Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG CUNG CẤP CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.89 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG CUNG CẤP CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ
TRƯNG
2.1 - KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG.
2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng Thương mại
quốc doanh lớn ở Việt Nam, có một mạng lưới tổ chức rộng lớn, bao gồm trụ sở chính
tại Hà nội cùng với 68 chi nhánh phụ thuộc và 30 chi nhánh trực thuộc. Trong đó chi
nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng là một trong những chi
nhánh hoạt động hiệu quả, có được vị trí quan trọng trong toàn hệ thống Ngân hàng
Công thương Việt nam.
Sự ra đời và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai
Bà Trưng gắn liền với tiến trình đổi mới của Ngân hàng Công thương Khi hai pháp
lệnh Ngân hàng được ban hành năm 1990. Ngân hàng Công thương quận Hai Bà
Trưng đã chuyển từ chi nhánh Ngân hàng Nhà nước sang trực thuộc thành phố Hà
Nội. Năm 1993, Ngân hàng Công thương có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức : bỏ qua
Ngân hàng Công thương cấp thành phố chỉ còn Ngân hàng Công thương cấp quận. Sự
thay đổi này nhằm giảm bớt các khâu không cần thiết, mọi văn bản, báo cáo của chi
nhánh gửi trực tiếp đến hội sở chính, bỏ qua các cấp trung gian v..v... Do vậy, ngày 01
tháng 04 năm 1993, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam có quyết định
thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng trực thuộc
Ngân hàng Công thương Việt Nam tại số 306-Bà Triệu nay chuyển về số 285 - Trần
Khát Chân.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng
luôn bám sát và thực hiện định hướng vừa kinh doanh tiền tệ - tín dụng- dịch vụ Ngân
hàng trong cơ chế thị trường có hiệu quả và an toàn, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế
và thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước.
Trong mười năm hoạt động gần đây kể từ khi là chi nhánh của Ngân hàng Công
thương Việt Nam, cùng với sự trưởng thành và phát triển của Ngân hàng Công thương
Việt Nam Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng đã trải qua nhiều khó


khăn và thử thách để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tập thể lãnh
đạo và cán bộ công nhân viên đã quyết tâm phấn đấu thực hiện có hiệu quả các chức
năng và nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Đến nay chi nhánh đã khẳng định được vị trí
vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong có chế
mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các mặt kinh doanh, dịch vụ
tiền tệ Ngân hàng, thường xuyên tăng cường có sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi
mới công nghệ - hiện đại hoá Ngân hàng.
Mục tiêu chi nhánh đề ra là " Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi
doanh nghiệp. Sự thành đạt của doanh nghiệp cũng chính là sự thành đạt của Ngân
hàng ". Chính nhờ có đường lối đúng đắn mà kết quả kinh doanh của Ngân hàng luôn
có lãi và năm sau luôn cao hơn năm trước, đóng góp lợi ích cho Nhà nước ngày càng
nhiều, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Để có được một kết quả như vậy là do chi nhánh đã củng cố và xây dựng được
một hệ thống tổ chức tương đối hợp lý, phù hợp với khả năng và trình độ quản lý, hoạt
động kinh doanh của mình.
2.1.2 - Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà
Trưng.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng là một chi
nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, với sự chỉ đạo của Ngân hàng
Công thương Việt Nam, ban lãnh đạo của chi nhánh đã kết hợp chặt chẽ những thay
đổi chính sách đầu tư tín dụng với cải tiến để cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp với nền
kinh tế thị trường. Từ chỗ chỉ có hai nơi giao dịch đến nay ngoài trụ sở chính - 285
Trần Khát Chân, Ngân hàng đã mở thêm các phòng giao dịch như : Phòng giao dịch
chợ Hôm, Trương Định, cùng với một cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ và 12
quỹ tiết kiệm.
Về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng, tại
trụ sở chính có một Giám đốc, dưới quyền và chịu trách nhiệm với Giám đốc là 03
Phó Giám đốc. Mỗi Phó giám đốc điều hành và quản lý một số các phòng ban , tại chi
nhánh gồm có các phòng ban sau :
- Phòng tổ chức hành chính

- Phòng kinh doanh
- Phòng Nguồn vốn
- Phòng kinh doanh đối ngoại
- Phòng thông tin điện toán
- Phòng kế toán - tài chính
- Phòng kho quỹ
- Phòng kiểm soát
- Phòng tiếp dân.
Các phòng ban này được chuyên môn hoá hoạt động theo chức năng nhiệm vụ
công tác riêng của mình, nhưng đều có trách nhiệm là tham mưu cho Giám đốc trong
việc tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước và chế độ,
thể lệ của Ngân hàng.
Ngân hàng có đội ngũ 334 cán bộ công nhân viên, trong đó 60% có trình độ
Đại học và trên Đại học. Với đội ngũ cán bộ này được bố trí hơp lý vào các phòng ban
theo trình độ nghiệp vụ chuyên môn của từng người. Ngân hàng Công thương Khu
vực II - Hai Bà Trưng là một chi nhánh lớn, kinh doanh liên tục có hiệu quả của Ngân
hàng Công thương Việt Nam. Có được vị thế và kết quả hoạt động như trên là do
những kinh nghiệm quý báu của lớp lớp cán bộ Ngân hàng kế tiếp nhau, với những
khách hàng truyền thống qua gần 45 năm hoạt động trên địa bàn khu vực.
Có thể hiểu rõ hơn về bộ máy tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công
thương Khu vực II - Hai Bà Trưng qua sơ đồ sau :
Việc xây dựng một hệ thống quản lý thống nhất với những quy định rõ ràng
khiến hoạt động của chi nhánh được tiến hành nhịp nhàng, hiệu quả cao. Tuy
nhiên, để có được một chi nhánh Ngân hàng Công thương phát triển như hiện nay
không thể bỏ qua một thế mạnh của nó - đó là địa bàn hoạt động khu vực Hai Bà
Trưng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả hoạt động của Ngân hàng.
Trước tiên, phải khẳng định rằng quận Hai Bà Trưng là một trong những quận
lớn của thành phố Hà Nội, nơi được đánh giá là có nhiều điều kiện thuận lợi để Ngân
hàng mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh : Khách hàng giao dịch đông, nguồn vốn

trong dân cư dồi dào, đời sống nhân dân ổn định... Ở đây tập trung rất nhiều nhà máy
lớn như: Tổng công ty giấy Việt Nam , Tổng công ty lâm sản Việt Nam, Tổng công ty
dệt Việt Nam, Công ty dầy Thăng Long, Nhà máy đóng tàu Hà Nội....Ngoài ra còn có
các tổ chức kinh tế tư nhân, cá thể, v. v.. Hầu hết các tổ chức kinh tế trong khu vực
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất khiến hoạt động của chi nhánh ít nhiều phụ
thuộc vào chu kỳ sản xuất. Nếu như tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm chủ yếu
cho vay để phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ thì ở đây các món vay chủ
yếu là phục vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh, chi nhánh đã chú trọng đáp ứng
phần lớn nhu cầu của khách hàng, giúp cho họ duy trì sản xuất đều đặn, hoàn thành kế
hoạch sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Sự phát triển đa dạng và phong phú của các thành phần kinh tế trong khu vực là
một lợi thế để Ngân hàng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, không chỉ giới hạn
trong các nghiệp vụ nhận gửi và cho vay truyền thống mà còn tạo khả năng đa dạng
hoá các dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.... Không phải
Ngân hàng nào cũng có được một thị trường đa dạng và phong phú như địa bàn Hai
Bà Trưng. Vì khai thác được lợi thế này một cách có hiệu quả, chi nhánh đã khẳng
định được vị trí , vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát
triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới kinh doanh, đa dạng hoá các mặt
kinh doanh-dịch vụ tiền tệ Ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật để từng bước đổi mới công nghệ hiện đại hoá Ngân hàng theo phương châm : "
Phát triển, an toàn và hiệu quả".
2.1.3-Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
a - Hoạt động huy động vốn.
Trong những năm gần đây, với phương châm "tự chủ về nguồn vốn, đi vay để
cho vay" do đó việc khai thác các nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội là mục tiêu hàng
đầu được đặt ra. Bằng các hình thức huy động vốn hấp dẫn và phong phú, nhạy bén
trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch và phát triển mạng lưới các quỹ
tiết kiệm hợp lý, Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng đã thu hút được
nguồn tiền gửi lớn của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế.
Tính đến 31/12/2001

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1579 tỷ đồng tăng so với cuối năm 2000 là 216
tỷ, tốc độ tăng là 15,8% và đạt 107,9% so với kế hoạch.
Ta có thể thấy rõ hơn về sự tăng trưởng nay qua bảng sau :
BẢNG 1 : CƠ CẤU NGUỒN VỐN
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu Số dư đến
31/12/2001
% trong tổng
NB huy động
(+;-) so với
31/12/2000
1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 527 33,4 + 130
2. Tiền gửi dân cư 1.052 66,4 + 86
3. Tiền gửi VND 1.154 73,1 + 49
4. Tiền gửi ngoại tệ 425 26,9 + 165
B1 [ 1,2]
Qua bảng số liệu sau cho thấy:
- Các chỉ tiêu huy động vốn của Ngân hàng đều tăng so với năm 2000 cụ thể là:
Tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng với số tuyệt đối là 130 tỷ, với tốc độ tăng là 32,7%.
Tiền gửi dân cư tăng 86 tỷ, với tốc độ tăng là 8,9%, Tiền gửi VND tăng 49 tỷ, với tốc
độ tăng là 4,4% và tiền gửi ngoại tệ tăng là 165 tỷ, với tốc độ tăng là 63,9%. Điều này
chứng tỏ chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng liên tục và ổn
định, đáp ứng thoả mãn nhu cầu hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh.
- Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực theo
hướng vừa tăng trưởng vững chắc vừa có lợi cho kinh doanh.
+ Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhiều so với cuối năm 2000, với
tỷ lệ tăng 32,7%-tỷ lệ này là khá lý tưởng đối với một Ngân hàng Thương mại, vì
nguồn này thường ổn định và lãi suất phải trả thấp.
+ Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ cũng tăng mạnh, tăng với tỷ lệ là 63.9% so với
cùng kỳ năm 2000. Nguồn này giúp cho Ngân hàng đáp ứng cho hoạt động kinh

doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế.
Đây chính là mặt rất thuận lợi trong hoạt động đầu vào, nó sẽ tạo điều kiện thúc
đẩy đầu ra của chi nhánh.
b - Hoạt động sử dụng vốn
Cũng như bất kỳ một Ngân hàng Thương mại nào, công tác sử dụng vốn vẫn
giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, vì đây là hoạt động đem
lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Hiểu được tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng sẽ
đem lại một cái nhìn thấu đáo hơn về hoạt động của Ngân hàng, biết được Ngân hàng
đang ở trong tình thế nào và thực sự nguồn vốn huy động đã sử dụng vào mục đích
gì ?
Trong công tác sử dụng vốn, chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II -
Hai Bà Trưng đã đặt ra mục tiêu : Tạo ra thế "ổn định", đầu tư tín dụng "an toàn có
hiệu quả" và tạo tiền đề để phát triển. Với quyết tâm cao, bằng nhiều giải pháp tích
cực, kịp thời cùng với chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, của ngành
nhằm thống nhất một mục tiêu chung là "Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất".
Những nét nổi bất trong hoạt động cho vay của chi nhánh có thể kể đến là : Trong năm
qua chi nhánh đã tập trung đầu tư dài hạn cho các khách hàng truyền thống, tích cực
thực hiện tốt công tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm thu hút khách hàng mới và tăng
cường tiếp cận dự án khả thi, dư nợ tăng trưởng cao chất lượng dự nợ được nâng lên
rõ rệt. Tính đến 31/12/2001 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và các khoản đầu tư là
604,3 tỷ đồng tăng 45,9% so với năm 2000.
Để có một hướng nhìn toàn diện về công tác sử dụng vốn của chi nhánh ta xét
đến chỉ tiêu dư nợ.
BẢNG 2 : PHÂN TÍCH CƠ CẤU DƯ NỢ
(Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2001 % trong
Σ dư nợ
% so với
31/12/2000
1. Phân theo thành phần kinh tế

Kinh tế quốc doanh 553 91,7 148,5
Kinh tế ngoài quốc doanh 49,6 9,3 121,3
2. Phân theo kỳ hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn 415,9 69 126,5
Cho vay trung, dài hạn 186,7 31 121,2
3. Theo nội và ngoại tệ
Cho vay bằng VND 279,1 46,3 95,7
Cho vay bằng ngoại tệ ( quy đổi) 323,5 53,7 266,3
B2 [1,3 ]
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác đầu tư vốn trên điạ bàn
quận Hai Bà Trưng có nhiều biến đổi. Ngay khi mới thành lập, Ngân hàng mang trọng
trách phục vụ kinh tế quận là chính. Lịch sử hình thành và địa bàn hoạt động đã đặt ra
mục tiêu của Ngân hàng là phục vụ kinh tế quốc doanh. Vì vậy qua bảng phân tích cơ
cấu dư nợ, dư nợ của thành phần cơ cấu quốc doanh chiếm tới 91,7% tổng dư nợ,
trong khi dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ là 9,3% khoảng cách
trênh lệch quá lớn giữa hai con số đã khẳng định Ngân hàng vẫn chưa thu hút được
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đây chính là sự mất cân đối cần khắc phục.
Bằng việc nghiên cứu kỹ hồ sơ và đối tượng vay vốn trên cơ sở thẩm định dự
án đảm bảo tính pháp lý có tính khả thi, Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng Ngân
đã từng bước đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế nhất là các doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả. Đặc biệt, khối kinh tế quốc doanh và doanh số cho vay liên tục tăng
góp phần giúp cho nhiều doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố
để đổi mới trang thiết bị công nghệ, nhập nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Năm qua tổng số có 22 dự án được thẩm định và 17 dự án được phát tiền vay, do đó
đưa tốc độ dư nợ trung và dài hạn tăng lên 121,2% so với năm 2000. Đây là hướng
đầu tư phù hợp góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Qua phân tích ở trên ta thấy công tác sử dụng vốn của chi nhánh lấy mục tiêu
"phát triển, an toàn, và hiệu quả" đã bước đầu đi vào ổn định. Ngân hàng đã tập trung
mở rộng đầu tư đối với khu vực kinh tế quốc doanh, những dự án lớn, khả thi và có
hiệu quả, chủ động tạo mọi thuận lợi hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp được vay

vốn Ngân hàng, đã tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra chi nhánh
cũng đã đa dạng hoá việc đầu tư của mình bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như ngoại
tê, nội tệ, các nguồn tài trợ uỷ thác, cho vay tạo việc làm, hùn vốn liên doanh... ngày
càng đáp ứng tốt hơn đòi hỏi cao của khách hàng.
c. Kết quả kinh doanh
Những năm cuối của thể kỷ 20, đầu thể kỷ 21 có những vị trí hết sức quan
trọng trong tiến trình đổi mới, đưa nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển chiều
sâu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập vào kinh
tế khu vực và thế giới. Là một lĩnh vực nhậy cảm, đòi hỏi phải có những bước đi thận
trọng trong quá trình đổi mới, hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công
thương Khu vực II - Hai Bà Trưng nói riêng, có những nhiệm vụ rất nặng nề, vừa phải
khắc phục những tồn tại cũ, vừa phải vươn lên để đáp ứng nhu cầu của mình trong
tình hình mới, trước những khó khăn thách thức lớn phải vượt qua. Ý thức được mặt
mạnh mặt yếu của mình, trong những năm qua chi nhánh luôn tích cực tìm ra phương
hướng hình thức nâng cao hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy luôn được đánh giá là
một chi nhánh "ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển".
Để có cái nhìn toàn diện về kết quả kinh doanh của ngân hàng, ta xem xét bảng
sau:
BẢNG 3 : KẾT QUẢ KINH DOANH
(Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
1. Thu nhập
- Thu về hoạt động kinh doanh
- Thu khác
101.037,4
95022,2
6015,2
111.466,4
39.229,1
72.237,3

93.350,9
35.452,7
57.898,2
2. Chi phi
- Chi phí về hoạt động kinh doanh
- Chi nộp thuế
- Chi dịch vụ thanh toán
- Chi nhân viên
- Chi khác
87.033,3
79.452,6
480,4
150,4
4.097,6
2.852,5
96.435,1
87.998,5
90,4
154,9
4.964,7
3.227,4
76.426,9
63.422,3
175,4
158,4
7.349,8
532,1
3. Kết quả kinh doanh 14.004,1 15.030,5 16.924,0
B3 [1,5 ]
Số liệu ở bảng trên cho thấy đây là một ngân hàng làm ăn có lãi, với kết quả

kinh doanh khá ổn định và tăng đều trong các năm: Kết quả kinh doanh của năm 2000
so với năm 1999 tăng 7,3% và vào năm 2001 tăng 7,6% so với năm 2000, kết quả này
góp phần thực hiện kế hoạch lợi nhuận chung của toàn hệ thống. Để xem xét cụ thể
hơn tình hình kinh doanh của chi nhánh phải đánh giá các chỉ tiêu chất lượng ở các
lĩnh vực cơ bản.
- Đối với công tác huy động vốn, có thể nói Ngân hàng đã đạt được sự tăng
trưởng đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2001 đạt 1,579 tỷ đồng,

×