Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng nhiễm và kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống lây nhiễm viêm gan virus b,c tại xã thanh hà, huyện thanh liêm tỉnh hà nam năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
*******

NGUYỄN THỊ LAN

THỰC TRẠNG NHIỄM VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
CỦA NGƢỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM VIÊM
GAN VIRUS B, C TẠI XÃ THANH HÀ HUYỆN THANH
LIÊM TỈNH HÀ NAM NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
**********

NGUYỄN THỊ LAN

THỰC TRẠNG NHIỄM VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA
NGƢỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM VIÊM GAN
VIRUS B, C TẠI XÃ THANH HÀ HUYỆN THANH LIÊM


TỈNH HÀ NAM NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60 72 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Khuyên
TS. Trần Thị Vân Anh

THÁI BÌNH, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong gần 2 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Dược
Thái Bình, tôi luôn nhận được sự động viên, hướng dẫn và tạo điều kiện kịp
thời về nhiều mặt của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của
người thân.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý
đào tạo Sau Đại học, khoa Y tế cộng cộng và các thầy giáo, cô giáo trường
Đại học Y Dược Thái Bình đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong
gần 2 năm học qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Khuyên, TS. Trần
Thị Vân Anh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ viên chức Trung tâm Y tế dự
phòng Hà Nam, cán bộ trạm y tế xã Thanh Hà đã tạo mọi điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè của tôi đã động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành
khóa học.


Thái Bình, tháng 6 năm 2017
Nguyễn Thị Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc đăng tải trên bất
kỳ một phƣơng tiện thông tin nào./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

Axit deoxiribonucleic

ALT

Alanine Amino Transferase (Men gan)

Anti HBe

Kháng thể chống lại kháng nguyên lõi của virus viêm gan B

Anti HBs

Kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B


Anti HCV Kháng thể chống virus viêm gan C
ARN

Axit ribonucleic

AST

Aspartate Amino Transferase (Men cơ)

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

ELISA

Enzyme linked immunsorbent assay (Kỹ thuật hấp thụ miễn dịch gắn enzym)

HBeAg

Hepatitis B evolope Antigen (Kháng nguyên lõi của virus viêm gan B)

HBsAg

Hepatitis B surface antigen (Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B)

HBV

Hepatitis B Virus (Virus viêm gan B)


HCV

Hepatitis C Virus (Virus viêm gan C)

HIV

Human Immunodeficiency Virus (Virus suy giảm miễn dịch ở ngƣời)

QHTD

Quan hệ tình dục

VGB

Viêm gan B

VGC

Viêm gan C

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Tổng quan virus viêm gan B, virus viêm gan C ....................................... 3
1.1.1. Tổng quan virus viêm gan B ........................................................... 3

1.1.2. Tổng quan virus viêm gan C ........................................................... 7
1.1.3. Các con đƣờng lây truyền của virus viêm gan B, viêm gan C ....... 11
1.1.4. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C 13
1.2. Tình hình dịch tễ học bệnh viêm gan virus B, C, đồng nhiễm HBV-HCV ... 15
1.2.1. Tình hình dịch tễ bệnh viêm gan virus B ...................................... 15
1.2.2. Tình hình dịch tễ bệnh viêm gan virus C ...................................... 17
1.2.3. Tình hình đồng nhiễm HBV, HCV ............................................... 19
1.3. Kiến thức, thực hành phòng chống viêm gan virus ................................ 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 22
2.1. Địa bàn, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu ........................................... 22
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu....................................................................... 22
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 23
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu trong nghiên cứu .................... 24
2.3. Phƣơng pháp áp dụng trong thu thập số liệu nghiên cứu ........................ 27
2.3.1. Phỏng vấn..................................................................................... 27
2.3.2. Xét nghiệm ................................................................................... 27
2.4. Các chỉ số nghiên cứu ............................................................................ 31
2.5. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu............................................... 32
2.6. Phƣơng pháp đánh giá ......................................................................... 332


2.6.1. Đánh giá kết quả xét nghiệm HBV, HCV ................................... 332
2.6.2. Đánh giá kiến thức về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan .... 33
2.6.3. Đánh giá thực hành về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan .... 33
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................... 34
2.8. Phƣơng pháp khống chế sai số ............................................................... 34
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 34

2.10. Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 36
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ............................................ 36
3.2. Thực trạng nhiễm HBV, HCV, đồng nhiễm HBV/HCV ........................ 37
3.2.1. Phân bố tình trạng nhiễm HBV của ngƣời dân.............................. 37
3.2.2. Phân bố tình trạng nhiễm HCV ở ngƣời dân ................................. 39
3.2.3. Thực trạng đồng nhiễm HBV, HCV ở ngƣời dân ......................... 41
3.3. Kiến thức, thực hành của ngƣời dân về phòng chống lây nhiễm virus
viêm gan....................................................................................................... 42
3.3.1. Nguồn thông tin về bệnh viêm gan ............................................... 42
3.3.2. Kiến thức của ngƣời dân về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan.. 44
3.2.3. Thực hành của ngƣời dân về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan 52
3.2.4. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống lây nhiễm
virus viêm gan ........................................................................................ 54
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 56
4.1. Đặc điểm chung về đối tƣợng nghiên cứu .............................................. 56
4.2. Tình trạng nhiễm HBV, HCV, đồng nhiễm HBV-HCV ở ngƣời dân ..... 57
4.2.1. Tình trạng nhiễm HBV ở ngƣời dân ............................................. 57
4.2.2. Tình trạng nhiễm HCV ở ngƣời dân ............................................. 60
4.2.3. Tình trạng đồng nhiễm HBV - HCV ở ngƣời dân ......................... 61
4.3. Kiến thức, thực hành của ngƣời dân về phòng chống lây nhiễm HBV, HCV .. 62


4.3.1. Nguồn thông tin về bệnh viêm gan B............................................ 62
4.3.2. Nguồn thông tin về bệnh viêm gan C............................................ 63
4.3.3. Kiến thức của ngƣời dân về phòng chống lây nhiễm HBV ........... 64
4.3.4. Kiến thức của ngƣời dân về phòng chống lây nhiễm HCV ........... 70
4.3.5. Thực hành về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan .................. 72
4.3.6. Mối liên quan giữa kiến thức phòng chống lây bệnh viêm gan B với
thực hành ............................................................................................... 74

4.3.7. Mối liên quan giữa kiến thức phòng chống bệnh viêm gan C với
thực hành ............................................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................. 76
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguy cơ lây nhiễm các virus qua đƣờng truyền máu .................. 11
Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính ......... 36
Bảng 3.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nghề nghiệp ........................ 37
Bảng 3.3. Tỷ lệ ngƣời dân nhiễm HBV theo giới........................................ 38
Bảng 3.4. Tỷ lệ ngƣời dân nhiễm HBV theo nhóm tuổi .............................. 38
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm HBV của ngƣời dân theo nghề nghiệp .................... 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ ngƣời dân nhiễm HCV theo giới........................................ 40
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm HCV của ngƣời dân theo nhóm tuổi........................ 40
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm HCV của ngƣời dân theo nghề nghiệp .................... 41
Bảng 3.9. Tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV ở ngƣời dân ................................ 41
Bảng 3.10. Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc nghe về bệnh viêm gan B, viêm gan C .... 42
Bảng 3.11. Nguồn thông tin và nhu cầu nhận thông tin về VGB .................. 42
Bảng 3.12. Nguồn thông tin và nhu cầu nhận thông tin về VGC .................. 43
Bảng 3.13. Thông tin ngƣời dân muốn đƣợc cung cấp về bệnh viêm gan ..... 44
Bảng 3.14. Kiến thức của ngƣời dân về nguyên nhân gây bệnh viêm gan..... 44
Bảng 3.15. Kiến thức của ngƣời dân về khả năng lây truyền của bệnh viêm gan 45
Bảng 3.16. Kiến thức của ngƣời dân về đƣờng lây truyền của bệnh viêm gan ..... 45
Bảng 3.17. Kiến thức của ngƣời dân về triệu chứng của bệnh viêm gan ....... 46
Bảng 3.18. Kiến thức của ngƣời dân về hậu quả của bệnh viêm gan............. 47
Bảng 3.19. Kiến thức của ngƣời dân về các biện pháp phòng chống lây nhiễm
virus viêm gan B ........................................................................ 48



Bảng 3.20. Kiến thức của ngƣời dân về các biện pháp phòng chống lây nhiễm
virus viêm gan C ........................................................................ 49
Bảng 3.21. Kiến thức của ngƣời dân về các đối tƣợng có nguy cơ nhiễm virus
viêm gan ..................................................................................... 50
Bảng 3.22. Thực hành của ngƣời dân về xét nghiệm viêm gan ..................... 52
Bảng 3.23. Thực hành của ngƣời dân về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan ... 53
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức phòng chống lây nhiễm virus viêm
gan B và thực hành phòng chống lây nhiễm virus viêm gan ....... 54
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa kiến thức phòng chống lây nhiễm virus viêm
gan C và thực hành phòng chống lây nhiễm virus viêm gan ....... 55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm HBV ở ngƣời dân ............................................... 37
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm HCV ở ngƣời dân ................................................ 39
Biểu đồ 3.3. Kiến thức chung phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B .... 51
Biếu đồ 3.4. Kiến thức chung phòng chống lây nhiễm virus viêm gan C .... 52
Biểu đồ 3.5. Thực hành phòng chống lây nhiễm virus viêm gan ................. 54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhiễm virus viêm gan đang là vấn đề lớn của y tế công cộng.
Nhiễm virus viêm gan ảnh hƣởng đến 400 triệu ngƣời trên toàn thế giới - hơn
10 lần số lƣợng ngƣời nhiễm HIV. Trên toàn thế giới có khoảng 1,4 triệu
ngƣời chết mỗi năm do viêm gan. Có nhiều loại viêm gan virus nhƣ viên gan
virus A, B, C, D, E…, trong đó viêm gan virus B và viêm gan virus C là hai

bệnh nguy hiểm và có thể dẫn tới xơ gan, ung thƣ gan.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2015 trên thế giới ƣớc tính có trên
2,57 tỷ ngƣời (khoảng 3,5% dân số thế giới) đã từng hay đang bị nhiễm virus
viêm gan B, khoảng 350 triệu ngƣời mang virus viêm gan B mạn tính và hơn
686.000 ngƣời chết mỗi năm do biến chứng của bệnh viêm gan virus B, bao
gồm cả xơ gan và ung thƣ gan. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất là ở
tiểu vùng Sahara châu Phi và Đông Nam Á, nơi có từ 5-10% dân số ngƣời lớn
bị nhiễm mạn tính [52]. Việt Nam là nƣớc có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B
cao; ƣớc tính có khoảng 8,6 triệu ngƣời nhiễm. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B
mạn tính tại Việt Nam đƣợc ƣớc tính khoảng 8,8% ở nữ giới và 12,3% ở nam
giới [50].
Viêm gan virus C đang trở thành mối quan tâm của xã hội khi Tổ chức
Y tế Thế giới ƣớc tính có 71 tỷ ngƣời nhiễm virus viêm gan C, mỗi năm có
3-4 triệu ngƣời bị nhiễm virus viêm gan C trên toàn cầu; khoảng 150 triệu
ngƣời bị nhiễm virus viêm gan C mạn tính và có nguy cơ phát triển thành xơ
gan hoặc ung thƣ gan; hơn 350.000 ngƣời chết vì bệnh gan liên quan đến
viêm gan virus C mỗi năm [39], [52]. Tại Việt Nam, theo thống kê chƣa đầy
đủ của Bộ Y tế, tình trạng nhiễm virus viêm gan C cũng đang báo động khi
tính đến nay đã có 2 triệu ngƣời đang mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó
tỷ lệ tử vong chiếm gần 6% [51].


2

Sự phân bố của những ngƣời nhiễm virus viêm gan B và virus viêm
gan C không đồng đều trên từng vùng, miền và lứa tuổi. Virus viêm gan B và
virus viêm gan C có thể lây nhiễm dọc hoặc lây nhiễm ngang qua nhiều con
đƣờng: Mẹ truyền sang con, đƣờng máu, tình dục với tỉ lệ lây nhiễm cao....
Hiện nay, vắc xin phòng viêm gan virus B đã đƣợc đƣa vào chƣơng
trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em và cũng đƣợc khuyến cáo với tất cả

ngƣời trƣởng thành chƣa bị nhiễm virus viêm gan B, tuy nhiên tỷ lệ tiêm
phòng ở nhóm này vẫn chƣa cao. Trong khi đó viêm gan virus C hiện vẫn
chƣa có vắc xin phòng bệnh. Mặt khác tại Hà Nam hiện nay chƣa có nghiên
cứu nào đề cập đến tỷ lệ nhiễm của hai loại virus trên. Nhằm cung cấp những
dữ liệu quan trọng về tình hình nhiễm virus viêm gan B và C cho các nhà
hoạch định chính sách, các nhà dự phòng lây nhiễm bệnh; trên cơ sở đó đƣa ra
những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực
trạng nhiễm và kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống lây
nhiễm viêm gan virus B, C tại xã Thanh Hà huyện Thanh Liêm tỉnh Hà
Nam năm 2016" nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C, đồng nhiễm
virus viêm gan B và C ở người dân tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh
Hà Nam năm 2016.
2. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan
B, virus viêm gan C ở người dân độ tuổi 18-60 tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan virus viêm gan B, virus viêm gan C
1.1.1. Tổng quan virus viêm gan B
1.1.1.1. Vài nét về lịch sử viêm gan B
Năm 1964, Baruch Blumberg đã mô tả một loại kháng nguyên đặc
trƣng ở thổ dân châu Đại Dƣơng gọi là “kháng nguyên Australia”. Đến năm
1968, các nhà khoa học phát hiện thấy trong máu bệnh nhân viêm gan B
(VGB) mãn tính có tiểu thể hình cầu và hình sợi, đƣờng kính 27nm không
chứa ADN. Đó chính là kháng nguyên bề mặt HBsAg. Hai tiểu thể này không
phải là virus viêm gan B (HBV) hoàn chỉnh vì thiếu genom. Năm 1970, ngƣời

ta phát hiện thấy trong máu bệnh nhân VBG có các thể hình cầu, đƣờng kính
42nm, bên trong chứa ADN kép gọi là tiểu thể Dane. Sau này xác định chính
tiểu thể Dane mới là HBV thực sự [34].
1.1.1.2. Hình thái và cấu trúc của virus viêm gan B
* Hình thái HBV
HBV là virus có kích thƣớc nhỏ với đƣờng kính 22-45nm trong huyết
thanh bệnh nhân ở giai đoạn hoạt động nhân đôi virus, dƣới kính hiển vi điện
tử ngƣời ta thấy có 3 tiểu thể khác nhau của virus:
- Tiểu thể hình cầu nhỏ có đƣờng kính 22nm
- Tiểu thể hình ống (hình que) có đƣờng kính 20-22nm dài 40-400nm
- Tiểu thể hình cầu lớn có đƣờng kính 42-45nm còn gọi là tiểu thể
Dane, đây chính là virus hoàn chỉnh.
* Cấu trúc HBV
HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc ADN. Ở giai đoạn nhân
đôi, HBV tồn tại trong huyết thanh dƣới 3 dạng cấu trúc là hạt tử siêu vi hay


4

virion hoàn chỉnh, cấu trúc hình cầu và cấu trúc hình ống. Cấu trúc hình cầu
và hình ống là phần kháng nguyên bề mặt của HBV đƣợc tạo ra dƣ thừa trong
bào tƣơng của tế bào gan. Hạt tử virus hay virion bao gồm lớp vỏ bọc bên
ngoài lipoprotein chứa 3 dạng kháng nguyên bề mặt (HBsAg) là pre-S1, PreS2, S và phần lõi bên trong là casid bao gồm protein lõi bao bọc ADN và ADN
polymerase (hình 1.1).

Hình 1.1. Cấu trúc của một virion
1.1.1.3. Một số khái niệm và thể lâm sàng bệnh viêm gan B


Viêm gan B cấp

Bệnh VGB có biểu hiện lâm sàng rất phong phú, thể điển hình thƣờng

có 4 giai đoạn gồm:
* Thời kỳ ủ bệnh: thay đổi từ vài tuần đến 6 tháng, thƣờng im lặng
không có biểu hiện gì trên lâm sàng.


5

* Thời kỳ tiền vàng da: kéo dài từ 3-10 ngày, lâm sàng nổi bật với các
triệu chứng sốt nhẹ khoảng 38-39oC, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đôi khi nôn
mửa, đau tức vùng hạ sƣờn phải.
* Thời kỳ vàng da (toàn phát): xuất hiện vàng da, vàng mắt và nƣớc
tiểu đậm màu, kéo dài 1-3 tuần. Các triệu chứng của thời kỳ tiền vàng da có
giảm nhƣng chƣa hết hẳn. Khám thực thể phát hiện gan lớn dƣới bờ sƣờn,
mềm ấn đau, lách lớn chỉ tìm thấy khoảng 10-20%, nhƣng không có dấu hiệu
tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các biểu hiện cận lâm sàng gồm: AST và ALT
tăng trên 5 lần bình thƣờng, có khi rất cao và xuất hiện rất sớm trƣớc khi có
vàng da 2-3 ngày và giảm dần sau 5-7 ngày.
* Thời kỳ hồi phục: thƣờng bắt đầu vào tuần lễ thứ tƣ kể từ khi có triệu
chứng vàng da. Bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, cảm giác mệt mỏi giảm nhiều,
tiểu nhiều, các rối loạn cận lâm sàng trở về bình thƣờng [11].


Người mang virus viêm gan B thể không hoạt động
Ngƣời mang virus viêm gan B thể không hoạt động hay còn gọi là

"ngƣời lành mang trùng" đặc trƣng bởi sự hiện diện dai dẳng của HBsAg,
không có HBeAg, mất hoặc nồng độ thấp HBV ADN và men gan bình
thƣờng. Gồm có các tiêu chuẩn sau:

+ HBsAg (+) trên 6 tháng.
+ HBeAg (-), anti HBe (+).
+ HBV DNA huyết thanh < 105 copies/ml.
+ AST/ALT bình thƣờng.
+ Sinh thiết gan không có biểu hiện của viêm gan [7],[8].


6



Viêm gan B mạn tính
Là ngƣời nhiễm HBV dẫn đến viêm nhiễm hoại tử gan mạn tính do

HBV gây ra. Viêm gan B mạn đƣợc chia làm hai nhóm là viêm gan B mạn có
HBeAg (+) và HBeAg (-).
- Tiêu chuẩn để chẩn đoán là:
+ HBsAg (+) trên 6 tháng.
+ HBV DNA trong huyết thanh > 105 copies/ml.
+ AST/ALT gia tăng từng đợt hay kéo dài.
+ Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan mạn tính [8],[11].
 Viêm gan B đã khỏi
Có nghĩa là trƣớc đây đã từng nhiễm HBV, nhƣng hiện nay không còn
bằng chứng về virus, hoá sinh hoặc mô học xác nhận đang mắc bệnh hay bị
nhiễm virus đang hoạt động.
Tiêu chuẩn của dạng lâm sàng này là:
+ HBsAg (-).
+ HBV ADN (-).
+ AST/ALT bình thƣờng [8].
1.1.1.4. Tầm soát nhiễm virus viêm gan B

* Chỉ định tầm soát:
- Ngƣời có quan hệ tình dục với ngƣời mang HBV.
- Ngƣời chích ma túy, có nhiều bạn tình.
- Đàn ông có quan hệ tình dục đồng phái.
- Ngƣời có AST/ALT tăng.
- Đồng nhiễm HIV hoặc HCV.
- Bệnh nhân chuẩn bị chạy thận nhân tạo.
- Bệnh nhân chuẩn bị điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
- Phụ nữ mang thai, con của ngƣời nhiễm HBV.


7

* Lưu đồ tầm soát:
HBsAg

Dƣơng tính

Âm tính

VGB mạn tính

Anti -HBs

Đánh giá để điều trị

Dƣơng tính

Có miễn dịch với HBV


Âm tính

Chích ngừa

1.1.2. Tổng quan virus viêm gan C
1.1.2.1. Lịch sử phát hiện viêm gan C
Vào năm 1970, Harvay J. Alter chứng minh là nhiễm virus sau truyền
máu phần lớn là do virus viêm gan không phải A và cũng không phải B đƣợc
đặt tên là virus không A không B. 17 năm sau, Michael Houghton, Qui-lim
Choo và tập đoàn, Gorge K dùng sinh học phân tử định clon để định tính
virus không A không B. Năm 1989 đã xác định vi rút không A không B có
tên chính thức là viêm gan virus C và đƣợc công bố bằng 2 bài trên báo
Science [4].
1.1.2.2. Hình thái và cấu trúc virus viêm gan C
* Hình thái virus viêm gan C (HCV)
Virus viêm gan C có kích thƣớc vô cùng nhỏ, ở dạng hình cầu nó có
đƣờng kính khoảng 40-60 nm.


8

* Cấu trúc virus viêm gan C
HCV có genome là một vòng ARN(+) và chỉ có một khung đọc mở
(ORF) mã hóa cho một polyprotein có trọng lƣợng phân tử lớn gồm 3000 aa.
Polyprotein lớn này sau đó đƣợc các enzym của tế bào và của chính nó cấy
thành các protein có chức năng: tham gia vào cấu trúc của virus hoặc thực
hiện chức năng sinh học trong sự tồn tại và nhân lên của virus.
Hệ gen của HCV có 2 vùng:
Vùng cấu trúc nằm ở đầu 5’ phần không mã hóa, gồm các gen: C, E1,
E2, P7.

Vùng không cấu trúc: nằm ở đầu 3’ phần không mã hóa có các ge NS2,
NS3, NS4, NS5 là các gen mã hóa cho các protein chức năng: protease, ARNpolymerase và các peptit tham gia quá trình sao chép virus và cắt đọan
polyprotein [7].

Hình 1.2. Cấu trúc virus viêm gan C


9

1.1.2.3. Một số khái niệm và thể lâm sàng bệnh viêm gan C


Viêm gan C cấp
Khoảng thời gian ngắn (thƣờng là 6 tháng) sau khi nhiễm bệnh thƣờng

đƣợc gọi là giai đoạn cấp của bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan C cấp hiếm khi có
biểu hiện triệu chứng. Điều này không có nghĩa là tổn thƣơng gan không xảy
ra. Trong thời gian này, một số bệnh nhân (khoảng 15-30%) có khả năng tự
vƣợt qua (“diệt sạch”) virus mà không cần điều trị. Dấu hiệu duy nhất cho
thấy bệnh nhân đã mắc bệnh là sự hiện diện của kháng thể chống virus C
trong máu. Tìm thấy kháng thể này không có nghĩa là bệnh nhân đang mắc
bệnh mà chỉ là dấu hiệu cho thấy đã mắc bệnh ở một thời điểm nào đó. Một
xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction - Phản ứng khuếch đại gen)
trong máu mới biết đƣợc bệnh nhân đang mang virus trong ngƣời hay không.
* Chẩn đoán xác định:
+ AST hoặc ALT bình thƣờng hoặc tăng.
+ Anti HCV (-) chuyển sang (+) sau nhiễm 8-12 tuần.
+ HCV-RAN (+) sau 1-2 tuần phơi nhiễm
 Viêm gan C mạn tính
Viêm gan C mạn tính nếu virus vẫn tồn tại trong máu và gan trên 6

tháng sau khi nhiễm bệnh. Ở giai đoạn này, có thể bắt đầu có những tổn
thƣơng nặng hơn cho gan. Ngƣời bị viêm gan C mạn tính có thể thấy mệt
mỏi khó tập trung, thấy ốm yếu, đau cơ hay đau khớp, thấy lo lắng hay chán
nản. Hầu hết bệnh nhân đều không có triệu chứng và không cảm thấy bệnh.
Việc không có triệu chứng có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, virus vẫn
tiếp tục sinh sôi nảy nở trong gan, chúng gây viêm gan và tăng nồng độ của
nhiều men gan (AST và ALT) có thể đo đƣợc trong máu. Kết quả là tổn
thƣơng gan (gọi là xơ hóa) có thể lan rộng và dẫn đến xơ gan. Khi xơ gan, mô


10

xơ xâm lấn và thay thế mô gan bình thƣờng, làm hỏng những chức năng quan
trọng của gan nhƣ tiêu hóa và giải độc.
* Chẩn đoán xác định:
- Xét nghiệm máu:
+ AST hoặc ALT bình thƣờng hoặc tăng.
+ Anti HCV (+)
+ HCV-RAN (+)
- Thời gian mắc bệnh trên 6 tháng hoặc có biểu hiện xơ gan
1.1.2.4. Tầm soát nhiễm virus viêm gan C
 Chỉ định tầm soát
Cần xét nghiệm sàng lọc ở những ngƣời thuộc nhóm đối tƣợng có nguy
cơ cao [19]:
- Đã hoặc đang tiêm chích ma túy
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Đƣợc truyền máu khi phẫu thuật
- Mắc bệnh huyết hữu
- Chạy thận nhân tạo
- Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HCV

 Lưu đồ tầm soát
Hiện nay ngƣời ta chƣa tìm đƣợc kháng nguyên của HCV trong huyết
thanh ngƣời vì vậy dấu ấn của virus viêm gan C trong huyết thanh ngƣời
thƣờng đƣợc sử dụng là anti HCV. Sự có mặt của anti HCV trong huyết thanh
ngƣời chứng tỏ ngƣời đã nhiễm virus viêm gan C. Ngoài dấu ấn anti HCV thì
ARN- HCV cũng là dấu ấn chứng tỏ virus đang trong giai đoạn nhân lên [19].


11

1.1.3. Các con đường lây truyền của virus viêm gan B, viêm gan C
Ngày nay, ngƣời ta xác định virus viêm gan B, viêm gan C lây nhiễm
qua 3 đƣờng chính.
1.1.3.1. Lây nhiễm theo đường máu
Đƣờng lây truyền này thƣờng gặp ở nhân viên y tế, những ngƣời đƣợc
lọc máu, truyền máu nhiều lần, ngƣời đƣợc ghép tạng. Ngoài ra HBV, HCV
có thể lây truyền qua đƣờng tiêm chích hay trong các thủ thuật có gây sang
chấn, tổn thƣơng da, niêm mạc mà các dụng cụ không đảm bảo vô trùng nhƣ
trong phẫu thuật, nội soi, châm cứu, săm da, xâu lỗ tai, chữa răng và nhất là
tiêm chích ma túy do dùng chung kim tiêm.
HBV đã đƣợc chứng minh là có thể sống trên các bề mặt bàn, dụng cụ
với nhiệt độ phòng trong tình trạng khô ít nhất là một tuần [37],[44]. Đặc biệt
truyền máu là một trong những nguyên nhân lây bệnh mà nguyên nhân chủ yếu
là do lấy máu ở “giai đoạn cửa sổ” của ngƣời cho máu đã bị nhiễm HBsAg
dƣơng tính mà các xét nghiệm sàng lọc huyết thanh không phát hiện đƣợc.
Gabriel A. Schmunis nghiên cứu về nguy cơ lây nhiễm các virus qua
đƣờng truyền máu ở các nƣớc Mỹ La tinh, so sánh với một số nƣớc khác
cho thấy:
Bảng 1.1. Nguy cơ lây nhiễm các virus qua đường truyền máu [41]
Nguy cơ lây nhiễm


Nƣớc

Thời gian nghiên cứu

Trung Mỹ và Mê hi cô

2001-2002

1/522.405

Anh

1993-2001

1/260.000

1998-2000

1/470.000

1994-1996

1/180.000

Trƣớc NAT

1/205.000

Pháp

Mỹ

HBV


12

HCV lây truyền mạnh nhất qua phơi nhiễm qua da trực tiếp nhắc lại
hoặc qua bề mặt tiếp xúc rộng với máu nhƣ truyền máu, ghép tạng từ ngƣời
cho có bệnh hoặc tiêm chích ma túy. Dụng cụ bệnh viện cũng đƣợc xác định
là đƣờng lây truyền HCV gồm: dùng lại ống chích kim tiêm, lọ thuốc đa
dụng, chai dịch truyền và dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn và các
dụng cụ khác. Nguy cơ còn nhiễm bệnh cao hơn nếu kim có lỗ rỗng và đâm
sâu. Có nguy cơ bị lây nhiễm do niêm mạc tiếp xúc với máu nhƣng thấp và
không gây lây nhiễm nếu da lành lặn tiếp xúc với máu. Đặc biệt là sự lây
truyền HCV ở các đối tƣợng tiêm chích ma túy cao gấp 10 lần HIV. Nguy cơ
cao là do hoặc dụng cụ không vô khuẩn hoặc màu xăm nhiễm HCV [37].
Dùng chung bơm kim tiêm 1 lần cũng có nguy cơ lây nhiễm HCV. Xăm làm
tăng nguy cơ mắc bệnh VGC gấp 2 đến 3 lần [42].
1.1.3.2. Lây nhiễm từ mẹ sang con
Máu mẹ bị nhiễm virus thấm qua nhau thai do những cơn co tử cung
trong lúc mang thai và lúc bóc màng nhau, giữ một vai trò quan trọng trong lây
nhiễm trƣớc sinh [8]. Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào nồng độ HBV DNA và
tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ. Trẻ sinh ra từ ngƣời mẹ
nhiễm HBsAg, nhất là khi có cả HBeAg dƣơng tính có nguy cơ lây nhiễm
HBV cao từ 60-90%, đồng thời dễ trở thành ngƣời mang virus kéo dài [37].
HCV lây bệnh từ mẹ qua bé sơ sinh trong lúc sinh đẻ có thể xảy ra, với
tỷ lệ trên dƣới 5%. Sinh đẻ tự nhiên hay phẫu thuật lấy con đều có tỷ lệ lây
bệnh tƣơng đƣơng nhƣ nhau [19].
1.1.3.3. Lây nhiễm theo đường tình dục

Các nghiên cứu cho thấy, yếu tố nguy cơ lớn nhất trong lây nhiễm
HBV theo đƣờng tình dục là quan hệ tình dục qua đƣờng hậu môn và có nhiều


13

bạn tình, cũng nhƣ các hoạt động hoặc các bệnh kèm theo gây tổn thƣơng hậu
môn hoặc tổn thƣơng niêm mạc đƣờng sinh dục [8].
Các nghiên cứu gần đây ở Mỹ đã ghi nhận nhiễm HBV do quan hệ
khác giới chiếm ít nhất (25%) so với lây nhiễm do tiêm chích ma túy qua
đƣờng tĩnh mạch đƣợc ghi nhận ở ngƣời lớn; các nghiên cứu dự phòng sau
tiếp xúc đối với những cặp vợ chồng, có vợ hoặc chồng nhiễm HBV cấp cho
thấy khoảng 15 - 30% nhiễm HBV khi không có điều trị thích hợp và sự lây
nhiễm từ nam cho nữ cao gấp 3 lần từ ngƣời nữ cho ngƣời nam. Từ những
khảo sát này và từ những khảo sát ở những ngƣời đàn ông đồng tính, ngƣời ta
ƣớc tính nguy cơ lây nhiễm HBV qua một lần tiếp xúc tình dục duy nhất
không bảo vệ giữa ngƣời nhiễm virus và bạn tình khoảng 1-3% [44].
VGC có thể lây qua đƣờng quan hệ tình dục hay không vẫn còn tranh
cãi. Trong khi có mối liên hệ giữa quan hệ tình dục mang nguy cơ cao và VGC,
ngƣời ta vẫn chƣa biết rõ lây nhiễm bệnh là do dùng ma túy mà không thú nhận
hay là do quan hệ tình dục là yếu tố nguy cơ cao. Phần lớn bằng chứng cho thấy
không có nguy cơ ở những đôi một vợ một chồng khác giới [47].
1.1.4. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C
Đƣờng lây nhiễm chủ yếu của HBV, HCV là đƣờng máu và các sản
phẩm từ máu, từ mẹ sang con, qua đƣờng tình dục. Vì vậy, việc phòng ngừa
gồm các biện pháp chính nhƣ sau:
1.1.4.1. Phòng ngừa lây nhiễm qua đường máu
Hiện nay việc sử dụng máu và chế phẩm máu của ngƣời vẫn đóng một
vai trò chính trong việc điều trị các bệnh máu và tình trạng mất máu. Nhu cầu
máu ngày càng tăng, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển dẫn đến việc sàng

lọc các bệnh nhiễm trùng là một trong những khó khăn của an toàn truyền
máu. Trên thế giới từ năm 1980 bắt đầu sử dụng ELISA để sàng lọc HBsAg.


14

Từ năm 1999, tổ chức FAD (Food anh Drug Administration - Cục quản lý
Dƣợc phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) đã cho phép sử dụng kỹ thuật sinh học
phân tử để phát hiện trực tiếp Genome vi rút. Cho đến nay một số nƣớc tiên
tiến trên thế giới đã áp dụng thƣờng quy kỹ thuật NAT (Nucleic Acid
Amplification Testing - Khuếch đại axitnucleic thử nghiệm) để sàng lọc
HBV, HIV, HCV cho ngƣời cho máu nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển,
Singapore, Thái Lan [37],[44].
1.1.4.2. Phòng lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con
Một trong những biện pháp dự phòng hiệu quả nhất để phòng bệnh
viêm gan B là sử dụng vắc xin dự phòng. Vắc xin phòng viêm gan virus B có
khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cấp, hạn chế những hậu quả của
viêm gan virus B nhƣ xơ gan và ung thƣ gan nguyên phát. Ở những nƣớc có
tỷ lệ lƣu hành cao nhƣ Châu Á và Châu Phi phần lớn nhiễm HBV xảy ra ở
thời kỳ chu sinh và thơ ấu, do vậy ƣu tiên hàng đầu trong tiêm phòng vắc xin
viêm gan B là cho nhũ nhi và trẻ nhỏ. Chiến lƣợc này có khả năng làm giảm
90% tình trạng mang virus, đồng thời sẽ loại bỏ đƣợc phần lớn ung thƣ gan là
loại ung thƣ phổ biến nhất ở nam giới và thƣờng gặp trên ngƣời mang HBV
mạn [39], [45]. Chính vì vậy, miễn dịch cho trẻ là chiến lƣợc chủ yếu để kiểm
soát lâu dài đối với HBV [44], [49]. Để tiến tới khống chế và thanh toán
nhiễm HBV ở trong một nƣớc cũng nhƣ trên toàn thế giới thì việc tiêm phòng
vắc xin viêm gan B phải là Chƣơng trình tiêm chủng Quốc gia của từng nƣớc.
Ở Việt Nam, vắcxin VGB từ huyết tƣơng ngƣời sản xuất tại Viện Vệ sinh
dịch tễ Trung ƣơng đã đƣợc Bộ Y tế cho phép đƣa ra sử dụng rộng rãi để
phòng bệnh viêm gan B cho trẻ em trong Chƣơng trình Quốc gia Tiêm chủng

mở rộng từ năm 1997. Hiệu quả của vắc xin viêm gan B đạt 95% trong ngăn
ngừa lây nhiễm và các hậu quả mãn tính của nó [30]. Vắc xin ở trẻ sơ sinh đã
làm giảm đáng kể tỷ lệ mới mắc bệnh VGB mãn tính. Giữa giai đoạn tiền vắc


×