Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản lý giáo dục phòng chống ma túy theo quan điểm xã hội hóa ở trường THCS trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Họ và tên:Trương Diệu Mỹ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY THEO
QUAN ĐIỂM XÃ HỘI HÓA Ở TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI -2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Trương Diệu Mỹ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY THEO
QUAN ĐIỂM XÃ HỘI HÓA Ở TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành :Quản lý giáo dục Mã số:60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
Thiếu tướng,Ts Nguyễn Văn Ly

HÀ NỘI -2017



MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. 1
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................. 7
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 5
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 6
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................ 6
3.1 Khách thể nghiên cứu ................................................................................................... 6
3.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 6
4. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 7
5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác quản lí, về công tác giáo
dục phòng chống ma tuý xâm nhập vào nhà trường........................................... 7
5.2 Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục phòng
chống ma tuý theo quan điểm xã hội hóa tại các nhà trường THCS Quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội................................................................................... 7
5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma
tuý theo quan điểm xã hội hóa......................................................................................... 7
6. Giới hạn của đề tài nghiên cứu .................................................................................. 7
6.1. Giới hạn về nội dung ................................................................................................... 7
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 7
6.3. Giới hạn về thời gian ................................................................................................... 7
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 7
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận............................................................. 7
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC NHÀ TRƯỜNG ........ 10
1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................. 10
1



1.1. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới ...................................... 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............. 12
1.3. Đảng và Nhà nước với công tác giáo dục phòng, chống ma túy ..... 33
1.4. Một số lý luận về giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường theo
quan điểm xã hội hóa .............................................................................. 38
1.5. Quản lý giáo dục phòng chống ma túy theo quan điểm xã hội hóa ở các
trường THCS ........................................................................................... 40
Kết luận chương 1 ................................................................................... 43
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
MA TÚY TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HAI BÀ
TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................... 44
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục Quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội .................................................................................... 44
2.2. Thực trạng quản lý GDPCMT ở các trường THCS Quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội .................................................................................... 49
3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống
ma túy tại các trường THCS Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội .... 64
3.1. Những ưu điểm. ................................................................................ 64
3.2. Những tồn tại .................................................................................... 65
3.3. Những thuận lợi................................................................................ 65
3.4. Những khó khăn ............................................................................... 66
Kết luận chương 2 ................................................................................... 67
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN
HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................... 68
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................ 68
3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục học sinh phòng chống ma túy theo
quan điểm xã hội hóa ở các trường THCS trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội .................................................................................... 69

2


3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................ 91
3.4. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp......................................... 92
Kết luận chương 3 ................................................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 95
1. Kết luận .................................................................................................................................... 95
2. Khuyến nghị .......................................................................................................................... 98
2.1 Đối với Bộ GD&ĐT ...................................................................................................... 98
2.2. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội ................................................................................... 98
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng ................................................ 98
2.4. Đối với các nhà trường THCS ............................................................................... 98
2.5. Đối với chính quyền, đoàn thể ............................................................................... 99
2.6 Đối với mỗi gia đình ..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 100

3


DANH MỤC VIẾT TẮT

1. MT

: Ma túy

2. PCMT

: Phòng chống ma túy


3. THCS

: Trung học cơ sở

4. GV

: Giáo viên

5. HS

: Học sinh

6. GD

: Giáo dục

7. QLGD

: Quản lý giáo dục

8. TP

: Thành phố

9. GDPCMT: Giáo dục phòng chống ma túy.
10. TNMT: Tệ nạn ma túy

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay
đổi, con người đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực của nền
kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin. Những
thông tin thiếu lành mạnh đã tác động mạnh đến đời sống của thế hệ trẻ đặc
biệt là học sinh THCS. Những tác động này đã làm cho thế hệ học sinh có
nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc, sống xa rời những giá trị đạo đức truyền
thống.
Trong những năm qua cùng với nhiều chính sách của Đảng Nhà nước
và sự hội nhập giao lưu kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng đã tạo ra nhiều
chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của
đất nước nhằm xây dựng một xã hội có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc. Khơi dậy và phát huy những tiềm năng của dân tộc,để đạt được điều
đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại khó khăn. Một trong số đó là các tệ
nạn xã hội như: Ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ
nhất chính là ma túy, ma túy là hiểm họa cho toàn xã hội gây tác hại cho
sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc
gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh
quốc gia, gây nguy hại cho nòi giống của dân tộc về trước mắt mà cả lâu
dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vì thế nếu không có sự can thiệp kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự
chung tay của mọi tổ chức, thành phần và mọi người dân thì nó sẽ là nguy
cơ gây tụt hậu kinh tế và sẽ làm nẩy sinh các tệ nạn xã hội khác. Diễn biến
phức tạp của tình trạng nghiện ma túy hiện nay đặt ra cho xã hội những
nhiệm vụ cấp bách.
Quốc hội đã ban hành Luật phòng chống ma túy năm 2000 và Chính
phủ đã có nhiều Nghị quyết chỉ đạo hoạt động của công tác phòng chống và

5



kiểm soát ma túy. Một số ban ngành chức năng được thành lập và tiến hành
những biện pháp phòng chống ma túy một cách tích cực trong đó có ngành
Giáo dục và Đào tạo. Nhờ đó, tệ nạn nghiện ma túy trong học sinh, sinh
viên đã giảm, song chưa cơ bản, chưa vững chắc.
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì số lượng
người SDVNMT ngày một tăng cao, tỷ lệ tái nghiện rất lớn khoảng 90%, tỷ
lệ nghiện lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến an
ninh,trật tự, quốc phòng bất ổn .
Để góp phần nâng cao ý thức phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập
vào các trường học đồng thời giáo dục học sinh trong các trường THCS có
kĩ năng phòng chống tệ nạn ma túy theo quan điểm xã hội hóa giáo dục, tác
giả chọn đề tài nghiên cứu"Quản lý giáo dục phòng chống ma túy theo
quan điển xã hội hoá ở trườngTHCS trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội" làm luận văn cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác quản lý giáo dục phòng
chống ma túy của Hiệu trưởng các trường THCS trong Quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp
quản lý có tính khả thi nhằm ngăn chặn ma túy xâm nhập vào các nhà
trường.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các mối quan hệ trong giáo dục phòng chống ma túy tại các trường
Trung học cơ sở trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
4. Các giả thuyết nghiên cứu
Việc quản lí công tác giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập vào

nhà trường trong những năm gần đây đã được các trường học quan tâm,
6


song vẫn còn một số hạn chế. Bởi vậy, nếu có những biện pháp quản lí phù
hợp, có sự chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt những kế hoạch đặt ra,
kiểm tra đánh giá chính xác thì sẽ khắc phục được các tồn tại và nâng cao
hiệu quả giáo dục cho học sinh trong việc phòng ngừa các tệ nạn xã hội,
trong đó có tệ nạn ma túy – một trong những vấn đề nhức nhối nhất đang
được toàn xã hội quan tâm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lý luận của quản lý giáo dục phòng chống ma tuý.
5.2 Đánh giá thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục phòng chống
ma tuý theo quan điểm xã hội hóa tại các nhà trường THCS Quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội.
5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma
tuý theo quan điểm xã hội hóa và đánh giá các biện pháp đã đề xuất.
6. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý giáo dục phòng chống
ma túy theo quan điểm xã hội hóa trong các nhà trường THCS Quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến hành ở 10 trường trong tổng số 17 trường THCS
Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
6.3. Giới hạn về thời gian
Thời gian nghiên cứu từ năm học 2015-2017
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích các văn bản pháp quy, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề

7


tài quản lí công tác giáo dục phòng chống ma túy nói chung và giáo dục
phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường nói riêng.
7.1.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp trực quan quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại trực tiếp.
7.1.3. Các phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích định tính: Phân tích nội dung, phân tích câu
chuyện đối thoại, đàm thoại.
Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê
toán học.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Đảm bảo tính khoa học.
- Phù hợp với nội dung giáo dục phòng, chống ma tuý để giải quyết nhiệm
vụ và mục đích của đề tài.
7.2.2. Phương pháp điều tra
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Xây dựng phiếu điều tra học sinh: Chủ yếu điều tra, tìm hiểu đời sống tình
cảm, gia đình và nhận thức về giáo dục phòng chống ma tuý của các em học

sinh.
- Xây dựng phiếu điều tra giáo viên: Tìm hiểu về nhận thức, hiểu biết về

tác hại của ma tuý, kết quả các hoạt động giáo dục của nhà trường và các
biện pháp giáo dục phòng, chống ma tuý từ phía giáo viên.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Đối với Hiệu trưởng, Công đoàn, Chi đoàn, Cha mẹ học sinh, chúng tôi tiến
hành phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi về hoạt động giáo dục phòng, chống ma

tuý.
8


- Phỏng vấn hội phụ huynh, một số phụ huynh học sinh.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Tiến hành thảo luận, tọa đàm có mời chuyên gia trong lĩnh vực chuyên
môn (công an, dân phòng) để nói chuyện, dàm thoại về tác hại của ma túy.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài
liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục phòng chống ma
tuý tại các nhà trường.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục phòng chống ma túy tại các trường
trung học cơ sở Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma
túy tại các trường trung học cơ sở Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

9


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC NHÀ TRƯỜNG

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành hệ thống những qui định
mang tính luật pháp, thành lập những tổ chức chuyên trách, tăng cường
hoạt động phòng chống ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Cộng
hòa Pháp và Vương quốc Hà Lan là hai quốc gia có nhiều kinh nghiệm
trong công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy mà nước ta đang quan
hệ hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS.
Năm 1990, 150 nước trên thế giới tham gia Đại hội đặc biệt về cấm
ma túy của LHQ và nhất trí thông qua Cương lĩnh hoạt động toàn cầu. Năm
1991, Đại hội chống ma túy cấp Bộ trưởng trên thế giới được tổ chức với
sự nhất trí về hợp tác quốc tế chống ma túy, cũng trong năm này, chương
trình kiểm soát ma túy quốc tế trực thuộc LHQ được thành lập. Để tạo sức
mạnh toàn cầu chống ma túy, khóa họp đặc biệt lần thứ 20 của Đại hội
đồng LHQ bàn về vấn đề ma túy trên thế giới gồm 138 nước tham dự đã
được tổ chức tại New York từ ngày 08 đến ngày 19 tháng 6 năm 1998. Đây
là cuộc họp đa phương lớn nhất được tổ chức về đề tài đấu tranh chống
buôn lậu và lạm dụng ma túy. Khẩu hiệu khóa họp là: "Đoàn kết chống lại
thảm họa hàng đầu của thế giới trong thế kỷ 21".
Hiện tượng nghiện ma tuý đã xuất hiện từ lâu trong xã hội loài
người. Ngày nay, do tác hại của ma tuý đối với xã hội, gia đình cũng như
cá nhân người sử dụng diễn ra ở mức độ trầm trọng và có tính chất phổ
biến nên hiện tượng này đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế giới,
mang tính toàn cầu. Vì thế, phòng chống ma tuý là một nhiệm vụ cấp thiết
được đặt ra cho mọi châu lục, mọi quốc gia. Rất nhiều hoạt động được tiến
hành nhằm chống lại các tệ nạn liên quan đến ma tuý không chỉ trong lãnh

10



thổ quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, phối hợp và mang tính
quốc tế sâu sắc. Liên hợp quốc đã thông qua nhiều công ước về ma tuý.
Như vậy, vấn đề nghiện ma túy đã trở thành một vấn nạn của toàn
cầu không một quốc gia nào được phép quản lí lỏng lẻo và coi nhẹ vấn đề
này.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tệ nạn ma túy như:
- Tác giả Vũ Ngọc Bừng với cuốn: "Phòng chống ma túy trong nhà
trường", đã đề cập các nội dung: TNMT là gì? Nguyên nhân phát sinh, phát
triển; những ảnh hưởng của TNMT đối với các mặt đời sống xã hội; những
cách phòng chống [16]
- Tác giả Nguyễn Thị Miến với bài viết: "Vai trò của người vợ, người mẹ
với việc lôi kéo chồng ra khỏi ma túy" [30]
- Tác giả Phạm Ngọc Cường với cuốn: "Sổ tay phòng chống tội phạm và tệ
nạn xã hội" đã nêu ra một số phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội
phạm ma túy, từ đó chỉ ra nguyên nhân tồn tại cũng như những kiến nghị
giải pháp ngăn ngừa đối với tội phạm về ma túy. [17]
- Cuốn sách: "Ma túy trong học đường - Thực trạng và giải pháp" chỉ ra:
TNMT đang là nỗi ám ảnh, bức xúc ngày một gia tăng của toàn thể cộng
đồng, làm băng hoại đến đời sống của một bộ phận lớp trẻ hiện nay [7]
Những nghiên cứu trên đã đóng góp không nhỏ trong việc trang bị
những hiểu biết, những kiến thức cơ bản về TNMT, góp phần tuyên truyền,
giáo dục nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, HS phòng chống
và đấu tranh chống TNMT; mặt khác đây cũng là những lý luận giúp các
cấp quản lý đưa ra những điều luật, những quy định nhằm phòng chống
TNMT, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, sức khoẻ, đạo đức và lối sống
cho nhân dân.

11



Ở Việt Nam, thuốc phiện đã thâm nhập vào nước ta từ rất lâu. Ngay
từ thời phong kiến, một số đạo luật đầu tiên về cấm trồng, hút và buôn
thuốc phiện đã được ban hành.
Đến nay tình trạng nghiện, sử dụng và buôn bán ma túy đang thực sự
là tệ nạn xã hội được mọi người, mọi nhà, mọi ngành đấu tranh phòng
chống và đẩy lùi tệ nạn đang hủy hoại cuộc sống của con người.
Hiện nay TNMT đang xuất hiện len lỏi vào các lĩnh vực, các môi
trường, các đối tượng,... của xã hội và GD cũng không nằm ngoài thực
trạng ấy. Số đối tượng nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên các
công trình kể trên hầu hết đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung về
TNMT, rất ít công trình dành riêng cho công tác phòng chống MT xâm
nhập vào đời sống học đường, nhất là đề cập đến thực trạng TNMT và các
biện pháp quản lí của hiệu trưởng các trường THCS nhằm GD học sinh
phòng, chống MT xâm nhập vào nhà trường.
Công tác quản lý HĐGD học sinh nhằm phòng chống TNMT xâm
nhập vào các nhà trường của Hiệu trưởng các trường THCS ở Quận Hai Bà
Trưng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, TNMT có nguy cơ xâm nhập vào
các trường ngày càng cao. Một phần nguyên nhân của thực trạng trên là do
đội ngũ CBQL trường THCS của Quận Hai Bà Trưng chưa có cơ sở lí luận
cũng như chưa đầu tư một cách đúng mức cho công tác này trong việc quản
lý nhà trường.
Đề tài của tôi là sự tiếp nối những nghiên cứu về biện pháp quản lý
giáo dục học sinh của Hiệu trưởng các trường THCS nhằm góp phần đưa ra
những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác phòng, chống MT xâm nhập
vào nhà trường THCS theo quan điểm xã hội hóa.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Theo quan niệm truyền thống, quản lý là quá trình tác động có ý thức
của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục

12


tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục
tiêu đã xác định.
Theo quan niệm hiện nay, quản lý là những hoạt động có phối hợp
nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ "quản lý" được định
nghĩa là: "Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan"
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý là tác động có mục
đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói
chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến" [22,
tr.341]
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức"
[19, tr.9]
Từ các quan niệm trên, ta thấy: "Quản lý là hoạt động có ý thức của
con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp
hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các
mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất".
1.2.1.1. Bản chất quản lý
Đó chính là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên các đối
tượng quản lý để đạt mục tiêu đã xác định. Các hoạt động của chủ thể quản
lý chính là việc dựa vào các nguồn lực, nhân lực để lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được theo
mục tiêu đã đề ra.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông
qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một

mục tiêu nhất định gồm bốn chức năng cơ bản sau đây:
- Dự báo và lập kế hoạch.
15

13


- Tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Lãnh đạo/Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá.
Những chức năng này là phổ biến với tất cả những nhà quản lý
nhưng cần đan xen, kết hợp, thực hiện mục tiêu cuối cùng của quá trình
quản lí.
1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý
- Nguyên tắc mục tiêu
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý bởi vì mục tiêu là mối
quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức, đơn vị. Việc tổ chức thực hiện mục
tiêu, phải cụ thể hóa mục tiêu chung của tổ chức thành các mục tiêu cụ thể
và phân công cho các cá nhân, bộ phận trong tổ chức để thực hiện.
- Nguyên tắc thu hút sự tham gia của tập thể hay còn gọi là nguyên tắc tập
trung dân chủ
Nguyên tắc này vừa phải thống nhất trong hoạt động quản lý, vừa
phải dân chủ công khai để có thể huy động và khai thác được trí tuệ của tập
thể, giúp cho chủ thể quản lý luôn luôn chủ động trong việc tổ chức điều
hành cũng như đảm bảo sự tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý trong
bất kỳ hoàn cảnh điều kiện nào.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cao
Tiết kiệm và hiệu quả là mục đích của mọi hoạt động quản lý. Hoạt
động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích. Việc đạt được mục
tiêu sẽ làm thỏa mãn những lợi ích mà tổ chức mong muốn.

- Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Nguyên tắc này tạo cho mối quan hệ giữa các nhà quản lý với đối
tượng quản lý có sự cởi mở và tác động qua lại nhau một cách tích cực.
Cần phải được kết hợp hài hòa các lợi ích ngay từ khi hoạch định và phát
triển tổ chức.
- Nguyên tắc khoa học hợp lý
14


Dựa trên những vấn đề khoa học, đảm bảo tính khách quan và biện
chứng. Hoạt động quản lý không thể cứng nhắc mà phải có sự linh hoạt,
đảm bảo tính hợp lý.\
- Nguyên tắc phối hợp hoạt động các bên có liên quan
Nhà quản lý phải biết liên kết phối hợp với các tổ chức khác để khai
thác hết tiềm năng của họ, tăng cường sức mạnh cho mình và hạn chế
những điểm yếu của tổ chức mình.
- Nguyên tắc thích ứng linh hoạt
Nhà quản lý phải có được tư duy mềm dẻo, linh hoạt, nhậy cảm và
khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá vấn đề, tránh lối tư duy bảo thủ,
trì trệ, cứng nhắc, quan liêu, vì những thói quen này sẽ phá hỏng sự tồn tại
của tổ chức và sự phát triển của tổ chức.
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được
hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội
thông qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế
hệ trước cho các thế hệ sau. Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào,
hoạt động giáo dục cần được tổ chức và quản lý với cấp độ khác nhau (nhà
nước, nhà trường, lớp học... ) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các
mục tiêu giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các thể chế
chính trị - xã hội ở các quốc gia.

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: "Quản lý giáo dục là những tác động có
hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi
cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích
đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá
trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em" [22, tr.341]
Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch phù hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm
làm cho hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện
15


được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [22, tr.341]
Quản lý giáo dục được biểu hiện ở các chức năng quản lý, cụ thể đó
là:
- Kế hoạch hóa: Lập kế hoạch, phổ biến kế hoạch
- Tổ chức: Tổ chức triển khai, tổ chức nhân sự, phân công trách nhiệm
- Kích thích: Khuyến khích tạo động cơ
- Kiểm tra: Kiểm soát, kiểm kê, hạch toán, phân tích
- Điều phối: Phối hợp, điều chỉnh.
1.2.3. Khái niệm về quản lý nhà trường
1.2.3.1. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục bởi vì nhà
trường là một tổ chức GD, là một đơn vị cấu trúc cơ sở của ngành GD &
ĐT. Nhà trường cũng phải được quản lý.
Theo GS.TS. Phạm Minh Hạc "Quản lý nhà trường là thực hiện
đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là
đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo
dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học

sinh" [22, tr.337]
Quản lý trực tiếp trường học bao gồm quản lý tổ chức giảng dạy, học
tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục,
tài chính, nhân lực, hành chính và quản lý môi trường giáo dục. [5]
Trong quản lý và thực tiễn quản lý nhà trường gồm 2 loại:
Một: Quản lý của chủ thể bên trên và bên ngoài nhà trường nhằm
định hướng cho nhà trường, tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát
triển (Các cấp quản lý nhà nước và sự hợp tác, giám sát xã hội/ cộng đồng).
Hai: Quản lý của chính chủ thể bên trong nhà trường, hoạt động tổ
chức các chủ trương, chính sách giáo dục thành các kế hoạch hoạt động, tổ
16


chức chỉ đạo và kiểm tra để đưa nhà trường đạt tới những mục tiêu đã đề ra
(thực hiện các chức năng quản lý của một tổ chức).
Như vậy, quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện
trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực
hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.
1.2.3.2. Trường THCS
Tại Điều 4, Luật giáo dục 2005 quy định: Các cấp học và trình độ
đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Giáo dục mầm non có nhà
trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiểu học, THCS, THPT; Giáo dục
nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Giáo dục đại học và
sau đại học đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ [34, tr.63]
Trường THCS được xác định trong Điều lệ trường trung học như sau:
“Trường THCS là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” [6, tr.5]

Giáo dục THCS là một cấp học quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Tuy nhiên, đây là cấp học mà học sinh đang ở lứa tuổi khó quản

lí nhất, bởi vì không còn nhỏ nhưng lại chưa đủ lớn, tâm lí, sinh lí thay đổi
và diễn biến phức tạp. Vì vậy, ở cấp học này rất dễ sa ngã và mắc các tệ
nạn xã hội.
Mục tiêu của giáo dục THCS:
- Điều 27, Luật giáo dục năm 2005 quy định: Giáo dục THCS nhằm giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học
vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và
hướng nghiệp để tiếp tục học ở THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào
cuộc sống lao động” [28, tr. 7]
Nội dung của giáo dục THCS:
- Điều 28, Luật giáo dục 2005 quy định: “Giáo dục THCS phải củng cố,
phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có
những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến
17


thức khác về khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những
hiểu biết cần thiết tối thiểu vể kĩ thuật và hướng nghiệp” [28, tr. 8]
Phương pháp: Luật giáo dục 2005, Điều 28 quy định: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh” [28, tr.8].
Quản lí ở nhà trường THCS bao gồm: Hiệu trưởng, Hiệu phó, trong
đó Hiệu trưởng nhà trường là chủ thể quản lý. Hiệu trưởng là người phụ
trách cao nhất, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân và trước
cấp trên trực tiếp về mọi HĐGD của nhà trường. Luật Giáo dục 2005 quy
định trách nhiệm của người Hiệu trưởng tại Điều 54 như sau: “Hiệu trưởng
là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” [28, tr.19]
1.2.4. Khái niệm về tệ nạn ma túy
* Ma túy là gì?
Ma túy là tên gọi chung của chất có tác dụng gây trạng thái ngây
ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện [17, tr.249].
Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên
(morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng
hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như
giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ
phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.
Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong
xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị
nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà
không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc.

18


Tuy nhiên ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung trong việc
sử dụng danh xưng này cho các chất thuộc loại này. "Ma túy" được sử dụng
rộng rãi như một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có
khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể người dùng cao (Heroin, Crystal
Meth...) cho đến những chất có thể dùng trong y tế với liều lượng nhỏ (như
cần sa, chất được sử dụng rộng rãi ở Hà Lan, một phần Hoa Kỳ) khiến dư
luận tại Việt Nam thiếu khách quan và khoa học khi nói đến vấn đề sử dụng
các chất này (người dân thường chỉ quan tâm đến tác hại trong khi công
dụng dược liệu ít được để ý).
* Đặc điểm:
- Làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người sử dụng
khiến cho họ có cảm giác giảm đau, dễ chịu, lâng lâng và không tự chủ

được hành vi của bản thân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
- Tùy vào loại ma túy cũng như số lượng và sự điều độ trong việc sử dụng
là những tác nhân có thể dẫn đến việc nghiện của người sử dụng. Thông
thường, số lớn chất ma túy tổng hợp (nhân tạo) có khả năng gây nghiện cao
đồng thời có sức tàn phá cơ thể của người dùng hơn chất tinh khiết tự
nhiên.
* Phân loại:
Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:
- Ma túy tự nhiên
Ví dụ thuốc phiện, cần sa... Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự
nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần
sa, coca...


• Nguồn gốc:
Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, nha
phiến...), có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

19


Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được
trồng ở một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây
Nguyên
Từ lá cây coca, chế ra chất cathinone, có nhiều ở Nam Mỹ
- Ma túy bán tổng hợp
Ví dụ như heroin
- Ma túy tổng hợp
• Nguồn gốc
Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuộc nhóm amphetamine,

ketamin, methamphetamine…
• Độc lực
Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần. Dựa
theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng
• Các dạng
ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth), Morphine, viên giấy, bùa lưỡi, bánh
lười, cỏ Mỹ
* Các chất ma túy thường gặp ở Việt Nam
Có rất nhiều loại ma túy khác nhau, nhưng chúng ta thường gặp là
ma túy dạng thô và ma túy tổng hợp.
Các chất ma túy thường gặp ở Việt Nam
Ma túy dạng thô

STT

Ma túy tổng hợp

1

Hoa cây thuốc phiện (Poppy)

Moóc phin (Morphine)

2

Quả cây thuốc phiện (Poppy

Cocain dạng bột

head)


(Pharmacopoelia cocaine)

Hoa Cooca (Coca flower)

Cocain tinh thể màu trắng

3

(White cocaine)
4

Cocain bao bì đóng dấu Snow

Lá Cooca (Coca leaf)

(tuyết)

20


5

Cây ma hoàng (nguồn chiết xuất Cocain cục (crack)
Ephidrine)

6

Lá cây cần sa (Cannabis plants)


Hêrôine

7

Lá cần sa khô (Ganija cannabis)

Hêrôine màu nâu

8

Lá cần sa ép thành thỏi (buddha

Hêrôine và moóc phin

stick cannabis)
9

Thuốc phiện (Opium)

Dolagan

10

Cây khát (Cây Cô ca tha)

Methaphetamine (dạng bột)

11

Dầu cần sa


MDMA – Ecstasy – kích thích
gây ảo giác

12

Nhựa cần sa

Methaphetamine dạng viên

13

Methaphetamine (A)

14

Ephedrine (A)

15

Fenproporex (F)

16

Lyergide (chất gây ảo giác)
(Nguồn: Nghị định số 6767/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của

Chính phủ về việc ban hành danh mục chất ma túy và tiền chất).
* Nguồn gốc và sự phát triển:
Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu

trước đây. Hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai
ở tây Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái
hết sức mà thuốc phiện mang lại khi dung.
Thế kỷ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong
cuốn sách "Dược điển luận" của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này, người ta
mới chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh
mà thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng
gây nghiện khó cai
* Dấu hiện nhận biết người sử dụng ma túy:

21


Sau đây là một vài những dấu hiệu thường gặp ở các người nghiện
ma túy:
1. Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy
muộn, ngày ngủ nhiều.
2. Hay tụ tập, đi lại với những người không có công ăn việc làm, không lao
động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy.
3. Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang
bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để "đi".
4. Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân
trong gia đình).
5. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có
biểu hiện chống đối, cáu gắt.
6. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ
sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm
sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
7. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính
đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia

đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
8. Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc,
thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc
phiện, gói nhỏ hêrôin.
9. Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khủy tay,
mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
10. Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện:
sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi
thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.
* Tác dụng phụ của ma túy:
Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp làm tăng tần số
thở gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng
22


thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất
đột ngột.
Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử
vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân có
bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ từ,
nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi
cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu
phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...
Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999,
nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên
quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) vàung thư phổi.
Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp
tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành có thể tạo nên cơn
đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên

nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra
còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn
đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai
biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị...
Đối với hệ sinh dục: Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục bị
suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng
thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian
dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối
loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như:
hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị... Sử dụng ma túy còn có khả năng
nhiễm HIV/AIDS (bệnh cơ hội) và khả năng tử vong cao.
* Những khu vực sản xuất ma túy trên thế giới như:
23


×