Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN PHỤC VỤ KHU DÂN CƯ PHÍA BẮC ĐƯỜNG TÔ NGỌC VÂN QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.76 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN THỊ NGỌC THU

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN PHỤC VỤ KHU DÂN CƯ
PHÍA BẮC ĐƯỜNG TÔ NGỌC VÂN QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRẦN THỊ NGỌC THU

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN PHỤC VỤ KHU DÂN CƯ
PHÍA BẮC ĐƯỜNG TÔ NGỌC VÂN QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: KTS. TRẦN CÔNG QUỐC



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
*****************

TRAN THI NGOC THU

DESIGNING PARK SERVING NORTH RESIDENTIAL
AREAS OF TO NGOC VAN STREET
THU DUC DISTRICT, HO CHI MINH CITY

Major: Landscape design

GRADUATED THESIS
Supervisor: TRAN CONG QUOC Architect

Ho Chi Minh City
June 2012

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn nghiên cứu này được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương

trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Cảnh Quan - Kỹ Thuật Hoa Viên thuộc trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và là thành quả sau bốn năm gắn bó
với mái trường này. Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
tới:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thời gian
thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến KTS. Trần Công Quốc đã dành rất nhiều
thời gian hướng dẫn và đóng góp ý kiến để tôi có thể thực hiện thành công và
hoàn chỉnh luận văn này.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08TK đã đồng hành với tôi trong suốt bốn
năm học qua, là những người bạn luôn kề vai sát cánh, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình, ba mẹ thân yêu đã
quan tâm, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi vững tin trên con đường tôi đã
chọn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Sinh viên

Trần Thị Ngọc Thu

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế công viên phục vụ khu dân cư phía Bắc đường
Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại phường
Tam Phú, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 01/01/2012

đến ngày 01/06/2012.
Kết quả thu được như sau:
 Đề xuất phân khu chức năng cho khu công viên.
 Đề xuất mạng lưới giao thông cho toàn khu.
 Thiết kế tổng thể khu công viên.
 Đề xuất danh mục cây xanh.
Đồ án đã hoàn thành được các bản vẽ:
 Mặt bằng tổng thể công viên có bố trí cây xanh: 1 bản vẽ
 Mặt bằng trích đoạn phân khu chức năng: 3 bản vẽ
 Mặt cắt toàn khu: 2 bản vẽ
 Mặt đứng: 2 bản vẽ
 Phối cảnh: 15 bản vẽ

iv


SUMMARY
Research topic “Designing park serving North residential areas of To Ngoc
Van street” was conducted at Tam Phu ward, Thu Duc district, Ho Chi Minh city,
the period from 01/01/2012 until 01/06/2012.
Results given:
 Proposing fuctional subdivision.
 Proposed transportation network for the whole area.
 Designing master plan of park.
 Proposed list of trees for the whole area
Completing the design including:
 Tree Master planning: 1 drawing
 Function plan (apart): 3 drawings.
 Section: 2 drawings.
 Front: 2 drawings

 Perspective: 15 drawings.

v


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
TÓM TẮT ....................................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................. xi
1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài .............................................................................................. 2
1.3. Nội dung đề tài ..................................................................................................... 2
1.4. Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.......................................................................................... 3
2.1. Khái quát về công viên......................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm công viên ......................................................................................... 3
2.1.2. Phân loại công viên: .......................................................................................... 3
2.1.3. Một số công viên trong và ngoài nước.............................................................. 4
2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội ................................................................................ 7
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 7
2.2.1.1. Vị trí khu đất .................................................................................................. 7
2.2.1.2. Địa hình .......................................................................................................... 9
2.2.1.3. Khí hậu thời tiết.............................................................................................. 9
2.2.2. Văn hóa xã hội ................................................................................................ 10

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 12

vi


3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 12
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 12
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................ 14
4.1. Đánh giá hiện trạng ............................................................................................ 14
4.1.1.Đánh giá công trình hiện hữu ........................................................................... 14
4.1.2. Đánh giá hiện trạng cây xanh .......................................................................... 15
4.2. Nhận xét và giải pháp......................................................................................... 16
4.2.1. Nhận xét .......................................................................................................... 16
4.2.2. Đề xuất giải pháp ............................................................................................ 17
4.3. Đề xuất phương án thiết kế ................................................................................ 17
4.4. Đề xuất mạng lưới giao thông ............................................................................ 22
4.5. Thuyết minh thiết kế .......................................................................................... 25
4.5.1. Thuyết minh các hạng mục trong công viên ................................................... 25
4.5.2. Khía cạnh vật lý .............................................................................................. 34
4.5.3. Khía cạnh công năng: ...................................................................................... 34
4.5.4. Khía cạnh thẩm mỹ ......................................................................................... 37
4.6. Đề xuất chủng loại cây ....................................................................................... 38
4.6.1. Tiêu chí chọn cây xanh ................................................................................... 38
4.6.2. Đề xuất chủng loại cây .................................................................................... 38
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 45
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 45
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 47


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

KDC

:

Khu dân cư

UBND

:

Ủy ban nhân dân

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 2.1: Công viên văn hóa Tao Đàn – Quận 1 – TPHCM ..................................... 4
Hình 2.2: Công viên Nam Sài Gòn – Phú Mỹ Hưng – Quận 7 – TPHCM ................ 5
Hình 2.3: Công viên Thống Nhất – Hà Nội ............................................................... 5
Hình 2.4: Các trò chơi trong công viên nước Đầm Sen ............................................. 6
Hình 2.5: Công viên Dineyland ở Nhật...................................................................... 6
Hình 2.6: Công viên Keukenhof, Lisse, Hà Lan ........................................................ 7
Hình 2.7: Vị trí khu đất nhìn từ trên bản đồ ............................................................... 8
Hình 2.8: Khu đất trong bảng quy hoạch của thành phố ............................................ 8
Hình 2.9: Đất trồng rau muống của người dân .......................................................... 9
Hình 2.10: Các căn nhà cấp 3 – 4 được xây dựng không kiên cố .............................. 9
Hình 2.11: Các cây mai ở vườn mai 718/24 KP.4, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,
TP.HCM .................................................................................................................... 11
Hình 4.1: Một căn nhà trong khu quy hoạch chưa di dời trên đường số 10 ............ 14
Hình 4.2: Hiện trạng các căn nhà trên đường Tô Ngọc Vân .................................... 15
Hình 4.3: Hiện trạng cây xanh.................................................................................. 15
Hình 4.4: Sơ đồ ý tưởng phương án 1 ...................................................................... 20
Hình 4.5: Sơ đồ ý tưởng phương án 2 (phương án chọn) ........................................ 21
Hình 4.6: Hệ thống đường giao thông khu A ........................................................... 23
Hình 4.7: Hệ thống đường giao thông khu B ........................................................... 24
Hình 4.8: Hệ thống đường giao thông khu C ........................................................... 24
Hình 4.9: Mặt bằng tổng thể..................................................................................... 25
Hình 4.10: Mặt bằng khu A...................................................................................... 26
Hình 4.11: Một số tiểu cảnh trong khu A................................................................. 27
Hình 4.12: Khu trò chơi trẻ em trong khu A ............................................................ 27
Hình 4.13: Mặt bằng khu B ...................................................................................... 28
Hình 4.14: Hướng nhìn vào hồ nước trung tâm ....................................................... 29

ix



Hình 4.15: Phối cảnh nhà điều hành ........................................................................ 30
Hình 4.16: Phối cảnh nhà vệ sinh khu B .................................................................. 30
Hình 4.17: Phối cảnh khu trò chơi trẻ em (khu B) ................................................... 31
Hình 4.18: Phối cảnh khu thể dục, dưỡng sinh ........................................................ 31
Hình 4.19: Mặt bằng khu C ...................................................................................... 32
Hình 4.20: Phối cảnh khu cà phê, ăn uống ............................................................... 33
Hình 4.21: Phối cảnh giàn leo khu cà phê, ăn uống ................................................. 33
Hình 4.22: Phối cảnh một chòi nghỉ chân trong khu C ............................................ 34
Hình 4.23: Phối cảnh toàn khu thể dục, dưỡng sinh ................................................ 35
Hình 4.24: Phối cảnh hồ nước tại góc đường khu A ................................................ 36
Hình 4.25: Phối cảnh giàn leo khu B ....................................................................... 36
Hình 4.26: Một số tiểu cảnh ..................................................................................... 37
Hình 4.27: Phối cảnh một số hồ nước ...................................................................... 38

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Bảng phân tích đặc điểm khu đất ............................................................. 16
Bảng 4.2: Bảng cân bằng đất đai khu A ................................................................... 18
Bảng 4.3: Bảng cân bằng đất đai khu B ................................................................... 18
Bảng 4.4: Bảng cân bằng đất đai khu C ................................................................... 19
Bảng 4.5: Bảng cân bằng đất đai toàn khu ............................................................... 19
Bảng 4.6: Bảng phân tích ưu nhược điểm phương án 1 ........................................... 20

Bảng 4.7.: Bảng phân tích ưu nhược điểm phương án 2 .......................................... 22
Bảng 4.8: Danh mục các loài cây che bóng ............................................................. 39
Bảng 4.9: Danh mục các loài cây bụi, cây trang trí, cây cắt tỉa ............................... 41
Bảng 4.10: Danh mục cây dây leo, cây phủ đất ....................................................... 43

xi


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung

tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Là trung tâm kinh tế quan
trọng của cả nước, thành phố ngày càng thu hút nhiều dân nhập cư. Cùng với sự
phát triển về kinh tế, sự gia tăng dân số quá nhanh và sự gia tăng nhanh chóng của
các tòa nhà kéo theo là diện tích đất phục vụ nhu cầu về mảng xanh cho người dân
ngày càng bị thu hẹp dần. Trước đây, thành phố đề ra mục tiêu phát triển diện tích
mảng xanh đến năm 2010 đạt bình quân khoảng 4 – 5 m2/người, tuy nhiên con số
thống kê sơ bộ mới nhất cho thấy chỉ tiêu này hiện chỉ đạt khoảng 0,7 m2/người.
(nguồn [11]). Với tình trạng mảng xanh hiện nay thành phố vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn của người dân. Ngoài tác dụng giúp con người
giảm bớt mệt mỏi căng thẳng của cuộc sống thường nhật, mảng xanh còn có tác
dụng hạn chế tiếng ồn do các phương tiện giao thông cũng như hoạt động sản xuất
khác của con người gây ra. Đối với một đô thị có số lượng phương tiện giao thông
nhiều như Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó là lượng khói xe và khói thải từ

các nhà máy công nghiệp ngày càng nhiều thì việc cung cấp một mảng xanh để
giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay là hết sức cần thiết.
Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở và mảng xanh đồng thời phát triển quy
hoạch một cách đồng bộ, thành phố đã tiến hành các dự án xây dựng các khu dân cư
ở các quận mà trong đó đảm bảo mảng xanh phục vụ nhu cầu người dân.
Mảng xanh nói lên sự chủ động của con người đưa thiên nhiên vào cuộc
sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người hiện đại.

1


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức

Chính vì vậy việc thiết kế mảng xanh là một vấn đề hết sức quan trọng mà cụ
thể ở đây là thiết kế công viên, mảng xanh ở khu dân cư phía Bắc, đường Tô Ngọc
Vân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.2.

Mục đích của đề tài

 Quy hoạch thiết kế công viên đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi, giải
trí của người dân thành phố sau những giờ làm việc lao động căng thẳng.
 Đáp ứng được nhu cầu thư giãn, tái tạo sức lao động cho đa số bộ phận dân
cư địa phương, nhu cầu tìm hiểu và giao lưu của người dân.
 Tạo một không gian sinh hoạt và giải trí lành mạnh cho mọi người.
 Tạo nên sự thống nhất giữa không gian xanh công cộng và với các khu vực
xung quanh.
 Tạo được một điểm tham quan du lịch, góp phần phát triển ngành du lịch địa
phương.
1.3.


Nội dung đề tài:

 Khảo sát các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy
văn…) và các điều kiện về xã hội (con người, văn hóa, kinh tế…) của khu
vực thiết kế.
 Điều tra hiện trạng công trình hiện hữu, hiện trạng cảnh quan – cây xanh.
 Nghiên cứu và lựa chọn những loài cây trồng phù hợp với tiêu chí giáo dục,
thẩm mỹ và an toàn.
 Dựa trên cơ sở các dữ liệu điều tra tiến hành đề xuất phương án thiết kế, bố
trí cây xanh cho khu công viên hợp lý nhất.
1.4.

Giới hạn đề tài:

 Địa điểm: khu đất thiết kế tọa lạc tại phường Tam Phú, quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh
 Quy mô: khu đất có diện tích khoảng 4,5 ha
 Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 01/01/2012 đến 01/06/2012

2


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức

Chương 2
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.1.

Khái quát về công viên


2.1.1. Khái niệm công viên
Công viên là khu vực công cộng, một nơi vui chơi, thư giãn, giải trí và cũng
là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, triển lãm.
Kiến trúc công viên gồm có: cây xanh, ghế ngồi nghỉ mát, các con đường
nhỏ dùng cho người tản bộ, ốc đảo, vườn hoa, các ki ốt, ban quản lý công viên,
nước, hệ thực vật…
Công viên bảo đảm cho mọi người ở mọi lứa tuổi có thể tìm được không
gian trong đó cho mình, tính yên tĩnh, thư giãn... Mọi người đều có quyền vào nghỉ
ngơi, tham quan và hoạt động thể dục dưỡng sinh trong công viên bình thường,
không phải trả bất kỳ một khoản thu nào nếu không tham gia các dịch vụ giải trí có
thu tiền.
2.1.2. Phân loại công viên
Công viên thường được chia theo các dạng như: công viên nước, công viên
văn hóa, công viên thiếu nhi, công viên giải trí….
+ Công viên nước: loại hình công viên này yếu tố nước giữ vai trò chủ yếu,
phục vụ mục đích vui chơi, thư giãn cho người dân.
+ Công viên văn hóa: loại công viên này yếu tố cảnh quan chiếm diện tích
nhiều nhất, chủ yếu tạo nơi thư giãn, nghỉ ngơi cho người dân, phục vụ
nhiều lứa tuổi.
+ Công viên thiếu nhi: loại hình công viên này phục vụ nhu cầu vui chơi,
giải trí, hoạt động văn hóa-giáo dục, phát triển khả năng sáng tạo… cho
thiếu nhi.

3


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức

+ Công viên giải trí: loại hình công viên này phục vụ các nhu cầu về giải trí

của con người, gồm nhiều lứa tuổi.
2.1.3. Một số công viên trong và ngoài nước


Công viên văn hóa Tao Đàn
Công viên văn hóa Tao Đàn là một trong những công viên đã có từ lâu đời

của Thành phố Hồ Chí Minh. Công viên trước đây thuộc khuôn viên Dinh Toàn
quyền của Pháp. Năm 1869 người Pháp cho xây con đường Miss Clavell (nay đổi
tên là đường Huyền Trân Công Chúa) tách khu vườn khỏi Dinh.
Công viên giáp 4 tuyến đường: Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Thị Minh
Khai, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Du và đường Trương Định chia cắt ở giữa.
Công viên là nơi tìm đến của người dân xung quanh nơi đây, phục vụ nhu
cầu nghỉ ngơi giải trí của nhiều đối tượng.

Hình 2.1: Công viên văn hóa Tao Đàn – Quận 1 – TPHCM. (nguồn [10]).


Công viên Nam Sài Gòn – Phú Mỹ Hưng
Nằm giữa một khu đô thị với những tòa nhà chọc trời là công viên Nam Sài

Gòn. Công viên còn có tên gọi mà du khách ở đây hay gọi là "công viên Sàn Gỗ"
bởi nơi đây có một hệ thống sàn bằng gỗ để du khách có thể ngồi chơi, hội nhóm rất
thuận tiện. Công viên chủ yếu phục vụ cho các khu dân cư ở Phú Mỹ Hưng-Quận 7.

4


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức


Hình 2.2: Công viên Nam Sài Gòn – Phú Mỹ Hưng – Quận 7 – TPHCM


Công viên Thống Nhất
Công viên Thống Nhất là một trong những công viên lớn ở Hà Nội, Việt

Nam. Trong công viên có Hồ Bảy Mẫu. Nó tiếp giáp với 4 mặt phố: phố Trần Nhân
Tông, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn và Đại Cồ Việt. 
Công viên là nơi phục vụ vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn chủ yếu của người
dân Hà Nội. Công viên có đủ các khu chức năng phục vụ cho mọi lứa tuổi: khu vui
chơi cho trẻ em với nhà gương dị dạng và sân bóng mi-ni lát xi-măng, nơi tập thể
dục buổi sáng buổi chiều khi bình minh lên hay hoàng hôn xuống, nơi tĩnh dưỡng
cho các bậc cao niên già cả. Sáng sớm, dân khắp vùng xung quanh đến tập thể dục,
hít thở khí trời trong lành.

Hình 2.3: Công viên Thống Nhất – Hà Nội. (nguồn [9]).

5


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức



Công viên nước Đầm Sen
Nằm trong quần thể dịch vụ vui chơi giải trí Đầm Sen, Công Viên Nước

Đầm Sen với một thế giới nước trong xanh cùng 26 trò chơi và một hồ tạo sóng
rộng 3000 m2 xanh mát thích hợp cho nhiều du khách.


Hình 2.4: Các trò chơi trong công viên nước Đầm Sen. (nguồn [14]).


Công viên giải trí Disneyland
Disneyland là công viên đầu tiên trong tất cả các công viên giải trí Disney

hiện có ở Mỹ và trên thế giới. Disneyland được xem là một trong những địa điểm
giái trí tốt nhất cho các gia đình.
Đến với nơi đây làm cho tất cả mọi người đều rơi vào một thế giới ảo thuật
như những thước phim trên ti vi, có các nhân vật hoạt hình, các bà tiên, chú lùn,
hoàng tử, công chúa… mà bất cứ ai đều thích thú.

Hình 2.4: Công viên Dineyland ở Nhật. (nguồn [6]).

6


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức



Công viên Keukenhof, Lisse, Hà Lan
Nơi đây là thiên đường dành cho những người yêu thích hoa. Những bông

hoa rực rỡ tạo thành cả dòng sông hoa đủ sắc màu. Keukenhof còn được gọi là
"Vườn châu Âu", với khoảng 7 triệu cây hoa được trồng mới mỗi năm, đây chính là
vườn hoa lớn nhất thế giới.

Hình 2.5: Công viên Keukenhof, Lisse, Hà Lan. (nguồn [12]).
2.2.


Điều kiện tự nhiên và xã hội

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí khu đất
Dự án Công viên nằm trong dự án khu dân cư mới trên trục đường chính là
đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tổng diện tích khu đất thiết kế: khoảng 4,5 ha.
Bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc đều là khu vực dân cư.
Hệ thống đường giao thông tiếp giáp: Phía Bắc là hướng đi đường Xuyên Á,
phía Nam là hướng đi ga Bình Triệu, phía Đông là hướng đi Bình Dương, phía Tây
tiếp giáp khu dân cư.

7


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức

Hình 2.6: Vị trí khu đất nhìn từ trên bản đồ

Hình 2.7: Khu đất trong bảng quy hoạch của thành phố

8


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức

2.2.1.2. Địa hình
Khu đất hiện trạng có địa hình tương đối bằng phẳng, dân cư chưa nhiều. Đất
ở đây chủ yếu là đất trồng rau muống xen lẫn với các căn nhà cấp 3-4.


Hình 2.8: Đất trồng rau muống của người dân

Hình 2.9: Các căn nhà cấp 3 – 4 được xây dựng không kiên cố
2.2.1.3. Khí hậu thời tiết
Công viên khu dân cư thuộc Quận Thủ Đức, ở phía Đông Bắc thành phố Hồ
Chí Minh, nên chịu chung điều kiện khí hậu của thành phố. Dự án nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh có
nhiệt độ cao đều trong năm, lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140
Kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Nhiệt độ trung bình khoảng 27,42oC
(thay đổi trong khoảng 25 – 29oC). Nóng nhất tháng 4 và lạnh nhất trong tháng 12.
Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 77,5%.

9


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức

Với hai mùa mưa – khô rõ rệt, lượng mưa thay đổi theo từng khu vực. Mùa
mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm
sau. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh
hướng tăng theo trục Tây Nam – Đông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía
Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Điều kiện trên thuận lợi cho việc triển
khai dự án.
2.2.2. Văn hóa xã hội
Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh.
Diện tích Thủ Đức là 47,46 km², dân số đến 1/4/2009 là 442.110 người (nguồn [6]).
Do vị trí tiếp cận với Sài Gòn, Thủ Đức, ngay trong thời Pháp thuộc, đã từng
là một vùng nữa chợ nữa quê.
Thủ Đức ngày nay đã có những thay đổi rất lớn, với tính cách đô-thị-hóa

ngày càng đậm nét. Lý do chính của hướng phát triển đó là vì ngày nay Thủ Đức đã
trở thành một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, các xã đã trở thành các
Phường. Nhiều công trình xây dựng đã được thực hiện để phát triển hạ tầng cơ sở
của nền kinh tế địa phương, đặc biệt là hệ thống giao thông và điện nước.
Thủ Đức nổi tiếng với nhiều trường đại học (làng đại học Thủ Đức), nhiều
đình, chùa, nhà thờ...có thể kể đến là chùa Vạn Đức, chùa Nhất Trụ (một ngôi chùa
mô phỏng theo chùa Một Cột tại Hà Nội). Và một món ngon ở Thủ Đức đã nổi
tiếng từ lâu là nem Thủ Đức mà bất cứ ai đã nếm qua đều có cảm giác bồi hồi, xao
xuyến.
Một đặc trưng khác không thể không kể đến đó là nghề trồng mai đã nổi
tiếng từ lâu. Và đến ngày nay người dân vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền
thống ấy. Từ vùng đất Thủ Đức đã sản sinh bao nhiêu cây mai đẹp đi khắp đó đây.
Vùng Thủ Đức, do vị trí đặc biệt tiếp cận với Sài Gòn, đã mang một số cá
tính đặc thù. Hiện nay, Quận Thủ Đức đang biến thành một vùng đô thị hóa rất quan
trong của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, chắc chắn Thủ Đức sẽ còn phát
triển nhiều hơn về mọi mặt, đặc biệt là hướng công nghiệp hóa.

10


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức

Hình 2.10: Các cây mai ở vườn mai 718/24 KP.4, P.Hiệp Bình Phước,
Q.Thủ Đức, TP.HCM. (nguồn [13]).

11


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở khảo sát hiện trạng, đánh giá hệ

thống mảng xanh và cảnh quan hiện có từ đó đưa ra định hướng thiết kế và quy
hoạch mảng xanh dựa trên phương án thiết kế tổng thể đã được phê duyệt. Đồng
thời đề xuất phương án thiết kế cảnh quan cho khu đất hiện trạng.
3.2.

Nội dung nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu: Công viên và mảng xanh phục vụ cho khu dân cư.



Khảo sát các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy
văn…) và các điều kiện về xã hội (con người, văn hóa, kinh tế…) của khu
vực thiết kế.



Điều tra hiện trạng công trình hiện hữu, hiện trạng cảnh quan – cây xanh.




Nghiên cứu và lựa chọn những loài cây trồng phù hợp với tiêu chí giáo dục,
thẩm mỹ và an toàn.



Dựa trên cơ sở các dữ liệu điều tra ta tiến hành đề xuất phương án thiết kế,
bố trí cây xanh cho khu công viên hợp lý nhất.

3.3.

Phương pháp nghiên cứu:

 Nội dung 1: Điều tra khảo sát hiện trạng:


Xác định vị trí, hình dạng, kích thước khu vực thiết kế.



Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh.



Xác định hướng gió, hướng nắng.



Xác định công trình hạ tầng xung quanh ảnh hưởng đến khu thiết kế.




Xác định vị trí, tên, số lượng, khoảng cách, thành phần cây xanh trên mặt
bằng hiện trạng.

12


Thiết kế công viên khu dân cư phía Bắc đường Tô Ngọc Vân – Thủ Đức

 Nội dung 2: Xây dựng phương án thiết kế:


Nghiên cứu nhiệm vụ và chức năng của công viên để đưa ra những giải
pháp thiết kế cải tạo hợp lý.



Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành xác định phân khu chức năng, phân luồng
giao thông chính – phụ, hình thành sơ đồ ý tưởng.



Thiết kế chi tiết từng phân khu chức năng: thiết kế mảng xanh, tiểu cảnh,
giao thông, điểm nhấn…



Tổng hợp ý tưởng trên mặt bằng tổng thể.




Lựa chọn loài cây phù hợp đưa vào thiết kế, hoàn tất mặt bằng cây xanh.



Từ mặt bằng tổng thể dựng mô hình 3d toàn khu.



Từ mô hình xuất mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh cho từng khu trong công
viên để thể hiển rõ ý tưởng thiết kế.



Sử dụng các phần mềm đồ họa hỗ trợ thiết kế như: Autocad, Google
Sketchup, Photoshop.

13


×