Tải bản đầy đủ (.docx) (211 trang)

Giáo án kỹ năng làm chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.75 MB, 211 trang )

e

2015

Nối Kết
Chương trình giáo dục
kỹ năng xã hội

Dành cho học sinh lớp 1-5

NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

Nối Kết

Bài 25: Những cách thân thiện để xử lý đương đầu...........................................................................108
với những cảm xúc của chúng ta...........................................................................................................108
Bài 26: Cùng học về hành vi máy bay và hành vi tàu hỏa.................................................................113
Ôn tập kiểm tra kỳ 2..................................................................................................................................119
Bài 27: Máy bay và hành vi tàu hỏa: Hãy sử dụng bộ não của mình..............................................119
Bài 28: Hành vi máy bay hay hành vi tàu hỏa:....................................................................................122
Cái gì sẽ giúp tôi làm được điều tôi muốn............................................................................................122
Bài 29: Kỹ năng làm chủ..........................................................................................................................125
Bài 30: Kỹ năng làm chủ:.........................................................................................................................129
Mimi có thể lấy chiếc bút màu xanh mới như thế nào?.....................................................................129
Bài 31: Dừng lại, suy nghĩ và hành động: Đèn đỏ, vàng, xanh........................................................133
Bài 32: Sử dụng Nối Kết để hiểu tại sao mọi người lại trêu chọc....................................................139
Ôn tập kiểm tra kỳ 3..................................................................................................................................144


Bài 33: Sử dụng Nối kết để đối phó với sự trêu trọc..........................................................................144
Bài 34: Nam và khuôn mặt đỏ tía tai......................................................................................................150
Bài 35: Trung thực: Nói về sự thật thà..................................................................................................158
Bài 36: Công bằng.....................................................................................................................................165
Bài 37: Susu biết tôn trọng......................................................................................................................169
Bài 38: Chịu trách nhiệm..........................................................................................................................173
Bài 39: Nói về tính trách nhiệm khi chúng ta mắc lỗi..........................................................................176
Bài 40: Thực hành tính chịu trách nhiệm..............................................................................................180
Bài 41: Chúng ta đã học được những gì từ Nối Kết...........................................................................182

Page

1

Tổng kết đánh giá cả năm.......................................................................................................................183


Page

2

CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

Giới thiệu chung
NỐI KẾT với tên gọi Tiếng Anh là RECAP (Reaching Educators, Children, and Parents)

là chương trình giáo dục kỹ năng xã hội, giúp học sinh phát triển các cảm xúc và hành
vi phù hợp để hỗ trợ cho việc học tập của các em. Đó chính là giúp các em làm chủ
được cảm xúc, hành vi của mình, giúp các em trở thành con người tự chủ, độc lập và
tự đưa ra quyết định giúp bản thân đạt được điều mình muốn mà không gặp phải
những hệ quả rắc rối. Chương trình đã được chứng minh có hiệu quả suốt 15 năm tại
Mỹ và được trường Đại học Giáo dục thích nghi lại cho phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Chương trình Nối Kết sẽ kết nối giáo viên, phụ huynh với học sinh cùng tham gia để
giúp con sử dụng thành thạo các kỹ năng đã được học.
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG CỦA NỐI KẾT

3
Page


hành
xử giúp
mọi
người
vui vẻ,
yêu
mến
con và
ngược
lại

Lường
trước
được
những
hệ quả

của mỗi
lựa
chọn.

Gọi
tên
cảm
xúc dễ
chịu và
khó
chịu
con
đang
có và
của
những
người
khác.

Thở chậm
và sâu
Căng và thư
giãn cơ bắp
Nói điều tích
cực với bản
thân
Đếm từ 1-10
Đi ra chỗ
khác
Hình dung

dấu hiệu
dừng lại

Hành vi máy
bay là những
hành vi đã
suy nghĩ về
các lựa chọn
và hệ quả
trước khi
thực hiện
hành động
Hành vi tàu
hỏa là phản
ứng theo bản
năng, chưa
suy nghĩ về
lựa chọn và
hệ quả.

Luôn thực
hiện 3 đèn
để xử lý tình
huống
Đèn đỏ:
Thư giãn
Đèn vàng:
Suy nghĩ
Đèn xanh:
thực hiện lựa

chọn

Trung thực:
Nói về sự thật
thà. Làm điều
mình hứa.
Công bằng:
Chia sẻ và lần
lượt
Tôn trọng:
Đối xử với
người khác
như những gì
mình muốn
được nhận.
Trách nhiệm:
Hoàn thành
hết sức nhiệm
vụ mình đã
nhận và được
giao
Nhận và sửa
lỗi


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

Quy trình xây dựng quy tắc cho lớp học


 Lưu ý:
-

Khi thực hiện xây dựng quy tắc cho lớp học cần:
o Giáo viên giữ vai trò là một thành viên trong nhóm chỉ đóng góp thêm quy
tắc như các thành viên khác.
o Quy tắc chung áp dụng với cả lớp do cả lớp cùng bầu chọn và quyết định.
o Khi thấy có vấn đề phát sinh cần bổ sung thêm quy tắc hoặc bớt đi quy
tắc không phù hợp thì cần có sự thống nhất của cả lớp.
Bài 1 và 2 sẽ là gợi ý giúp giáo viên thực hiện phần thứ 3 trong quy trình trên.

-

Giáo viên sử dụng buổi sinh hoạt lớp, tiết học đầu tiên trong tuần định hướng để
thực hiện nội dung của các phần còn lại trong quy trình.
Page

4

-


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

-

Một số gợi ý giúp giáo viên thực hiện tốt các phần trong quy trình trên như sau:

Bài 1: Giới thiệu làm quen

1. Mục tiêu:
- Học sinh mới được làm quen với lớp
- Học sinh chia sẻ về kỳ nghỉ hè của mình với các bạn khác
- Học sinh nhắc lại nguyên tắc chung của lớp học
2. Chuẩn bị
- Bài hát “Làm quen” và “Chào người bạn mới đến”
- Mẩu giấy màu hình khác nhau ghi điều ước: Mỗi bạn 1 mẩu giấy.
3. Hoạt động gợi ý
Thờ
i
gian

5
phút

Nội dung
chính

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

- Cho học sinh hát bài hát “Gặp - Đồng thanh hát theo
nhau đây ta đã thấy quen quen”
hướng dẫn của cô.
Mở đầu
- Chào mừng các bạn trở lại lớp
học.
- Mời các bạn mới giới thiệu về bản - Bạn mới giới thiệu
thân: Tên + biệt danh. Ví dụ: “Chào

các bạn mình tên là Việt, biệt danh - Các bạn khác chào
là Chíp”
bạn thân thiện

5
phút

Chào mừng
các bạn mới

- Yêu cầu cả lớp chào lại bạn: tên + - Cùng hát bài “Chào
biệt danh. Ví dụ: “Xin chào Việt người bạn mới đến”
chíp”

Chơi trò chơi
Điện giật

- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi - Chơi trò chơi “Điện
“Điện giật”
giật”
Page

10
phút

5

- Cả lớp cùng hát bài hát “Chào
người bạn mới đến”



CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

- Yêu cầu học sinh chia sẻ về điều lý - Chia sẻ điều lý thú
thú nhất trong mùa hè vừa qua.
nhất trong mùa hè

15
phút

5
phút

Chia sẻ về
mùa hè

- Yêu cầu học sinh chia sẻ về người - Chia sẻ về người
bạn mình nhớ nhất trong lớp và một bạn mình nhớ nhất
hành vi thân thiện của bạn trong
năm học vừa qua.
- Viết mong muốn
cho năm học mới và
- Yêu cầu học sinh viết ra mong đính lên bức tường
muốn của mình trong năm học mới mờ ước.
và dán (treo) vào “Bức tường mơ
ước”
- Yêu cầu học sinh đập tay hight five - Đập tay động viên
nói “Xuất sắc” với bạn để khích lệ
bạn


Tổng kết
- Cả lớp xếp vòng tròn đặt tay lên - Cùng hô zê thể hiện
nhau và zê thật to.
tình đoàn kết.

4. Phụ lục thực hiện
- Video sử dụng trong bài:
o bài hát “Làm quen” của Xuân Mai:
/>o Bài hát làm quen: />Lời:
Vừa gặp nhau ta đã thấy quen quen, thấy quen quen nhưng chưa phải là quen.
Cười lên đi, hát lên đi, hét lên đi cho chúng mình quen nhau.
Vừa gặp nhau ta đã thấy thân thân, thấy thân thân nhưng chưa phải là thân.
Cười lên đi, hát lên đi, hét lên đi cho chúng mình thân nhau.
Vừa gặp nhau ta đã thấy thương thương, thấy thương thương nhưng chưa phải
là thương. Cười lên đi, hát lên đi, hét lên đi cho chúng mình thương nhau.
Vừa gặp nhau ta đã thấy yêu yêu, thấy yêu yêu nhưng chưa phải là yêu. Cười
lên đi, hát lên đi, hét lên đi cho chúng mình yêu nhau.
o Bài hát “Chào người bạn mới đến”:
/>- Trò chơi “Điện giật”:
Yêu cầu: Giáo viên hô “Điện giật điện giật” thì học sinh hô “Giật ai giật ai”. Giáo
viên nói hành động mà các bạn không làm sẽ bị điện giật, ví dụ: “Giật vào những
người không cầm tay nhau”. Sau khi học sinh thực hiện hành động đó, giáo viên
tiếp tục hô điện giật và các hành động mà mình muốn học sinh thực hiện (quàng
vai, chụm đầu vào nhau, ôm nhau,…)

6

Hình ảnh gợi ý làm bức tường mơ ước
Page


-


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

Bài 2: Xác định cá nhân trong tập thể
1. Mục tiêu:
-

Học sinh làm quen hòa đồng với nhau
Xây dựng nghi thức chung cho thành viên tham gia lớp
o Chào hỏi khi gặp gỡ: đập tay, hích mông, ôm nhau,…
o Hoạt động chung đầu mỗi ngày (check in: Nhảy tập thể, tập thể dục, hát, cười
lớn, chia sẻ vòng tròn,…) và cuối mỗi ngày (check out: Ghi nhật ký, chia sẻ cảm xúc, gửi
lời chúc,…)

2. Chuẩn bị
- Video “tinh thần đồng đội”
- Video về nghi thức chào
- Chuyện “Cái đinh ốc”
3. Hoạt động gợi ý
Thời
gian

Nội dung

Hoạt động giáo viên


Hoạt động học sinh

Khởi động - Chơi trò “Mông rơi”
đầu giờ
- Phạt vui cho bạn bị ghi tên (nhảy lò cò)
- Tổng kết bài học sau trò chơi:
 Quan sát
 Lắng nghe
 Tìm ra nhiều lựa chọn

- Tham gia trò chơi và
cùng rút bài học

10
phút

Vai trò cá - Kể chuyện “Chiếc đinh ốc”
nhân trong - Tổng kết:

- Nghe cô kể chuyện
- Xem video và rút bài

Page

7

5
phút



CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

20
phút

5
phút

tập thể

+ Mỗi chúng ta là 1 thành viên của tập thể, học từ video.
một hành động cũng ảnh hưởng tới cả tập
thể.
+ Hãy cùng nhau tạo dựng tập thể vững
mạnh.
- Chiếu video “Tinh thần tập thể của bầy kiến”

Tên chung
và nghi thức
chào riêng

- Trình chiếu hình ảnh, video về cách chào.
- Thông nhất tên,
- Chia ngẫu nhiên: Đếm từ 1 đến 4 (5 - 6 slogan và nghi thức
bạn/nhóm)
chào của cả lớp.
- Yêu câu các nhóm về vị trí và nghĩ tên
chung, slogan và nghi thức chào hỏi chung.
- Chọn slogan cho lớp, cả lớp cùng tập.


Tổng kết

Nhắc lại tên, slogan và thực hiện nghi thức Đồng thanh tên và thực
chào hỏi chung
hiện nghi thức chung

4. Phụ lục thực hiện
- Video trong bài
o Tinh thần đồng đội: />o Các cách chào: />o Một số cách chào hỏi độc đáo trên thế giới : />Trò chơi “Mông rơi”
Giáo viên hô “mông rơi, mông rơi”, học sinh hô “Rơi đâu, rơi đâu”. Giáo viên nói
1 vị trí mà học sinh cần chạm mông của mình vào đó thật nhanh. Sau một lượt
như vậy, những bạn làm chậm hoặc không làm được sẽ ghi tên lên bảng.
Sau trò chơi, những bạn được ghi tên nhảy lò cò quanh lớp.
Cả lớp cùng rút bài học sau trò chơi với câu hỏi “Muốn chơi tốt cần làm gì?”

-

Chuyện “Cái đinh ốc”:
Một chuyến bay chở 200 hành khách cùng một phi hành đoàn bay từ Mỹ sang
Anh. Chuyến bay sắp tới nơi thì bỗng chiếc cửa kính ở khoang lái bị bật ra.
Người cơ trưởng bị hút bay ra ngoài, dây giày của anh mặc vào chốt cửa khiến
anh ở trạng thái lủng lẳng trên đầu máy bay. Người lái phụ vội vàng túm lấy chân
cơ trưởng và kéo lại. Anh nhanh tay chuyển máy bay về chế độ lái tự động.
Trong khi đó cô tiếp viên trưởng bước vào thấy tình thế đó vội ôm lấy người lái
phụ kéo lại. Ba người ở thế rất nguy hiểm. Cũng may máy bay đã hạ cánh an
toàn xuống sân bay của Anh. 200 hành khách và cả phi hành đoàn thoát chết.
Cơ trưởng chỉ bị bầm dầm xây xước một chút.
Khi điều tra để tìm nguyên nhân người ta phát hiện ra rằng. Một công nhân lắp
ốc vào cửa kính trong lúc chuẩn bị lắp con ốc cuối cùng, anh có điện thoại gọi.

Anh cầm con ốc lên nhìn qua rồi lắp vào cửa kính máy bay trong khi đáng ra
phải cho qua máy đo đạc các thông số cẩn thận.
Page

8

-


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

Con ốc nhỏ như vậy nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cả hệ thống của máy
bay. Cũng như mỗi cá nhân khi tham gia vào tập thể thì mỗi hành động đều ảnh
hưởng đến những người khác. Và chỉ 1 chút thiếu trách nhiệm là có thể khiến cả
tập thể chịu tổn hại rất lớn.

Bài 3: Môi trường mong đợi
1. Mục tiêu
- Học sinh nói lên những điều mình mong đợi ở lớp học
- Cả lớp chọn ra được ít nhất 5 điều cả lớp đều mong đợi cho lớp học của mình
2. Chuẩn bị
- Giấy A4 và sáp màu để vẽ và viết nguyên tắc: 1 tờ/học sinh
- Khăn bịt mắt cho học sinh: 1 cái/học sinh
3. Hoạt động gợi ý
Thờ
i
gian

5

phút

Nội dung
chính

Mở đầu

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học
sinh

- Thực hiện nghi thức chung: Hô tên, - Hô khẩu hiệu và
khẩu hiệu và chào nhau theo cách chào nhau theo cách
riêng.
riêng
- Giới thiệu chủ đề “Môi trường mong
đợi”
- Chiều video: Forest friend

- Xem video và nêu
điều mình mong
- Giới thiệu: Hãy tưởng tượng chúng ta muốn về môi trường
đang ở trong một khu rừng có nhiều tại lớp học.
muông thú cùng chung sống. Chúng ta
muốn khu rừng ấy như thế nào? - Viết về điều mong
Muông thú trong khu rừng đó ứng xử muốn lên bảng
như thế nào với nhau? - Đặt câu hỏi:
Con có muốn khu rừng (chuyến tàu,
gia đình,…) của mình có một môi

trường an toàn, mọi người hòa thuận
và yêu thương nhau, luôn vui vẻ thoải
mái không? Ngoài ra còn những điều
gì nữa?

9

Môi trường
mong đợi

- Yêu cầu học sinh nói (cô viết giúp),
vẽ hình hoặc viết những điều mình
Page

20
phút


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

mong muốn ở môi trường đó lên bảng.
- Giáo viên khoanh tròn những điều
xuất hiện nhiều trên bảng lại.

5
phút

- Muốn như vậy chúng ta cần có
nguyên tắc chung để mọi người cùng - Nêu những nguyên

thực hiện. Theo các con chúng ta cần tắc chung cho cả lớp
Yếu tố cần
có quy tắc nào? Mọi người trong lớp cùng thực hiện
thiết để môi
cần làm những gì để khu rừng của
trường được
mình luôn an toàn, vui vẻ, ổn định, hòa
như mong
thuận và yêu thương nhau?
đợi
- Giáo viên ghi lại nguyên tắc mà học
sinh và cả cô giáo cùng đề ra.
- Hỏi học sinh: Các con muốn những - Viết và vẽ trang trí
mong đợi đó được treo ở đâu trong những điều mình
khu rừng? Treo trên cây hay đặt trên mong muốn.
bông hoa, hay cắm xuống thảm cỏ…?

10
phút

Làm sản
phẩm

- Yêu cầu học sinh vẽ hình thể hiện
điều đó. Ví dụ: Con muốn quy tắc đó
được treo trên cây thì con vẽ cái cây
có treo biển đề quy tắc.
- Dán bức tranh của học sinh lên
tường lớp.


4. Phụ lục thực hiện
- Video sử dụng trong bài:
o Forest friend_Back to school: />v=FcQNBQC_kY8
o Chia sẻ: />v=7tuvIU1kY_U&list=PLUkzXG_qg9iF0wIHg7xxd6Azlfu6ass4Q&index=2
o Chia sẻ và hòa thuận: />v=L9TX5_DkO18&index=12&list=PLf6cSrM7Lfttbn-4WLVdRB98QD128lqU5

Bài 4: Thống nhất nội quy

Page

10

1. Mục tiêu
- Học sinh nêu được những nội quy cần có để đảm bảo môi trường được như
mong đợi.
- Cả lớp thống nhất được 5 nội quy chung cho cả lớp cùng thực hiện.


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

2. Chuẩn bị
- Giấy A2: 1 tờ/nhóm
- Sáp màu: 1 hộp/nhóm
- Bút dạ: 1 chiếc/nhóm
3. Hoạt động gợi ý

15
phút


Hoạt động giáo viên

Hoạt động học
sinh

- Nhắc lại môi trường mà học sinh Lắng nghe và nhắc
mong đợi ở bài trước.
lại môi trường mong
đợi
Xây dựng nề - Đặt câu hỏi: Để có một môi trường - Trả lời câu hỏi
nếp chung
chung hòa thuận, an toàn, vui vẻ, yêu - Đưa ý kiến về nội
thương, tôn trọng, hợp tác với nhau, quy cần có để đảm
bảo môi trường luôn
chúng ta cần có quy tắc nào để tất cả
như mong đợi của
cùng thực hiện theo?
tất cả các thành
- Tập hợp ý kiến: Hãy nêu tất cả nội viên.
quy con mong muốn để tất cả thành - Bình chọn để thống
viên trong khu rừng của mình đều thực nhất 5 nội quy chung
của cả lớp.
hiện theo?
- Đưa ra tiêu chí cho nguyên tắc: Tất
cả nhìn vào những nội quy tắc. Nếu tất
cả chúng ta đều phải nhớ và thực hiện
chúng thì các bạn cảm thấy thế nào?
Chúng ta cần bao nhiêu nội quy chung
là phù hợp? Vậy làm sao để chọn ra
được 5 quy tắc?

- Yêu cầu học sinh lựa chọn và bình
bầu quy tắc số đông mong muốn theo
tiêu chí cả lớp đặt ra.
- So sánh tiêu chí để lựa chọn
- Gợi ý một số nề nếp cần thực hiện và
lý do của nề nếp đó:
 Mỗi lúc 1 người nói: Cho hai
bạn lên cùng nói và không ai
nghe được ai.
 Lắng nghe mọi người:
 Đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh
nghiệm
Mở đầu

11

5
phút

Nội dung
chính

Page

Thờ
i
gian


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT

NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

Tôn trọng mọi người.
 Hệ quả nếu không thực hiện nề
nếp thì sao? Có hình thức.
- Chia nhóm để mỗi nhóm viết và trang
trí 1 – 2 nội quy
- Cho học sinh làm sản phẩm dán lên
tường.


15
phút

Trang trí
bảng nội
quy

- Cùng các thành
viên trong nhóm viết
và trang trí nội quy

5
Nhắc lại nội quy chung và cam kết
Đồng thanh nội quy
Tổng kết
phút
cùng thực hiện
chung
4. Phụ lục thực hiện

- Video “Vì sao chúng ta cần có luật”:
/>- Video gợi ý một số nội quy trong lớp:
o />o />-

Hình ảnh gợi ý về bảng nội quy:

Bài 5: Cộng đồng hỗ trợ
1. Mục tiêu
- Học sinh biết nhóm hoạt động của mình và những nhiệm vụ chính cần thực hiện
o Nhiệm vụ được luân phiên theo tuần
o Có hoạt động các nhóm sát nhập với nhau hoặc xáo trộn người
2. Chuẩn bị
- Giấy bìa màu để ghi nhiệm vụ, ghi tên cá nhân
- Bút chì: 1 chiếc/bạn
- Sáp màu: 1 hộp/2 bạn
- Băng dính xốp

Nội dung
chính

Hoạt động giáo viên
Page

Thờ
i
gian

12

3. Hoạt động gợi ý


Hoạt động học
sinh


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

- Mở video “Cộng đồng hỗ trợ”
5
phút

20
phút

15
phút

- Giới thiệu: Trong cuộc sống chúng ta
có những người chuyên làm 1 việc
nhất định để hỗ trợ mọi người. Trong
lớp học của chúng ta cũng có 1 công
đồng như vậy.
Xây dựng
- Hỏi học sinh: Những việc nào cần có
cộng đồng hỗ người hỗ trợ?
trợ
- Gợi ý một số nội dung: Chuyên cần,
bàn ghế, xếp hàng, đưa tin, giày dép,
tủ cá nhân, đúng giờ, công nghệ, Lớp

chỉ huy, nghỉ.
- Thông báo: Người phụ trách sẽ luân
phiên thay đổi cho các thành viên
khác nhau trong lớp và mời các bạn
trong lớp nhận.
- Đặt câu hỏi cho từng việc: Người
phụ trách hỗ trợ như thế nào trong
công việc đó.
- Chiếu video 1 bạn thực hiện việc hỗ
trợ cả lớp.
Nêu cách làm và yêu cầu cả lớp cùng
làm bảng phân công nhóm hỗ trợ
Làm sản
phẩm
Mở đầu

- Xem video
- Lắng nghe ý kiến
của cô.

- Nêu câu trả lời về
việc cần hỗ trợ
- Nhận trách nhiệm
vào việc mình sẽ hỗ
trợ
- Nêu việc cần làm
khi thực hiện việc hỗ
trợ
- Xem video
- Nêu ý kiến về công

việc mà bạn trong
video đang hỗ trợ là
gì?

Cùng các bạn làm
bảng hỗ trợ

Page

13

4. Phụ lục thực hiện
- Video về “cộng đồng hỗ trợ”: />- Video về sản phẩm “Cộng đồng hỗ trợ”:
/>- Video về 1 bạn đang thực hiện việc hỗ trợ cả lớp đọc bài:
/>- Hình ảnh sản phẩm “Cộng đồng hỗ trợ”:


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

Tên học sinh viết và trang trí vào từng Những bạn chưa có nhiệm vụ đặt ở vị
đám mây và đặt dưới nhiệm vụ bạn trí nghỉ ngơi. Sau 1 tuần sẽ thay thế vị
đó phụ trách.
trí cho bạn đang có việc.

Bài 6 : Hệ quả tự nhiên và hệ quả logic
1. Mục tiêu
- Học sinh đưa ra hệ quả logic với những hành vi không mong muốn trong lớp.
- Hệ quả logic sẽ được đánh giá, điều chỉnh và bổ sung trong suốt năm học.
- Học sinh sử dụng những hệ quả logic trước khi cố gắng giải quyết bất kỳ một

vấn đề nào
2. Chuẩn bị
3. Hoạt động gợi ý
Thờ
i
gian

Nội dung
chính

Mở đầu

5

Giải thích hệ

Hoạt động học sinh

- Xem video “Nguyên nhân kết - Xem video và rút bài học
quả”
- Lắng nghe phần giới
- Giới thiệu: Khi nguyên nhân thiệu của cô.
là 1 hành vi thì kết quả của
hành vi đó được gọi là hệ quả.
Có hệ quả tự nhiên và hệ quả
logic.
- Hỏi các em nếu không ai can
thiệp gì thì điều gì sẽ xảy ra - Trả lời các câu hỏi của
Page


14

5
phút

Hoạt động giáo viên


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

10
phút

Giáo viên giải
thích về hệ
quả logic

giáo viên
huống.

về

các

tình

- Lắng nghe và nhắc lại về
khái niệm hệ quả tự nhiên


- Đặt câu hỏi: Khi tham gia - Trả lời câu hỏi của cô.
giao thông. Một người phóng
nhau vượt ẩu thì có thể có hệ - Lắng nghe giải thích về
quả tự nhiên nào? Nếu một hệ quả logic.
người đi ăn cướp đồ của
người khác thì hệ quả tự
nhiên là gì?
- Giải thích: Khi hệ quả tự
nhiên rất nghiêm trọng và ảnh
hưởng xấu đến người khác thì
cần luật để đảm bảo quyền lợi
cho số đông. Bạn nào biết luật
khi tham gia giao thông là gì?
- Giải thích hệ quả logic: Luật
ấy là hệ quả logic. Hệ quả tự
nhiên là kết quả tất yếu xảy ra
khi con có hành vi đó. Hệ quả
đó là điều con có muốn hay
không thì nó vẫn xảy ra.Hệ
quả logic là những điều giúp
cho các con học cách chịu
trách nhiệm cho những hành
vi của mình, khi mà hệ quả tự
nhiên của hành vi đó là rất
nghiêm trọng và ảnh hưởng
đến những người khác.

15

quả tự nhiên


Page

phút

trong những trường hợp sau
đây
+ Nếu các con đứng dưới
mưa? (Các con sẽ bị ướt.)
+ Nếu các con chơi trên
đường cao tốc? (Các con có
thể bị xe đâm)
+ Nếu các con không ngủ?
(Các con sẽ mệt mỏi)
+ Nếu các con không ăn?
(Các con sẽ bị đói)
- Hệ quả tự nhiên là kết quả
tất yếu xảy ra khi con có hành
vi đó. Hệ quả đó là điều con
có muốn hay không thì nó vẫn
xảy ra.

- Đặt câu hỏi: Theo con hệ


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

quả logic dành cho hành vi
sau là gì?

+ Đánh người bị thương
+ Ăn trộm
+ Đi sai làn đường
- Khi xây dựng hệ quả logic
cần tuân theo nguyên tắc 3R
+ Có mối liên hệ với hành vi
đã thực hiện (không thể con
làm vỡ cửa kính mà yêu cầu
con chép phạt cả ngày)
+ Sự tôn trọng (thống nhất
trước với người có hành vi đó)
+ Hợp lý (Không thể con làm
vỡ cửa kính cửa sổ và con
cần đền 50 triệu)
- Giáo viên có thể cho học
sinh suy nghĩ và thảo luận về - Đưa ra câu trả lời
những hệ quả logic của những
vấn đề sau đây:
- Cùng các bạn làm poster.
+ Bạn nào đó viết lên bàn.
+ Bạn nào đó chơi ném đồ vật
vào nhau.
20
phút

Hướng dẫn
thực hành

+ Bạn nào đó không học trong
giờ học.

+ Bạn nào đó đi học muộn.

16

- Làm 1 tấm poster dán trong
lớp học về hệ quả tự nhiên và
logic của một số hành vi điển
hình

Page

4. Phụ lục thực hiện
- Video về nguyên nhân và kết quả
o />

CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

o />-

Hướng dẫn.
o Bắt đầu với việc để học sinh suy nghĩ về hệ quả tự nhiên bằng cách
o Giải thích về
o Đặt ra những tình huống giả định để học sinh có thể thực hành, khi đó học
sinh sẽ bớt có cảm giác tội lỗi.


Sau khi ghi nhận được nhiều hệ quả nhất có thể, hãy lần lượt điểm qua
từng hệ quả đó và làm cho học sinh hiểu rằng những hệ quả đó phù
hợp với từng tiêu chí của Nguyên tắc 3R của hệ quả logic như thế nào.




Cho học sinh thảo luận về từng ý kiến xem vì sao ý kiến đó lại không có
mối liên hệ, không tôn trọng hay không hợp lý.



Cho học sinh thảo luận xem liệu rằng mỗi hệ quả đó sẽ là hữu ích hay
chỉ có tác dụng làm tổn thương cho người khác.



Cả lớp sẽ quyết định xem hệ quả nào nên bị loại bỏ vì nó không phù
hợp với các tiêu chí của nguyên tắc 3R của hệ quả logic và sẽ gây tổn
thương cho người khác.

Bài 7: Xây dựng tinh thần đồng đội
1. Mục tiêu
- Học sinh giải thích được ý nghĩa của tập thể
- Học sinh yêu mến và gắn bó với tập thể của mình hơn
2. Chuẩn bị
- Kẹo: 1 cái/ học sinh
- Video “Bài học từ bầy ngỗng”
- Chuyện “Thiên đường địa ngục”
- Giấy A0: 1 tờ
- Sáp màu
- Hình có sẵn: cây, con vật, hoa, cỏ….
- Keo dính
- Hình từng học sinh trong lớp

3. Hoạt động gợi ý

10

Mở đầu

Hoạt động giáo viên

17

Nội dung
chính

Page

Thờ
i
gian

Hoạt động học sinh

- Chiếu Video: Bài học từ bầy - Xem video và rút bài


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

ngỗng

học từ video


phút
- Giới thiệu bài
15
phút

Giải thích tầm
quan trọng
của đồng đội

15
phút

Thực hành
tinh thần đồng
đội

- Tổ chức trò chơi “Ăn kẹo”

- Chơi trò chơi

- Kể chuyện “Thiên đường và địa - Nghe chuyện
ngục”
Vẽ hình tượng trưng cho cả lớp:
Khu rừng, vườn hoa, vườn thú,
- Cùng các bạn làm
con tàu, gia đình, một đàn chim
sản phẩm.
(cá, ngỗng, …)…
Mỗi bạn vẽ (cắt hình) một thứ (con

vật, cây cối, hoa cỏ,…)
Các bạn dán vào 1 tờ A0 để tạo
bức tranh chung (hình ảnh tượng
trưng cho lớp mình)
Đặt tên và ghi tên vào bức tranh
Chụp ảnh từng thành viên đính
vào bên cạnh thứ bạn ấy chọn.

4. Phụ lục thực hiện
- Câu chuyện:
o Chiếc đinh ốc
Chiếc máy bay chở 200 hành khách bay từ Anh đến Mỹ đang bay trên bầu trời.
Bỗng có một chuyện bất ngờ xảy ra trong buồng lái. Chiếc cửa kính bỗng bung
ra. Cơ trưởng bị hút và bay ra ngoài. May thay chiếc áo của anh mắc vào móc
cửa và giữ anh lơ lửng trước đầu máy bay. Lái phụ vội chuyển chế độ bay sang
tự động và cố gắng cầm tay kéo cơ trưởng lại. Tiếp viên chính bước vào thấy lái
phụ đang kéo cơ trưởng thì cô liền ôm bụng lái phụ kéo lại.

Page

18

Cả chuyến bay lâm vào tình trạng nguy cấp. Sau một hồi nỗ lực. Máy bay hạ
cánh an toàn. Mọi người điều tra nguyên nhân vì sao có hiện tượng đó. Khi điều
tra mọi người phát hiện ra lý do vì sao chiếc kính máy bay bị bật ra. Đó là do 1
chiếc đinh ốc không đúng tiêu chuẩn lắp vào cửa kính. Người thợ lắp kính khi lấy
ốc để vặn đã vội vàng không kiểm tra kỹ và dùng con ốc không đúng tiêu chuẩn
lắp vào.Gió và áp xuất mạnh mà ốc không đúng quy định nên không giữ được
cửa kính một cách chắc chắn nhất.



CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

Chiếc đinh ốc khi đứng riêng chẳng ảnh hưởng đến ai nhưng khi nó tham gia
vào một hệ thống thì nó có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống đó.
Mỗi cá nhân chúng ta cũng vậy, đứng 1 mình không ảnh hưởng đến ai nhưng khi
tham gia vào một tập thể thì mỗi hành động của người đó đều ảnh hưởng đến cả
tập thể.
-

Bài thơ “Tre Việt Nam”
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng
râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

-

19

-

Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của
tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

Bài hát:
o Lớp chúng mình
o Bốn phương trời
o Rừng cây đời người: />Video:
o Tinh thần đồng đội (Kiến, cua, chim cánh cụt):
/>o Bài học từ bầy ngỗng: />o Hỗ trợ nhau: />o Chuyện người trồng ngô: />v=4NsGqEmpUsw
o Thiên đàng địa ngục: />Câu khẩu hiệu:
o Không ai mạnh bằng tất cả chúng ta hợp lại
Page

-


Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho
măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ
thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

o Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
o Một người vì mọi người, mọi người vì một người (3 người lính ngự lâm)
o Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết – Thành công thành công đại thành công
(Bác Hồ)
-

Thí nghiệm khả năng chịu sức nặng của các thanh sắt: 1 thanh: 300 kg, 2 thanh:
900 kg, 2 thanh sát nhau: 1800 kg, 3 thanh sát nhau: 3800 kg

Mô hình đồng đội

-

Trò chơi trải nghiệm:
o Kéo chùm: 5 đầu dây buộc túm lại và móc vào 1 vật. Yêu cầu 5 bạn lên
cầm 5 đầu còn lại để kéo. Lần 1: Mỗi bạn đứng 1 hướng và kéo mạnh về

phía mình -> vật kia không tiến lên được. Lần 2: 5 bạn đứng về 1 phía và
kéo -> Vật kia tiến lên nhanh.
o Ăn kẹo: Yêu cầu học sinh tay thuận giơ thẳng phía trước, tay trái khoanh
ở sau lưng. Tay phải cầm 1 cái kẹo. Giữ nguyên tư thế đó làm sao ăn
được kẹo. (Muốn ăn được bắt buộc các bạn hỗ trợ nhau, người này bóc
giúp và cho người kia ăn)

Page

20

-


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

Bài 8: Quy tắc giúp chúng ta hòa thuận
1. Mục tiêu
- Cả lớp xây dựng được những quy tắc chung về: những hành vi được mong đợi và
hành vi không được mong đợi trong lớp học; những cách ứng xử để an toàn cho
mọi người và thể hiện sự tôn trọng người khác.
- Một số định hướng về nguyên tắc khi cùng thống nhất với học sinh:
o Giơ tay trong yên lặng khi muốn nói
o Chỉ nói khi đến lượt (được gọi)
o Lắng nghe người khác khi họ đang nói
o Làm theo nhiệm vụ ngay từ đầu
o Âm lượng phù hợp (0 ->3: 0 là yên lặng, 1 là nói đủ để 1 người bên cạnh
nghe, 2 là nói đủ hai người nghe; 3 là nói đủ để cả lớp nghe thấy)


2. Chuẩn bị
-

Video “Tinh thần đồng đội của Kiến”

-

Bộ dụng cụ làm bảng nguyên tắc: Giấy A1 (mỗi nhóm 1 tờ), sáp màu (mỗi nhóm
1 hộp), bút dạ viết (mỗi nhóm 1 bút)

3. Hoạt động chính
o Tiết 1

Mở đầu

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học
sinh

- Giáo viên: Khẳng định lớp học là một - Trao đổi đôi ôn bài
nhóm. Khi là thành viên của một. Bạn
nào biết ng nhóm, chúng ta cần có quy - Lắng nghe và trả
tắc chung. Như một đội bóng, một gia lời câu hỏi
đình, một trò chơi,...

21

5
phút


Nội dung
chính

Page

Thờ
i
gian


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

- Hỏi học sinh: quy tắc chung của một
đội bóng là gì? Không làm theo nguyên
tắc các cầu thủ bị thẻ vàng thẻ đỏ và ra
khỏi sân.
- Hỏi: Lớp học cần có nguyên tắc - Lắng nghe và trả
không? Nguyên tắc là gì?
lời câu hỏi của cô.
- Giáo viên giải thích nguyên tắc:

10
phút

Khái niệm
quy tắc

- Đồng thanh các ý

của nguyên tắc.

+ Là hành vi được mong đợi hoặc
không được mong đợi.
+ Là cách ứng xử an toàn cho mọi
người.
+ Là cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng
người khác.

Hỏi: Vì sao khi chơi bóng đá các cầu - Lắng nghe và trả
thủ cần nguyên tắc?
lời câu hỏi của cô.
- Nguyên tắc trong lớp học giúp ích gì?

5
phút

Lợi ích của
quy tắc

- Đồng thanh lợi ích
của nguyên tắc

- Giải thích ích lợi của nguyên tắc giúp
lớp học:
+ Ổn định và nề nếp
+ An toàn và tích cực
+ Yêu thương và tôn trọng
+ Hòa thuận và hợp tác
- Giáo viên nêu một số hiện tượng: đi - Lắng nghe và trả

lại tự do, nhiều người cùng nói, nói lời câu hỏi của cô.
chuyện riêng, …
- Đưa ra quy tắc
- Hỏi học sinh cần có quy tắc gì để giúp lớp học an
tránh những việc đó?
toàn, tôn trọng, tích
cực, nề nếp hơn.
- Tập hợp tất cả những nguyên tắc học
sinh nêu ra để trao đổi buổi sau (Cho

22

Thống nhất
quy tắc
chung

Page

15
phút


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

học sinh viết ra giấy hoặc mời học sinh
có ý kiến và cô ghi lại)
5
phút


Tổng kết bài

- Nhắc lại khái niệm nguyên tắc và lợi - Đồng thanh nhắc
ích của nó.
lại.

o Tiết 2
Thờ
i
gian

Nội dung
chính

Hoạt động giáo viên
- Ôn bài:

5
phút

Mở đầu

Hoạt động học sinh
- Trao đổi đôi ôn bài

- Xem video: Tinh thần đồng đội - Xem video và trả lời
(kiến)
câu hỏi.
- Hỏi: nguyên tắc của đàn kiến là gì?


10
phút

Lựa chọn
nguyên tắc
chung của
lớp

- Mở lại quy tắc các thành viên trong - Lắng nghe và đồng
lớp nêu lên. Giải thích và phân tích thanh nhắc lại các quy
từng nguyên tắc xem hợp lý hay tắc chung của lớp.
chưa.
- Đưa ra ý kiến về các
- Định hướng để cả lớp cùng thống
phần thưởng và hình
nhất 5 quy tắc chung:
phạt cho các bạn
không thực hiện tốt
+ Giơ tay trong yên lặng khi muốn nói hoặc không tốt quy tắc
của lớp.
+ Chỉ nói khi đến lượt (được gọi)
+ Lắng nghe người khác khi họ đang
nói
+ Làm theo nhiệm vụ ngay từ đầu
+ Âm lượng phù hợp

Thiết kế
bảng

Chia nhóm để mỗi nhóm trang trí Cùng nhóm của mình

thiết kế bảng nguyên tắc chung của vẽ và trang trí bảng
Page

20
phút

23

- Thống nhất phần thưởng và hình
phạt học sinh nhận được khi thực
hiện theo quy tắc


CHƯƠNG TRÌNH NỐI KẾT
NỐI KẾT NHÀ TRƯỜNG, HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH

nguyên tắc
lớp học và
các ký hiệu
đi kèm
5
phút

Tổng kết
bài

cả lớp. (với lớp 1 cô có thể giúp viết nguyên tắc chung của
chữ các nguyên tắc để các con tô lớp.
màu và trang trí)
Nhắc lại nguyên tắc chung của cả Đồng thanh nhắc lại

lớp (điều nên làm)
những
nguyên
đã
thống nhất

4. Phụ lục thực hiện
-

Video sử dụng:
o Sức mạnh của nhóm: />o Tinh đoàn kết của kiến: />
-

Dùng câu chuyện thiết lập nguyên tắc: Chuyện “Hoa và đinh”:

Page

24

Chuyện kể về bạn Hoàng Châu, một hôm bạn đi học về, bố đứng đón bạn ở cửa và hỏi:
- Con trai, hôm nay con thế nào. Con làm được bao nhiêu việc tốt?
- Dạ hôm nay không tốt lắm ạ, con không làm được việc tốt nào. - Hoàng Châu rất
thật thà kể với bố.
- Oh, thật đáng tiếc. Bố có ý kiến thế này. Đằng sau nhà mình có một mảnh vườn,
mỗi lần con làm việc tốt hay ra đó trồng một cây hoa xuống đó còn mỗi lần con
làm việc chưa tốt thì cắm một cái đinh xuống đó.
Hoàng Châu nghe theo lời bố. Tuần thứ nhất, khu vườn của Hoàng Châu toàn đinh. Và
khi Hoàng Châu ngó sang khu vườn nhà bạn Linh Thảo thì thấy khu vườn của bạn Linh
Thảo toàn hoa hồng rất đẹp. Hoàng Châu quyết tâm thi đua với bạn Linh Thảo. Tuần
sau, Hoàng Châu không mắc lỗi nữa mà bắt đầu có những cây hoa bên cạnh những cái

đinh. Nhưng như vậy khi vườn vẫn xấu. Thấy Hoàng Châu bối rối, bố mới nảy ra một ý
- Hoàng Châu này, mỗi lần con sửa được lỗi thì con sẽ nhổ 1 cái đinh lên.
Tuần thứ 2, khu vườn của Hoàng Châu đã nhiều hoa hồng hơn hẳn, những cái đinh
cũng bị nhổ đi. Nhưng nhìn vẫn rất xấu so với khu vườn toàn hoa hồng nhà bạn Linh
Thảo. Hoàng Châu ghé sang và hỏi nhỏ Linh Thảo:
- Linh Thảo ơi, sao khu vườn nhà cậu đẹp thế, cậu có bí quyết gì không? Chả nhẽ
cậu không bao giờ mắc lỗi à?
- Không đâu, tớ cũng có mắc lỗi. Nhưng sau đó tớ sửa ngay và làm ngay một việc
tốt để trồng hoa vào lỗ đinh vừa mới được nhổ đi. Thế là lúc nào vườn cũng đầy
hoa.


×