Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thực trạng nguồn lực và kiến thức, thực hành của cán bộ y tế về tiêm an toàn tại trạm y tế xã phường thành phố phủ lý tỉnh hà nam năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

CHU THỊ HỒNG HUẾ

THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ KIẾN THỨC, THỰC
HÀNH CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ TIÊM AN TOÀN TẠI
TRẠM Y TẾ XÃ/PHƢỜNG THÀNH PHỐ PHỦ LÝ
TỈNH HÀ NAM NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 02 01

Hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái
2. PGS.TS. Ngô Thị Nhu

THÁI BÌNH -2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng
Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng - Trường Đại học Y Dược
Thái Bình là cơ sở trực tiếp đào tạo cho tôi sự trưởng thành về kiến thức, kỹ
năng, phương pháp nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế Hà
Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và thu thập


số liệu để hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới hai Thầy, Cô hướng
dẫn của mình là PGS.TS Nguyễn Xuân Bái và PGS.TS. Ngô Thị Nhu. Hai
người Thầy đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm đề
tài giúp tôi vững bước trên con đường học tập và công tác sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cha mẹ của tôi, gia đình
của tôi, bạn bè và đồng nghiệp là hậu phương vững chắc đã cho tôi động lực
vươn lên trong học tập và cuộc sống. Trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, tháng 05 năm 2017

Chu Thị Hồng Huế


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này là của riêng tôi. Những số
liệu trong nghiên cứu là do tôi thu thập trong quá trình nghiên cứu và làm
việc tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam một cách tỷ mỷ, khoa học và
chính xác.
Kết quả thu thập được trong nghiên cứu chưa được đăng tải và
công bố trên bất kỳ một tạp chí hay công trình khoa học nào. Các bài trích
dẫn, các số liệu tham khảo đều là những tài liệu đã được công nhận.

Thái Bình, ngày 30 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Chu Thị Hồng Huế


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS:


Acquired Immunodeficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người)

BKT:

Bơm kim tiêm

CDC:

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
(The US Centers for Disease Control)

CI:

Confidence Interval (Khoảng tin cậy)

ĐDV:

Điều dưỡng viên

HBV:

Hepatitis B virus (vi rút viêm gan B)

HCV:

Hepatitis C virus (vi rút viêm gan C)

HIV:


Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)

NB:

Người bệnh

NKBV: Nhiễm khuẩn bệnh viện
NVYT: Nhân viên y tế
RTTQ:

Rửa tay thường quy

SIGN:

Safe Injection Global Network (Mạng lưới tiêm an toàn toàn cầu)

SL:

Số lượng

TAT:

Tiêm an toàn

TKAT:

Tiêm không an toàn

VSN:


Vật sắc nhọn

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Kiến thức liên quan đến tiêm an toàn ....................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................ 3
1.1.2. Kiểm soát nhiễm khuẩn liên quan đến tiêm an toàn ........................ 4
1.1.3. Phòng ngừa chuẩn liên quan đến tiêm an toàn ................................ 6
1.1.4. Nguyên nhân và những rủi ro xảy ra do tiêm không an toàn ........... 7
1.1.5. Nguồn lực phục vụ công tác tiêm an toàn ..................................... 13
1.2. Một số nghiên cứu về tiêm an toàn ........................................................ 16
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 16
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................ 18
1.3. Hệ thống tổ chức ngành Y tế Việt Nam ................................................. 21
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 25
2.1. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 25
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu..................................................................... 25
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 26
2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu....................................................... 26
2.2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu ............................................... 27

2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong thu thập số liệu nghiên cứu ................ 29
2.2.5. Kỹ thuật xử lý số liệu và biện pháp hạn chế sai số ........................ 30
2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành tiêm an toàn ................................. 31
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 33


Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 34
3.1. Thực trạng nguồn lực phục vụ tiêm an toàn tại các trạm y tế điều tra .... 34
3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ tiêm an toàn ......................... 34
3.1.2. Thực trạng trang thiết bị phục vụ tiêm an toàn .............................. 37
3.2. Kiến thức và thực hành của NVYT về tiêm an toàn ............................... 41
3.2.1. Kiến thức của NVYT về tiêm an toàn ........................................... 41
3.2.2. Thực hành tiêm an toàn của nhân viên y tế ................................... 48
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 52
4.1. Thực trạng nguồn lực phục vụ tiêm an toàn tại các trạm điều tra ........... 53
4.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực ........................................................... 53
4.1.2. Thực trạng trang thiết bị phục vụ tiêm an toàn .............................. 55
4.1.3. Thực trạng các mũi tiêm tại địa bàn nghiên cứu............................ 56
4.2. Kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về tiêm an toàn .................... 58
4.2.1. Kiến thức của nhân viên y tế về tiêm an toàn ................................ 58
4.2.2. Thực hành tiêm an toàn của nhân viên y tế ................................... 66
KẾT LUẬN ................................................................................................. 71
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn của NVYT tại địa bàn nghiên cứu .............. 34
Bảng 3.2. Thâm niên công tác của NVYT thuộc đối tượng nghiên cứu ....... 35

Bảng 3.3. Tỷ lệ NVYT đã được tập huấn về tiêm an toàn ............................ 35
Bảng 3.4. Tỷ lệ NVYT cho biết thời gian từ khi tập huấn tới nay ................ 36
Bảng 3.5. Bảng nhu cầu được tập huấn lại về tiêm an toàn của NVYT ......... 36
Bảng 3.6. Bảng phân cấp trạm y tế theo tiêu chuẩn và theo vùng ................ 37
Bảng 3.7. Thực trạng một số vật tư tiêu hao liên quan đến tiêm an toàn ....... 37
Bảng 3.8. Thực trạng một số trang thiết bị phục vụ hoạt động tiêm .............. 38
Bảng 3.9. Tỷ lệ trạm có dung dịch sát khuẩn tay nhanh, xà phòng rửa tay ... 39
Bảng 3.10. Số bệnh nhân nằm điều trị tại 21 trạm y tế .................................. 39
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân bị tai biến trong và sau khi tiêm........................ 40
Bảng 3.12. Tỷ lệ nhân viên y tế bị kim đâm vào tay trong 1 năm qua .......... 40
Bảng 3.13. Kiến thức của NVYT về khái niệm tiêm an toàn ....................... 41
Bảng 3.14. Tỷ lệ NVYT trả lời về số tiêu chuẩn đánh giá tiêm an toàn ....... 41
Bảng 3.15. Ý kiến của NVYT về chỉ định và hiệu quả tiêm thuốc hiện nay . 42
Bảng 3.16. Kiến thức của NVYT về mục đích của tiêm an toàn ................... 42
Bảng 3.17. Kiến thức của nhân viên y tế về nguyên nhân dẫn đến tiêm không
an toàn ........................................................................................ 43
Bảng 3.18. Kiến thức của NVYT về nguy cơ xảy ra khi tiêm không an toàn 44
Bảng 3.19. Kiến thức của nhân viên y tế về xử trí bệnh nhân bị sốc phản vệ.44
Bảng 3.20. Kiến thức của nhân viên y tế về vô khuẩn khi tiêm..................... 45
Bảng 3.21. Kiến thức của nhân viên y tế biết về phòng hộ cá nhân khi tiêm. 46
Bảng 3.22. Ý kiến của nhân viên y tế về sự cần thiết phải thực hiện các nội
dung trong thao tác tiêm ............................................................. 46
Bảng 3.23. Kiến thức của NVYT về xử lý bơm kim tiêm sau khi sử dụng ... 47


Bảng 3.24. Kiến thức của nhân viên y tế về mục đích của việc tiêu hủy đúng
cách vật dụng tiêm và vật sắc nhọn ............................................. 47
Bảng 3.25. Hiểu biết của NVYT về cách xử trí vật sắc nhọn đâm vào tay .... 48
Bảng 3.26. Thực hành vô khuẩn trong tiêm .................................................. 49
Bảng 3.27. Thực hành tiêm đảm bảo an toàn cho người bệnh ...................... 49

Bảng 3.28. Đánh giá thực hành tiêm an toàn của nhân viên y tế ................... 51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trạm có bác sĩ .................................................................. 34
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm chung về các mũi tiêm được quan sát ...................... 48
Biểu đồ 3.3. Quan sát thực hành kỹ thuật tiêm ............................................. 50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tiêm là một thủ thuật tương đối phổ biến
trong quá trình điều trị. Trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm một người nhận
khoảng 1,5 mũi tiêm. Tại các nước đang phát triển, hàng năm có khoảng 25 tỷ
mũi tiêm trong đó 90% với mục đích điều trị, 3-10% tiêm chủng, 1% nhằm
mục đích kế hoạch hóa gia đình và 1% được sử dụng trong truyền máu và các
sản phẩm của máu [50]. Tiêm có vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa
bệnh tại các cơ sở y tế nhất là tại các bệnh viện, đặc biệt nơi có nhiều người
bệnh nặng, nhưng hiện nay có khoảng 50% số mũi tiêm tại các nước đang
phát triển chưa đạt đủ các tiêu chuẩn cần thiết cho một mũi tiêm an toàn [15],
tỷ lệ này ở Nepan vào khoảng 15% [43]. Hậu quả của việc tiêm không an
toàn có thể gây ra những nguy cơ như áp xe, teo cơ tại vị trí tiêm, sốc phản vệ
và đặc biệt là nguy cơ lây truyền các virus qua đường máu như virus viêm
gan B, viêm gan C và HIV/AIDS cho cả người bệnh, nhân viên y tế và cộng
đồng [27]. Theo thống kê, từ mũi tiêm không an toàn có từ 2-9% các trường
hợp nhiễm HIV/AIDS hàng năm, 2 triệu người mỗi năm nhiễm viêm gan B,
C và 1,3 triệu người tử vong sớm/năm, phí tổn y tế trực tiếp là 535 triệu đô la
Mỹ/năm [33]. Vì vậy, hiện nay vấn đề tiêm an toàn là một trong những nội
dung đang được quan tâm ở nhiều nước [43].

Có nhiều lý do dẫn đến tiêm không an toàn, bên cạnh các động tác tiêm
hay gặp sai sót trong quá trình thực hiện các quy trình kỹ thuật tiêm thì
phương tiện, dụng cụ tiêm và vấn đề xử lý rác thải sau tiêm cũng là những
yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến mũi tiêm không an toàn [19].
Các trạm y tế xã/phường là đơn vị y tế cơ sở, thực hiện nhiêm vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu, sơ cứu, cấp cứu, điều trị các bệnh lý thông thường. Số
lượt người bệnh nằm điều trị nội trú không nhiều nhưng hàng năm các trạm y
tế xã/ phường đã có hàng triệu mũi tiêm được thực hiện chủ yếu là tiêm chủng


2

mở rộng. Tuy vậy, cho tới nay trên địa bàn tỉnh nói chung và tại thành phố
Phủ lý nói riêng chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào xem xét thực trạng
nguồn lực và kiến thức, thái độ, thực hành của các nhân viên y tế đang công
tác tại các trạm y tế xã, phường về tiêm an toàn. Câu hỏi được đặt ra là: Vậy
thực trạng nguồn lực đảm bảo tiêm an toàn cũng như kiến thức, thái độ, thực
hành của các nhân viên y tế về tiêm an toàn như thế nào? Chính vì vậy chúng
tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng nguồn lực và kiến thức, thực
hành của nhân viên y tế về tiêm an toàn tại trạm y tế xã/phƣờng thành
phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2016”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả thực trạng nguồn lực đảm bảo tiêm an toàn tại 21 trạm y tế
xã/phường thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2016.

2.


Đánh giá kiến thức và thực hành về tiêm an toàn của nhân viên y tế
tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Kiến thức liên quan đến tiêm an toàn
1.1.1. Một số khái niệm
Kiến thức: Theo Random House, kiến thức là những kinh nghiệm,
những sự kiện có thực phản ánh trí thông minh của con người, được hình
thành qua học tập, quan sát và kinh nghiệm.
Thái độ: Theo Ajzenn và Ford, thái độ là biểu hiện sự bằng lòng
hoặc phản đối một vấn đề nào đó. Thái độ rất quan trọng đối với hành vi
của con người.
Thực hành: là công việc thực tế đã đạt được qua thực hiện các kỹ năng
và kỹ xảo.
Tiêm an toàn: Tiêm an toàn (TAT) là mũi tiêm có sử dụng phương
tiện tiêm vô khuẩn, phù hợp với mục đích, không gây hại cho người được
tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện tiêm, và không
gây chất thải nguy hại cho người khác. Hay nói cách khác, tiêm an toàn là
mũi tiêm “An toàn cho người bệnh, an toàn cho cộng đồng và an toàn cho
cán bộ y tế” [13].
Phòng ngừa chuẩn: Phòng ngừa chuẩn là tổng hợp các phương pháp
“Dự phòng phổ cập” (nhằm giảm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh
đường máu) và “cách ly chất tiết và chất thải của cơ thể” (nhằm làm giảm
nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh từ chất tiết, chất thải của cơ thể) [6].
Nhiễm khuẩn bệnh viện: Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn mà

người bệnh mắc phải trong thời gian nằm viện. Thông thường nhiễm khuẩn


4

bệnh viện xảy ra sau 48 giờ nhập viện. Nhiễm khuẩn này không hiện diện
cũng như không ở trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện [4], [6].
1.1.2. Kiểm soát nhiễm khuẩn liên quan đến tiêm an toàn
Mặc dù kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện ngày càng được
nâng cao, kháng sinh mới có phổ tác dụng rộng hiện nay rất đa dạng và biện
pháp kiểm soát nhiễm khuẩn được tăng cường, song nhiễm khuẩn bệnh viện
vẫn chưa giảm và trong tương lai nó vẫn là một trong những thách thức không
nhỏ đối với những nhà quản lý bệnh viện, những nhà nghiên cứu, thầy thuốc
và điều dưỡng viên lâm sàng.
Thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) vào khoảng 510% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển,
cá biệt một số nước tỷ lệ này còn lên đến 25% [35]. Các điều tra liên quốc gia
do các nước và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện cho thấy: nhiễm
khuẩn bệnh viện ở các nước châu Âu và khu vực Tây Thái Bình Dương từ
7,7% - 9%; tỷ lệ này cao hơn ở Trung Đông và khu vực Đông Nam Á: 11,8%
và 10% [49].
Nhiễm khuẩn bệnh viện cũng làm gia tăng tỷ lệ tử vong tại bệnh viện.
Đồng thời, NKBV kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7 đến 15 ngày,
làm gia tăng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh. Do đó, chi phí cho
NKBV thường tăng gấp 2-4 lần so với các trường hợp không NKBV [4].
Tại Việt Nam, theo kết quả của ba cuộc điều tra cắt ngang quốc gia
được thực hiện vào các năm 1998, 2001 và 2005 thì tỷ lệ NKBV lần lượt là
11,5%, 6,8% và 5,7% [10]. Kết quả điều tra theo vùng, cụm bệnh viện mới
đây thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện dao động từ 5,5-8% [10]. Vào bất cứ thời
điểm nào cũng có khoảng 4.000-5.000 ca NKBV trong đó chưa kể số bệnh
nhân điều trị tại tuyến huyện. Phổ biến nhất là: nhiễm khuẩn hô hấp (41,9%),



5

nhiễm khuẩn vết mổ (27,5%), nhiễm khuẩn tiết niệu (13,1%). Lý do làm
NKBV không giảm là do bệnh viện ngày càng có nhiều thủ thuật can thiệp,
tác nhân gây bệnh ngày càng phức tạp, người bệnh vào viện điều trị thường
nặng và dễ bị phơi nhiễm, phương thức lây bệnh ngày càng phức tạp trong khi
các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn vẫn còn đơn giản [21].
Theo WHO từ năm 2000 đến năm 2010, ở các nước đang phát triển,
số lượng tiêm trung bình mỗi người mỗi năm giảm từ 3,40 xuống 2,88; trong
khi tỷ lệ tái sử dụng thiết bị tiêm giảm từ 39,8% xuống 5,5%. Kết hợp cả hai
yếu tố, số lần tiêm không an toàn trên người mỗi năm giảm từ 1,35 xuống
0,16. Ngay cả khi tiến bộ đáng kể đã được thực hiện, khu vực Đông Địa
Trung Hải vẫn còn có vấn đề, với 0,57 lần tiêm không an toàn cho mỗi người
mỗi năm. Tại châu Phi hạ Sahara và Mỹ Latinh, người ta nhận được bình
quân chỉ 0,04-0,05 lần tiêm không an toàn mỗi năm [50].
Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Việt Nam cũng đã được quan tâm
thông qua việc xây dựng các văn bản, tài liệu hướng dẫn, các chương trình
huấn luyện,… Hàng năm, trong tiêu chuẩn kiểm tra bệnh viện, các tiêu chí và
tỷ lệ điểm kiểm tra về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn là những chỉ số đánh
giá chất lượng khám chữa bệnh quan trọng .
Năm 1997, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế bệnh viện, trong đó có quy
chế chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện và quy chế xử lý chất thải y tế [1],
[5]. Năm 2009, Bộ Y tế tiếp tục ra Quyết định số 1040/2009/QĐ-BYT về việc
ban hành Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện tập I;
Thông tư số 18/2009/TT-BYT về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước,
tư nhân [5]. Trong các văn bản đó đã đề cập đến khá nhiều nội dung liên quan
đến tiêm an toàn như: vệ sinh tay; thực hiện các quy định về vô khuẩn; làm



6

sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phương tiện chăm sóc, điều trị; quản
lý chất thải; cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện,…
Kiểm soát nhiễm khuẩn và tiêm an toàn luôn có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Thực hiện các mũi tiêm an toàn sẽ góp phần giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn
bệnh viện và thực hiện tốt việc kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ tăng tỷ lệ các mũi
tiêm an toàn. Trong mối liên hệ với tiêm an toàn, một số giải pháp thực hành
kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm: (1) Sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn; (2)
Phòng ngừa sự nhiễm bẩn phương tiện và thuốc tiêm; (3) Phòng ngừa các tác
nhân gây bệnh cho người tiêm do mũi kim tiêm; và (4) Cô lập và quản lý triệt
để bơm kim tiêm đã dùng. Ngoài ra còn một số giải pháp khác liên quan đến
việc sản xuất bơm kim tiêm, hành vi thực hành của nhân viên y tế (rửa tay,
mang găng khi tiêm,…) [6].
1.1.3. Phòng ngừa chuẩn liên quan đến tiêm an toàn
Phòng ngừa chuẩn là tổng hợp các phương pháp nhằm giảm nguy cơ
lây truyền tác nhân gây bệnh đường máu giảm nguy cơ lây truyền tác nhân
gây bệnh từ chất tiết, chất thải của cơ thể. Mục đích của phòng ngừa chuẩn là
giảm nguy cơ lây truyền vi sinh vật từ nguồn nhiễm khuẩn đã biết hay chưa
biết rõ tại bệnh viện. Nguyên tắc của phòng ngừa chuẩn là coi tất cả mọi
người (cả người bệnh và nhân viên y tế) đều có nguy cơ truyền bệnh và nguy
cơ nhiễm bệnh. Do đó, thực hiện tốt phòng ngừa chuẩn chính là biện pháp
thiết yếu để dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp cho nhân viên y tế [4],[39].
Có hai cấp độ của phòng ngừa chuẩn. Đó là phòng ngừa chuẩn áp dụng
với tất cả người bệnh sử dụng dịch vụ y tế và phòng ngừa dựa vào đường
truyền bệnh chỉ áp dụng với những bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện.
Nội dung của phòng ngừa chuẩn liên quan đến tiêm an toàn bao gồm:
(1) Rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh; (2) Sử dụng trang phục phòng



7

hộ cá nhân để tránh tiếp xúc với máu, dịch tiết; (3) Sử dụng những phương
tiện và thực hành chăm sóc an toàn; (4) Phòng ngừa tổn thương do vật sắc
nhọn và mũi kim đâm [6].
Vệ sinh bàn tay là thành phần cơ bản của phòng ngừa chuẩn và là biện
pháp hiệu quả nhất trong nỗ lực kiểm soát sự lây truyền tác nhân gây bệnh
trong các cơ sở y tế. Vệ sinh bàn tay đối với nhân viên y tế (NVYT) được
hiểu như thuốc kháng sinh hữu hiệu, ít tốn kém nhất, đơn giản nhất để giữ cho
bệnh viện có được môi trường sạch. Bác sỹ và người bệnh có được rào chắn
an toàn trước sự tấn công của vi khuẩn từ đó có thể tránh được các NKBV do
bàn tay không sạch gây nên. Nếu cán bộ y tế thực hiện nghiêm việc rửa tay
đúng quy trình sẽ giúp giảm 50% số ca nhiễm khuẩn bệnh viện. Ngược lại,
nếu không làm tốt công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện, các bệnh nguy
hiểm sẽ lan ra các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, sau đó lây nhiễm
sang người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế [14][31]. Tuy nhiên, hiện nay các
nhân viên y tế vẫn chưa chú ý đến việc rửa tay, đặc biệt là việc rửa tay trước
khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân. Chính vì vậy, WHO đã ra lời kêu gọi tất cả
các nhân viên làm việc tại bệnh viện cần phải rửa tay thường xuyên hơn nữa
bằng dung dịch sát khuẩn và nếu không có những dung dịch này thì nhất thiết
phải rửa bằng xà phòng thường.
1.1.4. Nguyên nhân và những rủi ro xảy ra do tiêm không an toàn
* Nguyên nhân của việc tiêm không an toàn
Hiện nay, vấn đề tiêm không an toàn vẫn xảy ra phổ biến tại các nước
đang phát triển và các nước kém phát triển. WHO gọi tiêm không an toàn là
dịch bệnh thầm lặng làm lây truyền viêm gan B, C và HIV. Có nhiều lý do dẫn
đến việc tiêm thiếu an toàn bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan [27].



8

Đầu tiên phải kể đến vấn đề lạm dụng thuốc tiêm trong điều trị bệnh.
Có nhiều người bệnh thay vì có thể điều trị bằng thuốc uống thì vẫn được sử
dụng thuốc tiêm. Đối với người bệnh, họ thường đề nghị hoặc yêu cầu bác sĩ
cho dùng thuốc tiêm vì họ tin rằng việc sử dụng thuốc tiêm sẽ giúp họ nhanh
khỏi bệnh hơn so với thuốc uống. Với thầy thuốc, vì muốn thỏa mãn nhu cầu
của người bệnh nên sẽ tiêm cho họ mặc dù bệnh đó có thể được điều trị bằng
phương pháp khác. Nếu họ không làm như thế người bệnh sẽ cho rằng họ
không quan tâm, đôi khi thắc mắc hoặc kiện cáo. Trong một số trường hợp,
họ cũng tin rằng thuốc tiêm cũng sẽ nhanh khỏi hơn thuốc uống, đưa ra chỉ
định thuốc tiêm chưa hợp lý hoặc có thể họ muốn có lợi ích tài chính cao
hơn. Đôi khi việc thiếu sự trao đổi giữa người sử dụng dịch vụ và người
cung cấp dịch vụ có thể cũng góp phần trong việc lạm dụng tiêm [29].
Chính vì việc lạm dụng thuốc tiêm đã dẫn đến số mũi tiêm ngày càng
nhiều và nguy cơ xảy ra mũi tiêm không an toàn lại càng lớn. Do đó, nếu hạn
chế được các mũi tiêm không cần thiết không chỉ làm giảm được một nửa số
mũi tiêm không an toàn mà còn làm giảm việc lây truyền các tác nhân gây
bệnh qua đường máu, tiết kiệm nguồn lực y tế đồng thời sẽ giảm bớt gánh
nặng kinh tế của người bệnh. Theo hướng dẫn của WHO, trong khi sử dụng
thuốc phải đảm bảo đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng
đường dùng và đúng thời gian [3], [7].
Cũng theo WHO, tại một số khu vực, việc sử dụng thuốc tiêm đã hoàn
toàn vượt qua các nhu cầu thực tế. Ước tính cứ 10 bệnh nhân thì có 9 bệnh
nhân cho rằng mình đã tiêm một lần, trên 70% trong số đó là không cần thiết
hoặc có thể dùng thuốc uống thay cho việc tiêm. Việc lạm dụng thuốc tiêm xảy
ra nhiều hơn ở các nước có thu thập nhấp, một thống kê tại 13 nước có thu
nhập thấp cho thấy trung bình mỗi người nhận 1,5 mũi tiêm một năm, dao động
từ 1,2 (ở Tanzania và Ấn Độ) đến 8,5 (ở Pakistan). 8 trong số 13 quốc gia này,



9

25%-96% bệnh nhân ngoại trú được tiêm ít nhất một lần, 5/13 nước có từ 70%99% mũi tiêm được đánh giá là không cần thiết, như tại Tanzania là 70%,
Indonesia 82% và Moscow lên đến 99% [43], [49].
Một nghiên cứu tại Banglades cũng cho thấy, khi quan sát 175 mũi
tiêm thì có đến 97 mũi tiêm là không cần thiết (55%). Trong số này, 87 mũi
tiêm được dùng cho các trường hợp không đảm bảo hiệu quả điều trị bằng
cách tiêm và 10 mũi tiêm sử dụng thuốc không thích hợp. Kết quả phỏng vấn
79 bác sĩ điều trị cho kết quả: 68% bác sĩ cho rằng các loại thuốc tiêm có thể
được thay thế một phần bằng thuốc uống [34],[35]. Tuy nhiên, có 29% bác sĩ
cho rằng sẽ điều trị bằng cách tiêm cho các trường hợp bị sốt, 33% điều trị
bằng đường uống và 28% điều trị bằng cả hai cách. Có15% bác sĩ cho rằng
chính họ đã từng kê đơn quá nhiều thuốc khi tiêm và 97% bác sĩ cho rằng
thuốc tiêm có tác dụng nhanh hơn thuốc uống, 3% cho rằng điều trị bằng cách
tiêm sẽ mang lại lợi ích tài chính cao hơn [37].
Nghiên cứu của Vụ Điều trị Bộ Y tế, tại 8 tỉnh thì trung bình mỗi
người bệnh điều trị nội trú được tiêm 2,2 mũi/ngày [10]. Nghiên cứu của Vũ
Thị Liên tại bệnh viện Định Quán cho kết quả: 82% NVYT cho rằng người
bệnh và người nhà thích được tiêm hơn uống, 58% cho rằng chỉ định tiêm là
quá mức cần thiết [18].
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến việc tiêm không an toàn là do ý thức
của cán bộ y tế. Một số cán bộ y tế chưa tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình kỹ
thuật tiêm như vẫn dùng chung bơm kim tiêm cho những loại thuốc khác
nhau, cho những người bệnh khác nhau; dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc
và rút thuốc nhiều lần, lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc; chưa thường xuyên
rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc; dùng lại kim tiêm để tiêm lại cho người
bệnh sau mũi tiêm đầu thực hiện không thành công; cắt giảm các bước của



10

quy trình tiêm: khi đi tiêm không mang đủ cơ số thuốc cấp cứu sốc phản vệ,
không có hộp an toàn, không có dây garo khi tiêm tĩnh mạch, không sử dụng
xe tiêm, khay đựng bơm kim tiêm khi đi tiêm; thao tác tiêm chưa tốt [36][41].
Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc tiêm không an toàn đó là
thiếu phương tiện hoặc phương tiện tiêm không phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Trong đó có thể kể đến đó là không đủ bồn rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay
nhanh, kim tiêm quá to hoặc quá nhỏ so với chỉ định tiêm, buồng bệnh chật
chội hoặc ô nhiễm, thiếu hộp an toàn, thiếu các điều kiện vô trùng, khử trùng,
tiệt trùng dụng cụ [26].
Đánh giá được thực hiện ở nhiều quốc gia đã cho thấy rằng bơm tiêm
và kim tiêm thường chỉ rửa sạch bằng nước ấm giữa các mũi tiêm. Trên thế
giới, có đến 40% mũi tiêm dùng bơm kim tiêm sử dụng lại mà không được
khử trùng và ở một số nước tỷ lệ này cao đến 70%. Tại một số nước, hoạt
động kiểm tra, giám sát việc tái sử dụng bơm kim tiêm (BKT) không được
thực hiện một cách chặt chẽ đã dẫn đến việc các bơm kim tiêm không được
xử lý an toàn được bày bán tại các chợ đen và điều này đã làm cho hàng triệu
người bị nhiễm trùng [30].
Các nguyên nhân khác bao gồm tình trạng quá tải người bệnh, quá tải
công việc, thiếu nhân lực,… Theo lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh thì
hiện nay 100% bệnh viện chưa tuyển đủ biên chế so với định mức quy định
của Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV [9] do việc thực hiện quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Việc thiếu nhân lực khám chữa bệnh
sẽ dẫn đến tình trạng quá tải công việc. Theo đánh giá của Hội điều dưỡng
Việt Nam năm 2015 trung bình một điều dưỡng phải thực hiện 10 mũi tiêm



11

một ngày, nghiên cứu của Phạm Ngọc Tâm thì con số này là 16,8 mũi tiêm
đó là chưa kể đến những công việc chuyên môn khác [22].
* Những rủi ro xảy ra do tiêm không an toàn
Tiêm không an toàn không chỉ gây nguy cơ lây bệnh hết sức nguy hiểm
cho người được tiêm, nguy cơ phơi nhiễm cho người tiêm mà còn gây thiệt hại
rất lớn về kinh tế và ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng. Từ mũi tiêm không
an toàn có thể là tác nhân gây nên 40 loại bệnh khác nhau trong đó phải kể đến
là viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, uốn ván,…
từ đó làm tăng rủi ro và gánh nặng của các bệnh truyền nhiễm [32].
Theo ước tính của WHO, mỗi năm từ mũi tiêm không an toàn đã làm
ảnh hưởng đến 10-26 triệu người, làm cho 417.000 - 1,3 triệu người tử vong,
mất 26 triệu năm sống [47], phí tổn y tế gián tiếp là 535 triệu đô la Mỹ/năm.
Cũng từ mũi tiêm không an toàn có từ 8-16 triệu người mắc bệnh viêm gan B
(HBV) mỗi năm, 2,3-4,7 triệu người mắc bệnh viêm gan C (HCV) trên toàn
thế giới [27]. Theo thống kê của WHO thì năm 2000 có 260.000 ca mới
nhiễm HIV/AIDS do tiêm thiếu an toàn gây nên và con số này vào năm 2008
đã lên đến 340.000 ca. Số lượng ca mắc mới viêm gan B, viêm gan C và
HIV/AIDS do tiêm thiếu an toàn gây nên chiếm 32%, 40%, và 5% trường hợp
mắc bệnh [50]. Đặc biệt tại Nam Á, tỷ lệ nhiễm HIV do tiêm không an toàn
(TKAT) chiếm đến 9% các trường hợp [39].
Đối với vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em, ước tính mỗi năm có khoảng
0,12% số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là hậu quả của việc tiêm không an
toàn. Trong đó, 989 trường hợp chết vì HIV/AIDS, 628 trường hợp tử vong
vì vi rút viêm gan B và 45.992 tử vong vì nhiễm trùng máu [44]. Số ca tử
vong mẹ mỗi năm vì nhiễm virut viêm gan B, nhiễm trùng máu do hậu quả
của tiêm không an toàn lần lượt là 7.270 và 4.492 ca. Trên toàn thế giới,



12

nếu khắc phục được vấn đề tiêm không an toàn thì có thể giảm được 2,3% số
ca tử vong mẹ [49].
Phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất là phơi nhiễm với tác nhân gây
bệnh theo đường máu. Tổn thương gây nhiễm khuẩn phổ biến nhất là do kim
tiêm đâm, trong đó đối tượng hay bị nhất là điều dưỡng viên (44%-72%), sau
đó là bác sĩ (28%), kỹ thuật viên xét nghiệm (15%), hộ lý/người làm vệ sinh
(3%-16%) và cuối cùng là nhân viên hành chính và khách (1%-6%). Tiêm
không an toàn cũng làm tổn hại tới cộng đồng do cơ sở hạ tầng không tốt và
xử lý rác thải không an toàn [18].
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) ước tính có khoảng hơn
200.000 trường hợp NVYT bị nhiễm HBV ở Hoa Kỳ mỗi năm, dẫn đến
10.000 trường hợp nằm viện, 250 trường hợp tử vong do viêm gan bùng phát,
4.000 trường hợp tử vong do xơ gan và 800 trường hợp tử vong do ung thư
gan. Còn tại Anh, một nghiên cứu tại 4 bệnh viện cho thấy có 170 trường hợp
nhân viên y tế bị tai nạn (140 qua da và 30 qua niêm mạc) được báo cáo trong
năm 2015 [50].
Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm viêm gan C, viêm gan B
và HIV/AIDS gây ra bởi kim đâm chiếm tỷ lệ khá cao so với các khu vực
khác (tỷ lệ lần lượt là 41%, 36% và 3,7%). Theo thống kê, có khoảng 29%
nhân viên y tế báo cáo bị kim đâm trong vòng 12 tháng gần nhất mà nguyên
nhân được chỉ ra là do việc sử dụng hai tay để đậy nắp kim tiêm đã sử dụng
và thiếu hộp đựng vật sắc nhọn, nhân viên y tế nói rằng họ bị rủi ro do vật
sắc nhọn trung bình 1-1,5 lần/năm [27].
Điều tra của Hà Thị Kim Phượng thực hiện tại 3 bệnh viện ở Hà Nội
cho thấy, trong số 642 nhân viên y tế được phỏng vấn có 71,2% người có bị
rủi ro nghề nghiệp do vật sắc nhọn trong khi làm việc, trong đó có 42,9%



13

trường hợp xảy ra khi tiến hành tiêm. Đã có từ 1,5%-3,9% số NVYT bị phơi
nhiễm với người bệnh HIV/AIDS, 11% với viêm gan B, C,… nguy hiểm nhất
52,8% số NVYT bị tai nạn rủi ro mà không hề có thông tin gì về người bệnh
mà họ đã tiếp xúc [21].
Như vậy có thể thấy, số lượng ca nhiễm khuẩn do tiêm thiếu an toàn là
rất lớn và để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Tuy vậy, theo CDC và WHO
thì trên 80% tổn thương do kim tiêm có thể ngăn ngừa được bằng cách sử
dụng dụng cụ tiêm an toàn; kết hợp với công tác giáo dục và đào tạo, giám sát
và kiểm tra việc thực hành tiêm của NVYT.
Để nhằm hạn chế các nguy cơ rủi ro do tiêm không an toàn, năm 1999,
Tổ chức Y tế Thế giới đã thành lập Mạng lưới tiêm an toàn toàn cầu (SIGN)
với sự hợp tác của các tổ chức như GAVI, UNICEF, UNFPA,... Chương trình
an toàn tiêm bao gồm ba chiến lược chính nhằm cải thiện trong thực hành
tiêm. Bao gồm: (1) Thay đổi hành vi của người bệnh và nhân viên y tế để
giảm lạm dụng tiêm và đạt được an toàn tiêm; (2) Đảm bảo sự sẵn có các
dụng cụ tiêm có chất lượng; và (3) Quản lý chất thải sắc nhọn. Thực hiện các
chiến lược này sẽ tạo điều kiện cải thiện an toàn người bệnh bằng cách ngăn
chặn việc tái sử dụng các dụng cụ tiêm hoặc giảm các mũi tiêm không cần
thiết; đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế không bị chấn thương do kim tiêm,
cung cấp vaccin viêm gan B hoặc điều trị dự phòng phơi nhiễm và an toàn
cộng đồng thông qua quản lý an toàn chất thải sắc nhọn. Kết quả tại các nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển đã cho thấy hiệu quả của các
biện pháp can thiệp trong việc cải thiện an toàn tiêm .
1.1.5. Nguồn lực phục vụ công tác tiêm an toàn
* Nhân lực
Song song với sự phát triển của xã hội, điều dưỡng đang là một nghề
thu hút được sự quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế



14

giới. Trực tiếp chăm sóc người bệnh, gia đình và cộng đồng, điều dưỡng viên
đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chữa bệnh và nâng cao sức
khỏe cho xã hội. Tuy vậy, nhu cầu về nhân lực Điều dưỡng ở nước ta còn rất
lớn đặc biệt là tại các cơ sở y tế nhà nước. Theo thống kê của Bộ Y tế thì tỷ số
điều dưỡng và hộ sinh (gồm cả đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ học) so với
số bác sỹ là 1,6. Số này thấp so với quy hoạch của Chính phủ yêu cầu tại các
cơ sở khám chữa bệnh có 3-3,5 điều dưỡng/bác sỹ [7], [9].
Theo dự báo của Bộ Y tế, đến năm 2015 cả nước cần tới gần 1,5 triệu
điều dưỡng mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hiện nay đang có
những mâu thuẫn rất lớn giữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân đòi
hỏi cả về số lượng và chuẩn mực chăm sóc ngày càng cao. Những bất hợp lý
về cơ cấu, số lượng, chất lượng và tỷ lệ giữa các bộ phận của ngành y tế đang
cản trở đến việc triển khai thực hiện các văn bản của Bộ Y tế về chăm sóc
người bệnh toàn diện trên phạm vi toàn quốc. Số lượng điều dưỡng được đào
tạo không phải là ít, nhưng ở đây là vấn đề tuyển và sử dụng. Hiện nay số
điều dưỡng trung cấp được đào tạo ở hầu hết các tỉnh, nên việc bảo đảm về số
lượng không phải là vấn đề lớn, mà cần chú trọng chất lượng và từng bước
nâng cấp họ lên trình độ cử nhân. Hiện nay các bệnh viện đang thực hiện tự
chủ về nhân lực và tài chính nên tuyển ít điều dưỡng để tiết kiệm chi phí đã
ảnh hưởng đến công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh [9].
* Trang thiết bị sử dụng khi tiêm
Trang bị đủ các phương tiện cần thiết được sử dụng trong bệnh viện
như: Thiết bị vệ sinh để rửa tay thường quy, xe tiêm, bao túi ni lông và hộp
kháng thủng,… đó là một trong những nguyên tắc chung của các biện pháp
phòng chống nhiễm khuẩn nghề nghiệp tại cơ sở y tế [47].



15

Để điều dưỡng viên có điều kiện thuận lợi, thực hiện tốt nhất những
mũi tiêm an toàn, cần cung cấp đầy đủ các y dụng cụ, trang bị phòng hộ tối
thiểu nhất, thực hiện đúng các quy trình khử khuẩn, đảm bảo mỗi một lần
tiêm, người bệnh được dùng bơm tiêm, kim tiêm vô khuẩn và đảm bảo thực
hiện đúng quy trình tiêm, hạn chế tối đa số lần tiêm không an toàn. Trên thực
tế một số cơ sở y tế vẫn chưa đảm bảo đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công
tác tiêm an toàn hoặc có trang bị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quy định.
Xe tiêm, khay đựng dụng cụ tiêm là phương tiện không thể thiếu trong
hoạt động tiêm truyền cho người bệnh. Trong quá trình sử dụng những dụng
cụ này có thể bị dính máu, dịch tiết của cơ thể cũng như các nguồn lây khác
từ hoạt động khám chữa bệnh. Để tránh lây chéo và đảm bảo dụng cụ sạch
trong khi tiêm, chúng ta phải vệ sinh xe tiêm, khay tiêm sạch sẽ hàng ngày
theo quy trình. Các dụng cụ y tế sử dụng lại phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn
tập trung tại bộ phận (đơn vị) tiệt khuẩn và phải bảo đảm vô khuẩn từ khâu
tiệt khuẩn, lưu trữ, vận chuyển cho tới khi sử dụng cho người bệnh. Các dụng
cụ, thiết bị, phương tiện chăm sóc và điều trị sau khi sử dụng cho mỗi người
bệnh nếu sử dụng lại phải được xử lý theo quy trình thích hợp [5]. Bộ dụng cụ
vô khuẩn để tiêm gồm: 01 khay quả đậu; 01 trụ cắm panh; 02 panh (01 panh
có mấu; 01 panh không mấu); 01 kéo thẳng; 01 lọ bông phải được hấp sấy,
tiệt khuẩn hàng ngày, sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo vô khuẩn khi tiêm.
Hộp an toàn phải được treo trên các xe tiêm hoặc bàn tiêm, khi hộp đầy
3/4 dán kín miệng chuyển đi tiêu đốt cùng chất thải lây nhiễm ở nơi thiêu đốt
tập trung ngoài cơ sở khám, chữa bệnh [4][48].
Trang thiết bị phục vụ công tác rửa tay thường quy cũng là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần tiêm an toàn, Thông tư số 18/2009/TTBYT về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện quy định các khoa lâm sàng phải


16


có ít nhất một buồng thủ thuật có đủ trang thiết bị, thiết kế đáp ứng yêu cầu
kiểm soát nhiễm khuẩn: có bồn rửa tay, vòi nước, nước sạch, xà phòng hoặc
dung dịch rửa tay, khăn lau tay, bàn chải chà tay, bàn làm thủ thuật, tủ đựng
dụng cụ vô khuẩn, thùng đựng chất thải [5].
Điều 10, Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011
Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện quy
định khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải
chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng
thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ
chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất [7].
Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc, bao gồm: 07 khoản [2] [8].
1.2. Một số nghiên cứu về tiêm an toàn
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Thực hành tiêm không an toàn đã được báo cáo từ nhiều quốc gia, bao
gồm Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Nepal,… Thực hành tiêm không an toàn
cũng xảy ra khá phổ biến ở các nước thu nhập thấp khác. Một đánh giá toàn
diện tất cả các nghiên cứu và báo cáo liên quan đến thực hành tiêm an toàn tại
19 quốc gia có thu nhập thấp, và dựa trên những kết quả ước tính tỷ lệ tiêm
không an toàn. Tiêm không an toàn trong trường hợp này chỉ bao gồm những
mũi tiêm có bơm tiêm, kim tiêm hoặc cả hai được tái sử dụng mà không được
khử khuẩn. Kết quả cho thấy có 14 nước ít nhất có 50% mũi tiêm được coi là
không an toàn [49].
Nghiên cứu kiến thức và thực hành về an toàn tiêm của 122 điều dưỡng
tại một bệnh viện ở Nepan cho thấy chỉ có 13,1% điều dưỡng có kiến thức
đầy đủ về tiêm an toàn. Tỷ lệ đối tượng biết tiêm không an toàn có thể làm lây
nhiễm HIV/AIDS, HBV và HCV lần lượt là 86,2%; 55,3%; 38,3% và 37,2%



×