Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KONCHƯ RĂNG_KBANG – GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KONCHƯ RĂNG_KBANG – GIA LAI

Họ và tên sinh viên: Trịnh Thị Mỹ Linh
Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Niên khoá: 2008 - 2012

Tháng 4/ 2012


ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON- CHƯ RĂNG_KBANG –
GIA LAI

TÁC GIẢ

TRỊNH THỊ MỸ LINH

Khóa luận được đề trình để đáp ứng nhu cầu cấp bằng kỹ sư ngành quản lý môi
trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
TS. HÀ THÚC VIÊN

4/2012


ii


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên sinh viên: TRỊNH THỊ MỸ LINH

MSSV: 08157107


Khoá học:

Lớp: DH08DL

2008 – 2012

1. Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON- CHƯ RĂNG KBANG – GIA LAI
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tổng quan Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
 Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và thực trạng phát triển
du lịch sinh thái tại Kon Chư Răng.
 Đánh giá triển vọng phát triển du lịch sinh thái tại Kon Chư Răng.
 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Kon Chư Răng.
Kết thúc: tháng 06/2012
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2012
4. GVHD: TS. HÀ THÚC VIÊN
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.

Ngày .…. tháng ….. năm 2012

Ngày 15 tháng 03 năm 2012

Ban Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

TS. HÀ THÚC VIÊN
iii



CẢM TẠ
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ.
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, cùng toàn thể giảng viên trường Đại học
Nông Lâm nói chung, và giảng viên khoa môi trường và tài nguyên nói riêng; đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức cần thiết trong bốn năm qua.
Tôi xin cảm ơn thầy Hà Thúc Viên đã tận tụy hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này
trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Chú Trịnh Viết Ty, cùng toàn thể cán bộ đang công tác
tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đã nổ lực giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận,
cho tôi học hỏi những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết trong thời gian thực tập. Cảm ơn
anh Hoàng Văn Hưng đã cung cấp và truyền đạt cho tôi những tài liệu cần thiết để hoàn
thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn
thành khóa luận này.

iv


TÓM TẮT
Đề tài “ Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái tại
khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng” được thực thiện trong thời gian từ tháng 1 đến
tháng 4 năm 2012, tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
với những nội dung sau:
-

Tìm hiểu về tiềm năng tự nhiên, tiềm năng nhân văn để phát triển du lịch

sinh thái tại KBTTN Kon Chư Răng.

-

Khảo sát cộng đồng tìm hiểu sự mong muốn của họ để phát triển du lịch.

-

Tìm hiểu những khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái tại KBTTN

Kon Chư Răng.
-

Dựa vào phương pháp SWOT đưa ra những đề xuất phát triển du lịch sinh

thái tại khu bảo tồn.
Kết quả đạt được:
-

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có nhiều tiềm năng để phát triển du

lịch sinh thái. Với sự đa dạng về thiên nhiên, nét đặc trưng của văn hóa dân tộc bản địa,
cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên sẽ là tiềm năng lớn phát triển du lịch sinh thái. Song
những tiềm năng đó vẫn còn để nguyên chưa được khai thác do không có vốn đầu tư.
-

Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái.

-

Thông qua phương pháp xã hội học cho thấy người dân bản địa đều mong


muốn phát triển du lịch sinh thái để nâng cao chất lượng cuộc sống.
-

Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của khu bảo tồn, dựa

vào phương pháp SWOT đưa ra được những đề xuất phát triển du lịch sinh thái tại khu
bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
Kon Chư Răng mới được thành lập nên cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, nguồn nhân lực
chủ yếu là những người trẻ tuổi. Cuộc sống người dân vùng đệm thì khó khăn, thu nhập

v


bấp bênh, nhiều hộ dân còn phụ thuộc vào rừng để kiếm ăn. Hiện tại Kon Chư Răng
(KCR) chưa phát triển du lịch sinh thái nhưng để phát triển loại hình du lịch này thì KCR
cần có sự đầu tư về nguồn vốn để phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, nâng cao chất lượng
đời sống người Cán bộ, cũng như cuộc sống người dân vùng đệm. Phát triển du lịch sinh
thái không những tạo nên nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại
KCR mà nó còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng đêm, giữ
vững bản sắc văn hóa dân tộc.

vi


MỤC LỤC

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN ..................................................................................... iii
CẢM TẠ

.......................................................................................................................iv


TÓM TẮT

........................................................................................................................ v

MỤC LỤC

..................................................................................................................... vii

DANH SÁCH BẢNG,ĐỒ THỊ VÀ HÌNH .........................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

Chương 2
2.1

TỔNG QUAN ................................................................................................ 3

Cơ sở lý luận:............................................................................................................. 3


2.1.1

Định nghĩa du lịch sinh thái ................................................................................. 3

2.1.2

Các nguyên tắc cơ bản của DLST: ...................................................................... 4

2.1.3

Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST: ........................................................ 4

2.1.4

Khái niệm về tài nguyên du lịch và tài nguyên DLST ........................................ 7

2.1.5

Vai trò của DLST tại các khu bảo tồn thiên nhiên .............................................. 7

2.1.6

Tổng quan về du lịch sinh thái ở Việt Nam ......................................................... 7

2.1.6.1

Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ........................................... 7

2.1.6.2


Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch sinh thái ở
Việt Nam ................................................................................................................... 9

2.1.6.3

Một số điểm du lịch sinh thái điển hình ở Việt Nam ......................................... 12

2.1.6.4

Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ........................................... 13

2.1.7

Hiện trạng ngành du lịch, tiềm năng phát triển DLST ở tỉnh Gia Lai ............... 14

2.1.7.1

Hiện trạng ngành du lịch tỉnh Gia Lai ............................................................... 14

vii


2.1.7.2

Tiềm năng tự nhiên ............................................................................................ 16

2.1.7.3

Tiềm năng nhân văn ........................................................................................... 17


2.1.7.4

Một số địa điểm du lịch sinh thái ở tỉnh Gia Lai ............................................... 18

2.2

Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng ..................................... 23

2.2.1

Lịch sử hình thành ............................................................................................. 23

2.2.2

Vị trí, giới hạn, diện tích .................................................................................... 24

2.2.3

Chức năng – nhiệm vụ của KBTTN .................................................................. 25

2.2.4

Cơ cấu tổ chức ................................................................................................... 26

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 28

3.1


Nội dung nghiên cứu:......................................................................................... 28

3.2

Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 28

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 31

4.1

Tiềm năng du lịch .............................................................................................. 31

4.1.1

Tiềm năng tài nguyên tự nhiênt ......................................................................... 31

4.1.1.1

Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 31

1.

Địa hình – địa mạo: ............................................................................................ 31

2.

Khí hậu – thủy văn ............................................................................................. 32


4.1.1.2

Hệ thực vật ......................................................................................................... 33

4.1.1.3

Hệ động vật ........................................................................................................ 35

4.1.2

Tiềm năng tài nguyên nhân văn ......................................................................... 36

4.1.2.1

Dân số và lao động , tập quán canh tác .............................................................. 36

4.1.2.2

Tình hình kinh tế xã hội ..................................................................................... 39

4.2

Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng ....................................................................... 42

a. Giao thông....................................................................................................................... 42
b. Thủy lợi .......................................................................................................................... 43
c. Y tế

............................................................................................................................ 43


d. Giáo dục .......................................................................................................................... 43
e. Định canh định cư ........................................................................................................... 43
4.3

Hiện trạng đời sống người dân trong vùng đệm khu bảo tồn ........................... 43

viii


4.4

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch
sinh thái tại KBTTN Kon Chư Răng ....................................................................... 44

4.4.1

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại KBTTN Kon Chư Răng .... 44

4.4.2

Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại KBTTN Kon Chư
Răng ......................................................................................................................... 48

4.5

Đánh giá triển vọng phát triển DLST tại KBTTN Kon Chư Răng .................... 49

4.5.1

Tiềm năng thị trường khách du lịch ................................................................... 49


4.5.2

Đánh giá triển vọng bằng phương pháp SWOT ................................................ 50

4.5.3

Những giải pháp phát triển DLST dựa trên phương pháp SWOT ..................... 52

4.5.3.1

Chiến lược phát huy điểm mạnh để giành lấy cơ hội (S-O) .............................. 52

4.5.3.2

Chiến lược phát huy thế mạnh để vượt qua thách thức(S-T) ............................. 52

4.5.3.3

Chiến lược không để điểm yếu làm mất cơ hội (W-O) ..................................... 52

4.5.3.4

Chiến lược không thể để thử thách làm lộ điểm yếu (T-W) .............................. 52

4.6

Định hướng phát triển du lịch của Gia Lai ........................................................ 53

4.7


Những giải pháp phát triển DLST tại Kon Chư Răng ....................................... 56

4.7.1

Về nguồn vốn ..................................................................................................... 56

4.7.2

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ..................................................................... 56

4.7.3

Nguồn nhân lực .................................................................................................. 56

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 57

5.1

Kết luận: ............................................................................................................. 57

5.2

Kiến nghị:........................................................................................................... 58

Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 59

ix



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNVC:

Cán bộ công nhân viên chức

DLST:

Du lịch sinh thái

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

KBTTN:

Khu bảo tồn thiên nhiên

KCR:

Kon Chư Răng

KĐĐ:

Kinh độ Đông

LN:

Lâm nghiệp


LNCN:

Lâm - Nông - Công nghiệp

NNPTNT:

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

VĐB:

Vĩ độ Bắc

VQG:

Vườn Quốc gia

UBND:

Uỷ ban nhân dân

HST:

Hệ sinh thái

IUCN:

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(International Union for Conservation of Nature)


WWF:

Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã
(World Wildlife Fund)

ESCAP:

Ủy Ban Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Châu Á –
Thái Bình Dương
(The

United

National

Economic

Commissin for Asia and Pacific)

x

and

Social


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế) ........................................... 8
Bảng 4.1: Diện tích các kiểu thảm thực vật KBT Kon Chư Răng ..................................... 34
Bảng 4.2: Thành phần thực vật của KBT Kon Chư Răng .................................................. 35

Bảng 4.3: Thành phần loài động vật hoang dã ................................................................... 35
Bảng 4.4: Tình hình dân số và lao động ............................................................................. 37
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát cộng đồng về đời sống của người dân vùng đệm................... 38
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát cán bộ KBT về loại hình du lịch có thể phát triển ................. 44
Bảng 4.7: Kết quả điều tra cán bộ KBT về thời gian gắn bó với KBT .............................. 46
Bảng 4.8: Kết quả điều tra cộng đồng về sự tham gia vào hoạt động du lịch của KBT .... 48

DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ thu nguồn thu nhập chính của người dân ............................................ 38
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Kon Chư Răng ...................................................................... 68
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức hành chính ................................................................................... 27
Hình 4.1: Thác 50 ............................................................................................................... 69
Hình 4.2: Rừng thường xanh núi thấp ................................................................................ 69
Hình 4.3: Lễ đâm trâu ......................................................................................................... 70
Hình 4.4: Trụ sở Kon Chư Răng ........................................................................................ 70
Hình 4.5: Trại Bò ................................................................................................................ 71
Hình 4.6: Hoạt động tuyên truyền phòng cháy chữa cháy ................................................. 71

xi


xii


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.


Đặt vấn đề
Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của con người bắt đầu tăng thì nhu cầu cho

việc giải trí cũng tăng theo. Họ bắt đầu nghĩ đến việc đi du lịch, du lịch giúp con người
cân bằng đời sống, giải tỏa lo toan và hơn hết là để mở mang kiến thức. Bên cạnh đó, du
lịch là một thành phần kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng và là một nhân tố chiến lược
tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia. Du lịch là khái niệm khá quen thuộc với mọi người
nhưng du lịch sinh thái thì còn mới mẻ; nó chỉ phát triển mạnh, tạo nên phong trào du lịch
sinh thái ở các nước phương Tây. Do đó nhu cầu về du lịch sinh thái của con người ngày
càng tăng nhưng một số nơi chưa tận dụng tiềm năng vốn có của mình để phát triển một
loại hình du lịch sinh thái đúng nghĩa. Du lịch sinh thái (DLST) đã mang lại nhiều lợi ích
cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững.
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng ngành du lịch Việt Nam
vẫn còn rất non trẻ, đặc biệt là du lịch sinh thái. Nó chưa khai thác hết tiềm năng vốn có
của mình; tài nguyên thì phong phú, đa dạng nhưng chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất
cũng như các dịch vụ để đưa tiềm năng tài nguyên phát triển thành du lịch sinh thái. Hiện
nay du lịch sinh thái đã được triển khai ở một số khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,
hệ sinh thái đất ngập nước,…. nhưng chỉ đang ở dạng sơ khai, còn gặp phải một số khó
khăn làm cho loại hình du lịch này ít được biết đến.
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kon Chư Răng thuộc huyện Kbang tỉnh Gia
Lai, là một trong những KBT có nhiều tiềm năng phát triển DLST, với diện tích 15.446
ha, và hệ động-thực vật phong phú. Ngoài ra, KBTTN Kon Chư Răng còn có cảnh quan
thiên nhiên đẹp có thể khai thác phát triển du lịch, có nền văn hóa bản địa đặc sắc để kết

GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

1



Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

hợp phát triển DLST tại đây. Phát triển du lịch sinh thái không những giúp cho khách du
lịch biết đến sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên mà nó còn giúp cải thiện đời sống
người dân vùng đệm, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Với
tiềm năng vốn có của mình việc phát triển DLST tại KBTTN Kon Chư Răng là điều cần
thiết với nền kinh tế của vùng, chính vì vậy tôi thực hiện đề tài : “ĐÁNH GIÁ TIỀM
NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG_KBANG – GIA LAI”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu



Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và định hướng phát triển du lịch
sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.


Mục tiêu cụ thể

I.2.1 Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái
I.2.2 Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại KBTTN Kon Chư Răng.
I.2.3 Xây dựng giải pháp phát triển DLST cho KBTTN Kon Chư Răng – tỉnh Gia Lai.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu




Thời gian: từ tháng 2 – 6/2012



Không gian : khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.



Đối tượng: tài nguyên và hoạt động du lịch sinh thái.

GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

2


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

Cơ sở lý luận:

2.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái
Khái niệm du lịch sinh thái vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, nó thường bị nhầm lẫn với
các loại hình du lịch khác. Một số tổ chức đã đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái như :

“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi
trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương” (Lindberg và Hawkins, 1993).
Một định nghĩa đang được sử dụng rộng rãi khác đã liên kết yếu tố văn hóa và môi trường
một cách cụ thể hơn là định nghĩa do Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) đưa
ra. Theo định nghĩa này; “ Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với
môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc
điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt
động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích
cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos-Lascuráin, 1996).
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm
hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa
bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần
tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: từ ngày 7 – 9/9/1999 trong hội thảo xây dựng
chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội
bởi tổng cục Du Lịch Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(IUCN) và Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á –Thái Bình Dương (ESCAP) đã đưa ra định
nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên

GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

3


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho các nổ lực bảo tồn
và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST:

-

Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao kiến thức về môi trường, qua đó

tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
-

Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

-

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.

-

Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST:
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ
sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là
sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự
nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant
ecology), sinh thái nông nghiệp (argicultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và
sinh thái nhân văn (human ecology).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có
thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh
học cao. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn taij
của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang
trại điển hình.

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2 điểm:
-

Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái,

người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm
sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du
lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự
hiểu biết này của người hướng dẫn viên. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác

GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

4


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

với người dân địa phương để có những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ
đóng vai trò là người phiên dịch giỏi.
-

Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc.

Các nhà điều hành truyền thống chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối
với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một
cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hóa trước khi những cơ hội này thay đổi
hoặc mất đi vĩnh viễn. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có sự cộng tác
với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích

đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải
thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du
lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với
sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn
khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội.
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch
mà khu vực tiếp nhận. điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với
những du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.
Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu
xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội,
kinh tế - xã hội của khu vực. cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm
giác bị phá vỡ, xâm nhập.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch
có thể phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng
nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được
nhu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả
là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Yêu cầu thứ tư là thõa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du
lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm,

GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

5


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hóa bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu

rất cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái.
Từ những yêu cầu trên đây của du lịch sinh thái ta rút ra những nguyên tắc cơ bản
để phát triển du lịch sinh thái:
-

Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến

khích trách nhiệm đạo đức với môi trường tự nhiên.
-

Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công

nhận các giá trị này.
-

Không làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường

không chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hóa) nhằm thu
hút khách mà còn bên trong của nó.
-

Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu, do đó mỗi

người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp
nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
-

Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với

ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hóa xã hội hay khoa học).

-

Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là

những kinh nghiệm được hòa đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác
mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.
-

Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự

chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng đẫn và thành viên tham gia.
-

Cần có sự đào tạo với tát cả các ban ngành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ

chức đoàn thể, hãng lữ hành, các khách du lịch (trước và sau chuyến đi).
-

Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết

và sự phối hợp của các ban ngành chức năng.
-

Các nguyên tắc về đạp đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng.

Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được
chấp thuận và giám sát toàn bộ các hoạt động.

GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh


6


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

-

Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc tế

cho ngành.
Những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với việc tổ chức DLST thành công (theo
Drumm, 2002 ) :
-

Ít gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của KBTTN.

-

Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành

tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ.
-

Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.

-

Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham


gia khác, bao gồm cả nhà điều hành tour tư nhân.
-

Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN.

-

Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.

-

Sẽ không có DLST nếu không có thiên nhiên ( được bảo vệ tốt ) và sự hấp dẫn của

thiên nhiên để có thể thưởng thức.
2.1.4 Khái niệm về tài nguyên du lịch và tài nguyên DLST
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá
trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thõa
mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm
tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Luật Du Lịch, 2005).
Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các
giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại
và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
2.1.5 Vai trò của DLST tại các khu bảo tồn thiên nhiên
DLST là một yếu tố tác động tích cực đến bảo tồn thiên nhiên nên cần hướng các
hoạt động này nhằm phục vụ mục đích bảo vệ tài nguyên, sử dụng tài nguyên bền vững.
DLST có thể là phương cách đem lại nguồn thu nhập cho khu BTTN và cộng đồng địa
phương.
2.1.6 Tổng quan về du lịch sinh thái ở Việt Nam
2.1.6.1 Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
GVHD: HÀ THÚC VIÊN

SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

7


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển tương đối muộn. hoạt động du lịch chỉ thực
sự diễn ra sôi nổi sau năm 1990 gắn liền với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước.
Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế)
Đơn vị: lượt người
Năm

Khách quốc tế

Khách nội địa

1990

250.000

1.000.000

1991

300.000

1.500.000

1992


400.000

2.000.000

1993

670.000

5.100.000

1994

1.020.000

6.200.000

1995

1.351.300

6.900.000

1996

1.607.200

7.300.000

1997


1.715.600

8.500.000

1998

1.520.100

9.600.000

1999

1.781.800

10.000.000

2000

2.140.100

11.200.000

2001

2.330.050

11.700.000

2002


2.627.988

13.000.000

2003

2.428.735

13.500.000

2004

2.927.873

14.500.000

2005

3.477.500

16.100.000

2006

3.583.486

17.500.000

2007


4.229.349

19.200.000

2008

4.253.740

20.500.000

2009

3.772.350

25.000.000

2010

5.049.855

28.000.000

2011

6.014.032

23.000.000

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

8


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

Tổng

53.451.058

271.300.000
(Nguồn: Tổng cục thống kê du lịch, 2012)

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế từ năm
2003 đến 2011 tăng 2,5 lần; khách du lịch nội địa tăng đáng kể từ năm 2007 đến nay.Thu
nhập xã hội cũng từ đó mà tăng lên đáng kể, trong đó hoạt động du lịch sinh thái cũng
góp phần đáng kể. Số liệu thống kê ở một số VQG, KBTTN bình quân mỗi năm tăng 50%
khách nội địa và 30% khách quốc tế.
Vì vậy hiện nay phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu. Du lịch sinh thái
phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của du khách và cộng đồng.
Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm hoàn toàn
trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc. Vị trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ
ẩm cao, mưa nhiều. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3000km, lưng dựa vào dãy Trường Sơn.
Chính các điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam một hệ động thực vật phong phú và đa
dạng. Kết hợp vào đó có rất nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc, đậm đà. Những yếu tố đó
đã tạo nên cho Việt Nam một lợi thế to lớn trong việc phát triển loại hình du lịch sinh
thái.
Du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển cộng
đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường. Nhờ phát triển du lịch sinh thái mà đồng bào một số

dân tộc, dân cư sống trong vùng đệm các VQG, KBT có được việc làm, nâng cao mức
sống, các lễ hội, tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và phát triển.
2.1.6.2 Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch sinh thái ở
Việt Nam


Tài nguyên tự nhiên

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; là nơi cư trú của 12000
loài thực vật, 7000 loài động vật trong số đó có nhiều loài được liệt vào Sách Đỏ của thế
giới. Hệ sinh thái Việt Nam bao gồm 12 loại điển hình:
1.

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.

2.

Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh.

3.

Hệ sinh thái rừng khô hạn.

GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

9


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 


4.

Hệ sinh thái núi cao.

5.

Hệ sinh thái đất ngập nước.

6.

Hệ sinh thái ngập mặn ven biển.

7.

Hệ sinh thái đầm lầy.

8.

Hệ sinh thái đầm phá.

9.

Hệ sinh thái san hô.

10.

Hệ sinh thái biển - đảo

11.


Hệ sinh thái cát ven biển.

12.

Hệ sinh thái nông nghiệp.
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ

tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng
ngàn hòn đảo…, và trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch
sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét
đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển
du lịch sinh thái.
Về các tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái, nét thể hiện rõ nhất là ở
Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao, cũng như các hệ sinh thái đặc trưng.
Về thành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật
thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, các loài có giá trị kinh tế
gồm hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn
được...
Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài
chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt
và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác. Về các loài thú, Việt Nam
có 10 loài đặc trưng nhiệt đới: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi,
Heo vòi, Tê giác và đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều
ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của nước ta còn khá cao và có thể
còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam.

GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh


10


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm của cây
trồng nhân tạo. Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung ở Đông
Nam Á (Nam Trung Hoa - Hymalaya; Ấn Độ - Miến Điện; Đông Dương - Indonexia) với
khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng ở Việt Nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong
đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Nam Trung Hoa, 70% cây trồng thuộc trung
tâm Ấn, Miến. Đây là tiền đề cho tổ chức du lịch sinh thái canh nông.
Việt Nam có hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý
phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo. Tính đến năm 2004, cả nước đã
có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34
khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha.


Tài nguyên nhân văn
Các tiềm năng nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng rất đa

dạng và phong phú. Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước
với nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em, trong đó có nhiều tài nguyên đặc
biệt có giá trị. Chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn
2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng. Tiêu biểu nhất Cố Đô Huế; đô thị cổ
Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới.
Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống
với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian
đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm
thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương

Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch.
Mặc dù có tiềm năng phát triển, song du lịch sinh thái ở Việt Nam mới ở giai đoạn
khởi đầu. Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch sinh thái còn là
loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên
phục vụ cho mục đích du lịch. Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát
triển du lịch sinh thái còn hạn chế. Nhiều địa phương, nhiều công ty lữ hành đã cố gắng
xây dựng một số chương trình, tuyến du lịch mang sắc thái của du lịch sinh thái đã được
GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

11


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 

xây dựng song quy mô và hình thức còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị
trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách. Mặt khác việc đào tạo nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển.
2.1.6.3 Một số điểm du lịch sinh thái điển hình ở Việt Nam
1)

Khu du lich sinh thái Cần Giờ: đây là khu du lịch với hệ sinh thái đất ngập nước,

cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 80km thuận tiện cho du khách từ thành phố đến
tham quan vào những dịp lễ, cuối tuần. Đến Cần Giờ du khách sẽ được vui chơi cùng với
quần thể khỉ, quan sát cá xấu hoa cà, và được tham quan, nghe kể về các chiến tích chiến
tranh tại đây.
2)


Làng du lịch sinh thái Xi Va tại Mũi Né, Phan Thiết do công ty du lịch Thanh Niên

thành phố Hồ Chí Minh và công ty lương thực tỉnh Bình Thuận đã đầu tư trên diện tích ở
bãi Mũi Né sát biển dưới các hàng phi lao thoáng mát, gồm các nhà nghỉ bằng bê tông kết
hợp với các vật liệu dân tộc như tre, gỗ, mây, dừa theo phong cách cổ truyền bộ tộc Chăm
Pa. Đến đây du khách sẽ được tổ chức dạo chơi bằng ca-nô, đánh bắt haỉ sản, tham quan
tìm hiểu các hòn đảo liền kề, thăm làng thổ cẩm, làng gốm Chăm, du khách còn có cơ hội
thưởng thức các nét văn hóa đặc sắc của bộ tộc Chăm qua các tiết mục múa với những
nhạc cụ dân tộc.
3)

Vườn Quốc Gia Cát Tiên:
Vườn Quốc Gia (VQG) Cát Tiên là nơi có một trong hai khu vực đất ngâp nước

Ramsar duy nhất của Việt Nam (Bàu Sấu), là một trong 8 khu dự trữ sinh quyển được
UNESCO công nhận của Việt Nam, sinh cảnh sống trên đất liền cuối cùng của loài Tê
giác Java đặc biệt quý hiếm, là cơ hội để hòa mình với thiên nhiên kỳ thú và thưởng thức
văn hóa lâu đời của dân tộc Stiêng và Mạ.
VQG Cát Tiên có tính đa dạng sinh học cao, với hệ động thực vật đa dạng và
phong phú, có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm có tên trong sách đỏ. Đây là điểm thu hút
du khách và các nhà khoa học đến tham quan và nghiên cứu.
Với nhiều kiểu địa hình xen kẽ các bàu, đầm, các hệ suối, cộng với hơn 90km
chiều dài sông Đồng Nai đã tạo nên những cảnh quan đặc trưng với những ghềnh thác,
GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

12


Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại Kon Chư Răng 


các khu đất ngập nước và bán ngập nước... Đặc biệt là khu vực Bàu Sấu, một điểm tham
quan du lịch rất lý thú.
4)

Khu du lịch sinh thái Phong Nha-Kẽ Bàng: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là

một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành
phốĐồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía
nam. Vườn quốc gia này giáp KBTTN Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây,
cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.
Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc
lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích
núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một
vùng đệm rộng 195.400 ha. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai
vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh
thái Bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia
này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm
nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Cùng với các hang động điển hình ở một số nơi trong hệ sinh thái rừng-núi-hang
động của Việt Nam có trên 400 suối nước nóng: Kim Bôi ở tỉnh Hòa Bình, suối nước
nóng Hội Vân ở tỉnh Bình Định,…Đồng thời không ít vùng còn có nhiều thác nước mát
nổi tiếng như thác Mơ nằm trong KBTTN Nà Hang, thác Drây Sáp (Đaklak), thác Prenn
(Lâm Đồng), thác Khe Kẻm (Nghệ An),….
2.1.6.4 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Tuy có tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi
cả nước nói chung và trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự
phát triển. Các hoạt động mang tình tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ
ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ cho du lịch
sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp ngành do vậy mà thực tế là

sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa.
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc trấn hưng và bảo
tồn các di sản văn hóa. Doanh thu từ hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ di
GVHD: HÀ THÚC VIÊN
SVTH: Trịnh Thị Mỹ Linh

13


×