Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

THỰC TRẠNG SD CP VS TRONG xử lý PHÂN gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.99 KB, 46 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHẾ
PHẨM VI SINH TRONG XỬ LÝ PHÂN GÀ
TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người thực hiện

: ĐỖ THỊ HUYỀN

Lớp

: LTK61KHMT

Khóa

: 61

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. ĐINH HỒNG DUYÊN
Địa điểm thực tập

: H.Chương Mỹ - TP. Hà Nội



HÀ NỘI - 2018

2


LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các
thầy cô giáo trong Khoa Môi Trường – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các
bác, các cô, các chú, các anh chị ở nơi thực tập cùng bố mẹ và bạn bè.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn trân thành và sâu sắc nhất đến cô
giáo TS.Đinh Hồng Duyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin trân thành cảm ơn UBND huyện Chương Mỹ và trạm thú ý
huyện Chương Mỹ nơi tôi thưc tập đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng
hộ, động viên và quan tâm trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian, tài
chính và trình độ nghiên cứu của bản than còn hạn chế nên khi thực hiện đề
tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan
tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đề Khóa luận tốt nghiệp
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Đỗ Thị Huyền


i


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất
nước thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăn nuôi ngày
càng đòi hỏi cao hơn không những về cả số lượng mà cả về chất lượng. Đi đôi
với việc phát triển chăn nuôi, một số vấn đề cần quan tâm giải quyết đó là bảo
vệ môi trường, giảm thiểu những chất thải và chất độc do chăn nuôi gây ra
đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội.
Do được chú trọng và quan tâm nhiều, nên các cơ sở chăn nuôi ở nước ta
với quy mô lớn ngày càng được xây dựng và mở rộng. Tuy nhiên, hơn 80%
tổng số các cơ sở chăn nuôi này là tự phát và được xây dựng ngay trong khu
dân cư, trên đất vườn nhà của gia đình. Các cơ sở chăn nuôi phát triển mạnh
mẽ kéo theo đó là lượng chất thải chăn nuôi cũng tăng lên không ngừng.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 24,4 triệu con gia
cầm. Theo thống kê của chi cục thú y Hà Nội (tháng 5/2017) huyện Chương
Mỹ có tổng đàn gia cầm khoảng 3,3 triệu con trong đó tổng đàn gà khoảng 2,6
triệu con. Ngành chăn nuôi gia cầm của huyện phát triển nhanh về cả quy mô
và sản lượng cùng với đó là lượng chất thải lớn phát sinh trong quá trình chăn
nuôi dẫn đến các hệ lụy không thể tránh khỏi đến môi trường khi công tác
quản lý và xử lý chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh những kết quả đạt
được về kinh tế thì vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường do chất thải chăn
nuôi vẫn chưa được địa phương quan tâm đúng mức. Hiện nay, môi trường
trong xã đang bị suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng từ chất thải chăn nuôi.
Hiện nay, chế phẩm vi sinh đã và đang được sử dụng phổ biến trong
ngành chăn nuôi bởi những lợi ích to lớn mang lại cho người chăn nuôi để
giải quyết các vấn đề nan giải từ trước tới nay như ô nhiễm môi trường, bệnh

tật, chi phí vệ sinh chuồng trại, chi phí xử lý chất thải… Tuy nhiên chế phẩm
vi sinh vẫn chưa phổ biến nhất định với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và hộ
1


gia đình. Xuất phát từ vấn đề trên, em thực hiện đề tài:“Đánh giá thực trạng
sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý phân gà tại huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng sử dụng các loại chế phẩm vi sinh vật hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả sử dụng chế phẩm vi
sinh trong xử lý phân

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi gà trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới
Chăn nuôi gia cầm thế giới được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất
lượng, đặc biệt từ thập kỷ 40 trở lại đây. Tính đến nay tổng đàn gia cầm thế
giới đã lên tới 40 tỷ con, trong đó trên 95% là gà, gà tây trên 2%; vịt gần 2%
và một số gia cầm khác như: ngan, ngỗng, gà phi, chim cút, bồ câu. Do đặc
điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và trình độ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chăn nuôi gia cầm cùng với thói quen tiêu
dùng mà đàn gia cầm phân bố không đồng đều. Nghề nuôi gà thật sự phát
triển ở Châu Á từ những năm 1990 và đã trở thành ngành kinh tế chủ lực. Và
hiện nay, Châu Á đang là Châu lục chăn nuôi gà nhiều nhất thế giới bởi điều
kiện khí hậu nơi đây thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài
gia cầm. Trên 50% đàn gà được nuôi ở châu Mỹ, Hoa Kỳ là nước nuôi nhiều

gà công nghiệp nhất (trên 40%), rồi đến một số nước Tây âu, trong khi đó gà
lông màu, gà địa phương nuôi trang trại và chăn thả lại tập trung nhiều nhất ở
Trung Quốc và một số nước ở Châu Á Trên 70% đàn vịt được nuôi ở Châu Á.
Trung Quốc nuôi nhiều vịt nhất (60%), tiếp đến là Pháp, Thái Lan và thứ tư là
Việt Nam. Gà Tây nuôi tập trung ở châu Mỹ và châu Âu (96%), trong đó nuôi
nhiều nhất phải kể đến Hoa Kỳ (60%), rồi đến Pháp, Canađa và Braxin.
Số lượng vật nuôi
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009 số
lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2
triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8
triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà
14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con. Tốc độ tăng về số
lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt
3


trên dưới 1% năm. Riêng đối với Châu Á thì tổng đàn trâu của Châu Á là
176,7 triệu con chiếm 97% trâu của thế giới, tổng đàn bò 407,4 triệu con, dê
415,2 triệu con, cừu 345,1 triệu con, ngựa 123 triệu con, lợn 534,3 triệu con,
gà 9101,3 triệu con và vịt 953 triệu con
Bảng 1.1: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009
Đơn vị: Triệu con
Thế giới

Trâu
182,27



1146,89 591,75


Cừu
816,97

Lợn
877,57


14191,1

Vịt
1008,33

0
Châu Á
Châu Âu
Châu Phi
Chấu Mỹ
Châu Úc

176,79
0,32
4

407,42
114,21
175,04

415,24
15,91

137,58

345,16
100,15
199,83

534,33
183,05
5,86

1,16

7
430,34
37,88

2,93
0,095

66,71
105,12

151,71
2,62

9101,29
1895,58
708,02

953,86

49,48
0,01

2374,15
3,51
112,06
1,47
(Nguồn vcn.vnn.vn)

Sản phẩm chăn nuôi
Thịt gia súc, gia cầm: Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản
xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,30
triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn
106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại
thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa. Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều nhất là
thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn lại
12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác. Năm nước có
nhiều thịt gà nhất ở Châu Á: Thứ nhất Trung Quốc 11,4 triệu tấn, thứ hai Iran
1,6 triệu tấn, thứ ba Indonesia 1,4 triệu tấn, thứ tư Nhật Bản 1,39 triệu tấn, thứ
năm Turkey 1,29 triệu

4


Bảng 1.2: Các nước có số lượng gà nhiều nhất thế giới
Đơn vị tính:Triệu con
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9

Tên nước
China
Indonesia
Brazil
India
Iran (Islamic Republic of)
Mexico
Russian Federation
Pakistan
Japan

Số lượng
4702,2
1341,78
1205
613
513
506
366,28
296
285,35

10


Turkey

244,28
(Nguồn vcn.vnn.vn)

Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau: Về chăn
nuôi gà một số nước như Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, thứ hai Indonesia
1.341,7 triệu, thứ ba Brazin 1.205,0 triệu, thứ tư Ấn Độ 613 triệu và thứ năm
là Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ
13 thế giới. Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ,
Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam
cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về
heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.
1.1.2 Tình hình chăn nuôi gà trong nước
1.1.2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
- Nghề chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi
gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con, các hộ chủ yếu nuôi theo phương
thức chăn thả tự do. Bên cạnh gà ri, vịt bầu được nuôi phổ biến ở khắp mọi
miền đất nước do dễ nuôi, sức chống chịu cao, thịt thơm ngon, chịu khó kiếm
mồi, ở từng vùng còn có khá nhiều giống gia cầm khác như: gà Hồ, gà Đông
Cảo, gà Mía, gà Tre, gà Tàu vàng, gà chọi (gà nòi), gà ác, gà mèo, vịt cỏ, vịt
Ô môn, vịt Bạch tuyết, ngan nội, ngỗng cỏ, ngỗng sư tử, gà tây.Vào những
5


năm cuối thập kỷ 60, một số đàn gà công nghiệp lần đầu tiên được nhập vào
nước ta như: Hurbard thịt, Hubbard trứng (Hubbard Golden Comet), ở miền
Nam và gà chuyên thịt Comish, Plymouth Rock, gà chuyên trứng Sekxalin, Te
ra, ở miền Bắc. Do chưa có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên

các đàn gà công nghiệp vào nước ta thời kỳ đó năng suất rất thấp, dịch bệnh
nhiều nên hiệu quả kém. Đến tháng 5 năm 1974, trước khi nước bạn Cu Ba
giúp ta hai bộ giống thuần chủng: gà chuyên trứng Leghom với 2 dòng: BVX,
BVY và gà chuyên thịt Plymouth Rock với 3 dòng: TĐ9, TĐ8, TĐ3 thì ngành
chăn nuôi gà công nghiệp ở Việt Nam mới được hình thành. Cùng với sự giúp
đỡ vô tư của nhiều chuyên gia Cu Ba và một số chuyên gia gia cầm của FAO,
ngành gia cầm công nghiệp đã phát triển rất nhanh và đã trở thành một ngành
kinh tế kỹ thuật không thể thiếu được trong chủ trương đưa chăn nuôi lên
thành ngành sản xuất chính, góp phần tạo sản phẩm hàng hoá, đổi mới cơ cấu
nông nghiệp, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tăng thu nhập cho
người nông dân và hoà nhập với các nước trong khu vực. Khá nhiều xí nghiệp
nuôi gà giống của Trung Ương và địa phương đã được đầu tư và sản xuất có
hiệu quả. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Bên
cạnh thế mạnh về đánh bắt NTTS thì chăn nuôi cũng là tiềm năng và thế
mạnh cho việc phát triển kinh tế của ngành chăn nuôi.

6


Bảng 1.3: Phân bố đàn gia cầm của Việt Nam qua 2 năm 2016- 2017
2016
Chỉ tiêu
Cả nước
ĐB Sông Hồng
TD & MNPB
BTB & DHMT
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB Sông Cửu Long


2017

So sánh
2017/2016

Số lượng
(1000
con)
277189,2
71075,7


Số lượng

cấu
(1000
cấu
+/%
(%)
con)
(%)
100
295209
100
18019,8 6,50
25,6 74731
25,31 3655,3 5,14
4
64228,7
23,17 68799

23,31 4570,3 7,12
54534,0
19,68 58219
19,72 3685
6,76
15280,7
5,51 16003
5,42 722,3
4,72
35835,5
12,93 39122
13,25 3286,5 9,17
3234,6
13,07 38339
12,99 2104,4 5,81
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017)

Theo số liệu thống kê năm 2016, trong 277189,2 nghìn con gia cầm của
cả nước, giá trị ngành chăn nuôi gia cầm đóng góp trong tổng giá tri sản xuất
của ngành rất cao và đặc biệt gà là gia cầm cung cấp chất dinh dưỡng quan
trọng cho con người.
- Trong 6 vùng kinh tế của cả nước thì vùng ĐB sông Hồng là khu vực có giá
trị về sản xuất nông nghiệp, đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.
Điều đó thể hiện ở chổ sau. Năm 2016 số lượng đàn gia cầm của khu vưc ĐB
sông Hồng đạt 71075,7 nghìn con, chiếm 25,64% trong tổng số lượng đàn gia
cầm cả nước. Đối với khu vực TD&MNPB thì chăn nuôi gia cầm chiếm con
số rất đáng kể là 64228,7 nghìn con, tương ứng chiếm 23,17% trong tổng số
lượng đàn gia cầm của cả nước. Đối với khu vực BTB& DHMT là nơi thường
xuyên chịu ảnh hưởng của bão, rất thuận lợi cho ngành kinh tế biển, tuy nhiên

ngành nông nghiệp cũng không thể nhắc đến, số lượng gia cầm năm 2016 là
54534,0 nghìn con chiếm 19,68% so với cả nước. Riêng Khu vực TD&MNPB
được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản, khí hậu thuận lợi là
nơi để ngành chăn nuôi gia cầm phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Số
7


lượng gia cầm năm 2016 là 64228,7 nghìn con chiếm 23,17% so với cả nước.
Về tổng sản lượng thịt, đối với năm 2016 ngành chăn nuôi gia cầm đóng góp
961639 triệu tấn thịt hơi gia cầm bị giết chết và trứng gia cầm 9466212 triệu
quả. Đối với năm 2017 tổng sản lượng thịt gia cầm bị giết là 1031852 triệu
tấn tăng 18020 triệu tấn tương ứng tăng 106,50% so với năm 2016 và trứng
gia cầm năm 2017 là 10637067 triệu quả tăng 1190855 triệu quả tương ứng
tăng 112,61%. Đối với khu vực Đông Nam Bộ và khu vực ĐB Sông Cửu
Long là vùng kinh tế trọng điểm chủ yếu phát triển ngành công nghiệp, bên
cạnh đó hàng năm ĐB Sông Cửu Long đã xuất khẩu hàng triệu tấn lúa cho
các nước xuất khẩu và các loại trái cây đặc sản. Do vùng ĐB Sông Cửu Long
có diện tích mặt nước khá rộng nên rất thuận lợi cho việc phát triển đàn gia
cầm phát triển với tốc độ đáng kể. Tốc độ tăng đàn gia cầm năm 2017 so với
năm 2016 là 2104,4 ngìn con tương ứng tăng 5,81%. Khu ĐB Sông Hồng và
TD& MNPB vần tiếp tục chiếm lợi thế về chăn nuôi gia cầm. Bên cạnh 2 khu
vực chiếm lợi thế của ngành chăn nuôi gia cầm thì đối với khu vực Tây
Nguyên thì tốc độ phát triển đàn gia cầm chỉ tăng 722,3 nghìn con tương ứng
4,72%. Nguyên nhân ở đây có thể là do điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, cơ
sở hạ tầng kém phát triển, đất đai ở đây chủ yếu là đất bazan màu mở chiếm
đến 60% nên rất thuận lợi cho việc trồng dâu, nuôi tằm, caffe, hồ tiêu dẫn đến
tốc độ phát triển cho chăn nuôi gia cầm có xu hướng chậm. Đối với khu vực
Đông Nam Bộ thì tốc độ phát triển đàn gia cầm tăng 3286,5 nghìn con tương
ứng tăng 9,17%% trong tổng số quy mô đàn gia cầm trong nước.
1.1.2.2. Tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Chương Mỹ

Theo thống kê của trạm thú y huyện Chương Mỹ, tổng đàn gia cầm
toàn huyện là 4,8 triệu con, trong đó tổng đàn gà là 4 triệu con, gà sinh sản là
2,2 triệu con gà thương phẩm là 1,8 triệu con. Với 7 nghìn cơ sở và hộ chăn
nuôi. Xã Xuân Tiên có tổng đàn gà lớn nhất 310 nghìn con với 439 hộ chăn

8


nuôi. Xã Phú Nam An có tổng đàn gà thấp nhất là 8,4 ngìn con, với 127 hộ
chăn nuôi.
Bảng: 1.4. Số lượng gà chăn nuôi của các xã tại huyện Chương Mỹ
STT

Đơn vị

I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Các xã, thị trấn
Phụng Châu
Tiên Phương
TT. Chúc Sơn
Ngọc Hòa
Thụy Hương
Lam Điền
Đại Yên
Hoàng Diệu
Thượng Vực
Hợp Đồng

Quảng Bị
Đồng Phú
Văn Võ
Phú Nam An
Hòa Chính
Hồng Phong
Đồng Lạc
Trần Phú
Mỹ Lương
Hữu Văn
Tốt Động
Hoàng Văn Thụ
Nam Phương Tiến
Tân Tiến
Thủy Xuân Tiên
TT Xuân Mai
Đông Sơn
Thanh Bình
Trung Hòa
Đông Phương Yên
Trường Yên
Phú Nghĩa

Số cơ sở và
Tổng đàn Gà sinh sản Gà thương
hộ chăn nuôi
gà (con)
( con)
phẩm (con)
7036

2616439
1238155
1378284
297
78020
69000
9020
281
52455
28919
23536
61
23394
21650
1744
15
2500
20000
5000
17
12600
11400
1200
360
118716
89464
29252
147
142527
132162

10365
231
17940
1560
16380
635
55965
14383
41582
185
15970
4395
11575
254
23219
1755
21464
146
43090
17270
25820
79
15900
1100
14800
127
8499
652
7847
71

14170
8490
5680
365
29449
10144
19305
177
131580
5900
125680
228
152640
16500
136140
162
44835
13185
31650
252
91000
24000
67000
166
101284
63785
37499
281
197650
108800

88850
380
114490
15056
99434
113
92850
2500
90935
493
310487
174335
136152
439
40493
22898
17959
317
95927
53070
42858
110
174160
21000
153160
57
74800
53500
21300
437

62769
13052
49717
108
209710
181230
28480
25
44850
37000
7850
Nguồn: Trạm Thú Y huyện Chương Mỹ (5/2017)
9


Hiện nay tại huyện Chương Mỹ có 129 cơ sở chăn gia công CP với tổng đàn
gà là 854 nghìn con. Có 7 cơ sở chăn gia công Japan với tồng đàn gà 43 nghìn
con và 7 cơ sở chăn gia công với tổng đàn gà là 28 nghìn con.
Bảng 1.5: Số lượng gà chăn nuôi gia công các công ty tại huyện Chương
Mỹ
II
1
2
3

Công ty, xí nghiệp
Chăn gia công Cp
Chăn gia công JaPa
Chăn gia


4

Goldens Tar
Công ty TNHH Mạnh Tuấn

5

151
129
7
7

1397
854860
43200
28100

592360
471160

1

40000

40000

Công ty cổ phần chăn nuôi CP

1


91200

91200

6

VN
Công ty TNHH Trung Tiến

1

40000

40000

7
8

HTX Nam Việt
Xí nghiệp giống gà Lương Mỹ

1
1

20000
72000

20000
72000


9
10

HTX Nam Cường
Công ty TNH Đại Cường

1
1

33000
100000

33000
100000

11

Công ty cổ phần Tiên Viên

7187

75000

75000

10000

445000
383700
43200

18100

Nguồn: Trạm Thú Y huyện Chương Mỹ (5/2017)
1.2. Tổng quan về tình hình phát sinh thải chăn nuôi gà ở Việt Nam
1.2.1. Đặc điểm và thành phần chất thải chăn nuôi gà
Phân chuồng cung cấp các chất dinh dưỡng thực vật quan trọng và chất
hữu cơ (Sloan et al.2003). Do phân gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng như
nitơ (N), phosphor (P) và kali (K) nên chúng đã được sử dụng làm phân bón
sau khi phân hủy kỵ khí, ủ phân hoặc đốt (Kelleher và cộng sự, 2002). Phần
lớn Nito trong phân gia cầm là các phân số hữu cơ, nhưng 20% đến 40% tổng
Nito là vô cơ (Sims, 1986). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, khoảng 50%
chất hữu cơ Nito trong phân gia cầm đã được khoáng hóa trong 90 ngày
(Bitzer & Sims, 1985). Ước tính của một số các chất dinh dưỡng quan trong
phân gà được cho trong bảng 1.6 (Shaffer, 2009).
10


Bảng 1.6: Ước tính hàm lượng chất dinh dưỡng phân gà
(kg/tấn phân thải)
Phân gà đẻ
Phân gà thịt

Nito (N)
13,5
13,0

Đồng (Cu)
0,01
0,01


Photpho (P) Kẽm (Zn)
10,5
0,07
8,0
0,04
Nguồn: Shaffer, 2009

Thành phần một số nguyên tố đa lượng của phân gia súc, gia cầm được
trình bày trong bảng 1.7 dưới đây
Bảng 1.7: Thành phần một số nguyên tố đa lượng trong phân gia súc,
gia cầm (%)
Loại phân
Lợn
Trâu bò

Vịt

H2O
82
83,10
56
56

Nito
0,60
0,29
1,63
1

P2O5

0,41
0,17
0,54
1,40

K2O
CaO
MgO
0,26
0,09
0,10
1
0,35
0,13
0,85
2,40
0,74
0,62
1,70
0,30
(Nguồn: Lê Văn Căn, 1975)

Theo bảng trên ta thấy: phân lợn, trâu và bò được xếp vào loại phân
lỏng do có tỷ lệ nước khá cao từ 76-83%. Phân gia cầm có tỷ lệ nước thấp
hơn hẳn so với phân lợn và trâu, bò. Hàm lượng nước chỉ chiếm khoảng 56%,
phần lớn các hợp chất vô cơ nhất là nitơ có tỷ lệ (1,6%) cao hơn rất nhiều so
với phân của các loại gia súc trên. Tuy nhiên, N trong phân gia cầm chủ yếu
nằm dưới dạng axit uric nên khi sử dụng phân tươi trực tiếp bón cho cây trồng
có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thông qua quá trình ủ, dạng đạm
này dễ chuyển thành Ure và (NH4)2CO3 để cây trồng dễ sử dụng và dễ bị mất

đi dưới dạng khí NH3 (Lê Văn Căn, 1978)
Phân chuồng gia cầm chứa một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng như
nitơ, phốt pho và các chất bài tiết khác như hooc môn, kháng sinh, mầm bệnh
và kim loại nặng được đưa vào thức ăn (FAO, 2006b). Phân chuồng có chứa
một lượng đáng kể các kim loại có khả năng độc hại như arsenic, đồng và
kẽm (Bolan et al, 2004). Các phần tử này có thể trở nên độc hại đối với thực
11


vật, có thể ảnh hưởng bất lợi đến sinh vật ăn những cây này và có thể xâm
nhập vào các hệ thống nước thông qua sự thoát nước bề mặt và rửa trôi
(Gupta và Charles, 1999). Các loại vi khuẩn có trong phân gia súc, gia cầm
theo bảng 1.8 dưới đây
Bảng 1.8: Các loại vi khuẩn có trong phân gia súc, gia cầm
Tên ký sinh vật
Salmonella typhi
Salmonella typhi
A&B
Shigella spp
Vibrio cholera
Escherrichia coll
Hepatite A
Taenia saginata
Micrococcus
Streptococcus
Acaris
lumbricoides
Mycobacterium
Tubecudsis
Diptheriac

Corynerbacterium
Giardia Lamblia
Tricluris trichiura

Lượng ký
sinh vật

Khả năng gây
bệnh

-

Thương hàn
Phó thương hàn

Lỵ
Tả
5
10 /100ml Viêm dạ dày, ruột
Viêm gan
Sán
Ung nhọt
2
10 /100ml
Làm mủ
Giun đũa
-

Lao
Bạch cầu

Sởi
Bại liệt
Tiêu chảy
Giun tóc

Điều kiện bị diệt
Nhiệt độ
(0C)
55
55

Thời gian
(phút)
30
30

55
55
55
55
50
54
50
50

60
60
60
3 -5
3 -5

10
10
60

60
20
55
45
45
10
65
30
60
30
60
30
(Nguồn: Lê Trình, 1997)

Griffin & Laine (1983) nhận thấy rằng tiềm năng khoáng hoá Nito một
số loại đất trước đó đã được sửa đổi với tỷ lệ phân chuồng gia súc cao dao
động từ 258 đến 362 µg/g cho biết N dư thừa đáng kể từ đất bị ô nhiễm. Một
đánh giá nông học về phân chuồng gia cầm là một nguồn Nito cho lúa nước
đã được thực hiện. Phân chuồng gia cầm được áp dụng trong ba năm liên tiếp
một mình hoặc 50% Nito từ phân urea và phân. Đó là giả định rằng khi nhu

12


cầu Nito của đất ngập nước được đáp ứng một phần thông qua phân chuồng
và phân bón gia cầm.

Bảng 1.9 Thành phần của phân gà áp dụng cho lúa trong suốt ba năm
Đơn vị
Tổng Nito (N)
Tổng PhotPho (P)
Tổng kali(K)
Tỷ lệ C/N
Trọng lượng tươi của phân chuồng

Năm

Năm

Năm

1987
1988
1989
g/kg
18,5
18,5
15
g/kg
18,1
17,5
18,9
g/kg
16
15,1
16,8
g/kg

12,3
13,1
15,1
kg/ha
4,6
4,7
6,1
Nguồn: Griffin & Laine (1983)

1.2.2. Tình hình phát sinh chất thải chăn nuôi gà
Ở Việt Nam, chăn nuôi là nghề truyền thống và có vai trò rất quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội. Chăn nuôi đóng góp khoảng 25-28% GDP
trong nông nghiệp cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong
nước và giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
Hiện nay, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 90%);
việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ít được quan tâm. Hơn nữa, nhiều
địa phương thiếu quy hoạch chăn nuôi nên tình trạng ô nhiễm môi trường
ngày càng trầm trọng.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mỗi
năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng 75-85 triệu tấn chất thải.
Cả nước có trên 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và gần 20 nghìn trang
trại chăn nuôi tập trung nhưng mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng công trình khí
sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh
cũng chỉ chiếm 10%. Và vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý
chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài.
Với tốc độ phát triển mạnh của ngành chăn nuôi như hiện nay, theo tính toán,
mỗi năm lượng chất thải rắn trong chăn nuôi tăng thêm khoảng 1,5 triệu tấn

13



và đến năm 2020 lượng chất thải chăn nuôi sẽ tăng thêm khoảng 15% so với
2010.
Khối lượng chất thải động vật không những phụ thuộc vào kích cỡ của
con vật mà còn phụ thuộc vào tính chất và số lượng thức ăn ăn vào. Nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện để xác định số lượng chất thải được sản xuất
bởi các loài khác nhau động vật mỗi ngày. Lượng phân bố và đặc điểm bị ảnh
hưởng bởi loài, tuổi, chế độ ăn uống và sức khỏe của gia cầm. Ước tính của
phân thải ra 1000 con/ ngày (dựa trên trọng lượng trung bình hàng ngày trong
quá trình sản xuất gà chu kỳ) khoảng 120 kg cho gà sinh sản, 80kg cho gà
thịt, 200 kg đến 350 kg đối với gà tây và 150kg đối với vịt (Collins et al,
1999; Williams, Barker và Sims, 1999). Sau khi bài tiết lượng phân cần quản
lý còn phụ thuộc vào các yếu tố như lượng nước, hỗn hợp với các vật liệu như
rơm, vỏ trấu…
Phân động vật đã được có hiệu quả sử dụng làm phân bón hữu cơ do
hàm lượng nitơ (N) cao. Phân chuồng hàng ngày do gà mái đã được ước
lượng là 138 g/ngày và 90 g/ngày đối với gà thịt (Burton và Turner 2003). Xử
lý hoặc xử lý không phù hợp có thể gây hại cho môi trường và con người vì
nó có thể gây ra bệnh tật, gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm (Roeper
và cộng sự, 2005).

14


Bảng 1.10. Lượng phân thải ra và lượng khí sinh học hàng ngày của gia
súc, gia cầm
Vật nuôi

Trâu
Lợn

Gia cầm

Lượng phân thải hàng

Sản lượng khí hàng ngày

ngày (kg/con)
(lit/kg/ngày)
15 - 20
15 - 32
18 - 25
18 - 32
1,2 - 4
40 - 60
0,02 - 0,05
50 - 60
Nguồn: Nguyễn Quang Khải và cs, 2003.

Theo bảng trên ta thấy: lượng phân thải ra hàng ngày của gia cầm vào
khoảng 0,02 – 0,05 (kg/con) tùy thuộc vào loại gà thấp hơn rất nhiều so với
phân của các loại gia súc khác. Lượng khí thải ra hàng ngày khoảng 50 – 60
(lit/kg/ngày) xấp xỉ với lượng khí thải ra đối với lợn.
1.2.3. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi gà tại Việt Nam
Tại việt nam, mỗi năm đàn vật nuôi thải ra khoảng trên 73 triệu tấn chất
thải rắn, 25 – 30 triệu khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn khí thải mỗi
năm. Trong đó, khoảng 50% tổng lượng chất thải rắn và 80% tổng lượng chất
thải lỏng bị xả lãng thẳng ra môi trường mà không qua xử lý (Lưu Anh Đoàn,
2006).
Theo tác giả Đặng Văn Minh, 2009 cho biết không khí trong chuồng
nuôi chứa khoảng 100 loại hợp chất khí độc hại như NH3, H2S, CO2, tổng số

vi khuẩn cao gấp 30 – 40 lần so với không khí bên ngoài. ở nồng độ cao có
thể gây nôn mửa, ngạt thở, ngất xỉu hoặc tử vong cho người và vật nuôi.
Cũng theo tác giả Đặng Văn Minh cho biết ngành chăn nuôi sẽ gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, nếu không có biện pháp xử lý chất thải phù
hợp “Chỉ cần một gia đình nuôi vài con lợn, không vệ sinh chuồng trại, xử lý
phân nước thải không hợp lý thì tất cả các hộ sống quanh phải gánh chị hậu
quả từ nguồn nước đến không khí hôi thối, ruồi bọ phát triển mạnh, tăng nguy
cơ lây lan bệnh dịch” (Đặng văn Minh, 2009).
Theo tác giả Lưu Anh Đoàn, 2006 cho rằng phần lớn người trồng rau
hiện nay đều sử dụng phân chuồng trong chăn nuôi, trong ki các vật nuôi này
15


được nuôi bằng những loại thức ăn tổng hợp. thức ăn dạng này chứa rất nhiều
khoáng đa lượng, vi lương. Hàm lượng lim loại nặng trong phân vật nuôi sẽ
xâm nhập vào đất trồng rau và tồn lưu trong các nông sản. Đặc biệt là đối với
các loại rau ăn lá như cải ngọt, bắp cải, xà lách… Người ăn phải thì chịu hậu
quả đáng lường (Lưu Anh Đoàn, 2006)
Tác giả Nguyễn Quang Thạch, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
cho biết: sử dụng hầm Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi không những cải
thiện rất đáng kể ô nhiễm môi trường mà còn cung cấp một nguồn năng lượng
sạch và quan trọng, phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. Tuy nhiên, đối với các
trang trại hay hộ chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải là điều
cần thiết, song đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, không phải bất kỳ hộ nào cũng
có điều kiện để xử lý an toàn chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas,
nhất là ở các vùng mà kinh tế còn nhiều khó khăn (Nguyễn Quang Thạch,
2001).
Để xây dựng một hầm Biogas đạt chuẩn như hiện nay, kinh phí không
dưới 10 triệu đồng, hoàn cảnh kinh tế của nhiều gia đình còn khó khăn nên
chưa thể làm được, chấp nhận phải thải thẳng ra hệ thống thoát nước xung

quanh.
“Ngoài việc tuyên truyền tạo ý thức cho người dân thu gom và có biện
pháp xử lý chất thải phù hợp, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự phối hợp
của chính quyền địa phương. Có như thế mới thúc đẩy ngành chăn nuôi phát
triển vừa đáp ứng nhu cầu thực phẩm vừa đảm bảo vệ sinh môi trường”
Nguyễn Quang Thạch nhận định (Nguyễn Quang Thạch, 2001).
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ có chăn nuôi với trên 5
triệu con bò; 2,8 triệu con trâu; 27,6 triệu con lợn; 220 triệu gia cầm. Ước tính
lượng chất thải rắn mà các vật nuôi trưởng thành mỗi ngày có thể thải ra: bò
16


10kg/con, trâu 15kg/con, lợn 2kg/con, gia cầm 0,2kg/con. Một tấn phân
chuồng tươi không qua xử lý sẽ phát thải vào không khí 0,24 tấn CO2 (Trần
Minh Châu, 1984).
Vì vậy, nghiên cứu việc xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi bằng các biện
pháp sinh học sẽ giúp người chăn nuôi biết được thực trạng ô nhiễm do chính
họ gây ra. Từ đó, có các biện pháp xử lý chất thải nhằm phát triển sản xuất đi
đôi với việc bảo vệ cuộc sống, môi trường sống của chính mình. Nghiên cứu
hiện trạng chất thải chăn nuôi gia cầm còn giúp các cơ quan chức năng có cơ
sở để đưa ra những giải pháp, những quyết định xử phạt hợp lý nhằm hạn chế,
ngăn chặn những tác động gây hại đến môi trường. Một số giải pháp xử lý
chất thải chăn nuôi hiện nay:
a) Giải pháp xây dựng hầm Biogas
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học (KSH) được
đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane và sản xuất năng
lượng sạch. Với trên 500.000 công trình KSH hiện có trên cả nước (336.000
công trình KSH thay thế than đun nấu vùng đồng bằng và 224.000 công trình
KSH thay thế củi đun nấu vùng miền núi), sản xuất ra khoảng 450 triệu m 3
khí gas/năm. Theo thông báo quốc gia lần 2, tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí

nhà kính của phương án này khoảng 22,6 triệu tấn CO2, chi phí giảm đối với
vùng đồng bằng là 4,1 USD/tấn CO2, đối với miền núi 9,7 USD/tấn CO 2,
mang lại giá trị kinh tế khoảng 1.200 tỷ đồng về chất đốt. Do đó, khả năng
giảm thiểu khí phát thải của công trình khí sinh học sẽ tăng lên trong tương lai
và tầm quan trọng của việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo này, không chỉ
nhằm chống việc nóng lên của khí hậu toàn cầu, mà còn giúp Việt Nam đi
theo hướng phát triển nền kinh tế có hàm lượng carbon thấp mà không ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững. Mặc dù vậy, phát triển khí sinh học tại Việt
Nam còn gặp một số khó khăn vì mức đầu tư cao so với khả năng tài chính
17


của người nông dân, hỗ trợ của nhà nước thấp và phụ thuộc nhiều vào quy mô
và tính ổn định của ngành chăn nuôi (Đỗ Thành Nam, 2008).
b) Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost)
Có thải chất thải bằng hữu cơ (Compost) là sử dụng chủ yếu bã phế thải
thực vật, phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp
của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên
phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Người ta chọn
chỗ đất không ngập nước, trải một lớp rác hoặc bã phế thải trồng trọt dầy
khoảng 20cm, sau đó lót một lớp phân gia súc hoặc gia cầm khoảng 20-50%
so với rác (Có thể tưới nếu phân lỏng, mùn hoai), tưới nước để có độ ẩm đạt
45-50% rồi lại lại trải tiếp một lớp rác, bã phế thải trồng trọt lên trên… đến
khi đống ủ đủ chiều cao (Không sử dụng cỏ tranh, cỏ gấu để ủ). Dùng tấm ni
lông, bạt… đủ lớn để che kín đống phân ủ. Cứ khoảng một tuần đảo đều đống
phân ủ và bổ xung nước cho đủ độ ẩm khoảng 45-50%, che ni long, bạt kín lại
như cũ. Ủ phân bằng phương pháp này hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên,
không chất thải bằng hữu cơ (Compost) là sử dụng chủ yếu (Tuy nhiên nếu
được bổ xung men vào đống ủ thì tốt hơn).
Nhờ qua trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt

được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy
được cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có
chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây
trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn
có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây
ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường sinh thái (Mai Thế Hào, 2015).
c) Xử lý môi trường bằng men sinh học

18


Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men
để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế phẩm EM
(Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban đầu các
chất này được nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản
xuất nhiều ở trong nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất
phong phú và có ưu điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước
ta. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước
thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn
vào thức ăn…(Mai Thế Hào, 2015).
1.3. Tổng quan về hiện trạng sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong xử lý
phân gà
1.3.1. Chế phẩm sinh học là gì?
a. Khái niệm
Từ chế phẩm sinh học (Probiotics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, được
tạo thành bởi hai từ pro nghĩa là "thân thiện" và biotics nghĩa là "sự sống".
Mục đích là thay cho việc tiêu diệt các bào tử vi khuẩn, chế phẩm sinh học
được nghiên cứu và sản xuất để kích thích sự tăng trưởng của các loài vi
khuẩn có lợi trong môi trường.

Mặt khác, chế phẩm sinh học còn là những chế phẩm được điều chế,
chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: tỏi,
ớt,.. rất an toàn và thân thiện với môi trường.
b. Phân loại chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học được chia làm 3 chủng loại như sau:
- Nhóm 1: bao gồm các vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm
Bacillus, tactobacillus... thường được trộn vào thức ăn để kích thích sự tiêu
hóa, tăng trưởng nhanh.

19


- Nhóm 2: các vi sinh vật đối kháng, cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật
gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp, được dùng trong lĩnh vực xử lý chất thải
hữu cơ và khí độc trong môi trường ao nuôi.
- Nhóm 3: chứa các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi
khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter... dùng trong quy trình xử lý ao nuôi và
nền đáy.
c. Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học
- Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh: chế phẩm sinh học có khả
năng bám dính và xâm chiếm bề mặt niêm mạc ruột, qua đó tạo ra cơ chế bảo
vệ chống lại các mầm bệnh qua việc cạnh tranh điểm bám và thức ăn. Trong
môi trường ao nuôi, môi trường nước thải, hoặc chất thải gồm những vi khuẩn
có lợi có nhiệm vụ như những người công nhân dọn vệ sinh. Chúng giúp tiêu
hóa thức ăn, các chất dư thừa, phân hủy chúng, làm giảm độc tố trong ao
nuôi, giảm lượng bùn lơ lửng trong bể nước thải, đồng thời giảm mùi chuồng
trại. Cơ chế này còn được áp dụng tương tự để khử mùi của hầm bể phốt.
- Tạo ra các hoạt chất ức chế: nghiên cứu gần đây đã chứng minh các
dòng chế phẩm sinh học sản sinh ra các chất diệt khuẩn hoặc các enzyme
chống lại các mầm bệnh thông thường trên vật nuôi, cây trồng.

- Tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi: chế phẩm sinh học có thể
kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi. Các chất kích thích miễn dịch khác nhau
tùy theo môi trường và cách sử dụng.
- Tăng lượng bạch cầu và kích hệ miễn dịch: các chất dẫn xuất nhất
định như polysaccharides, lipoproteins... có khả năng làm tăng lượng bạch
cầu bằng cách kích hoạt đại thực bào. Việc sử dụng Bacillus đã chứng minh
hệ quả của việc phòng bệnh trên vật nuôi bằng cách kích hoạt miễn dịch và có
hệ miễn dịch tế bào trong tôm sú.
d. Vai trò của chế phẩm sinh học.
- Tăng cường sức khỏe và ngăn chặn mầm bệnh:
20


Các chất kháng sinh được sử dụng để ngăn ngừa bệnh dịch trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh vẫn gây ta nhiều
vấn đề hạn chế như tạo ra các cơ chế kháng khuẩn, làm mất cân bằng các men
tiêu hóa trong đường ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi.
Hơn thế nữa, đòi hỏi nhu cầu của con người đối với các sản phẩm thủy sản
sạch và an toàn ngày càng cao.
Bởi vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp
hữu hiệu trong ngăn ngừa mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong thủy hải
sản. Hơn thế nữa, chế phẩm sinh học còn có khả năng sản sinh ra một lượng
hóa học có tác dịnh diệt trừ các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật
chủ.
Chế phẩm sinh học có khả năng cạnh tranh vị trí bám với các vi khuẩn
gây bệnh trên thành ruột, quá đó giúp ngăn ngừa bệnh dịch, bảo vệ sức khỏe.
- Cải thiện hệ tiêu hóa:
Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu
hóa của các vật nuôi. Chúng sản xuất ra một số enzyme ngoại bào như as
protease, amillza... đồng thời, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát

triển.
Trong chăn nuôi thủy sản, các vi khuẩn vi sinh như bacteroides và
clostridium sp cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là các axit béo và
vitamin.
Một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hóa của động vật hai
mảnh vỏ bằng việc sản xuất ra các enzyme ngoại bào: protease, amilaza.. và
đồng thời chúng cũng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
- Cải thiện môi trường:
Chế phẩm sinh học có tác dụng làm giảm mùi hôi chuồng trại. Thay vì
bật quạt liên tục để làm thông thoáng, bà con sử dụng chế phẩm sinh học làm
giảm lượng độc tố khí thải ra môi trường, giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn.
21


Chế phẩm khắc chế tảo độc, cải thiện môi trường nước, làm giảm khí
độc H2S, Amoni.. tăng chất lượng hải sản, thân thiện với người tiêu dùng, tạo
nên một môi trường ao nuôi sạch sẽ.
e. Phương pháp làm đệm lót
Phương pháp làm đệm lót chuồng gà trực tiếp trên nền chuồng( kín
hoặc hở). Theo PGS TS Nguyễn Khắc Tuấn. Công nghệ xử lý chất thải chăn
nuôi bằng đệm lót sinh học.
Cách 1: Rắc men trực tiếp lên đệm lót
- Công thức: 1 kg chế phẩm BALASA N01 rắc cho đệm lót có diện
tích từ 35 m2 trở xuống.
- Cách làm
Bước 1: Rải đều trấu lên toàn bộ nền chuồng có độ dầy 10 cm (gà thịt),
trên 15 cm (gà đẻ nuôi ở lồng tầng). Sau khi rải xong thì thả gà vào nuôi.
Bước 2: Sau khi thả gà vào chuồng 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2- 3
ngày đối với gà lớn thì xử lý bằng men.
Bước 3: Chuẩn bị bột men bằng cách trộn đều 1 kg BALASA N01 với 1 kg

bột sắn khô (cẩn trọng khi dùng bột ngũ cốc khác vì dễ bị mốc gây nguy hiểm
cho gà).
Bước 4: Rắc đều hỗn hợp men trộn sẵn lên toàn bộ bề mặt đệm lót.
Cách 2: Tiến hành nhân men sau đó mới rắc lên đệm lót
- Công thức: 1 kg chế phẩm BALASA N01 rắc cho diện tích đệm lót từ
35 m2-50 m2.
- Cách làm
Bước 1: Rải đều trấu lên toàn bộ nền chuồng có độ dày 10 cm (gà thịt), trên
15 cm (gà đẻ nuôi ở lồng tầng). Sau khi rải xong thì thả gà vào nuôi.
Bước 2: Sau khi thả gà vào chuồng 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2- 3 ngày
đối với gà lớn thì xử lý bằng men.
Bước 3: Nhân men bằng cách trộn đều 1 kg chế phẩm BALASA N01 với 3 kg
22


×