Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực trạng dịch sỏi, công tác đáp ứng phòng chống dịch và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh sởi tại 5 xã của huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH



ĐOÀN VĂN DƢƠNG

THỰC TRẠNG DỊCH SỞI, CÔNG TÁC ĐÁP
ỨNG PHÒNG CHỐNG DỊCH VÀ KIẾN
THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH
SỞI TẠI 5 XÃ CỦA HUYỆN NGỌC LẶC
TỈNH THANH HÓA NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. Ngô Thanh Bình
2. PGS.TS. Phạm Văn Trọng

THÁI BÌNH – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong gần 2 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Dược Thái
Bình, tôi luôn nhận được sự động viên, hướng dẫn và tạo điều kiện kịp thời về
nhiều mặt của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của người
thân.


Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, khoa Y tế cộng cộng và các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn cho tôi trong gần 2 năm học qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Thanh Bình, PGS-TS.
Phạm Văn Trọng; đã tận tình hướng dẫn và định hướng cho tôi trong suốt
quá trình hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ viên chức Trung
tâm Y tế dự phòng Thanh Hoá, Trung tâm Y tế huyện Ngọc Lặc, cán bộ nhân
viên các trạm y tế xã đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Cảm ơn tất cả anh chị em lớp Cao học Y tế công cộng khóa 13 đã luôn
đoàn kết và sát cánh bên nhau trong suốt gần hai năm học.
Cuối cùng, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, bạn bè của tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn
thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi người sức khỏe, hạnh
phúc và thành công trong cuộc sống./.
Thái Bình, tháng 6 năm 2017
Đoàn Văn Dƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được đăng tải trên bất
kỳ một phương tiện thông tin nào./.
Tác giả luận văn

Đoàn Văn Dƣơng



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Cán bộ y tế

CBYT
ELISA

GAVI

Tiếng Việt

Enzyme-Linked
ImmunoSorbent Assay

Kỹ thuật miễn dịch gắn men

Global Alliance for

Liên minh toàn cầu vắc xin và

Vaccine and Immunization

tiêm chủng

PCD


Phòng chống dịch

SPB

Sốt phát ban

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TTTC

Tình trạng tiêm chủng

UNICEF

The United Nations
Children's Fund

Vệ sinh dịch tễ

VSDT
WHO

Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


XN

Xét nghiệm

YTDP

Y tế dự phòng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Vi rút sởi .............................................................................................. 3
1.1.1. Hình thái vi rút ............................................................................... 3
1.1.2. Các protein ..................................................................................... 3
1.1.3. Tính kháng nguyên của vi rút sởi.................................................... 4
1.2. Đặc điểm bệnh sởi ................................................................................ 5
1.2.1. Dịch tễ học bệnh sởi ....................................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 7
1.2.3. Điều trị ........................................................................................... 8
1.2.4. Biện pháp phòng, chống dịch sởi .................................................. 11
1.2.5. Mối liên quan giữa lịch tiêm chủng vắc xin sởi, tỷ lệ tiêm chủng và
miễn dịch cộng đồng .............................................................................. 14
1.3. Tình hình dịch sởi trên thế giới và ở Việt Nam ................................... 15
1.3.1. Tình hình dịch sởi trên thế giới ..................................................... 15
1.3.2. Tình hình dịch Sởi tại Việt Nam ................................................... 18
1.3.3. Tình hình dịch sởi tại Thanh Hóa ................................................. 24
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 26
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 26
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 26

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:................................................................... 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 28
2.2.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu ................................................................ 29
2.2.3. Chọn mẫu ..................................................................................... 30
2.2.4. Biến số trong nghiên cứu .............................................................. 31
2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin và tổ chức thực hiện ................... 33
2.2.6. Phương pháp đánh giá .................................................................. 34


2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 35
2.4. Biện pháp hạn chế sai số ..................................................................... 35
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 36
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sởi và công tác đáp ứng phòng chống
dịch tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa ........................................................ 36
3.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sởi tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2014 – 2016 ..................................................................... 36
3.1.2. Công tác đáp ứng phòng, chống dịch sởi của cán bộ y tế tại huyện
Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. .................................................................... 44
3.2. Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh sởi của bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại 5 xã của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa .................................... 53
3.2.1. Một số đặc điểm chung của bà mẹ tại địa bàn nghiên cứu ............ 53
3.2.2. Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh sởi của bà mẹ ............ 55
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 65
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sởi và công tác đáp ứng phòng chống
dịch tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa ........................................................ 65
4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sởi tại 5 xã của huyện Ngọc Lặc, tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2016. ......................................................... 65

4.1.2. Công tác đáp ứng phòng chống dịch sởi của cán bộ trạm Y tế tại
huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. .......................................................... 74
4.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống
bệnh sởi tại các địa bàn nghiên cứu. .......................................................... 78
4.2.1. Về đối tượng nghiên cứu: ............................................................. 78
4.2.2. Kiến thức của các bà mẹ về bệnh sởi ............................................ 80
4.2.3. Thực hành phòng chống bệnh sởi ................................................. 82
KẾT LUẬN .................................................................................................. 85
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố trường hợp mắc sởi tại 5 xã nghiên cứu ...................... 36

Bảng 3.2.

Tỷ lệ mắc sởi tại 5 xã nghiên cứu/100.000 dân ......................... 37

Bảng 3.3.

Phân bố trường hợp mắc sởi theo nhóm tuổi ............................. 38

Bảng 3.4.

Kết quả xét nghiệm huyết thanh ở người mắc sởi ..................... 39


Bảng 3.5.

Tỷ lệ (%) mắc sởi theo số mũi vắc xin ...................................... 40

Bảng 3.6.

Phân bố số mắc sởi theo nhóm tuổi và tiền sử tiêm vắc xin sởi 41

Bảng 3.7.

Tỷ lệ đối tượng thấy nhà hàng xóm có người mắc Sởi/sốt phát
ban nghi sởi .............................................................................. 41

Bảng 3.8.

Phân bố triệu chứng của các trường hợp mắc sởi ...................... 42

Bảng 3.9.

Dấu hiệu và triệu chứng giữa các nhóm mắc sởi ....................... 43

Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc các biến chứng của trường hợp mắc sởi với tình trạng
tiêm chủng ................................................................................ 43
Bảng 3.11. Nơi điều trị của bệnh nhân khi mắc sởi ..................................... 44
Bảng 3.12. Phân bố thâm niêm công tác của CBYT ................................... 45
Bảng 3.13. Mức độ cập nhật kiến thức về phòng chống bệnh sởi của CBYT xã 45
Bảng 3.14. Kiến thức của CBYT về những việc cần phải làm khi có dịch sởi
xảy ra tại địa phương ................................................................ 46
Bảng 3.15. Kiến thức dùng thuốc của CBYT khi trẻ bị sởi ......................... 48
Bảng 3.16. Công việc của CBYT đã tham gia phòng chống dịch sởi .......... 49

Bảng 3.17. Tỷ lệ CBYT xã tham gia phòng chống dịch sởi .......................... 49
Bảng 3.18. Nội dung CBYT hướng dẫn tư vấn chăm sóc trẻ tại nhà ........... 50
Bảng 3.19. Tỷ lệ CBYT ghi chép biểu mẫu thống kê về PCD sởi ............... 51
Bảng 3.20. Nhận xét của CBYT về sự phối hợp liên ngành trong phòng
chống dịch sởi tại địa phương ................................................... 52
Bảng 3.21. Phân bố nhóm tuổi và nghề nghiệp của các bà mẹ .................... 53
Bảng 3.22. Phân bố số con dưới 5 tuổi của các bà mẹ ................................. 55


Bảng 3.23. Nghe nói về bệnh sởi và nguồn cung cấp thông tin về bệnh sởi
cho các bà mẹ ........................................................................... 55
Bảng 3.24. Kiến thức của bà mẹ về một số đặc điểm của bệnh sởi ............. 56
Bảng 3.25. Hiểu biết của bà mẹ về sự lây truyền và mức độ nguy hiểm của
bệnh sởi .................................................................................... 57
Bảng 3.26. Kiến thức đúng của bà mẹ về bệnh sởi theo dân tộc .................. 58
Bảng 3.27. Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu của trẻ cần phải đưa đi khám tại
các cơ sở Y tế ........................................................................... 59
Bảng 3.28. Kiến thức của bà mẹ về phòng chống bệnh sởi theo nghề nghiệp ...60
Bảng 3.29. Loại thuốc mà bà mẹ sử dụng khi trẻ bị sởi .............................. 61
Bảng 3.30. Cách của bà mẹ cho trẻ ăn khi trẻ bị bệnh sởi ........................... 61
Bảng 3.31. Những việc bà mẹ cần làm để phòng bệnh sởi cho trẻ .............. 62
Bảng 3.32. Kiến thức của bà mẹ về phòng chống bệnh sởi theo việc có hoặc
không đưa trẻ đi tiêm phòng vacxin sởi .................................... 63
Bảng 3.33. Tỷ lệ trẻ đã được đưa đi tiêm phòng vắc xin sởi với kiến thức về
tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng sởi của bà mẹ ....................... 64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. Phân bố trường hợp mắc sởi theo tháng .................................. 37
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ (%) mắc sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi ....................... 38

Biểu đồ 3.3. Phân bố trường hợp mắc sởi theo giới tính ............................. 39
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc sởi theo tình trạng tiêm chủng vắc xin sởi .............. 40
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mắc các biến chứng của trường hợp mắc sởi.................. 42
Biều đồ 3.6. Trình độ chuyên môn của CBYT xã ....................................... 44
Biểu đồ 3.7. Quan điểm của CBYT về nơi điều trị khi mắc sởi................... 48
Biểu đồ 3.8. Theo dõi giám sát bệnh nhân sởi ............................................. 50
Biểu đồ 3.9. Kết quả triển khai tiêm vắc xin sởi chống dịch tại huyện Ngọc
Lặc và toàn tỉnh Thanh Hóa .................................................... 52
Biểu đồ 3.10. Phân bố bà mẹ theo thành phần dân tộc .................................. 54
Biều đồ 3.11. Trình độ học vấn của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ................ 54
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết đúng về các yếu tố trong quá trình mắc
bệnh sởi .................................................................................. 57
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về phòng chống bệnh sởi ................ 59
Biểu đồ 3.14. Nơi bà mẹ sẽ điều trị cho trẻ nếu trẻ bị sởi ............................. 60
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ bà mẹ thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sởi
cho trẻ em ............................................................................... 63


DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1.

Tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch sởi................ 46

Hộp 3.2.

Công tác truyền thông GDSK phòng chống dịch sởi tại cơ sở 47

Hộp 3.3.

Chỉ đạo công tác phòng chống dịch sởi tại địa phương ........... 47


Hộp 3.4.

Công tác báo cáo, báo dịch tại địa phương .............................. 51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sởi (ICD-10 B05) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi gây ra.
Bệnh có khả năng lây nhiễm cao và gây dịch trên quy mô lớn. Bệnh diễn biến
cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc,
nốt Koplik ở niêm mạc miệng...[7] [30] [31]. Bệnh có rất nhiều biến chứng và
thường là các biến chứng nặng như các bệnh Tai – mũi – họng, hệ hô hấp, hệ
thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, viêm não, suy dinh dưỡng, mù…. [14].
Ở Việt Nam, trong 2 năm 2000 – 2001 ở miền Bắc đã ghi nhận 9.819 ca
mắc sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 7 ca tử vong năm 2000 và 11.713 ca
mắc, 6 ca tử vong năm 2001, ca bệnh đã được ghi nhận tại tất cả các tỉnh
trong khu vực. Đến cuối năm 2008 và năm 2009 dịch sởi quay trở lại với
9.420 ca mắc sởi, không có trường hợp tử vong [10]. Sau 2 năm lắng xuống,
đến năm 2013 – 2014 dịch sởi bùng phát trở lại với diễn biến phức tạp, trong
giai đoạn này trên toàn quốc dịch sởi lan truyền nhanh và trên diện rộng với
số mắc là 17.000 ca. Tỷ lệ mắc trung bình năm trong giai đoạn này là
9,35/100.000 dân. Đối tượng có tỷ lệ mắc cao ở nhóm dưới 1 tuổi và đa phần
là các trường hợp không được tiêm chủng hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng
[19]. Ở khu vực miền Bắc năm 2013 - 2014 bệnh sởi xuất hiện ở tất cả 28/28
tỉnh/thành với 9.584 ca sởi xác định trong đó có 4.628 ca sởi xác định bằng
chẩn đoán phòng thí nghiệm và 4.956 ca sởi xác định liên quan dịch tễ [39].
Thanh Hóa được Bộ Y tế triển khai thí điểm về công tác tiêm chủng từ
những năm 1981. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Thanh Hóa đã xảy ra

nhiều vụ dịch sốt phát ban dạng sởi với số ca mắc (năm 2005: 433 ca; năm
2008: 129 ca, trong đó, từ ngày 20/10 – 28/11/2008 vụ dịch sởi xảy ra tại thị
xã Sầm Sơn với 43 bệnh nhân, không có trường hợp tử vong. Số trường hợp
mắc chủ yếu ở nhóm tuổi nhỏ từ 1 – 9 tuổi chiếm tỷ lệ 81% tập trung tại một


2

số trường tiểu học trên địa bàn thị xã [22]. Tại huyện Ngọc Lặc từ năm 2014
đến nay, dịch sởi đã xảy ra trên địa bàn huyện, trong đó tại 5 xã: Minh Sơn,
Ngọc Khê, Ngọc Sơn, Thị trấn Ngọc Lặc và Quang Trung có số lượng mắc
lớn nhất với tổng số mắc là 67 trường hợp, trong đó lấy 21 mẫu xét nghiệm,
kết quả 16/21 mẫu dương tính với sởi gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng
đồng. Từ đó đặt ra những câu hỏi: đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi ở đây như
thế nào? đối tượng nào có nguy mắc bệnh? các biện pháp can thiệp nào cần
thực hiện để cắt đứt sự lây truyền của vi rút sởi?....
Để trả lời những câu hỏi trên, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu loại
trừ bệnh sởi tại Việt Nam vào năm 2017 và mục tiêu của Tổ chức Y tế thế
giới đó là tiến tới loại trừ bệnh sởi trên toàn cầu vào năm 2020 [19]. Do đó,
chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng dịch sởi, công tác
đáp ứng phòng chống dịch và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh sởi
tại 5 xã của huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa năm 2016” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch sởi và công tác đáp ứng phòng chống
dịch tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa năm 2016.
2. Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng
chống bệnh sởi tại tại 5 xã của huyện Ngọc Lặc năm 2016.


3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vi rút sởi
1.1.1. Hình thái vi rút
Vi rút sởi thuộc loài Morbillivirus, họ Paramyxoviridae. Cùng với thành
viên được xác định trong họ này còn có vi rút Canine distimper và Rinderpest.
Ba loại vi rút này rất giống nhau về cấu trúc kháng nguyên, không thể phân
biệt được nếu dùng kháng thể đa dòng vì có phản ứng chéo, chỉ phân biệt
được bằng kháng thể đơn dòng [1] [2] [57].
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy vi rút sởi có vỏ bọc và vật
liệu di truyền ARN là một sợi đơn âm hình xoắn. Hình thể vi rút thường đa
dạng: hình khối hoặc hình sợi, đường kính khoảng 120-125nm. Trên bề mặt
lớp vỏ có các gai nhú dài 5-6nm. Nếu chỉ nhận dạng qua hình thể thì rất khó
phân biệt vi rút sởi với các vi rút khác thuộc họ Paramyxoviridae.
Là một trong những virus có sức chịu đựng kém, virus sởi nhanh chóng
bị bất hoạt bởi nhiệt độ, ánh sáng, pH, axit, ete. Thời gian tồn tại ngoài môi
trường không quá 2 giờ.
1.1.2. Các protein
Vi rút sởi có các protein cấu trúc: Vật liệu di truyền là sợi xoắn ARN
được bọc bởi nucleocapsid (N), được liên kết lại với phosphoprotein (P) và
Larger protein (L). Còn protein Matrix (M) nằm bên trong lớp vỏ. Các gai
nhú glycoprotein do Hemag-glutinin (H) và Fusion (F) tạo thành. Các gai này
chồi lên trên bề mặt hạt vi rút. Ngoài ra có 2 protein C và V không tham gia
cấu trúc vi rút nhưng có vai trò điều khiển quá trình phiên giải và sao chép.
Vai trò của các protein này đang tiếp tục được nghiên cứu [52] [57] [58].


4

Trong số các protein, glycoprotein F và H đóng vai trò quan trọng trong

việc gây nhiễm và sinh miễn dịch. Kháng nguyên H làm nhiệm vụ bám dính
vào các receptor của vật chủ. Kháng nguyên F1 có hoạt tính tan huyết, giúp
cho vi rút dễ dàng xâm nhập vào bên trong tế bào. Sau khi vi rút vào cơ thể,
kháng nguyên bề mặt (F và H) kích thích mạnh mẽ hệ miễn dịch của vật chủ
sinh ra kháng thể trung hòa. Nhiều nghiên cứu cho thấy kháng nguyên H
quyết định tính sinh miễn dịch và miễn dịch với kháng nguyên này có thể tồn
tại suốt đời [50].
1.1.3. Tính kháng nguyên của vi rút sởi
Khi tiêm truyền vi rút cho khỉ và khi người mắc bệnh sởi trong tự nhiên
đều hình thành những kháng thể trung hòa khả năng nhiễm trùng, ức chế
ngưng kết hồng cầu và vấn huyết, cố định bổ thể [17] [43].
Kháng nguyên gây nên sự thành lập của kháng thể trung hòa liên kết với
vỏ. Kháng nguyên cố định bổ thể là do protein nucleocapside tạo thành.
Vi rút sởi chỉ có một typ kháng nguyên duy nhất, tính kháng nguyên
tương đối ổn định, không gặp hiện tượng phản ứng chéo giữa sởi và
Paramyxoviridae khác, nhưng gần đây người ta đã chứng minh là có một
kháng nguyên chung ở vi rút sởi và vi rút của bệnh Carre ở chó và bệnh dịch
hạch ở thỏ. Những protein có tính kháng nguyên cạnh bao gồm:
- NP = kháng nguyên kết hợp bổ thể, kích thích cơ thể tạo kháng thể kết
hợp bổ thể. Sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh. Kháng thể biến mất sau vài
tháng bị bệnh.
- HL-F1: kích thích cơ thể tạo kháng thể trung hòa.
- HA: yếu tố gây ngưng kết, phát hiện được bằng phản ứng ức chế ngưng
kết hồng cầu.


5

1.2. Đặc điểm bệnh sởi
1.2.1. Dịch tễ học bệnh sởi

1.2.1.1. Nguồn bệnh
Người bệnh là nguồn truyền nhiễm vi rút Sởi duy nhất. Không có tình
trạng người lành mang vi rút. Không có ổ chứa ở thú vật, không có trung gian
truyền bệnh [30].
Vi rút Sởi được giải phóng ra ngoài cùng với chất nhầy của phần trên
đường hô hấp. Người bệnh truyền bệnh ngay từ khi mới sốt, nghĩa là 2-3 ngày
trước khi nổi ban, còn lây trong suốt thời kì mẩn ban (3-5 ngày). Như vậy thời
kỳ lây bệnh Sởi dài khoảng 7-8 ngày.
1.2.1.2. Phương thức lây truyền
Bệnh có chu trình lây người – người qua đường hô hấp chủ yếu do tiếp
xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của bệnh nhân, khi người bị bệnh ho, hắt
hơi hoặc nói chuyện, tiếp xúc. Vi rút trong hạt nước bọt có thể tồn tại đến 2
giờ trong môi trường bên ngoài. Bệnh có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ
vật bị nhiễm khuẩn bởi dịch tiết mũi họng của bệnh nhân [3] [24] [36].
Thời gian ủ bệnh (từ ngày phơi nhiễm đến ngày phát ban) trung bình từ
14-15 ngày (dao động từ 7-18 ngày). Thời kỳ lây nhiễm vi rút xuất hiện từ
cuối giai đoạn ủ bệnh tương ứng với khoảng thời gian 4 ngày trước đến 4
ngày sau khi xuất hiện ban. Thời kỳ tiền triệu với các triệu chứng ho, hắt hơi
là giai đoạn lây nhiễm vi rút sởi mạnh nhất. Do vậy, khi ca sởi được phát
hiện, chủ yếu sau xuất hiện ban thì người bệnh đã có thể gây lây nhiễm cho
nhiều người khác. Sau khi mọc ban, khả năng lây nhiễm của người bệnh giảm
đi [54] [55].
1.2.1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Tất cả những người chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch
đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có cảm nhiễm với bệnh sởi. Không phân biệt giới


6

tính, màu da, chủng tộc. Sau khi mắc bệnh sởi tư nhiên sẽ được miễn dịch bền

vững suốt đời.
Trẻ em được sinh từ người mẹ trước đây đã bị bệnh sởi thì trẻ đó sẽ được
miễn dịch thụ động do kháng thể mẹ truyền cho trong khoảng 6 đến 9 tháng
tuổi hoặc lâu hơn tùy vào số lượng kháng thể mẹ tồn dư trong thời gian có
thai và tỷ lệ giảm kháng thể trong máu mẹ. Kháng thể mẹ còn tồn tại ở trẻ em
sẽ ngăn cản sự đáp ứng miễn dịch khi tiêm vắc xin sởi ở lứa tuổi này. Nếu gây
miễn dịch cho trẻ vào lúc 15 tháng tuổi thì sẽ đạt được tỷ lệ đáp ứng miễn
dịch cao từ 95 – 98% việc gây miễn dịch lại bằng một liều vắc xin bổ sung có
thể làm tăng mức độ miễn dịch đạt tới 99%. Trẻ em sinh ra từ người mẹ đã
được gây miễn dịch bằng vắc xin sởi thì trẻ đó cũng có kháng thể thụ động
của mẹ truyền cho, nhưng chỉ ở mức độ thấp và vẫn còn cảm nhiễm với bệnh
sởi vì vậy những trẻ này cần được gây miễn dịch sớm hơn.
Ở người mắc bệnh sởi, thông thường kháng thể vi rút sởi xuất hiện vào
ngày thứ 12 và đạt hiệu giá tối đa vào ngày thứ 28 sau đó khoảng 2 tháng thì
hiệu giá kháng thể sẽ giảm xuống và tồn tại lâu dài ở mức độ nhất định. Có
thể phát hiện hiệu giá kháng thể sởi trong cả cuộc đời, thậm chí là cả khi
không có tiếp xúc với vi rút sởi. Miễn dịch đối với bệnh là miễn dịch bền
vững suốt đời, hiếm thấy bị tái nhiễm.
1.2.1.4. Tính chất chu kỳ
Ở giai đoạn trước triển khai vắc xin, tại các đô thị lớn vùng nhiệt đới
bệnh sởi lưu hành địa phương và gây dịch với chu kỳ 2-3 năm. Tuy nhiên, sau
nhiều năm triển khai tiêm chủng vắc xin, chu kỳ dịch sởi có thể kéo dài tới 5
năm hoặc hơn. Ở những khu vực có số lượng dân cư nhỏ hoặc vùng hẻo lánh,
bệnh có thể không xuất hiện trong một thời gian dài.
Bệnh có tính chất mùa vụ mặc dù có thể ghi nhận ca sởi ở tất cả các
tháng trong năm. Tại vùng ôn đới, bệnh xuất hiện chủ yếu vào cuối mùa đông


7


đầu mùa xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh thường xuất hiện vào mùa khô [42].
Mùa đông – xuân là thời gian thuận lợi cho vi rút phát triển, nguy cơ mắc sởi
gia tăng vào thời gian này. Lý do chủ yếu của tần số mắc bệnh thay đổi theo
mùa không chỉ vì điều kiện lạnh, thuận lời cho sự sống của vi rút, mà còn phụ
thuộc vào những thay đổi về điều kiện sinh hoạt của trẻ em. Những tháng mùa
động – xuân cũng là những tháng trẻ em nhập học, do đó có sự tiếp xúc mật
thiết của trẻ với nhau làm tăng khả năng lây truyền bệnh [5] [30].
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, biểu hiện
bằng sốt, mệt mỏi, viêm long (viêm chảy) ở mắt, đường hô hấp, đường tiêu
hóa và xuất hiện ban đỏ từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Ban bắt đầu
từ mặt, sau lan ra toàn thân và đến chân, kéo dài 4-7 ngày; đôi khi bệnh kết
thúc trong tình trạng tróc vảy. Giảm bạch cầu là triệu chứng phổ biến của
bệnh. Bệnh có đặc điểm là lan truyền rất nhanh và không có thuốc trị đặc hiệu
[5] [47] [49].
- Thời kỳ ủ bệnh: trung bình 10 - 11 ngày. Có thể 7 - 21 ngày. Về lâm
sàng không có dấu hiệu gì đặc biệt.
- Thời kỳ khởi phát: bệnh từ từ hoặc đột ngột với biểu hiện đầu tiên của
bệnh là khó chịu mệt mỏi và sốt, nhiệt độ có thể giao động từ 38-40,60C. Thời
kỳ này kéo dài 3 - 4 ngày biểu hiện ở mắt như viêm kết mạc kèm theo chảy
nước mắt, phù nề mi mắt và sợ ánh sáng. Biểu hiện ở đường hô hấp như ho
khan vừa phải và chảy nước mũi, kèm theo các triệu chứng về tiêu hóa như
biếng ăn, nôn, đau bụng, đi ngoài…, có khi có cả triệu chứng thần kinh như
rối loạn ngủ, thay đổi tính nết, co giật. Ban đỏ đôi khi thoảng qua, đau ở nhiều
hạch và lách hơi to lên.
Việc chẩn đoán bệnh ở thời kỳ này rất quan trọng vì đó là thời kỳ bệnh dễ
lây lan nhất. Việc chẩn đoán phải dựa vào việc phát hiện dấu hiệu Koplik, đó là


8


dấu hiệu đặc trưng, xuất hiện vào giờ thứ 36 và tồn tại cho đến thời kỳ đầu của
phát ban. Cần phải có ánh sáng tốt và tìm cẩn thận trên màng nhày (màng keo)
của niêm mạc miệng. Koplik là các hạt nhỏ 0,5-1 mm màu trắng có quầng ban
đỏ ở trên niêm mạc miệng. Đó là những vết trắng ngà, hơi xanh, rất nhỏ nằm
trên nền đỏ, có khi rất ít, chỉ vài vết nhìn thấy ở mặt trong của má về phía các
răng hàm. Đôi khi dấu hiệu Koplik lan tràn cả màng nhày của miệng và do đó
có thể nhầm với tưa và có thể kèm theo ban xuất huyết ở vòm miệng. Ngoài vị
trí niêm mạc miệng, đôi khi còn thấy ở niêm mạc âm đạo, kết mạc.
- Thời kỳ phát ban: thời kỳ này được báo hiệu bằng ban dát đỏ xuất
hiện đặc hiệu không những ở hình dáng mà ở cả cách lan tràn.
Ngày đầu, ban kín đáo và giới hạn ở đầu, phát hiện ở bờ da tóc, sau tai,
xung quanh miệng. Ngày thứ hai ban lan đến bụng, đùi và khắp người. Ban
tiến triển trong 3 ngày, hoặc có thể kéo dài đến 6 ngày. Ban là những nốt
(maculopapule) đỏ, hơi nổi lồi lên, ấn vào thì biến đi, rộng một vài mm, bờ
không đều tách rời ra hoặc nhóm họp lại nhưng luôn luôn chừa lại khoảng da
lành. Đôi khi có những ban dạng xuất huyết. Trong giai đoạn này, bệnh phát
triển đến mức nặng nhất, mặt hơi nề, có ban đỏ, mí mắt phồng lên, phủ đầy
nước mắt, đỏ, sợ ánh sáng, mũi chảy nước, ho, khó thở. Những triệu chứng
này giảm dần khi ban bắt đầu bay, nếu không có biến chứng.
- Thời kỳ bong vẩy: sau khi ban bay, thường để lại các mảng sắc tố hơi
sẫm mầu và tồn tại hàng tuần, sau đó là bong vẩy: vẩy nhỏ, mịn như cám. Trẻ
gầy đi, mệt mỏi, chán ăn trong vài ngày. Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ
bình phục.
1.2.3. Điều trị
1.2.3.1. Nguyên tắc điều trị
- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
- Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.
- Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.



9

1.2.3.2. Điều trị hỗ trợ
- Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có
corticoid.
- Tăng cường dinh dưỡng.
- Hạ sốt:
+ Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.
+ Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
- Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi
người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
- Bổ sung Vitamin A [53]:
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi: uống 50.000 đơn vị/ngày trong 2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: uống 100.000 đơn vị/ngày trong 2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: uống 200.000 đơn vị trên ngày
trong 2 ngày liên tiếp.
Trong trường hợp có biểu hiện thiếu Vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 –
6 tuần.
1.2.3.3. Điều trị các biến chứng
a) Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn.
b) Hạn chế truyền dịch nếu bệnh nhân có biến chứng viêm phổi, viêm
não hoặc viêm cơ tim.
c) Trường hợp viêm não màng não cấp tính: Tích cực điều trị hỗ trợ duy
trì chức năng sống.
- Chống co giật: Phenobarbital 10-20mg/kg pha trong Glucose 5%
truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút. Lặp lại 8-12 giờ nếu cấn. Có thế dùng
Diazepam đối với người lớn 10mg/lần tiêm tĩnh mạch.
- Chống phù não:
+ Nằm đầu cao 300, cổ thẳng (nếu không có tụt huyết áp).



10

+ Thở oxy qua mũi 1-4 lít/phút, có thể thở oxy qua mask hoặc thở CPAP
nếu người bệnh còn tự thở được. Đặt nội khí quản sớm để giúp thở khi điểm
Glasgow <12 điểm hoặc SpO2 <92% hay PaCO2 >50mmHg.
+ Thở máy khi Glasgow <10 điểm.
+ Giữ huyết áp trong giới hạn bình thường.
+ Giữ pH máu trong giới hạn: 7.4, pCO2 từ 30-40 mmHg.
+ Giữ Natriclorua máu trong khoảng 145-150 mEq/l bằng việc sử dụng
natriclorua 3%.
+ Giữ Glucose máu trong giới hạn bình thường.
+ Hạn chế dịch sử dụng 70-75% nhu cầu cơ bản (cần bù thêm dịch nếu
mất nước do sốt cao, mất nước thở nhanh, nôn ỉa chảy…).
+ Mannitol 20% liều 0,5-1 g/kg, 6-8 giờ/lần, truyền tĩnh mạch trong 1530 phút.
- Chống suy hô hấp: Suy hô hấp do phù phổi cấp hoặc viêm não.
+ Thông đường thở: Hút sạch đờm rãi.
+ Thở oxy 3-6 lít/phút, duy trì SpO2 > 92%.
+ Đặt nội khí quản, thở máy nếu có cơn ngừng thở hoặc thất bại với thở oxy.
- Có thể dụng Dexamethsone 0,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 4-6
lần trong 3-5 ngày. Nên dùng thuốc sớm ngày sáu khi bệnh nhân có rối
loạn ý thức.
Chỉ định IVIG (Intravenous Immunoglobulin) khi có tình trạng nhiễm
trùng nặng hoặc tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh, viêm não. Chế phẩm:
lọ 2,5 gam/50 ml. Liều dùng: 5 ml/kg/ngày trong 3 ngày liên tiếp. Truyền tĩnh
mạch chậm trong 8-10 giờ [5].


11


1.2.4. Biện pháp phòng, chống dịch sởi
1.2.4.1. Biện pháp dự phòng
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về bệnh sởi, cách nhận biết và
biện pháp phòng chống.
- Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ
sung hợp lý các Vitamin và khoáng chất.
- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi là biện pháp phòng bệnh quan
trọng nhất. Có thể sử dụng vắc xin đơn hoặc phối hợp với vắc xin rubella
(MR), vắc xin quai bị và rubella (MMR). Vắc xin dạng phối hợp được chứng
minh là an toàn và hiệu quả, không làm giảm hiệu lực sinh miễn dịch của
thành phần vắc xin sởi.
 Trẻ nhỏ: tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi
trẻ 18 tháng tuổi.
 Đối tượng khác nếu chưa được tiêm vắc xin sởi trước đó cần tiêm 1 mũi.
 Chống chỉ định: theo quy định của nhà sản xuất.
Tiêm bổ sung vắc xin sởi trong các chiến dịch thực hiện theo hướng dẫn
của Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia [3].
1.2.4.2. Biện pháp chống dịch
a) Đối với bệnh nhân: Cách ly và chăm sóc y tế bệnh nhân trong 7 ngày
kể từ khi phát ban. Trường hợp bệnh nhẹ cho cách ly tại nhà (nghỉ học, nghỉ
làm việc, không tập trung đông người…). Trường hợp bệnh nặng lên hoặc có
dấu hiệu biến chứng phải điều trị và cách ly tại các cơ sở y tế. Trong thời gian
cách ly bệnh nhân phải đeo khẩu trang y tế.


12

b) Đối với cộng đồng:
- Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về bệnh sởi: cách nhận biết và các

biện pháp phòng chống.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân
+ Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày.
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
+ Tránh tối đã việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng.
+ Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung
dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh
nhân (người sống cùng nhà, thầy thuốc trực tiếp chăm sóc, điều trị).
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh:
+ Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi tiếp xúc với người
bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có
thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh.
+ Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật
hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch.
+ Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính,
cốc, chén, bát, đũa …), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.
- Khử trùng và vệ sinh thông khí
+ Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo
thông khi thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.
+ Thường xuyên làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết
mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường
với nước sạch.
+ Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vực vệ sinh chung hoặc
bề mặt đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà
phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.


13

- Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh

+ Người dân trong cộng đồng khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngày
cơ sở Y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.
* Xử lý ổ dịch/dịch
a) Xử lý ổ dịch tại trường học, cơ quan, xí nghiệp:
+ Tuyên truyền cho học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên các biện
pháp phòng chống bệnh sởi.
+ Giám sát, điều tra dịch tễ các trường hợp mắc, phân tích và báo cáo
khẩn cấp lên cơ quan y tế cấp trên. Theo dõi hàng ngày tình hình sức khỏe
toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên để phát hiện bệnh nhân
mắc mới cho đến khi ổ dịch chấm dứt. Thực hiện báo cáo ổ dịch/dịch theo
đúng quy định.
+ Học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên mắc bệnh hoặc nghi ngờ
mắc bệnh phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị, phải nghỉ học,
nghỉ làm việc và cách ly y tế 7 ngày kể từ ngày phát ban.
+ Khử trùng bề mặt toàn bộ lớp học, nơi làm việc, nơi ở, bếp ăn tập
thể có trường hợp bệnh bằng lau sàn nhà, bàn ghế, nắm đấm cửa, vật dụng
đồ chơi, khu vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc các dụng dịch sát khuẩn
thông thường hoặc dung dịch khử trùng có chứa Clo với nồng độ 0,5% Clo
hoạt tính.
+ Tăng cường thông khí, ánh sáng tự nhiên lớp học, nơi làm việc bằng
cách mở cửa sổ, cửa ra vào.
+ Lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định.


14

b) Xử lý ổ dịch tại cộng đồng:
+ Tuyên truyền cho cộng đồng các biện pháp phòng chống bệnh sởi.
+ Giám sát, điều tra dịch tễ các trường hợp mắc tại khu vực ổ dịch, phân
tích và thực hiện báo cáo khẩn cấp lên cơ quan y tế cấp trên. Thực hiện theo

dõi và báo cáo diễn biến bệnh/dịch hàng ngày theo quy định.
+ Người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến cơ sở y tế để được
khám, tư vấn, điều trị, phải nghỉ học, nghỉ làm việc và cách ly y tế 7 ngày kể
từ ngày phát ban.
+ Khử trùng bề mặt tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình xung quanh:
sàn nhà, vật dụng, bàn ghế, nắm đấm cửa, đồ chời, khu vệ sinh chung bằng xà
phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường hoặc dung dịch khử trùng
có chứa Clo với nồng độ 0,5% Clo hoạt tính. Phạm vi các hộ gia đình xung
quanh cần được xử lý do cán bộ y tế quyết định.
+ Tăng cường thông khí, ánh sáng tự nhiên nhà ở bằng cách mở cửa sổ,
cửa ra vào.
+ Lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định.
* Triển khai tiêm vắc xin chống dịch
Việc triển khai tiêm vắc xin chống dịch cần dựa vào tình hình thực tế ổ
dịch/dịch để xác định phạm vi và đối tượng tiêm vắc xin theo sự hướng dẫn
của Viện vệ sinh dịch tễ và Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia [3].
1.2.5. Mối liên quan giữa lịch tiêm chủng vắc xin sởi, tỷ lệ tiêm chủng và
miễn dịch cộng đồng
Tỷ lệ miễn dịch cộng đồng phụ thuộc vào phân bố các cá thể có miễn
dịch sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh trong chính cộng đồng đó.
Lịch tiêm chủng vắc xin sởi mũi thứ nhất
Tại các nước đang lưu hành sởi, trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc và tử vong
do sởi. WHO khuyến cáo các nước này triển khai mũi thứ nhất cho trẻ lúc 9


15

tháng tuổi. Tuy nhiên, lịch tiêm chủng sớm hơn đồng nghĩa với tỷ lệ trẻ có
đáp ứng miễn dịch (85%) thấp hơn lịch tiêm chủng lúc 12 tháng tuổi (9095%). Trái lại, tại các nước mà bệnh sởi ít lưu hành, trẻ nhỏ ít có nguy cơ mắc
bệnh thì tuổi tiêm vắc xin mũi thứ nhất có thể bắt đầu từ 12 tháng. Việc tiêm

vắc xin sớm cho trẻ nhỏ (6-8 tháng tuổi) cần được xem xét giữa nguy cơ thất
bại trong tạo miễn dịch và nguy cơ mắc sởi trước khi đến tuổi tiêm chủng.
Những trường hợp tiêm sớm vắc xin sởi cần được tiêm thêm 2 mũi sau trẻ khi
đủ 9 hoặc 12 tháng tuổi. Với tỷ lệ tiêm chủng mũi thứ nhất lúc 9 tháng tuổi
đạt 90%, hàng năm sẽ có thêm 24% số trẻ mới sinh ra tham gia vào nhóm
cảm nhiễm. Khi tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp, miễn dịch cộng đồng ở dưới
ngưỡng cần thiết. Nếu vi rút sởi xâm nhập vào sẽ gây dịch.
Lịch tiêm chủng vắc xin sởi mũi hai
Khoảng 95% đối tượng chưa có kháng thể bảo vệ hoặc kháng thể không
đủ bảo vệ sẽ chuyển đổi huyết thanh sau tiêm mũi thứ hai. Nhờ vậy, miễn
dịch cộng đồng tăng lên đáng kể, góp phần hình thành một cộng đồng với
phần lớn cá thể được bảo vệ khỏi bệnh sởi. Bởi vậy, tiêm chủng hai mũi vắc
xin sởi đạt tỉ lệ cao là chiến lược chính để loại trừ căn bệnh này [51] [54].
Mũi thứ hai được khuyến cáo tiêm chủng càng sớm càng tốt sau mũi thứ
nhất nhằm làm giảm sự tích lũy cá thể cảm nhiễm. Hiện nay các nước trên thế
giới triển khai lịch tiêm chủng mũi thứ hai cho các lứa tuổi khác nhau nhưng
tập trung ở 2 nhóm: trẻ 1 tuổi (từ 12-23 tháng) và trẻ 4-6 tuổi.
1.3. Tình hình dịch sởi trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình dịch sởi trên thế giới
Sởi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi virus, lưu
hành trên toàn cầu và là nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh rất
dễ lây khi tiếp xúc gần vì sẽ nhiễm vi rút từ nước bọt hay giọt nhầy bắn ra
trong khi nói chuyện với người bệnh. Dịch sởi có tính chất chu kỳ mùa nhưng


×