SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY
HỌC PHẦN “ĐỊA LÍ KINH TẾ VIỆT NAM”- ĐỊA LÍ 9
CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGA AN.
Người thực hiện: Hoàng Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga An
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2016
1
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................................................................................. 3
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................................................................... 3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................................................................4
1. Cơ sở lí luận............................................................................................................................................................................................. 4
1.1. Khái niệm:........................................................................................................................................................................................... 4
1.2. Các loại sơ đồ................................................................................................................................................................................... 4
1.3. Xây dựng sơ đồ.............................................................................................................................................................................. 4
2.Thực trạng.................................................................................................................................................................................................... 5
3. Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần “ địa lý kinh tế Việt Nam” địa
lý 9.............................................................................................................................................................................................................................. 6
3.1.Xây dựng một số sơ đồ trong dạy học phần “ địa lý kinh tế Việt Nam” địa lý
9....................................................................................................................................................................................................................................... 6
3.2.Sử dụng sơ đồ trong dạy học phần “ địa lý kinh tế Việt Nam” địa lý 9..........8
4. Hiệu quả của của sáng kiến kinh nghiệm........................................................................................................12
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................................. 13
2
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Qua quá trình giảng dạy địa lí ở các khối lớp, đặc biệt là khối lớp 9, kiến
thức của học sinh nói chung rất nghèo nàn, lại thiếu tính hệ thống, tính logic.
Các em học và hiểu nhưng lại quên rất nhanh. Có thể chỉ cần dạy tiết trước, tiết
sau kiểm tra học sinh đã quên. Đặc biệt trong thời kì bùng nổ thông tin, học sinh
được tiếp cận với nhiều luồng thông tin khác nhau, nhiều thông tin hấp dẫn
học sinh hơn rất nhiều so với kiến thức địa lí. Vì vậy học sinh rất nhanh quên
kiến thức trong các bài học địa lí. Cũng chính vì thế, ngay cả những học sinh
khá xây dựng bài học trên lớp rất tích cực nhưng khi hỏi lại kiến thức cũ em
cũng không nhớ .
Sau nhiều năm giảng dạy chương trình địa lí 9, tôi luôn trăn trở phải làm
thế nào để HS tiếp cận kiến thức phần “địa lí kinh tế Việt Nam” một cách nhanh
nhất, hệ thống nhất và đặc biệt là ghi nhớ lâu hơn những kiến thức địa lí đã học.
Mặt khác, những kiến thức địa lí ở phần này lại rất logic, các nội dung trong một
bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là cơ sở quan trọng để tôi giảng dạy
một phần hai khối lượng kiến thức quan trọng tiếp theo trong chương trình địa lí
9. (Địa lí các vùng, địa lí địa phương). Nếu không củng cố được nền tảng kiến
thức này thì việc học tập các kiến thức ở phần sau rất khó.
Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm cho mình một câu trả lời, một hướng
đi là: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong các khâu giảng dạy, trong từng bài và
toàn bộ phần “địa lí kinh tế Việt Nam”( từ bài 6 đến bài 16). Tôi đã mạnh dạn
ứng dụng vào thực tế, thử nghiệm một cách nghiêm túc. Tôi chọn lớp 9A làm
lớp thử nghiệm phương pháp dạy học bằng sơ đồ để đối chứng với lớp 9B.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giúp tôi bổ sung,
mở rộng những kiến thức về các phương pháp giảng dạy môn địa lí nói chung và
địa lí lớp 9 nói riêng. Thông qua ứng dụng thực tiễn của đề tài còn làm phong
phú thêm kinh nghiệm dạy học địa lí và đổi mới phương pháp dạy học địa lí– là
vấn đề mà một giáo viên trẻ như tôi rất cần. Ngoài ra, việc làm đề tài này tôi
còn rèn luyện cho mình khả năng nghiên cứu một đề tài khoa học về phương
pháp dạy học.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu, xây dựng và sử dung sơ đồ trong các khâu giảng dạy,
trong từng bài và toàn bộ phần “địa lí kinh tế Việt Nam” ( từ bài 6 đến bài 16);
Ứng dụng thử nghiệm ở lớp 9A ( năm học 2015-2016) trường THCS Nga AnNga Sơn- Thanh Hóa
4. Phương pháp nghiên cứu.
Làm sáng kiến kinh nghiệm này tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu, sưu tầm, chọn lọc tài liệu.
- Phương pháp ứng dụng thực nghiệm.
3
- Vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm và sáng tạo của bản thân.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm:
Sơ đồ là mô hình sáng tạo mô phỏng về mọi sự vật hiện tượng hoặc một
quá trình nào đó nhằm giúp cho quá trình nhận biết khái quát hoá sự vật hiện
tượng đó được tốt hơn.
Sơ đồ trong giảng dạy địa lí là những hình vẽ mô tả một sự vật hiện tượng,
hay một quá trình, nhằm giúp cho quá trình nắm tri thức địa lí của học sinh được
tốt hơn, ghi nhớ lâu và đầy đủ.
1.2. Các loại sơ đồ.
Các loại sơ đồ trong dạy học địa lí THCS
Loại sơ đồ
Sơ đồ cấu trúc
Nội dung biểu hiện chủ yếu
Biểu hiện các thành phần trong một chính thể và các mối
quan hệ giữa chúng
Sơ đồ quá Biểu hiện vị trí các thành phần, yếu tố mối quan hệ giữa
trình
chúng trong quá trình vận động
Sơ đồ địa học Biểu hiện mối liên hệ về mặt không gian của sự vật, hiện
tượng địa lí trên lược đồ/bản đồ
Sơ đồ logic
Biểu hiện mối liên hệ về nội dung bên trong của các sự vật
hiện tượng địa lí
1.3. Xây dựng sơ đồ
a. Nguyên tắc xây dựng sơ đồ
Các sơ đồ được dùng để dạy học phần “địa lí kinh tế” trong SGK địa lí lớp
9, có thể là có sẵn trong SGK. Nhưng phần lớn trường hợp là do GV tự xây
dựng từ nội dung bài học phù hợp với ý tưởng sử dụng phương pháp dạy học.
Thông thường cấu tạo của một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh . Đỉnh có thể là
một khái niệm, một thuật ngữ, một địa danh ( trên lược đồ hoặc bản đồ) hoặc
thậm chí là một kí hiệu tượng hình, tượng trưng. Cạnh là các đoạn thẳng nối các
đỉnh với nhau, hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật, hiện tượng.
- Để sử dụng trong dạy học có hiệu quả, sơ đồ phải đảm bảo:
+ Tính khoa học: Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung bài học. Các mối
liên hệ phải là bản chất, khách quan chứ không áp đặt, cưỡng ép.
+ Tính sư phạm: Có tính khái quát cao, lược bỏ các chi tiết phụ dễ đọc, dễ
nhớ. Qua sơ đồ, HS thấy được các mối liên hệ khách quan biện chứng.
+ Tính thẩm mỹ: Bố cục hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến
thức, có thể dùng màu sắc làm rõ.
b. Các bước xây dựng sơ đồ,
Để xây dựng một sơ đồ phục vụ dạy học tôi tiến hành các bước sau:
Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ: Trong bước này cần tiến hành các
công việc như: chọn kiến thức cơ bản tối thiểu vừa đủ, mã hoá kiến thức đó một
4
cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, nhưng phải phản ánh được nội dung cần thiết ,
bố trí các đỉnh trên mặt phẳng.
Bước 2: Thiết lập các cạnh: các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh liên
quan với nhau.
Bước 3: Hoàn thiện: kiểm tra lại tất cả các công việc đã thực hiện. Điều
chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học, logic nội dung đảm bảo tính thẩm mĩ
và dễ hiểu.
2. Thực trạng
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí ở bậc THCS nhiều năm tôi thấy:
- Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy,
ôn tập nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích
thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh.
- Khả năng nắm bắt, hệ thống hóa kiến thức địa lí của học sinh chưa cao,
chưa hiểu hết bản chất của một đối tượng , khái niệm địa lí.
- Phương pháp giảng dạy, cũng nghèo nàn, đơn điệu, tính sáng tạo trong
giảng dạy chưa cao.
Vì vậy, kết quả học tập của học sinh cũng thấp.
Để khẳng định chắc chắn kết quả thử nghiệm sau này ngay từ ngày đầu
năm tôi đã cho học sinh 2 lớp làm bài khảo sát (45phút).Kết quả khảo sát đầu
năm môn địa lí 9- Năm học 2015-2016 như sau:
Kết quả
Số bài
Lớp
kiểm
Giỏi
Khá
Trung binh
Yếu, k ém
tra
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
42
1
2,4
8
19,1
24
57,1
9
21,4
9B
42
1
2,4
7
16,7
24
57,1
10
23,8
Tổng 84
2
2,4
15
17,9
48
57,1
19
22,6
Kết quả trên cho thấy kiến thức của học sinh nói chung rất nghèo nàn,
thiếu tính hệ thống và tính logic. Theo tôi nguyên nhân quan trọng của thực
trạng trên là:
- Lâu nay học sinh học sinh vẫn có thói quen học thuộc lòng, học vẹt, học
một chách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được trọng tâm kiến thức, không
biết liên kết kiến thức với nhau. Cách học này không phù hợp để tiếp cận các
đơn vị kiến thức hết sức logic ở phần “địa lí kinh tế Việt Nam”- Địa lí 9.
- Mặt khác hiện nay phần lớn giáo viên vẫn sử dụng cách ghi chép thông
thường, ghi thông tin bằng các kí tự, con số, thể hiện các ý bằng cách gạch đầu
dòng…. Cách ghi chép này hiệu quả không cao, ít hấp dẫn học sinh, giáo viên
lại dễ sa vào ghi bảng nhiều, dàn trải, Vì vậy,xây dựng và sử dụng sơ đồ để
giảng dạy phần “địa lí kinh tế Việt Nam” trong chương trình địa lí lớp 9 là cách
ghi chép mới.
Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trình
giảng dạy và tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm xây dựng và sử dụng một
số sơ đồ trong dạy học phần địa lí kinh tế Việt Nam – Địa lí 9,kết quả học sinh
5
học tập chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt kiến thức nhanh, quá trình tư duy tổng
hợp, so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn
trên tôi đã quyết định chọn đề tài này để nêu lên những kinh nghiệm bản thân,
đóng góp một ý kiến vào quá trình đổi mới môn học nâng cao khả năng nhận
thức và kết quả học tập môn địa lí.
3. Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần “ địa lý kinh tế Việt
Nam” địa lý 9.
3.1.Xây dựng một số sơ đồ trong dạy học phần “ địa lý kinh tế Việt Nam” địa
lý 9.
Sơ đồ 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
Cơ cấu ngành
…………………
…………………
Cơ cấu lãnh thổ
…………………
…………………
Cơ cấu thành
phần kinh tế
…………………
…………………
Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổng hợp sự phát triển ngành nông nghiệp nước ta:
- Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu:………
+ Đất:………….
+ Nước, sinh vật:
………….
- Lao động………..
- Cơ sở vật chất ……
- Chính sách:………
- Thị trường:……
- Nông nghiệp phát
triển vững chắc
Trồng trọt: chủ yếu
- Cây lương thực
- Cây công nghiệp
- Cây ăn quả
- Sản xuất hàng hoá
lớn: vùng chuyên
canh
Chăn nuôi:
- Trâu bò:……..
- Lợn:………….
- Gia cầm:………….
Sơ đồ 3: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
côngnghiệp:
Các yếu tố đầu
vào:
- Tài nguyên thiên
nhiên
- Dân cư và lao
động
- Cơ sở vật chất kĩ
thuật
- Chính sách
Sự phát triển và
phân bố công
nghiệp
Các yếu tố đầu ra
- Thị trường
- Chính sách phát
triển công nghiệp
6
Sơ đồ 4: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thuỷ sản ởViệt Nam.
Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
nghiệp
Thuận lợi
Cho khai thác
Khó khăn
Cho nuôi trồng
Về tự nhiên
Về kinh tế
Xã hội
Sơ đồ 5: Sơ đồ mối liên hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển thuỷ sản
ởViệt Nam.
XUẤT KHẨU
Nhu cầu
trong nước
Khai thác thuỷ, hải sản
- Khai thác diện tích biển 1
triệu km2
- Ngư trường trọng điểm: Cà
Mau-Kiên Giang; Ninh thuậnBình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu;
Hải Phòng-Quảng Ninh; Quần
Đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Nuôi trồng thuỷ, hải sản
- Nhiều bãi, đầm phá, rừng
ngập mặn
- Nhiều đảo ven bờ, nhiều
vùng vịnh
- Sông suối, ao, hồ dày đặc
7
Sơ đồ 6: Sơ đồ cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta:
Các ngành dịch vụ
Dịch vụ sản xuất
-Thương nghiệp ,
dịch vụ sửa chữa
- Khách sạn, nhà
hàng
- Dịch vụ cá nhân
và cộng đồng
Dịch vụ tiêu dùng
-Giao thông vận tải,
bưuchínhviễnthông.
- Tài chính, tín
dụng.
- Kinh doanh tài sản
tư vấn.
Dịch vụ công nghiệp
- KHCN, giáo dục, y
tế, văn hóa, thể
thao…
- Quản lí nhà
nước,đoàn thể và bảo
hiểm bắt buộc.
Trên đây, tôi đã xây dựng một số sơ đồ trong quá trình dạy học thực
nghiệm, công việc cuối cùng là sử dụng các sơ đồ để dạy học phần “ địa lý kinh
tế Việt Nam” địa lý 9.
3.2. Sử dụng sơ đồ trong dạy học phần “ địa lý kinh tế Việt Nam” địa lý 9.
3.2.1.Sử dụng sơ đồ trong bài dạy học trên lớp
+ Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của HS đầu tiết học. Ví dụ
kiểm tra kiến thức về bài “Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam” - bài 6 của HS,
trước khi vào bài sau có thể sử dụng sơ đồ kèm theo câu hỏi sau:
Hãy điền vào sơ đồ sau nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
Cơ cấu ngành
…………………
…………………
Cơ cấu lãnh thổ
…………………
…………………
Cơ cấu thành
phần kinh tế
…………………
…………………
Hình 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta
Như vậy học sinh học bài cũ không cần thuộc lòng mà chỉ cần hiểu bài và
tự diễn đạt bài học theo cách hiểu của mình, phần kiểm tra bài cũ trở nên nhẹ
nhàng hơn, không khí tiết học thoải mái hơn.
+ Sử dụng sư đồ trong định hướng nhận thức của học sinh vào lúc mở đầu
bài học. Ví dụ để HS hiểu được cấu trúc của bài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố công nghiệp”
8
Có thể sử dụng sơ đồ sau trong phần mở bài, giới thiệu cho HS biết các nội
dung sẽ nghiên cứu trong bài học.
Các yếu tố đầu vào:
- Tài nguyên thiên
Các yếu tố đầu ra
nhiên
- Thị trường
Sự phát triển và
- Dân cư và lao
- Chính sách phát
phân bố công
động
triển công nghiệp
nghiệp
- Cơ sở vật chất kĩ
thuật
- Chính
sách
Hình 2:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
+ Sử dụng sơ đồ trong các khâu giảng bài mới. Việc sử dụng sơ đồ trong
khâu này của tiết học có nhiều cách khác nhau:
- GV có sẵn sơ đồ (vẽ trước và in sẵn) để HS dựa vào đó, kết hợp với các
phương tiện dạy học (bản đồ, tranh ảnh) phân tích so sánh rút ra kết luận.
- GV vừa hướng dẫn HS khám phá mối liên hệ song song với việc hoàn
thiện sơ đồ (vừa dạy, vừa vẽ). Đây là hình thức dạy học có sự tham gia tích cực
của HS. Kết quả của nội dung dạy học được thể hiện kết tinh trên sơ đồ. Ví dụ,
dạy học phần Thuỷ sản (Bài 9-địa lí 9). Có thể hướng dẫn HS lần lượt điền các
kiến thức vào ô trống treo tiến trình bài học. Nối các đỉnh theo mối liên hệ của
kiến thức cuối cùng hoàn thiện sơ đồ:
Hình 3: Sơ đồ mối liên hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển thuỷ sản
ở Việt Nam.
XUẤT KHẨU
Nhu cầu
trong nước
Khai thác thuỷ, hải sản
- Khai thác diện tích biển 1
triệu km2
- Ngư trường trọng điểm: Cà
Mau-Kiên Giang; Ninh thuậnBình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu;
Hải Phòng-Quảng Ninh; Quần
Đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Nuôi trồng thuỷ, hải sản
- Nhiều bãi, đầm phá, rừng
ngập mặn
- Nhiều đảo ven bờ, nhiều
vùng vịnh
- Sông suối, ao, hồ dày đặc
9
- Dùng sơ đồ để thể hiện toàn bộ tri thức cần cho HS lĩnh hội (sau khi dạy
xong mới vẽ).
Ví dụ, sau khi hướng dẫn HS tìm tòi khám phá các kiến thức cần nắm
trong mục “cơ cấu ngành dịch vụ” của bài “vai trò, đặc điểm phát triển và phân
bố của dịch vụ” GV thể hiện các kiến thức bằng sơ đồ sau:
Các ngành dịch vụ
Dịch vụ sản xuất
Dịch vụ tiêu dùng
Dịch vụ công nghiệp
Hình 4: Sơ đồ cơ cấu ngành dịch vụ
+ Dùng sơ đồ trong khâu củng cố, đánh giá cuối bài học. GV để một số ô
trống hoặc để một số cạnh yêu cầu học sinh tìm các kiến thức cần thiết điền vào
chỗ trống, hoặc vẽ các cạnh cần thiết thể hiện mối liên hệ. Ví dụ sau khi học
xong bài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp” GV
dùng sơ đồ sau để củng cố:
Điền nội dung phù hợp vào ô trống trong sơ đồ sau:
Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố công nghiệp
Hình 5: Sơ đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố công nghiệp.
+ Dùng sơ đồ đề ra bài tập về nhà cho học sinh. Ví dụ, sau bài “sự phát
triển và phân bố lâm nghiệp thuỷ sản”. GV có thể yêu cầu HS là bài tập sau:
Điền vào sơ đồ sau những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành
thuỷ sản:
10
Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
nghiệp
Thuận lợi
Cho khai thác
Khó khăn
Cho nuôi trồng
Về tự nhiên
Về kinh tế
Xã hội
Hình 6: Sơ đồ thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản
3.2.2.Sử dụng sơ đồ trong ôn tập cuối phần( tiết 17- sau bài 16)
Nhờ sử dụng sơ đồ, các kiến thức của phần địa lí kinh tế được hệ thống một
cách khách quan giúp cho HS có cái nhìn tổng thể về mối liên hệ chặt chẽ giữa
các nội dung trong mỗi ngành kinh tế.
Hình 7: Sơ đồ tổng hợp sự phát triển ngành nông nghiệp nước ta.
- Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu:………
+ Đất:………….
+ Nước, sinh vật:
………….
- Lao động………..
- Cơ sở vật chất ……
- Chính sách:………
- Thị trường:……
- Nông nghiệp phát
triển vững chắc
Trồng trọt: chủ yếu
- Cây lương thực
- Cây công nghiệp
- Cây ăn quả
- Sản xuất hàng hoá
lớn: vùng chuyên
canh
Chăn nuôi:
- Trâu bò:……..
- Lợn:………….
- Gia cầm:………….
GV yêu cầu HS thảo luận dựa vào kiến thức đã học ghi tiếp nội dung vào
từng ô và đánh mũi tên nối các ô của sơ đồ sao cho hợp lí. Làm tương tự với sơ
đồ sau:
Các loại rừng
-
Lâm nghiệp
- Khai thác
-Chế biến, xuất
khẩu
- Trồng rừng
- Khai thác
- Trồng rừng:
- Nông – Lâm kết
hợp
11
Tự nhiên:
+……….
+……..
+………….
- Kinh tế xã hội
Thuỷ sản phát triển
mạnh, khai thác là
chủ yếu
- Khai thác
- Nuôi trồng:
- Đầu tư đánh bắt
xa bờ
…………………
Hình 8 : Sơ đồ sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản
3.2.3.Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra, đánh giá
- Trong tiết kiểm tra (tiết 18) và bài kiểm tra 15 phút ở lớp thử nghiệm đều
sử dụng sơ đồ: ví dụ, trong bài kiểm tra 1 tiết có câu 3 điểm: “Hãy kể tên các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệm rồi sắp xếp vào sơ
đồ sau cho hợp lí”
Các nhân tố đầu
vào:
-
Sự phát triển và
phân bố công
nghiệp
Các yếu tố đầu ra:
-
Hình 9: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Ngoài ra sử dụng sơ đồ trong các hình thức tổ chức dạy học ngoài như: trò
chơi, đố vui, khảo sát địa phương. Hình thức sử dụng cũng tương tự như bài học
trên lớp.
4. Hiệu quả của của sáng kiến kinh nghiệm
Sau thời gian thử nghiệm sử dụng sơ đồ trong giảng dạy phần “địa lí kinh
tế” ở lớp 9A đối chiếu với sử dụng các phương pháp dạy học khác ở lớp 9B, tôi
nhận thấy rằng: Chất lượng bộ môn đã được nâng cao đáng kể ở lớp thử nghiệm
so với lớp đối chứng. Kết quả cụ thể là bài kiểm tra một tiết (tiết 18 tuần 9) cùng
một đề như sau:
- Kết quả bài kiểm tra 1 tiết (tuần 9 tiết 18) Môn địa lí - năm học 2015-2016:
Kết quả
Số bài
Lớp
kiểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
tra
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
42
4
9,5
29
69,0
9
21,5
0
0
9B
42
2
4,8
23
54,8
16
38,0
1
2,4
Tổng
84
6
7,1
52
61,9
25
29,8
1
1,2
Như vậy với kết quả bài kiểm tra như trên cho phép tôi khẳng định rằng:
Xây dựng và sử dụng sơ đồ để dạy học phần “địa lí kinh tế Việt Nam” trong
chương trình địa lí 9 là hoàn toàn phù hợp. Chất lượng lớp thử nghiệm cao hơn
12
nhiều so với kết quả khảo sát đầu năm. So với lớp đối chứng kết quả càng thể
hiện tính ưu việt của phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí. Đồng thời
kết quả trên cũng chứng minh tính đúng đắn- phù hợp- hiệu quả trên cả 3
phương diện: đặc điểm phương pháp, đặc trưng môn học- đối tượng học sinh.
Ngoài ra , qua đề tài này tôi đã xây được một số sơ đồ có thể tham khảo và
gợi ý các cách sử dụng trong phần “địa lí kinh tế Việt Nam” địa lý 9.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Thực tế giảng dạy là môi trường để chúng ta kiểm nghiệm, rút ra những
kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
Quá trình vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ trong giảng dạy phần “địa
lí kinh tế” trong chương trình địa lí lớp 9 – tôi đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
1. Sơ đồ sử dụng giảng dạy không sẵn có trong SGK hay bất kì tài liệu nào
mà đòi hỏi GV phải tự nghiên cứu xây dựng nên. Vì vây, điều cần thiết nhất khi
sử dụng phương pháp này là GV phải nghiên cứu bài dạy một cách chi tiết, sâu
sắc, chuẩn bị bài giảng chu đáo có liên hệ kiến thức bài trước với bài sau.
2. Khi GV xây dựng sơ đồ hoặc kiểm tra đánh giá sơ đồ do HS xây dựng
cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc xây dựng sơ đồ đã nêu ở phần trước.
3. Sơ đồ là một công cụ có nhiều tác dụng tích cực trong việc liên hệ địa lí
một cách trực quan và hệ thống. Tuy nhiên sử dụng sơ đồ rất dễ tạo ra sự suy
diễn máy móc của HS, các sơ đồ phần lớn không thể hiện được sự phân bố
không gian của đối tượng địa lí. Vì vậy trong quá trình dạy học sử dụng sơ đồ
GV cần phân tích một cách cụ thể sự vật hiện tượng, quá trình địa lí trong các
hoàn cảnh cụ thể hoặc sử dụng đồng thời sơ đồ với bản đồ, lược đồ.
Do thời gian hoàn thành đề tài có hạn, đối tượng thử nghiệm còn hạn chế
nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót kính mong các đồng chí, đồng nghiệp quan
tâm góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 30 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Hoàng Thị Thanh
13
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học địa lí
THCS, Nhà xuất bản giáo dục 2005.
2. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, những vấn đề chung về
đổi mới giáo dục THCS môn địa lí, Nhà xuất bản giáo dục 2007.
3. Phạm Thị Sen , Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Đức Vũ… , Hướng đẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí THCS, Nhà xuất bản giáo dục 2009.
4. Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức, Phạm Thị Sen, Nguyễn Hải Châu, Phí
Công Việt… , Sách giáo khoa điai lí 9- Nhà xuất bản giáo dục 2011.
5. Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức, Phạm Thị Sen , Nguyễn Hải Châu, Phí
Công Việt… , Sách giáo viên điai lí 9- Nhà xuất bản giáo dục 2011.
6. Một số sách báo khác.
14