Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ TỈNH KHÁNH HÒA

Họ và tên sinh viên: ĐỖ HOÀI VŨ
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 6/2012



ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ TỈNH KHÁNH HÒA

Tác giả

ĐỖ HOÀI VŨ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. Ngô An



Tháng 6 năm 2012
i


LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh và các thành viên trong Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho
chúng tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Chúng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Ngô An, người đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp chúng tôi hoàn thành Khóa luận
Tốt nghiệp.
Đồng thời, chúng tôi cũng xin cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn
Bà, Hạt Kiểm lâm Hòn Bà, … đã tạo điều kiện cho chúng tôi thu thập số liệu cần thiết,
điều tra khảo sát thực tế để có dữ liệu hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Đỗ Hoài Vũ

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Hòn Bà tỉnh Khánh Hòa từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012 với các nội

dung chính như sau:
 Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng phục
vụ du lịch, hiện trạng môi trường, hoạt động quản lý tại KBTTN Hòn Bà.
 Khảo sát hiện trạng đời sống của cộng đồng dân cư và nhu cầu tham gia hoạt
động du lịch của cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh KBTTN Hòn Bà.
 Khảo sát các đánh giá của du khách về tính hấp dẫn của tài nguyên cũng như nhu
cầu của du khách khi đến du lịch tại KBTTN Hòn Bà 
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động DLST và đề xuất giải pháp phát
triển DLST bền vững. 
 Xác định các điểm hấp dẫn du lịch trong KBTTN và đặc trưng của các điểm du
lịch lân cận, từ đó đề xuất các tuyến du lịch trong KBTTN và các tuyến du lịch
liên kết với các điểm du lịch lân cận KBTTN.
Các kết quả đạt được:
 Đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng phục
vụ du lịch và hiện trạng quản lý tại KBTTN Hòn Bà.
 Đánh giá về tiềm năng phát triển DLST bền vững tại KBTTN Hòn Bà.
 Thông qua kết quả điều tra xã hội học, xác định được nhận thức của người dân về
lợi ích và tầm quan trọng của rừng; chất lượng vệ sinh môi trường tại KBTTN
Hòn Bà; nhận thức về DLST và sự mong muốn tham gia của người dân khi
DLST phát triển. Đồng thời cũng xác định được các đánh giá của du khách về
tính hấp dẫn của tài nguyên, nhu cầu của du khách khi đến KBTTN Hòn Bà.
 Đề xuất các giải pháp nhằm định hướng phát triển DLST bền vững tại KBTTN
Hòn Bà.
 Đề xuất một số tuyến, điểm du lịch trong KBTTN Hòn Bà.
 Đề xuất một số tuyến du lịch liên kết với KBTTN Hòn Bà.
iii


MỤC LỤC 
Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn.................................................................................... 3
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................ 4
2.1. Du lịch sinh thái và du lịch sinh thái bền vững ...................................................... 4
2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 4
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của DLST .................................................................... 4
2.1.3. Yêu cầu cơ bản để phát triển DLST................................................................. 5
2.1.4. Du lịch sinh thái bền vững ............................................................................... 5
2.2. Tổng quan về bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam ....................................................... 6
2.2.1. Định nghĩa ........................................................................................................ 6
2.2.2. Hệ thống phân hạng khu bảo tồn mới ở Việt Nam .......................................... 6
2.3. Tổng quan về KBTTN Hòn Bà ............................................................................... 6
2.3.1. Lịch sử hình thành............................................................................................ 6
2.3.2. Chức năng – nhiệm vụ ..................................................................................... 7
2.3.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 8
2.3.4. Vị trí địa lý – ranh giới..................................................................................... 8
2.3.4.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 8
2.3.4.2. Ranh giới tiếp giáp .................................................................................. 8
2.3.4.3. Tọa độ địa lý ............................................................................................ 9
2.3.5. Diện tích và các phân khu chức năng .............................................................. 9
2.3.5.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.................................................................. 9

iv


2.3.5.2. Phân khu phục hồi sinh thái ...................................................................10
2.3.5.3. Phân khu hành chính dịch vụ .................................................................10
2.3.5.4. Vùng đệm ...............................................................................................11
2.3.6. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................11
2.3.6.1. Địa hình..................................................................................................11
2.3.6.2. Điều kiện khí hậu thời tiết .....................................................................11
2.3.6.3. Thủy văn ................................................................................................12
2.3.6.4. Đặc điểm đất đai ....................................................................................13
2.3.7. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội ..................................................................13
2.3.7.2. Dân tộc ...................................................................................................14
2.3.7.3. Tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập ..................................................14
2.3.7.4. Giáo dục .................................................................................................14
2.3.7.5. Y tế .........................................................................................................15
2.3.7.6. Giao thông – thông tin liên lạc – hệ thống điện, nước...........................16
2.3.7.7. Nhận định về tình hình dân sinh, kinh tế xã hội ....................................16
2.3.8. Đa dạng sinh học KBTTN Hòn Bà ................................................................16
2.3.8.1. Hệ động vật rừng ...................................................................................16
2.3.8.2. Hệ thực vật rừng ....................................................................................17
2.3.9. Giá trị tài nguyên nhân văn của KBTTN Hòn Bà ..........................................18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................21
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................21
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................21
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................21
3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................................22
3.2.3. Phương pháp ma trận SWOT .........................................................................22
3.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học ....................................................................23
3.2.5. Phương pháp bản đồ .......................................................................................25

3.2.6. Phương pháp tham vấn các chuyên gia ..........................................................25
3.2.7. Phương pháp phân tích - tổng hợp với phần mềm Excel và Word ................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................27
4.1. Hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái .................................................................27
4.1.1. Thảm thực vật rừng ........................................................................................27
4.1.2. Tài nguyên thực vật ........................................................................................27
4.1.3. Tài nguyên động vật .......................................................................................29
v


4.1.4. Các cảnh quan ................................................................................................ 32
4.1.5. Các giá trị về văn hóa, lịch sử và con người .................................................. 34
4.2. Hiện trạng môi trường........................................................................................... 35
4.3. Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch ................................................ 35
4.4. Hiện trạng quản lý................................................................................................. 36
4.5. Đánh giá tiềm năng phát triển DLST bền vững tại KBTTN Hòn Bà ................... 37
4.5.1. Những đặc điểm nổi bật của KBTTN Hòn Bà............................................... 37
4.5.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết .................................................. 37
4.5.1.2. Thảm thực vật rừng ............................................................................... 38
4.5.1.3. Tài nguyên động, thực vật quý hiếm ..................................................... 38
4.5.1.4. Về mặt nghiên cứu khoa học ................................................................. 39
4.5.1.5. Về cảnh quan môi trường ...................................................................... 39
4.5.2. Các loại hình du lịch có thể khai thác tại KBTTN Hòn Bà ........................... 40
4.6. Kết quả điều tra xã hội học ................................................................................... 41
4.6.1. Nhận thức của người dân về lợi ích và tầm quan trọng của rừng .................. 41
4.6.2. Chất lượng vệ sinh môi trường tại KBTTN Hòn Bà ..................................... 42
4.6.3. Nhận thức về DLST ....................................................................................... 43
4.6.4. Mức độ sẵn sàng tham gia vào DLST của cộng đồng ................................... 44
4.6.5. Các yếu tố hấp dẫn du khách ......................................................................... 44
4.6.6. Ý kiến của du khách ....................................................................................... 45

4.7. Kết quả phân tích SWOT ...................................................................................... 46
4.7.1. Phân tích các yếu tố liên quan đến định hướng phát triển DLST .................. 47
4.7.2. Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững.......................................... 48
4.7.3. Tích hợp các giải pháp chiến lược ................................................................. 50
4.7.3.1. Các giải pháp ưu tiên ............................................................................. 50
4.7.3.2. Các giải pháp ưu tiên tiếp theo .............................................................. 50
4.7.3.3. Các giải pháp cần xem xét ..................................................................... 51
4.7.4. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST bền vững....................... 51
4.7.4.1. Về quy hoạch chung và các chính sách ................................................. 51
4.7.4.2. Về tổ chức quản lý KBT ........................................................................ 52
4.7.4.3. Về hoạt động DLST............................................................................... 52
4.7.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực ......................................................................... 53
4.7.4.5. Xúc tiến đầu tư DLST ........................................................................... 53
4.7.4.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường và bảo tồn sinh thái ............................ 54
vi


4.7.4.7. Giải pháp về xã hội ................................................................................55
4.7.4.8. Giải pháp về tiếp thị ...............................................................................55
4.8. Đề xuất một số tuyến, điểm du lịch trong KBTTN Hòn Bà .................................56
4.9. Đề xuất một số tuyến du lịch liên kết với KBTTN Hòn Bà ..................................57
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..........................................................................60
5.1. Kết luận .................................................................................................................60
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 

BQL

Ban quản lý

CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức

CĐĐP

Cộng đồng địa phương

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ESCAP

Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBT


Khu bảo tồn

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KDL

Khách du lịch

KH – KT

Khoa học – Kỹ thuật

KL

Kiểm lâm

KT – TC – HC

Kinh tế - Tài chính – Hành chính

HST

Hệ sinh thái

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng


QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

SWOT

Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

WWF

Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế

 

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê dân số và lao động của từng xã ....................................................13 
Bảng 2.2. Thống kê số học sinh tại các xã có địa giới trong KBT ...............................15 
Bảng 2.3. Thống kê số lượng cán bộ y tế ở các xã trong KBT .....................................15 
Bảng 2.4. Thành phần động vật tại KBTTN Hòn Bà....................................................17 

Bảng 2.5. Thành phần thực vật tại KBTTN Hòn Bà.....................................................17 
Bảng 2.6. Thành phần thực vật ở KBTTN Hòn Bà và một số địa phương khác ..........18 
Bảng 4.1. Thống kê số lượng loài phân bố theo sinh cảnh ...........................................30 
Bảng 4.2. Thống kê số lượng loài động vật quý hiếm trong từng lớp ..........................39 

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của BQL KBTTN Hòn Bà .......................................................8 
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí KBTTN Hòn Bà ...........................................................................9 
Hình 2.3. Sơ đồ phân khu chức năng KBTTN Hòn Bà ................................................10 
Hình 2.4. Khu mộ bác sỹ A. Yersin ..............................................................................19 
Hình 2.5. Suối Đá Giăng ...............................................................................................20 
Hình 2.6. Suối Đá Mài ..................................................................................................20 
Hình 4.1. Rừng lồ ô.......................................................................................................27 
Hình 4.2. Thông 2 lá dẹt (Pinus krempfii)ở Hòn Bà ....................................................28 
Hình 4.3. Minh Điền Hòn Bà (Medinilla honbaensis)..................................................29 
Hình 4.4. Khỉ đuôi lợn ..................................................................................................31 
Hình 4.5. Gà tiền mặt vàng ...........................................................................................31 
Hình 4.6. Thác Tà Gụ ...................................................................................................32 
Hình 4.7. Khu du lịch Suối Nguồn Hòn Bà ..................................................................33 
Hình 4.8. Nhà trưng bày các di tích về A. Yersin thuộc KDL Hòn Bà – Yersin .........33 
Hình 4.9. Hồ chứa nước Suối Dầu ................................................................................34 
Hình 4.10. Nhà của bác sỹ A. Yersin đã phục dựng trên đỉnh Hòn Bà ........................34 
Hình 4.11. Một điểm du lịch tự phát của người dân trong KBTTN Hòn Bà................35 
ix


Hình 4.12. Mô hình thủy điện nhỏ ven suối ................................................................. 36 
Hình 4.13. Leo núi ở Thác Tà Gụ................................................................................. 41 
Hình 4.14. Đường mòn xuyên rừng Hòn Bà ................................................................ 40 
Hình 4.15. Hoạt động sản xuất chính của người dân ................................................... 41 

Hình 4.16. Nhận thức của người dân về lợi ích của rừng............................................. 41 
Hình 4.17. Nhận thức của người dân về sự thay đổi diện tích rừng............................. 42 
Hình 4.18. Nhận xét của người dân về chất lượng nước ở KBTTN Hòn Bà ............... 42 
Hình 4.19. Nhận thức về DLST của BQL, CĐĐP và KDL ......................................... 43 
Hình 4.20. Mong muốn của người dân khi tham gia DLST......................................... 44 
Hình 4.21. Các yếu tố hấp dẫn du khách tại KBTTN Hòn Bà ..................................... 45 
Hình 4.22. Các kênh thông tin giúp du khách biết đến KBTTN Hòn Bà .................... 45 
Hình 4.23. Mục đích của du khách khi đi du lịch tại KBTTN Hòn Bà ........................ 46 
Hình 4.24. Sơ đồ tuyến xuyên rừng Hòn Bà – Yang Bay ............................................ 56 
Hình 4.25. Sơ đồ tuyến Water Suối Thạch Lâm – Linh Sơn Pháp Ấn – Hòn Bà ........ 57 
Hình 4.26. Sơ đồ tuyến Hòn Bà – Núi Chúa ................................................................ 58 
Hình 4.27. Sơ đồ tuyến Nha Trang – KDL Water Suối Thạch Lâm –Hòn Bà ............ 59 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Du lịch là một trong những ngành có đóng góp lớn
vào tổng thu nhập quốc dân và góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi
đẹp, văn minh và thân thiện với các nước trên thế giới. Nhà nước ta đang chú trọng tạo
điều kiện và tiến hành thẩm định và cấp phép cho nhiều dự án phát triển du lịch ở các
tỉnh, thành phố trên cả nước để thúc đẩy ngành công nghiệp tiềm năng này, đưa Du
lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam
đó là phát triển DLST tại hệ thống các KBTTN. Trải qua hơn 4 thập kỉ hình thành và
phát triển, đến nay hệ thống KBTTN của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao
gồm 30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu
nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 3 KBT biển chứa đựng các HST, cảnh quan đặc

trưng với giá trị ĐDSH tiêu biểu cho HST trên cạn, đất ngập nước và trên biển đã và
đang được xây dựng trên khắp các vùng, miền cả nước. Đây là những tài sản thiên
nhiên quý báu không chỉ có giá trị trước mắt mà còn là di sản của cả nhân loại mãi mãi
về sau. Hàng năm, có hàng ngàn lượt khách đến du lịch tại hệ thống các KBTTN. Qua
đó có thể thấy DLST đang là hướng đi quan trọng trong tương lai.
Được thành lập năm 2005, KBTTN Hòn Bà với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, mang tính ĐDSH cao, cùng với hệ thống giao thông liên lạc phát triển hứa
hẹn sẽ là điểm đến DLST hấp dẫn trong tương lai. Bên cạnh đó, với việc chỉ cách
trung tâm thành phố Nha Trang có 30 km (theo đường chim bay), KBTTN Hòn Bà sẽ
góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho tỉnh Khánh Hòa (vốn nổi tiếng với du
1


lịch biển), và sẽ tạo nên các tuyến du lịch khép kín liên kết với thành phố Nha Trang.
Với tính đặc thù cao, việc phát triển DLST tại KBTTN Hòn Bà sẽ hứa hẹn thu hút
lượng khách lớn.
Mặc dù, tỉnh Khánh Hòa đã manh nha ý định phát triển DLST tại KBTTN Hòn
Bà với việc cho xây dựng con đường nhựa nối quốc lộ 1A lên đỉnh Hòn Bà, nhưng
hiện nay hoạt động du lịch chưa phát triển. Hàng năm, vẫn có 1 lượng khách nhất định
lên tham quan tại BTTN Hòn Bà nhưng đó là hoạt động tự phát của 1 số hộ dân. Điều
này không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn làm lãng phí tài nguyên.
Bên cạnh đó, theo tập tục truyền thống CĐĐP đã lên rừng săn bắt, đốn củi, phá rừng
làm rẫy kiếm sống qua ngày, gây khó khăn trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn tài
nguyên. Do đó, việc đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên tại KBTTN Hòn Bà và
đề xuất các giải pháp để vừa có thể phát triển DLST một cách bền vững vừa có thể
nâng cao sinh kế của người dân là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của việc phát triển du lịch bền vững
cũng như tính cấp thiết của vấn đề, được sự cho phép của Trường Đại học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh - Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu

bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà tỉnh Khánh Hòa”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
 Mục tiêu tổng quát
Nắm bắt được các vấn đề của KBTTN Hòn Bà, các vấn đề xung quanh có tác
động đến KBTTN Hòn Bà, từ đó có những đánh giá tiềm năng DLST, đề xuất các giải
pháp thích hợp nhằm hướng đến sự phát triển DLST bền vững tại KBTTN Hòn Bà.
 Mục tiêu cụ thể
 Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn
tại KBTTN Hòn Bà.
 Nghiên cứu, khảo sát tình hình dân cư vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên tại
KBTTN Hòn Bà.
 Nghiên cứu, khảo sát các đánh giá của du khách về tính hấp dẫn của tài
nguyên cũng như nhu cầu của du khách khi đến du lịch tại KBTTN Hòn Bà.
2


 Đánh giá tiềm năng phát triển DLST bền vững tại KBTTN Hòn Bà.
 Đề xuất giải pháp phát triển DLST bền vững tại KBTTN Hòn Bà.
 Đề xuất một số tuyến du lịch liên kết với KBTTN Hòn Bà.
1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn
 Các quan điểm về KBTTN và DLST.
 Những nghiên cứu phát triển DLST tại Việt Nam. 
 Các văn bản pháp luật về hoạt động DLST tại các KBT.
 Những luận văn nghiên cứu trước về phát triển DLST tại các KBT. 
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
 Vì thời gian nghiên cứu ngắn (đề tài được thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng
5/2012), đề tài chỉ tập trung vào khảo sát, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, tình
hình dân cư, và tiềm năng phát triển DLST tại KBTTN Hòn Bà.
 Do việc thực hiện đo đạc, phân tích mẫu về các thành phần môi trường tự nhiên
(đất, nước, không khí) không có điều kiện về kinh tế để thực hiện, nên đề tài chủ

yếu dựa vào các chỉ thị, dấu hiệu dễ nhận biết và cảm nhận của bản thân, của du
khách để đưa ra những nhận định về hiện trạng môi trường KBT.
 Đặc trưng của ngành du lịch là mang tính thời vụ nên những đánh giá về hiện
trạng trong thời gian ngắn và các số liệu tính toán đều tính theo giá trị trung bình.
Do đó chỉ phản ánh được một phần của hiện trạng và các ảnh hưởng của chúng
đến môi trường.
 Đối tượng: BQL, CĐĐP, KDL.
 Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Du lịch sinh thái và du lịch sinh thái bền vững
2.1.1. Khái niệm
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế
kỷ XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP,
WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa DLST ở Việt Nam: “DLST là loại hình dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của CĐĐP”. (Nguồn: dẫn
theo Ngô An, 2010)
Còn theo định nghĩa của Honey (1999): “DLST là du lịch tới những khu vực nhạy
cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy
mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp
đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến
khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”.
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của DLST
DLST có các nguyên tắc cơ bản sau:
 Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua

đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
 Bảo vệ môi trường và duy trì HST.
 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
 Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho. (Nguồn: dẫn theo Ngô An, 2010)

4


2.1.3. Yêu cầu cơ bản để phát triển DLST
Yêu cầu có tính nguyên tắc của DLST là tôn trọng sự tồn tại của các HST tự
nhiên và CĐĐP. Để đáp ứng yêu cầu này thì DLST phải đáp ứng những điều kiện sau:
 Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN.
 Thu hút sự tham gia của các cộng đồng, cá nhân, khách DLST, các nhà điều hành
du lịch và các cơ quan của chính phủ và tổ chức phi chính phủ.
 Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho CĐĐP và cho các bên tham gia khác, bao
gồm cả những nhà điều hành du lịch tư nhân.
 Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN.
 Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.
 Giáo dục để nâng cao hiểu biết, khả năng thưởng thức của CĐĐP về các KBTTN
và tăng cường sự tham gia của họ trong công tác bảo tồn. (Nguồn: dẫn theo Ngô
An, 2010)
2.1.4. Du lịch sinh thái bền vững
Theo các nhà khoa học thì du lịch phát triển bền vững cần dựa vào các yếu tố:
 Thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch ngày
càng gia tăng.
 Phát triển phải coi trọng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
 Du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho
CĐĐP.
“DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng cho nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến

việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”.
(Nguồn: dẫn theo Ngô An, 2010)
“Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức”. (Allen K.,
1993)

5


2.2. Tổng quan về bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
2.2.1. Định nghĩa
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam (2008) đã đưa ra định
nghĩa về KBTTN như sau: “KBTTN là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được
khoanh vùng để bảo vệ ĐDSH, các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đi kèm, được
quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác”.
2.2.2. Hệ thống phân hạng khu bảo tồn mới ở Việt Nam 
Sau một thời gian trao đổi, cho đến nay việc phân hạng KBTTN đã được thống
nhất như sau:
 Hạng I. Vườn Quốc gia: Nhiệm vụ bảo vệ HST, bảo vệ đa dạng loài, phục vụ
nghiên cứu, giáo dục môi trường và giải trí. 30 Vườn Quốc gia đã được đề nghị
và xây dựng với diện tích 1.091.455 ha.
 Hạng II. Khu bảo tồn thiên nhiên: với diện tích 1.139.160 ha. Các KBTTN được
phân thành 2 dạng như sau:
 Hạng IIa. Khu Bảo Tồn Thiên nhiên: Nhiệm vụ của nó là bảo vệ các HST,
phục vụ nghiên cứu, giám sát, và giải trí và giáo dục môi trường với diện tích
992.416 ha.
 Hạng IIb. Khu Bảo Tồn Loài và sinh cảnh quan: Nhiệm vụ bảo tồn những loài
đặc biệt và bảo vệ nơi cư trú của loài với diện tích 146.744 ha.
 Hạng III. Khu bảo vệ Cảnh quan: Nhiệm vụ bảo vệ các cảnh quan phục vụ cho
vui chơi giải trí với diện tích 154.540 ha. (Nguồn: dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn,

2011)
2.3. Tổng quan về KBTTN Hòn Bà
2.3.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của KBTTN Hòn Bà đó là Lâm trường Diên Khánh. Trải qua các lần
đổi tên và thay đổi chức năng nhiệm vụ sau:
 Ngày 26/02/1986, UBND tỉnh Phú Khánh (cũ) ra quyết định số 248/UB chia Lâm
trường Diên Khánh thành 2 lâm trường và 1 xí nghiệp Lâm nghiệp quốc doanh
do huyện Diên Khánh quản lý trên cơ sở hợp nhất các xí nghiệp chế biến gỗ.

6


 Ngày 27/10/1997, UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 5380/QĐ-UB chuyển
Lâm trường Diên Khánh sang hoạt động công ích và đổi tên thành Lâm trường
công ích Diên Khánh với nhiệm vụ: Quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao;
Trồng và chăm sóc rừng; Khoanh nuôi, tái sinh, phục hồi và làm giàu rừng; Chế
biến gỗ.
 Ngày 25/09/2000, UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 4332/2000/QĐ-UB
chuyển Lâm trường công ích Diên Khánh thành đơn vị sự nghiệp và lấy tên mới
là BQL rừng phòng hộ Diên Khánh, trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, với nhiệm vụ: Quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao; Trồng và
chăm sóc rừng trồng; Khoanh nuôi, tái sinh, phục hồi và làm giàu rừng; Khai
thác, chế biến lâm sản theo kế hoạch Nhà nước giao.
 Ngày 15/12/2005, UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 98/2005/QĐ-UBND
về việc thành lập BQL KBTTN Hòn Bà trên cơ sở BQL rừng phòng hộ Diên
Khánh, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có
chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng đặc dụng.
2.3.2. Chức năng – nhiệm vụ
 Bảo vệ nguyên vẹn HST và các quần thể sinh vật hiện có.
 Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để duy trì và phát triển nguồn gen

động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm cụ thể là:
 Phục hồi các HST rừng có khả năng phát triển trở lại trạng thái gần giống với
các HST của rừng Hòn Bà nguyên bản.

 Bảo vệ toàn bộ rừng và đất rừng được quản lý, để nó vận động theo xu hướng
đi lên, đảm bảo cho HST của KBTTN Hòn Bà ngày càng phong phú, làm cơ
sở phục hồi và phát triển hệ động vật rừng hoang dã.
 Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn cho mọi người dân xung quanh KBT
tham gia vào công tác bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và HST rừng.
 Tham gia vào sự ổn định kinh tế, đời sống của người dân địa phương, thông qua
công tác bảo vệ, xúc tiến tái sinh rừng ở phân khu phục hồi sinh thái và vùng
đệm.

7


 Thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng để thực hiện tốt các mục
tiêu, nhiệm vụ được đặt ra trong quá trình quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển
KBT.
2.3.3. Cơ cấu tổ chức
Nhân lực ở KBTTN Hòn Bà có tổng cộng 31 người. Bao gồm Ban quản lý (6
người) và một Hạt kiểm lâm trực thuộc (25 người). Trong đó có 4 kỹ sư, 6 trung cấp,
số còn lại chưa qua trường lớp đào tạo về chuyên môn nào cả.
BQL KBTTN Hòn Bà

Hạt kiểm lâm
Hòn Bà
Trạm KL
Suối Cát


Tổ ĐDSH

Trạm KL
Suối Tiên

Bộ phận
KH - KT

Trạm KL
Suối Tân

Bộ phận
KT - TC - HC

Tổ KL cơ
động

Trạm KL đỉnh
Hòn Bà

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của BQL KBTTN Hòn Bà
2.3.4. Vị trí địa lý – ranh giới
2.3.4.1. Vị trí địa lý
Núi Hòn Bà nằm ở phía Tây Nam và cách thành phố Nha Trang gần 30 km (theo
đường chim bay). KBTTN Hòn Bà bao gồm núi Hòn Bà có độ cao 1.578 m so với
mực nước biển và hệ thống đỉnh và dãy núi xung quanh Hòn Bà nằm trên địa phận 8
xã thuộc 4 huyện: huyện Diên Khánh 2 xã, huyện Cam Lâm 2 xã, huyện Khánh Vĩnh 1
xã và huyện Khánh Sơn 3 xã.
2.3.4.2. Ranh giới tiếp giáp
KBTTN Hòn Bà có tiếp giáp các nơi sau:

 Phía Bắc tiếp giáp với tiểu khu 598 thuộc xã Suối Tiên, tiểu khu 539, 594, 595
thuộc xã Diên Tân (Diên Khánh), tiểu khu 538a của xã Khánh Phú (Khánh Vĩnh).
 Phía Nam giáp với tiểu khu 626, 630a thuộc xã Sơn Hiệp, tiểu khu 637 thuộc xã
Sơn Trung và tiểu khu 634 thuộc xã Sơn Bình (Khánh Sơn).

8


 Phía Đông giáp tiểu khu 601, 601a thuộc xã Suối Cát, tiểu khu 607 thuộc xã Suối
Tân (Cam Lâm) và các xã Cam Tân, Sơn Tân, Cam Phước Tây (TP. Cam Ranh).
 Phía Tây giáp tiểu khu 544a, 539, 560 thuộc xã Khánh Phú (Khánh Vĩnh) và tiểu
khu 625 thuộc xã Sơn Lâm (Khánh Sơn).

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí KBTTN Hòn Bà
2.3.4.3. Tọa độ địa lý
 Theo vĩ độ: Từ 12001’45” đến 12012’00” vĩ độ Bắc.
 Theo kinh độ: Từ 108054’04” đến 109005’00” kinh độ Đông.
2.3.5. Diện tích và các phân khu chức năng
Theo BQL KBTTN Hòn Bà (2010), KBTTN Hòn Bà có diện tích khoảng
20.938,3 ha. Trong đó:
 Diện tích đất có rừng: 17.349,7 ha chiếm 82,7% diện tích toàn KBT.
 Diện tích đất không có rừng: 3.628,6 ha chiếm 17,3% diện tích toàn KBT.
2.3.5.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Là khu vực các trạng thái rừng, HST, động thực vật rừng hầu như không bị tác
động bên ngoài, nó được bảo vệ nghiêm ngặt các trạng thái của nó trong quá trình vận
động sinh trưởng và phát triển của quy luật sinh thái tự nhiên.
Tổng diện tích tự nhiên phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 10.448,2 ha, chiếm
49,8% diện tích toàn KBT. Trong đó:
9



 Diện tích đất có rừng là 9.475,3 ha chiếm 90,7% diện tích phân khu.
 Diện tích đất không có rừng là 972,9 ha chiếm 9,3% diện tích phân khu.
2.3.5.2. Phân khu phục hồi sinh thái
Là khu rừng nằm trong KBTTN mà HST đã bị những tác động bên ngoài (trong
đó con người là chính) làm thay đổi ít nhiều cần thiết phục hồi trở lại HST ban đầu của
nó nhằm đảm bảo tính ĐDSH của KBT.
Diện tích phân khu phục hồi sinh thái của KBTTN Hòn Bà: 10.530,1 ha chiếm
50,2% diện tích KBT. Trong đó:
 Diện tích đất có rừng: 7.874,4 ha chiếm 74,8% diện tích phân khu.
 Diện tích đất không có rừng: 2.655,7 ha chiếm 25,2 % diện tích phân khu.

Hình 2.3. Sơ đồ phân khu chức năng KBTTN Hòn Bà
2.3.5.3. Phân khu hành chính dịch vụ
Phân khu hành chính, dịch vụ có diện tích khoảng 15 – 20 ha, là diện tích đất để
xây dựng nơi làm việc cho BQL và các công trình cần thiết khác như:
 Xây dựng văn phòng cho BQL.
 Xây dựng các công trình hạ tầng, phòng tiêu bản, vườn thực vật, vườn ươm và cơ
sở nghiên cứu động, thực vật trong KBT.
 Nhà nghỉ, bãi đỗ xe, …
10


2.3.5.4. Vùng đệm
Vùng đệm nằm ngoài phạm vi của KBTTN Hòn Bà là vùng tổ chức sản xuất cho
người dân phát triển kinh tế ổn định đời sống, nhằm giảm áp lực xâm lấn, tác động tiêu
cực của người dân tới KBT.
Vùng đệm cũng là nơi bố trí và tiếp nhận các hộ dân nằm trong KBT do yêu cầu
quản lý, bảo vệ và quy chế hoạt động KBTTN phải di dời ra ngoài KBT.
Do đó đối với vùng đệm cần thiết phải có cơ chế chính sách, chủ trương phát

triển kinh tế, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người dân sống trong vùng đệm.
Tổng diện tích tự nhiên phân khu vùng đệm là 15.832,4 ha. Trong đó:
 Diện tích đất có rừng là: 7.415,48 ha chiếm 46,8% diện tích phân khu.
 Diện tích đất không có rừng là: 8.416,92 ha chiếm 53,2% diện tích phân khu.
2.3.6. Điều kiện tự nhiên
2.3.6.1. Địa hình
KBTTN Hòn Bà bao gồm nhiều dãy núi liên hoàn, trong đó đỉnh Hòn Bà là cao
nhất (1.578 m). Phần lớn các sườn núi có độ dốc lớn, phổ biến từ 150 – 400. Nhìn
chung, địa hình nơi đây rất hiểm trở và phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối và các
khe tụ thủy, và đổ về suối Dầu (Cam Lâm), sông Cầu (Khánh Vĩnh), sông Tô Hạp
(Khánh Sơn). Một số vạt núi tương đối bằng phẳng, xuất hiện nhiều tảng đá xếp hình
tự nhiên, tạo nên những cảnh quan đẹp mắt, hấp dẫn khách tham quan, thuận lợi để
hình thành các khu vực nghỉ dưỡng, dừng chân trong rừng.
 Độ dốc bình quân chung: 150 – 400
 Độ cao:
 Độ cao tuyệt đối trung bình : 1.200 m
 Độ cao tuyệt đối cao nhất : 1.578 m
 Độ cao tuyệt đối thấp nhất :

100 m

2.3.6.2. Điều kiện khí hậu thời tiết
Theo tài liệu khí hậu thuỷ văn tỉnh Khánh Hoà, khu vực Hòn Bà thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện tính chất nhiệt đới mưa mùa có mùa mưa và mùa khô
rõ rệt. Ngoài các điểm chung của khí hậu toàn vùng, Hòn Bà còn có những nét riêng
của khí hậu tiểu vùng. Đó là 2 khu vực do yếu tố địa hình đã làm cho khí hậu có nhiều
11


sắc thái riêng: Khánh Vĩnh có dáng dấp chút ít của khí hậu Tây Nguyên, Khánh Sơn

có dáng dấp của khí hậu Đà Lạt (Lâm Đồng). Do sự chênh lệch lớn về độ cao, nên khí
hậu tại Hòn Bà có thể chia thành 2 vùng:
 Vùng đỉnh Hòn Bà (cao độ trên 1.000 m) có đặc trưng của kiểu khí hậu á nhiệt
đới núi trung bình, nhiệt độ tối cao tuyệt đối vào khoảng 270C và tối thấp tuyệt
đối nhỏ nhất xuống tới 6,50C, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 14,10C đến
19,80C, lượng mưa trung bình năm có thể đạt từ 2.000 đến 2.750 mm, độ ẩm
không khí trung bình năm đạt trên 85%, sương mù xuất hiện gần như quanh năm
với mức độ dày đặc trong các tháng từ 9 – 12.
 Khu vực thấp (cao độ dưới 1.000 m) thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình năm dao động từ 230C đến 260C, lượng mưa trung bình năm từ 2.000
đến 2.400 mm, độ ẩm không khí trung bình năm là 80%.
2.3.6.3. Thủy văn
Do yếu tố địa hình KBTTN Hòn Bà được hình thành bởi 3 hệ dông chính nên
thủy văn ở KBT bị ảnh hưởng rất lớn và có những đặc thù riêng:
 Về phía huyện Cam Lâm (thuộc Đông, Đông Bắc KBT) yếu tố thủy văn chủ yếu
là: Hệ thống suối thuộc lưu vực suối Dầu đổ về hồ suối Dầu chảy theo hướng
Đông, Đông Bắc qua địa phận xã Suối Cát.
 Về phía huyện Khánh Vĩnh (thuộc Tây, Tây Bắc KBT) hệ thống suối lớn Ta Lo
đổ vào Sông Cầu theo hướng Tây, Tây Bắc chảy qua địa phận xã Sông Cầu đổ
vào Sông Cái.
 Về phía huyện Khánh Sơn (thuộc phía Nam, Tây nam KBT) gồm các suối: Chi
Chai, Ty Kay, Tà Gụ, MyUyn chảy vào sông Tô Hạp, các hệ sông, suối này phần
lớn chảy từ Bắc xuống Nam, chịu tác động lớn bởi canh tác nương rẫy của cộng
đồng dân cư ở đây. Vì vậy lũ về mùa mưa và cạn kiệt nguồn nước về mùa khô
thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người dân Khánh Sơn.
Vì vậy việc bảo vệ toàn bộ HST rừng Hòn Bà là rất cần thiết và cấp bách. Hệ
thống sông, suối cần phải được tồn tại và phát huy tiềm năng và giá trị của nó.

12



2.3.6.4. Đặc điểm đất đai
Theo tài liệu và Bản đồ lập địa cấp II tỉnh Khánh Hòa cho thấy trong KBT có các
loại đất chính như sau:
 Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá Macma acid: chiếm khoảng 15% trong
toàn vùng, được hình thành ở độ cao trên 1.000 m, trên nền đất mẹ cứng khó
phong hóa, tầng mùn và thảm thực vật dày.
 Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Macma acid: chiếm khoảng 70% trong toàn
vùng, đất này được hình thành trên khối đá mẹ rắn chắc Granit, Rhyolit, Đaxit,
hình thành ở độ cao từ 500 – 1.000 m, tầng mùn và thảm thực vật còn khá dày.
 Đất Feralit vàng phát triển trên đá Macma acid: chiếm khoảng 15% diện tích toàn
vùng, được hình thành trên khối đá mẹ rắn chắc Granit, Đaxit.
2.3.7. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội 
2.3.7.1. Dân số
Theo tài liệu tình hình dân sinh kinh tế thống kê năm 2010, các xã có địa giới
nằm trong KBTTN Hòn Bà thuộc 4 huyện cho biết: tổng số dân là 8.646 hộ với tổng
số nhân khẩu là 35.356 khẩu.
Bảng 2.1. Thống kê dân số và lao động của từng xã
STT

Tên xã

Số hộ

Số khẩu Mật độ dân số Số lao động

Tỉ lệ lao

(hộ)


(khẩu)

(người/km2)

(người)

động (%)

1

Suối Tiên

984

4.826

191

2.500

51,80

2

Diên Tân

758

2.711


-

1.425

52,60

3

Suối Cát

2.131

9.204

-

5.500

59,76

4

Suối Tân

2.500

9.251

-


5.550

60,00

5

Khánh Phú

641

2.942

19

1.370

46,60

6

Sơn Bình

695

2.764

58 – 60

1.696


61,36

7

Sơn Hiệp

372

1.478

44

1.344

83,37

8

Sơn Trung

565

2.180

65

1.230

56,40


(Nguồn: BQL KBTTN Hòn Bà, 2010)

13


×