Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ 1 XÃ AN PHÚ – HUYỆN CỦ CHI TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

********************

TRẦN THỊ THIÊN PHÚ

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
KHUÔN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ 1
XÃ AN PHÚ – HUYỆN CỦ CHI - TPHCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 6 năm 2012-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

************************

TRẦN THỊ THIÊN PHÚ

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
KHUÔN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ 1
XÃ AN PHÚ – HUYỆN CỦ CHI – TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Thầy NGUYỄN THANH LONG

Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 6 năm 2012-


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY

*******************

TRAN THI THIEN PHU

LANDSCAPE DESIGN CAMPUS
AN PHU 1 ELEMENTARY SCHOOL
AN PHU COMMUNE - CU CHI DISTRICT –
HO CHI MINH CITY

DEPARTMENT OF LANDSCAPING
AND ENVIROMENTAL HORTICULTURE

GRADUATION THESIS

Advisor: NGUYEN THANH LONG

HO CHI MINH CITY
-June 2012-



LỜI CẢM ƠN
Luận văn nghiêm cứu này được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương
trình đào tạo kỹ sư chuyên nghành Cảnh Quan – Kỹ Thuật Hoa Viên thuộc trường
đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả chân thành cảm ơn:
o Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
o Ban chủ nhiệm bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Đã tao điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời
gian thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn:
HS.Nguyễn Thanh Long và KTS.Trần Công Quốc
Đã trực tiếp đóng góp ý kiến để thực hiện thành công và hoàn chỉnh luận
văn này.
Xin cảm ơn tất cả các quý thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật
Hoa Viên đã tận tình giúp đỡ về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm
thực tế trong lĩnh vực đang nghiêm cứu.
Cảm ơn ban lãnh đạo trường tiểu học An Phú 1 – xã An Phú – huyện Củ
Chi – TP. HCM đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài tốt ngiệp
này.
Đặc biệt xin cảm ơn gia đình tôi đã nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho tôi ăn
học đến ngày hôm nay.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong lớp đã động viên và
giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
Trần Thị Thiên Phú

i



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan khuôn viên trường tiểu học
An Phú 1 – xã An Phú – huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh” được tiến hành
tại xã An Phú, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 12 năm
2011 đến tháng 5 năm 2012.
Kết quả thu được như sau:
- Đề xuất phân khu chức năng cho trường tiểu học An Phú 1.
- Thiết kế tổng thể trường tiểu học.
- Đề xuất danh mục cây xanh.
- Hoàn thành đồ án có các bản vẽ:
+ Mặt bằng tổng thể trường tiểu học An Phú 1 có bố trí cây xanh: 1 bảnvẽ.
+ Mắt đứng toàn khu: 2 bản vẽ.
+ Mặt cắt toàn khu: 2 bản vẽ.
+ Phối cảnh: 18 bản vẽ

ii


SUMMARY
Thesis “ Landscape design campus An Phu 1 elementary school An Phu –Cu
Chi district – Ho Chi Minh city” was conducted in Cu Chi district, Ho Chi Minh
city, the period from 12/2011 to 05/2012.
Results given:
-

Proposing fuctional subdivision.

-


Designing master plan of elementary school.

-

Proposed list of trees for the whole area.

-

Completing the design including:

+ Tree master planning: 1 drawing.
+ Front of elementary school: 2 drawing.
+ Section of elementary school: 2 drawing.
+ Perspective: 18 drawing.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
SUMMARY .............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1.

Khái quát về trường tiểu học. ...........................................................................3


2.2.

Giới thiệu trường tiểu học An Phú 1. ...............................................................6

2.2.1. Giới thiệu. ................................................................................................................. 6
2.2.2. Vị trí và giới hạn. ..................................................................................................... 8
2.3.

Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế. ..............................................................10

2.3.1. Địa hình .................................................................................................................. 10
2.3.2. Khí hậu.................................................................................................................... 11
2.3.3. Tài nguyên đất và nước ........................................................................................ 12
2.3.3.1.Tài nguyên đất ...................................................................................................... 12
2.3.3.2.Tài nguyên nước ................................................................................................... 12
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....13
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................13

3.2.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................13

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................14

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................15

4.1.

Kết quả khảo sát hiện trạng ............................................................................15

4.1.1. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất. ............................................................. 15
4.1.2. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng thực vật ở khu vực thiết kế ..................17
4.1.3. Đánh giá và phân tích hiện trạng ....................................................................19

iv


4.2.

Một số nguyên tắc ..........................................................................................20

4.2.1. Nguyên tắc bố trí chung........................................................................................ 20
4.2.2. Nguyên tắc chọn cây và phối kết ......................................................................... 20
4.3.

Đề xuất chủng loại cây trồng. ........................................................................22

4.4.

Phương án thiết kế ..........................................................................................23

4.4.1. Ý tưởng thiết kế ..................................................................................................... 23
4.4.2. Phân khu chức năng .............................................................................................. 24
4.4.3. Đề xuất mạng lưới giao thông.............................................................................. 25
4.4.4. Thuyết minh thiết kế ............................................................................................. 26
4.4.4.1. Thuyết minh tổng thể .......................................................................................... 26

4.4.4.2. Thyết minh chi tiết .............................................................................................. 28
4.4.5. Thống kê cây trong phương án thiết kế ............................................................... 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................52
5.1.

Kết luận ..........................................................................................................52

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................53
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ngày 19/7/2000 .6
Hình 2.2 Trường được thủ tướng tặng bằng khen ngày 23/7/2004 ............................7
Hình 2.3 Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 ngày 30/8/2007 .7
Hình 2.4 Năm học 2008 – 2009 đón 18 đoàn với 2037 khách. ..................................8
Hình 2.5 Năm học 2009 – 2010 đón 21 đoàn với 2581 khách. ..................................8
Hình 2.6 Bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi và vị trí xã An Phú .................................9
Hình 2.7 Xã An Phú và vị trí trường tiểu học An Phú 1 ..........................................10
Hình 2.8 Trường tiểu học An Phú 1 (chụp từ vệ tinh) .............................................10
Hình 4.1 Mặt bằng hiện trạng trường tiểu học An Phú 1 .........................................16
Hình 4.2 Hiện trạng cảnh quan bên trái trường tiểu học An Phú 1 ..........................17
Hình 4.3 Hiện trạng cảnh quan trước sân trường tiểu học An Phú 1 .......................17
Hình 4.4 Hiện trạng cảnh quan bên phải trường tiểu học An Phú 1 ........................18

Hình 4.5 Hiện trạng cảnh quan phía sau trường tiểu học An Phú 1 .........................18
Hình 4.6 Hiện trạng cảnh quan phía sau trường tiểu học An Phú 1 .........................18
Hình 4.7 Sơ đồ phân khu chức năng ........................................................................24
Hình 4.8 Mặt bằng tổng thể không có cây xanh .......................................................26
Hình 4.9 Mặt bằng tổng thể có cây xanh ..................................................................27
Hình 4.10 Phối cảnh tổng thể ...................................................................................28
Hình 4.11 Phối cảnh cổng trường .............................................................................29
Hình 4.12 Phối cảnh sảnh đón ..................................................................................30
Hình 4.13 Cảnh quan quanh tượng khổng tử ...........................................................31
Hình 4.14 Cảnh quan quanh tiểu cảnh nước ............................................................32
Hình 4.15 Cấu tạo tường nước ngoại thất ................................................................33
Hình 4.16 Phối cảnh hội trường với cây xanh ..........................................................34
Hình 4.17 Cảnh quan khu đồi cảnh ..........................................................................35
Hình 4.18 Tiểu cảnh trên đồi ....................................................................................36
Hình 4.19 Mô hình kết hợp đá cao, đá thấp và đá ỷ dốc. .........................................36

vi


Hình 4.20 Đá cao kết hợp đá hình cung ...................................................................37
Hình 4.21 Đá thấp kết hợp đá dẹp .................................................................................. 37
Hình 4.22 Kết hợp đá cao, đá dẹp, đá ỷ dốc .............................................................37
Hình 4.23 Kết hợp 5 loại đá .....................................................................................37
Hình 4.24 Phối cảnh bãi xe.......................................................................................38
Hình 4.25 Kích thước mặt bằng sân cầu lông ..........................................................40
Hình 4.26 Kích thước mặt đứng sân cầu lông ..........................................................40
Hình 4.27 Cảnh quan xung quanh sân cầu lông .......................................................41
Hình 4.28 Kích thước sân bóng đá mini ...................................................................41
Hình 4.29 Phối cảnh sân bóng đá .............................................................................42
Hình 4.30 Ngõ vào sân bóng đá ...............................................................................42

Hình 4.31 Phối cảnh sân chơi ...................................................................................43
Hình 4.32 Phối cảnh tượng nấm và hoa hướng dương .............................................44
Hình 4.33 Mặt đứng bồn trồng cây phượng .............................................................44
Hình 4.34 Mặt bằng bồn trồng cây phượng..............................................................45
Hình 4.35 Phối cảnh khu vực cổng phụ ...................................................................46
Hình 4.36 Phối cảnh khu tự học ...............................................................................47
Hình 4.37 Phối cảnh giàn hoa...................................................................................47
Hình 4.38 Tiểu cảnh “chăm học” .............................................................................48
Hình 4.39 Phối cảnh khu vườn thực nghiệm ............................................................49
Hình 4.40 Tiểu cảnh “chăm làm” .............................................................................50

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng tỉ lệ giữa số lớp học và diện tích khu đất ...........................................5
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất tại trường tiểu học An Phú 1. ..............................15
Bảng 4.2 Bảng danh mục cây che bóng tại trường tiểu học An Phú 1 .....................19
Bảng 4.3 Bảng danh mục cây trang trí tại trường tiểu học An Phú 1 .......................19
Bảng 4.4 Cơ cấu sử dụng đất trong phương án thiết kế ...........................................25
Bảng 4.5 Danh mục cây bóng mát trồng trong khuôn viên ......................................50
Bảng 4.6 Danh mục cây trang trí và cây phủ nền trồng trong khuôn viên ...............51

viii


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống
và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển tăng gây
ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn
đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.

Ông

Christophe Bahuet - Phó đại diện chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc ( UNDPUnited Nations Development Programme) tại Việt Nam nhận định: “Biến đổi khí
hậu có thể dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông nghiệp; gia tăng tình trạng
thiếu nước; thời tiết cực đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng”.
Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP - United Nations
Environment Programme), bên cạnh việc nỗ lực cắt giảm mạnh lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính, thì trồng cây là biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với tình trạng
biến đổi khí hậu. Đó chính là lý do mà Đảng - Nhà nước ta thực hiện kế hoạch tăng
cường công tác quản lý và phát triển mảng xanh trong phạm vi cả nước và nhất là
diện tích mảng xanh ở các khu vực công cộng.
Ngoài vấn đề biến đổi khí hậu thì vấn đề về chiến lược con người cũng được
Đảng - Nhà nước và được cả xã hội quan tâm, mà đối tượng chủ yếu trong chiến
lược này chính là trẻ em. Tiểu học là cấp học nền tảng trong nhà trường phổ thông,
sự phát triển của học sinh tiểu học sẽ tạo tiền đề ban đầu, đóng vai trò nền tảng cho
quá trình phát triển trong tương lai của các em nói riêng và cho thế hệ trẻ Việt Nam
nói chung. Phương thức giáo dục mang tính đặc thù cho đối tượng này là “học mà
chơi, chơi mà học” được cả thế giới xưa và nay thừa nhận. Vì thế không thể gò bó
các em trong không gian phòng học nhỏ bé được, mà phải mở rộng không gian tạo

SVTH: Trần Thị Thiên Phú


1

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

điều kiện cho các em không những chỉ học kiến thức từ sách vở mà còn tự học hỏi
những kiến thức từ thế giới xung quanh.
Từ hai vấn đề nêu trên thì việc thiết kế cảnh quan cho khuôn viên trường
tiểu học vừa tăng cường được diện tích mảng xanh công cộng vừa tạo môi trường
xanh, sạch, đẹp, thân thiện và phù hợp với đặc điểm và tâm lý các em học sinh tiểu
học, giúp các em năng động và tích cực hơn. Quan trọng hơn cả, cây xanh góp phần
hổ trợ các em trong giai đoạn đầu tìm hiểu thế giới xung quanh, giúp các em có cái
nhìn trực quan sinh động về thế giới tự nhiên, từ đó phát triển một cách toàn diện.
Đồng thời giúp các em yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường, định hướng
việc hình thành nhân cách trẻ sau này.
Qua phần trình bày đã nêu trên nay tôi xin đề xuất đề tài “THIẾT KẾ CẢNH
QUAN KHUÔN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ 1 - XÃ AN PHÚ –
HUYỆN CỦ CHI – TP. HỒ CHÍ MINH”.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú

2

LớpDH08CH



Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Khái quát về trường tiểu học.
Chương trình giảng dạy cấp tiểu học là một trong những chương trình bắt
buộc trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu tiên của con người
được học chữ viết một cách chính qui, được học các môn học khác nhau, tiếp xúc
với bạn bè, thầy cô…
Ở mỗi nước khác nhau thì có những qui định về lứa tuổi học tiểu học khác
nhau. Ở Việt Nam: từ 3-6 tuổi là cấp mẫu giáo, 7-11 tuổi là cấp tiểu học, 12-15 tuổi
là cấp phổ thông trung học cơ sở, 16-18 là cấp phổ thông trung học. Ở những nước
Tây Âu, Anh, Mỹ…chia ra làm 3 cấp: loại nhỏ 3-8 tuổi (tương đương với mẫu giáo
+ tiểu học ở Việt Nam), trung bình từ 8-13 tuổi (tương đương với trung học cơ sở),
loại lớn 13-18 tuổi (tương đương với trung học phổ thông). Trường tiểu học ra đời
để đáp ứng nhu cầu trên của xã hội, trường là cơ sở vật chất, là môi trường để tiến
hành quá trình giảng dạy do đó trường tiểu học phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về
giảng dạy - học tập, yêu cầu về không gian phù hợp với lứa tuổi tiểu học…
“Sự phát triển giáo dục phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, từ điều
kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của mỗi nước. Nội dung học vấn không
phải là bất biến, nó được biến đổi dưới sự ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ
thuật, sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa cũng như lí luận dạy học, phương pháp học”.
(theo GS.TS.KTS Nguyễn Đức Thiềm)
Hệ thống trường tiểu học Việt Nam hiện nay nói chung, chủ yếu được xây
dựng sau hòa bình lập lại, với kiểu dạy học thuần tuý lí thuyết không có sự kết hợp
giữa học và thực hành, các lớp học được nối với nhau bằng những hành lang dài,
trước hành lang là sân trường dành cho mọi hoạt động của trường. Hiện nay điều


SVTH: Trần Thị Thiên Phú

3

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

kiện xã hội đã khác, khái niệm trường tiểu học không đơn thuần chỉ là nơi học sinh
học văn hóa mà còn là môi trường để các em rèn luyện thể lực, tiếp xúc với bạn bè,
phát triển cá tính nên chương trình học dần dần được phát triển, một số môn học
năng khiếu và các hoạt động phụ trợ (rèn luyện thể chất, thể thao…) được đưa vào
chương trình học với các hoạt động ngoài trời, các bộ phận thực hành xen vào các
giờ học giúp cho học sinh nắm bắt nhanh lý thuyết, tăng sự sảng khoái về tinh thần
và đào tạo học sinh một cách toàn diện. Do đó một chức năng mới cho trường học
là phải có các khối chuyên biệt cho việc đào tạo thẩm mỹ và rèn luyện thể chất cho
học sinh.
Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 thì trường tiểu học
phải:
o Nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư, bán kính phục vụ khoảng 500800m (không quá 1500m), chọn vị trí cao ráo, sạch sẽ, cảnh quan đẹp, yên tĩnh cho
việc giảng dạy - học tập. Đối với miền núi, bán kính phục vụ có thể đến 2000m.
o Không nằm cạnh những cơ sở thường xuyên có tiếng ồn và chất độc hại
như: cơ sở chăn nuôi, chợ, xí nghiệp, nhà máy… Trường hợp bắt buộc phải xây
dựng gần thì phải có khu đệm trồng cây với chiều rộng ít nhất 30m.
o Giao thông thuận lợi đáp ứng việc đi lại hàng ngày của học sinh và giáo
viên. Tuy nhiên, không nằm trên những đường có mật độ giao thông lớn, đường tàu
hỏa… vì an toàn của các học sinh nhỏ.

o Nằm ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng mạng lưới kỹ thuật hạ tầng cơ sở
của khu dân cư (đường sá, cấp thoát nước, điện, thông tin…).
o Diện tích đất dành cho các khu vực so với diện tích đất toàn khu vực được
tính theo tỉ lệ sau:
ƒ Diện tích xây dựng công trình kiến trúc 14-20%, có thể đến 25% cho thành
phố.
ƒ Diện tích đất cho vườn thí nghiệm, khu thực hành 16-20%.
ƒ Diện tích đất làm sân chơi, bãi tập 40-50%.
ƒ Diện tích làm đường 15%.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú

4

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

o Diện tích cây xanh trong mọi trường hợp nên đảm bảo từ 40 đến 50% diện
tích toàn khu. Bao gồm: diện tích thảm cỏ, dãy ngăn cách và điểm bảo vệ.
o Diện tích toàn bộ khu đất trường học được tính theo bảng dưới đây ( đối
với trường học xây dựng trong thành phố cho phép giảm diện tích khu đất xuống
10%. Ở nông thôn có thể tăng thêm nhưng không quá 10%.)
Bảng 2.1 Bảng tỉ lệ giữa số lớp học và diện tích khu đất
SỐ LỚP

DIỆN TÍCH KHU ĐẤT (ha)


5

0,5

9

1,2

12

1,5

18

2,0

24

2,8

27

3,0

36

3,7

o Khu đất để xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt cần được ngăn cách

với khu học tập bằng cây xanh hoặc sân tập luyện thể dục thể thao và có lối vào
riêng biệt.
o Các sân bóng của khu thể thao phải bố trí cách cửa sổ phòng học và phòng
thực nghiệm ít nhất là 10m và ngăn cách bằng dải cây xanh.
o Trong khu đất xây dựng trường phải được hàng rào cao ít nhất là 1,2m vật
liệu làm hàng rào tùy theo điều kiện của địa điểm xây dựng (bê tông cốt thép gạch
đá hoặc hàng rào bằng cây xanh…)
o Cơ cấu trường tiểu học gồm các khối chính sau:
ƒ Khối học tập gồm các phòng học văn hóa.
ƒ Khối thực hành, học môn chuyên biệt (các môn năng khiếu, tiếng anh, vi
tính)
ƒ Khối phục vụ học tập.
ƒ Khối hoạt động ngoài trời: không gian vui chơi, giao lưu cho học sinh.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú

5

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

ƒ Khối giáo dục thể chất: rèn luyện cơ thể, chơi thể thao, ...
ƒ Khối hành chính quản trị: ban giám hiệu, hội đồng giáo viên,…
ƒ Khối phục vụ sinh hoạt trong trường: áp dụng khi trường có bán trú.
2.2. Giới thiệu trường tiểu học An Phú 1.
2.2.1. Giới thiệu.

Trường tiểu học An Phú 1 được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1976.
Trường ra đời cùng với sự ra đời của lực lượng Thanh niên xung phong thành phố
đi xây dựng vùng kinh tế mới sau khi nhà nước hoàn toàn thống nhất ngày 30 tháng
4 năm 1975. Trường tiểu học An Phú 1 trải qua quá trình phấn đấu vươn lên đáng tự
hào, từ một ngôi trường tiểu học vùng sâu vùng xa của huyện trở thành trường đạt
chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên của thành phố trong năm 2007. Mười năm liền,
trường không có học sinh bỏ học, 14 năm liền học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học đạt tỉ
lệ 100%, hiệu suất đào tạo trong hơn 8 năm qua luôn đạt 100%. Hiện nay về cơ sở
vật chất, chất lượng dạy và học, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, cũng như công
tác xã hội hoá giáo dục tại trường tiểu học An Phú 1 không thua kém bất cứ một
ngôi trường tiểu học nào trong thành phố. Trường liên tục đạt thành tích tiên tiến
cấp huyện trong 15 năm nay; 9 năm liền là trường tiên tiến cấp thành phố; hai lần
được UBND thành phố tặng cờ đơn vị xuất sắc, được bộ Giáo Dục và Đào Tạo
cùng với Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Nhân ngày mừng kỷ niệm 25 năm
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, trường tiểu học An Phú 1 lại được đón nhận
Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng.

Hình 2.1 Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ngày 19/7/2000
SVTH: Trần Thị Thiên Phú

6

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

Hình 2.2 Trường được thủ tướng tặng bằng khen ngày 23/7/2004


Hình 2.3 Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 ngày 30/8/2007
Đến thời điểm hiện tại, trường đã được xây mới, nâng cấp và mở rộng.
Trường được đầu tư xây dựng thành 1 trường tiên tiến hiện đại ngang tầm các nước
phát triển trong khu vực. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X đã nhất trí
thông qua Đề án xây dựng 45 trường đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn 2010-2015.
Trong đó có trường tiểu học An Phú 1.
Do trường đạt được nhiều thành tích xuất sắc như thế nên năm học 2008 2009 trường đón 18 đoàn tham quan với 2037 khách, năm học 2009 - 2010 đón 21
đoàn với 2581 khách trong nước và quốc tế đến tham quan và làm việc. Và đây
cũng là lý do chính mà tôi chọn khuôn viên trường tiểu học An Phú 1 để thiết kế
cảnh quan, nhằm tăng thêm nét đẹp cho ngôi trường và đồng thời giới thiệu loại
hình thiết kế cảnh quan trong khuôn viên trường học với bạn bè gần xa trong ngành
giáo dục.
SVTH: Trần Thị Thiên Phú

7

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

Hình 2.4 Năm học 2008 – 2009 đón 18 đoàn với 2037 khách.

Hình 2.5 Năm học 2009 – 2010 đón 21 đoàn với 2581 khách.
2.2.2. Vị trí và giới hạn.
Trường tọa lạc ở ấp An Hòa, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
Xã An Phú nằm về phía Bắc huyện Củ Chi và phía Tây – Bắc của ngoại thành TP.

Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 60 km theo đường Xuyên Á. Ranh
giới hành chính được xác định như sau:
o Tây và Tây - Bắc giáp xã Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi.
o Nam và Tây - Nam giáp xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi.
o Đông và Đông - Nam giáp huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
o Bắc và Đông - Bắc giáp huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú

8

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

Hình 2.6 Bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi và vị trí xã An Phú
Xã An Phú có tuyến Tỉnh lộ 15 là trục đường chính của xã và các xã khác tạo
thành một hệ thống giao thông liên hoàn, thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế văn hoá - xã hội theo hướng mở cửa với bên ngoài.
Trường nằm gần giao lộ của tỉnh lộ 15 và đường Bến Súc, huyện Củ Chi.
Trước mặt là đường Bến Súc, còn tỉnh lộ 15 nằm phía bên trái của trường. Xung
quanh trường bao bọc bởi rừng cao su.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú

9

LớpDH08CH



Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

Hình 2.7 Xã An Phú và vị trí trường tiểu học An Phú 1

Hình 2.8 Trường tiểu học An Phú 1 (chụp từ vệ tinh)
Trường tiểu học An Phú 1 có tổng diện tích trên 1,9 ha. Trong đó công trình
chiếm 4400 m2 (23% tổng diện tích), diện tích còn lại dành cho mảng xanh là 1,46
ha (77% tổng diện tích).
2.3. Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế.
2.3.1. Địa hình
Khu vực thiết kế nhìn chung tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc bố
trí cây trồng.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú

10

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

2.3.2. Khí hậu
Trường tiểu học An Phú 1 thuộc huyện Củ Chi nên chịu chung điều kiện khí

hậu của huyện.
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
o Nhiệt độ
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6 oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày
và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC.
o Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc
theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập
trung vào tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
o Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7, 8, 9 là
80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12, 1 là 70%.
o Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2100 – 2920 giờ.
o Gió
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân
bố vào các tháng trong năm như sau:
ƒ Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với
vận tốc trung bình từ 1,5 – 2,0 m/s.
ƒ Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây – Tây Nam, vận tốc trung bình
từ 1,5 – 3,0 m/s.
ƒ Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung
bình từ 1 – 1,5 m/s.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú


11

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

Tài nguyên đất và nước

2.3.3.

2.3.3.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.450,2 ha và căn cứ nguồn
gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất
đỏ vàng.
Theo tìm hiểu thì đất tại trường tiểu học An Phú 1 chủ yếu là nhóm đất đỏ
vàng phát triển trên phù sa cổ, tầng canh tác có độ sâu trung bình 15 – 30 cm, thành
phần cơ giới nhẹ, cát chiếm chủ yếu. Hàm lượng Ca, Mg thấp; C ở tầng mặt chỉ
biến động trên dưới 1%; N đạt 0,155%; lân, kali rất nghèo, P2O5 < 0,005%, K2O
không quá 0,025%.
2.3.3.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao. Tuy
nhiên, phân bố không đều tập trung ở phía Đông của huyện (Sông Sài Gòn) và trên
các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa số
chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về
nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và
đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của
người dân.

Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân,
Thái Mỹ. Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một
lượng nước ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 – 4m.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú

12

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế một khuôn viên trường học với phong cách hiện đại, mang tính độc
đáo và nhiều sáng tạo.
Xây dựng một ngôi trường với không gian xanh, cảnh quan đẹp, hài hòa giữa
kiến trúc công trình và thiên nhiên, tạo môi trường học tập và làm việc có chất
lượng cao.
Tạo điều kiện cho các em học sinh hòa nhập với thiên nhiên, yêu thiên nhiên,
từ đó có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Cụ thể như sau:
o Việc thiết kế không gian xanh quanh trường học mang đến nhiều lợi ích
thiết thực, giúp các em phát triển khả năng quan sát, nhận biết, so sánh, mô tả, phân
loại, chú ý và ghi nhớ, ...
o Giúp các em quan sát và nhận biết được tên gọi, đặc điểm đặc trưng và các

bộ phận của một số loài cây, hoa quen thuộc.Và theo dõi nhận biết được chu kỳ
phát triển của các loài cây.
o Các em còn có thể nhận biết lợi ích của cây xanh: ngoài việc cho bóng mát,
làm không khí trong lành thì một số loại cây còn làm thực phẩm cho con người và
động vật. Và còn nhiều lợi ích khác từ cây xanh như làm đồ dùng như bàn ghế, đồ
dùng trang trí nhà cửa, làm thuốc, ...
3.2. Nội dung nghiên cứu
o Điều tra khảo sát hiện trạng
ƒ Xác định mặt bằng hiện trạng khu vực thiết kế.
ƒ Khảo sát, đo đạc, chụp hình hiện trạng.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú

13

LớpDH08CH


Ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

GVHD: HS. Nguyễn Thanh Long

ƒ Điều tra khảo sát chủng loại cây hiện có trong khu vực thiết kế.
o Xây dựng phương án thiết kế
ƒ Phân khu chức năng.
ƒ Đề xuất phương án thiết kế.
ƒ Đề xuất cây trồng.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
o Điều tra khảo sát hiện trạng
ƒ Xác định vị trí, hình dạng, kích thước khu vực thiết kế.

ƒ Chụp hình hiện trạng và xung quanh.
ƒ Xác định hướng gió, hướng nắng, giao thông.
o Xây dựng phương án thiết kế
ƒ Nghiên cứu nhiệm vụ và chức năng của trường tiểu học để đưa ra giải pháp
thiết kế và cải tạo hợp lý.
ƒ Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành xác định phân khu chức năng, phân luồng
giao thông chính, hình thành sơ đồ ý tưởng.
ƒ Thiết kế chi tiết từng phân khu chức năng, thiết kế mảng xanh, giao thông,
điểm nhấn, vật liệu.
ƒ Tổng hợp ý tưởng trên mặt bằng tổng thể.
ƒ Lựa chọn cây phù hợp đưa vào thiết kế hoàn thành mặt bằng cây xanh.
ƒ Từ mặt bằng tổng thể dựng mô hình 3D toàn khu.
ƒ Từ mô hình xuất mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh cho từng khu trong trường
để thể hiện rõ ý tưởng thiết kế.
o Sử lý số liệu:
ƒ Sử dụng phần mềm đồ họa Autocad tiến hành thiết kế mặt bằng.
ƒ Dựng hình 3D bằng phần mềm sketchup, sau đó gắn cây xuất phối cảnh,
mặt cắt, mặt đứng.
ƒ Dùng phần mềm photoshop hoàn thiện các bản vẽ phối cảnh, tổng thể và
chi tiết.

SVTH: Trần Thị Thiên Phú

14

LớpDH08CH


×