –
TP.Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa nông học – trường đại học
Nông Lâm TP.HCM từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012
Nội dung nghiên cứu: khảo sát các loại phân bón lá trên cây hoa hướng dương
bằng phương pháp bón phân qua lá, nhằm tìm ra loại phân bón lá thích hợp giúp tăng
năng suất và chất lượng hoa ngày càng cao. Qua đó theo dõi khả năng sinh trưởng và
phát triển của cây hoa hướng dương dưới sự ảnh hưởng của một số loại phân bón lá
khác nhau
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố
gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại
NT Đ/C: phun nước lã
NT A: phun phân bón lá Seaweed – 95%
NT B: phun phân bón lá HPV
NT C: phun phân bón lá Growmore
NT D: phun phân bón lá Đầu Trâu 009
Kết quả thu được từ thí nghiệm:
Thời gian sinh trưởng của hoa hướng dương chịu ảnh hưởng của các loại phân
bón lá, các NT có thời gian sinh trưởng và phát triển dao động từ (46,33 – 51,00 NST).
Trong đó thời gian sinh trưởng dài nhất là sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 009 (51,00
NST)
Giai đoạn tăng trưởng, chiều cao cây và số lá ở nghiệm thức sử dụng phân bón
lá Seaweed 95% luôn đạt giá trị cao (76,12 cm) và (25,03 lá/cây), kế đến là phân bón
lá Đầu Trâu 009, HPV, Growmore và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (68,44 cm),
(21,33 lá/ cây).
Nghiệm thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 009 cho đường kính hoa lớn (17,09
cm) và độ bền hoa lâu (11,6 ngày).
Chất lượng hoa đối với nghiệm thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 009 cho cây

thương phẩm cao 100%.


iv

Hiệu quả kinh tế đối với nghiệm thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 009 cho
lợi nhuận lớn nhất đạt (5.539 đồng/chậu), nghiệm thức thấp nhất là nghiệm thức không
sử dụng phân bón lá (2.147 đồng/chậu).
Tạm thời sử dụng phân bón lá đầu trâu 009 cho trồng cây hoa hướng dương để
đáp ứng sản xuất.


v

MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC........................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ......................................................................... xi
Chương 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài ......................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
1.2.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1 Tình hình sản xuất hoa cây cảnh ...............................................................................3

2.1.1 Sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới ........................................................................3
2.1.2 Sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh ở khu vực Đông Nam Á ...................................3
2.1.3 Sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam.........................................................................4
2.1.3.1 Thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất hoa kiểng ở Việt Nam .....................5
2.1.3.2 Phương hướng phát triển sản xuất hoa ở Việt Nam ............................................5
2.2 Giới thiệu sơ lược về hoa hướng dương ....................................................................6
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại ..........................................................................................6
2.2.1.1 Nguồn gốc ...........................................................................................................6
2.2.1.2 Phân loại ..............................................................................................................6
2.2.2 Đặc điểm thực vật học hoa hướng dương...............................................................7
2.2.3 Đặc điểm nông học của hoa hướng dương .............................................................7
2.2.3.1 Khí hậu ................................................................................................................7
2.2.3.2 Đất .......................................................................................................................8
2.2.4 Kỹ thuật trồng .........................................................................................................8


vi

2.2.4.1 Cách trồng và chăm sóc .......................................................................................8
2.2.4.2 Kiểm soát cỏ và sâu bệnh hại ..............................................................................9
2.2.4.3 Kỹ thuật nhân giống ............................................................................................9
2.2.4.4 Thu hoạch và bảo quản ......................................................................................10
2.2.5 Ứng dụng ..............................................................................................................10
2.2.5.1 Dầu ăn ................................................................................................................10
2.2.5.2 Ứng dụng trong công nghiệp .............................................................................10
2.2.5.3 Dược liệu ...........................................................................................................11
2.3 Vai trò của các nguyến tố dinh dưỡng đối với hoa hướng dương ...........................11
2.4 Giới thiệu vài nét về phân bón lá .............................................................................13
2.4.1 Định nghĩa phân bón lá.........................................................................................13
2.4.2 Đặc điểm của phân bón lá ....................................................................................13

2.4.3 Ưu điểm của phân bón lá ......................................................................................14
2.4.4 Những điểm chú ý khi sử dụng phân bón qua lá ..................................................15
2.5 Các loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm .......................................................15
2.5.1 Phân bón lá Growmore 20 – 20 – 20 + TE...........................................................15
2.5.2 Phân bón lá Seaweed – Rong biển 95% ...............................................................15
2.5.3 Phân bón lá Đầu Trâu 009 ....................................................................................16
2.5.4 Phân bón lá HVP 20 – 20 – 20 .............................................................................16
2.6 Các vật liệu làm giá thể được sử dụng trong thí nghiệm .........................................17
2.6.1 Tro trấu .................................................................................................................17
2.6.2 Phân hữu cơ ..........................................................................................................17
2.6.3 Xơ dừa ..................................................................................................................18
2.6.4 Phân trùn quế ........................................................................................................18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................20
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ...........................................................................20
3.2.Điều kiện thời tiết các tháng thí nghiệm .................................................................20
3.3 Tính chất lý hoá của giá thể trong thí nghiệm .........................................................21
3.4. Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................21
3.5 Phương pháp thí nghiệm..........................................................................................21
3.5.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................21


vii

3.5.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm .......................................................................22
3.6 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...........................................................................22
3.6.1 Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................22
3.6.2 Phương pháp theo dõi ...........................................................................................23
3.6.2.1. Giai đoạn vườn ươm .........................................................................................23
3.6.2.2 Giai đoạn sinh trưởng và phát triển ...................................................................23
3.6.2.3 Tình hình sâu bệnh gây hại ................................................................................24

3.6.2.4 Hiệu quả kinh tế.................................................................................................24
3.7 Phương pháp tính toán xử lý số liệu ........................................................................24
3.8 Các bước tiến hành chăm sóc cây hoa hướng dương ..............................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................26
4.1. Giai đoạn vườn ươm ...............................................................................................26
4.2 Giai đoạn sinh trưởng và phát triển .........................................................................27
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và
tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ...................................................................................27
4.2.1.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 27
4.2.1.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .....28
4.2.2 Ảnh hưởng các loại phân bón lá đến số lá và tốc độ ra lá ....................................29
4.2.2.1 Ảnh hưởng các loại phân bón lá đến số lá .........................................................29
4.2.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá........................................31
4.2.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến ngày ra nụ, ngày ra hoa .......................32
4.2.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đường kính hoa, độ bền hoa và phẩm
cấp hoa ...........................................................................................................................32
4.2.4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính hoa (cm), độ bền hoa (ngày), thời
gian sinh trưởng (ngày) .................................................................................................33
4.2.4.2 Phẩm cấp hoa .....................................................................................................34
4.3 Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................................34
4.4 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................36
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................38
5.1 Kết luận....................................................................................................................38
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................39


viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................40
PHỤ LỤC ......................................................................................................................41

Phụ lục 1: Một số hình ảnh hoa hướng dương thí nghiệm ............................................41
Phụ lục 2: Bảng số liệu, anova và phân hạng ................................................................47


ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
CV

: Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

Đ/C

: Đối chứng

LLL

: Lần lặp lại

NST

: Ngày sau trồng

NSG

: Ngày sau gieo

NT


: Nghiệm thức

Rep

: Lần lặp lại (Replication)

TB

: Trung bình

TN

: Thí nghiệm

TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: điều kiện khí hậu thời tiết khu vực TP. HCM tháng 2/2012 – 5/2012 ..........20
Bảng 3.2: Đặc điểm lý hóa tính của giá thể ..................................................................21
Bảng 4.1 Thời gian (NSG) và tỷ lệ nảy mầm (%) của hoa hướng dương. ....................26
Bảng 4.2 Ảnh hưởng các loại phân bón lá đến chiều cao cây (cm) ..............................27
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá của cây hoa hướng dương ................30
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và phát triển
.......................................................................................................................................32
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính hoa (cm), độ bền hoa (ngày),
thời gian sinh trưởng (ngày) trên cây hoa hướng dương ..............................................33
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chất lượng hoa hướng dương ......34

Bảng 4.7 Tổng thu bình quân tính theo chất lượng hoa hướng dương thí nghiệm .......36
Bảng 4.8 Chi phí đầu tư sản xuất (chưa tính phân bón lá) ...........................................36
Bảng 4.9 Chi phí đầu tư phân bón lá trong thí nghiệm.................................................37
Bảng 4.10 Lợi nhuận .....................................................................................................37


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7ngày) ......................................29
Đồ thị 4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ ra lá ...............................................31
Hình 1: Giai đoạn vườn ươm ........................................................................................41
Hình 2: Giá thể và cây con ............................................................................................41
Hình 3: Cây con được trồng vào chậu ..........................................................................42
Hình 4: Toàn khu thí nghiệm .........................................................................................42
Hình 5: Giai đoạn hình thành nụ hoa ...........................................................................43
Hình 6: Giai đoạn hoa nở..............................................................................................44
Hình 7: Giai đoạn hoa tàn.............................................................................................45
Hình 8: Hoa nở của các nghiệm thức............................................................................45
Hình 9: Sâu xanh hại hoa hướng dương .......................................................................46
Hình 10: Sâu khoang hại hoa hướng dương .................................................................46


1

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề
Hoa kiểng là biểu tượng cho vẻ đẹp, hạnh phúc và sức sống con người, là nhu
cầu không thể thiếu trong đời sống chúng ta. Hương thơm và sắc đẹp của hoa kiểng

làm khung cảnh xung quanh trở nên tươi mát, đẹp đẽ hơn và làm cho mọi người cảm
thấy hăng say hơn trong công việc. Hoa kiểng còn đem lại cho con người những xúc
cảm thẩm mỹ cao quý mà không thứ quà tặng nào có được.
Trước đây, hoa kiểng đã là một thú chơi tao nhã, thanh lịch của các bậc phong
lưu nhàn tản. Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước phát triển, mức sống được nâng cao
nhu cầu thưởng thức hoa càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, nước ta được nhiều thiên
nhiên ưu đãi về địa lí, khí hậu cũng như nhiệt độ, độ ẩm ánh sáng rất thích hợp cho
việc trồng hoa kiểng. Hiện nay, hoa kiểng đã trở thành một trong những mặt hàng
nông sản xuất khẩu thu được nhiều ngoại tệ. Ở các nước phát triển như Anh, Mĩ, Đức,
Ý, Na Uy, Nhật, Phần Lan, Singabo, Hồng Kông đều nhập khẩu rất nhiều hoa kiểng.
Để đáp ứng nhu cầu đó những nhà vườn đã nhập rất nhiều giống hoa mới từ các
nước về trồng. Một trong những giống hoa được nhập trong đó có hoa hướng dương,
đây là loại hoa xuất xứ từ Bắc Mỹ, được trồng rộng rãi ở Châu Âu để lấy dầu và làm
thức ăn gia súc. Ở Việt Nam hoa hướng dương được dùng làm cây cảnh trong công
viên, còn vào những ngày tết thì hoa hướng dương được nhiều người lựa chọn để trang
trí trong nhà.
Tuy nhiên, việc sản xuất hoa đẹp, đạt năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng là điều khó khăn đối với các nhà vườn. Chính vì vậy việc
dùng phân bón lá cho cây hoa hướng dương là sự lựa chọn hàng đầu. Phân bón lá ngày
nay đã được thừa nhận là một dạng phân bón hữu ích, tác động nhanh chóng tới cây
trồng, nhất là sau khi cây gặp điều kiện bất lợi như bị ngập úng, hạn hán, sâu bệnh…
hay là sự khủng hoảng lúc cây sinh sản và sau khi thu hoạch. Trên thị trường hiện nay


2

có nhiều loại phân bón lá của nhiều nhà sản xuất trong nước cũng như là các công ty
nước ngoài. Vì thế việc nghiên cứu để tìm ra loại phân bón lá thích hợp cho cây hoa
hương dương phát triển tốt là điều thiết yếu hiện nay nên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “ Ảnh hưởng của 4 loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của

cây hoa hướng dương (Helianthus annuus L.) trồng tại Thủ Đức – trường đại học
Nông Lâm TP.HCM
1.2. Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Khảo nghiệm bốn loại phân bón lá nhằm tìm ra loại phân bón lá phù hợp để sử
dụng cho giống hoa hướng dương trồng tại TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương dưới tác
dụng của bốn loại phân bón lá khác nhau.
Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế của hoa hướng dương trong quá trình làm
thí nghiệm.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Do đây là giống hoa mới nhập nội lượng giống không nhiều và giá thành cao
nên số lượng khảo sát trên cây có phần hạn chế. Thời gian thí nghiệm ngắn, nên chỉ
khảo sát trên 4 loại phân nghiên cứu.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất hoa cây cảnh
2.1.1 Sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới
Hiện nay, ngành sản xuất hoa trên thế giới đã và đang phát triển một cách mạnh
mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho
nền kinh tế các nước trồng hoa trên thế giới.
Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng được mở rộng.và không ngừng tăng
lên. Năm 1995 giá trị sản lượng hoa thế giới đạt khoảng 20 tỷ USD. Ba nước sản xuất
hoa lớn nhất chiếm 50% sản lượng hoa thế giới. Các nước có sản lượng hoa lớn là
Nhật với khoảng 3,731 tỷ USD, Hà Lan khoảng 3,558 tỷ USD, Mỹ.khoảng 3,270 tỷ

USD. Giá trị hoa nhập khẩu của thế giới năm 1995 là 6,8 tỷ USD trong đó thị trường
hoa của Hà Lan chiếm gần 50%. Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở
các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Hướng sản xuất hoa trên thế giới hiện nay là
giảm giá thành hoa bằng cách tăng năng xuất hoa, giảm chi phái lao động. Mục tiêu
sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa đẹp tươi, chất lượng cao và giá thành thấp.
( Nguyễn Xuân Linh, 1998)
2.1.2 Sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh ở khu vực Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á ngày nay hoa kiểng cũng phát triển mạnh. Singapore
năm 1991 xuất khẩu đạt 13 triệu USD, nay đã đạt trên 20 triệu USD. Thái Lan năm
1991 đạt 80 triệu USD thì nay đã đưa doanh số xuất khẩu lên 200 triệu USD/năm.
Năm 2005 Thái Lan là quốc gia xuất khẩu hoa lan cắt cành lớn nhất thế giới và là nước
đứng thứ hai trong cung ứng hoa lan cho thị trường EU với thị phần là 20%. Năm
2006 Thái Lan là nhà cung cấp hoa phong lan lớn nhất cho thị trường Nhật. Theo đánh
giá của các nhà nghiên cứu về lan, Thái Lan có hơn 1000 giống hoa lan. Hiện nay Việt
Nam vẫn nhập một lượng lớn cây giống và lan cắt cành từ Thái Lan về phục vụ nhu
cầu trong nước.


4

Tại Malaysia chính phủ đã quy hoạch 300 ha ở bang Zohor và giao cho hiệp hội
hoa lan tổ chức ở đây thành khu trung tâm sản xuất hoa kiểng xuất khẩu.
Năm 2008, hoạt động thương mại buôn bán hoa ở tỉnh Benquet miền Bắc
Philippin diễn ra rất sôi động. rất nhiều chủng loại hoa được nhập khẩu về, nhân giống
và trồng rộng rãi. Philippin nhập khẩu hoa cúc và hoa cẩm chướng từ những thị trường
như Úc, Hà Lan và Malaysia, trong đó trên 50% lượng hoa nhập từ Hà Lan (Nguyễn
Thị Thanh Nhung, 2009).
 Các điều kiện thuận lợi và hạn chế sản xuất hoa ở Đông Nam Á
 Thuận lợi
+ Có nguồn gen phong phú, đa dạng

+ Khí hậu nhiệt đới, đủ mưa, nắng, ánh sang, đất tốt
+ Lao động dồi dào, giá lao động thấp
+ Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển hoa
 Hạn chế
+ Thiếu giống hoa đẹp, chất lượng cao. Giống hoa thường nhập từ bên
ngoài
+ Chưa đủ kỹ thuật sản xuất, chế biến hoa thương mại
+ Vốn đầu tư ban đầu cao vốn vay lãi suất cao
+ Cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu
thiếu
+ Thông tin về thị trường chưa đầy đủ
+ Thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ
+ Thuế cao, sự kiểm dịch khắc khe của các nước nhập khẩu
2.1.3 Sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam
Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý phát
triển, diện tích hoa tăng nhanh. Điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng đã tạo điều kiện
để trồng nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh đã được nhà
nước quan tâm và hỗ trợ. Theo viện nghiên cứu Rau – Quả thì hiện nay lợi nhuận thu
được từ 1ha trồng hoa cao hơn 10 – 15 lần so với trồng lúa và 7 – 8 lần so với trồng
rau. Gần 90% các loại hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong nước,
tuy nhiên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng nhanh với một số loại hoa đặc thù ở


5

Việt Nam ( hoa sen, hồng, cúc). Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2003 cả nước
có 9.430 ha diện tích đất trồng hoa và cây cảnh các loại với giá trị sản lượng 482,6 tỷ
đồng. ( Đào Thanh Vân, 2007)
Hiện nay vấn đề quan tâm không chỉ là đảm bảo mục tiêu về diện tích trồng
hoa, mà còn là chất lượng và hiệu quả bền vững, cần phải đa dạng hoá các loại hoa

phục vụ nhu cầu trong nước, mặc khác chú trọng các loại hoa chất lượng cao phục vụ
xuất khẩu. Trong cơ cấu, hoa hồng vẫn chiếm 35 – 40%, hoa cúc chiếm 25 – 30%, còn
lại là layơn, cẩm chướng, thược dược, đồng tiền, lan ( Đào Thanh Vân, 2007).
2.1.3.1 Thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất hoa kiểng ở Việt Nam
a. Thuận lợi
+ Việt Nam là một nước nông nghiệp 80% dân số sống về nghề nông, nông dân
cần cù, nghề trồng hoa có từ lâu
+ Thị trường tiêu thụ hoa nội địa ngày càng mở rộng, có tiềm năng xuất khẩu ra
các nước
+ Một số họ, loài hoa nhiệt đới có nguồn gốc ở Việt Nam
+ Nhà nước đang khuyến khích phát triển hoa để phục vụ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu (Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
b. Khó khăn
+ Thời tiết khí hậu trong năm và hàng năm luôn biến động, gây nhiều trở ngại
cho việc sản xuất hoa kiểng
+ Chưa có các giống hoa chất lượng cao thích ứng điều kiện sinh thái của từng
vùng
+ Sản xuất phân tán, lẻ tẻ, quy mô nhỏ nên không chủ động được nguồn hang vì
thế không giữ được khách hàng ổn định
+ Đội ngũ cán bộ khoa học về cây hoa chưa được đào tạo đầy đủ
+ Nhà nước chưa có bản quyền về giống cây trồng nói chung và cây hoa nói
riêng. Từ đó hạn chế trao đổi, đầu tư giống hoa của các nước vào Việt Nam (Nguyễn
Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
2.1.3.2 Phương hướng phát triển sản xuất hoa ở Việt Nam
- Nhà nước đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển hoa ở Việt Nam


6

- Tập trung nghiên cứu, cải tiến giống, đầu tư phát triển các loài hoa nhiệt đới

quý, đẹp, được thị trường chấp nhận
- Tăng cường đào tạo cán bộ về hoa, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất, bảo quản, chế biến
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ
2.2 Giới thiệu sơ lược về hoa hướng dương
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại
2.2.1.1 Nguồn gốc
Hướng dương có nguồn gốc ở Bắc Mỹ cách đây khoảng 5000 năm. Vào thế kỷ
16, các nhà thám hiểm mang hoa hướng dương sang Châu Âu, loài hoa này được du
hành theo con đường thương mại của các nhà buôn sang Nga, Ai Cập và Viễn Đông.
Hướng dương có trên 150 loài, có loài cao đến 4,5 m trong khi đó có loài chỉ thấp
khoảng 0,6 – 0,9 m (Đặng Trúc Giang, 2005).
Đoá hoa to lớn có những cánh vàng bao quanh một dĩa tròn màu vàng sẫm, nâu,
tím này thuộc về một nhóm có tên khoa học là Helianthus, do hai chữ Hy Lạp ghép
lại: “helios” nghĩa là mặt trời và “anthos” là hoa
Hoa hướng dương mang nhiều ý nghĩa thay đổi tuỳ theo các nền văn hoá
Ở Trung Quốc hướng dương được xem như biểu tượng của sự trường thọ.
Ở vùng núi Andes Nam Mỹ người ta đã tìm thấy những hình ảnh hoa hướng
dương bằng vàng trong các ngôi đền. Những người dân bản xứ miền Trung và Bắc Mỹ
ép dầu hoa hướng dương làm thực phẩm, dược phẩm và thuốc nhuộm.
2.2.1.2 Phân loại
Phân loại khoa học của hoa hướng dương:
Giới: Plantae
Bộ: asterales
Họ: Asteraceae
Phân họ: Helianthoideae
Tông: heliantheae
Chi: Helianthus
Loài: H. annuus
Tên hai phần: Helianthus annuus L



7

2.2.2 Đặc điểm thực vật học hoa hướng dương
Thân: cây thân thảo sống một năm, có thân to thẳng, cao từ 1 – 3 m, thường có
đốm và có lông cứng
Lá: lá to, thường mọc so le quanh thân chính, có cuống dài, phiến lá hình trứng,
nhọn đầu, phía dưới hình tim, mép lá có răng cưa, hai mặt đều có lông màu trắng
Hoa: cụm hoa hình dĩa lớn ở đỉnh thân, có đường kính 7 – 20 cm, phía ngoài
cùng có nhiều lá bắc xếp 2 – 3 dãy màu xanh, hoa ở ngoài có cánh môi lớn dài màu
vàng, hoa ở giữa đều, hình ống
Ở nước ta thường trồng hai loại giống:
+ Giống hướng dương có thân cao 1,5 – 1,8 m hay cao hơn, hoa to có đường
kính 20 – 25 cm, được trồng để lấy hạt cho dầu
+ Giống hướng dương có thân cao 0,6 – 0,8 m, hoa nhỏ đường kính 10 – 20 cm,
được trồng ở vườn hoa, trồng trang trí trong chậu.
2.2.3 Đặc điểm nông học của hoa hướng dương
2.2.3.1 Khí hậu
Hướng dương được trồng ở nhiều khu vực bán khô cằn của thế giới từ
Argentina đến Canada và từ Châu Phi đến các nước Liên Xô cũ. Loài hoa này chịu
được cả nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao nhưng nhiệt độ thấp tốt hơn. Hạt hướng dương
sẽ nảy mầm ở 160C, nhưng để hạt nảy mầm tốt nhất yêu cầu nhiệt độ tối thiểu 23 270C. Hạt không bị ảnh hưởng bởi sự xuân hóa trong giai đoạn tiền nảy mầm. Cây con
trong giai đoạn mọc ra lá mầm có thể sống sót khi nhiệt độ giảm xuống tới 00C. Ở các
giai đoạn sau nhiệt độ thấp có thể tổn thương đến cây.
Nhiệt độ không khí cao thúc đẩy cây quang hợp, làm cho hoa nở nhanh hơn,
nhưng quá cao (> 400C) thì lại ức chế sự sinh trưởng của cây hoặc nhiệt độ quá thấp (<
100C) làm cây sinh trưởng kém, khó hấp thu dinh dưỡng, khoáng. Nhiệt độ tối ưu với
cây hướng dương là từ 17 - 250C vào ban ngày, 19 - 210C vào ban đêm. Nhiệt độ càng
cao tỷ lệ nghịch với tỉ lệ dầu trong hạt, tỷ lệ hạt chắc và tỷ lệ nảy mầm hạt giống.

Hướng dương rất mẫn cảm với độ dài ngày và quang kỳ. Ánh sáng thích hợp
của hoa hướng dương từ 1500 - 3000 lux, ánh sáng tối thích từ 2000 - 2500 lux. Trong
quá trình phát triển cơ quan sinh sản nếu cường độ ánh sáng cao (> 3000 lux), cây sẽ


8

ra hoa sớm. Nếu cường độ ánh sáng thấp (< 1000 lux) thì quá trình ra nụ, nở hoa sẽ
chậm lại.
Độ ẩm tương đối của không khí và đất ảnh hưởng tới sự trực tiếp của quang
hợp và hô hấp của hoa hướng dương. Nếu ẩm độ được ổn định sẽ tạo điều kiện cho
cây hút dinh dưỡng và muối khoáng thuận lợi, cây sinh trưởng tốt, khả năng và phẩm
chất hoa cao, độ ẩm thích hợp 60 - 70%.
Hướng dương được xem là cây có khả năng chịu hạn cao, nên kết quả sản xuất
của nó thường tốt hơn các cây trồng khác trong khi hạn hán. Rễ cọc phân nhánh rộng,
đâm sâu 2m để có thể hút nước khi bị thiếu nước. Thời gian thiếu nước cần chú ý là
thời kỳ 20 ngày sau khi có hoa. Đới với hướng dương lấy hoa, nếu thiếu hụt trong suốt
thời kỳ này, cây sẽ nở hoa sớm, ít hoa, hoa nhỏ. Đối với hướng dương lấy hạt sẽ làm
tăng sản lượng, tỷ lệ % dầu và khối lượng hạt, nhưng tỷ lệ % protein giảm.
2.2.3.2 Đất
Hướng dương có thể trồng trên mọi loại đất từ đất cát đến đất sét, pH thích hợp
từ 6.5 - 7.5. Yêu cầu của cây hướng dương với các nguyên tố đa lượng trong đất không
giống nhưng các loại cây trồng khác, nitơ thường là giới hạn đầu tiên đến năng suất .
Hướng dương là cây có khả năng chịu muối thấp và yêu cầu đất thoát nước tốt.
2.2.4 Kỹ thuật trồng
2.2.4.1 Cách trồng và chăm sóc
Hoa hướng dương có mùa hoa dài, có thể trồng quanh năm.
Giai đoạn vườn ươm trồng cây vào vỉ xốp, tưới nước ngày 2 - 3 lần, sau 3 ngày
hạt nảy mầm. Để cây trong nhà lưới để tránh gió và ánh sáng trực xạ chiếu xuống cây
vì cây con dễ bị mất sức, héo rũ. Khoảng 5 ngày sau đưa cây ra ngoài ánh sáng. Giai

đoạn này cây dễ bị mấm bệnh tấn công, cần phun thuốc phòng ngừa. Khi cây phát
triển tốt về thân lá thì đem cây ra ngoài vườn ươm. Thời gian ươm khoảng 12 - 18
ngày.
Hướng dương ưa ẩm, đất tơi xốp, sợ ngập úng, nhiệt độ cao cây mọc kém. Cây
hướng dương có thể trồng chậu, đất chậu thường dùng là đất lá rụng trộn với đất cát,
tro trấu, phân bò, phân trùn, xơ dừa. Tưới nước mỗi ngày 2 - 3 lần vào lúc sáng sớm
hoặc chiều mát, không nên tưới nhiều nước, khi tưới tránh để đất bắn lên lá làm cho lá
bị thối rụng, cần kết hợp tưới nước bón ít phân loãng. Các cành dài cũng phải được tỉa


9

bớt, sau khi tỉa cành thường đòi hỏi một thời gian hồi phục, nên sau đó phải bón thúc
phân, cho cây không ngưng ra chồi nở hoa. Để tránh cây mọc quá cao, cần phải bấm
ngọn cho mọc nhánh bên và ra nhiều hoa.
2.2.4.2 Kiểm soát cỏ và sâu bệnh hại
a. Cỏ dại
Cỏ dại là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với hướng dương, đặc biệt là ánh
sáng. Vì vậy, kiểm soát cỏ dại vào đầu vụ là điều cần thiết để cây cho sản lượng cao.
Tập trung nghiên cứu chính vào cỏ dại trong công tác kiểm soát cỏ dại. Để kiểm
soát cỏ dại thành công nên kết hợp cả biện pháp canh tác và hóa chất.
b. Bệnh hại
Các bệnh nghiêm trọng nhất của hướng dương nguyên nhân chủ yếu là do nấm.
Các bệnh chính: rỉ sắt, héo rũ, đốm lá.
Bệnh thối gốc héo rũ: cây bị hư thối gốc sau đó héo rũ và chết. bệnh này có thể
do một loại nấm và vi khuẩn gây ra như: Fusarium oxysporum, F. lycopersici,
Sclerotium rolfsii Sacc, Pseudomonas.
Bệnh đốm mắt cua: do nấm Cercospora sp gây ra.
c. Sâu hại và côn trùng
Sâu, côn trùng đã trở thành yếu tố chính làm giảm tiềm năng năng suất trong

sản xuất hướng dương. Côn trùng lấy hướng dương làm thức ăn bao gồm các ấu trùng
của sâu, sâu xám, sâu non, châu chấu, sâu non cắn mầm cây, sâu non của sâu xám. Sâu
trưởng thành của các loại cây trồng khác, cũng có thể được tìm thấy khi ăn phấn hoa
hoa hướng dương, nhưng thường ít gây tổn thương.
Thuốc trừ sâu được sử dụng để kiểm soát côn trùng.
2.2.4.3 Kỹ thuật nhân giống
Nhân giống hoa hướng dương thông thường dùng phương pháp gieo hạt.
Cách làm: hạt hoa hướng dương được gieo vào khay nhựa, mỗi lỗ một hạt đã
cho sẵn giá thể với tỷ lệ 3 phân bò : 2 tro trấu : 1 xơ dừa, rồi lấp một lớp mỏng giá thể
dày khoảng 0,7 đến 1,0 cm, cho vào nhà lưới và tưới phun sương ngày 2 – 3 lần. Cây
con được 14 – 20 ngày tuổi thì mang ra trồng.
Cũng có thể nhân giống bằng cách giâm cành: cắt đầu cành có chồi đỉnh dài 6 –
8 cm, cắt các đốt phía dưới, cắt bỏ lá gốc, sau khi vết cắt khô, cắm vào chậu giá thể


10

giâm cành sâu 1/8 đến 1/2 cành giâm, rồi tưới nước đẫm. sau đó 2 ngày tưới 1 lần, để
ở nhiệt độ 18 – 20 0C. Sau khoảng 20 ngày mọc rễ và chờ khi cây con cao 2 – 3 cm thì
đưa vào chậu trồng, chậu để nơi râm mát.
2.2.4.4 Thu hoạch và bảo quản
Cắt hoa khi cánh hoa có màu rõ rệt và trước khi tất cả các cánh hoa nở ra. Cắt
thân cây càng dài càng tốt khi hoa còn đọng sương. Việc sử dụng xô và các dụng cụ
cắt phải sạch trong khi thu hoạch là rất quan trọng.
Nếu hướng dương lấy dầu thì cần giữ độ ẩm < 12% nếu bảo quản tạm thời và <
10% nếu bảo quản lâu dài.
2.2.5 Ứng dụng
2.2.5.1 Dầu ăn
Hạt hướng dương chứa 39% - 49% dầu, chiếm 80% giá trị của cây hướng
dương. Năm 1985 – 1986 hạt hướng dương là nguồn dầu thực vật lớn thứ 3 thế giới

sau đậu tương và cọ. Hướng dương chiếm khoảng 14% tổng sản lượng dầu thế giới.
Châu Âu và các nước Liên Xô cũ sản xuất hơn 60% dầu hướng dương trên thế giới.
Dầu hướng dương là một loại dầu được đánh giá cao, nhiều axit béo chưa no và
thiếu acid linolenic, hương vị nhẹ và điểm khói cao. Các axit béo trong dầu chính là
oleic và linoleic (thường là 90% axit béo chưa no) với phần còn lại bao gồm stearic
palmitic và axit béo bão hòa. Sử dụng làm salad và dầu ăn hoặc bơ thực vật. Áp dụng
các loại dầu hướng dương cho mục đích chiên xào, có xu hướng làm tăng thời gian sử
dụng của các món ăn nhẹ.
2.2.5.2 Ứng dụng trong công nghiệp
Dầu hướng dương thường bị cấm sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nhưng có
nhiều ứng dụng đã được khám phá. Nó đã được sử dụng trong một số loại sơn, dầu
bong và nhựa vì tính chất tốt, không phai màu.
Tại Đông Âu và các nước Liên Xô cũ, nơi dồi dào dầu hướng hương, dầu
hướng dương thường được sử dụng trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa. Việc sử
dụng dầu hướng dương như là chất phụ gia trong thuốc trừ sâu, và trong sản xuất keo
dán, nhựa, làm mềm vải, dầu mỡ bôi trơn.


11

Pha trộn dầu hướng dương và dầu diesel dự kiến sẽ có tiềm năng lớn hơn việc
sử dụng dầu thực vật tin khiết làm chất đốt.
2.2.5.3 Dược liệu
Theo hiện đại dưỡng sinh bảo kiện trung dược từ điển:
+ Thí nghiệm trên động vật cho thấy, phosphatide trong hạt hướng dương có tác
dụng dự phòng đối với chứng cao mỡ cấp tính và chứng tăng cholesterol máu mãn
tính, nhưng tác dụng điều trị chưa rõ rang.
+ Linolenic acid trong hạt hướng dương có tác dụng chống hình thành huyết
khối đối với chuột thí nghiệm, do tăng cường sự hợp thành prostaglandin E nên ức
chế sự bám dính tiểu cầu.

+ Một bộ phận lipoprotein trong hạt hướng dương có chứa những thành phần ức
chế tinh hoàn; sử dụng làm nguồn đạm nuôi chuột trong 3 tháng, thấy tinh hoàn teo lại.
Theo đông y, toàn bộ các bộ phận của cây hướng dương đều được dùng làm thuốc:
- Vỏ hạt có có thể dùng để chữa tai ù.
- Hoa hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa đầu choáng
váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ.
- Khay hạt hướng dương (còn gọi là quỳ phòng, hướng nhật quỳ hoa thác,
hướng nhật quỳ hoa bàn) có tác dụng chữa đầu đau, mắt hoa, răng đau, đau dạ dày và
bụng, phụ nữ thống kinh, sưng đau lở loét.
- Lá có tác dụng tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp.
- Lõi thân cành (còn gọi là hướng nhật quỳ ngạnh tâm, hướng nhật quỳ kinh
tâm, hướng nhật quỳ nhương) có tác dụng chữa tiểu tiện xuất huyết, tiểu dưỡng chấp,
sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó khăn.
- Rễ cây hướng dương có tác dụng chữa ngực, sườn và vùng thượng vị đau
nhức, thông đại tiểu tiện, chữa đòn ngã chấn thương, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng.
2.3 Vai trò của các nguyến tố dinh dưỡng đối với hoa hướng dương
Hướng dương có nhu cầu về phân bón rất cao, thiếu phân làm cây bị còi cọc,
hoa nhỏ, màu sắc hoa nhạt, dễ bị sâu bệnh. Bón phân không đủ và không hợp lý sẽ
không điều khiển được thời gian ra hoa.


12

Chất lượng và sản lượng hoa phụ thuộc vào mức dinh dưỡng thích hợp. Mức
dinh dưỡng không phù hợp cây sẽ nhanh tàn. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại phân
theo Lê Văn Dũ, (2002)
+ Đạm (N): đạm có tác dụng đến sinh trưởng của cây. Đặc biệt đạm thúc đẩy
quá trình sinh trưởng của cây hoa (đối với cây non hoặc ra mầm sau khi bấm ngọn).
Đạm phải cân bằng với kali, nếu cây hút nhiều đạm mà thiếu kali, cây sinh trưởng rậm
rạp, thân mềm nhẹ, lá dễ mẫn cảm với sâu bệnh hại nhưng nếu thiếu đạm lá hẹp, màu

sắc nhợt nhạt, cành yếu.
+ Lân (P): lân giúp phát triển bộ rễ, tham gia tạo thành và vận chuyển chất hữu
cơ trong cây. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, ra hoa muộn. Đủ lân cây ra hoa sớm, có
độ bền cao hơn.
+ Kali (K): kali tham gia vào quá trình vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ trong
cây, ngoài ra còn làm tăng tính chống chịu của cây. Cân bằng giữa đạm và kali làm
cho cây vững chắc. Mức kali thấp làm cho cây sinh trưởng yếu và chậm. Thừa kali lá
cây trở nên xanh thẫm và rút ngắn sinh trưởng. Mức kali được xác định thích hợp tùy
theo mùa vụ.
Ngoài ra còn có các nguyên tố trung vi lượng khác nhau như:
+ Canxi (Ca): tham gia vào quá trình trao đổi chất bên trong cây, ảnh hưởng
đến sự nở hoa, làm tăng sự nở hoa và tăng độ bền hoa, làm cho thành tế bào cây khỏe.
Cây được cung cấp đủ canxi thân, lá và hoa đều khỏe, tăng sức chống chịu của cây.
Nếu mức canxi thấp, cây rất dễ bị tổn thương, nhất là trong điều kiện nóng sự phát
triển của nụ hoa bị ảnh hưởng lớn, chóp rễ bị thui.
+ Magie (Mg): cung cấp đủ Magie làm tăng năng suất, tăng số nhánh hoa, tăng
tính chống chịu ở hoa hướng dương.
+ Bo: tác động đến sinh trưởng của của cây hoa, cây thiếu Bo sẽ bị giảm sản
lượng.
+ Cu: thiếu Cu lá hoa dài, vàng mềm, cây sinh trưởng chậm.
+ Mn: thiếu Mn lá cây nhỏ, đỉnh sinh trưởng bị vàng. Cây yếu, sinh trưởng
chậm, năng suất hoa giảm.
+ Co: có tác dụng tăng tính giữ nước trong hoa, làm cho hoa bền lâu hơn.


13

2.4 Giới thiệu vài nét về phân bón lá
2.4.1 Định nghĩa phân bón lá
Phân bón lá là những hợp chất dinh dưỡng có thể gồm những nguyên tố đa

lượng, trung lượng hoặc vi lượng được hoà tan trong nước và phun lên lá để cây hấp
thu (Đường Hồng Dật, 2002)
2.4.2 Đặc điểm của phân bón lá
Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để
cây hấp thụ.
Cũng như các sinh vật khác, thực vật cũng cần các chất dinh dưỡng để sống và
phát triển. Có những chất cây cần với số lượng nhiều gọi là chất đa lượng như: C, O,
H, S, N, P, K, Ca, Mg. Những chất đa lượng tham gia trực tiếp vào cấu tạo tế bào, tạo
nên cơ thể cây và chiếm tới 99,95% trọng lượng các chất trong cây. Còn lại trên 60
nguyên tố khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,05%, gọi là các chất vi lượng. Tuy
cần với lượng rất ít nhưng các chất vi lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời
sống thực vật. Những chất vi lượng này có thể tham gia một phần trong cấu tạo tế bào,
đặc biệt là trong các chất enzym và Xitochrom, là những chất giữ vai trò xúc tác hoặc
thúc đẩy các phản ứng sinh học để tổng hợp hoặc chuyển hóa các vật chất trong cây,
đảm bảo cho các quá trình sinh trưởng – phát triển của cây được tiến hành bình
thường.
Phần lớn các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho cây đều có
trong đất và được cây hút vào qua hệ thống rễ. Tuy vậy, có một số chất mà số lượng
chứa trong đất thường không đủ cung cấp cho nhu cầu của cây khi được gieo trồng với
mật độ cao, trong đó chủ yếu là N, P, K. Vì vậy, khi trồng trọt người ta phải bón thêm
các chất này vào đất để cung cấp cho cây dưới các dạng phân bón. Với các chất vi
lượng cũng vậy, nhiều trường hợp trong đất thiếu phải bón thêm, thường là các chất
Cu, Zn, Fe, Mn, Bo, Mo. Những chất vi lượng này thường chứa đầy đủ trong các loại
phân hữu cơ, vì vậy nếu bón đủ phân hữu cơ thì thường không cần phải bón thêm phân
vi lượng. Nhưng trong thực tế, hiện tượng cây thiếu chất vi lượng vẫn xảy ra do trong
đất quá nghèo hoặc không bón đủ phân hữu cơ nên vẫn phải bón bổ sung chất vi
lượng.



×