Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Phát triển nhà Phong Phú Daewon Thủ Đức tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 118 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 10
MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG 3
VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Mục đích của ĐTM 3
1.1.3. Ý nghĩa của ĐTM 3
1.1.4. Đối tượng thực hiện ĐTM 4
1.1.5. Các phương pháp nghiên cứu trong ĐTM 5
Phương pháp khảo sát thực địa 5
Khảo sát, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, nhằm xác định các
thông số 5
về hiện trạng chất lượng môi trường. 5
Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu 5
Thu thập tài liệu, số liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội về khu vực thực hiện dự án. 5
Phương pháp so sánh 5
Đánh giá hiện trạng tác động môi trường, dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu các tiêu chuẩn môi trường
Việt Nam. 6
Ưu điểm là nhanh chóng, từ việc so sánh với các tiêu chuẩn đã quy định có thể đưa ra các đánh giá
nhận xét về khả năng ô nhiễm, mức độ ô nhiễm của các thành phần môi trường trong các dự án. 6
Nhược điểm: Hiện nay tại Việt Nam, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định giới hạn cho phép ở các chỉ
tiêu thuộc một số thành phần môi trường còn khá cao so với thế giới, vì vậy, khi thực hiện các dự án
cần có sự liên kết với các tổ chức Quốc tế, chúng ta vẫn áp dụng các tiêu chuẩn tại Việt Nam, điều này
là một hạn chế trong việc cải thiện và quản lý chất lượng môi trường một cách tối ưu nhất. 6


Phương pháp đánh giá nhanh 6
Phương pháp mô hình hóa 6
Phương pháp liệt kê và ma trận 7
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 7
2.1.1. Vị trí của dự án 7
2.1.2. Các hạng mục công trình của dự án 8
2.1.3. Tiến độ thực hiện dự án 13
NGUỒN: THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ PHONG PHÚ –DAEWON – THỦ ĐỨC 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH
3. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 13
1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 13
i. Địa hình, địa chất 14
ii. Điều kiện về khí tượng, thủy văn 14
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17
a. Hiện trạng dân cư 17
ii. An ninh, trật tự xã hội 18
iii. Cơ sở hạ tầng 18
iv. Hiện trạng sử dụng đất 19
v. Giáo dục 19
vi. Văn hóa – xã hội 19
4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 20
4.1.1. Chất lượng nước ngầm khu vực dự án 20
4.1.2. Chất lượng nước mặt khu vực dự án 21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI 23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 23
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỜI MÔI TRƯỜNG NƯỚC 29
3.1.1 Tổng hợp các tác động đến môi trường nước của dự án 29
3.1.2 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án 30
a. Nguồn phát sinh 30
b. Đối tượng và quy mô chịu tác động 35
Người lao động 35
c. Đánh giá các tác động đến môi trường nước 35
3.1.3 Đánh giá tác động tới môi trường nước trong giai đoạn vận hành 37
a. Nguồn phát sinh nước thải 37
NGUỒN: THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ PHONG PHÚ –DAEWON – THỦ ĐỨC 39
ii. Đối tượng và quy mô chịu tác động 44
iii. Đánh giá các tác động đến môi trường nước 44
3.1.4 Đánh giá tác động do các rủi ro, sự cố 46
a. Những rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 46
b. Những rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành 46
3.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỜI MÔI TRƯỜNG NƯỚC 47
3.2.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng 47
a. Nước thải từ hoạt động xây dựng 47
ii. Nước mưa chảy tràn 47
iii. Nước thải sinh hoạt 48

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

MSV: DC00101217



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH
3.2.2 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn vận hành. 49
a. Nước thải sinh hoạt 49
ii. Nước mưa chảy tràn 65
3.2.3 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, sự cố môi trường 66
a. Phòng chống thiên tai, ngập lụt 66
ii. Phòng chống nhiễm dịch bệnh 66
Quan tâm đến vấn đề cấp nước sạch cho sinh hoạt cho công nhân 66
iii. Ứng phó sự cố của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 67
3.3 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 69
a. Giai đoạn thi công xây dựng 69
ii. Giai đoạn vận hành 69
a. Giai đoạn thi công xây dựng 70
ii. Giai đoạn vận hành 70
KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Phụ lục 1: Danh mục máy móc, thiết bị chính 74
(Đơn vị : 0C) 75
Đơn vị : % 76
Bảng 3: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm khu vực dự án 79

T = = = 1.7 H 104
BẢNG: TỔNG HỢP THÔNG SỐ BỂ LẮNG ĐỢT II 104

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG


MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI CẢM ƠN 10
MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG 3
VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Mục đích của ĐTM 3
1.1.3. Ý nghĩa của ĐTM 3
1.1.4. Đối tượng thực hiện ĐTM 4
1.1.5. Các phương pháp nghiên cứu trong ĐTM 5
Phương pháp khảo sát thực địa 5
Khảo sát, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, nhằm xác định các
thông số 5
về hiện trạng chất lượng môi trường. 5
Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu 5
Thu thập tài liệu, số liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội về khu vực thực hiện dự án. 5
Phương pháp so sánh 5
Đánh giá hiện trạng tác động môi trường, dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu các tiêu chuẩn môi trường

Việt Nam. 6
Ưu điểm là nhanh chóng, từ việc so sánh với các tiêu chuẩn đã quy định có thể đưa ra các đánh giá
nhận xét về khả năng ô nhiễm, mức độ ô nhiễm của các thành phần môi trường trong các dự án. 6
Nhược điểm: Hiện nay tại Việt Nam, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định giới hạn cho phép ở các chỉ
tiêu thuộc một số thành phần môi trường còn khá cao so với thế giới, vì vậy, khi thực hiện các dự án
cần có sự liên kết với các tổ chức Quốc tế, chúng ta vẫn áp dụng các tiêu chuẩn tại Việt Nam, điều này
là một hạn chế trong việc cải thiện và quản lý chất lượng môi trường một cách tối ưu nhất. 6
Phương pháp đánh giá nhanh 6
Phương pháp mô hình hóa 6
Phương pháp liệt kê và ma trận 7
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 7
2.1.1. Vị trí của dự án 7
2.1.2. Các hạng mục công trình của dự án 8
2.1.3. Tiến độ thực hiện dự án 13
NGUỒN: THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ PHONG PHÚ –DAEWON – THỦ ĐỨC 13

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH
3. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 13
1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 13
i. Địa hình, địa chất 14
ii. Điều kiện về khí tượng, thủy văn 14
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17
a. Hiện trạng dân cư 17

ii. An ninh, trật tự xã hội 18
iii. Cơ sở hạ tầng 18
iv. Hiện trạng sử dụng đất 19
v. Giáo dục 19
vi. Văn hóa – xã hội 19
4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 20
4.1.1. Chất lượng nước ngầm khu vực dự án 20
4.1.2. Chất lượng nước mặt khu vực dự án 21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI 23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 23
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỜI MÔI TRƯỜNG NƯỚC 29
3.1.1 Tổng hợp các tác động đến môi trường nước của dự án 29
3.1.2 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án 30
a. Nguồn phát sinh 30
b. Đối tượng và quy mô chịu tác động 35
Người lao động 35
c. Đánh giá các tác động đến môi trường nước 35
3.1.3 Đánh giá tác động tới môi trường nước trong giai đoạn vận hành 37
a. Nguồn phát sinh nước thải 37
NGUỒN: THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ PHONG PHÚ –DAEWON – THỦ ĐỨC 39
ii. Đối tượng và quy mô chịu tác động 44
iii. Đánh giá các tác động đến môi trường nước 44
3.1.4 Đánh giá tác động do các rủi ro, sự cố 46
a. Những rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 46

b. Những rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành 46
3.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỜI MÔI TRƯỜNG NƯỚC 47
3.2.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng 47
a. Nước thải từ hoạt động xây dựng 47
ii. Nước mưa chảy tràn 47
iii. Nước thải sinh hoạt 48

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH
3.2.2 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn vận hành. 49
a. Nước thải sinh hoạt 49

Hình 3.7 Sơ đồ phương án thu gom nước thải sinh hoạt của dự án 54
ii. Nước mưa chảy tràn 65
3.2.3 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, sự cố môi trường 66
a. Phòng chống thiên tai, ngập lụt 66
ii. Phòng chống nhiễm dịch bệnh 66
Quan tâm đến vấn đề cấp nước sạch cho sinh hoạt cho công nhân 66
iii. Ứng phó sự cố của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 67
3.3 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 69
a. Giai đoạn thi công xây dựng 69
ii. Giai đoạn vận hành 69
a. Giai đoạn thi công xây dựng 70
ii. Giai đoạn vận hành 70

KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Phụ lục 1: Danh mục máy móc, thiết bị chính 74
(Đơn vị : 0C) 75
Đơn vị : % 76
Bảng 3: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm khu vực dự án 79

T = = = 1.7 H 104
BẢNG: TỔNG HỢP THÔNG SỐ BỂ LẮNG ĐỢT II 104

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

DANH MỤC BẢNG BIỂU

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD

Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT

Bảo vệ môi trường

COD

Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS

Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

CEETIA

Trung tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các
thầy cô trong khoa Môi trường, đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức chuyên
ngành và kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Lê Đắc Trường và Th.s
Nguyễn Quang Minh đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn, đóng góp ý
kiến giúp tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Tài Nguyên và
Môi Trường Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, hỗ
trợ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đồ án này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện đồ án song vẫn không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin kính chúc các quý thầy cô mạnh khỏe, công tác tốt!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phương

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH


MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của Thủ đô, mức

sống của người dân Hà Nội đã được cải thiện đáng kể. Nhu cầu về nhà ở, điều kiện
sinh hoạt và làm việc của người dân ngày càng cao. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển
của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không bắt kịp với tốc độ đô thi hóa
dẫn đến tình trạng quá tải về nhà ở và các văn phòng làm việc, nhà trẻ.
Thực hiện kế hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong những năm
qua Nhà nước và thành phố Hà Nội rất quan tâm đến quy hoạch cải tạo, xây dựng
Thủ đô và đã thu được nhiều chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, nhu cầu về nhà ở,
nhà trẻ, văn phòng cho thuê và các công trình công cộng, hạ tầng xã hội ngày một
tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu đó, Công ty cổ phần phát triển nhà Phong
Phú – Daewon - Thủ Đức đã quyết định đầu tư xây dựng dự án “Phát triển nhà
Phong Phú – Daewon - Thủ Đức”, tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành
phố Hà Nội.
Đây là một dự án rất thiết thực nhằm xây dựng phát triển nhà ở, có cơ sở hạ
tầng xã hội đồng bộ, tạo bộ mặt mới cho cảnh quan đô thị thành phố Hà Nội. Tuy
nhiên, việc xây dựng dự án gây ra nhiều tác động cho môi trường, đặc biệt là môi
trường nước, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Để đánh giá tác
động đến môi trường nước của việc tiến hành thực hiện dự án, đưa ra các biện pháp
giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường nước, tôi quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu “ Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Phát triển nhà
Phong Phú - Daewon - Thủ Đức tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội ” .
2.


Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá các tác động của dự án tới môi trường nước trong giai đoạn thi công

và vận hành của dự án “Phát triển nhà Phong Phú – Daewon – Thủ Đức tại
phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”, từ đó đề xuất các biện
pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường nước.
SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

1

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

3.

Nội dung chính của nghiên cứu


Nghiên cứu tổng quan chung về đánh giá tác động môi trường và vấn đề
nghiên cứu.



Thu thập những thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện
trạng môi trường nước tại khu vực Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội.




Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô chịu tác động, phân
tích đánh giá và dự báo các tác động của dự án tới môi trường nước trong
giai đoạn thi công và vận hành của dự án.



Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng
ngừa và ứng phó sự cố môi trường.



Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường.

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

2

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.


Tổng quan về đánh giá tác động môi trường

1.1.1. Khái niệm
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi
trường, của dự án đầu tư cụ thể, để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án đó [3]
1.1.2. Mục đích của ĐTM
ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi
trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án.
ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp
của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án về mặt môi trường,
nhằm ra quyết định có thực hiện hay không.
ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết
định, thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định.
Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét đồng thời
lợi ích của tất cả các bên: chủ dự án, chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa
chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những
điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc, giám sát,
lập báo cáo hang năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
Trong ĐTM, phải xem xét cả đến khả năng thay thế, chẳng hạn như công
nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận. [11]
1.1.3. Ý nghĩa của ĐTM
ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng, nó không thủ tiêu, loại trừ,
gây khó dễ cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, nó hỗ trợ phát triển theo
hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. Vì vậy, nó góp phần vào mục
tiêu phát triển bền vững.
SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG


3

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

ĐTM huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội, góp
phần nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý, của chủ dự án đến việc bảo vệ môi
trường. Đồng thời, ĐTM liên kết được các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, nhằm giải quyết công việc chung là đánh giá mức độ tác động đến môi trường
của các dự án, giúp cho người ra quyết định lựa chọn được dự án phù hợp với mục
tiêu bảo vệ môi trường.
ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn và có thể tiết kiệm được chi
phí, thời gian trong thời hạn phát triển lâu dài của dự án. Qua các nhân tố môi
trường được xem xét trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch mà các cơ
quan quan lý và chính phủ tránh được những chi phí không cần thiết, đôi khi tránh
được những hoạt động sai lầm, phải khắc phục trong tương lai.
ĐTM giúp cho nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.
Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động có thể nâng
cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Thông qua các kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn
và giảm được sự đe dọa của suy thoái môi trường đến sức khỏe con người và hệ
sinh thái.[11]
1.1.4. Đối tượng thực hiện ĐTM
Mỗi quốc gia căn cứ vào điều kiện cụ thể, loại dự án, quy mô dự án và khả
năng gây tác động mà có quy định mức độ đánh giá đối với mỗi dự án cụ thể. Theo
luật BVMT Việt Nam, ban hành 2014, trong điều 18, mục 1 của chương III quy

định các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi tường. Đó là:
Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích
lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng
cảnh đã được xếp hạng;
Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường [3].

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

4

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

Dự án Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức thuộc nhóm dự án xây
dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung có quy mô từ 500 người trở lên ( 1800 người)
nên phải tiến hành thực hiện đánh giá tác động môi trường.
1.1.5. Các phương pháp nghiên cứu trong ĐTM
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đánh giá tác động môi
trường, tuy nhiên, một số phương pháp hiệu quả và phổ biến khi tiến hành đánh giá
tác động đến môi trường nước của các dự án sẽ được trình bày như sau:
Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm, nhằm xác định các thông số
về hiện trạng chất lượng môi trường.

Ưu điểm là các thông tin thu thập được chính xác và có độ tin cậy cao, có thể
định vị một cách chính xác nhất các tuyến đường nằm trong dự án, là tiền đề tốt đề
thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Nhược điểm là phương pháp này còn tồn tại một số khó khăn, người tham gia
khảo sát thực địa có thể gặp khó khăn khi thực hiện công việc do địa hình, địa thế
của một số khu vực đặc biệt như đèo, núi, sông ngòi,...
Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu, số liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội về khu
vực thực hiện dự án.
Ưu điểm: Phương pháp thu thập thông tin từ các địa phương đã cho thấy có
độ tin cậy và chính xác cao, là nguồn số liệu và dữ liệu cần thiết để thực hiện các
đánh giá quan trọng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Nhược điểm: Việc tiếp xúc và trình bày dự án để chính quyền và các cơ quan
có thẩm quyền liên quan cùng hợp tác là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn, đòi
hỏi kinh nghiệm và sự nỗ lực rất lớn từ nhóm thực hiện.
Phương pháp so sánh

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

5

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

Đánh giá hiện trạng tác động môi trường, dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu các
tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

Ưu điểm là nhanh chóng, từ việc so sánh với các tiêu chuẩn đã quy định có thể
đưa ra các đánh giá nhận xét về khả năng ô nhiễm, mức độ ô nhiễm của các thành
phần môi trường trong các dự án.
Nhược điểm: Hiện nay tại Việt Nam, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định giới
hạn cho phép ở các chỉ tiêu thuộc một số thành phần môi trường còn khá cao so với
thế giới, vì vậy, khi thực hiện các dự án cần có sự liên kết với các tổ chức Quốc tế,
chúng ta vẫn áp dụng các tiêu chuẩn tại Việt Nam, điều này là một hạn chế trong
việc cải thiện và quản lý chất lượng môi trường một cách tối ưu nhất.
Phương pháp đánh giá nhanh
Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm
trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự
án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông
thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập. [12]
Ưu điểm: có thể thực hiện tương đối chính xác việc tính tải lượng và nồng độ
ô nhiễm trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc,
phân tích. Đây là phương pháp dễ dàng sử dụng, không đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật
chuyên môn cao, chi phí không quá đắt, khả năng nguồn nhân lực vừa phải
Nhược điểm: phương pháp này được sử dụng cách đây khá lâu (1993) vì thế
không tránh khỏi những sai sót và lỗi thời khi áp dụng cho thời điểm hiện tại.
Phương pháp mô hình hóa
Tính toán, dự báo các tác động đến môi trường. Được áp dụng để mô phỏng,
lượng hóa các tác động của dự án đến chất lượng các thành phần môi trường.
Ưu điểm: cho ra kết quả khá chính xác và có độ tin cậy cao, đánh giá một cách
khách quan các tác động môi trường.
Nhược điểm: Những lưu ý trong việc sử dụng phương pháp này là phải lựa
chon đúng mô hình có thể mô phỏng gần đúng với điều kiện tự nhiên của vùng
SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

6


MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

nghiên cứu; số liệu đầu vào phải đầy đủ, chính xác; cần kiểm chứng kết quả dự báo
với thực tế. Chi phí thực hiện cao, đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn, trình độ
phù hợp
Phương pháp liệt kê và ma trận
Lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động đến các thành
phần môi trường để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do hoạt động
của dự án đến môi trường. Phương pháp ma trận phối hợp liệt kê các hành động của
hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường có thể bị tác động vào
một ma trận. Hành động được liệt kê trên trục hoành, nhân tố môi trường được liệt
kê trên trục tung hoặc ngược lại. Cách này cho phép xem xét các quan hệ nhân quả
của những tác động khác nhau một cách đồng thời.
Ưu điểm: phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều số liệu
môi trường nhưng lại có thể phân tích rõ được nhiều hành động khác nhau lên cùng
một nhân tố, mối quan hệ giữa phát triển và môi trường được thể hiện rõ ràng.
Nhược điểm: chưa xét đến diễn biến theo thời gian của các hoạt động, tác
động nên chưa phân biệt được tác động lâu dài hay tạm thời, người đọc phải tự giải
thích mối liên quan giữa nguyên nhân và hậu quả, không có tiêu chuẩn để xác định
phạm vi và tầm quan trọng của tác động.

2.

Giới thiệu chung về dự án


2.1.1. Vị trí của dự án
Dự án “Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức” với diện tích đất lập
quy hoạch tổng mặt bằng khoảng 28736.2 m 2 của Công ty cổ phần Phát triển nhà
Phong Phú - Daewon - Thủ Đức tại số 378 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy - quận
Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội.
Vị trí giáp ranh của khu đất như sau:
Phía Bắc: giáp với phố Minh Khai và khu dân cư hiện có.
Phía Nam: giáp dân cư phường Vĩnh Tuy;
Phía Đông: giáp các khu đất Viện công nghiệp Dệt may, Nhà máy dệt 8/3 và
khu dân cư hiện có;

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

7

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

PhíaTây: giáp đất Công ty Kim khí Hà Nội và khu dân cư hiện có.
Dự án nằm ngay trên trục đường Minh Khai gần các nút giao thông trọng điểm
trong trung tâm thành phố, nên khi triển khai dự án sẽ gặp khó khăn về giao thông
và lối đi lại.

Hình 1.1 Bản đồ dự án
2.1.2. Các hạng mục công trình của dự án

a. Công trình hỗn hợp Văn phòng, siêu thị, gara để xe, nhà ở cao tầng và
Nhà trẻ (Công trình số 1)
Tầng hầm: Phục vụ làm chỗ để xe và kỹ thuật tòa nhà, có diện tích sàn xây
dựng khoảng 6420 m2 và chiều cao tầng hầm là 3.6m.
Tầng 1: Bố trí dịch vụ thương mại, sinh hoạt cộng đồng, gara để xe, phòng kỹ
thuật và nhà trẻ có diện tích sàn xây dựng là 4822 m2 và chiều cao tầng là 4.2m .
Tầng 2: với diện tích sàn là 4758 m2.
Công trình được bố trí là văn phòng cho thuê, gara và sảnh lên khu căn hộ.
Tầng 3: có diện tích sàn là 4056 m2 được bố trí làm siêu thị, trung tâm thương
mại dịch vụ, sân vườn, bể bơi.
Từ tầng 4 đến tầng 21:
Diện tích khối tháp chủ yếu là căn hộ cao cấp với phương pháp bố trí giao
thông hành lang giữa nên hai khối thang máy và thang bộ phục vụ giao thông chính

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

8

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

được đặt giữa của hai khối tháp. Hành lang rộng 2m đảm bảo độ thông thoáng cũng
như thoát nạn.
b. Công trình Nhà ở thấp tầng (Công trình số 2)
Gồm 69 căn hộ, mỗi căn cao 3 tầng có kiến trúc hiện đại kết hợp với không
gian xanh tạo cho khu nhà sự sang trọng có thẩm mỹ cao.

Các căn hộ được bố trí như sau:
Tầng 1: làm phòng khách, gara, phòng bếp và nhà vệ sinh.
Tầng 2: làm phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh.
Tầng 3: làm phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh.
c. Khu nhà trẻ, mẫu giáo
Gồm 3 tầng với diện tích là 2900 m2, chỉ tiêu là 180 trẻ.
Các hạng mục công trình được thể hiện ở bảng 1.1:

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

9

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

Bảng 1.1 Các hạng mục công trình
Diện
tích
đất(m2)

TT

Các hạng mục công trình

1


Ô số 1:Đất hỗn hợp: văn
phòng, siêu thị, gara, nhà ở
cao tầng và nhà trẻ trong đó:
+ Tầng hầm: với diện tích
sàn 6420 m2.
+ Tầng 1: diện tích sàn 4822
m2.
+ Siêu thị, văn phòng, gara
nổi: bố trí ở tầng 2,3 với
diện tích sàn 13636 m2.
+ Sàn căn hộ: từ tầng 4 - 21
với diện tích sàn 59256 m2.

Diện tích
xây
dựng
(m2)

10334

4822

Tỷ lệ
(%)

Quy mô

46.66

- Cao từ 2

và 21 tầng.
- Có 504
căn hộ
- Chỉ tiêu
dân
số:khoảng
1368 người

2

Ô số 2,3: Nhà ở thấp tầng

12928.5

4739.4

36.66

3

Ô số 4: Nhà trẻ, mẫu giáo

2900

1160

40

4 Ô số 5: Cây xanh tập trung
Chỉ tiêu quy hoạch toàn dự án


- Cao 3
tầng;
- Gồm 69
căn hộ
- Chỉ tiêu
dân số
khoảng 232
người.
- Cao 3
tầng;
- Chỉ tiêu:
180 trẻ

2573.7
28736.2

10721.4

Tổng dân
số: 1800
người

Tỷ lệ các loại đất trong dự án
100%
37,3%
Nguồn: Thuyết minh dự án- Công ty cổ phần phát triển nhà Phong Phú
- Daewon - Thủ Đức

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG


10

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

d. Các công trình phụ trợ
Quy hoạch hệ thống cấp điện, chiếu sáng
Nguồn điện được lấy từ tuyến cáp ngầm 22 KV xây dựng dọc tuyến đường
phía Tây Bắc ô đất.
Mạng lưới cấp điện:


Trạm biến áp phân phối: 35-22/0.4KV;



Mạng hạ thế 0.4 KV chiếu sáng sinh hoạt và chiếu sáng đèn đường.
Quy hoạch hệ thống cấp nước
Khu vực dự án được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố thông

qua tuyến ống F300mm cấp nước phân phối trên phố Minh Khai. Sau đó, nước sạch
được dẫn theo đường ống D100 tới các công trình của dự án, với tổng chiều dài
khoảng 620m.
Cấp nước chữa cháy: Lắp đặt các họng cứu hỏa trên các tuyến ống cấp nước
phân phối thuận lợi cho công tác phòng cháy chữa cháy.

Mạng lưới cấp nước bể bơi: nước cấp cho bể bơi khu vực tầng 3 (công trình
số 1) của dự án cùng với mạng lưới ống cấp nước cho sinh hoạt của dự án. Nước
sạch được dẫn theo đường ống D100 vào bể bơi với nhu cầu 20 m3.
Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa bao gồm:
Mạng lưới thoát nước mưa là hệ thống thoát nước riêng tự chảy.
Các tuyến cống thoát nước mưa ngoài việc đảm bảo thoát nước mặt cho khu
quy hoạch, còn đảm bảo tiêu thoát nước cho khu vực lân cận.
Hướng thoát nước: vào tuyến cống thoát nước mưa dọc tuyến phố Minh Khai.
Hệ thống thoát nước là hệ thống cống tách biệt hoàn toàn với hệ thống thoát
nước mưa, được thiết kế đảm bảo tiêu thoát nước triệt để cho từng ô đất ra các
tuyến cống chính. Nước thải trong khu vực dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt,
được tách riêng làm hai dòng: từ các khu vệ sinh và từ bồn rửa, nhà bếp.

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

11

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt
Đối với các công trình cao tầng có hệ thống thu gom rác thải từ trên cao
xuống cho từng đơn nguyên.
Đối với khu vực xây dựng nhà thấp tầng, nhà trẻ: giải quyết theo hai phương
thức:



Đặt các thùng rác bằng nhựa composite cốt sợi thủy tinh (FRP) dung tích 240
lít, các bể rác tại các khu vực công cộng, các khu nhà, dọc đường giao thông;
khoảng cách giữa các thùng là 150m/thùng;



Rác thải được thu gom theo giờ cố định và vận chuyển bằng ôtô chuyên dụng
đến khu xử lý rác tập trung Nam Sơn của Thành phố theo hợp đồng trực tiếp
với Công ty môi trường đô thị Hà Nội.
Hệ thống điều hòa thông gió
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm dùng nước làm chất dẫn lạnh giải

nhiệt.
Hệ thống tăng áp cầu thang, thông gió tầng hầm và hút khí, hệ thống gió vệ
sinh.
Giải pháp phòng cháy chữa cháy
Hệ thống phải phát hiện nhanh đám cháy khi xuất hiện và chưa phát triển
thành đám cháy lớn, có khả năng chữa cháy cho tất cả các vị trí trong công trình, có
khả năng hoạt động tốt ngay cả khi đám cháy đã phát triển thành đám cháy lớn, có
tính chất tự động hoặc bán tự động, sử dụng đơn giản, dễ bảo quản, bảo dưỡng.
Theo tính toán: lượng nước chữa cháy được tính cho 3 giờ đảm bảo chữa cháy
cục bộ trong thời gian cho phép.
Bố trí các bình chữa cháy xách tay đặt trong các căn hộ, kết hợp với các trụ nước
chữa cháy ngoài nhà. Ngoài ra, sử dụng một số vật liệu chữa cháy khác như cát...
Giải pháp thiết kế điện nhẹ
Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy tính, truyền hình cáp
Hệ thống camera giám sát
e. Danh mục máy móc, thiết bị


SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

12

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

Trang thiết bị máy móc phục vụ xây dựng các hạng mục của dự án
Dự án chủ yếu sẽ sử dụng các loại máy móc hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu hiện
có trên địa bàn thành phố Hà Nội để phục vụ xây dựng các hạng mục của dự án.
Các thiết bị thi công phục vụ cho quá trình thi công dự án được nêu trong phụ lục 1.
Trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động của dự án
Trang thiết bị máy móc chung của dự án phần lớn được nhập khẩu từ các nước
phát triển, phần còn lại được sản xuất trong nước. Các trang thiết bị được nêu trong
phụ lục 1.
2.1.3. Tiến độ thực hiện dự án
Bảng 1.2 Bảng tiến độ thực hiện dự án
Stt

Công việc

Tiến độ thực hiện
Tháng 6/2009

1


Tổng công ty cổ phần Phong Phú thực hiện
di dời, giải phóng mặt bằng khu đất và bàn
giao mặt bằng khu đất

2

Dự án được cấp phép quy hoạch, lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoach chi tiết 1/500

Tháng 4/2014

3

Thi công xây dựng các hạng mục công trình

3.1

Thi công công tầng hầm

Tháng 5/2015 - 12/2015

3.2

Thi công xây dựng công trình số 1

Tháng 12/2015 - 12/2017

3.3


Thi công xây dựng các nhà liền kề và nhà trẻ Tháng 12/2017 - 12/2019

4

Hoàn thành thi công xây dựng

48 tháng kể từ ngày khởi
công

Nguồn: Thuyết minh dự án phát triển nhà Phong phú –Daewon – Thủ Đức

3.

Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu
vực thực hiện dự án

1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

13

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

i. Địa hình, địa chất

Địa hình
Khu đất dự án có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình là 0.2m so với mặt
đường Minh Khai.
Địa chất
Lớp 1: Đất lấp - Sét, cát lẫn gạch vỡ.
Lớp 2: Sét tính dẻo thấp, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng.
Lớp 3: Cát lẫn bụi, trạng thái chặt vừa.
Lớp 4: Sét tính dẻo thấp, trạng thái dẻo chảy đến dẻo mềm, lẫn mùn hữu cơ.
Lớp 5: Sét tính dẻo thấp, trạng thái dẻo cứng.
Lớp 6: Cát lẫn bụi, trạng thái vừa chặt.
Lớp 7: Cuội sỏi cấp phối kém lẫn cát sạn, trạng thái rất chặt.
Từ các lớp địa chất trên, ta thấy khu vực dự án có nền địa chất khá ổn định,
khả năng chịu tải tốt.
ii. Điều kiện về khí tượng, thủy văn
Điều kiện về khí tượng
Theo tài liệu niên giám thống kê thành phố Hà Nội, xuất bản năm 2013 cho
thấy các đặc trưng của yếu tố khí tượng xuất hiện như sau:
Các yếu tố được đo tại Trạm Láng từ năm 2007 tới năm 2013 được thể hiện
trong phụ lục 2.
Bảng 1.3 Giá trị trung bình các tháng ở Hà Nội từ năm 2007 tới năm 2013
Năm
Yếu tố
Nhiệt độ (0C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa
(mm)
Số giờ nắng
(giờ)

2007


2008

2009

2010

2011

2012

2013

28.7
77.4

23.7
79.2

28.8
76.9

24.9
77.6

23.4
78

24.4
79


24.4
79

1658.3

2267.8

1612.9

1166.5

1788.7

1809.9

1934.8

1245.3

1055.3

1032.9

1232.1

1215.0

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội-2013
Lượng mưa

Lượng mưa phân bố không đều, 87 - 89% lượng mưa tập trung vào các tháng
SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

14

MSV: DC00101217


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN QUANG MINH

mùa mưa. Tổng lượng mưa lớn nhất là 2267.8mm (năm 2008), lượng mưa nhỏ nhất
là 1166.5 mm (năm 2010).
Nhiệt độ
Theo số liệu của Trung tâm Tư liệu khí tượng Thủy văn tại trạm Láng (Hà
Nội), nhiệt độ từ năm 2007 đến năm 2013 dao động từ 17 ÷ 33 oC. Nhiệt độ trung
bình năm 24.7oC, có ngày nhiệt độ lên đến 39.6 oC, nhiệt độ thấp nhất đạt 7.6 oC. Dao
động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn hơn 14oC.

Hình 1.2 Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ trung bình qua các năm
Độ ẩm không khí
Theo số liệu của Trung tâm Tư liệu khí tượng Thủy văn trạm Láng (Hà Nội),
từ năm 2007 tới năm 2013, độ ẩm không khí trung bình 78%, lớn nhất 87.6% (tháng
2), nhỏ nhất 66.5% (tháng 11). Độ ẩm lớn nhất thường vào tháng 2,3,4 và hanh khô
nhất vào tháng 10,11,12.

SVTH: LÊ THỊ PHƯƠNG

15


MSV: DC00101217


×