Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết trăm năm cô đơn của g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.55 KB, 22 trang )

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.
Marquez
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Mỹ Latinh là một nền văn học có sức sống mạnh mẽ và đạt rất nhiều thành tựu rực rỡ.
Từ giữa thế kỉ XX đã có tiếng vang trên thế giới, thu hút nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn
học đặc biệt quan tâm. Với sự xuất hiện nhiều tên tuổi nổi tiếng như Miguel Angel Asturias,
Jorge Luis Borges, Alejo Carpentier, Carlos Fuen- tes, Pablo Neruda, Otavio Paz…. Và không
thể không nói đến Gabriel Garcia Marquez, một đại diện tiêu biểu xuất sắc của nền văn học dân
tộc Côlômbia nói riêng và Mỹ Latinh nói chung.
G. Marquez xuất hiện trên văn đàn thế giới và được mọi người biết đến là một “bậc thầy của chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo”. Với tài năng và tấm lòng nhiệt huyết của mình ông đã sáng tạo nên
nhiều tác phẩm rất xuất sắc và được độc giả yêu mến. Tiêu biểu nhất, là tiểu thuyết Trăm năm cô
đơn – một kiệt tác xuất sắc của ông.
Trăm năm cô đơn là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của G.Marquez. Tác phẩm được nhà xuất bản
Subamerica xuất bản lần đầu bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 1967 tại Buenos Aires
(Argentina). Vào năm 1970, truyện đã được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản. Cho
đến nay, tác phẩm đã chuyển dịch qua hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tác
phẩm được tặng giải Chianchiano của Ý, được Pháp công nhận là cuốn sách hay nhất trong năm
và được giới phê bình văn học Mỹ đánh giá là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong thập niên
1960. Và chính tác phẩm này đã mang đến cho tác giả vinh dự đoạt giải Nobel Văn học vào năm
1982.
Cho đến nay tác phẩm vẫn còn sức hút đặc biệt với nhiều thế hệ độc giả. Rõ ràng Trăm năm cô
đơn là cuốn sách ăn khách, mặc dù tác giả viết không phải mục đích câu khách. Người đọc tìm
đến với Trăm năm cô đơn bởi đó là cuốn sách văn học thực sự mang hơi thở đời sống hiện đại Trăm Năm Cô Đơn của niềm tin và số phận con người.
Sự thành công của cuốn tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở mức độ đó, mà nó còn thành công trên
rất nhiều phương diện… Và cuốn tiểu thuyết này chính là tất cả tâm huyết của tác giả. Có thể nói
cuốn tiểu thuyết này là cả một quá trình lao động sáng tạo miệt mài không ngừng nghỉ của tác
giả.
Vì lẽ lý do trên và ước muốn nên người viết đã chọn đề tài “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn của G.Marquez” làm đề tài nghiên cứu của mình. Việc nghiên cứu đề tài này giúp


cho người viết có những nhìn nhận thật đúng đắn và hiểu rõ hơn tác phẩm nghệ thuật tầm vóc
này, qua đó có thể hiểu thêm về G.Marquez. Và đồng thời, đây cũng là cơ sở cho công tác nghiên
cứu giảng dạy và học về sau này của người viết.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Như trên đã giới thiệu tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một hiện tượng văn học trên thế giới. Tác
phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Con số độc giả đón đọc cuốn tiểu thuyết này
lên đến hàng tỉ người và có “nguy cơ” chưa dừng lại (theo tác giả). Không những thế tác phẩm
này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực
quan tâm đến. Giới nghiên cứu phê bình văn học Anh, Mỹ và châu Âu đánh giá tác cuốn tiểu
thuyết này: “có thể là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latin và văn học thế giới và chắc
chắn là một tác phẩm được nhiều người biết đến nhất” [10, tr.139].


Một nhà nghiên cứu văn học Nga và là một trong hai người dịch tác phẩm này sang tiếng Nga, V.
Stolbov đánh giá: “Ông (Marquez) đã sáng tạo ra một tác phẩm không những duy nhất trong văn
học Mỹ Latin mà cả văn học thế giới hiện đại: một cuốn tiểu thuyết sử thi độc đáo với một sự
bao quát hùng vĩ các sự kiện, với những tính cách anh hùng đồ sộ, một cuốn tiểu thuyết chứa
đựng trong môt dòng duy nhất cả sự thật lẫn tưởng tượng, vừa cái bi vừa cái hài, tính kịch với
chất thơ, nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống” [10, tr.139].
Pablo Neruda - một nhà thơ vĩ đại của Chile, người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1971,
đánh giá: “tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong nền văn học Mỹ Latin hiện đại”
[10, tr.139].
Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm này được biết đến qua bản dịch của một số dịch giả. Về việc
nhiên cứu về tác giả và tác phẩm này vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu sâu. Tuy nhiên cũng
phải kể đến:
Nguyễn Trung Đức trong bản dịch tác phẩm Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, HN, 2000. Tác giả
đã đưa ra những kiến giải về các vấn đề như cốt truyện và đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật,
nhân vật và thông điệp… Tuy nhiên, bài giới thiệu này chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi sâu
vào nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Trong cuốn Văn học Mỹ Latin do Lại Văn Toàn (chủ biên), Nxb Thông tin Khoa học xã hội chuyên đề, HN, 1999 đã tổng tập một số bài dịch của Nguyễn Thị Khánh, Lê Sơn, Thi Nguyên,

Đinh Công Bắc, Đinh Quang Trung … từ các bài viết của các tác gia nước ngoài. Cuốn sách đã
giới thiệu cho ta một cách rõ nét về tình hình phát triển của nền văn học Mỹ Latin, trong đó cũng
giới thiệu một cách khái quát về tác giả G. Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata và Marquez trong
cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh
(tuyển chọn), Nxb ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác
của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu
thuyết Trăm năm cô đơn. Tuy nhiên bài viết vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về cuốn tiểu
thuyết Trăm năm cô đơn.
Đỗ Xuân Hà trong bài viết tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia
Marquez trong cuốn Văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ
Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của
G.Marquez, nêu lên một số thành tựu của G.Maquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội
dung và nghệ thuật và chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là Chủ nghĩa huyền
ảo kết hợp với Chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường. Bên cạnh những cái có
thực trong đời sống xã hội của Mỹ Latin thời bấy giờ, tác giả cũng đã phân tích những yếu tố kì
ảo trong tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu như: sự kết hợp nhiều loại thời
gian trong quá trình kể chuyện của tác giả, nghệ thuật cá tính hóa nhân vật làm cho người đọc
không bị nhầm lẫn giữa các nhân vật trùng tên nhau, thông qua đó ông chỉ những thành công của
Maquez trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Và phải kể đến cuốn chuyên luận về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabrile Garcia Marquez
của Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009. Tác giả đã tóm lượt được nội dung của tiểu
thuyết Trăm năm cô đơn một cách cụ thể và khái quát nhất qua từng chương để người đọc có thể
hình dung được, Ngoài ra còn đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở một số mặt nội dung cũng như
nghệ thuật để cho người đọc có thể hình dung và hiểu một cách sâu sắc nhất nhất.
Nhìn chung những công trình trên đã phần nào khái quát lên được những đặc điểm về nội dung
cũng như hình thức nghệ thuật…. của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và đã giúp chúng tôi rất
nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu. Trên cơ sở đó cộng với sự kết hợp một số nguồn tư liệu



khác, chúng tôi mạnh dạn đi vào việc nghiên cứu đề tài : “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn của G.Marquez”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.
Marquez
Phạm vi nghiên cứu là văn bản khảo sát, chúng tôi dựa vào cuốn Trăm năm cô đơn do tác giả
Nguyễn Trung Đức, (dịch), Nxb Văn học, HN, 2003.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng một số cách tiếp cận sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống:
- Phương pháp so sánh - đối chiếu:
- Phương pháp phân tích - chứng minh:
- Phương pháp tổng hợp:
5. Cấu trúc đề tài:
Cấu trúc đề tài nghiên cứu này gồm ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Trong
phần nội dung được chia làm hai chương chính:
Chương một: Những vấn đề chung
Chương hai: Trăm năm cô đơn – một cuốn tiểu thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo
Cuối cùng là tài liệu tham khảo

NỘI DUNG
Chương một: Những vấn đề chung
1.1. Giải thích thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng
phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh
số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện
sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [tr. 277].



1.1.2. Khái niệm cái kì ảo
Cái kì ảo trong văn học nghệ thuật là đối tượng hấp dẫn giới nghiên cứu phê bình văn học
phương Tây. Năm 1963, Hiệp hội “Những người nghiên cứu văn học đã được thành lập tại
Bruxenlles (thủ đô Bỉ)”, với mục đích hợp tác nghiên cứu và công bố các phát hiện liên quan đến
vấn đề này. Vì thế các công trình nghiên cứu về cái kì ảo cũng đã ra đời. Việc chuyển dịch thuật
ngữ “Le Fantastique” (tiếng Pháp) sang tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau, điều này cũng
cho thấy sự đa dạng và phong phú trong cách nhìn nhận một vấn đề. Lê Nguyên Cẩn dịch là “cái
kì ảo”, GS Hoàng Trinh dịch là “Kì dị, quái dị”, Trọng Đức dịch là “quái dị”, Tạp chí văn học
nước ngoài dịch là “kinh dị”. Trong đề tài này chúng tôi dựa trên cách gọi và dịch của Lê
Nguyên Cẩn là “cái kì ảo”.
Định nghĩa về cái kì ảo là một vấn đề, có nhiều ý kiến đưa ra khác nhau:
Adrian Mario trong Từ điển các ý kiến văn học thì cái kì ảo chỉ là “những cái không tồn tại trong
hiện thực, những cái không có thực và được tạo ra do tưởng tượng”. Tiếp theo đó thuật ngữ này
tiếp nhận ý nghĩa là “hình ảnh cảm giác (trong tâm lí học cổ điển) và hình ảnh trí tuệ (tâm lý học
hiện đại). Ông xác định “cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, hư cấu”, “trong thực tế, cái kì
ảo chỉ có thể ra đời từ bản thân cái tưởng tượng (Fantaisie) – cái duy nhất sinh ra nó, hợp pháp
hóa nó và xác định nó như một sản phẩm mĩ học đặc thù”, “cái kì ảo tạo ra khả năng thường trực
về suy luận, một sự thâm nhập của cái không có khả năng hoặc không thể nhìn thấy được trong
lĩnh vực của những điều giải thích được” [2, tr.28].
George Munteanu trong Từ điển thuật ngữ văn học có xác định: “Cái kì ảo bao hàm mọi cái ngẫu
nhiên không quen thuộc, nhưng giải thích được bằng hàng loạt nghiên nhân có thực” [2, tr.28].
Trong Văn học Kì ảo Pháp, M.Schneider cũng đưa ra nhận xét: “Cái kì ảo khai thác không gian
nội tâm, nó gắn liền với sự sợ hãi trong cuộc sống và trong hi vọng thay đổi” [2, tr.18].
P.G.Castex cũng có cho rằng: “Cái kì ảo trong văn học là hình thức thuần túy (…) nó được tạo ra
từ giấc mơ, từ sự mơ tín, sợ hãi, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh, từ sự
mê đắm và từ tất cả mọi hiện tượng mang tính chất bệnh lí. Nó được nuôi dưỡng bằng ảo giác,
bằng sự khủng khiếp điên cuồn” [2, tr.20].
Theo các Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển thuật ngữ văn học của Rumani, Từ điển Pháp –
Việt của các soạn giả khác nhau, thì nội hàm thuật ngữ được xác định như sau: “Cái kì ảo là sản
phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng; ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế.

Đó là những cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo quy luật của tưởng tượng. Đó là cái kì
quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc” [2, tr.15].
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, đã đưa ra định nghĩa từng các thuật ngữ
kì ảo, quái dị, kinh dị… có thể mỗi từ có một ý nghĩa riêng nhất định song chúng điều nói lên
một nội dung là: những điều không thực, gấy ấn tượng mạnh.
Trên đây là những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình khi đi vào mảnh đất của những cái kì
ảo. Còn Lê Nguyên Cẩn trong cuốn chuyên luận “Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac” cũng
đưa ra nhận định dựa trên sự tổng hợp các ý kiến trên, tác giả đã đưa ra kết luận rất xác đáng về
khái niệm cái kì ảo: “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật nó được tạo ra nhờ trí tưởng
tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó có mặt
trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại
độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [2, tr.16].
1.2. G.Marquez – bóng dáng tài năng của một thiên tài
1.2.1. G.Marquez – bóng dáng một thiên tài
G. Marquez sinh ngày 6 - 4 - 1928 tại một làng trồng chuối ở Aracataca của đất nước Côlômbia.
Xuất thân trong một gia đình tri thức nghèo, bố mẹ ông phải vật lộn kiếm sống nên ông được ông


bà ngoại đón về nuôi dạy từ thơ ấu. Thời điểm ông sinh ra cũng là khi nghành chuối bắt đầu phát
triển và cũng là khi Hoa Kỳ khai thác Nam Mỹ qua các đồn điền chuối.
Tên gọi thân mật của “Gabriel bé bỏng” là Gabito. Cậu là một đứa bé trầm lặng và nhút nhát.
Ngay từ thơ ấu, Gabio được tắm mình trong những câu chuyện hoang đường do ông bà kể.
Ngoại trừ ông bà ngoại là một cựu đại tá và cậu, ngôi nhà toàn là phụ nữ. Đặc biệt họ rất hay kể
chuyện ma. Chú bé Gabio nghe chuyện, sợ đến múc không dám rời khỏi ghế. Những câu chuyện
đó đã ươm trong cậu hạt giống của trái cây văn học khổng lồ, để chờ ngày vươn dậy trên đất
nước Côlômbia đầy đau thương. Chuyện về cuộc nội chiến, về vụ đình công của công nhân
chuối, chuyện lấy nhau của bố mẹ… cứ được kể đi kể lại từ các gì, các bà và các cô con gái
ngoài giá thú của ông ngoại đã khảm sâu vào trong kí ức Marquez. Ông ngoại mất khi Marquez
lên tám và vì bà ngoại bị mù lòa, Marquez chuyển về sống với cha mẹ ở Sucre, nơi bố ông làm
dược sĩ. Tại đó ông được gởi đến trường nội trú ở Barranquilla, một thành phố cảng nằm ở sông

Magdalena. Đến trường, ông vẫn giữ tính rụt rè nhưng nổi tiếng với những vần thơ trào phúng và
tranh biếm họa. Sự nghiêm túc và ít say mê thể thao đã khiến các bạn đặt cho ông biệt danh ông
cụ.
Năm 1940, tại trường trung học cơ sở, ông nhận phần thưởng đầu tiên trong đời. Phần thưởng
của các giáo sĩ Dòng Tên (thuộc Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã) trao cho các học sinh tài
năng. Ngôi trường ông theo học có tên là Liceo Nacional, nằm ở Zipaquira, thành phố cách
Bogota khoảng 60 cây số về phía bắc. Hành trình đi học phải mất cả tuần lễ và vào ngay lúc đó
ông đã cảm thấy không thích thành phố thủ đô Bogota theo ông là ảm đạm và khắc nghiệt. Ông
quyết tâm thành nghệ sĩ lãng du.
Ở trường, ông gắn bó với bạn bè. Buổi tối ông thường đọc sách cho các bạn kí túc cùng nghe. Là
người có khiếu hài đặc biệt, tuy chưa viết được tác phẩm nào to tác nhưng tình yêu văn học,
tranh biếm họa đã mang lại cho ông biệt hiệu nhà văn. Có lẽ danh tiếng này đã góp phần định
hướng cho văn nghiệp đồ sộ sau này của ông. Như vậy, cuộc phưu lưu văn chương của Marquez
bắt đầu khá sớm, ông viết truyện ngắn và viết báo chí khi còn là sinh viên.
Năm 1946, chàng trai 18 tuổi, theo ước nguyện của bố mẹ đã vào nghành luật tại Đại học Quốc
gia Bogota. Trong thời gian này, Ông gặp và yêu Mercedes Barcha Pardo khi cô 13 tuổi, ông
tuyên bố cô là người thú vị nhất mà mình từng gặp và đã cầu hôn cô một cách nồng nàn. Nhưng
mãi đến mười bốn năm sau họ mới làm lễ cưới.
Năm 1959, khi cách mạng Cuba thành công – một sự kiện làm chấn động Mỹ Latinh và toàn bộ
Châu Âu đã tác động không nhỏ đến G.Marquez. Ông nhiệt liệt chào mừng sự kiện đó và nhận
làm phóng viên cho hãng thông tấn thường trú Cuba và Mỹ.
Từ năm 1961 đến 1967, ông sống ở Mêhicô và tiếp tục sáng tác. Năm 1967 tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn ra đời đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả và được dư luận trong và ngoài
nước đánh giá rất cao.
Năm 1969 Q.Marquaz nhận giải thưởng Rômugô Gazêrô của Vênêzuêla. Năm 1971, trường Đại
học Côlômbia (Mĩ) tặng ông bằng tiến sĩ danh dự văn học và giải Nôxtat dành cho người nước
ngoài.
Năm 1981, G.Marquez bị chính phủ Côlômbia trục xuất vì bị nghi là có liên hệ với phong trào du
kích ở miền núi nước này và phải sống lưu vong ở Mêhicô. Cũng trong năm này ông được chính
phủ Pháp tặng huân chương bắc đẩu bội tinh. Năm 1982, ông nhận giải thưởng Nôbel về văn

học, ghi nhận sự đóng góp của ông không chỉ với văn học Mỹ Latinh mà còn với cả nền văn học
nhân loại.
Năm 2002, mặc dù sức khỏe yếu, G.Marquez đã hoàn thành cuốn hồi ký đầu tiên Vivir para
contarla (Sống để kể lại) về 30 năm đầu của đời mình, trước khi tới châu Âu lần thứ nhất. Tháng


10 năm 2004, G.Marquez xuất bản cuốn Memoria de mis putas tristes (Hồi ức về những cô gái
điếm buồn của tôi).
1.2.2. G.Marquez – quá trình lao động miệt mài không mệt mỏi
Trong suốt 60 năm sáng tác và cống hiến chi niềm đam mê của mình, Q.Marquez đã sáng tác
một khối lượng tác phẩm đồ sộ và là một nhà văn, nhà báo xuất sắc của nền văn học Mĩ Latinh.
Ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường đại học, ông bắt đầu viết truyện ngắn đầu tay. Tuy chưa tạo
được dư âm lớn, nhưng nó vẫn có sức lộ cuốn và tạo được sự chú ý của dư luận. Những truyện
ngắn thời kì này được tập hợp và xuất bản trong tập Đôi mắt chó xanh (1955).
Ở thể loại tiểu thuyết, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm đỉnh cao như: Lá rụng (1955), Giờ xấu
(1962), Trăm năm cô đơn (1967), Mùa thu của ngài tộc trưởng (1976), Tình yêu thời thổ tả
(1985), Vị tướng trong mê cung (1989), Tình yêu và những quái vật khác, Kí sự về một cái chết
đã được báo trước.
Ở thể loại truyện ngắn, ông cho xuất bản nhiều truyện ngắn tiêu biểu như: Bão lá (1954), Ngài
đại tá chờ thư (1961), Đám tang bà mẹ vĩ đại (1962), Chuyện buồn không thể tin được của Êrênh-đi-na ngây thơ và người đàn bà bất lương (1979), Mười hai truyện phiêu dạt, Cụ già với
đôi cánh khổng lổ, Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (2004)…
Ở thể loại kí sự, phóng sự với những tác phẩm tiêu biểu như: Nhật kí chìm tàu (1970), Chilê –
cuộc đảo chính và bàn tay bọn Mĩ, Tin tức về một vụ bắt cóc (1996), Sống để kể lại (2002),…
Hiện nay dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn tiếp tục viết những câu chuyện dữ dội với sức hấp dẫn
lớn và chinh phục được trái tim độc giả khắp mọi nơi.
Với G.Marquaz “những điều dối trá trong văn chương là nguy hiểm hơn so với những điều dối
trá trong cuộc đời”. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã cống hiến cho nền văn học Mỹ
Latinh nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kí sự. Sáng tác của ông tập trung ở hai
cách viết: Viết theo bút pháp hiện thực nghiêm ngặt, bằng ngôn ngữ khúc chiết, mộc mạc trong
sáng gần gũi với đời thường và bút pháp hiện thực huyền ảo. Mà chủ yếu ở bút pháp hiện thực

huyền ảo.
Trong sáng tác của Marquez, ta bắt gặp những câu chuyện ông đưa vào những hiện tượng thuộc
đời sống ý thức ở trình độ trực quan và cả những hiện tượng thần giao cách cảm mà theo ông đó
là những điều có thực ở Mỹ Latinh. Ông luôn vận dụng vào trong tác phẩm của mình kiểu kiến
trúc nhiều tầng, phương thức kỹ thuật tự sự nhiều người kể chuyện trên cơ sở thời gian đa chiều,
sử dụng phép loại hình hóa nhân vật và nghệ thuật dân gian. Đó chính là những đặc trưng của
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. G.Marquez đã khẳng định mình bằng việc cách tân trong sáng tác
viết tiểu thuyết và được độc giả hoan nghênh rất nhiều
1.3. Trăm năm cô đơn – một cuốn tiểu thuyết xuất sắc của thế kỷ XX, một đại diện xuất sắc
của thể loại văn học kì ảo
Gabriel Garcia Marquez bắt đầu viết Trăm năm cô đơn vào đầu năm 1965. Trước đó, trong
khoảng thời gian từ 1961 tới 1965, với văn học, ông không sáng tác một dòng nào do tâm lý sợ
thất bại từ các tác phẩm trước. Tháng 1 năm 1965, khi đang lái xe từ thành phố Mexico tới khu
nghỉ mát Acapulco, Garcia Marquez bỗng dừng xe và nói với vợ, bà Mercedes Barcha: "Anh đã
tìm được giọng điệu rồi! Anh sẽ kể lại câu chuyện này với gương mặt khô cứng như gỗ của bà
ngoại khi kể cho anh nghe những câu chuyện lạ, bắt đầu từ cái buổi chiều nọ khi đứa bé được bố
đưa đi xem nước đá."
Garcia Marquez gom được 5000 USD tiếp kiệm và bạn bè giúp đỡ để đưa cho vợ lo chi tiêu
trong gia đình, còn ông đóng cửa viết trong 18 tháng. Khi cuốn sách hoàn thành cũng là lúc vợ
ông cho biết gia đình đã nợ lên tới 10.000 USD. Để có tiền gửi bản thảo, Garcia Marquez phải
bán nốt một số vật dụng giá trị trong nhà. Được xuất bản vào năm 1967, Trăm năm cô đơn ngay


lập tức gây được tiếng vang lớn.
Câu chuyện kể về một dòng họ và ngôi làng họ sống, Macondo qua một trăm năm, tựa như một
phần lịch sử của Colombia. Macondo là ngôi làng do Gabriel Garcia Marquez tưởng tượng ra,
dựa trên những ký ức của ông về ngôi làng thời niên thiếu của mình, điều này đã được ông kể lại
trong cuốn hồi ký Sống để kể lại ( Vivir para contarla). Dòng họ Buendia bao gồm 7 thế hệ.
Người đầu tiên trong dòng họ là Jose Acardio Buendia và người cuối cùng của dòng họ là
Aureliano đã bị kiến ăn khi vừa mới được sinh ra. Dòng họ này đã tự lưu đày vào cõi cô đơn để

chạy trốn tội loạn luân.
Theo cuốn hồi ký Sống để kể lại thì rất nhiều sự kiện, nhân vật của Trăm năm cô đơn được tác
giả lấy từ cuộc đời thật. Đại tá Aureliano Buendía nhiều điểm giống với ông ngoại của Garcia
Marquez: cùng là đại tá thuộc phái Tự do trong cuộc chiến tranh. Nhưng chính ông ngoại của
Garcia Marquez đã giết một người trong một cuộc thách đấu, điều này trùng với nhân vật José
Arcadio Buendía trong tiểu thuyết. Nhân vật Úrsula Iguarán thì giống với bà ngoại của Marquez,
người cuối đời cũng bị mù. Nhóm bạn của Aureliano Babilonia ở phần cuối tiểu thuyết, mà trong
đó cũng có một nhân vật mang họ Marquez, chính là một nhóm bạn của Garcia Marquez khi ông
bắt đầu tham gia báo chí. Sự kiện thảm sát cũng đã từng xảy ra và thị trấn quê hương của ông
cũng có thời thịnh vượng rồi suy tàn như Macondo. Công ty Chuối trong tiểu thuyết giống với
một công ty hoa quả của Mỹ từng xây dựng ở quê hương ông
Với “Trăm năm cô đơn”, sự nghiệp của G. Marquez đã được đưa lên đỉnh cao vinh quang trên
văn đàn thế giới. Trăm năm cô đơn được xem là “một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất viết
bằng tiếng Tây Bang Nha kể từ thời Đônkihôtê”. Theo số liệu tác giả cung cấp đến năm 1970,
Trăm năm cô đơn đã được in bằng tiếng Tây Bang Nha hơn nửa triệu bảng, chưa kể hai lần in ở
Cuba Xã hội chủ nghĩa và mười bảy hợp đồng xin phép tác giả được dịch tác phẩm này ra các
thứ tiếng khác nhau. Cho đến nay, tác phẩm đã được chuyển dịch qua hơn ba mươi ngôn ngữ trên
thế giới.
Trăm năm cô đơn đã được nước Ý trao tặng giải thưởng Chian Chiao, nước Pháp công nhận là
cuốn sách hay nhất trong những năm 60 của thế kỉ này. Tác phẩm cũng mang đến vinh dự cho
G.Marquez nhận được giải thưởng Nôbel Văn học năm 1982. Đã gần nửa thế kỉ từ khi ra đời,
Trăm năm cô đơn vẫn có sức thu hút mạnh mẽ tới độc giả khắp thế giới và tiếp tục có mặt khắp
mọi nơi trên hành tinh, tìm đến với những độc giả yêu thích nó.
Qua tác phẩm này G.Marquez cũng được gọi là người đại diện xuất sắc trong thế giới văn
chương Mĩ Latinh, cho một khuynh hướng Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, mà Trăm năm cô đơn
được xem là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ở châu Mỹ Latinh
Trăm năm cô đơn là tác phẩm có nhiều bình diện phản ánh một cách độc đáo cuộc sống mọi mặt
của các dân tộc Mỹ Latinh, kể cả những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của họ. Về mặt thi pháp,
sự kết hợp của thần thoại thổ dân da đỏ với trí tuệ văn minh hiện đại, sự pha trộn giữa các yếu tố
huyền thoại và hoang đường đã tạo ra một hệ thống thẩm mỹ đặc biệt mà các nhà nghiên cứu lí

luận và phê bình gọi là Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo – một sản phẩm đặc thù của Mỹ Latinh
hiện đại. Về mặt ý nghĩa, Trăm năm cô đơn như là một lời cảnh báo, một lời kêu gọi đoàn kết đối
với nhân loại ngày nay: tai họa sẽ đến nếu như sự cô đơn, sự tha hóa sẽ thắng thế trong đời sống
con người. Chỉ có đoàn kết con người trong tình yêu thương, lòng nhân ái và nỗ lực diệt trừ cái
ác, những dòng họ bị kết án vĩnh viễn trăm năm cô đơn mới có thể có cơ hội được hồi sinh trên
trái đất này.
Chương hai: Trăm năm cô đơn của G.Marquez – một cuốn tiểu thuyết mang nhiều yếu tố kì
ảo


2.1. Biểu hiện các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez
2.1.1. Những lời dự báo, tiên tri
Trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, chúng ta bắt gặp những hiện tượng thuộc đời sống tiền logic
của những nhân vật. Đó là khả năng tuyệt vời của đại tá Aurêlianô Buênđya, là một người trầm
tính nhưng chàng luôn làm cả nhà ngạc nhiên bởi những tiên đoán hết sức chính xác của mình.
“Một ngày nọ, cậu bé Aurêlianô mới lên ba, bước vào phòng bếp giữa lúc Ucsula nhắc nồi canh
ra khỏi bếp và đặt nó lên bàn, chính trong ngày này bà mới nhận ra sức nặng của cái nhìn ấy.
Cậu bé thập thò ngoài của sổ nói “nó sẽ đổ đấy”, cái nồi đã được đặt chắc chắn trên bàn,
nhưng bỗng nhiên đúng như lời cậu bé báo trước, nó bắt đầu rung lên bần bật rồi lăn ra mép
bàn như có sức đẩy từ bên trong và nó vỡ toang từng mảnh trên sàn nhà”
Đó là dự báo trước của Aurêlianô cho cả nhà biết sẽ có người lạ đến ở nhà mình khi Rêbêca trên
đường đến làng Macônđô cùng với những người Digan “có người đến nhà mình đấy (…) quả
nhiên Rêbêca đến vào một ngày chủ nhật”. Hay là khả năng ngoại cảm của ông về cái chết của
Hôsê Accadiô Buênđya đã làm Usula hoảng hốt. Dù ở xa nhưng Aurêlianô vẫn cảm nhận được
cái chết của Hôsê Accadiô Buênđya đang đến gần khi ông cho sứ giả mang bức thư báo cho gia
đình biết trước hãy trông nom cha cẩn thận vì cha sẽ mất.
Đó có thể là những điềm báo trước những sự việc sắp xảy ra mà những người thuộc dòng họ
Buênđya cảm nhận được. Linh tính đã báo trước cho Usula trước buổi hành hình đại tá Aurêlianô
khi bên tai bà bỗng nghe tiếng nói của anh. Hay là là điềm báo trước cho bà về việc đại tá
Aurêlianô sẽ tự tử “Usula mở vung nồi sữa đang nấu trên bếp, ngạc nhiên thấy rằng sao nó lâu

sôi thế và cụ thấy giòi bọ đầy nồi sữa”. Vào những năm cuối đời mình, Amanta cũng đã linh tính
được rằng cái chết của mình sẽ đến sớm hơn dự định vài năm nên bà đã tự may đồ liệm cho mình
và nhận những bức thư của người còn sống mang xuống mộ gửi cho người đã chết.
Đó là khả năng đồng cảm tuyệt vời giữa hai chú bé Hôsê Accađiô Sêgunđô và Aurêlianô: khi
người này uống nước chanh thì người bên kia nói đúng một trăm phần trăm là nước chanh không
pha đường, bên cạnh đó họ còn có những đặc điểm sinh hoạt giống nhau “họ cùng dậy một lúc,
cùng vào nhà tiêu một giờ, cùng chịu cơn trái nắng trở trời và họ mơ thấy giấc mơ giống hệt
nhau”. Chỉ khi lớn lên họ mới mang những nét khác biệt nhau, nhưng đến khi chết họ lại giống
nhau như đúc khiến người ta nhầm lẫn người này sang người khác như khi họ còn nhỏ. Những
linh tính, điềm báo đó nó như một thứ giác quan thứ sáu giúp con người cảm nhận dược những
sự việc, những biến cố quan trọng sẽ xảy ra trong cuộc đời mình hoặc của những người thân
mình.
Những hiện tượng đó khó giải thích, nhất là ở làng Môcônđô còn chìm đắm trong u mê lạc hậu
này nhưng nó đã tồn tại trong nhận thức của dân chúng thời xưa. Nó như một biến ảo kì diệu
được cảm nhận bằng tâm linh, dựa trên niềm tin về một thế giới vô hình của người dân. Đây là
những hiện tượng thuộc đời sống trực quan tiền lôgic của dân chúng mà theo G.Marquez đó là
những hiện tượng có thật trong đời sống ý thức của người dân Mỹ Latinh. Thực chất những hiện
tượng đó có mặt khắp mọi nơi, tồn tại trong mọi dân tộc nhưng nó đã được G.Marquez đưa vào
tác phẩm, tạo thành những nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm của ông. Trong sáng
tác của ông người đọc bắt gặp ông sử dụng nhiều đặc điểm của hiện tượng này, tạo nên một nét
độc đáo riêng trong phong cách sáng tác của G.Marquez.
2.1.2. Hình ảnh thiên nhiên kì diệu, dị thường:
Cùng với việc sử dụng những hiện tượng thuộc đời sống ý thức còn ở trình độ trực quan tiền
lôgic của người dân, Marquez đưa vào tác phẩm những hiện tượng đời sống tinh thần kết hợp với
cảm quan người nghệ sĩ. Đó có thể là những vấn đề có thật trong cuộc sống, cũng có thể là
những chi tiết do tác giả tưởng tượng ra nhưng được tái hiện qua lăng kính chủ quan của tác giả


nó cũng mang một màu sắc huyền ảo. Vì “thực tại không chỉ bao gồm những hoạt động thực tiễn
của con người tác động vào thế giới tự nhiên, xã hội… mà còn bao gồm cả đời sống tâm linh,

niềm tôn giáo, các huyền thoại và truyền thuyết”. Và hiện thực trong tác phẩm qua cảm quan của
G.Marquez là những hư cấu tạo nên một thủ pháp nghệ thuật.
Khi đọc tác phẩm Trăm năm cô đơn, chúng ta bắt gặp những hình ảnh kì diệu, dị thường, phi
thường qua ngoài bút khoa trương của tác giả nhằm thể hiện quan niệm, tư tưởng của mình trước
cuộc sống của con người, xã hội Mỹ Latinh thời bấy giờ.
Đó là những hình ảnh về nột trời mưa hoa trong đám ma của Hôsê Accađiô Buêđya, một đám ma
chưa từng có trong lịch sử của làng Môcônđô “Cả đem ấy những bông hoa li ti màu vàng rơi
xuống một cái làng đang trong nỗi âm thầm đau khổ. Hoa phủ kín các nóc nhà và hoa lấp kín
các lối ra vào. Bầu trời sực nức mùi hoa khiến cho các con vật ngủ ngoài trời phải ngột thở.
Hoa rơi xuống không biết cơ man nào mà kể, đến mức khi trời sáng các con đường phủ đầy hoa
phẳng lì như một tấm chăn. Người ta phải dùng gậy mà hất hoa đi để lấy lối cho đám tang đi
qua”. Trận mưa hoa thể hiện cảm quan thương xót của G.Marquez trước con người đầy nghị lực,
thông minh, luôn đam mê hiểu biết. Hôsê Accađiô Buênđya là người khai sinh ra làng Macônđô,
người có nhiều công lao trong việc xây dựng và dẫn dắt dân làng phát triển theo mô hình phong
kiến. Ông là người được toàn bộ những người dân trong làng kính trọng, mọi quyết định của ông
trong việc xây dựng và phát triển ngôi làng đều được mọi người đồng tình ủng hộ. Cái chết của
ông không chỉ làm cho cả làng chìm trong nỗi âm thầm đau khổ mà còn khiến trời phải động
lòng rơi những giọt mưa hoa đau xót tiến đưa.
Khi đọc hết tác phẩm Trăm năm cô đơn, có lẽ người đọc khó có thể quên ngay được những hình
ảnh về trận lụt kéo dài bốn năm mười một tháng hai ngày, trận hạn hán mười một năm và một
trận cuồng phong xóa sạch mọi dấu vết về làng Macônđô. Đó là những chi tiết được tác giả sử
dụng ngòi bút phóng đại khoa trương, nhằm thể hiện cảm quan của mình trước thực tại Mỹ
Latinh. Đó là những chi tiết được tác giả sử dụng ngòi bút phóng đại khoa trương, nhằm thể hiện
cảm quan của mình trước thực tại Mỹ Latinh. Bọn tư sản Bắc Mỹ, ở đây là công ty chuối của
ngài Brao khi tới làng Macônđô đã mang đến đây nhiều phát minh mới nhưng cũng đưa đến
không biết bao nhiêu là tệ nạ, nhiều thứ văn hóa đồ trụy, làm cho ngôi làng hiền hòa năm nào giờ
thay đổi một cách chống mặt. Người Mỹ, ở đây là Brao rất xảo quyệt và tráo trở tìm mọi cách
thoái thác những yêu cầu chính đáng của công nhân đòi hỏi cho quyền lợi của họ, buộc họ phải
đứng lên đấu tranh. Khi cuộc đấu tranh lên đến cao trào, người Mỹ thẳng tay tắm máu công nhân
bằng một vụ thảm sát tất cả những ai có mặt ở sân ga và sau đó dùng đoàn tàu dài trăm toa chở

xác chết ném xuống biển như công ty chuối vẫn đổ chuối thối. Hình ảnh trận mưa lụt thể hiện
cảm quan của tác giả trước thực tại trì động đến ngày tận thế của Mỹ Latinh. Một vùng đất lạc
hậu, chậm phát triển so với sự biến đổi của thế giới
2.1.3. Hình tượng con người mang đặc điểm huyền thoại, ma quỷ
Hình tượng về con người quá dị có cái đuôi lợn - là câu chuyện về dòng họ Buênđya tồn tại bảy
thế hệ, người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng đang bị kiến ăn, một dòng họ tự lưu
đày vào cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn luân. Cái tội loạn luân này khởi sự từ việc tên cướp biển
Phranxit Đrăc tấn công Riôacha khiến các cụ tổ của Ucsula Igoaran phải chuyển đến lập nghiệp
ở một làng hẻo lánh. Tại đây các cụ tổ của Hôsê Accađiô Buênđya đã lập nghiệp bằng nghề trồng
thuốc lá. Qua ba thế kỷ, hai dòng họ này đã có quan hệ thâm giao, cháu chắt họ lấy lẫn nhau dẫn
tới thảm hoạ đẻ ra một người đàn ông có đuôi lợn. Chính cái gương tày liếp này đã khiến cha mẹ
Hôsê Accađiô Buênđya và Ucsula Igoaran tìm mọi cách ngăn cản nhưng họ vẫn cứ lấy nhau. Khi
đã là vợ chồng rồi và dẫu Hôsê Accađiô Buênđya tuyên bố "dù có đẻ ra kỳ đà anh cũng cóc cần".
Ucsula Igoaran vẫn sợ đẻ ra đứa con có đuôi lợn, nên khi đi ngủ bao giờ cô cũng mặc chiếc quần


trinh tiết do mẹ may cho… Và rồi, những Hôsê Accađiô và những Aurêlianô, những Rêmêđiôt và
những Amaranta đã ra đời, sống cuộc đời với số phận bi đát dường như đã được định trước: lay
lắt trong nỗi cô đơn và hoài nhớ, thấp thỏm lo phạm tội loạn luân. Và một thảm cảnh vì không
biết rõ gốc gác, không nắm được quan hệ ruột thịt, Amaranta Ucsula và Aurêlianô Babilônia đã
yêu nhau mãnh liệt, ăn nằm với nhau và lấy nhau với hy vọng tình yêu sẽ cải tạo nòi giống mình.
Nhưng họ đã đẻ ra đứa con quái thai có đuôi lợn và con vật huyền thoại này đã kết liễu dòng họ
Buênđya tồn tại bảy thế hệ.
Ở trong tác phẩm, chúng ta còn bắt gặp những nhân vật mang nhiều nét quái dị phi thường bên
cạnh những con người bình thường. Đó là những người trần mắt thịt, những con người luôn hiện
diện trong cuộc sống hàng ngày với nhiều mối quan hệ, giao tiếp bình thường. Nhưng cũng có
những nhân vật mang nhiều đặc điểm huyền thoại, ma quái, những bóng ma luôn hiện về dằn vặt
con người. Prudenxiô Aghila chỉ vì một lời nói lỡm mà bị Hôsê Accađiô Buênđya đâm chết
nhưng linh hồn của ông vẫn vẫn vương trên trần gian với cái nhìn rầu rĩ, oán trách, dằn vặt lương
tâm những con người mang dòng họ Buênđuya. “Có một đêm mất ngủ, Ucsula ra ngoài sân

uống nước, đã nhìn thấy Prudenxiô Aghila đứng ngay bên cạnh chum. Anh ta đứng đấy da xanh
tái, vẻ rầu rĩ đang dùng nắm rơm bát để nhét vào lỗ thủng nơi cổ họng”. Ucsula và Hôsê
Accađiô Buênđya luôn thấy bóng ma của Prudenxiô hiện về vì “anh bị dằn vặt bởi chính nỗi
mênh mang của người chết từ trong mưa nhìn anh, bởi chính nỗi thương cảm sâu sắc của người
chết đối với người sống, bởi chính cơn khát của người chết lục khắp nhà để tìm nước dấp bã
lau”. Sự dằn vặt lương tâm ấy đã ăn sâu vào dòng học Buênđya, cái chết của Prudenxiô đã tạo
nên nỗi hoài nhớ do lương tri bị dằn vặt đến với các đời con cháu trong dòng họ Buênđya.
Pruđenxiô Aghila, người đến từ cõi âm là ám ảnh trạng thái tâm lí thường gặp ở conn người
mang tội lỗi. Dù họ cố gắng gạt bỏ đi tất cả sự dằn vặt, ân hận vì tội lỗi, nỗi lo sợ bị trả thù, cố tỏ
ra là người “duy vật” thì những bóng ma vẫn bám lấy họ. Đó là trạng thái hằng nhớ, dằn vặt vặt
lương tâm đã khiến cuộc sống của họ trở thành địa ngục trần gian, bị dày vò bởi những cơn mơ
va những cơn khắc khỏi đỏ màu máu.
2.1.4. Hình tượng nhân vật khác thường, dị thường, quái dị
Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn có khoảng sáu mươi nhân vật cả chính lẫn phụ, nhưng độc giả vẫn
dễ dàng phân biệt các nhân vật với nhau mặc dù có rất nhiều nhân vật trùng tên giữa hệ thống
nhân vật có quan hệ mật thiết với nhau. Họ được miêu tả như những con người sống trong thực
tại cùng sinh sống và tồn tại trong ngôi nhà yên bình, hẻo lánh, họ cố mối quan hệ yêu thương
lẫn nhau như vợ chồng, anh chị, mẹ con, tình nhân,… và cũng có những mối quan hệ đối địch
với nhau như quan hệ giữa phái bảo hoàng và phái tự do. Tuy nhiên, bên cạnh những nhân vật
bình thường, thì trong thế giới nhân vật đó, tác giả dùng những biện pháp miêu tả, cường điệu,
phóng đại với phong cách quái dị pha trộn với phong cách kỳ diệu, huyền thoại và đời thường
kết hợp với hiện thực và huyền ảo để tạo nên những con ngươi phi thường, quái dị.
Đầu tiên phải kể đến nhân vật Menkyađêt – một con người phi thường, ông già thông thái, người
gắn bó với nhiều thế hệ trong gia đình Buênđya. Menkyađêt hiện lên trong tâm trí người đọc với
hình ảnh một người đàn ông đầu đội mũ cách quạ mang nhiều nét huyền bí về lai lịch và thân
thế. “Một người Digan lực lưỡng, hàm râu lởm chởm, bàn tay lông lá, tự giới thiệu mình là
Menkyađêt, làm ngay một thí nghiệm kinh rợn trước công chúng về cái mà ông ta gọi là kỳ quan
thứ tám của các nhà thuật sĩ về luyện đá giả kim uyên bác xứ Masêđoan”. Cùng với những
người trong bộ tộc của mình, ông đã mang những phát minh vĩ đại của thế giới bên ngoài để giới
thiệu cho dân làng Macônđô và đã làm kinh ngạc những người dân sống khép kín đến u mê lạc

hậu nơi đây. Menkyađêt trở thành người bạn thâm tam giao của Hôsê Accađiô Buêđya và đã khơi
nguồn đam mê nghiên cứu khoa học của ông.


Một nhân vật nữa được G. Marquez xây dựng mang nhiều nét phi thường, quái dị là nàng
Rêmêđiôt – người đẹp, con gái Accađiô Hôsê và nàng Santa Sôpia Dêlapieđat. Nàng được miêu
tả là một thiếu nữ tuyệt trần, vẻ đẹp của nàng ngơ ngẩn biết bao nhiêu người đàn ông vô tình
nhìn thấy. Có biết bao nhiêu chàng trai si mê và đã chết oan vì nàng. Kẻ chết gục ngoài song cửa
sổ. Kẻ lao đầu từ mái nhà xuống chết tươi. Kẻ bị ngựa đá dập ngực mà chết. Lại có kẻ say mê
nàng lại hóa rồ. Rêmêđiôt – người đẹp được xem người hơi thở “không phải là làn hơi ái tình
mà là luồng khí giết người”. Nhưng “thực ra Rêmêđiôt – người đẹp không phải là người thuộc
cõi thế tục này. Cho đến nay khi cô đã qua tuổi dậy thì từ lâu rồi… hai mươi tuổi đầu rồi mà cô
vẫn chưa học đọc và học viết, vẫn chưa ngồi vào bàn ăn và tự dùng lấy thìa nỉa, vẫn cứ để
truồng thổn thển đi lại trong nhà bởi vì bản thể trong người cô không chịu được bất kỳ hình thức
lễ nghi nào”. Nàng sống với những hồn nhiên, ngây thơ, khờ dại mà không để ý đến bất kỳ lời
ong bướm nào của những người đàn ông đau khổ thể hiện tình yêu đối với nàng. Nàng đã “một
mình bơi trong sa mạc cô đơn, chẳng có cây thánh giá trên vai, chìm đắm trong những giấc mơ
tươi đẹp, trong những buổi tắm triền miên, trong những bữa ăn không giờ giấc, trong chuỗi im
lặng của hồi tưởng”. Nàng sống cô đơn bởi vì những người đàn ông chỉ biết si mê sắc đẹp của
nàng như một thứ cần hưởng thụ ngay. Họ không biết cách mở của trái tim nàng, mà chỉ biết tỏ
tình vụng dại ngây ngô như cái cách của viên sĩ quan, hoặc thô bạo như cái cách của anh chằng
xem trộm nàng tắm, hoặc đểu cán như cách của kẻ bị ngựa đá dập ngực….Cái mà nàng cần là
một thứ tình cảm nguyên thủy và giản dị như tình yêu là đủ để không chỉ chinh phục được nàng
mà tránh được mọi nguy hiểm. Cõi thế tục này không phù hợp với nàng, nàng đã vẫy tay từ biệt
mọi người, vĩnh biệt cõi đời này “giữa luồng ánh sáng phập phồng của những chiếc khăn cùng
bay theo nàng, có cả mùi bò cạp và hoa mẫu đơn. Tất cả đều theo nàng trong bầu không khí kết
thúc lúc lúc bốn giờ chiều, và tất cả cùng theo nàng biến mât trên tầng cao không khí nơi những
con chim bay cao nhất cũng chẳng võ cánh bay đến bao giờ”.
Rêbêca – một cô gái có tình yêu mãnh liệt, vẻ đẹp diệu dàng, quyến rũ nhưng cô cũng là nười
mang nhiều nét khác thường, dị thường. Xuất thân của Rêbêca là một điều bí ẩn, không ai biết

được xuất thân và gia đình, cha mẹ cô như thế nào, cô đến với gia đình Buênđya cùng với những
bao tải đựng hài cốt cha mẹ luôn phát ra tiếng kêu lộc cọc khắp mọi nơi. Rêbêca khác hoàn toàn
với những người mang dòng họ Buênđya những thứ mà những Buênđya thiếu là trái tim và tình
yêu sôi nổi thì cô lại có thừa. Cô yêu da diết anh chàng người Ý Piêtrô Crêspi tưởng như không
gì có thể chia cách tình yêu của họ. Nhưng một lần nữa tình yêu lại đến với cô một cách mãnh
liệt khi cô gặp Hôsê Accađiô, cô yêu anh ta say đắm, cùng anh xây dựng gia đình và chia sẻ với
anh nỗi cô đơn truyền kiếp của dòng họ mình. Một đặc điểm ở nhân vật này để lại dấu ấn sâu sắc
trong lòng người đọc không phải ở sắc dẹp, tình yêu mãnh liệt mà đó là cô gái nặng hoài nhớ ăn
đất. Rêbêca “không thích ăn cơm mà trái lại chỉ thích ắn đát ẩm ngoài sân và vách đất do cô
dùng ngón tay cậy ra từ các bức tường”. Đó là đặc điểm khác thường khu biệt dễ nhận thấy giữa
nhân vật này với các nhân vật khác.
Khi đọc tác phẩm, người đọc không khỏi ngạc nhiên và buồn cười trước những đặc điểm dị
thường, quái dị của nhân vật Pêtra Côtêt. Đó là tình dục của cô ta có ảnh hưởng quyết định đến
tính mắn đẻ của bầy gia súc, “Chỉ cần anh mang Pêtra Côtêt đến các chuồng trại, để ả ngồi trên
ngựa, dẫn ả đi chơi các trang trại là đủ cho súc vật của anh phải sinh đẻ rất nhanh”. Aurêlianô
Sêgunđo là tình nhân của ả, sự nồng thắm trong yêu đương của hai người không chỉ giúp họ thỏa
mãn hạnh phúc mà khiến cho đàn gia súc của họ sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng đến mức
kì lạ, mang tính chất hoang đường.
2.1.5. Macôndô - một không gian huyền ảo, thần thoại
Được lấy cảm hứng từ một lần đi tàu hỏa cùng mẹ quay về Aracataca để bán ngôi nhà cũ của ông


ngoại, địa danh Macôndô xuất hiện bất ngờ trước mắt tác giả khi nhìn thấy tên của một đồn điền
chuối. Trong quá trình tìm hiểu sau đó, Marquez biết được rằng Macôndô có thể bắt nguồn từ tên
gọi Makondos của một bộ tộc du mục ở Tanganyika, hoặc cũng có thể là tên của một loài cây
vùng nhiệt đới khá giống với cây gạo. Tuy nhiên, sở dĩ vùng đất Macôndô đã ám ảnh xuyên suốt
sự nghiệp sáng tác của Marquez, không phải bởi sự ngẫu nhiên khi tìm thấy một địa danh, mà
bởi tên gọi này đã phù hợp với dự phóng sáng tạo của người cầm bút. Bởi đó là một tên gọi:
“khiến tôi chú ý ngay từ những chuyến đi đầu tiên với ông ngoại, nhưng chỉ khi trở thành người
lớn, tôi mới phát hiện rằng mình thích nó bởi nó đọc lên nghe rất nên thơ”. Như vậy, vùng đất

Macôndô trong những sáng tác của Marquez không mang cảm hứng từ một loài cây nhiệt đới,
một tộc người du mục, hoặc một đồn điền chuối có thật ở Aracataca, mà là địa danh nên thơ của
một giấc mơ. Lựa chọn hình tượng có tính chất phiếm chỉ đó, Marquez đã có dụng ý để cho
Macôndô: “luôn luôn tồn tại một không gian huyền thoại”
Tính chất huyền thoại của Macônđô không chỉ tạo ra không gian nghệ thuật, giọng điệu trữ tình
nên thơ trong tác phẩm, mà quan trọng hơn, đó là dụng ý xây dựng một hình tượng “mẫu gốc”
cho mọi địa danh, mọi xứ sở ở Mỹ Latinh. Macônđô chính vì thế là một địa danh thuộc về huyền
thoại, một ngôi làng đã biến mất cùng sự tuyệt diệt của những dòng họ trăm năm cô đơn bởi tội
lỗi loạn luân bị nguyền rủa. Chính vì tầm ý nghĩa quan trọng trên, hình tượng Macôndô đã xuất
hiện ít nhất trong năm tác phẩm của Marquez, mà đó đa phần lại là những tác phẩm quan trọng
nhất sự nghiệp sáng tác của ông. Trong Trăm năm cô đơn, hình tượng Macôndô không đơn thuần
chỉ là không gian diễn ra câu chuyện, mà hình tượng này còn được đặt trong chiều kích sử tính
của thời gian huyền ảo, tạo nên một dòng chảy thời gian biên niên, được đánh mốc bởi bảy thế
hệ cô đơn của dòng họ Buendía. Bảy thế hệ dòng họ Buendía lại biểu trưng cho sự phát triển và
tuyệt diệt của loài người, nên Macônđô là một thế giới thu nhỏ, đặt trong tiến trình lịch sử trải
qua bốn chặng chính là khai lập - phát triển - thịnh vượng và suy tàn, nói cách khác là từ “lịch sử
hồng hoang của con người cho đến thời hậu hiện đại”. Macônđô chính vì thế là hình tượng mang
tính chất cảnh tỉnh nhân loại, cùng nền văn minh cô đơn “không có dịp may lần thứ hai để trở lại
làm người trên mặt đất này”
Quá trình khai lập ra Macônđô của những cư dân đầu tiên, mà vợ chồng José Arcadio Buendía và
Úrsula Iguarán chính là những người dẫn đầu, luôn thấm đẫm truyền thống văn hóa Mỹ Latinh.
Đầu tiên là câu chuyện ly hương để tìm ra Macônđô đã được tác giả xây dựng đầy tính chất
huyền thoại. Lý do trực tiếp dẫn đến sự ly hương của hai vợ chồng nhà Buendía là bởi cái chết
của Prudencio Aguilar trong một cuộc chọi gà. Chỉ một câu nói lỡm khi gà mình thua cuộc: “Tao
mừng cho mày… để xem xem cuối cùng con gà ấy có làm ơn cho vợ mày không nào” Prudencio
Aguilar đã phải trả giá bằng mạng sống của chính mình, khi José Arcadio Buendía thách đấu và
đã ném cây lao bách chiến bách thắng của dòng họ mình xuyên qua cổ của nạn nhân. Nhưng sau
đó, ám ảnh hối lỗi cùng sự xuất hiện đầy bi thảm của hồn ma P.Aguilar trong ngôi nhà của dòng
họ Buendía, hai vợ chồng trẻ đã quyết định ra đi tìm một vùng đất mới, nhằm làm thanh thản
vong hồn người đã chết, và cũng để làm nguôi ngoai chính sự dằn vặt trong lòng mình. Như vậy,

cuộc hành trình khám phá ra thế giới mới là một hành trình nhằm trốn chạy khỏi ám ảnh tội lỗi vì
đã giết đồng loại.
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa cho hành trình đó lại là ám thị về tội loạn luân. Hai vợ chồng
José Arcadio Buendía và Úrsula Iguarán đều lấy nhau với địa vị là những người bà con gần gũi
về huyết thống, trong một dòng họ có truyền thống loạn luân. Chính vì vậy, sự cảnh báo của tổ
tiên về hậu quả sẽ đẻ ra những đứa con kì đà, những đứa con có cái đuôi lợn luôn ám ảnh hai vợ
chồng trẻ, khiến Úrsula luôn đeo chiếc quần trinh tiết mỗi khi gần gũi chồng. Chính cái quần này
làm người ta nghi ngờ bản năng đàn ông của José A.Buendía, và cơn giận giữ đó đã bùng phát


không thể nào cưỡng nổi khi P.Aguilar vô tình nói lỡm. Ngay trong đêm mà cả làng khóc thương
cho cái chết bi thảm của P.Aguilar, José A.Buendía đã quyết tâm xé tan chiếc quần trinh tiết, và
cả hai vợ chồng ái ân trong hoan lạc cho đến sáng.
Chủ thể làng Macônđô trong giai đoạn khai lập là lão trượng José Arcadio Buendía, người điều
hành và cũng là người khai phá ra vùng đất này. Lão trượng José Arcadio Buendía đã điều hành
Macônđô trong sự công bằng của một thị tộc công xã nguyên thủy, và chính đạo đức lẫn sức
mạnh thể chất đã đem lại vị trí thống ngự cho ông, hệt như một tù trưởng thông thái và anh minh.
Macônđô do đó được tạo dựng nên với tư cách là một “tân thế giới” thu nhỏ, một vùng đất không
có người chết và không ai quá ba mươi tuổi, được đối xử công bằng và tự do đậm chất văn hóa
châu Mỹ.
Quá trình tìm ra Macônđô là một sự ngẫu nhiên không mong muốn. José Arcadio Buendía trên
hành trình đi tìm một vùng đất hứa có vị trí thuận lợi, nhằm thông thương với toàn thế giới,
nhưng đoàn người đã bị chặn lại bởi bốn bề là đầm lầy, rừng và biển. Trước ý định muốn đi tiếp
để tìm ra vùng đất hứa, Úrsula Iguarán với sự quyết liệt không khoan nhượng của mình đã giữ
mọi người ở lại Macônđô.
Điểm kết thúc và hủy diệt của dòng họ Buendía cũng cùng thời điểm với sự biến mất của
Macônđô. Sau một cơn mưa kéo dài bốn năm, mười một tháng và hai ngày, và tiếp đó là suốt
mười năm hạn hán không có lấy một giọt nước, Macônđô đã bị nhấn chìm và xóa sạch trong một
cơn cuồng phong bão táp của số phận.
Có thể nhận định rằng, nếu “nỗi cô đơn” là chủ đề lớn nhất mà G.G.Marquez dành cả cuộc đời

để theo đuổi, thì hình tượng trung tâm nhất, có tính xuyên suốt các tác phẩm của nhà văn người
Colombia lại không phải là một nhân vật cụ thể, mà chính là hình tượng về vùng đất Macônđô.
Qua sự lựa chọn này, G.G.Marquez đã có dụng ý xây dựng một hình tượng đủ sức đảm trách
những vai trò lớn lao. Macônđô qua đó trở thành không gian và khả tính của một nền văn hóa
trong cả hai chiều kích: chiều rộng của không gian vùng Caribbe và chiều dài sử tính của văn
hóa Mỹ Latinh. Như vậy, hình tượng Macôđô được xây dựng dựa trên sự giao cắt của huyền
thoại với hiện thực, là hình tượng được tái hiện trong nhiều tác phẩm khác nhau, mà chủ yếu
được phác họa trong Trăm năm cô đơn (Cien anos de soledad - 1967), tiểu thuyết lớn nhất trong
sự nghiệp của G.G.Marquez và cũng là một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời
đại.
2.2. Nghệ thuật thể hiện tạo nên yếu tố kì ảo
2.2.1. Nghệ thuật kể chuyện
Mở đầu tác phẩm chúng ta không bắt gặp những kiểu câu : ngày xửa ngày xưa, thời xa xưa, ngày
xưa… như trong các câu chuyện cổ tích dân gian, nhưng toàn bộ tác phẩm được G. Marquez sử
dụng lối kể chuyện dân gian từ ngôn từ, giọng điệu, thời gian, không gian cho dế cách xây dựng
nhân vật.
Một đặc điểm của lối kể chuyện dân gian là tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật phúng dụ, G.
Marquez đã áp dụng thủ pháp này khi tái hiện những vốn lạc hậu, cổ hủ của làng Macônđô rất
thành công, qua giọng điệu hài hước tạo nên tiếng cười cho độc giả. Trong tác phẩm ta bắt gặp
những chi tiết gây cười như khi nói về đá nam châm, kính lúp, thước đo góc, la bàn ở phần đầu
tác phẩm và máy hát máy nổ, phim ảnh, xe lửa ở phần cuối tác phẩm. Tất cả những phát minh đó
vốn là những công cụ được sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng khi đến với người dân
Macônđô thì đối với họ thì đó là những thứ thần kì. Khi thấy khối nước đá, Hôsê Accađiô
Buênđya cho đó là “một phát minh lớn nhất của mọi thời đại”. Ngay lập tức ông quên hết mọi thí
nghiệm đang gian dở của mình mà nghĩ đến “một tương lai không xa, người ta có thể sản xuất
hàng loạt khối nước đá bằng những vật liệu thông thường như nước lả, và dùng chúng để xây


dựng những ngôi nhà mới cho làng”.
G. Marquez còn thành công trong việc miêu tả thời gian theo lối kể chuyện dân gian. Thời gian

trong tác phẩm không được tác giả cụ thể hóa trong các hình thức miêu tả hiện thực mà chủ yếu
là lối miêu tả các thời gian phiếm định. Ở đây chúng ta thường bắt gặp những cụm từ miêu tả các
thời gian vô định như trong các truyện cổ tích thần thoại, nhưng nó không mở ra mênh mông
nhằm giúp con người đủ điều kiện mà chỉ gợi nỗi u ám, mặt khác phản ánh tâm lý chán ngán của
nhân vật trước thực tại. trong tác phẩm ta thường bắt gặp các cụm từ thời gian được tác giả miêu
tả trong những mốc thời gian xác định như: “rất nhiều năm sau này, trước đội hình đại tá
Aurêlianô Buêđya đã nhớ lại buổi chiều xã xưa ấy, cái buổi chiều cha chàng dẫn chàng đi xem
nước đá, “cứ vào tháng ba hàng năm, một gia đình Đơgan rách rưới dựng một túp liều bạt ngay
cạnh làng, rồi với tiếng kèn trống om xòm quảng cáo những phát minh mới”…
Cùng với miêu tả thời gian nghệ thuật G. Marquez đã xây dựng một thế giới nghệ thuật mang
màu sắc kì ảo, với sự chối bỏ những quy ước thẩm mỹ cũ, mang đến không gian nghệ thuật màu
sắc phi lịch sử cụ thể. Trong tác phẩm này, tác giả đã tạo ra một không gian nghệ thuật riêng cho
tác phẩm khi sử dụng các chi tiết kì ảo. Đó là không gian mơ hồ mông lung, không có đường
viền xác định, không gian hòa trộn âm dương, xóa nhòa ranh giới giữa thực và hư khiến cho
người đọc như có cảm giác bước vào không gian của một thiên truyện thần thoại, cổ tích. Không
gian trong tác phẩm trước tiên đó là một địa danh hư cấu, làng Macônđô đủ sức dung nạp mọi
chuyện, từ chuyện có thực đến chuyện tưởng tượng theo nguyên tắc thần thoại (được tìm hiểu ở
phần trên)
Khi xây dựng nhân vật trong Trăm năm cô đơn. Tác giả sử dụng thủ pháp chấm phá gợi lên một
vài nét nổi bậc của nhân vật. Như trên đã tìm hiểu, tác phẩm có số lượng nhân vật tương đối
nhiều, cả chính lẫn phụ, nhân vật nào cũng có tính cách riêng sống động nên người đọc dễ dàng
phân biệt được những Aurêlianô, những Hôsê Accađiô, những Amaranta của dòng họ Buênđya.
Những thành công đó là nhờ thủ pháp xây dựng nhân vật của truyện dân gian chỉ chấm phá đôi
nét mà nhường chỗ cho trí tưởng tượng của người đọc. Tùy từng nhân vật cụ thể, ông cần nhấn
mạnh những nét tính cách nào thì ông tập trung mô tả biểu hiện những tính cách ấy…
2.2.2. Sự kết hợp, đan xen giữa yếu tố thực và hư tạo nên cái kì ảo
Khi xây dựng tác phẩm Trăm năm cô đơn, G. Marquez đã sử dụng những phương pháp của chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo. Bên cạnh những cái siêu nhiên, kì bí, dị thường khác ông còn kết hợp
giữa hiện thực và bí ẩn, thực và ảo hòa quyện tổng hợp lạ thường. Trong sáng tác của mình, G.
Marquez không dựa vào những điều kì bí, huyền ảo để nâng thành phương pháp huyền thoại hóa

cuộc sống mà trái lại trên cơ sở cho rằng huyền thoại là một hiện tượng có thực trrong đời sống
tinh thần của người dân Mỹ Latinh, ông khai thác nó trong tác phẩm để làm phong phú hơn bức
tranh về xã hội Mỹ Latinh.
Thời gian trong Trăm năm cô đơn đã góp phần làm thành công tác phẩm. Ông thể hiện câu
chuyện trăm năm tồn tại và phát triển của dòng họ Buênđya hết sức phức tạp với nhiều tầng,
nhiều tầng lớp trên toàn tác phẩm, nhưng lại tạo ra một lối kết cấu vũng chắc, chặt chẽ, bền vững
nhất quán từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Thời gian trong Trăm năm cô đơn là thời gian
đồng hiện song song tồn tại bổ sung và chi phối cho nhau, là sự hòa quyện ba loại thời gian: thời
gian người kể chuyện thứ nhất, thời gian người kể chuyện thứ hai, thời gian sự kiện tạo nên thời
gian đồng hiện nhiều chiều, phức tạp trong tác phẩm. Đó là thời gian thực, thời gian sinh hoạt
hàng ngày nhưng được huyền ảo hóa để làm cho thời gian thực trong tác phẩm bị đảo lộn đan
xen lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, qua đó tác giả muốn gửi gắm chủ đề tư tưởng của
mình vào tác phẩm.
Trăm năm cô đơn còn là sự kết hợp hài hòa giữa không gian chỉ cái có thực và không gian chỉ cái


không có thực. Bức tranh xã hội được G. Marquez mô hình hóa theo phương pháp sáng tác của
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nói lên chiều sâu của sự cảm nhận hiện thực trong một quan niệm
mới mẻ. Trong sáng tác của G. Marquez, người đọc có thể thấy sự kết hợp một cách hài hòa giữa
cái thực và cái ảo tạo nên một không gian bàng bạc, mơ hồ mang đến những nhận thức chính xác
và thỏa đáng về một hiện thực đang diến tiến như nó đang tồn tại.
Trong Trăm năm cô đơn, với việc sử dụng những đặc trưng thẩm mỹ của chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo; sự hòa quyện tổng hợp lạ thường giữa cái thực và cái bí ẩn, thực và ảo, G. Marquez đã
tạo nên một không gian nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm. Đó là một không gian mơ hồ, mông
lung không có đường viền xác định, không gian hòa trộn âm dương, xóa nhòa ranh giới giữa
thực và hư. Cảm nhận đầu tiên của người đọc khi bước vào không gian hiện trong tác phẩm là
không gian mơ hồ, một không khí lạ mà hấp dẫn. Không gian trong Trăm năm cô đơn trước tiên
là một địa danh hư cấu (như trên đã trình bày), ngôi làng Macônđô đủ sức dung nạp mọi chuyện,
từ chuyện có thực đến những chuyện tưởng tượng theo nguyên tắc thần thoại, nhờ vậy mà thực
tại đời sống ùa vào tác phẩm một cách phong phú đa dạng. Mượn không gian làng Macônđô, G.

Marquez muốn khái quát lên không gian hiện thực rộng lớn của Mỹ Latinh những năm giữa đầu
thế kỉ XX. Đó là thời kì chứa nhiều biến động dữ dội. cái thực vốn có những sự kiện được tác giả
tái hiện chính xác đến từng chi tiết.
Bên cạnh đó, không gian tác phẩm là một không gian rất hẹp, nó chỉ tồn tại qua những không
gian cụ thể như: sân ga, quán trọ, xưởng kim hoàn… nó cô đơn như chính sự cô đơn của các
nhân vật trong tác phẩm. Đó là một không gian đóng khung khép kín với vẻ ngưng trợ đóng kín
hoàn toàn không có sợi dây liên hệ nào với bên ngoài. Chỉ có nhân vật trong đó giãy giụa một
cách tuyệt vọng, tìm cách giải thoát cho bi kịch số phận của mình nhưng càng giãy giụa lại càng
lún sâu vào một sự khắc khoải tiếp cận cái chết.
Trong Trăm năm cô đơn, chúng ta còn bắt gặp một không gian bất định, trộn giữa cái thực và cái
ảo, dự lắp ghép rời rạc giữa các hiện tượng sự vật làm nên thế giới mộng ảo, phản ánh một cách
trung thực về nỗi cô đơn, kiếp lưu đày, tình trạng bủa vây, nỗi hoang mang của con người trước
thực tại bất thường, biến động dữ dội những cơn ác mộng. Ranh giới giữa thực và hư trở nên mơ
hồ, khó nắm bắt khi chuyện xảy ra hoàn toàn trong thế giới của những người sống và chết, cõi
âm và cõi dương có sự tương thông và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tuy không gian là những thế
giới ảo nhưng chúng mang dáng dấp của những người sống, của cõi trần xuyên qua lớp sương
khói huyễn hoặc, những ý nghĩa thực lộ ra.
Không gian mơ hồ, hư ảo là một phương tiện nghệ thuật để tác giả phản ánh hiện thực và gửi
gắm tư tưởng, tình cảm của mình về cuộc sống. Vì vậy bên cạnh những khía cạnh những không
gian có thực đã được tác giả phản ánh một cách trung thực, chi tiết trong tác phẩm thì còn có
không gian kì ảo, đó là những cái có thực nhưng được tác giả tưởng tượng theo nguyên tắc huyền
thoại hóa đẩy nó đến mức phi thường, quái dị
Không gian nghệ thuật ở Trăm năm cô đơn bên cạnh những cái bình thường trong cuộc sống
hàng ngày, một không gian thực thì nó còn mang nhiều nét hoang đường, huyền ảo nhưng tất cả
đều góp phần thể hiện những ý nghĩa sâu sắc của dời sống hiện tại. Tác giả dựng lên không gian
huyền ảo nhằm thể hiện cái cô đơn, lạc loài của dòng họ Buênđya sống giữa xã hội loài người,
cuộc sống của họ có nhiều nét rời xa hiện thực như chính không gian mà họ đã tồn tại trng
khoẳng thời gian một trăm năm cô đơn.
2.3. Vai trò các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez
2.3.1. Kì ảo hóa hiện thực để nhằm phản ánh xã hội

Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn không đơn thuần chỉ phản ánh trình trạng loạn luân và nỗi cô đơn
của dòng họ Buênđya mà phạm vi phản ánh còn lan rộng ra nỗi cô đơn của làng Macônđô nói


riêng và xã hội Mỹ Latinh nói chung. Đưa vào trong tác phẩm hai câu chuyện – câu chuyện về
con người và câu chuyện về sự vật – G.Marquez đã mở rộng phạm vi phản ánh của tác phẩm:
tình trạng trì trệ, lạc hậu, chậm phát triển và nỗi cô đơn của Mỹ Latinh.
Trong Trăm năm cô đơn, có nhiều sự kiện xảy ra ở Mỹ Latinh đã được tác giả tái hiện chính xác
tới từng chi tiết. Người ta tìm thấy ở đây, qua số phận của dòng họ Buênđya bóng dáng của
những sự kiện chính trị xã hội phức tạp: sự tìm ra châu Mỹ, đời sống của những thổ dân
Anhđiêng, cuộc đấu tranh giữa các đảng và những cuộc nối chiến triền miên kéo dài. Sự xâm
nhập của chủ nghĩa đế quốc Bắc Mỹ, những tội ác của nó và cuộc đấu tranh của những người lao
động chống lại sự thống trị của những tư bản nước ngoài.
Cùng với nỗi cô đơn của dòng họ Buênđya, tác phẩm còn phản ánh nỗi cô đơn của làng
Macônđô, một ngôi làng tách biệt khép kín, cô lập với thế giới bên ngoài. Trải qua một quá trình
phát triển, tính chất khép kín của Macônđô dần dần bị phá vỡ khi những dòng người Digan đi
ngang qua, những người ở những nơi khác đến và những người của chính phủ mang tới. Họ
mang đến làng này không biết bao nhiêu phát minh mới, Macônđô từ một ngôi làng chưa ai biết
đã phát triển lên thành phố. Người dân Macônđô choáng ngợp trước những thay đổi một cách
chống mặt. Vô tình những yếu tố bên ngoài xâm nhập vào Macônđô cũng chỉ giúp ngôi làng phát
triển một cách chóng vánh chỉ trong một thời gian ngắn rồi quay sang tác động tiêu cực đến nó,
thậm chí là hủy hoại nó. Sự thống trị nhà nước cuối cùng cũng vươn tới Macônđô. Đó là một
biểu hiện của sự phát triển về mặt ý thức xã hội nhưng rồi chính đều này đã dẫn tới cuộc nội
chiến khốc liệt tàn phá Macônđô ghê gớm, làm cho ngôi làng trở nên tiêu điều xơ xác. Mối liên
hệ duy nhất của Macônđô với thế giới bênn ngoài là đoàn tàu hỏa, nó chở tới đây biết bao nhiêu
điều mới lạ, những thành tựu của thế giới bên ngoài đến với Macônđô, đã khai sáng ngôi làng
này. Nhưng cuối cùng chính đoàn tàu hả dài hơn hai trăm toa này lại chở ba nghìn xác chết từ nơi
đây đi đổ xuống biển như người ta vẫn đổ chuối thối. Công ty chuối đã dìm chết Macônđô trong
một trận lụt kéo dài bốn năm mười một tháng hai ngày, giam nó trong cơn hạn hán nười một năm
và xóa sạch dấu vết làng Macônđô trên mặt đất trong một trận cuồng phong đó là hậu quả của

công ty chuối mà thực hiện là do tư bản gây ra.
G. Marquez đã khéo léo lồng câu chuyện về dòng họ Buênđya và làng Macônđô tạo nên một câu
chuyện hoàn chỉnh về cái cô đơn. Tác giả đã xây dựng ngôi làng này mang tính chất điển hình,
nó có thể là bất cứ ngôi làng nào, thành phố nào của Côlômbia nói riêng và Mỹ Latinh nói
chung. Nhưng ý nghĩa của nó không bó hẹp trong một ngôi làng, một thành phố mà thông qua đó
tác giả phản ánh khái quát nỗi cô đơn của châu Mỹ Latinh. G.Marquez đã từng nói: Lịch sử của
công ty chuối là hoàn toàn có thực, thế nhưng hiện thực của châu Mỹ Latinh, kể cả những sự
kiện lịch sử của công tuy chuối nặng nề và cay đắng đến mức cuối cùng nó có tính chất hão
huyền, kì ảo... Ở châu Mỹ Latinh, chỉ cần có một sắc lệnh chính thức là có thể buộc người ta
quên mất một sự việc như cái chết của ba nghìn người. Cái điều tường là hoang đường đó được
rút ra rừ những hiện thực khủng khiếp của chúng ta... đó chính là hiện thực của xã hội Mỹ Latinh
trong thời kì đế quốc xâm chiếm.
Hình ảnh công ty chuối cùng đoàn tàu chở xác chết và trận lụt, trận cuồng phong ập đến làng
Macônđô thể hiện dự báo của tác giả về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hình thái tư bản chủ
nghĩa,. Bởi đó là quy luật chung của toàn nhân loại, là một mặt do khách quan tác động, một mặc
sự chuyển biến nội tại của bản thân xã hội Mỹ Latinh. Khi nhân loại đang chuyển sang một hình
thái kinh tế xã hội mới thì khu vực này kịp thời “bùng cháy”. Sự hủy diệt của dòng họ Buênđya
và làng Macônđô, nhường chỗ cho những con người mới, những ngôi làng mới hình thành và
phát triển hơn. Qua đó nhà văn cũng dự báo sự ra đời tất yếu của xã hội mới, con người mới với
đúng tên gọi của nó.


2.3.2. Kì ảo hóa hiện thực để phản ánh cái cô đơn của con người
Xuất phát từ thực tại Mỹ Latinh lúc bấy giờ, thế kỷ của tròa lưu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nó
đều phản ánh một nét gì cô đơn cảu con người trong sáng tác của các tác giả Mỹ Latinh. Đối với
Marquez, trong toàn bộ sáng tác của ông điều nằm trên trục chủ đề phản ánh cái cô đơn của con
người. Cái cô đơn ấy được ông biểu hiện như là mặt trái của sự đoàn kết, sự tách mình ra khỏi
cộng đồng xã hội loài người.
Trăm năm cô đơn là một khoảng thời gian dằng dặc, đó là một thế kỷ, một đời người và trong tác
phẩm là sự cô đơn của một ngôi làng và dòng họ trải qua bảy thế hệ. Ngay tên nhan đề của tác

phẩm, người đọc có thể bao quát một cách cô đọng toàn bộ hiện thực được thể hiện. Đó là những
gì người đọc được tận mắt chứng kiến qua từng đồ vật, từng con người và cả không gian bao
trùm lên trên tác phẩm. Đó là một câu chuyện vê dòng họ Buênđya, người đầu tiên bị trói vào
gốc cây, người cuối cùng bị kiến ăn, một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn
luân. Trong cõi cô đơn ấy, những Accađiô, những Aurêlianô, những Rêmêđiôt và những
Amaranta đã ra đời, sống với số phận bi đát như đã định trước: lay lắt trong cõi cô đơn và hoài
nhớ, thấp thoảng lo phạm tội loạn luân. Đó là nội dung chính của câu chuyện mang sắc thái buồn
nhưng có ánh sáng cả hy vọng.
Trước hết chúng ta thấy trong Trăm năm cô đơn, những con người trong dòng họ Buênđya ngày
càng tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội và trong quá trình hiện hữu, họ càng trở thành một
người trái tính trái nết. Cái thói trái tính trái nết này đên lượt nó đào sâu cái hố ngăn cách họ với
cộng đồng xã hội và ngày càng đẩy họ vào cuộc sống cô đơn
Người đầu tiên thành lập làng là Hôsê Accađiô Buênđya, vì phạm tội giết oan một người mà
lương tâm luôn cắn dứt, ông đã cùng vợ bỏ làng ra đi. Tưởng sống trong môi trường mới thì có
thể thanh thản hơn. Nhưng cuối cùng cuộc đời ông kết thúc bằng cái chết trong cô đơn, điên
loạn. Đến những đứa con, cháu, chắt mang dòng họ Buênđya đều mang trong mình dòng máu cô
đơn
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, nghe tiếng khóc của con, Ucsula đã nhận ra tiếng khóc của
Aurêlianô Buênđya không phải là người có tài nói giọng bụng hay có tài tiên tri mà chỉ là dấu
hiệu không nhầm lẫn được cựa bất lực trước tình yêu, nó là dấu hiệu của cái cô đơn. Sống tách
biệt với cộng đồng Aurêlianô Buênđya, trở thành một người sống ích kỉ, chỉ biết lợi danh cho
bản thân. Và rồi cũng chết trong cảnh cô đơn, không yêu ai ngoài bản thân mình và mang một
nỗi cô đơn sâu thẳm trong tâm hồn.
Từ Hôsê Accađiô Buênđya đến Aurêlianô Babilônia, tất cả họ đều thông mình tài giỏi và tất cả
đều mang một nỗi dằn vặt lương tâm truyền kiếp. Trong cuộc sống của mình, dù có sống sôi nổi
hay trầm tư thì bản chất sâu kín của mình vẫn là sự cô đơn. Họ tìm cánh vùng vẫy thoát ra nỗi cô
đơn, tìm đến với thứ nhục dục xác thịt không có tình yêu. Chính thứ tình yêu xác thịt đó lại càng
làm cho họ dấn sâu vào nỗi cô đơn. Với những môtip nhân vật trùng tên, tác giả đã đẩy trạng thái
cô đơn của con người lên đến đỉnh điểm và những nhân vật này trở thành diện mạo vĩnh cửu
trong văn học. Họ trở thành những tượng đài nghệ thuật trong văn học thế giới với nỗi cô đơn

khủng khiếp, nỗi cô đơn sâu thẳm trong tâm hồn và nỗi cô đơn không lối thoát.
Cái cô đơn còn là trạng thái của con ngươi khép kín, không giao tiếp, đánh mất xã hội, tính cộng
đồng hay nói khác đi, đó là những biểu hiện khác của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đó trong dòng họ
Buênđya là những thói trái tính trái nết đã đẩy những con người tròn dòng họ này lún sâu vào nỗi
cô đơn và tội loạn luân.
Cũng như Aurêlianô Buênđya, Accađiô Hôsê từ nhỏ đã sống không có bạn bè, không có sự quan
tâm của người thân, không biết được gốc gác của mình. “Accađiô vốn là một đứa trẻ đơn độc và
hoảng sợ trong suốt thời kỳ dịch bện mất ngủ hoành hoành, trong hoàn cảnh Ucsula mãi mê làm


giàu, Hôsê Accađiô Buênđya điên rồ... trường học là nơi cậu ta dốc sức làm việc và được mọi
người kính trọng. Sau đó chức quyền được giao với những mệnh lệnh dứt khoát và bộ quan phục
vinh quang, những thứ đó giải thoát cho cậu ta khỏi nỗi cay đắng trước đây”. Dường như để chạy
trốn cái cô đơn, muốn được mọi người quan tâm chú ý thì cậu ta trở thành một tên độc tài giết
người nghê tay, còn ghê hơn cả những tên bạo chúa thời trung cổ, chỉ có cái chết mới thật sự giải
thớt cho cậu ta.
Amaranta cũng mang dòng họ Buêđya, cũng chịu nỗi cô đơn và dằn vặt lương tâm. Cả cuộc đời
cô phải sống trong nỗi đau khổ và sự cô đơn do chính cô tạo ra, mà nguyên nhân sâu xa của nó
xuất phát từ sự ích kỷ của cá nhân. Tình yêu sôi nổi mà cô dành cho Piêtrô Crêspi thời thiếu nữ
thực chất cũng là một tình yêu mang tính ích kỉ. Vì giành lấy tình yêu của Piêtrô Crêspi từ tây
Rêbêca mà cô đã không từ mọi thủ đoạn, đỉnh điểm của thủ đoạn đó là đã vô tình giết chết
Rêmêđiôt Moscôtê. Và khi có tình yêu của anh rồi thì cô lại cự tuyệt nó, từ chối tình yêu ấy dù
trong lòng biết bao mong nhớ. Cô ta đã trả cái giá trước cái chết của Pietrô Crêpspi và suốt đời
phải chịu sự dằn vặt của lương tâm, “tấm băng đen trên bàn tay bị bỏng và cô đã mang nó cho
đến khi chết”. Và rồi khi một tình yêu mới đến với cô của đại tá Hêrinênđô Macket – một người
đã yêu cô bằng một tình yêu chân thành bền bỉ, cô đã từ chối. Càng sống khép kín, cô lại dấn
thân mình vào tội loạn luân với đứa cháu mà cô đã từng coi như con. Đó là sự thỏa mãn nhục dục
mà cô đã kìm nén bao lâu nay nhưng đó cũng là tự đày mình vào nỗi cô đơn của chính tâm hồn
mình. Cô đã không mở rộng tâm hồn mình để đón nhận tình yêu đích thực của những người đàn
ông bình thường mà tự giam mình vào cái vòng lẩn quẩn, cái cô đơn đã thuộc về bản chất của

những người mang dòng họ Buêđya.
Nỗi cô đơn không chỉ chế ngự những người mang dòng họ Buêđya mà còn ảnh hưởng tới những
người sống cùng họ. Rêbêca không bú sữa Ucsula mà lớn lên nhờ sở thích ăn đát ẩm, người
không mang dòng máu Buênđya, người có trái tim yêu thương sôi nổi và mãnh liệt. Con người
này không bị di truyền nỗi cô đơn hoài nhớ của Hôsê Accađiô Buêđya nhưng cuối cùng nhiễm
nỗi cô đơn ấy từ chồng. Sau khi Hôsê Accađiô chết, Rêbêca đã khóa trái cửa và giam mình trong
đó, tự đày đọa cuộc đời mình trong nửa cuộc đời còn lại.
Sống hơn một trăm tuổi, chứng kiến biết bao thế hệ Buêđya ra đời và mất đi, Ucsula đã nhận ra
tất cả bọn họ đều mang trong mình tính ích kỷ, sống trái tính trái nết “con cái kế thừa tính điên
khùng của cha mẹ chúng”. Họ không hòa vào cộng động, làng xóm, xã hội, sống không có bạn
bè, luôn chạy trốn vào cõi cô đơn và cuối cùng là tìm đến sự loạn luân như cái tội mà tổ tông
mắc phải. Bà tự nhận thấy “những cái thói trái tính của các con trai mình quả thật cũng đáng kinh
sợ như cái đuôi lợn” đã từng ám ảnh cụ suốt cuộc đời. Cho đến ngay lúc về già cụ vẫn thường
xuyên nhắc nhở con cháu mình hãy mở to đôi mắt mà nhìn họ hàng không sẽ sinh ra những đứa
con có đuôi lợn. Cái đuôi lợn của dòng họ Buênđya là sự vật chất hóa, là sự bản thể hóa của tác
giả về thói sống ích kỷ của loại người đã đánh mất bản chất người – tổng hòa của mối quan hệ xã
hội, loài người – thú vật.
Nỗi cô đơn của dòng họ Buênđya chính là nỗi cô đơn chung của con người. Nỗi cô đơn ấy luôn
tồn tại trong con người và đố chính là tính ích kỷ, nó như một con mọt gặm nhấm lương tri của
con người nếu không biết cách chế ngự nó. Nếu con người sống không có lí trí thì chính tính ích
kỷ này trở thành chủ điều khiển hành vi của con người mà điều này vô cùng nguy hiểm đối với
sự tồn vong của con người. Để chiến thắng được tính ích kỷ đó, con người cần mở rộng lòng
mình để có thể đón nhận mọi thanh âm của cuộc sống.
Cái cô đơn trên qua những yếu tố kì ảo, đã ảo hóa càng làm cho nỗi cô đơn đơn ấy càng khắc
sâu, càng lún sâu vào tâm hồn của con người. Mặc khác qua câu chuyện này, nhà văn muốn gởi
gắm đến xứ sở và con người trên khắp hành tinh này: “sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác


hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận
mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực

sự, và nơi những dòng họ bị kết án Trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần
thứ hai để tái sinh trên mặt đất này".

KẾT LUẬN
G.Marquez là một trong những bậc thầy của nền tiểu thuyết hiện đại. Cuộc đời ông là cả một
ngày dài trên con đường lao động không ngừng nghỉ. Ông đã cống hiến cho đời hết mình và để
lại cho đời những sản phẩm tinh thần thật vô giá.
Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một kiệt tác của ông, là một tác phẩm có nhiều bình diện, phản
ánh một cách độc đáo cuộc sống mọi mặt của các dân tộc Mỹ Latinh, kể cả những sự kiện lịch sử
quan trọng nhất của họ
Trong tiểu thuyết này có nhiều những chi tiết, yếu tố kì diệu huyền bí. Huyền hoại về một cái
đuôi lợn, những khả năng dự báo tiên tri thần thánh, hình ảnh của ma quỷ hiện về. Trong Trăm
năm cô đơn, ta có thể bắt gặp nhiều hình ảnh cuộc đời của những con người khác lạ, kì quái,
khác người. Cũng đôi lúc ta bắt gặp những hình ảnh của những hình ảnh thiên nhiên thật nhưng
chứa đựng nhiều đều khác thường, kì diệu...
Cái cô đơn là cái bao trùm hết tác phẩm. Trong tác phẩm ta có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của
con người với những cuộc đời khác nhau nhưng bị trói buộc vào một nỗi cô đơn của dòng họ
Buêđya, cái cô đơn ấy đã gặm nhấm tâm hồn của con người, và nếu con người không có lí trí thì
khó mà thoát khỏi nỗi cô đơn ấy. Con người phải cần mở rộng lòng mình để có thể đoán nhận
những âm thanh của cuộc đời.
Với việc sử dụng những yếu tố kì ảo, tác giả đã làm cho câu chuyện cuốn hút, và càng khắc họa
tạo nên một hiện thực huyền ảo, kì diệu. Cái hiện thực được phản ánh qua cái huyền ảo, kì ảo trở
nên kì vĩ, dị thường và quái dị hơn. Sự hòa hợp giữa thực và ảo đã tạo ra một không gian nghệ
thuật đặc sắc cho tác phẩm. Một không gian Macônđô huyền ảo với những số phận của con
người trong một không gian quanh mình bao bọc bởi nỗi cô đơn – ám ảnh truyền kiếp bởi sự
loạn luân với hình ảnh cái đuôi lợn.
Qua việc sử dụng các yếu tố kì ảo, và thông qua cách khai thác chủ đề, xây dựng nhân vật. Qua
bản chất hiện thực được phản ánh mà tập trung nó trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn G.
Marquez muốn kêu gọi hãy sống đúng với bản chất con người – con người trong tổng hòa mối
quan hệ xã hội của mình, hãy vượt lên mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố



ngăn cách cá nhân, tự hòa mình vào với gia đình, xã hội, với cộng đồng. Vì lẽ đó, G. Marquez
từng tuyên bố: cuốn sách để cả đời sáng tác là cuốn sách nói về cái cô đơn.
Trên đây là bài làm của người viết, mặc dù có những cố gắng nhất định trong bài làm nhưng
không thể không có những thiếu xót nhất định. Vì vậy kính mong cô và đồng các bạn có những
đánh giá nhận xét khách quan để người viết có thể hoàn thiện hơn ở những bài nghiên cứu sau...!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, HN.
2.Lê Nguyên Cẩn, Cái kì ảo trong tác phẩm Balzăc, NXB Đại học sư phạm.
3.Hà Minh Đức (2000), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.
4.Hoàng Phê (chủ biên, 2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
5.Nguyễn Trung Đức (dịch, 2003), Trăm năm cô đơn, NXB Văn học,.
6.Nguyễn Trung Đức (2004), Tuyển tập truyện G.G. Marquez, NXB Văn học.
7.Đỗ Xuân Hà (2006), Văn học thế giới thế kỷ XX, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
8.Đỗ Đức Hiểu (chủ biên, 2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới.
9.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại
học quốc gia, HN.
10.Lại Văn Toàn (chủ biên, dịch, 1999), Văn học Mỹ Latin, NXB Khoa học xã hội, HN.
11.Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, NXB Giáo
dục Việt Nam.
12.Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn, 2005), Văn học so sánh nghiên
cứu và triển vọng, NXB Đại học sư phạm
13.Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Lê Khắc Hoà, Thanh Thế
Thái Bình (2006), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.


MỤC LỤC
Trang:

MỞ ĐẦU............................................ .................................................. ..........................................
1
1. Lý do chọn đề tài.............................................. .................................................. .........................
1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................. .................................................. ..........
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................ ................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu:............................................ .................................................. ............
4
5. Cấu trúc đề tài:............................................. .................................................. .............................
5
NỘI DUNG.............................................. .................................................. ....................................
6
Chương một: Những vấn đề chung............................................. ................................................
6
1.1. Giải thích thuật ngữ............................................. .................................................. .................
6
1.2. G.G.Marquez – bóng dáng tài năng của một thiên tài.............................................. ..........
8
1.3. Trăm năm cô đơn – một cuốn tiểu thuyết xuất sắc của thế kỷ XX, một đại diện xuất sắc
của thể loại văn học kì
ảo.............................................. .................................................. ........................................ 11
Chương hai: Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez – một cuốn tiểu thuyết mang nhiều yếu
tố kì ảo 13
2.1. Biểu hiện các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez....... 13
2.1.1. Những lời dự báo, tiên tri............................................... .................................................. ..
13
2.1.2. Hình ảnh thiên nhiên kì diệu, dị thường......................................... .................................. 15
2.1.3. Hình tượng con người mang đặc điểm huyền thoại, ma quỷ.......................................... 17
2.1.4. Hình tượng nhân vật khác thường, dị thường, quái dị.............................................. ....... 18

2.1.5. Macôndô - một không gian huyền ảo, thần thoại........................................... .................. 21
2.2. Nghệ thuật thể hiện tạo nên yếu tố kì ảo .................................................. ..........................
24
2.2.1. Nghệ thuật kể chuyện.......................................... .................................................. ............ 24
2.2.2. Sự kết hợp, đan xen giữa yếu tố thực và hư tạo nên cái kì ảo........................................... 26
2.3. Vai trò các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez........... 28
2.3.1. Huyền ảo hóa hiện thực để nhằm phản ánh xã hội............................................. ............. 28
2.3.2. Huyền ảo hóa hiện thực để phản ánh cái cô đơn của con người...................................... 30
KẾT LUẬN............................................ .................................................. ....................................
35


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................ .................................................. ...........
37



×