Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CỦA DU KHÁCH VIỆT NAM ĐẾN VIỆC THAM GIA DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI VÀM SÁT, HUYỆN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.83 KB, 84 trang )

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CỦA DU KHÁCH VIỆT NAM
ĐẾN VIỆC THAM GIA DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH
SINH THÁI VÀM SÁT, HUYỆN CẦN GIỜ

Tác giả

NGUYỄN ĐĂNG KHOA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
KS.VÕ THỊ BÍCH THÙY

Tháng 06/2012
i


CẢM TẠ
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên - Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu suốt bốn năm
trên giảng đường đại học.
Tôi chân thành cảm ơn Cô Võ Thị Bích Thùy và Thầy Nguyễn Thiên Di, những
người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Thầy Nguyễn Anh Tuấn, Thầy Đỗ Xuân Hồng, Thầy Nguyễn
Kim Huệ, Chị Lê Trương Ngọc Hân đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Xin cảm ơn Ban quản lý và các anh chị đang công tác tại Khu du lịch sinh thái
Vàm Sát đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Mẹ và bạn bè đã ở bên cạnh động viên, ủng hộ tôi.


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu và xác định đặc điểm của du khách Việt Nam đến việc tham
gia du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát, huyện Cần Giờ” được thực hiện
từ tháng 03/2012 đến 05/2012. Với mục tiêu tìm hiểu thông tin về đặc điểm du khách
và xác định các định hướng cải thiện chất lượng dịch vụ phù hợp với đặc điểm du
khách thu được, đề tài triển khai tìm hiểu các nội dung sau:
- Nghiên cứu các đặc điểm xã hội_nhân khẩu học của khách du lịch đến du lịch
tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát.
- Xác định các yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình sử dụng dịch vụ như thế nào?
- Xác định các vấn đề cần thiết về dịch vụ du lịch của khu du lịch cần được nâng
cấp để đáp ứng với các đặc điểm của du khách
Các phương pháp Khảo sát bằng bảng câu hỏi, Phương pháp quan sát, Nghiên
cứu tài liệu, Thống kê và mô tả đã được sử dụng trong đề tài.
Các kết quả đạt được bao gồm:
- Xác định được đặc của du khách tham gia du lịch tại KDL sinh thái Vàm Sát.
Các đặc điểm chính được xác định gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
tình trạng gia đình, thu nhập, cấu trúc nhóm khách và đặc điểm của nhóm.
- Đưa ra được các định hướng cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái và
các dịch vụ du lịch thuần túy.
- Du khách đến tham quan tại KDL Vàm Sát đa phần ở độ tuổi từ 23 – 35 tuổi, có
trình độ học vấn cao và đa phần đã có việc làm ổn định. Họ thường tham gia du lịch
với bạn bè đồng nghiệp. Mức thu nhập trung bình từ 5 – 8 triệu/ tháng

iii


MỤC LỤC


LỜI TỰA ......................................................................................................................... i
CẢM TẠ ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
Chương 1 ......................................................................................................................11
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................11
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................11
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................12

1.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................12

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................................13

1.4.1 Thời gian thực hiện đề tài: .............................................................................13
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu. ......................................................................................13
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................13
Chương 2 ......................................................................................................................14
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................14
2.1 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI ............................................................14
2.1.1 Các quan điểm về DLST trên thế giới. ..........................................................14

2.1.2 Các khái niệm DLST áp dụng tại Việt Nam ..................................................15
2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐẶC ĐỂM
NHÂN KHẨU HỌC ..................................................................................................15
2.3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................16
2.3.1 Địa chỉ và quá trình thành lập ........................................................................16
2.3.2 Các loại hình dịch vụ mà KDL đang cung cấp ..............................................17
2.3.2.1 Dịch vụ ăn uống................................................................................17
2.3.2.2 Dịch vụ lưu trú ..................................................................................17
iv


2.3.2.3 Dịch vụ vận chuyển ..........................................................................17
2.3.2.4 Tham quan, vui chơi giải trí .............................................................18
2.4 LƯỢNG KHÁCH ĐẾN KHU DU LỊCH TRONG NĂM NĂM TRỞ LẠI ĐÂY
....................................................................................................................................19
Chương 3. .....................................................................................................................21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................21
3.1 Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU..................................................................................21
3.1.1 Sơ đồ ý tưởng nghiên cứu ..............................................................................22
3.1.2 Các nhân tố chính ..........................................................................................24
3.1.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của du khách ..........................................24
3.1.2.2

Nghề nghiệp và tình hình kinh tế ..................................................27

3.1.2.3 Cấu trúc nhóm du khách ...................................................................28
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................28
3.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi......................................................28
3.2.2 Phương pháp quan sát ....................................................................................29
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...................................................................30

3.2.4 Phương pháp thống kê và phân tích số liệu ...................................................31
Chương 4 ......................................................................................................................32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................32
4.1 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT......................................................32
4.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DU KHÁCH .................................................................35
4.2.1 Thành phần giới tính ......................................................................................35
4.2.2 Độ tuổi ...........................................................................................................36
4.2.3 Tình hình nghề nghiệp ...................................................................................38
4.2.4 Mối quan hệ giữa độ tuổi và nghề nghiệp .....................................................41
4.2.5 Trình độ học vấn ............................................................................................43
4.2.6 Tình hình thu nhập .........................................................................................44
4.2.7 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và mức thu nhập...........................................45
4.2.8 Nơi sinh sống .................................................................................................48
4.2.9 Tình trạng gia đình........................................................................................49
4.2.10 Mối quan hệ giữ tình trạng gia đình, nghề nghiệp và mức thu nhập. ..........50
v


4.2.11 Cấu trúc du khách ........................................................................................55
4.2.12 Mối quan hệ giữa tình trạng gia đình và cấu trúc du khách ........................55
4.2.13 Đặc điểm nhóm du khách ............................................................................56
4.2.14 Độ lớn của nhóm du khách ..........................................................................57
4.3 HÌNH ẢNH DU KHÁCH THAM GIA DU LỊCH SINH THÁI TẠI VÀM SÁT
....................................................................................................................................58
4.4 SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ....................................................................59
4.5 CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG THƯỜNG ĐƯỢC THIẾT LẬP TRONG MỘT
KHU DU LỊCH SINH THÁI .....................................................................................61
4.6 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT........................................................................................62
4.6.1 Các đề xuất chung đối với khu DLST Vàm Sát. ...........................................63
4.6.2 Các giải pháp cụ thể cho các nhóm ưu thế ...................................................64

4.6.2.1 Cải thiện chất lượng du lịch sinh thái ...............................................64
4.6.2.2 Các giải pháp đối với nhóm dịch vụ du lịch thuần túy .....................66
4.6.2.3 Xây dựng hình ảnh và quảng cáo .....................................................67
Chương. 5 .....................................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................69
5.1 KẾT LUẬN ..........................................................................................................69
5.2 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................71
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................74
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................79

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

KDL

Khu du lịch

WTO

Tổ chức du lịch thế giới

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới


DVDL

Dịch vụ du lịch

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

BQL

Ban quản lý

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các điểm tham quan trong KDL ..................................................................18
Bảng 3.1: Bảng kết quả dự kiến về các yếu tố nghiên cứu ...........................................26
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát ...........................................................................................32
Bảng 4.2: Các đặc điểm khác nhau giữa nam và nữ .....................................................35
Bảng 4.3: Bảng phân bố tỷ lệ các nhóm tuổi ................................................................36
Bảng 4.4: Đặc điểm của 2 nhóm chiếm ưu thế .............................................................37
Bảng 4.5: Bảng thể hiện tỷ lệ các nhóm nghề nghiệp ...................................................38
Bảng 4.6: Đặc điểm của các nhóm ưu thế.....................................................................40

Bảng 4.7: Mối liên hệ giữa độ tuổi và nghề nghiệp ......................................................41
Bảng 4.8: Bảng phân tích các nhóm yếu tố chiếm ưu thế.............................................42
Bảng 4.9: Tình trạng thu nhập của du khách ................................................................44
Bảng 4.10: Tình hình thu nhập của du khách ...............................................................44
Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra Chi – Square ...................................................................45
Bảng 4.12: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp mức và thu nhập .......................................46
Bảng 4.13: Đặc điểm các nhóm ưu thế .........................................................................47
Bảng 4.14 : Khoảng cách từ nơi sinh sống của du khách đến với KDL Vàm Sát ........48
Bảng 4.15: Bảng thể hiện tình trạng gia đình của du khách .........................................49
Bảng 4.16: Tình trạng con cái của du khách .................................................................50
Bảng 4.17: Mối quan hệ giữa tình trạng gia đình, nghề nghiệp và thu nhập ................50
Bảng 4.18: Phân tích các nhóm ưu thế trong bảng 4.17 ...............................................52
Bảng 4.19: Cấu trúc du khách .......................................................................................55
Bảng 4.20: Mối quan hệ giữa tình trạng gia đình và cấu trúc khách ............................55
Bảng 4.21: Đặc điểm nhóm du khách ..........................................................................56
Bảng 4.22: Độ lớn của nhóm du khách .........................................................................57
Bảng 4.23: Bảng so sánh các đặc điểm giữa du khách tại Belize với du khách tại Vàm
Sát ..................................................................................................................................59
Bảng 4.24: Các hoạt động thường được thiết lập trong KDL sinh thái ........................61
Bảng 4.25: Các hạn chế và giải pháp đề nghị ...............................................................63
viii


Bảng 4.26: Bảng các biện pháp đề xuất đối với DLST.................................................64
Bảng 4.27: Bảng các biện pháp đối với du lịch thuần túy ............................................66
Bảng 4.28: Các giải pháp đề xuất cải thiện hình ảnh và quảng cáo ..............................68

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện số lượng du khách từ năm 2007 - 2011.............................19
Hình 3.1: Sơ đồ ý tưởng nghiên cứu .............................................................................23
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ nam và nữ đến KDL ................................................................35
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nhóm tuổi ............................................................37
Hình 4.3: Biểu đồ thệ hiện tỷ lệ % các nhóm nghề nghiệp ..........................................40
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn .................................................................43
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập trung bình của du khách .............................45
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện khoảng cách nơi sinh sống của du khách đến KDL ..........49
Hình 4.7: Biểu đổ thể hiện tỷ lệ đặc điểm của nhóm du khách ....................................56

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào đầu thế kỷ 20, mô hình du lịch sinh thái( DLST ) ra đời để thay thế cho du
lịch nghỉ dưỡng đã có nhiều hạn chế. Sự ra đời của DLST góp phần dung hòa các lợi
ích lợi ích kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương, đem lại các kiến thức, trải
nghiệm trong lĩnh vực môi trường và sinh thái cho khách du lịch. Ngoài ra, DLST còn
mang lại lợi ích về mặt tổ chức, kinh tế cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại
các khu vực được bảo tồn.
Hiện nay mô hình du lịch sinh thái ở Việt Nam đã và đang phát triển một cách
nhanh chóng. Lipscombe và Thwaites (2003) thống kê và cho thấy lượng du khách
Việt Nam tham gia du lịch sinh thái đến năm 1999 đạt mức 400.000, chiếm 5% tổng
lượng du khách nội địa và 85% lượng du khách tham gia du lịch sinh thái tại Việt Nam.
Thế nhưng những nghiên cứu của Lionetti (2010) đã cho thấy rằng hiệu quả trong phát
triển chiến lược DLST, công tác truyền thông bảo vệ tài nguyên và môi trường còn rất

hạn chế. Dẫn đến những hiểu lầm về định nghĩa và mô hình du lịch mà du khách đang
thụ hưởng. Những hạn chế này bắt nguồn từ sự khác biệt trong trình độ nhận thức của
các nhóm đối tượng khách hàng.
Nhằm giải quyết những khó khăn trên, trên thế giới cũng đã thực hiện nhiều
nghiên cứu về các đặc điểm xã hội_nhân khẩu học của du khách để làm rõ sự khác biệt
giữa các nhóm. Các nghiên cứu điển hình như: “Nghiên cứu đặc điểm du khách Bồ
Đào Nha du lịch tới các khu vực được bảo vệ” của Marques và ctv (2010); “Nghiên
cứu đặc điểm và động cơ của du khách thường xuyên tham gia du lịch sinh thái tại
Belize” của Pia Kwan và ctv (2010); “Các đặc điểm khác nhau của từng nhóm du
khách khi tham gia du lịch sinh thái” của Lipscombe và Thwaites (2003)…

11


Ở Việt Nam, KDL sinh thái Vàm Sát là một trong những mô hình phát triển
DLST điển hình. Năm 2000, khu DLST Vàm Sát được thiết lập trong vùng lõi của khu
dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Tháng 7/2002, Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã công
nhận Khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Vàm Sát là một trong hai khu du lịch
sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam. Riêng khu vực sân chim và
Đầm Dơi của Vàm Sát cũng đã được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố phê duyệt khoanh
vùng quy hoạch chim thú rừng tại rừng phòng hộ Cần Giờ nhằm mục đích bảo tồn và
phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Tuy nhiên, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do chưa có định hướng rõ ràng.
Do tính cấp bách của việc tìm ra định hướng phát triển rõ ràng, với sự hấp dẫn của khu
du lịch này và cùng với cơ sở của các nghiên cứu trước là một điều kiện đủ và lý tưởng
cho tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu và xác định đặc điểm của du khách Việt Nam
đến việc tham gia du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát, huyện Cần
Giờ”

1.2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

9

Tìm hiểu thông tin về đặc điểm của du khách.

9

Xác định các định hướng cải thiện chất lượng dịch vụ phù hợp với thông tin về

đặc điểm du khách thu được.
1.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

9

Nghiên cứu các đặc điểm xã hội_nhân khẩu học của khách du lịch đến Khu du

lịch sinh thái Vàm Sát.
9

Xác định các yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình sử dung dịch vụ như thế nào?

9

Xác định các vấn đề cần thiết về dịch vụ du lịch của khu du lịch cần được nâng

cấp để đáp ứng với các đặc điểm của du khách


12


1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài được thực hiện từ 01/03/2012 – 31/05/2012
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch
Việt Nam tham gia du lịch sinh thái tại KDL sinh thái Vàm Sát.
-

Đề tài không thực hiện khảo sát các đặc điểm khác như: động cơ du lịch, các

yếu tố phong cách du lịch…vì do hạn chế về thời gian.
-

Đề tài được thực hiện tại KDL sinh thái Vàm Sát.

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là khách du lịch Việt Nam.

13


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI
2.1.1 Các quan điểm về DLST trên thế giới.
Du lịch sinh thái dựa vào môi trường tự nhiên bên ngoài để thiết lập các hoạt
động cũng như là sức hút chính của DLST (Buckley, 2003; Marques và ctv, 2010).
Trong các tài liệu nghiên cứu những năm gần đây khái niệm về DLST rất phổ biến với
mọi người và nó thường rất rộng. Nó được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và
thường tạo ra sự nhầm lẫn giữa DLST và du lịch bền vững. Trong thực tế, DLST gần
với du lịch bền vững khi cả hai đều có các điểm chung là môi trường sinh thái, phát
triển bền vững văn hóa xã hội, không thích nghi với bất kì một tác động nhỏ nào đến
môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội (Marques và ctv, 2010). DLST đề cập đến thái độ
có trách nhiệm của những người sử dụng du lịch đối với môi trường tự nhiên, không
làm xáo trộn bất kì một mối liên hệ nào giữa yếu tố văn hóa và môi trường, nâng cao
sự hiểu biết về môi trường tự nhiên và được đánh giá cao khi góp phần vào việc bảo
tồn các các trị văn hóa, môi trường và phát triển kinh tế (Bjork, 2000).
Bjork ( 2000 ) lập luận rằng để phát triển DLST một cách đúng nghĩa cần phải
có sự hợp tác giữa tấc cả các bên liên quan. Với các bên liên quan tham gia vào hoạt
động du lịch như là: khách du lịch, các nhà kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương,
chính quyền và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Marques và ctv ( 2010 ) đã dựa
vào tính chất, cường độ tương tác của khách du lịch, cũng như các hành vi, thái độ và
động cơ đi du lịch của họ đã phân loại được hai nhóm khách du lịch sinh thái khác
nhau là khách DLST “cứng” và khách DLST “mềm”.
Hai nhóm du khách này có những khác biệt cơ bản như sau: khách DLST cứng
có sự cam kết ở một cấp độ cao về các vấn đề môi trường và hỗ trợ việc tăng cường
phát triển bền vững. Khách du lịch tham gia chuyên về du lịch sinh thái và với những
14


chuyến đi dài với nhóm nhỏ và với các hoạt động ưa thích, thách thức bản thân và đề
cao các yếu tố kinh nghiệm của con người. Họ mong đợi, nếu có các dịch vụ và
chương trình du lịch sắp xếp theo ý riêng của họ. Ngược lại, du lịch sinh thái mềm thể

hiện một các vừa phải các cam kết với môi trường và có xu hướng hài lòng với tính
bền vững của môi trường. Họ thường tham gia du lịch sinh thái chỉ với một hoạt động
trong một hành trình đa mục tiêu, chuyến đi thường ngắn, trong những nhóm lớn và họ
thường đòi hỏi các dịch vụ ở cấp độ cao. Họ thường dựa vào các đại lý du lịch sắp xếp
chương trình, họ thường thụ động trong các hoạt động và cảm nhận.

2.1.2 Các khái niệm DLST áp dụng tại Việt Nam
Theo IUCN, “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại
các điểm tự nhiên ít bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã
tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hữu, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn
chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những
người dân địa phương tham gia tích cực.”
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam ( 1999 ):“DLST là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.”
Luật Du lịch Việt Nam ( 2005 ) định nghĩa: “DLST là hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm
phát triển bền vững.”
2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐẶC ĐỂM
NHÂN KHẨU HỌC
Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại khách DLST trên thế giới
nhưng có thể nhận ra rằng có nhiều loại khách du lịch sinh thái với những đặc tính rất
khác nhau. Vì vậy, yêu cầu về dịch vụ của nhóm du khách này và tác động của họ đến
với môi trường cũng khác nhau. Việc xác định các phân khúc khách du lịch trong
DLST, do đó, rất quan trọng đối với các nhà làm du lịch trong việc xác định các dịch
vụ cần cung ứng, các phương pháp tiếp thị cần triển khai và quan trọng hơn là các biện
pháp phù hợp để giảm tác động môi trường đến mức thấp nhất.
15



Theo Weistenin (1994), phân khúc thị trường là quá trình phân chia nhỏ thị
trường thành các thành phần đồng nhất hơn có nhu cầu tương tự. Việc phân chia dựa
trên các đặc tính này là động lực cho các chính sách tiếp thị và các hoạt động. Việc
phân chia này có thể dựa trên nhiều cách khác nhau dựa trên các đặc điểm thể chất,
thái độ hành vi của du khách. Trong khi các thuộc tính hành vi thường được sử dụng là
tâm lý, việc sử dụng dịch vụ, nhận thức hay sở thích. Thuộc tính lý tính thường được
sử dụng trong quá trình phân khúc đó là các đặc điểm về nhân khẩu học, khoảng cách
địa lý.
Lợi ích của việc phân khúc thị trường là xem xét lại các động cơ mua hàng dựa
vào các yếu tố hành vi của khách hàng ( Weinstein, 1994). Nhờ vậy, các nhà cung cấp
dịch vụ, các khu du lịch có thể đề ra các chính sách phát triển dịch vụ, các chiến lược
tiếp thị một cách tập trung và có hiệu quả hơn. Hanley (1968) lần đầu tiên giới thiệu
phương pháp tiếp cận dựa tính không đồng nhất trong việc lựa chọn sản phẩm của
người tiêu dùng. Palacio và McCool (1997) lập luận rằng nó là một công cụ quan trọng
trong phát triển sản phẩm, vì nó xác định thuộc tính của họ và giúp tăng cường sức
mạnh của sản phẩm và khắc phục điểm yếu. Trong thị trường du lịch, lợi ích từ việc
phân khúc thị trường góp phần cung cấp các dịch vụ đến du khách tốt hơn (Seaton &
Bennett, 2000 ).
2.3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.3.1 Địa chỉ và quá trình thành lập
Địa chỉ: Xã Lý Nhơn _ Huyện Cần Giờ_ TP Hồ Chí Minh, với tổng diện tích:
1.862ha. Trong đó có 1.195,9 ha rừng, thuộc tiểu khu 15A Khu bảo tồn thiên nhiên
rừng ngập mặn Cần Giờ. Nằm giữa dòng chảy của hai con sông Vàm Sát, Lòng Tàu,
Khu Du Lịch Sinh Thái Vàm Sát mang trong mình những khoảng rừng đẹp nhất của
khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc huyện Cần Giờ,
TP.HCM...
Năm 1999, dựa trên nền tảng cơ sở vật chất cũ của Nông trường và Trường
giáo dục lao động công nông nghiệp duyên hải quận 11, Công ty DVDL Phú Thọ đã
dầu tư và phát triển thành Khu DLST Vàm Sát. Ở đây, đặc trưng của đất rừng ngập
mặn phong phú với các loài thực vật như mấm, đước, cóc, chà là…, các loại động vật

trên cạn và dưới nước phong phú với đủ chủng loại.
16


Tháng 7/2002, Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã công nhận Khu Du Lịch
Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Vàm Sát là khu du lịch sinh thái phát triển bền vững.
Riêng khu vực Sân Chim và Đầm Dơi của Vàm Sát cũng đã được UBND thành phố
phê duyệt khoanh vùng quy hoạch chim thú rừng tại rừng phòng hộ Cần Giờ nhằm
mục đích bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh
quyển, tạo nơi tham quan học tập, nghiên cứu và giáo dục cho nhân dân thành phố, du
khách trong và ngoài nước. Năm 2003, Khu du lịch Vàm Sát được Hội đồng Khoa học
trung ương xét phong tặng giải thưởng cao quý: cúp vàng sự nghiệp xanh và Tổng cúc
du lịch trao cúp vàng du lịch xanh Việt Nam.
2.3.2 Các loại hình dịch vụ mà KDL đang cung cấp
2.3.2.1 Dịch vụ ăn uống
Nhà hàng rộng thoáng mát có thể cung cấp dịch vụ cho khoảng 150 khách. Nhà
hàng cung cấp các dịch vụ ăn uống cơ bản và các loại đặc sản của địa phương như
cơm khô cá dứa chiên dòn, cơm hải sản…
2.3.2.2 Dịch vụ lưu trú
KDL có một nhà nghỉ gồm có 8 phòng phụ vụ du khách muốn nghỉ lại KDL để
tận hưởng hết cảm giác hương vị nơi đây. Ngoài ra KDL còn có cho thuê lều trại và
các phòng nghỉ tập thể thích hợp cho việc cấm trại, sinh hoạt tập thể.
2.3.2.3 Dịch vụ vận chuyển
KDL chủ yếu khai thác tuyến du lịch thủy từ cầu Dần Xây vào trong KDL Vàm
Sát nên phương tiện vận chuyển chính là thuyền và canô. Thuyền gỗ và canô có nhiều
loại khác nhau, có thể chở tối đa được khoảng 25 khách. Khi đi vào khu trung tâm
bằng đường sông du khách mới thấy hết được vẻ đẹp thật sự của KDL Vàm Sát nói
riêng và Rừng Sác Cần Giờ nói chung.
Ngoài thuyền gổ và canô đưa khách từ trạm cầu Dần Xây vào trong KDL thì
bên trong KDL còn có xe điện để đưa khách đi tham quan 1 cách thuận tiện hơn.


17


2.3.2.4 Tham quan, vui chơi giải trí

Các dịch vụ

Bảng 2.1: Các điểm tham quan trong KDL
Đặc điểm

Tham quan khu bảo tồn dơi nghệ Thăm ao cua, câu cua giải trí, học cách
( Đầm Dơi )

trói cua và chọn cua ngon.
Đi xuồng chèo
Thăm vườn dơi ngủ.
Tham dự hoạt động rập bắt cua.

Tham quan Đầm Sấu.

Quan sát phân biệt các loài cá sấu. Tìm
hiểu sinh hoạt bình thường và sinh sản
của cá sấu.
Tham dự trò chơi “câu cá sấu bằng
thuyền”
Thăm đàn khỉ đuôi dài hoang dã và trại
kỳ đà nước.

Tham quan sân chim


Quan sát các loài chim và tổ chim cò
mùa sinh sản.

Chinh phục Tháp Tang Bồng

Quan sát toàn cảnh rừng, sông nước từ
trên cao và tìm phương hướng địa lý

Du lịch trên sông tuyến sông Dinh Bà Quan sát được cảnh sông nước, tìm hiểu
– Lò Rèn – Vàm Sát

về động thực vật rừng ngập mặn

Tham quan hồ thủy sản nước lợ, mô
hình sản xuất muối, đường xuyên
rừng, các loài thú hiền hòa như nai,
hưu, vượn má vàng.
Thưởng thức các món ăn đặc sản tại
nhà hàng
Thư giãn buổi trưa với cánh võng
dưới chòi lá.

18


™ Ngoài ra còn có một số dịch vụ bổ sung nếu trong chương trình du lịch có yêu cầu:
- Tham quan xổ tôm đầm

- Trồng đước


- Bếp nướng tôm cá tươi bên cống xổ

- Sinh hoạt dã ngoại, lửa trại

- Câu cá chẽm cao cấp

- Thuê thuyền đi câu hay du lịch trên

- Giới thiệu “Rừng Sác xưa và nay”

sông
- Địa điểm nghiên cứu, tìm hiểu về môi

- Tham quan hoạt động đóng đáy

trường, động thực vật ngập mặn

trên sông
- Bơi, chèo thuyền dạo trên đầm

Cách tổ chức các hoạt động giải trí và dịch vụ đều dựa trên nền tảng khai thác tài
nguyên thiên nhiên sẵn có, dựa vào môi trường tự nhiên làm sức hút chính cho KDL
theo đúng quan điểm về du lịch sinh thái.
2.4 LƯỢNG KHÁCH ĐẾN KHU DU LỊCH TRONG NĂM NĂM TRỞ LẠI
ĐÂY

11352

12000


10759

10000

số lượng khách

7969

9599

9243

9089
7987

8000

7802

7231

7326
Khách Nội

6000

Khách Ngoại
3528


4000
2000

1120

1256

4026

Tổng

1797

0
2007

2008

2009

2010

2011

Nguồn: Văn phòng KDL sinh thái Vàm Sát
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện số lượng du khách từ năm 2007 - 2011

19



Qua biểu đồ trên, có thể thấy được sự tăng trưởng của thị trường khách
quốc tế đến với KDL Vàm Sát. Vào năm 2010, lượng khách quốc đến với Vàm Sát
tăng gần 32,5% so với năm 2009 và đến năm 2011 vẫn giữ được đà tăng trưởng gần
6,6%. Sự tăng trưởng trên đã cho thấy rằng sức hấp dẫn của KDL Vàm Sát đối với du
khách nước ngoài ngày một tăng. Ngược lại với đà tăng trưởng của khách quốc tế là sự
không ổn định của khách nội địa, trong khi đây là một thị trường có tiềm năng lớn đối
với du lịch trong nước. Năm 2010, lượng khách nội địa đã giảm gần 3,8% so với năm
trước đó, đến năm 2011 lương khách có tăng nhẹ trở lại gần 0,65% nhưng mức độ tăng
đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Vậy do đâu mà lượng khách nội địa
đến Vàm Sát này càng giảm, cần phải có biện pháp cải thiện và xây dưng các chương
trình, kế hoạch mới để có thể tăng được sức hấp dẫn của khách du lịch trong nước đến
với Vàm Sát.

20


Chương 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU
Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch phát triển một khu DLST thì phải
phân tích nhu cầu của khách du lịch ( Seaton & Bennett, 2000). Những đòi hỏi về nhu
cầu khác nhau và kỳ vọng vào dịch vụ mà du khách muốn thụ hưởng rất quan trọng
trong quá trình xây dựng các dịch vụ cung cấp. Một sai lầm của các nhà nghiên cứu
chiến du lịch trước đây là đã đồng nhất tất cả các yếu tố hành vi của du khách ( Philip
L.Pearce, 2005). Không phải khách du lịch nào cũng giống nhau, đây thường là một
trở ngại trong việc xây dựng các chương trình phát triển cho thị trường nói chung và
du lịch nói riêng. Du khách khác nhau về tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập…dẫn đến
quá trình lựa chọn điểm đến, động cơ đi du lịch của họ cũng khác nhau. Nếu các nhà
lập kế hoạch và nhà quản lý biết phân khúc khúc thị trường du lịch sinh thái và động
cơ thúc đẩy đi du lịch của du khách rõ ràng hơn thì họ sẽ phát triển du lịch sinh thái

một cách tốt hơn, đưa ra một chiến lược phát triển phù hợp với tình hình của KDL và
tình hình của thị trường. Vì vậy, để làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ và các chiến
lược tiếp thị thì cần phải xác định được đặc điểm của du khách.
Dựa trên cở sở của 2 đề tài nghiên cứu cùng loại là: “Nghiên cứu đặc điểm du
khách Bồ Đào Nha du lịch tới các vườn quốc gia” của Marques và ctv, (2010);
“Nghiên cứu đặc điểm và động cơ của du khách thường xuyên tham gia du lịch sinh
thái tại Belize” của Pia Kwan và ctv, (2010) tác giả đã hình thành được ý tưởng
nghiên cứu áp dụng cho trường hợp tại KDL Vàm Sát
Trong đề tài nghiên cứu đặc điểm du khách Bồ Đào Nha du lịch tới các vườn
quốc gia thì Marques và ctv ( 2010 ) đã đề cập đến các yếu tố giới tính, độ tuổi, trình
độ học vấn, sinh sống với ai, nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng của gia đình và khu
vực sinh sống. Còn đối với đề tài nghiên cứu đặc điểm và động cơ của du khách
thường xuyên tham gia du lịch sinh thái tại Belize thì các yếu tố chính để nghiên cứu
21


được Pia Kwan và ctv ( 2010 ) lựa chọn là: nhóm tuổi, quốc tịch, trình độ học vấn, thu
nhập, đặc điểm di du lịch của du khách, quá trình tiếp cận thông tin và động lực thúc
đấy họ đi du lịch.
Dựa trên các yếu tố của hai nghiên cứu được đề cập đến tác giả đã hình thành
nên ý tưởng nghiên cứu có thể áp dụng cho nghiên cứu cho du khách Việt Nam. Và do
hạn chế về thời gian và cơ sở nên để tài này chỉ chọn ra một số yếu tố để thực hiện
khảo sát, được thể hiện ở sơ đồ dưới đây.
3.1.1 Sơ đồ ý tưởng nghiên cứu

22


Nữ
Giới tính

Nam
Đã có con

Tuổi

Đặc điểm nhân
khẩu học

Tình trạng
hôn nhân
Nơi sinh
sống

Đã có gia
đình
Chưa có gia
đình

Trình độ học
vấn
Số lượng
Khách đoàn

Đặc Điểm Du
Khách

Cấu trúc

Khách lẻ


Loại khách

Số lượng

nhóm du
khách

Loại khách
Thành phần
tham gia du lịch

Mức độ ổn định

Nghề nghiệp
Thời gian rỗi
Nghề nghiệp &
tình hình kinh tế
Thu nhập/tháng

Hình 3.1: Sơ đồ ý tưởng nghiên cứu

23

Mức độ ổn định

Chưa có con


3.1.2 Các nhân tố chính
3.1.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của du khách

™
Bao gồm các yếu tố chính đó là: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, nơi sinh
sống, trình độ học vấn.
™

Đây là các yếu tố cơ bản trong việc nghiên cứu về đặc điểm của con người.

™

Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn địa điểm và việc

tham gia các dịch vụ mà KDL đó cung cấp.
™

Bất cứ du khách nào khi chọn đi du lịch cũng có một chủ đích vô tình hoặc cố ý

nào đó, đôi khi chỉ là thay đổi môi trường nhàm chán xung quanh khu vực sinh sống
để thư giãn. Mỗi đối tượng dựa vào những đặc điểm khác nhau mà có những lựa chọn
khác nhau. Ta có thể thấy được một ví dụ rõ nhất là về yếu tố độ tuổi. Đối với những
du khách trẻ có sức khỏe, thích phiêu lưu mạo hiểm thì họ có thể chọn hình thức đi bộ
tham quan để leo từ chân núi lên đỉnh núi. Còn đối với những du khách đã lớn tuổi thì
khó lòng lựa chọn hình thức du lịch. Do đó, việc xác định các yếu tố về nhân khẩu học
rất quan trọng trong du lịch để có thể đưa ra các định hướng phát triển trong tương lai.
™

Độ tuổi: Tuổi tác thường được quan sát và sử dụng một cách phổ biến trong

nghiên cứu nhân khẩu học. Yếu tố này thường là một biến đại diện cho tình trạng thể
chất, mức độ hoạt động, trải nghiệm du lịch, sự năng động và sẵn sàng tham gia vào
các hoạt động của họ sẽ rất khác nhau. Trong xã hội hiện đại phương Tây, thông

thường để nghĩ về tuổi tác người ta thường mô tả và phân ra các nhóm chính như
thanh thiếu niên, trẻ con, người trung niên và người cao niên (Philip L.Pearce, 2005).
Có nhiều cách phân ra các nhóm tuổi để nghiên cứu như trong nghiên cứu của
Philip L.Pearce ( 2005 ) phân loại các nhóm tuổi từ dưới 26 tuổi, từ 26 – 35, 36 – 45,
trên 45 tuổi. Nhưng trong nghiên cứu của Marques và ctv ( 2010 ) độ tuổi lại được
phân thành các nhóm như sau: 15 – 19 tuổi, 20 – 24 tuổi, 25 – 34 tuổi, 35 – 44 tuổi, 45
– 59 tuổi và trên 60 tuổi. Điều này có thể cho thấy rằng việc phân nhóm các độ tuổi
tùy thuộc vào môi trường và kỳ vọng kết quả người nghiên cứu sẽ nhận được. Trong
đề này tác giả lựa chọn phân theo các nhóm sau từ 11 – 14 tuổi, 15 – 22 tuổi, 23 – 35
tuổi, 36 – 60 tuổi và trên 60 tuổi.
Tác giả chọn bắt đầu từ độ tuổi 11 do ở độ tuổi thấp hơn khả năng tiếp cận với thông
tin, môi trường bên ngoài và trình độ nhận thức còn hạn chế. Bắt đầu từ 11 tuổi họ bắt
24


đầu chuẩn bị bước vào cấp trung học cơ sở trình độ nhận thức của họ cũng cao và rõ
ràng hơn các lứa tuổi thấp hơn.
- Từ 11 – 14 tuổi: ở độ tuổi này các bạn trẻ đang thực hiện chương trình học tập
từ cấp độ trung học cơ sở. Khả năng tiếp cận sách báo, thông tin bên ngoài, khả năng
nhận thức của nhóm đối tượng này đã cao hơn đối tượng dưới 11 tuổi. Tuy nhiên, mọi
hoạt động của nhóm đối tượng này còn phụ thuộc nhiều vào gia đình, chưa tự chủ về
vấn đề tài chính, và chủ yếu tham gia hoạt động du lịch cùng với gia đình. Điều quan
trọng là sự tham gia của nhóm đối tượng này trong các cuộc trình diễn, trò chơi, các sự
kiện. Điều đó có thể kích thích sự quan tâm đến người lớn, kéo dài thời gian của
chuyến thăm quan, việc tham gia các dịch vụ và có ý nghĩa thương mại trong việc mua
hàng lưu niệm và thực phẩm. Thornton et al. (1997) cho thấy người lớn sự hài lòng
phần lớn có thể phụ thuộc sự hài lòng của con cái họ ở một số nơi du lịch
- Từ 15 – 22 tuổi: nhóm đối tượng này đang trong giai đoạn hoàn thành chương
trình phổ thông hoặc đại học. Các mối quan hệ bạn bè và xã hội đã được hình thành
qua đó cũng kích thích phần nào nhu cầu đi du lịch trong nhóm đối tượng này. Một bộ

phận trong nhóm này đã bắt đầu có thu nhập nhưng chưa cao, có thể độc lập trong việc
lựa chọn và thực hiện chương trình du lịch. Nhóm đối tượng rất năng động, họ thích
những trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh, thích khám phá bản chất bên trong con
người họ.
- Từ 23 – 35 tuổi: nhóm này bắt đầu giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, có việc
làm và thu nhập tương đối, mối quan hệ ngày càng phát triển thêm. Họ đi du lịch
thường nhằm mục đích thư giản, gắn kết và phát triển các mối quan hệ xã hội.
- Từ 36 – 60 tuổi: nhóm này đã bắt đầu vào giai đoạn ổn định của sự nghiệp và
gia đình. Thu nhập đã ổn định, họ thường đi du lịch để trốn chạy cuộc sống hàng ngày,
giảm stress, gắn kết các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè… Họ bắt đầu đề cao các
giá trị kinh nghiệm của bản thân nhiều hơn. Các dịch vụ họ sử dụng đã có phần cao
cấp và đa dạng hơn.
- Trên 60 tuổi: đây là nhóm đối tượng đã về hưu, thích gần với thiên nhiên, ít
tham gia các hoạt động mạnh và thường đi với gia đình.

25


×