Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRUNG TÂM KHU DÂN CƯ HIỆP THÀNH QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
TRUNG TÂM KHU DÂN CƯ HIỆP THÀNH
QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
TRUNG TÂM KHU DÂN CƯ HIỆP THÀNH
QUẬN 12 TP . HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Thiết Kế Cảnh Quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn!
Con xin cảm ơn ba, mẹ và gia đình đã nuôi dạy, động viên và cổ vũ tinh thần
trong suốt quá trình học tập.
Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Bộ môn
Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
TS. Đinh Quang Diệp, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Phòng Quản Lý Đô Thị Quận 12 đã tạo điều kiện thuận lợi
để tôi có được những dữ liệu liên quan đến việc thực hiện đề tài.
Cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
Sinh Viên

Nguyễn Thành Đông

i



TÓM TẮT
Đồ án “ Thiết kế cảnh quan trung tâm khu dân cư Hiệp Thành Quận 12”
được thực hiện tại quận 12, Tp . Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/01/2012 đến
ngày 31/06/2012 đã đạt được những kết quả sau :
-

Đề xuất phân khu chức năng cho công viên.

-

Thiết kế tổng thể công viên.

-

Đề xuất danh mục cây che bóng dựa vào cấu trúc hình thái của cây.

-

Đề xuất danh mục cây trang trí thảm xanh.

-

Đồ án đã hoàn thành được các bản vẽ
 Một bản vẽ mặt bằng tổng thể công viên có bố trí cây xanh
 Các bản vẽ mặt cắt điển hình
 Các bản vẽ phối cảnh đặc trưng cho cho từng khu
 Danh sách các loài cây xanh và hoa sử dụng trong thiết kế

ii



MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Tóm tắt ....................................................................................................................... ii
Mục lục......................................................................................................................iii
Danh sách các hình..................................................................................................... v
Danh sách các bảng ................................................................................................... vi
Chương 1: Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
Chương 2: Tổng quan .............................................................................................. 3
2.1 Khái niệm: ..................................................................................................... 3
2.1.1 Thiết kế cảnh quan .................................................................................... 3
2.1.1.1 Khái niệm về công viên ..................................................................... 3
2.1.1.2 Đặc điểm thiết kế công viên: ............................................................. 4
2.1.2 Một số quy luật của kiến trúc cảnh quan .................................................. 4
2.1.2.1 Các dạng bố cục chủ yếu. ................................................................... 4
2.1.2.2 Các mối tương quan của các dạng bố cục. .......................................... 5
2.1.2.3 Một số quy luật của nghệ thuật cảnh quan.......................................... 6
2.1.2.4 Các nguyên tắc chọn và phối kết cây xanh ......................................... 7
+ Các nguyên tắc chọn cây xanh. ............................................................. 7
+ Các nguyên tắc phối kết cây xanh. ........................................................ 7
2.2 Tổng quan về khu vực thiết kế: ................................................................... 8
2.2.1Vị trí, giới hạn khu đất ............................................................................... 8
2.2.2 Địa hình, địa mạo ...................................................................................... 9
2.2.3 Khí hậu, thủy văn:................................................................................... 10
2.2.4 Địa chất thủy văn và địa chất công trình: ............................................... 10
Chương 3: Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................. 11
3.1 Mục tiêu ....................................................................................................... 11
3.2 Nội dung ...................................................................................................... 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 12


iii


+ Phương pháp tham khảo tài liệu ................................................................ 12
+ Phương pháp điều tra khảo sát ................................................................... 12
+ Phương pháp thiết kế ................................................................................. 12
Chương 4: Kết quả và thảo luận........................................................................... 13
4.1 Phân tích hiện trạng khu vực thiết kế ...................................................... 13
4.1.1 Thuận lợi .............................................................................................. 13
4.1.2 Khó khăn .............................................................................................. 13
4.2 Đề xuất phân khu chức năng ..................................................................... 13
4.3 Thuyết minh thiết kế .................................................................................. 14
4.3.1 Thuyết minh tổng thể ........................................................................... 14
4.3.2 Thuyết minh chi tiết ............................................................................. 15
4.3.2.1 Phân khu A ..................................................................................... 15
4.3.2.2 Phân khu B ..................................................................................... 21
4.4 Đề xuất danh mục cây trồng trong đề tài thiết kế ................................... 24
4.5 Đề xuất danh mục vật liệu trang trí .......................................................... 34
Chương 5: Kết luận và kiến nghị .......................................................................... 35
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 35
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 35
Tài liệu tham khảo.................................................................................................... 37
Phụ lục

iv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu vực thiết kế ........................................................... 9
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí khu vực thiết kế trong toàn khu dân cư ....................... 9
Hình 4.1: Sơ đồ phân khu chức năng ............................................................ 13
Hình 4.2: Mặt bằng tổng thể ......................................................................... 15
Hình 4.3: Phối cảnh tổng thể ......................................................................... 15
Hình 4.4: Phối cảnh toàn khu A .................................................................... 16
Hình 4.5: Phối cảnh trung tâm khu A ........................................................... 16
Hình 4.6: Phối cảnh toàn khu thiếu nhi ......................................................... 17
Hình 4.7: Phối cảnh sân cát khu thiếu nhi ..................................................... 17
Hình 4.8: Phối cảnh trò chơi thú nhúng ........................................................ 18
Hình 4.9: Phối cảnh đường hoa ..................................................................... 19
Hình 4.10: Phối cảnh toàn khu thanh thiếu niên ........................................... 20
Hình 4.11: Phối cảnh khu ngoạn cảnh khu A................................................ 20
Hình 4.12: Phối cảnh giàn hoa ...................................................................... 21
Hình 4.13: Phối cảnh toàn khu B .................................................................. 21
Hình 4.14: Phối cảnh toàn khu thể dục thể thao ........................................... 22
Hình 4.15: Phối cảnh giàn hoa ...................................................................... 22
Hình 4.16: Phối cảnh đồi ............................................................................... 23
Hình 4.17: Phối cảnh trung tâm khu B .......................................................... 23
Hình 4.18: Phối cảnh hồ sen ......................................................................... 24
Hình 4.19: Phối cảnh gốc nhìn từ trung tâm khu B ...................................... 24

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG


TRANG

Bảng 4.1: Bảng cơ cấu sử dụng đất của toàn công viên ................................ 14
Bảng 4.2: Đề xuất danh mục các loài cây che bóng ...................................... 26
Bảng 4.3: Đề xuất danh mục các loài cây bụi, cây trang trí ......................... 29
Bảng 4.4: Đề xuất danh mục cây phủ nền dây leo ........................................ 33
Bảng 4.5: Gạch lát đường, gạch lát vỉa hè .................................................... 34
Bảng 4.6: Đá hoa cương ................................................................................ 34
Bảng 4.7: Đá ốp tường .................................................................................. 34

vi


HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TẮT

Tp . Hồ Chí Minh: thành phố Hồ Chí Minh

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ hội nhập, đất nước ta đang có những bước chuyển mình
hết sức mạnh mẽ, đặc biệt là ở các trung tâm kinh tế lớn. Trong đó Tp. Hồ Chí
Minh và Hà Nội là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế cả nước. Bên cạnh việc xây
dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc thì xây dựng và phát triển hệ thông
mảng xanh cũng hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo đồng bộ ba yếu tố: bền
vững, thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng. Đặc biệt nên chú trọng phát triển mảng
xanh của công viên, khuôn viên, …ở các khu dân cư, nhà ở, hệ thống mảng

xanh đường giao thông, …
Khu vực được lựa chọn để đề xuất giải pháp thiết kế là khu trung tâm
thuộc khu dân cư Hiệp Thành Quận 12. Đây là quận ngoại thành phía Bắc TP.
Hồ Chí Minh, có khoảng cách so với trung tâm thành phố khoảng 20km, không
quá xa cho việc di chuyển. Định hướng phát triển trung tâm thành phố với
tuyến Metro từ trung tâm thành phố đến khu đô thị Tây Bắc (Củ Chi) qua quận
12 là một thuận lợi cho việc đi lại. Bên cạnh đó Quận 12 còn nhiều quỹ đất khá
lớn nằm xen với các khu vực dân cư hiện hữu ổn định, là điều kiện thuận lợi
hình thành các khu vực dân cư mới, từng bước tái cơ cấu cải thiện môi trường
sống và mỹ quan đô thị trong khu dân cư. Chính vì thế Quận 12 là một trong
nhiều quận ven thích hợp cho việc tổ chức các khu dân cư, tạo quỹ nhà cho
thành phố nhằm giản dân nội thành.
Ở những khu đô thị mới, phát triển cơ sở ha tầng phải đi đôi với việc
phát triển mảng xanh để tránh tình trạng quỹ đất dành cho mảng xanh bị chiếm
dụng vào mục đích xây dựng.

1


Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao cả về vật
chất lẫn tinh thần. Vì vậy việc xây dựng môi trường sống đáp ứng được nhu
cầu nghỉ ngơi giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng mệt nhọc là sức cần
thiết.
Đề tài “Thiết kế cảnh quan trung tâm khu dân cư Hiệp Thành Quận
12 Tp. Hồ Chí Minh ” chú trọng vào việc xây dựng các khu khuôn viên cảnh
quan nhỏ để phù hợp với diện tích dành cho mảng xanh tại khu vực.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái niệm
2.1.1 Thiết kế cảnh quan
Là thiết kế các không gian hoạt động của con người bên ngoài công
trình.[13]
2.1.1.1 Khái niệm về công viên
Công viên là khu vực được bảo vệ các nguồn thiên nhiên tự có hay
trồng, một nơi vui chơi, giải trí đại chúng, các hoạt động văn hóa, hưởng thụ.
Kiến trúc công viên gồm có: Cây xanh, ghế ngồi nghỉ mát, các con
đường nhỏ dùng cho người tản bộ, ốc đảo, vườn hoa, các ki ốt, ban quản lý
công viên, nước, hệ thực vật, động vật và các khu vực thảm cỏ v.v.
Bảo đảm tất cả mọi người ở các lứa tuổi có thể tìm được không gian cho
riêng mình, tính yên tĩnh, thư giãn của cá nhân. Mọi người đều có quyền vào
nghỉ ngơi, thăm quan và hoạt động thể dục dưỡng sinh trong công viên bình
thường, không phải trả bất kỳ một khoản thu nào nếu không tham gia các dịch
vụ giải trí có thu tiền.
Thường các công viên được làm theo các đặc thù, loại này thường nhỏ
hơn trong tổ hợp công viên như: công viên nước, công viên cây xanh, công
viên văn hóa, v.v…..[13]
Nói chung, công viên đô thị là khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hóa
hoàn hảo nhất trong các loại đất cây xanh đô thị. Tùy tính chất, quy mô, đặc
điểm thiên nhiên của từng đô thị mà người ta tổ chức các thể loại khác nhau,
mỗi loại lại có những đặc điểm riêng.
Thông thường, công viên được chia thành: công viên văn hóa nghỉ ngơi;
công viên bách thảo; công viên bách thú; công viên rừng; công viên thiếu nhi;

3



công viên thể thao; công viên bảo tổn – di tích lịch sử; công viên phong cảnh,
hồ nước.
Một đô thị không nhất thiết phải có đủ các loại công viên nêu trên,
nhưng thường có công viên văn hóa nghỉ ngơi, công viên bách thảo, công viên
bách thú, công viên rừng. Đô thị có quy mô lớn, dân số trên 40 vạn người mà
đất đai sử dụng tập trung (không phân tán, không kéo dài) thì thường có công
viên thiếu nhi, công viên thể thao nhưng nếu đô thị nhỏ hơn hoặc xây dựng
phân tán, kéo dài thì chỉ cần xây dựng công viên văn hóa – nghỉ ngơi trong đó
có bao gồm cả bộ phận cho thiếu nhi và thể thao.
Một thành phố lớn hoặc kéo dài, phân tán có thể có nhiều công viên văn
hóa nghỉ ngơi. Thành phố có công trình cần bảo tồn hoặc những di tích lịch sử
có giá trị, có phong cảnh đẹp… có thể xây dựng các loại công viên bảo tồn
phong cảnh, v.v….[12]
2.1.1.2 Đặc điểm thiết kế công viên:
Công viên là nơi được con người sử dụng. Những người ở các độ tuổi
khác nhau, giới tính, và không phân biệt màu da, sắc tộc đều sử dụng công viên
một cách thường xuyên trong bất kì thời gian nào. Một công viên tốt là dễ dàng
được nhìn thấy và tiếp cận bằng các con đường giao thông. Một công viên tạo
được thoải mái là có một hình ảnh tốt và có các tiện nghi như chỗ ngồi, bảng
thông tin, bãi đậu xe và các bảng thông báo. Những yếu tố này làm cho một
công viên không chỉ hấp dẫn mà còn hấp dẫn cho những người ở mọi lứa
tuổi. Hầu hết công viên là một nơi hòa đồng, một không gian mở, nơi mọi
người quan sát được cảnh quan xung quanh mình, gặp gỡ bạn bè, và tương tác
với một loạt người khác.[9]
2.1.2 Một số quy luật của kiến trúc cảnh quan
2.1.2.1 Các dạng bố cục chủ yếu.


Bố cục đối xứng.


Là dạng bố cục được tổ chức dạng không gian hình học bao gồm các
hình: hình vuông, tam giác, hình thoi, hình tròn và các tia. Trong đó các công
trình đối xứng qua một trục trung tâm của bố cục. Bố cục đối xứng tạo ra hiệu
4


quả hoàng tráng, nghiêm trang, đối với sân vườn thì nguyên tắc này tạo hiệu
quả thanh bình, ổn định và an toàn.


Bố cục tự do.

Là dạng bố cục có tổ chức không gian tự do trong đó các yếu tố về hình
khối không đối xứng nhau qua trục chính. Bố cục tự do thường mô phỏng thiên
nhiên qui hoạch theo sự bày trí sẵn có của thiên nhiên, sử dụng chất liệu gần
gũi thiên nhiên.


Bố cục kết hợp đối xứng và tự do.

Là dạng bố cục có tổ chức không gian đối xứng hình học kết hợp với tự
do như: các công trình cân xứng qua trục chính, các yếu tố cảnh quan xung
quanh tự do quanh trục. Các cảnh quan theo bố cục này thường theo nguyên tắc
cận đối xứng viễn tự do.[10,8,6]
2.1.2.2 Các mối tương quan của các dạng bố cục.


Tương quan tỷ lệ.

Là sự hài hoà về độ lớn của các yếu tố hình khối trong không gian, tỷ lệ

giữa các hình khối tương quan thể hiện sự trấn áp, chế ngự, hoành tráng hoặc
hội tụ, cân bằng, bình dị. Sự thỏa đáng hợp lí giữa chiều dài, rộng ,cao.[10,8,5]


Tương quan hình khối.

Các dạng hình khối trong thiết kế cảnh quan bao gồm: dạng hình học và
dạng tự nhiên. Tương quan hình khối là mối tương quan khi so sánh hình khối
của các yếu tố tạo cảnh trong không gian cảnh quan bao gồm: sự hỗn loạn, sự
thống nhất, sự hài hòa, sự đồng nhất hài hòa.[10,8]


Tương quan vị trí.

Vị trí của yếu tố tạo cảnh trong mối tương quan với nhau tạo lên các
dạng không gian đóng – mở - nửa đóng nửa mở và đồng thời tạo ra kiểu không
gian động và tĩnh. Một bố cục thường có 3 lớp: cận cảnh, cảnh giữa và viễn
cảnh.[10,8]


Tương quan sáng tối.
5


Tạo hiệu quả nông sâu về mặt không gian. Hình dạng của công trình
được chiếu sáng sẽ nổi rõ và tạo hiệu quả gần gũi dễ hoà nhập hơn. Hình dạng
của công trình không được chiếu sáng sẽ bị lu mờ gây cảm giác xa hơn.[10,8,6]


Màu sắc và bề mặt.


Màu sắc thể hiện chủ đề thiết kế bởi sử dụng tông màu, người ta có thể
sử dụng một tông màu hoặc nhiều tông màu khác nhau (màu nóng và màu
lạnh). Trong Kiến trúc cảnh quan người ta sử dụng mối tương quan màu sắc
như sau: đơn sắc, đối kháng, bán đối kháng, tương tự, tam hợp, tứ hợp.
Chất cảm là cảm nhận về chất liệu bề mặt các yếu tố tạo cảnh, chất cảm
có thể là nhẵn, mịn, sần sùi, bóng, nhám,... Sử dụng nhiều loại chất cảm khác
nhau trong một công trình nhằm tăng giá trị tạo hình và thẩm mỹ cho công
trình cảnh quan.[10,8,6]
2.1.2.3 Một số quy luật của nghệ thuật cảnh quan.


Quy luật hài hòa.

Hài hoà đồng nhất biểu hiện sự thống nhất về tạo hình như nhịp điệu,
màu sắc, chất cảm, tỷ lệ,...
Hài hoà tương tự biểu hiện sự thống nhất đa dạng bằng cách lặp đi lặp
lại các yếu tố tương tự nhau về hình dáng và không gian. [10,6]


Quy luật cân đối và nhất quán.

Là quy luật đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa các yếu tố tạo cảnh và
tổng thể, giữa bố cục chính và phụ, giữa ý tưởng chính và các ý tưởng
phụ.[10,8]


Quy luật tương phản.

Là quy luật biểu hiện sự đối lập nhau về hình khối, ánh sáng, màu sắc và

âm thanh của các yếu tố tạo cảnh.Quy luật tương phản gây hiệu quả nhanh về
giác quan bởi tính hấp dẫn và kích thích khi tạo ra các điểm nhấn trong không
gian.

6


Quy luật tương phản không nên dùng dàn trải sẽ dễ gây cảm giác đối
nghịch phá vỡ tính hài hoà tổng thể.[8]


Quy luật cân bằng.

Cân bằng đối xứng tạo ra bởi quy tắc bố trí đối xứng qua trục hoặc qua
điểm nhấn của các yếu tố tạo cảnh giống nhau. Cân bằng không đối xứng tạo
lên do sự bố trí không đối xứng nhau của các yếu tố tạo cảnh nhưng cân xứng
về cảm giác vì cân bằng sức hút qua trục.[8,4]
2.1.2.4 Các nguyên tắc chọn và phối kết cây xanh
+ Các nguyên tắc chọn cây xanh.
Chọn loại cây phù hợp với địa phương về thổ nhưỡng và khí hậu.
Phát huy hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh.[7]
+ Các nguyên tắc phối kết cây xanh.


Phối kết theo màu sắc.

Cây xanh được phối kết theo 2 hướng của màu sắc, đó là tương đồng và
tương phản. Nếu như những sắc màu tương đồng mang tính nhẹ nhàng sẽ tạo
cảm giác tĩnh lặng thì với tương phản lại ngược lại, nó sẽ tạo ra sự xung đột
giữa các đối tượng và làm giảm đi tính chất đơn điệu của đối tượng.[6]

Ngoài ra, màu sắc cũng có thể tạo ra những hiệu ứng về mặt không gian,
những gam màu sáng và nhạt tạo cảm giác không gian xa hơn, rộng hơn.
Ngược lại, những gam màu tối gây cảm giác như mang đối tượng lại gần hơn,
khiến không gian trở nên nhỏ hơn.[6,2]


Phối kết theo hình dáng.

Dựa vào tương quan hình dáng giữa cây và công trình, giữa các loại cây
với nhau. Hình dáng cây tương phản với công trình sẽ mang lại cảnh quan sinh
động hơn, thường được sử dụng để nhấn mạnh khu trung tâm chính của công
trình.
Những hàng cây, cụm cây có hình dạng tương đương được sử dụng để
nhấn mạnh lối vào hay đường đi.[10]
7




Phối kết theo mùa, khí hậu.

Cây xanh phải thích hợp với khí hậu, đồng thời có thể kết hợp các ưu
điểm của từng loại cây để phối hợp với các đặc điểm của khí hậu.
Phối kết theo mùa theo nguyên tắc hài hòa, phân bố đều, nên chú ý các
cây có hoa, các cây rụng lá theo mùa để phân bố hợp lí trong công trình.[8,5]


Phối kết theo chất cảm, tỷ lệ.

Sự thống nhất: Sử dụng sự lặp lại hoặc tương tự về hình dáng, chất

liệu, màu sắc để tạo nên sự thống nhất trong thiết kế.
Sự tương phản: Tương phản về hình dáng, chất liệu, màu sắc sẽ tránh
cho khu vườn bị đơn điệu, cho người nhìn những điểm thu hút.
Sự cân bằng: Thường được áp dụng nhiều từ những điểm nhìn tĩnh,
như từ ban công, lối vào, một không gian nghỉ. Có 2 trường hợp cân bằng: cân
bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng.
Sự nổi bật: Điểm nhấn có vai trò chủ đạo trong việc định hướng không
gian, tập trung sự thu hút của người quan sát. Sử dụng thủ pháp tương phản về
hình dáng, kích cỡ, vật liệu hoặc màu sắc để tạo nên sự nổi bật.
Tỷ lệ và sự cân đối: Việc phối kết theo tỷ lệ tạo sự cân xứng, thăng
bằng giữa các vật thể, giữa các cây với công trình.[7,10,8]


Phối kết theo vị trí.

Dựa vào đặc điểm của cây xanh mà bố trí phù hợp với vị trí. Cây có
bóng mát thường bố trí ở khu vực dạo, nghỉ ngơi. Cây có hoa thường bố trí ở
khu vực điểm nhấn, lối đi dạo. Khu vực bờ hồ thường bố trí cây ít rụng lá,…
[5,2]
2.2 Tổng quan về khu vực thiết kế
2.2.1 Vị trí, giới hạn khu đất
Khu vực thiết kế là công viên tọa lạc tại vị trí trung tâm khu dân cư Hiệp
Thành , giới hạn của công viên như sau:
-

Phía Bắc: giáp đường giao thông N5

8



-

Phía Nam: giáp đướng giao thông N4

-

Phía Đông: giáp lô nhà số LK J

-

Phía Tây: giáp lô nhà số LK I
Tổng diện tích công viên là 4.144m2 [11]

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu vực thiết kế

Hình 2.2: Sơ đồ vị trí khu vực thiết kế trong toàn khu dân cư
2.2.2 Địa hình, địa mạo
Khu đất có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, hướng đổ dốc không
rõ rệt.[11]
9


2.2.3 Khí hậu, thủy văn:
Khu đất nằm trong vùng Đông Nam Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nắng ẩm mưa nhiều, phân biệt 2 mùa mưa nắng rõ rệt:
-

Mùa nắng từ tháng 5 đến tháng 10; mùa mưa từ tháng 11 đến

tháng 4;

-

Nhiệt độ trung bình năm: 27ºC;

-

Nhiệt độ cao nhất: 40ºC (tháng 5);

-

Nhiệt độ thấp nhất: 23ºC (tháng 12);

-

Lượng mưa trung bình là: 1949mm;

-

Độ ẩm tương đối trung bình: 70%.

-

Tốc độ gió trung bình: khoảng 0,5 m/s.

-

Hướng gió chính là Tây Nam (từ tháng 7 đến tháng 12) có tần

suất 60%, tốc độ trung bình 3-4m/s, cao nhất 25-30m/s. Bão ít xảy ra, nếu có
chỉ có gió cấp thấp do ảnh hưởng bão từ nơi khác đến;

-

Gió Đông Nam (từ tháng 1 đến tháng 6 ) có tần suất 40%.

-

Số giờ nắng: 2.443 giờ /năm.

-

Tổng bức xạ mặt trời trung bình đạt: 11,7 Kcal/tháng.[11]

2.2.4 Địa chất thủy văn và địa chất công trình:
Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là đất sét,
bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thường có màu đen. Sức chịu tải của
nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất
0,5m.[11]
Công viên là điểm nhấn khu trung tâm và chưa được thiết kế. Vì vậy đề tài thực
hiện với mục đích thiết kế cảnh quan cho khu vực này.

10


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1 MỤC TIÊU
Thiết kế cảnh quan trung tâm khu dân cư Hiệp Thành Quận 12 để đáp
ứng nhu cầu về việc thư giãn, giải trí, vui chơi, cho người dân xung quanh khu

vực, góp phần thanh lọc không khí.
3.2 NỘI DUNG


Điều tra khảo sát hiện trạng:

+ Xác định mặt bằng hiện trạng.
+ Khảo sát chụp hình hiện trạng khu đất.
+ Điều kiện tự nhiên và địa hình khu vực thiết kế


Xây dựng phương án thiết kế:

+ Phân khu chức năng công viên.
+ Đề xuất phương án thiết kế .
+ Lập danh sách đề xuất chủng loại cây trồng.
+ Xây dựng hệ thống bản vẽ kỹ thuật , phối cảnh công trình và thuyết
minh thiết kế.

11


3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp tham khảo tài liệu

-

Liên hệ phòng quản lí đô thị quận 12 xin dữ liệu thiết kế.


-

Tham khảo tài liệu về các loài cây.

-

Thu thập tài liệu liên quan thông qua sách báo, mạng internet, các

thư viện...


Phương pháp điều tra khảo sát

-

Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh.

-

Xác định hướng gió, hướng nắng, các công trình hạ tầng xung

quanh ảnh hưởng đến khu vực thiết kế.
-

Xác định các công trình hiện hữu trên mặt bằng hiện trạng.



Phương pháp thiết kế


-

Nghiên cứu nhiệm vụ và chức năng của khu vực thiết kế để đưa

ra những giải pháp thiết kế cải tạo hợp lý.
-

Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành phân khu chức năng, phân luồng

giao thông chính, hình thành sơ đồ ý tưởng.
-

Thiết kế chi tiết từng phân khu chức năng: Thiết kế mảng xanh,

giao thông điểm nhấn…
-

Tổng hợp ý tưởng trên mặt bằng tổng thể.

-

Lựa chọn loài cây phù hợp đưa vào thiết kế, hoàn tất mặt bằng

cây xanh.
-

Từ mặt bằng tổng thể dựng mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh cho

từng khu trong công viên để thể hiển rõ ý tưởng thiết kế.

-

Sử dụng phần mềm đồ họa hỗ trợ như AutoCad, Photoshop,

3Dmax, Sketch Up để thể hiện ý tưởng thiết kế.

12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích hiện trạng khu vực thiết kế
4.1.1 Thuận lợi
-

Khu vực thiết kế nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư

-

Hình dạng khu đất công viên là hình chữ nhật.

-

Địa hình công viên tương đối bằng phẳng nên có thể sử dụng cây

xanh để làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm.
4.1.2 Khó khăn
-

Tuy nằm ngay vị trí trung tâm nhưng diện tích tương đối nhỏ nên


không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân ở nơi đây và những
người đến tham quan.
-

Công viên bị cắt bởi trục giao thông chính

-

Khu vực sự dụng đất làm công viên bị bao quanh bởi công trình

kiến trúc.
4.2 Đề xuất phân khu chức năng
Công viên nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư, là nơi qua lại thường
xuyên của nhiều người nên khi thiết kế cần chú trọng phần diện tích lối đi và
sân bãi trong công viên.

Hình 4.1: Sơ đồ phân khu chức năng

13


Bảng 4.1: Bảng cơ cấu sử dụng đất của toàn công viên
STT

Diện tích (m2)

Chức năng

Tỷ lệ (%)


1

Xây dựng công trình

1.082,9

26,1

2

Giao thông

890,3

21,51

3

Mặt nước

20,1

0,49

4

Mảng xanh

2150,7


51,9

Tổng cộng

4.144

100

Tổng diện tích là 4.144 m2, công viên bị chia cắt bởi đường giao thông,
phân thành hai khu riêng biệt bằng nhau với diện tích mỗi khu 2.072 m2 . Việc
phân khu chức năng chia thành hai khu bao gồm khu A và khu B với:
-

Khu A bao gồm các hạng mục

+ Khu thiếu nhi
+ Khu thanh thiếu niên
+ Khu ngoạn cảnh
-

Khu B bao gồm các hạng mục

+ Khu thể thao
+ Khu ngoạn cảnh
4.3 Thuyết minh thiết kế
4.3.1 Thuyết minh tổng thể
Nằm ở vị trí trung tâm, xung quanh được bao bọc bởi các khối công
trình kiến trúc, lối đi trong công viên được thiết kế theo dạng đường cong kết
hợp với những đường thẳng của công trình sẽ tạo nên bố cục chủ đạo của toàn

công viên.
Ở vị trí trung tâm có nhiều người qua lại, bố cục hình tia tạo sự thu hút
lớn với mọi người ở cả hai khu A, B của công viên.

14


Hình 4.2: Mặt bằng tổng thể
Công viên bị chia cắt bởi đường giao thông, liên kết hai công viên với
nhau sao cho phù hợp là vấn đề quan trọng.
Lối vào chính của công viên là nơi đường giao thông cắt qua, đây cũng
là vị trí thiết kế để tạo nên sự liên kết giữa hai công viên. Lối vào chính là hai
nửa bán nguyệt nằm đối xứng với nhau qua trục giao thông, được lát gạch cùng
màu và trồng cau vua, bồn trồng cây được nâng lên mang lại cảm giác uy nghi
cho khu trung tâm.

Hình 4.3: Phối cảnh tổng thể
4.3.2 Thuyết minh chi tiết
4.3.2.1 Phân khu A
Công viên được phân làm hai khu A, B với khu A là nơi sử dụng dành
cho những hoạt động ồn ào náo nhiệt của thanh thiếu niên, thiếu nhi bao gồm
các khu chức năng: khu thiếu nhi, khu thanh thiếu niên, khu ngoạn cảnh.

15


Hình 4.4: Phối cảnh toàn khu A
Công viên bố trí theo hình tia điểm nhấn tại vị trí trung tâm của khu A là
một tiểu cảnh đài phun nước, từ vị trí này có thể quan sát được toàn bộ công
viên.

Tại vị trí trung tâm, các loài hoa được kết hợp hài hòa, được trồng trong
những bồn hoa có độ cao khác nhau và được thay đổi theo thời gian tạo sự sinh
động và thú vị cho người thưởng ngoạn.

Hình 4.5: Phối cảnh trung tâm khu A
Khu thiếu nhi nằm ở hướng Bắc công viên ngay bên tiểu cảnh trung tâm
được thiết kế tiếp giáp với đường giao thông nên ngoài việc tiếp cận theo lối
vào chính có thể tiếp cận trực tiếp theo lối vào phụ.

16


×