Tải bản đầy đủ (.doc) (245 trang)

Phát triển đội ngũ giảng viên của trường cao đẳng kinh tế tài chính thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 245 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁI
NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ ĐỨC CÁT

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn: “Phát triển đội ngũ giảng viên của Trường
Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu độc lập của
bản thân tác giả. Các kết quả và thông tin trong luận văn là do tác giả thu thập
từ các tài liệu thứ cấp và điều tra thực tế tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính
Thái Nguyên bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có trong phiếu điều tra. Các kết quả nghiên
cứu của luận văn không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương Liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
quý báu của tập thể và các cá nhân. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn của mình:
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS.
TS Ngô Đức Cát đã rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường cùng các thầy, cô
giáo trong Khoa Kinh tế, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế
& Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, dạy bảo tôi trong quá trình
học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của cán bộ công
nhân viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ động viên và tạo điều
kiện để tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC

LỤC.............................................................................................................iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vi DANH
MỤC BẢNG ............................................................................................ vii DANH
MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................................ viii MỞ ĐẦU
................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................
3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn và đóng góp mới của luận văn ............................ 3
5. Bố cục của luận văn............................................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VIỆT NAM .......... 4
1.1. Giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ...................................................... 5
1.1.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của giảng viên........... 5
1.1.2. Đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ...................................... 8
1.1.3. Tiêu chuẩn các ngạch giảng viên và một số tiêu thức đánh giá trình độ, năng
lực của giảng viên.................................................................................................. 20
1.2. Phát triển đội ngũ giảng viên của các cơ sở giáo dục - đào tạo ........................
25
1.2.1. Phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và có kết cấu hợp lý phù hợp với
yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục - đào tạo .......................................

25
1.2.2. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ...................................................... 26
1.2.3. Phát triển kỹ năng của đội ngũ giảng viên ....................................................
26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iv
1.2.4. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên .................................................
26
1.2.5. Tạo động cơ thúc đẩy đội ngũ giảng viên .....................................................
27
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ........................
30
1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ............................................................
30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


v
1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ............................................................ 31
1.4. Kinh nghiệm về phát triển đội ngũ giảng viên tại một số cơ sở đào tạo ........... 34
1.4.1. Trên thế giới ................................................................................................ 34
1.4.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 35
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 38
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 38
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................... 38
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 38

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................
38
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ..................................................................
43
2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin.................................................................. 43
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên .................. 45
2.3.1. Về công tác tuyển dụng................................................................................ 45
2.3.2. Về công tác sử dụng và đãi ngộ giảng viên .................................................. 46
2.3.3. Đánh giá chất lượng giảng viên.................................................................... 47
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN52
3.1. Tổng quan trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên .......................... 52
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................
52
3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý............................................................................... 54
3.1.3. Quy chế hoạt động của nhà trường về phát triển đội ngũ giảng viên.............
57
3.2. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính
Thái Nguyên.......................................................................................................... 57
3.2.1. Thực trạng nhân lực của trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên ......
57
3.2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


vi
chính Thái Nguyên ................................................................................................ 63
3.3. Đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐ Kinh tế - Tài
chính Thái Nguyên .............................................................................................. 101

3.3.1. Ưu điểm trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên ................................ 101
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ......................................................................... 102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


vi
i
3.3.3. Nguyên nhân những tồn tại hạn chế ...........................................................
102
Chương 4. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁI
NGUYÊN ....................................................... 105
4.1. Những định hướng phát triển của nhà trường về phát triển đội ngũ giảng
viên
của Trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Thái Nguyên........................................ 105
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng
Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên ......................................................................... 107
4.2.1. Giải pháp trong công tác tuyển dụng.......................................................... 107
4.2.2. Giải pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ..............................................
108
4.2.3. Giải pháp trong công tác sử dụng đội ngũ giảng viên .................................
111
4.2.4. Giải pháp trong công tác đánh giá ..............................................................
112
4.2.5. Giải pháp trong công tác đãi ngộ đội ngũ giảng viên.................................. 113
4.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 116
4.3.1. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 116
4.3.2. Đối với Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên ...................... 116
4.3.3. Với đội ngũ giảng viên và CBQL Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính

Thái Nguyên ....................................................................................................... 116
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 119

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


vi
ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BHTN

: Bảo hiểm tư nhân

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BM

: Bộ môn

CBQL

: Cán bộ quản lý




: Cao đẳng

CHLB

: Cộng hòa liên bang

CNTT

: Công nghệ thông tin

ĐBCL

: Đảm bảo chất lượng

ĐH

: Đại học

GD - ĐT

: Giáo dục - đào tạo

GDTC

: Giáo dục thể chất

GV


: Giảng viên

GVKC

: Giảng viên kiêm chức

HSSV

: Học sinh sinh viên

KH

: Khách hàng

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

NV

: Nhân viên QHQT

: Quan hệ quốc tế QL

:

Quản lý
QTKD

: Quản trị kinh doanh


THPT

: Trung học phổ thông

TNCS

: Thanh niên cộng sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow trong tổ chức ........................................ 27
Bảng 3.1: Số học sinh - sinh viên các hệ qua 3 năm ....................................... 53
Bảng 3.2: Số lượng nhân sự toàn Trường giai đoạn 2012- 2014 ..................... 58
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Kinh tế - tài chính Thái
Nguyên theo độ tuổi năm 2014 ...................................................... 59
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Kinh tế - tài chính Thái
Nguyên theo giới tính năm 2014 .................................................... 61
Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Kinh tế - tài chính Thái
Nguyên theo theo thâm niên công tác năm 2014 ............................ 62
Bảng 3.6: Tổng hợp trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên trường Cao
đẳng Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên năm 2014 ......................... 62
Bảng 3.7: Số lượng giảng viên được đào tạo từ năm 2012 - 2014 ................... 67
Bảng 3.8: Số lượng giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng từ năm 2012 2014......... 68
Bảng 3.9: Hiện trạng cán bộ giảng viên ở các khoa năm 2014 ........................ 70
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ
giảng viên Trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên ..... 73

Bảng 3.11: Thực trạng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên trường
Cao
đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014......................
75
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng
viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài Chính Thái Nguyên ............... 78
Bảng 3.13: Tông hơp kêt qua đanh gia cua SV - HS vê chât lương công tác ... 80
của đ ội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài Chính Thái Nguyên ... 80
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài Chính Thái Nguyên ............ 85
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả đánh giá của đội ngũ giảng viên về mức độ hài
lòng đối với lương ......................................................................... 91
Bảng 3.16: Kinh phí đào tạo và phát triển giảng viên giai đoạn 2012- 2014 ... 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


vii
Bảng 3.17: Bảng thống kê cơ sở vật chất của Nhà trường .............................. 97
Bảng 3.18: Tổng hợp đánh giá về điều kiện làm việc trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên .................................................................. 98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tổng hợp trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên trường Cao
đẳng Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên năm 2014 ............................... 72
SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý Nhà trường..................................................... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay, hệ thống giáo
dục của các quốc gia trên thế giới đang bị đặt vào tình trạng khủng hoảng. Đổi mới
giáo dục và đào tạo là chiến lược sống còn trong chiến lược phát triển nền kinh tế
tri thức của các quốc gia, chỉ có giáo dục đào tạo mới có thể biến gánh nặng dân
số thành lợi thế. Đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng cao là
một chiến lược được quan tâm hàng đầu trong chiến lược đổi mới giáo dục đào
tạo của các trường cao đẳng, đại học.
Với bối cảnh của thế giới thì Việt nam cũng không nằm ngoài xu thế phải đổi
mới hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng. Chương trình cải cách giáo dục đến
năm 2020 sẽ phát triển lớn hơn ba đến bốn lần so với hiện nay, được quản lý, hội
nhập tốt hơn, công bằng hơn, có khả năng tự chủ tài chính, định hướng cho hoạt
động nghiên cứu nhiều hơn, tiếp cận được với những tiêu chuẩn chất lượng
của quốc tế. Mục tiêu đặt ra cho giáo dục Việt Nam là đến năm 2020 có ít nhất
60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ; Xây dựng được một
đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, trình độ chuyên môn cao, có phong cách giảng
dạy và quản lý tiên tiến, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
Vấn đề đặt ra rất cấp bách là phải nhanh chóng đào tạo và phát triển đội
ngũ giảng viên đủ về số lượng và chất lượng. Bộ giáo dục đào tạo và các cấp, ban
ngành liên quan đang khẩn trương đưa ra các giải pháp tích cực để nền giáo dục
đại học, cao đẳng Việt nam phát triển, tiến kịp đến nền giáo dục của các nước
trong khu vực và thế giới.

Chiến lược phát triển hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng của Việt Nam đến
năm 2020 có thực hiện được hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giảng viên.
Đội ngũ giảng viên cần phải đủ về số lượng và được đào tạo, phát triển mạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


về

2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


3
chất lượng. Phát triển đội ngũ giảng viên phải được coi là công việc thường xuyên,
liên tục của toàn hệ thống, từng trường, từng giảng viên.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao,
khẳng định được chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ cho tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh khác. Định hướng trong những năm
tiếp theo: Trường phấn đấu xây dựng, phát triển trở thành một trường Đại học
đa cấp, đa ngành đào đạo nguồn nhân lực có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp cao đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế trong khu vực và
toàn quốc. Trên cơ sở mục tiêu đó, Nhà trường xác định nhiệm vụ trọng tâm là
tập trung mọi nguồn lực, không ngừng nâng cao chất lượng giảng viên, chất
lượng đào tạo. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, đội ngũ giảng viên của trường còn
chưa đáp ứng được vì:
- Số lượng giảng viên của trường có trình độ cao còn thiếu, chưa đáp ứng

được mục tiêu của Nhà trường đề ra trong tương lai.
- Trình độ giảng viên không đồng đều, khả năng nghiên cứu khoa học, khả
năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng chưa đạt được mức cao.
Đứng trước yêu cầu của công tác phát triển đội ngũ giảng viên hiện nay thì
trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên cần có những giải pháp gì để
nâng cao chất lượng đào tạo của mình một cách thiết thực nhất? Vì vậy, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Ngô Đức Cát, sự đồng ý của khoa sau đại học tôi đã chọn
đề tài: “Phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính
Thái Nguyên” nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, đáp ứng đòi hỏi của
nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


4
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm xây dựng các căn cứ khoa học cho
việc xác lập các hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác phát triển đội ngũ giảng
viên trong các cơ sở giáo dục – đào tạo. Đồng thời, phản ánh thực trạng công
tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


5
phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên,
chỉ ra những ưu, nhược điểm của công tác phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà
trường, từ đó đề ra giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giảng viên của trường,
và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi trường Cao đẳng Kinh tế - Tài
chính Thái Nguyên, có liên hệ với tình hình chung trong hệ thống các trường cao
đẳng ở Việt Nam.
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014 và các giải pháp phát
triển nguồn nhân lực định hướng đến năm
2020.
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển đội ngũ
giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn và đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa được vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác phát triển đội
ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục - đào tạo Việt Nam.
- Phân tích được thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giảng viên của
trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ giảng
viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm 4
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển đội ngũ giảng viên của
các cơ sở giáo dục - đào tạo Việt Nam
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Số
hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


6

Chương 3: Thực trạng của công tác phát triển đội ngũ giảng viên của trường
Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


7
Chương 4: Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác phát triển đội
ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VIỆT NAM
1.1. Giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên
1.1.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của giảng viên
a. Khái niệm
* Nhà giáo
Theo Điều 70, Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (gọi tắt là Luật giáo dục 2005): "Nhà
giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc cơ sở giáo
dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên".(Luật
giáo dục, 2005).
Nhà giáo trở thành người quyết định tương lai của dân tộc, vì sản phẩm mà
họ đào tạo ra sẽ là chủ nhân tương lai của đất
nước.

* Giảng viên
Cũng theo luật giáo dục 2005 thì giảng viên là một bộ phận của khái niệm
nhà giáo, giảng viên được hiểu là nhà giáo trực tiếp tham gia vào hệ thống giáo
dục đại học (ĐH) với vai trò truyền đạt và hướng dẫn. Giảng viên là những nhà
giáo giảng dạy trong các trường ĐH, cao đẳng (CĐ), cả lý thuyết và thực hành
được hiệu trưởng công nhận chức vụ và phân công công tác giảng dạy hoặc
những cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong hay ngoài trường, tham gia giảng
dạy theo chế độ kiêm nhiệm (Đặng Văn Doanh, 2008).
Tiêu chuẩn các ngạch công chức bậc đại học (Ban hành kèm theo Quyết định
số
538/TCCT -BCTL ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ chính phủ) đã quy định
chức trách, yêu cầu, hiểu biết và trình độ của giảng viên, giảng viên chính, giảng
viên cao cấp, trong đó ghi rõ: Giảng viên là công chức chuyên môn đảm nhận việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


9
giảng dạy và đào tạo của trường ĐH, CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của
ĐHCĐ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


10
Giảng viên phải là những nhà giáo có đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất đạo
đức, năng lực giảng dạy, trình độ chuyên môn và các yêu cầu khác đảm bảo được
nhiệm vụ đào tạo ở bậc ĐH, CĐ.
Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những lực lượng
đông đảo trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước.

Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở
bậc ĐH thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường ĐH hoặc CĐ.
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên
* Chức năng, nhiệm vụ của giảng viên
Giảng viên có hai chức năng cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Điều 72 Luật giáo dục 2005, quy định nhiệm vụ của giảng viên:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ
và có chất lượng chương trình giáo dục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và
điều lệ nhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của
người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng
của người học;
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương
tốt cho người học;
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Quyền hạn của giảng viên
Điều 73 Luật giáo dục hiện hành thì nhà giáo có những quyền sau đây:
“1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở
giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ nơi mình công tác;
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


11

5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao
động”. (Luật giáo dục, 2005)
* Vai trò của giảng viên
Trong các trường ĐH, CĐ giảng viên là bộ phận quan trọng của đội ngũ cán
bộ viên chức. Đó là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình đào
tạo. Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố quyết
định đến chất lượng đào tạo những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp và thái độ mà
sinh viên có được khi tốt nghiệp ra trường.
Giảng viên là lực lượng chủ yếu quyết định chất lượng đào tạo trong nhà
trường. Giảng viên là yếu tố cấu thành cơ bản, là một trong những nhân
tố quyết
định chất lượng đào tạo nguồn lực con người, tạo ra lực lượng lao động mới, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Trong lịch sử phát triển
đi lên của xã hội, nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định. Nguồn nhân
lực có chất lượng cao là động lực cho một xã hội phát triển.
Giảng viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo ĐH và sau ĐH,
chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của sự phát triển kinh tế và xã hội.
Vai trò của giảng viên còn được thể hiện ở sự góp phần nâng cao dân trí,
phát triển nhân tài cho đất nước, tạo ra lớp những trí thức tài năng thông qua việc
truyền đạt những kiến thức tiên tiến của văn minh nhân loại.
Giảng viên có vai trò nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thông
qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai. Đảm nhận vai trò
này, giảng viên đã, đang và sẽ góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ của
quốc gia. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ của giảng
viên. Thực tế đã minh chứng cho đóng góp to lớn của đội ngũ GV trong lĩnh vực
này.
Giảng viên ĐH còn có vai trò tham gia phát triển kinh tế đất nước. Theo


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


12
nghĩa đơn giản nhất, mỗi giảng viên là một công dân hoạt động đóng góp vào quá
trình phát triển kinh tế quốc gia. Hơn thế, mỗi giảng viên có trách nhiệm phát
huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


13
lượng kiến thức của mình bằng việc xây dựng, đề xuất các mô hình phát triển kinh
tế, tham gia tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề kinh tế, xã hội khác nhau.
Giảng viên ĐH là người có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn
nhất định và hầu hết các ngành khoa học của quốc gia, có nhiệm vụ “đi trước một
bước” trong việc chuẩn bị nhân lực cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội.
Nói giảng viên có nhiệm vụ “đi trước một bước” trong việc chuẩn bị nhân lực cho
đất nước là bởi vì số lượng và chất lượng của đội ngũ trí thức mà quốc gia cần
trong
1 đến 5 năm nữa đã và đang được các giảng viên đào tạo tại các trường ĐH, CĐ.
Sau khi hoàn thành khóa học, đội ngũ trí thức này chính là nguồn cung kịp thời cho
nhu cầu nhân lực trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Giảng viên ĐH vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học. Họ hội tụ đủ cả năng
lực, phẩm chất của nhà giáo lẫn nhà khoa học. Họ vừa giảng dạy, vừa tham gia
nghiên cứu khoa học (NCKH). Đó là lý do mà người ta gọi giảng viên là “bộ phận
đặc thù của trí thức Việt Nam”. Đó là những cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu,
cán bộ quản lý tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục đại học nhằm đào
tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước.
Tóm lại, giảng viên có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các

trường ĐH, CĐ nói riêng và đất nước nói chung.
1.1.2. Đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên
a. Khái niệm
* Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là tập hợp những nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo
dục trong các nhà trường đại học và cao đẳng, họ gắn kết với nhau nhằm thực
hiện mục tiêu chung của ngành GD - ĐT và hoàn thành mục tiêu của các nhà
trường đại học, cao đẳng nơi họ công tác. Lao động của đội ngũ giảng viên là lao
động trí óc, lao động khoa học, lao động đặc thù nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là
con người đã được giáo dục và đào tạo.
Đội ngũ giảng viên có vai trò nòng cốt trong sự phát triển của nhà trường,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


×