Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KỸ THUẬT THI CÔNG TƯỜNG CÂY SỬ DỤNG TRONG TRANG TRÍ NỘI THẤT VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
*************************

NGUYỄN NGỌC LỘC

KỸ THUẬT THI CÔNG TƯỜNG CÂY
SỬ DỤNG TRONG TRANG TRÍ NỘI THẤT
VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
[Type text]
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN NGỌC LỘC

KỸ THUẬT THI CÔNG TƯỜNG CÂY
SỬ DỤNG TRONG TRANG TRÍ NỘI THẤT
VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Thầy. NGUYỄN THANH LONG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012.
[Type text]
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho em thực hiện đề tài.
Quý thầy cô Bộ môn Cảnh quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình dạy bảo
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Nguyễn Thanh Long và thầy Trần Công Quốc tận tình hướng dẫn em
hoàn thành đề tài này.
Vườn ươm Bộ môn Cảnh quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho em hoàn thành tốt đề tài.
Xin cảm ơn gia đình, tập thể lớp DH08CH đã giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt qua trình thực hiện đề tài.

Tp. HCM, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Lộc

ii



TÓM TẮT
Đề tài "Kỹ thuật thi công tường cây sử dụng trong trang trí nội thất và ứng
dụng trong thực tế” được tiến hành trong 4 tháng từ tháng 1/02/2011 đến tháng
1/06/2012. Tại số nhà 35 thôn 1b xã Cưni, huyện Eakar, tỉnh Đaklak.
Đề tài được tiến hành nhằm thiết kế và xây dựng một mô hình tường xanh
sử dụng trong nội thất có khả năng ứng dụng cao trong thực tế bên cạnh đó áp dụng
kỹ thuật thi công tường cây nội thất tiến hành thiết kế và thi công một số mẫu tranh
treo tường làm bằng cây
Gồm hai phần chính:
Phần 1: tìm hiểu kỹ thuật thi công tường cây sử dụng trong nội thất và các
vấn đề liên quan tới nó như: các điều kiện ngoại cảnh, cây trồng thích hợp, phân
bón sử dụng phù hợp..., tiến hành thi công một tường cây trong thực tế
Phần 2: dựa vào kỹ thuật thi công tường tường cây trong nội thất, tiến hành
thiết kế và thi công một số mẫu tranh treo tường làm bằng cây.

iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………v

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .......................................................... ivii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................... viii
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề. ........................................................................................................ 1

1.2. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................. 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
2.1.Giới thiệu về hệ thống tường xanh. ................................................................... 3
2.1.1.Định nghĩa tường xanh. .................................................................................. 3
2.1.2. Các công trình tường xanh đã được xây dựng. ............................................. 3
2.1.3. Phân loại tường xanh. .................................................................................... 7
2.1.3.1. Tường xanh được che phủ bởi các loại dây leo(Green facades). ............... 7
2.1.3.2. Tường xanh với thực vật được trồng trên tường(Living wall). .................. 8
2.1.3.3. Lợi ích của tường xanh. ............................................................................10
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng tường xanh. .................................11
2.2.1. Giá thể. ........................................................................................................11
2.2.2. Nước - nguyên liệu thiết yếu trong mô hình tường xanh. ..........................13
2.2.3. Dinh dưỡng. ................................................................................................15
2.2.4. Các yếu tố ngoại cảnh khác. .......................................................................17

iv


CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................19
3.1. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu, giới hạn của nghiên cứu. .............................19
3.1.1 Mục tiêu. .......................................................................................................19
3.1.2 Nội dung. ......................................................................................................19
3.2. Phương pháp tiến hành. ..................................................................................19
3.2.1. Thời gian và địa điểm tiến hành thi công. ...................................................19
3.2.2. Phương pháp thi công. .................................................................................19
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................21
4.1. Chuẩn bị vật liệu:............................................................................................21
4.2. Cây sử dụng trong mô hình. ...........................................................................23
4.2.1 Các loại cây thuộc nhóm thực vật cam.........................................................24

4.2.2. Một số loại cây lá màu. ...............................................................................26
4.2.3. Một số loại cây thuộc họ ráy: ......................................................................31
4.3. Thiết kế mô hình .............................................................................................34
4.3.1. Khung giàn, giá đỡ. .....................................................................................34
4.3.2. Hệ thống cấp thoát nước cho mô hình tường cây........................................34
4.3.3. chọn cây trồng trên mô hình. .......................................................................36
4.4. Thi công mô hình ngoài thực tế......................................................................36
4.4.1. Lắp đặt khung giàn và hệ thống cấp nước. ..................................................36
4.4.2. Trồng cây trên mô hình. ..............................................................................38
4. 5. Chăm sóc và bảo dưỡng ................................................................................40
4.5.1. Chăm sóc. ....................................................................................................40
4.5.2. Bảo dưỡng. ..................................................................................................41
4.6. Ứng dụng thực tế. ...........................................................................................42
4.6.1. Thiết kế mô hình khung cho tranh cây. .......................................................42
4.6.2. Một số mẫu thiết kế tranh treo tường làm bằng cây. ...................................42
4.6.3. Thi công một mẫu tranh treo tường. ............................................................44
4.6.3.1. Làm khung hình........................................................................................45

v


4.6.3.2. Trồng cây. .................................................................................................45
4.6.3.3. Chăm sóc và bảo dưỡng. ..........................................................................47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................48
5.1. Kết luận ..........................................................................................................48
5.2. Đề nghị ...........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................49

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 4.2. Một số máy bơm có thể sử dụng cho mô hình ........................................23
Bảng 4.1: một số loài thực vật đề xuất sử dụng làm tường cây trong nội thất .......35
Bảng 4.3: lịch trình tưới nước cho mô hình ............................................................41

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Tường xanh tại Thư viện Semiahmoo, Canada. ..................................... 3
Hình 2.2: Tường xanh tại chợ thực phẩm ở thành phố Vancouver, CaNaDa. ...... .4
Hình 2.3: Cổng trường đại học Duke(Erwin Rd & Research Dr Durham, North
Carolina , United States). ........................................................................................ 4
Hình 2.4: Bức tường xanh của Bảo tàng Musee du quai Branly tại Paris nước
pháp. ........................................................................................................................ 5
Hình 2.5: Tường xanh tại trung tâm mua sắm Siam Paragon, Bangkok. ............... 5
Hình 2.6: Tường cây tại quán cafe Napoli trên đường Phạm Ngọc Thạch TP.
HCM. ....................................................................................................................... 6
Hình 2.7: Tường cây tại công viên Văn Thánh quận Bình Thạnh TP. HCM.
.........................................................................................................................……6
Hình 2.8: Tường xanh được che phủ bởi các loại dây leo(Green facades). ........... 7
Hình 2.9: Tường xanh được kết hợp từ nhiều chậu (Loose media). ...................... 8
Hình 2.10: Tường là nguyên tấm thảm bằng xơ dừa hay vải, nỉ (Mat media).
.........................................................................................................................……9
Hình 2.11: Tường là nguyên tấm thảm bằng xơ dừa hay vải, nỉ (Mat media)
.........................................................................................................................…..10
Hình 2.12: Bụi xơ đừa. .........................................................................................12

Hình 2.13: Tro trấu. ..............................................................................................12
Hình 2.14: Dớn trắng. ...........................................................................................13
Hình 4.1: Các vật liệu đùng xây dựng tường cây. ................................................22
Hình 4.2: Cây ngũ gia bì.......................................................................................25

viii


Hình 4.3: Cây lá bỏng. ..........................................................................................25
Hình 4.4: Lan hồ điệp. ..........................................................................................26
Hình 4.5: Lan chi ..................................................................................................27
Hình 4.6: Cây chu tiên ba màu. ............................................................................28
Hình 4.7: Cây bích lệ lá đốm. ...............................................................................28
Hình 4.8: Cây cỏ vằn lưới trắng. ..........................................................................29
Hình 4.9: Cây dương xỉ mắt trâu. .........................................................................30
Hình 4.10: Cây bẩy sắc cầu vồng. ........................................................................30
Hình 4.11: Cây tiểu hồng môn. ............................................................................31
Hình 4.12: Cây tróc bạc. .......................................................................................32
Hình 4.13: Trầu bà vàng (Philodendron erubescens). ..........................................32
Hình 4.14: Trầu bà lá lỗ (Monstera obliqua var. expilata) ...................................33
Hình 4.15: Trầu bà đài loan (Ephipremnum aureum Nichols). ............................33
Hình 4.16: Trầu bà lá xẻ (Philodendro xanadu). ..................................................33
Hình 4.17: Mô hình khung ...................................................................................34
Hình 4.18: Hướng đi của nước trong mô hình và cấu tạo hệ thống cấp thoát nước
...............................................................................................................................35
Hình 4.19: Máy bơm LifeTech AP3500. ..............................................................36
Hình 4.20: Mô hình bố trí cây. .............................................................................36
Hình 4.21: Tác giả lắp đặt miếng gỗ lên khung. ..................................................37
Hình 4.22: Phủ bạt lên khung gỗ. .........................................................................37
Hình 4.23: Tác giả phủ vải thảm lên trên tấm bạt. ...............................................37

Hình 4.24: Lắp Khung vào bồn chứa nước đã được xử lý chống thấm. ..............38
Hình 4.25: Lắp đặt hệ thống cấp nước. ................................................................38
Hình 4.26: Các bước tiến hành trồng cây trên mô hình theo thiết kế.......................
Hình 4.27: Tường cây sau khi hoàn thành và sau nửa tháng................................40
Hình 4.28: Phân bón lá đầu trâu 005 (30:10:10) ..................................................41
Hình 4.29: Phân hữu cơ tan chậm 2H...................................................................41
Hình 4.30: Cấu tạo của khung làm tranh cây. ......................................................42

ix


Hình 4.31: Mô hình tác phẩm “Lan” . ..................................................................43
Hình 4.32: Mô hình tác phẩm “Lối Cũ Ta Về”. ...................................................43
Hình 4.33: Mô hình tác phẩm “Đầm Sen”. ..........................................................44
Hình 4.34: Phủ bạt lên tấm gỗ để chống thấm .....................................................45
Hình 4.35: Phủ vải thảm lên giá thể để giữ giá thể và lắp khung cho khung tranh
...............................................................................................................................46
Hình 4.36: Đường rạch trên khung và tác giả đang trồng cây trên đường rạch.
...........................................................................................................................…46
Hình 4.37: Tranh cây sau khi hoàn thành .............................................................46
Hình 4.38: Tác giả và tranh cây sau nửa tháng......................................................47
Hình 4.39: Bình xịt dùng chăm sóc tranh cây. .....................................................47

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tất cả chúng ta. Nó

được ví như là lá phổi xanh của trái đất, nó đem lại những giây phút thư giãn và
cảm giác yên bình sau những ngày làm việc vất vả. Từ xa xưa đến nay, cuộc sống
của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên nói chung và cây
xanh nói riêng. Thế nên, bất kể ai khi đứng trước các yếu tố thiên nhiên (nước, cỏ
cây hoa lá, núi non…) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được
chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống.
Dưới sự phát triển nhanh chóng và tác động của con người, các yếu tố thuộc
về tự nhiên, thiên nhiên đang dần bị mất đi. Để bảo vệ môi trường và cải thiện
không gian sống quanh ta, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc
xây dựng sử dụng hệ thống cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng. Qua nghiên cứu
hệ thống cây xanh có những chức năng sau:
- Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả
năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm
đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu
thông gió.
- Thứ hai hệ thống cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và
cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại.
- Thứ ba hệ thống cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí
cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc

1


(lá, hoa, thân cây ...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công
trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
- Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ hệ thống cây xanh còn
có tác dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới
và người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa công
viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho người đi bộ. Hàng
cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các

gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường.
1.2. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, dưới sự phát triển nhanh chóng của các đô thị làm tăng nhanh quá
trình bê tông khiến diện tích cây xanh ngày càng bị thu hẹp lại, người dân đô thị
mất dần sự gắn bó với thiên nhiên nói chung và cây xanh nói riêng.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào sau một ngày làm việc căng thẳng , mệt mỏi và ngột
ngạt bởi áp lực công việc cũng như môi trường làm việc. Khi về nhà lại phải đối
diện với những bức tường vô cảm và không kém phần ngột ngạt như nơi công sở?,
những lúc như vậy bạn mong muốn thả mình vào thiên nhiên. Làm sao đây khi
không phải lúc nào bạn cũng có thời gian di du lịch về với thiên nhiên?. Giải pháp
“tường cây xanh trong nội thất” sẽ là giải pháp hiệu quả đáp ứng nhu cầu trên của
bạn. Đây là giải pháp phù hợp với câu hỏi trên của chúng ta, giúp chúng ta trở về
thiên nhiên sau một ngày làm việc mệt mỏi. Giải pháp này vừa thân thiện với môi
trường lại không tốn nhiều diện tích rất phù hợp với cuộc sống đô thị.
Vậy tác dụng và quy trình thi công một tường cây xanh diễn ra như thế nào?.
Đề tài : “KỸ THUẬT THI CÔNG TƯỜNG CÂY SỬ DỤNG TRONG TRANG
TRÍ NỘI THẤT VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ” mà tôi nghiên cứu dưới đây
hi vọng sẽ giúp các bạn có câu trả lời cho câu hỏi trên.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.Giới thiệu về hệ thống tường xanh.
2.1.1.Định nghĩa tường xanh.
Từ những năm 600 trước Công nguyên, Vườn treo Babylon chính là khái niệm
Tường Xanh đầu tiên. Gần đây hơn, khái niệm Tường Xanh được mở rộng và sử
dụng với công nghệ trồng cây thủy sinh.
Tường xanh (Greenwall) còn được gọi là vườn đứng (Vertical garden) có thể

là một bức tường, một phần hay toàn bộ công trình kiến trúc mà ở đó có sự bao phủ
và phát triển của thảm thực vật một cách tự nhiên hay nhân tạo. Cha đẻ của ý tưởng
trồng cây trên tường này là một nhà thực vật học người Pháp tên Patrick Blanc.
Thảm thực vật thường được đặt ở ngoại thất nhưng chúng cũng có thể được trang trí
thành những bức tường xanh dùng để trang trí trong nội thất (Theo Trần Thanh Sơn,
2011. Ứng dụng phương pháp thủy canh không hồi lưu cho mô hình tường xanh,
luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên. Đại học Nông
Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam)
2.1.2. Các công trình tường xanh đã được xây dựng.

Hình 2.1: Tường xanh tại Thư viện Semiahmoo, Canada.
( />
3


Hình 2.2: Tường xanh tại chợ thực phẩm ở thành phố Vancouver, CaNaDa.
( />
Hình 2.3: Cổng trường đại học Duke(Erwin Rd & Research Dr Durham, North
Carolina , United States).
( />
4


Hình 2.4: Bức tường xanh của Bảo tàng Musee du quai Branly tại Paris nước pháp.
( />
Hình 2.5: Tường xanh tại trung tâm mua sắm Siam Paragon, Bangkok.
( />
5



Hình 2.6: Tường cây tại quán cafe Napoli trên đường Phạm Ngọc Thạch TP. HCM.

Hình 2.7: Tường cây tại công viên Văn Thánh quận Bình Thạnh TP. HCM.

6


2.1.3. Phân loại tường xanh.
Có 2 loại tường xanh: tường được che phủ bởi các loại dây leo (Green
facades) và tường xanh với thực vật được trồng trên tường (Living wall). Trong đề
tài tác giả nghiên cứu tường xanh với thực vật được trồng trên tường (Living wall).
2.1.3.1. Tường xanh được che phủ bởi các loại dây leo(Green facades).
Là một thiết kế tường xanh đã có từ lâu, các loài thực vật được sử dụng trong
thiết kế này thường là các loài dây leo hay các cây bụi có khả năng phát triển cao
tạo thành một lớp thực vật có độ che phủ cao đối với bức tường. Đối với tường xanh
được che phủ bởi các loại dây leo thì điều kiện bắt buộc là trên tường phải có một
hệ thống giàn leo (bằng sắt, gỗ hay nhựa,…) giúp cây phát triển lên cao. Trong thiết
kế này thì thực vật hoàn toàn lấy dinh dưỡng để duy trì sự sống từ đất hay chậu.
Tuy nhiên, do tính chất đặc trưng của thiết kế này là phải gắn liền với giá thể ở gần
mặt đất nên không thích hợp với những nhà cao tầng hay những bức tường ở trên
cao.

Hình 2.8: Tường xanh được che phủ bởi các loại dây leo (Green facades).
( />
7


2.1.3.2. Tường xanh với thực vật được trồng trên tường(Living wall).
Là mô hình thiết kế tường xanh hiện đại với các loại cây xanh được trồng
trực tiếp lên tường bởi một thiết kế tường đặc biệt. Trong thiết kế này có thể phân ra

làm 3 loại như sau:
a. Tường xanh được kết hợp từ nhiều chậu(Loose media).
Trong thiết kế này các chậu hay túi đựng giá thể được đặt cách xa nhau sao
cho các loài cây được trồng có thể che phủ một diện tích tường lớn nhất. Các chậu
hay túi có thể được đặt thành nhiều lớp và xen kẽ với nhau trong một thiết kế tường
đặc biệt mà ở đó gồm có các khung sắt giúp ta cố định giá thể. Đây là một phương
pháp làm tường xanh dễ thực hiện nhưng hiệu quả về thẩm mỹ, sinh học không cao
do mức độ che phủ của thảm thực vật cho tường không đều nhau thêm vào đó là
tường có độ dày khá lớn gây nên sức nặng cho công trình. Ngoài ra công tác chăm
sóc bảo dưỡng cho mô hình này cũng gặp nhiều khó khăn do các túi, chậu đựng giá
thể không tập trung ở một chỗ mà cách xa nhau. Mô hình này không thích hợp cho
công trình ở những nơi có điều kiện tự nhiên xấu như nhiều giông bão hay trong
vùng thường xảy ra địa chấn. Tuy nhiên mô hình này lại là một giải pháp lý tưởng
cho những ngôi nhà muốn thay đổi cảnh quan xung quanh theo mùa hay theo năm,
lí do là ta có thể dễ dàng di chuyển các chậu đựng giá thể và thay chúng bằng các
chậu với chủng loại cây khác.

Hình 2.9: Tường xanh được kết hợp từ nhiều chậu (Loose media).

8


b. Tường là nguyên tấm thảm bằng xơ dừa hay vải, nỉ (Mat media).
Giá thể trong mô hình này được đựng trong khoảng không gian giữa hai hay
nhiều lớp thảm. Nước tưới được cung cấp từ bên ngoài một cách tuần hoàn hoặc
thông qua một hệ thống tưới nhỏ giọt bên trong hai lớp thảm, điều này giúp giảm
đến mức tối đa lượng nước tưới so với cùng diện tích mảng xanh nhưng với mô
hình khác. Mô hình này khá thích hợp cho các loại tường dùng trong nội thất bởi
tính nhỏ gọn và tiện dụng của nó. Tuy nhiên tuổi thọ của mô hình này không cao do
rễ của cây trồng sẽ chiếm hết không gian bên trong hai lớp thảm sau một thời gian

có thể là hai đến ba năm. Mặt khác, tường xanh kiểu này ta không thể thực hiện với
một diện tích lớn khoảng vài trăm mét vuông do không thể có tấm thảm chuyên
dụng phù hợp với kích thước lớn như vậy.

Hình 2.10: Tường là nguyên tấm thảm bằng xơ dừa hay vải, nỉ (Mat media).

9


c. Tường thảm kết hợp (Structural media).
Đây là sự kết hợp những ưu điểm của hai phương pháp trên. Ở đây ta có thể
có một thiết kế tường xanh với nhiều kích cỡ khác nhau tùy thích. Các ô nhỏ đựng
giá thể cũng được làm từ các tấm thảm chứa giá thể bên trong. Ưu điểm lớn nhất
của mô hình này là ta có thể dễ dàng thay đổi thiết kế mảng xanh hay sửa chữa, bảo
trì khi có thiệt hại. Với mô hình này ta có thể sử dụng chúng ở cả trong nội thất và
không gian bên ngoài.

Hình 2.11: Tường là nguyên tấm thảm bằng xơ dừa hay vải, nỉ (Mat media)
( />2.1.3.3. Lợi ích của tường xanh.
Giải pháp tường xanh là một cuộc cách mạng trong công cuộc cải thiện môi
trường bởi những tác dụng to lớn của nó như:
- Tiết kiệm không gian: khi đặt mảng xanh theo chiều dọc ta sẽ sử dụng rất ít
không gian sàn. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho căn hộ ở nội thành-nơi mà diện
tích dành cho mảng xanh bị hạn chế nhiều.

10


- Tiết kiệm năng lượng: những ảnh hưởng của thoát hơi nước của tường xanh
đã được ghi nhận bằng các nghiên cứu ở Canada. Tường xanh có thể giảm tiêu thụ

năng lượng của một tòa nhà bằng cách giảm sự cần thiết các thiết bị sử dụng điện
như máy điều hòa không khí, quạt máy.
- Hiệu quả cách âm: bằng khả năng hấp thụ sóng âm thanh của mình thì hệ
thống tường xanh mang đến cho bức tường một khả năng cách âm vượt trội so với
các loại tường bằng vật liệu khác.
- Nâng cao chất lượng không khí: thảm thực vật trên tường họat động như
một bộ lọc không khí, thực vật giữ lấy hoặc làm biến tính một số chất độc gây hại
cho sức khỏe con người có trong không khí.
- Giảm nhiệt độ môi trường xung quanh: sự thoát hơi nước của thực vật làm
nhiệt độ môi trường xung quanh giảm xuống 4-50C.
- Nâng cao giá trị thẩm mỹ: thảm xanh bao bọc công trình kiến trúc sẽ tạo
nên vẻ đẹp và nét đặc trưng riêng cho công trình kiến trúc đó.
- Cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người sử dụng: hệ thống tường xanh
nâng cao chất lượng không khí đồng thời cung cấp thêm Oxi cho quá trình hô hấp
của các sinh vật xung quanh trong đó có con người.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng tường xanh.
2.2.1. Giá thể.
Giá thể để trồng cây là chỗ dựa cho hệ thống rễ giúp cây đứng vững, tạo điều
kiện cho rễ phát triển tối đa. Đồng thời giá thể cũng tạo điều kiện cung cấp O2, nước
và dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Một giá thể lý tưởng phải
bao gồm những đặc điểm:
- Có khả năng giữ ẩm tốt cũng như độ thoáng khí
- Có pH trung tính và khả năng ổn định pH, khi pH trong dung dịch thay đổi
thì pH của giá thể có thể thay đổi nhưng chậm hơn
- Thấm nước tốt
- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường
- Nhẹ, rẻ và thông dụng

11



Các loại giá thể thường được sử dụng trong mô hình tường xanh thường là:
a. Bụi xơ dừa: là loại chất trồng hữu cơ, có nguồn gốc từ các bộ phận như thân, vỏ
trái của cây dừa. Đây là loại chất trồng tương đối sạch, có khả năng giữ ẩm cao và
tạo được độ thoáng khí giúp cho rễ cây phát triển tốt. Bụi xơ dừa có màu nâu hay
xám, kích thước khá nhỏ khoảng 10-15mm.

Hình 2.12 : Bụi xơ đừa.
b. Tro trấu: trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình
xay xát. Trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá
trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro. Các chất hữu cơ của trấu là các
mạch polycarbohydrat rất dài nên hầu hết các loài sinh vật không thể sử dụng trực
tiếp được, nhưng các thành phần này lại rất dễ cháy nên có thể dùng làm chất đốt.
Sau khi đốt, tro trấu có chứa trên 80% là silic oxyt, đây là thành phần được sử dụng
trong rất nhiều lĩnh vực.

Hình 2.13: Tro trấu.
( />
12


c. Dớn trắng (dớn mềm): là tên gọi thông dụng của một loại chất trồng có nguồn
gốc là một loài rêu, sống trên mặt các đầm lầy, có tên thương mại là "Sphagnum
moss". Dớn trắng thuộc họ Sphagnaceae, giống Sphagnum, sinh sống chủ yếu ở các
khu vực ẩm ướt, chủ yếu lá đầm lầy. Dớn trắng phân bố chủ yếu ở các vùng có khí
hậu khoảng 30oC và ẩm độ cao, pH đất thấp. Một số nước chuyên sản xuất dớn như
New Zaeland, Chile, Trung Quốc.
Dớn trắng rất có giá trị vì chúng có cấu trúc dạng sợi, rất dài, dù ở dạng khô
hay tươi. Các sợi dớn dù khô hay tươi cũng rất bền, chắc, khó bị phân huỷ nên khi
sử dụng rất ít bị thay chất trồng như các chất trồng khác (nhờ vào cấu trúc phenolic

bám trên thành tế bào. Dớn có khả năng giữ nước rất lớn gấp 20 lần trọng lượng
khô của chúng. Dớn trắng có khả năng hấp thu nước và thải ra các cation H+ giúp
điều hoà độ acid của môi trường đồng thời tạo cho dớn trắng một khả năng diệt
khuẩn tự nhiên, rất tốt cho sự phát triển vùng rễ. Dớn trắng có khả năng trao đổi
cation rất lớn, chính vì vậy rất thường được sử dụng trong nhân giống cây trồng cả
ở dạng sợi hay dạng vụn (dớn đen, peat moss) điều này chứng tỏ dớn trắng có khả
năng vận chuyển các chất dinh dưỡng rất tốt. Dớn trắng còn có một số thành phần
kháng khuẩn tự nhiên giúp ức chế sự tăng trưởng của một số nấm bệnh.

Hình 2.14: Dớn trắng.
( />2.2.2. Nước - nguyên liệu thiết yếu trong mô hình tường xanh.
Nước được coi là một thành phần quan trọng cấu trúc nên chất nguyên sinh.
Nước chiếm 90% khối lượng chất nguyên sinh.
Nước tham gia vào các phản ứng sinh hóa, các biến đổi chất trong tế bào.

13


Nước là dung môi đặc hiệu cho các phản ứng, vừa tham gia trực tiếp vào các
phản ứng trong cây: cung cấp electron và H+ cho việc khử CO2 trong quang hợp…
Nước hòa tan các chất hữu cơ và các chất khoáng rồi vận chuyển đến các cơ
quan cần thiết trong toàn cơ thể và tích lũy vào cơ quan dự trữ.
Nước điều chỉnh nhiệt trong cây. Quá trình bay hơi nước sẽ làm giảm nhiệt
độ đặc biệt là của bộ lá, đảm bảo hoạt động quang hợp và các chức năng sinh lý
khác tiến hành thuận lợi. Quá trình thoát hơi nước ở lá làm động lực để hút nước và
chất khoáng.
Nước còn có chức năng dự trữ trong cây. Hàm lượng nước liên kết quyết
định khả năng chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi.
Nước được pha thêm phân bón sẽ tạo thành dung dịch dinh dưỡng cung cấp
các chất cần thiết cho cây. Trong dung dịch dinh dưỡng, pH và muối là những nhân

tố tối quan trọng, nó phải đúng với yêu cầu của cây thì cây mới phát triển tốt được.
Nồng độ cao thì cây sẽ chết nếu không phát hiện kịp thời. Còn nếu nồng độ quá
thấp thì cây phát triển không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Mỗi loại cây
trồng có một yêu cầu về lượng pH và muối khác nhau. Nhưng đa số pH từ 5.5 -7,
muối từ 800- 1000 ppm.
Trong môi trường dinh dưỡng, độ pH rất quan trọng cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây. Độ pH được tính dựa trên mức độ hoạt động của các nguyên tố
khác nhau với cây trồng. Trong thủy canh đa số các cây trồng thích hợp với môi
trường hơi acid đến gần trung tính, pH tối ưu từ 5.8 - 6.5.
Trong nuôi trồng thủy canh, pH được cân bằng bởi hoạt động của cây. Nếu
pH tăng khi đó cây sẽ thải ra các muối acid vào môi trường, đó có thể là nguyên
nhân làm chất độc trong môi trường tăng lên và làm hạn chế sự dẫn nước. Nếu pH
giảm xuống thì cây sẽ thải ra các thành phần ion bazơ, có thể làm giới hạn việc hấp
thu các muối gốc acid, nên rễ cây không cần thiết hấp thu. Vì vậy để hạn chế, ngăn
ngừa sự thay đổi pH có thể dùng một số chất đệm. Trong thủy canh, chất đệm
thường sử dụng là amoniac, hoặc axit hoặc bazơ tùy theo nồng độ pH. pH mang
tính axit thì thêm bazơ, còn pH mang tính bazơ thì thêm tính axit

14


×