Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐẶNG THU HÀ

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG
TỈNH HẬU GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

ĐẶNG THU HÀ

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG
TỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : TS. NGÔ AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2012


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Tài nguyên và Môi
trường, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến thầy Ngô An – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn. Thầy luôn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ cũng như đóng góp những ý kiến quý
báu để tôi có thể hoàn thành đề tài đã chọn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong ban quản lý khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng đã cung cấp số liệu và giúp đỡ rất
nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn đến các bạn cùng lớp, đặc biệt là nhóm 7 spiders đã luôn bên cạnh mình
để cùng hỗ trợ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm học tập trong suốt 4 năm qua.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao và tạo
mọi điều kiện học tập để tôi có được như ngày hôm nay.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07-05-2012
Sinh viên

Đặng Thu Hà

i


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở
khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang” địa điểm tại xã
Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, thời gian thực hiện từ tháng
2/2012 đến tháng 5/2012.
Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở khảo sát hiện trạng, đánh giá hệ thống mảng xanh và
cảnh quan hiện có cùng với hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại khu BTTN
Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang. Từ đó đưa ra định hướng phát triển cho toàn
khu, đồng thời đề xuất cải tạo và thiết kế cảnh quan một số điểm du lịch nhằm thu
hút đông đảo khách du lịch đến với tỉnh nhà nói chung và với khu BTTN Lung
Ngọc Hoàng nói riêng.
Kết quả đạt được:
- Đánh giá được hiện trạng, tiềm năng và những điều kiện phát triển du lịch sinh
thái khu vực khu BTTN Lung Ngọc Hoàng.
- Xác định được các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch có thể khai thác tại khu
vực.
- Xây dựng các mục tiêu phù hợp khi phát triển khu du lịch sinh thái nơi đây.
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại khu BTTN Lung Ngọc
Hoàng.

ii


SUMMARY
Research subjects: "Survey and assessment of potential eco-tourism development in
the Nature Conservation Lung Ngoc Hoang Hau Giang Province" social location in
Binh, Phung Hiep District, Hau Giang, time implementation from May 2/2012 to
5/2012.
The objective of the project: Based on current surveys, assessment systems and
green landscape is the same with the current state of eco-tourism activities at NR
Lung Ngoc Hoang Hau Giang province. Since then provide orientation for the

whole area, along with proposed improvement and landscape design to some tourist
attracts tourists to the province in general and Lung Ngoc Hoang said NR own.
The results were:
- Evaluate the status, potential and conditions of eco-tourism development areas
Lung Ngoc Hoang Nature Reserve.
- Identify the different types of travel and tourism products can be exploited in the
area.
- Develop appropriate target when developing eco-tourism zone here.
- Propose solutions to develop sustainable ecotourism in NR Lung Ngoc Hoang.

iii


MỤC LỤC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về Du lịch và DLST ..................................................................... 4
2.1.1. Du lịch ......................................................................................................... 4
2.1.1.1. Khái niệm chung về du lịch ...................................................................... 4
2.1.1.2. Các loại hình Du lịch................................................................................ 6
2.1.2. Du lịch sinh thái .......................................................................................... 6
2.1.2.1. Khái niệm chung về Du lịch sinh thái ...................................................... 6
2.1.2.2. Quan hệ giữa Du lịch sinh thái và các loại hình Du lịch khác ................. 8
2.1.2.3. Đặt trưng cơ bản của Du lịch sinh thái .................................................... 8
2.1.2.4. Các tài nguyên Du lịch sinh thái .............................................................. 9
Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................................... 9
Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................................ 10
2.1.2.5. Du lịch sinh thái ở các nước trên thế giới .............................................. 11
2.1.2.6. Du lịch sinh thái ở Việt Nam ................................................................. 11
2.3. Đặc điểm tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang ................ 12

2.3.1. Khái quát về tỉnh Hậu Giang..................................................................... 12
Lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang ...................................................................... 12
Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang.................................................................................. 12
2.3.2. Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang ............................ 13
2.3.2.1. Tiềm năng phát triển Du lịch của tỉnh Hậu Giang ................................. 13
2.3.2.2. Các điểm du lịch nổi tiếng ..................................................................... 14
2.3.2.3. Dự án, chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang .......... 17
Dự án phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang .............................................................. 17
Chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang ................................... 18
2.4. Đặc điểm của khu bảo tồn đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng ..................... 19
2.4.1. Lịch sử hình thành Lung Ngọc Hoàng ....................................................... 19

iv


2.4.2. Vị trí địa lý ................................................................................................ 20
2.4.3. Địa hình ..................................................................................................... 21
2.4.4. Đất đai - Thổ nhưỡng ................................................................................ 21
2.4.5. Khí hậu thủy văn ....................................................................................... 22
Lượng mưa .......................................................................................................... 22
Chế độ bức xạ nhiệt............................................................................................. 22
Chế độ gió ........................................................................................................... 22
Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi ..................................................................... 22
Mạng lưới sông rạch............................................................................................ 22
2.4.6. Tài nguyên Động – Thực vật .................................................................... 23
Tài nguyên Động vật ........................................................................................... 23
Tài nguyên Thực vật ........................................................................................... 23
2.4.7. Đặc điểm kinh tế xã hội KBT và vùng phụ cận ........................................ 24
Tăng trưởng kinh tế ............................................................................................. 24
Các cơ sở kinh tế chủ yếu ................................................................................... 25

Nông lâm nghiệp, thủy sản.................................................................................. 25
Công nghiệp – TTCN .......................................................................................... 26
Thương mại – dịch vụ ......................................................................................... 26
Dân số và lao động .............................................................................................. 26
Phân bố dân cư và đời sống dân cư ...................................................................... 26
2.4.8. Hiện trạng sử dụng đất KBT ..................................................................... 29
2.4.9. Chức năng của các phân khu ...................................................................... 30
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt .............................................................................. 30
Phân khu phục hồi sinh thái tự nhiên ................................................................... 30
Phân khu hành chính và phục vụ du lịch ............................................................. 30
Phân khu thực nghiệm khoa học .......................................................................... 31
Vùng đệm ............................................................................................................. 31
2.4.10. Các dự án đầu tư, qui hoạch khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng 32
Chương 3: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 34

v


3.1. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 34
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 34
3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 34
3.3.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................. 34
3.3.2.Phương pháp điều tra xã hội học .............................................................. 35
3.3.3.Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................ 35
3.3.4.Phương pháp phân tích SWOT................................................................. 36
3.3.5.Phương pháp tra cứu và khảo sát bản đồ .................................................. 36
3.3.6.Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 37
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 38
4.1. Tài nguyên DLST và hiện trạng phát triển DLST tại khu vực đất ngập nước
Lung Ngọc Hoàng – tỉnh Hậu Giang ................................................................. 38

4.1.1. Tài nguyên DLST tại khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng ............ 38
4.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................... 38
4.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................. 43
4.1.2. Hiện trạng phát triển DLST tại khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng 44
4.1.2.1. Trạm quản lý bảo vệ ............................................................................... 44
4.1.2.2. Chòi canh tháp quan sát ......................................................................... 45
4.1.2.3. Hệ thống giao thông ............................................................................... 45
4.1.2.4. Hệ thống đê bao ..................................................................................... 46
4.1.2.5. Hệ thống cống ........................................................................................ 47
4.1.2.6. Hệ thống điện ......................................................................................... 47
4.1.2.7. Hệ thống nước ....................................................................................... 47
4.1.2.8. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ................................................................ 48
4.1.2.9. Các loại hình và sản phẩm du lịch .......................................................... 48
4.1.2.10. Ban quản lý khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng ....................... 49
4.2. Kết quả điều tra xã hội học .......................................................................... 50
4.2.1. Kết quả điều tra chính quyền địa phương ................................................. 50
4.2.2. Kết quả điều tra người dân tại khu vực Lung Ngọc Hoàng ...................... 52

vi


4.3. Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển DLST .......... 54
4.3.1. Kết quả phân tích SWOT .......................................................................... 57
4.3.1.1. Điểm mạnh ............................................................................................. 57
4.3.1.2. Điểm yếu ................................................................................................ 57
4.3.1.3. Cơ hội ..................................................................................................... 58
4.3.1.4. Thách thức .............................................................................................. 58
4.3.2. Các giải pháp phát triển DLST tại khu vực đât ngập nước Lung Ngọc Hoàng
4.3.2.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thời cơ ................................... 58
4.3.2.2. Giải pháp không để điểm yếu làm mất thời cơ ...................................... 59

4.3.2.3. Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách .......................... 59
4.3.2.4. Giải pháp không để thủ thách bộc lộ điểm yếu ...................................... 60
4.4. Đề xuất kế hoạch chiến lược quản lý và phát triển khu vực đất ngập nước Lung
Ngọc Hoàng thành khu Du lịch sinh thái ............................................................ 60
4.4.1.Một số đề xuất để phát triển ....................................................................... 60
4.4.1.1. Bảo vệ yếu tố sinh thái đặc thù của khu bảo tồn đất ngập nước Lung Ngọc
Hoàng – tỉnh Hậu Giang ..................................................................................... 60
4.4.1.2. Về yếu tố con người trong DLST ở khu bảo tồn đất ngập nước Lung Ngọc
Hoàng – tỉnh Hậu Giang ..................................................................................... 61
4.4.1.2.1. Đối với đội ngũ cán bộ quản ký và hướng dẫn du lịch sinh thái ........ 61
4.4.1.2.2. Đối với khách du lịch .......................................................................... 61
4.4.1.2.3. Đối với những cư dân địa phương ...................................................... 62
4.4.1.3. Về yếu tố xây dựng cơ sở hạ tầng .......................................................... 62
4.4.2. Một số giải pháp khác nhằm phát triển DLST khu vực đất ngập nước Lung
Ngọc Hoàng ....................................................................................................... 63
4.4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách .............................................................. 63
4.4.2.2. Giải pháp kết nối khu du lịch với các điểm du lịch khác trong khu vực lân
cận 63
4.4.2.3. Giải pháp về quy hoạch .......................................................................... 65
4.4.2.4. Giải pháp cảnh quan ............................................................................... 69

vii


4.4.2.5. Giải pháp về thị trường xúc tiến phát triển DLST ................................. 70
4.4.2.5.1. Về tuyên truyền quản bá ..................................................................... 70
4.4.2.5.2. Khái quát về thị trường trong và ngoài nước ...................................... 71
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 72
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 72
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 73

Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 75
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn
Phụ lục 2: Quyết định
Danh sách các hình
Danh sách các bảng

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN – Bảo tồn thiên nhiên
DLST – Du lịch sinh thái
ĐBSCL – Đồng bằng sông Cửu Long
KBT – Khu bảo tồn
TNDLTN – Tài nguyên du lịch tự nhiên
TNDLNV – Tài nguyên du lịch nhân văn
VQG – Vườn quốc gia

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

TRANG

Hình 2.1 – Vị trí địa lí tỉnh Hậu Giang ............................................................... 12
Hình 2.2 – Chợ nổi Ngã Bảy ............................................................................... 14
Hình 2.3 – Đền thờ Chủ tịch................................................................................ 15
Hình 2.4 – Khu DLST Tây Đô ............................................................................ 15

Hình 2.5 – Khu DLST Vị Thủy ........................................................................... 16
Hình 2.6 – Di tích Long Mỹ ................................................................................ 16
Hình 2.7 – Khu di tích Tầm Vu ........................................................................... 17
Hình 2.8 – Vị trí địa lý khu bảo tồn..................................................................... 20
Hình 2.9 – Thu nhập trong 1 năm của người dân sống tại PK BVNN................ 28
Hình 2.10 – Hiện trạng sử dụng đất .................................................................... 29
Hình 2.11 - Sơ đồ quy hoạch khu BTTN Lung Ngọc Hoàng ............................. 31
Hình 4.1 – Keo lá tràm ........................................................................................ 39
Hình 4.2 – Mơ rừng ............................................................................................. 39
Hình 4.3 – Lục Bình ............................................................................................ 39
Hình 4.4 – Điên điển ........................................................................................... 39
Hình 4.5 – Cò bợ ................................................................................................. 40
Hình 4.6 – Càng đước.......................................................................................... 40
Hình 4.7 – Cua đinh............................................................................................. 40
Hình 4.8 – Rái cá ................................................................................................. 41
Hình 4.9 – Cầy hương ......................................................................................... 41
Hình 4.10 – Tháp quan sát ................................................................................... 45
Hình 4.11 – Hệ thống giao thông ........................................................................ 46
Hình 4.12 – Tham quan KBT .............................................................................. 48
Hình 4.13 – Dây choại ......................................................................................... 49
Hình 4.14 – Bản đồ các tuyến du lịch nội tỉnh .................................................... 63

x


Hình 4.15 – Bản đồ quy hoạch ............................................................................ 65
Hình 4.16 – Khu nghỉ dưỡng ............................................................................... 67
Hình 4.17 – Khu cắm trại .................................................................................... 68
Hình 4.18 – Hệ thống nhà hàng ........................................................................... 68
Hình 4.19 – Thủ công mỹ nghệ ........................................................................... 69

Hình 4.20 – Đờn ca tài tử trên sông .................................................................... 69

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 - Thống kê hiện trạng sử dụng đất theo các phân khu chức năng của Khu
bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng ....................................... 30
Bảng 4.1- So sánh đa dạng thực vật của các khu bảo tồn tự nhiên vùng ĐBSCL38
Bảng 4.2 – Bảng thống kê động vật tại Lung Ngọc Hoàng ................................. 40
Bảng 4.3 - Nhu cầu bảo tồn của các loài động vật bị đe dọa............................... 41
Bảng 4.4 – Kết quả phỏng vấn chính quyền địa phương..................................... 51
Bảng 4.5 – Kết quả phỏng vấn hộ dân địa phương ............................................ 56

xii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch ngày nay đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết đối với nhiều tầng lớp xã
hội của mỗi quốc gia, là hiện tượng quan trọng nhất của cuộc sống hiện đại. Theo
trào lưu phát triển của du lịch quốc tế, nhiều nước đã đặt sự nghiệp phát triển du
lịch lên một trong những vị trí quan trọng hàng đầu và đã gặt hái được những thành
công ở lĩnh vực này trong những năm gần đây.
Với Việt Nam, thực tế đã cho thấy du lịch “ngành công nghiệp không khói” đang
ngày càng khẳng định vững chắc vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc

dân.
Những năm qua cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch vùng đồng bằng
sông Cửu Long cũng đã được quan tâm khai thác phát triển và đạt được nhiều thành
quả đáng khích lệ. Năm 2011, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đón trên
1,2 triệu lượt khách quốc tế và trên 8 triệu lượt khách nội địa. Những thành tựu này
thể hiện nỗ lực lớn của các địa phương trong vùng, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh
đúng tiềm năng phát triển du lịch.
Tỉnh Hậu Giang sở hữu một nét đẹp thiên nhiên mộc mạc, giản dị của miền sông
nước ĐBSCL. Phù sa của các con sông đã làm cho đất đai ở đây thêm màu mỡ,
cùng với sự ưu ái của mẹ thiên nhiên tạo cho Hậu Giang một khí hậu dễ chịu, hiền
hòa. Ngoài những điểm du lịch nổi tiếng với Chợ nổi Ngã Bảy-Phụng Hiệp, Đền
thờ Bác Hồ, Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Khu trù mật Hỏa Lựu - Vị
Thanh... Hậu Giang còn có 2 điểm du lịch sinh thái đáng chú ý: Khu vui chơi sinh
thái Tây Đô và Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng.
Theo Công ước RAMSAR thì "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm
lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập

1


nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt,
nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi
triều thấp".
Dù rộng hay hẹp, vai trò. của các vùng đất ngập nước hầu như đều giống nhau, đó là
cung cấp cho con người nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí, là nơi lưu trữ các nguồn
gen qúy.hiếm. Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho
con người gần 2/3 sản lượng đánh bắt cá, là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống gần 3 tỷ
người. Đất ngập nước cũng đóng một vai trò. quan trọng trong sự sống còn của các
loài chim.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của

hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây
vốn là vùng đồng trũng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía Tây sông Hậu tới tận
vùng U Minh, được đánh giá là một trong những quần thể quan trọng trên bản đồ
đất ngập nước của Việt Nam.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng thật sự là nơi bảo tồn các
loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh
cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước Tây sông Hậu.
Lung Ngọc Hoàng từ xa xưa đã là một vùng nê địa, ngập nước quanh năm, chỗ nào
cũng toàn bưng trấp, năn, lác và lau sậy dày đặc nên các loài lưỡng cư và cá tôm
quần tụ về đây vô số kể, từng được mệnh danh là “rún cá” và một “vựa rắn” của
miền Tây.
Khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng quy tụ các loài sinh vật quý
hiếm, phong phú, nhiều chủng loại:
Về thực vật, các cánh rừng trong lung hiện nay có đầy đủ hệ thực vật thuộc hệ sinh
thái đất ngập nước với những quần thể rất đa dạng. Đó là các loài dây choại mọc
dưới gốc hoặc trên thân tràm, lau, sậy, bòng bong... Những loài trên cạn cũng khá
nhiều như trâm sắn, ngái lông, mua, gừa...Đến tháng 11-2009, tại lung đang tồn tại
trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ. Trong số này có 56 loài mới phát hiện.
Với số loài thực vật phong phú như vậy, lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghiên cứu

2


khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh
thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Về động vật, Lung Ngọc Hoàng hiện quy tụ nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó
có loài đang nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như rái cá lông mũi, rùa nắp,
rắn hổ mang... Tất cả có 206 loài, trong đó có chín loài chim quý hiếm là bạc má, cà
cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, ác là... và các loài thú như dơi chó, rái móng,

chồn mực, cáo mèo cùng các loài quý hiếm khác như càng đước, cua đinh, rùa
vàng, ếch giun, cá còm...
Khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (khu BVCQTN ) thật sự là
nơi phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài
động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng
bằng ngập nước Tây Sông Hậu. Cung cấp nguồn giống sinh vật tự nhiên cho các
tỉnh phụ cận…
Với những tiềm năng to lớn của mình, thì việc phát triển khu bảo tồn thành khu
DLST là điều hết sức cần thiết. Nắm bắt được xu thế đó, đề tài “ Khảo sát và đánh
giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở khu BVCQTN Lung Ngọc Hoàng” đã
được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế cảnh quan hoa viên trường
Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU
2.1. Tổng quan về Du lịch và DLST
2.1.1. Du lịch
2.1.1.1. Khái niệm chung về du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch
vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc
độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng
như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên
cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour
round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town- cuộc

dạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra, …). Tiếng Pháp, từ
du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại, … Theo nhà sử
học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là
lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vây du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng
thêm kiến thức.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm
chứa các yếu tố cơ bản sau:
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá
nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.

4


Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ
cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập
thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có
một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở
Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm
việc của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt
Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng
nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích:
nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá,

nghệ thuật, …
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng
hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống
lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với
người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh
vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc
đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ,
nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh
tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó
cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội
để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần

5


nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn
kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho
du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
Theo Luật Du lịch, 2005: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.1.2. Các loại hình du lịch
Vài năm trở lại đây, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế, ngành công nghiệp
không khói của Việt Nam đã có nhiều bước tiếp cận mới. Cơ hội để quảng bá
thương hiệu Việt Nam ra nước ngoài rộng hơn. Sự đa dạng các loại hình du lịch kết
hợp với các yếu tố du lịch sẵn có là tiền đề cho sự phát triển du lịch của Việt Nam.
Có thể là những bước đi dài nhưng là những bước đi cần thiết.
Du khách Việt Nam cũng như du khách quốc tế đến Việt Nam hiện nay có điều kiện

được thử sức với các loại hình du lịch như:
- Du lịch tham quan: tham quan các di tích – thắng cảnh
- Du lịch văn hóa: du lịch lễ hội, du lịch hoa, du lịch phố cổ, du lịch làng nghề, du
lịch ẩm thực.
- Du lịch xanh: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh
- Du lịch MICE
- Du lịch Teambuilding
(Nguồn: />2.1.2. Du lịch sinh thái
2.1.2.1. Khái niệm chung về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm,
hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn
hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn,
góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội
nói chung. Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi
toàn cầu và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế.

6


Theo Phạm Trung Lương (2002), du lịch thiên nhiên ở các nước phát triển là một
ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng. Chỉ tính riêng hệ thống vườn quốc gia
(VQG) của Mỹ hằng năm đón khoảng 270 triệu lượt khách, ở Canada khoảng 30
triệu khách với doanh thu hàng chục tỷ USD. Đối với nhiều nước đang phát triển,
DLST đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngoại tệ. Ở vùng Đông Nam Á, kinh tế
du lịch thu hút được khoảng 17 triệu lao động trong vùng (chiếm khoảng 7,9% tổng
lao động trong ngành du lịch của thế giới) và chiếm 9,9% trong tổng số lao động
trong các ngành nghề. Du lịch tạo ra 10% tổng sản phẩm xã hội và 9% GDP trong
vùng.
Nằm ở vùng nhiệt đới, nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình,
với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, Việt Nam có tiềm năng rất

lớn về du lịch nói chung và DLST nói riêng. Hiện nay, nhiều tài nhuyên du lịch tự
nhiên như các bãi biển, các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử
văn hóa,….Và tài nguyên du lịch văn hóa bản địa đang được khai thác, sử dụng để
phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
Liên hiệp quốc đã quyết định lấy năm 2002 là năm quốc tế về du lịch sinh thái
nhằm nói lên tầm quan trọng của DLST đối với việc bảo tồn môi trường tự nhiên và
giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia
có nhiều tài nguyên DLST.
Mặc dù DLST được xem là loại hình du lịch đặc thù, có tiềm năng, được ưu tiên
phát triển trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam khi bước vào thế kỉ XXI,
song cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế, do đây là
một lĩnh vực mới phát triển ở Việt Nam.
Ngoài ra, DLST cũng đang còn rất mới đối với các nhà tổ chức, quản lý, điều hành
tour, hướng dẫn viên du lịch và các chuyên gia nghiên cứu về du lịch. Do đó,
thường có sự nhầm lẫn giữa DLST với các loại hình du lịch khác.
Theo các đánh giá của các nghiên cứu về DLST ở Việt Nam, sự phát triển DLST
hiện còn chưa tương xứng với tiềm năng phong phú và đa dạng của tài nguyên
DLST. Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa

7


tham quan, hưởng thụ môi trường thiên nhiên để tái tạo sức khỏe, ít đạt được ý
nghĩa về nâng cao nhận thức, giáo dục để du khách có trách nhiệm đối với việc bảo
tồn các giá trị của môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản
địa, cũng như chưa mang lại những giá trị đích thực đối với lợi ích của cộng đồng.
2.1.2.2. Quan hệ giữa DLST và các loại hình Du lịch khác:
Ta biết rằng, DLST không thể tác rời khỏi các loại hình du lịch khác như du lịch
văn hóa, du lịch tham quan,…Cho nên nhiều lúc nghiên cứu DLST phải lấy các loại
hình du lịch khác để làm chỗ dựa hay để so sánh hay đối trọng với DLST.

Có những thành tố văn hóa nằm trong DLST và ngược lại.
Vì vậy, sự bổ trợ giữa chúng là một điều cần lưu ý khi nghiên cứu tính hấp dẫn, tính
kinh tế, xã hội của DLST.
Ví dụ ta nói DLST tại khu BTTN đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng không chỉ
nghiên cứu về hệ sinh thái đất ngập nước tại nơi đây mà còn có lịch sử hình thành,
nền văn hóa của người dân địa phương,…
2.1.2.3. Đặc trưng cơ bản của DLST:
- Tính đa ngành: (1) Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch lien quan nhiều
ngành quản lý (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở
hạ tầng và các dịch vụ tìm theo…).(2) Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế
khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước,
nông sản, hàng hóa…)
-Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên lien quan như khách du lịch, những người
phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các
tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
-Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử-văn hóa, nâng cao chất
lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở
rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm trong xã hội về
bảo tồn.
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các tuyến
du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.

8


- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường
độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển,
thể thao theo mùa…hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…
- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không
phải với mục tiêu kiếm tiền.

- Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt
động du lịch
DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng: tính giáo dục cao về môi trường, góp
phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học, thu
hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.
2.1.2.4. Các tài nguyên Du lịch sinh thái
Tại Luật Du lịch, 2005: “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di
tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người
có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành
các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”.
Tài nguyên DLST được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các
nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã
hội.
Tài nguyên Du lịch tự nhiên (TNDLTN):
TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và
phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ và được
lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Trong chuyến
du lịch, người ta cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Trong chuyến du
lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong cảnh theo một
nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch.
Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó
làm 4 loại:
- Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới).
- Phong cảnh tự nhiên trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người.

9


- Phong cảnh nhân tạo (văn hóa), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra.
- Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hóa khi có những thay đổi không có

lợi đối với môi trường tự nhiên).
Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL, có tác động mạnh nhất đến hoạt
động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực – động vật.
Tài nguyên Du lịch nhân văn (TNDLNV):
TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra
trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhhu cầu du lịch. TNDLNV có
các đặc điểm sau:
- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý
nghĩa thứ yếu.
- Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diến ra trong thời gian ngắn.
- Số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu
cao hơn.
- TNDLNV thường tập trung ở các điểm dân cư và thành phố lớn.
- Ưu thế của TNDLNV là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không
bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác.
- Sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau…
Các loại TNDLNV:
- Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa
- Các lễ hội
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.
- Các đối tượng văn hóa – thể thao và hoạt động nhận thức khác.
(Nguồn: />2.1.2.5. Du lịch sinh thái ở các nước trên thế giới
Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du lịch sinh thái khá
phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam
Á. Ta có thể kể tên một số chương trình nghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái

10


(1992-1993); chương trình môi trường Liên hợp quốc (1979), tổ chức du lịch thế

giới (1994), đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden (1995); PATA
(1993); Cater (1993),…Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “Du lịch sinh thái
hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” của Kreg Lindberg (1999) và các
chuyên gia của hội Du lịch sinh thái quốc tế. Những công trình nghiên cứu trên đã
tạo cơ sở khoa học và mở hướng cho việc nghiên cứu du lịch sinh thái ở Việt Nam
2.1.2.6. Du lịch sinh thái ở Việt Nam
DLST tuy có góp phần rất lớn làm tăng trưởng tốc độ du lịch nước nhà trong những
năm qua. Chính sự phát triển nhanh của ngành du lịch nên các quốc gia trên thế giới
tập trung đẩy mạnh du lịch. Việt Nam có những bước đầu tư đa dạng các loại hình
du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch tắm
biển, du lịch xanh (du lịch đồng quê) . Đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển DLST vì
nước Việt Nam ta có vị trí địa lí thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi có rừng, có núi,
có sông biểng giàu đẹp, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng tập trung các
loài động vật, thực vật quý hiếm được ghi vào sổ đỏ thế giới hoặc có những di sản
thế giới. Ngoài ra, còn có tài nguyên du lịch văn hóa như đình chùa, di tích lịch sử,
di tích khảo cổ, lễ hội…Bên cạnh những thuận lợi thì việc phát triển DLST cũng
còn gặp phải nhiều khó khăn như cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ so với nhu cầu
ngày càng cao của du khách, tại các khu BTTN công việc xây dựng các khu vực
theo từng chức năng chưa được rõ ràng, cụ thể, thiếu nhân sự, thiếu vốn đầu tư cho
việc quy hoạch các dự án du lịch, chưa có luật về DLST,…
2.3. Đặc điểm tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang
2.3.1. Khái quát về tỉnh Hậu Giang
Lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang
Trước đây (1976-1991) tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện nay là
thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang
được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh
Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu
Giang ngày nay.

11



×