Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

VĂN học TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.25 KB, 16 trang )

VĂN HỌC TRUNG QUỐC
VĂN CHƯƠNG THỜI MÔNG NGUYÊN
I. NHỮNG NÉT NỔI BẬC CỦA GIAI ĐOẠN VĂN CHƯƠNG THỜI MÔNG NGUYÊN
II. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VĂN CHƯƠNG
QUAN HÁN KHANH VỚI KỊCH BẢN TẠP KỊCH "ĐẬU NGA OAN"
I. MẤY NÉT VẾ QUAN HÁN KHANH
II. KỊCH BẢN TẠP KỊCH "ĐẬU NGA OAN"
VƯƠNG THỰC PHỦ VỚI KỊCH BẢN TẠP KỊCH "TÂY SƯƠNG KÝ"
I. MẤY NÉT VẾ VƯƠNG THỰC PHỦ
II. KỊCH BẢN TẠP KỊCH "TÂY SƯƠNG KÝ"
TỪ TRIỀU ÐẠI MÔNG NGUYÊN (1279-1368) ÐẾN THỜI ÐƯƠNG ÐẠI
Có thể xem đây là Tám thế kỷ phát triển của Văn chương Trung Quốc.Trong tám thế kỷ ấy,lịch
sử Trung Quốc đã diễn ra nhiều biến thiên trọng đại. Từ chế độ phong kiến, Trung Quốc đã trải
qua chế độ nửa phong kiến nửa thuợc địa. Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ đã chuyển sang
cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo.Sau khi thực hiện thắng lợi
hai cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cũng trong tám thế kỷ ấy, văn chương Trung Quốïc không ngừng phát triển. Từ hình thái văn
chương cổ điển, nền văn chương Trung Quốc đã chuyển mình trên con đường hiện đại hóa để có
được sự phát triển đồng đều của nhiều loại thể và thể loạüi, đạt được nhiều thành tựu đáng kể,
đóng góp xứng đáng cho nền văn chương nhân loại.

VĂN CHƯƠNG THỜI MÔNG NGUYÊN (1279 - 1368)
Mỗi giai đoạn lịch sử đều có những đặc điểm và những yếu tố khác nhau tác động, ảnh hưởng
đến sự phát triển của văn chương. Những đặc điểm và những yếu tố ấy có khi tác động trực tiếp,
cũng có khi tác động gián tiếp. Nó tạo nên những nguyên nhân chủ quan và khách quan thúc đẩy
sự phát triển của văn chương.
Thời Mông Nguyên có thể tính từ 1279 (lúc Mông Cổ chiếm được toàn bộ đất đai của Trung


Quốc) đến 1368 (lúc xây dựng được nhà nước thống nhất của Hán tộc). Nét nổi bật nhất của giai


đoạn lịch sử này là sự thống trị hà khắc và tàn bạo của xâm lược Mông Cổ đè nặng lên đời sống
mọi mặt của người dân Trung Quốc. Từ trong bối cảnh ngột ngạt ấy, văn chương vẫn phát triển,
đặc biệt là thể loại tạp kịch. Sân khấu tạp kịch đã trở thành diễn đàn để cho các văn nhân, nghệ sĩ
chân chính bày tỏ tâm tư, ước vọng của quần chúng nhân dân Trung Quốc trước bạo lực cường
quyền của quân xâm lược.
I. NHỮNG NÉT NỔI BẬT CỦA GIAI ÐOẠN VĂN CHƯƠNG THỜI MÔNG NGUYÊN
Về lịch sử xã hội:
Mông Cổ xâm lược Trung Hoa và thiết lập nên triều đại nhà Nguyên trên đất Trung Hoa, nên sử
gọi là thời Mông Nguyên.
Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt, đặc biệt là mâu thuẫn dân tộc.
Về văn chương:
Ở giai đoạn này, có sự phát triển phồn thịnh nhất của thể tạp kịch. Tạp kịch phát triển đã tạo nên
diện mạo riêng cho nền văn chương Trung Quốc ở thời Mông Nguyên.
II. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI

Trung Quốc nằm dưới ách thống trị của quân Mông. Mông Cổ đã thiết lập nên triều đại nhà
Nguyên. Vì vậy xã hội Trung Quốc thời này có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giai cấp và mâu
thuẫn dân tộc. Nổi bật là mâu thuẫn dân tộc.
Thế kỉ XIII đế quốc Mông Cổ bành trướng thế lực. Mông Cổ đánh xuống phương Nam đồng thời
tiến đánh vùng Trung Á, đánh Nga, Ðông Âu. Mông Cổ trở thành một đế quốc án ngự giữa hai
châu lục Âu-Á. Khi đế quốc Mông Cổ bành trướng thế lực Trung Quốc bị chia làm hai miền:
miền Bắc do nhà Kim (ngoại tộc), miền Nam do Nam Tống (Hán tôc) thống trị.
1210, Mông Cổ đánh nhà Kim.
1234, Mông Cổ đã chiếm được phần đất nhà Kim.


1267, Mông Cổ cất quân đánh Nam Tống.
1279, toàn bộ đất đai của Nam Tống bị lọt vào tay Mông Cổ. Mông Cổ trong thời này còn ở tình
trạng lạc hậu. Họ sống bằng nghề chiến tranh, cướp bóc. Quân của Mông Cổ rất giỏi cưỡi ngựa,
bắn cung. Khi quân Mông Cổ xâm lược Trung Quốc, đi đến đâu họ tàn phá đến đó, khiến cho

bao nhiêu làng mạc, bao nhiêu thành phố ở Trung Quốc lâm vào cảnh tiêu điều xơ xác.
1. Kinh tế:
Nông nghiệp Trung Quốc thời Mông Nguyên không phát triển bởi triều Nguyên không trọng
nông ức thương như các triều đại Hán tộc trước đó. Thời này, ruộng đất của nông dân Trung
Quốc hầu hết bỏ hoang vì chiến tranh, một phần còn lại bị quân Mông Cổ chiếm đoạt. Người
nông dân sản xuất không được là bao, lại bị thiên tai dồn dập và phả chịu thuế khóa rất nặng nề.
Họ không có ruộng cày và lâm vào tình trạng đói kém, bị biến thành công nô hay nông nô.
Người nông dân ở phương Bắc của Trung Quốc không chịu được sự bóc lột quá nặng nề, nên họ
đã tìm xuống phương Nam, mong có một cuộc sống đỡ hơn. Nhưng chạy trời không khỏi nắngtránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, khi họ xuống phương Nam thì đời sống của nông dân phương Nam
cũng khó khăn chẳng khác gì đời sống của người nông dân phương Bắc. Ðời sống của nông dân
cả nước hết sức cùng quẫn bế tắc. Cho nên nông nghiệp Trung Quốc dưới triều Mông Nguyên có
phần tiêu điều.
Thủ công nghiệp-thương nghiệp: Triều đại nhà Nguyên có sự phát triển khá cao của thủ công
nghiệp và thương nghiệp. Quan lại triều đình Mông Nguyên rất coi trọng thương nghiệp. Giao
thông đường bộ và đường biển đều được mở mang, tạo điều kiện cho việc thông thường, giao
dịch, trao đổi hàng hóa. Nếu như trước kia, Trung Quốc nằm trong tình trạng bế quan tỏa cảng
thì đến triều Nguyên, Trung Quốc đã thông thương với Châu Âu và các nước vùng Trung Á cũng
như các nước vùng Ðông Nam Á. Các bến cảng cũng tấp nập thuyền bè buôn bán ra vào. Việc đi
lại, giao lưu giữa Trung Quốc với các nước khác đã trở nên dễ dàng. Nhờ vậy việc trao đổi buôn
bán đã diễn ra khá sôi nổi, nhộn nhịp mà trước đó chưa từng có. Các địa khu, các đô thị trên cả
nước đều trở nên sầm uất. Ðại Ðô (ngày nay là Bắc Kinh) không chỉ là trung tâm chính trị của cả
nước mà đã thực sự trở thành một trong những trung tâm kinh tế nổi tiếng nhất thế giới. Máccô
Pôlô-một nhà quan sát thị trường người Italia, sau chuyến đến quan sát thị trường Trung Quốc
vào thời này, đã viết trong cuốn du kí của ông những lời ca ngợi, đề cao đối với nền công-thương
nghiệp của Trung Quốc dưới triều nhà Nguyên. Ông đã cho rằng: các nơi Nam Bắc Trung Quốc,
đô thị buôn bán như sao sa. Ở Hàng Châu đã xuất hiện một số phường dệt có quy mô lớn. Nghề
in ấn, nghề làm giấy, nghề làm thuốc súng, nghề làm kim chỉ nam (la bàn) được truyền vào Châu
Âu từ đời nhà Nguyên. Kinh tế đô thị phát triển, nên tầng lớp thị dân càng đông đúc và trưởng
thành. Ðây là yếu tố quan trọng làm nảy sinh thị hiếu thẩm mỹ mới.



2. Chính trị:
Sau khi lên nối ngôi (1260), Hốt Tất Liệt áp dụng kiến nghị: phải thi hành Hán pháp thì mới giữ
vững được lâu dài. Tuy thi hành theo Hán pháp, nhưng mâu thuẫn dân tộc vẫn ngày càng trở nên
sâu sắc bởi triều Nguyên dựa vào Hán pháp để thẳng tay áp bức người Hán. Nhà Nguyên đã thực
hiện tứ đặng nhân chế, chia quốc dân trong nước ra thành bốn đẳng cấp, hay nói cách khác là
chia quốc dân thành bốn hạng người: hạng cao quý nhất được dành cho người Mông Cổ, hạng
thứ hai là người sắc mục (mắt có màu) ở vùng Tây Vực và Tây Hạ, hạng thứ ba là người Cao Li,
người Khiết Ðan và người Hán ở phương Bắc, hạng cuối cùng là người Hán ở phương Nam.
Không những thế triều Nguyên còn chia xã hội thành mười thứ người: nhất quan, nhì lại, ba tăng
đồ, bốn đạo sĩ, năm thầy thuốc, sáu thợ thuyền, người đi săn, tám con hát, chín nho sĩ, văn nhân
nghệ sĩ, mười là kẻ hành khất.
Hệ thống quan lại từ trung ướng xuống các địa phương hầu hết là người Mông Cổ, có một ít là
người sắc mục. Rất hiếm người Hán được làm quan và nếu có cũng chỉ được làm quan nhỏ.
Mặt khác, sợ nhân dân Trung Quốc chống lại, triều Nguyên đã dadựt ra những luật lệ cấm đoán
rất khắt khe như cấm tàng trữ binh khí, cấm tập luyện võ nghệ, cấm đi săn, cấm nuôi ngựa, cấm
họp nhau cầu đạo, tế thần, cấm họp chợ mua bán, cấm thắp đèn ban đêm.
3. Văn hóa-giáo dục: Triều Nguyên không trọng Nho giáo mà sùng tín Phật giáo và Ðạo giáo.
Sức mạnh thống trị về tư tưởng của Nho giáo bị giảm sút rất nhiều so với các triều đại trước đó.
Thời này, chế độ thi cử bị bãi bỏ, khiến cho các nho sĩ, văn nhân nghệ sĩ mất hết đường sống. Họ
đã tổ chức thành các Thư hội để biểu diễn và sáng tác tạp kịch. Thư hội gồm các tài nhân là
những tác gia của các kịch bản tạp kịch thời Mông Nguyên.
Mông Cổ thống trị Trung Quốc cũng đã mang những yếu tố lạ của văn hóa Mông Cổ vào Trung
Quốc, làm phong phúc thêm nền văn hóa Trung Quốc dưới triều Nguyên.
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VĂN CHƯƠNG
Nét nổi bật của văn chương thời Mông Nguyên là sự phát triển rực rỡ của tạp kịch. Nếu như thời
Hán có sự phát triển của thể phú, thời Ðường có sự phát triển của thơ ca, thời Tống có sự phát
triển rực rỡ của từ (biến thức của thơ) và thời Minh-Thanh sau này có sự phát triển rực rỡ của
tiểu thuyết cổ điển thì thời Mông Nguyên có sự phát triển đạt đến mức hoàng kim của thể tạp
kịch.



Trên văn đàn Trung Quốc thời này cũng có sự phát triển của thơ nhưng thơ chủ yếu là do quan
lại người Trung Quốc làm tay chân cho người Mông Cổ sáng tác. Xét về số lượng thì nhiều,
nhưng về chất lượng thì thơ ca Trung Quốc thời này đi vào sự sáo mòn về câu chữ, nghèo nàn về
nội dung. Nhiều bài thơ chủ yếu đi vào thú vui chơi hoặc ca công tụng đức đối với giai cấp thống
trị và mang nặng tư tưởng nô lệ.
Bên cạnh khuynh hướng văn chương ấy, còn có một khuynh hướng dựa trên văn chương dân
gian để phát triển và tạo được những thành tựu, văn chương mới đáp ứng yêu cầu của thời đại. Ở
khuynh hướng văn chương này có sự phát triển của khúc còn gọi là Nguyên khúc. Khúc bao gồm
tản khúc và tạp kịch.
Thời này có sự phát triển của tản khúc. Ðội ngũ sáng tác tản khúc có tên tuổi gồm 187 tác gia.
Thực chất của tản khúc cũng là thơ. Tản khúc kế thừa những làn điệu dân ca thời Kim (11151234). Tản khúc giống Tống từ ở chỗ dựa vào làn điệu để sáng tác và hòa âm nhạc vào để hát. So
với Tống từ thì tản khúc có nhiều yếu tố được cách tân, đặc biệt là về hình thức. Ngôn ngữ của
Tống từ thường được gọt giũa trau chuốt, còn ngôn ngữ của tản khúc thì lại rất gần gũi với ngôn
ngữ của quảng đại quần chúng nhân dân, rất giản dị và mộc mạc. Về số từ và số tiếng trong
những câu của Tống từ đều được quy định chặt chẽ. Còn số tiếng trong mỗi câu của tản khúc thì
có phần tự do, cởi mở và uyển chuyển hơn. Trong một bài tản khúc có câu dài đến hàng chục
tiếng nhưng có câu chỉ có hai, ba tiếng. Về âm luật thì tản khúc cũng rất thoáng. Nội dung vẫn
chưa thoát khỏi những tình điệu xưa, có những bài tản khúc chỉ là những lời than thở, trách phận
hay thể hiện tình cảm riêng tư. Bên cạnh đó, cũng có những bài tản khúc đã phản ánh những nét
thực tại của đời sống lúc bấy giờ. Như vậy tản khúc thời Mông Nguyên có hai khuynh hướng.
Khuynh hướng hướng nội (nghiêng về bộc lộ tình ảm bên trong) và khuynh hướng hướng ngoại
(nghiêng về phản ánh thực tại bên ngoài). So với nội dung của Tống từ thì tản khúc thiếu hẳn cái
khí vị hào hùng của Tống từ với tên tuổi của Lục Du, Tô Ðông Pha, Tân Khí Tật. Những tác giả
tản khúc nổi tiếng thời này là Trương Dưỡng Hạo, Lưu Thời Trung, Quan Hán Khanh, Bạch
Phác, Mã Trí Viễn, Trương Khả Cửu, Kiều Cát...
Nhưng sự phát triển của văn chương thời này không chỉ là sự phát triển của tản khúc mà chủ yếu
là sự phát triển của tạp kịch. Tạp kịch thời này phát triển mạnh mẽ chưa từng có trong suốt cả
tiến trình phát triển văn chương Trung Quốc. Tạp kịch là loại ca vũ kịch của Trung Quốc, còn gọi

là hí khúc. Sự phát triển tạp kịch thời Mông Nguyên dựa trên cơ sở của loại hình sân khấu đã có
trước đó như Ðạp dao nương, Viện bạn và Chư cung điệu thời Tống-Kim. Loại hình sân khấu
dân gian chư cung điệu là loại hình sân khấu sơ khai, diễn viên chỉ có một người vừa nói, vừa hát
và trình diễn bất kì chỗ nào. Tạp kịch là một bước phát triển so với chư cung điệu. Nó phát triển
ở chỗ loại hình sân khấu này có yếu tố gần gũi với sân khấu hiện đại , có nhiều diễn viên, các
diễn viên vừa nói vừa hát, có cả múa nữa. Có sân khấu được trần thiết, diễn viên được hóa trang
có nhạc nền, lời hát của diễn viên tạp kịch lấy từ tản khúc.
Số lượng kịch bản tạp kịch thời này rất nhiều, có trên 700 kịch bản tạp kịch. Ðội ngũ sáng tác


kịch bản tạp kịch thời này cũng khá đông. Các tác gia tạp kịch nổi tiếng thời Nguyên gồm: Quan
Hán Khanh, Bạch Phác, Mã Trí Viễn, Trịnh Quang Tổ. Bốn tác gia tạp kịch này đã được gọi là
Nguyên khúc tứ đại gia
Sở dĩ kịch bản tạp kịch thời này phát triển mạnh là bởi những nguyên nhân sau đây:
Thời Nguyên kinh tế đô thị phát triển chưa từng có trước đó. Nên tầng lớp thị dân cũng phát
triển. Vì vậy, thị hiếu thẩm mỹ của tầng lớp thị dân có sự thay đổi. Lúc này tầng lớp thị dân ham
thích đi xem biểu diễn tạp kịch nên tạp kịch phát triển.
Quan quân Mông Nguyên rất thích xem vũ kịch. Ðây là một điều kiện để tạp kịch phát triển.
Dưới triều Nguyên chế độ thi cử bị bãi bỏ. Nên tầng lớp nho sĩ, văn nghệ sĩ mất hết đường sống,
họ đã tìm đến con đường sáng tác và biểu diễn tạp kịch, họ lập ra các thư hội và sáng tác tạp
kịch.
Dân tộc Trung Hoa bị áp bức nặng nề. Văn chương nói chung và đặc biệt tạp kịch nói riêng của
Trung Quốc thời này đã trở thành tiếng nói đòi tự do. Trong một dân tộc bị tước mất tự do xã
hội, văn chương là diễn đàn duy nhất mà từ đỉnh cao đó nó buộkc người ta phải nghe tiếng kêu
bất bình và tiếng gào thét của ý thưc mình (Ghecxen).
Lực lượng sáng tác tạp kịch thời này khá đông, các tác gia tạp kịch có tên tuỏi là trên 200 người.
Họ bị quan quân Mông Cổ đẩy xuống tận dưới đáy xã hội nên đời sống của họ rất gần gũi với
các tầng lớp bị áp bức, bóc lột nặng nề trong xã hội. Lực lượng này vừa sáng tác cũng vừa tham
gia biểu diễn cùng với các diễn viên tạp kịch. Do đời sống của họ gần gũi với các tầng lớp bị áp
bức nên họ sớm nói được tiếng lòng của quần chúng lao động.

Tư tưởng nhân đạo của các tác gia tạp kịch được biểu hiện trong kịch bản, hoàn toàn không có sự
cách bậc với quần chúng, không có thứ chủ nghĩa nhân đạo kiểu thư phòng (chữ dùng của
Ăngghen).
Tác phẩm tạp kịch thời này tập trung vào 3 đề tài lớn là tình yêu, công án và lịch sử:
Ðề tài tình yêu trong kịch bản tạp kịch chứa đựng tiếng nói đấu tranh đòi quyền tự do yêu đương
(tiêu biểu nhất là Tây Sương Kí của Vương Thực Phủ).
Ðề tài công án thường xuất hiện vai trò của Bao Công, đề cao công lí, ca ngợi chính nghĩa (tiêu


biểu là vở Ðậu Nga oan, Hồ điệp mộng của Quan Hán Khanh).
Ðề tài lịch sử gợi lại những sự kiện lịch sử, kích thích tinh thần đấu tranh của quần chúng (tiêu
biểu là kịch bản Ðơn đao hội của Quan Hán Khanh).
Trong kịch bản của tạp kịch, tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống, đòi tự do được thể hiện rất sâu
kín. Tuy vậy, tư tưởng chủ đề ở nhiều kịch bản tạp kịch lại được thể hiện khá rõ. Hầu hết các
kịch bản tạp kịch đều tập trung ca ngợi chính nghĩa, phản đối phi nghĩa, lên án bất công, cường
bạo.
Về hình thức nghệ thuật, nhiều kịch bản tạp kịch đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ngôn
ngữ trong kịch bản tạp kịch gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Lời trong kịch bản tạp
kịch được lấy từ trong tản khúc.
Nhiều tác gia tạp kịch đã kết hợp yếu tố hiện thực với yếu tố lãng mạn khi tạo dựng chi tiết và
xây dựng nhân vật. Một số tác gia khi xây dựng nhân vật trong kịch bản tạp kịch đã khắc họa
được chiều sâu nội tâm của nhân vật. Kết cấu của kịch bản tạp kịch là kết cấu theo trình tự thời
gian. Kết thúc một kịch bản tạp kịch thường là kết thúc có hậu- chính nghĩa thắng gian tà.
Nội dung cũng như hình thức nghệ thuật kịch bản tạp kịch rất giàu tính nhân dân.

QUAN HÁN KHANH (1220?-1300?)
VỚI KỊCH BẢN TẠP KỊCH ÐẬU NGA OAN

I. MẤY NÉT VỀ QUAN HÁN KHANH
Quan Hán Khanh còn có hiệu là Dĩ Trai (Nhất Trai) là kịch tác gia lớn nhất của thời Mông

Nguyên. Ông là người đặt nền tảng cho tạp kịch thời Nguyên và thực sự đã đem lại niềm vinh
quang cho tạp kịch Trung Quốc cũng như văn chương Trung Quốc thời này. Trịnh Chấn Ðạcmột nhà văn hiện đại Trung Quốc- khi nói về Quan Hán Khanh đã cho rằng: Có thể nói: thời
hoàng kim của tạp kịch Nguyên, nếu không có Quan Hán Khanh, cũng khó mà có được cái vẻ
xán lạn như ta đã thấy trên lịch sử văn chương Trung Quốc. Ông người ở Ðại Ðô (Bắc Kinh).
Ông sinh vào khoảng 1220 và mất vào khoảng 1300. Ông sáng tác nhiều kịch bản tạp kịch. Số
kịch bản tạp kịch Quan Hán Khanh viết có 66 tác phẩm, hiện nay còn lại 18 tác phẩm. Trong số
còn lại có những vở tạp kịch nổi tiếng: Ðậu Nga oan, Vọng giang đình, Bái nguyệt đình, Ðơn
đao hội, Hồ điệp mộng. Thời nhà Kim, ông đã từng làm y quan trong thái y viện. Sau khi nhà


Kim đổ (1234) ông rời bỏ Ðại Ðô và đi xuống Hàng Châu ở phương Nam. Lúc này ông đã già.
Ông vừa sáng tác vừa biểu diễn tạp kịch như là các diễn viên. Ði đây đi đó nhiều, nên ông có vốn
sống phong phú để viết tạp kịch. Ông không chỉ là tác gia tạp kịch số một mà ông còn sáng tác
nhiều tản khúc nữa.

Mặc dù Quan Hán Khanh là một tác gia tạp kịch lớn nhưng tên tuổi và văn nghiệp của ông vào
thời ấy chưa được đánh giá cao. Các nhà nghiên cứu văn chương của Trung Quốc đã dựa vào
Lục quỷ ba của Thiên Nhất Các và nội dung của tác phẩm mà ông đã để lại để tìm hiểu về ông.
Trong bài tản khúc Bất phục lão, Quan Hán Khanh đã bộc lộ tình cảm cũng như bản lĩnh và tính
cách của ông. Ðây là bài tản khúc mang tính tự thuật. Quan Hán Khanh đã xem mình là người ở
chốn ca lâu tửu quán nhưng không hề ham thích tửu sắc tục tằn. Ông bày tỏ niềm vui sướng của
ông là ngắm trăng, làm thơ, ca hát, hướng vào cái đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ tinh tế và
khoáng đạt. Ông nguyện đem sức mình và tài năng của mình để phục vụ cho các diễn viên. Ông
đã tự ví mình như một chú gà rừng lão luyện, tinh thông, luôn phát hiện ra dấu chân của người đi
săn và không bao giờ bị sa vào cạm bẫy. Có lúc ông tự ví mình như là hạt đậu đúc bằng đồng
không sợ nghiền, nấu, hầm, xào. Bằng những hình tượng này, Quan Hán Khanh đã thể hiện một
bản lĩnh kiên cường, rắn rỏi, không chấp nhận mọi sự luồn cúi, xu nịnh. Trong nhiều vở tạp kịch,
Quan Hán Khanh đã làm bật nổi hình tượng nhân vật phụ nữ mang vẻ đẹp của người phụ nữ
Trung Quốc.
*Ở kịch bản Hồ điệp mộng, nhân vật chính là bà Vương - mẹ của Vương Ðại, Vương Nhi và

Vương Tam. Vương Ðại, Vương Nhi là con riêng của ông Vương, còn Vương Tam mới là con
ruột của bà. Ông Vương vô cớ bị Cát Bưu giết chết làm cho ba con tức giận lập mưu giết chết
Cát Bưu. Ba con phải ra tòa và bị Bao Công xử án bắt buộc một trong ba người phải có một
người chịu án tử hình. Vương Ðại, Vương Nhi và Vương Tam đều tự nhận cái chết về mình.
Trước tình hình đó, Bao Công đã giao cho bà Vương quyết định. Cuối cùng bà Vương quyết định
là Vương Tam phải chết thay cho hai anh. Bao Công xúc động trước tấm lòng của bà Vương nên
đã hòan tòan tha bổng Vương Tam.
* Ở kịch bản Vọng giang đình; nhân vật chính là Ðàm Kí Nhi-một phụ nữ có nhan sắc, can đảm
và nhiều mưu trí.Tên quan hung bạo Dương Nha Nội không chiếm được nàng Ðàm Kí Nhi, bèn
lập kế hãm hại người chồng mới cưới của nàng. Tính mạng của chồng và hạnh phúc của nàng bị
đe dọa nghiêm trọng. Ðàm Kí Nhi cải trang làm người bán cá tìm cách đánh tráo được ngay bên
mình của Dương Nha Nội tấm thẻ vàng và thanh gươm mà vua ban cho nó để làm tội chồng
nàng. Nhờ đó, nàng cứu được chồng và kẻ gian bị vạch mặt.
II. KỊCH BẢN TẠP KỊCH ÐẬU NGA OAN, (còn có tên là TUYẾT GIỮA NGÀY HÈ hay
CẢM THIÊN ÐỘNG ÐỊA ÐẬU NGA OAN)
1. Nguồn gốc cốt kịch: Quan Hán Khanh dựa vào tích truyện đã có trong cuốn Liệt nữ truyện
của Lưu Hướng đời Tây Hán thế kỉ I trước Công Nguyên.


2. Cốt kịch: ở Sở Châu có người đàn bà tên là Ðoan Vân. Ðoan Vân mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với
bố là Ðậu Thiên Chương. Ðậu Thiên Chương-một ông đồ nghèo phải vay bạc của bà Thái. Ðến
lúc đi thi, Ðậu Thiên Chương vẫn chưa có bạc trả, nên gán con gái của mình cho bà Thái. Sau đó,
Ðoan Vân tới ở nhà bà Thái. Lớn lên, nàng chính thức làm dâu bà Thái. Nàng lấy chồng được hai
năm thì chồng chết. Nàng ở vậy thờ chồng và nuôi mẹ chồng. Bà Thái sống bằng nghề cho vay
nợ lãi. Thầy lang Trại Lô vay bạc của bà, nhưng ông ta không có tiền để trả. Nên khi bà Thái tới
đòi, thầy lang đã dụ bà ra đồng vắng rồi treo cổ bà lên. Nhân lúc ấy, cha con Trương Lư đi qua,
nên bà được cứu thoát. Cảm động trước công ơn của bố con Trương Lư, bà Thái đã kể rõ sự tình.
Nghe bà Thái kể, Trương Lư đã nói với bố hắn rằng: hắn thì lấy con dâu bà Thái còn bố hắn thì
lấy bà Thái làm vợ. Lúc đầu bà Thái không chấp nhận. Nhưng sau đó, trước sự dọa dẫm của
Trương Lư, bà Thái đã phải ưng thuận. Khi về tới nhà, bà Thái đã khuyên Ðậu Nga lấy Trương

Lư. Nhưng Ðậu Nga một mực cự tuyệt. Trương Lư tìm mọi cách để ép buộc Ðậu Nga lấy
hắn.Trước sự cứng rắn và kiên định của Ðậu Nga, Trương Lư đã lập mưu đánh thuốc độc để giết
bà Thái nhằm đẩy Ðậu Nga vào thế cô độc cho dễ bề ép buộc và mặt khác để chiếm toàn bộ gia
sản của bà Thái. Mưu thâm của Trương Lư không thành. Bố của hắn đã trúng thuốc độc mà chết.
Trương Lư đã dùng cái chết của bố hắn để làm áp lực đối với Ðậu Nga. Ðậu Nga vẫn một mực từ
chối. Sau đó, Ðậu Nga và Trương Lư phải lên hầu kiện. Viên quan huyện Ðào Ngột đã lôi Ðậu
Nga ra đánh, khiến nàng chết đi sống lại nhiều lần, song nàng vẫn không nhận cái điều mà nàng
không hề làm là đánh thuốc độc bố Trương Lư. Bất lực trước sự kiên định của Ðậu Nga, quan
huyện Ðào Ngột đã cho bắt bà Thái tới và đánh đập bà. Khi chứng klến cảnh mẹ chồng bị đánh
đập, hành hạ, Ðậu Nga không thể chịu được. Nàng nghĩ thà mình bị hãm hại, chứ không thể chấp
nhận để cho người mẹ chồng bị hành hạ. Vì thế, nàng đã nhận cái điều mà nàng không làm. Như
vậy là nàng đã nhận bản án tử hình về mình để cho người mẹ chồng được thoát khỏi sự đau đớn.
Trước khi ra pháp trường, nàng đã xin bọn lính giải nàng đi theo một nẻo đường khác mà không
qua cửa nhà nàng bởi nàng sợ nếu mẹ chồng nàng trông thấy cảnh ấy thì bà sẽ rất đau khổ. Ðậu
Nga đã giành trọn tình cảm của mình cho người mẹ chồng, trước khi nàng bị chết. Khi tới pháp
trường, nàng đã xin giám trảm quan trải lên vạt đất chỗ nàng đứng một chiếc chiếu sạch và nàng
đã đưa ra ba điều ước nguyện:
Một là: Nếu nàng chết oan, máu của nàng sẽ không chảy xuống đất mà bắn lên nhuộm đỏ giải
lụa trắng treo trên cái cột cờ cạnh đấy.
Hai là: Nếu nàng chết oan thì tuyết sẽ rơi xuống phủ kín thi thể nàng (mặc dù đang giữa tiết
tháng sáu).
Ba là: Nếu nàng chết oan thì vùng Sở Châu phải chịu hạn hán ba năm liền.
Nàng đã được như nguyện. Vì Sở Châu bị hạn hán ba năm liền, nên triều đình biết có vụ án xử
oan. Triều đình đã phái Ðậu Thiên Chương về Sở Châu để truy xét lại các vụ án. Lúc này Ðậu


Thiên Chương đã làm quan đề hình. Một hôm đang xem lại các hồ sơ của những vụ án đã xử,
Ðậu Thiên Chương xem tới hồ sơ của Ðậu Nga, ông ta đã ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ thiêm
thiếp của Ðậu Thiên Chương, hồn ma của Ðậu Nga đã hiện về kêu khóc. Cuối cùng, nỗi oan của
Ðậu Nga đã được giải tỏa. Vở kịch kết thúc có hậu.

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản Ðậu Nga oan:
_ Ðề tài công án
_ Chủ đề: quyền sống của người phụ nữ Trung Quốc bị vùi dập, chà đạp dưới chế độ Mông
Nguyên.
_ Tư tưởng chủ đề: tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Trung Quốc đồng thời tố
cáo sự tàn bạo của chế độ xã hội thời Mông Nguyên.
Ðậu Nga oan: là bản cáo trạng đanh thép đối với bản chất tham lam tàn bạo của chế độ xã hội
thời Mông Nguyên. Trong kịch bản tạp kịch này có bóng dáng của triều đình-cơ quan trung ương
tập trung quyền lực cao nhất của chế độ xã hội Mông Nguyên. Vụ án Ðậu Nga là vụ án lớn đến
mức cảm thiên động địa nhưng triều đình hoàn toàn không hay biết gì. Mãi đến khi Ðậu Nga bị
xử oan, vùng Sở Châu bị hạn hán ba năm liền thì triều đình mới nghi ở vùng Sở Châu có vụ án
xử oan. Ðiều này chứng tỏ triều đình rất quan liêu. Do vậy, quan lại ở các địa phương tha hồ tung
hoành, sát phạt, làm mưa làm gió.
Nhân vật Ðào Ngột trong kịch bản tạp kịch tiêu biểu cho bọn quan lại địa phương. Ðào Ngột làm
quan huyện vùng Sở Châu. Ngay từ phút đầu tiên xuất hiện trong kịch bản và trên sân khấu, nhân
vật này đã tự bộc lộ bản chất của hắn. Ðào Ngột đã nói: Ta làm quan hơn người khác, đến kiện
cáo phải mang vàng bạc đến ta mới xử cho, không thì ta cáo bệnh không ra công đường. Ðào
Ngột là quan huyện trực tiếp xử nhiều vụ án. Công việc xử án đòi hỏi người xét xử phải có đầy
đủ ba yếu tố: một là phải có lương tâm, hai là phải dựa vào công lí, ba là phải dựa vào pháp luật.
Ngôn ngữ của nhân vật Ðào Ngột chứng tỏ Ðào Ngột hoàn toàn không có được ba điều kiện cần
và đủ của người đứng ra xét xử một vụ án. Ðộng lực xử án của nhân vật Ðào Ngột không còn là
lương tâm, là công lí, pháp luật mà đối với hắn chỉ là bạc vàng. Ngôn ngữ tự giới thiệu của Ðào
Ngột cũng đã phản ánh một phần bản chất tham lam và bạo ngược của giai cấp thống trị thời ấy.
Ðó là một thời đại, nén bạc đâm toạc tờ giấy, vàng bạc đã chà đạp lên tất cả, làm khuynh đảo mọi
giá trị. Khi Trương Lư và Ðậu Nga vào hầu kiện, Ðào Ngột đã quỳ xuống lạy hai người trong sự
ngạc nhiên của hai tên lính hầu: Bẩm quan lớn, bọn chúng nó là những kẻ đến hầu kiện sao quan
lớn lại quỳ lạy chúng nó. Không một chút ngần ngại, Ðào Ngột đã trả lời ngay: Mày không biết
những kẻ đến kiện cáo là những kẻ đem cơm áo lại cho ta. Ðộng lực xử kiện của Ðào Ngột là
vàng bạc, vật chất. Nhân vật này hoàn toàn không đếm xỉa đến công lí, đến nhân phẩm. Nhân vật
Ðào Ngột có ý nghĩa khái quát cao bởi mang được bản chất chung của giai cấp thống trị thời này.



Nhân vật Ðào Ngột còn là một tên quan tàn bạo. Khi Ðậu Nga tới, Ðào Ngột không cần xét hỏi
mà đang tay đánh đập, vùi dập nàng đến mức khiến cho nàng chết đi sống lại.
Ðó là bản chất của giai cấp thống trị từ trên xuống dưới trong xã hội thời Mông Nguyên thượng
bất chính, hạ tác loạn. Triều đình và quan lại như thế thì những kẻ xấu trong dân dễ có điều kiện
để hoành hành. Các nhân vật thầy lang Trại Lô và bố con Trương Lư đã thể hiện một phần hạ tác
loạn. Là một thầy thuốc, nhưng Trại Lô đã trở thành một tên lừa đảo. Trại Lô không có bạc để trả
nợ cho bà Thái ông ta đã lừa bà Thái ra quảng đồng vắng và toan dùng sợi dây thừng để treo cổ
bà lên. Hai nhân vật bố con Trương Lư là những kẻ vừa tham lam vừa tàn bạo đến táng tận lương
tâm. Bà Thái sắp bị thầy lang Trại Lô treo cổ nhằm lúc bố con Trương Lư đi qua nên bà Thái
được cứu một cách ngẫu nhiên. Việc bà Thái được cứu thoát hoàn toàn không phải là công ơn
của bố con Trương Lư. Khi nghe bà Thái kể rõ nguồn cơn Trương Lư đã nói về bố hắn rằng: bố
hắn lấy bà Thái còn hắn lấy Ðậu Nga làm vợ. Trước bản lĩnh rắn rỏi của Ðậu Nga, Trương Lư
vẫn không từ bỏ mọi thủ đoạn nhằm ép buộc Ðậu Nga lấy hắn. Hắn đã toan giết chết bà Thái để
thực hiện hai âm mưu: một là đẩy Ðậu Nga vào thế cô độc để dễ bề ép buộc, hai là hắn cướp đoạt
gia sản của bà Thái. Âm mưu của hắn không thành, hắn đã biến cái chết của bố hắn làm áp lực
đối với Ðậu Nga. Chính hắn đã vu oan giá họa cho Ðậu Nga. Hắn còn tỏ ra rất ngoan cố chối tội
khi Ðậu Thiên Chương hỏi tội hắn.
Với những nhân vật trên, Quan Hán Khanh đã lột trần chân tướng của xã hội thời Mông Nguyên,
phanh phui bản chất tham lam, tàn bạo của giai cấp thống trị. Nên giá trị hiện thực của kịch bản
rất cao.
_ Kịch bản Ðậu Nga Oan là khúc bi ca của tư tưởng nhân đạo: Nhân vật trung tâm của vở kịch
này là một người phụ nữ Trung Quốc. Ðó là nàng Ðậu Nga. Nhân vật Ðậu Nga là hiện thân của lí
tưởng đạo đức và lí tưởng thẩm mĩ của Quan Hán Khanh. Quan Hán Khanh đã tập trung nhiều
vẻ đẹp phẩm chất cho nhân vật này. Ðậu Nga sinh ra trong một gia đình nghèo năm lên bảy tuổi
nàng mồ côi mẹ và sau đấy phải đến ở nhà bà Thái để lớn lên làm con dâu cho nhà bà theo tục
đồng dưỡng tức. Lấy chồng được hai năm thì chồng chết. Ðậu Nga quyết không đi bước nữa, mà
đã ở vậy thờ chồng và nuôi mẹ chồng. Nhân vật Ðậu Nga là hiện thân của sự hiếu thảo đến mức
hiếm có. Ðậu Nga đã giành cả tình cảm của mình cho mẹ chồng. Chứng kiến thấy cảnh bà Thái

bị Ðào Ngột đánh đập, Ðậu Nga thà chịu chết chứ không chịu được cảnh người mẹ chồng bị
hành hạ. Nên nàng đã nhận việc mà nàng không làm. Ðậu Nga đã phải chịu án tử hình. Ðây là
biểu hiện tấm lòng vị tha cao cả của Ðậu Nga. Ðậu Nga giành cả tình cảm của mình cho người
mẹ chồng ngay khi sắp bị xử chém. Nên lúc bọn lính giải Ðậu Nga ra pháp trường, nàng đã xin
chúng giải đi đường khác mà không đi qua cửa nhà nàng. Bởi nàng sợ người mẹ chồng trông
thấy bà sẽ vô cùng đau xót. Ðậu Nga là một người con dâu nhưng tình cảm của nàng đối với
người mẹ chồng thì đã hoàn toàn vượt lên trên những tình cảm bình thường. Quan Hán Khanh đã
xây dựng nhân vật Ðậu Nga bằng phương thức lí tưởng hóa.
Ðậu Nga không chỉ là người con dâu hiếu thảo mà còn là người phụ nữ có bản lĩnh kiên trinh.


Mặc Trương Lư tìm mọi cách, dùng mọi thủ đoạn để ép buộc nàng lấy hắn, nàng vẫn khư khư
giữ trọn tấm lòng, ý chí của mình. Khi bà Thái chấp thuận lấy bố Trương Lư và khuyên Ðậu Nga
lấy Trương Lư thì nàng vẫn một mực từ chối dù nàng hết sức thương mẹ chồng và luôn nghe
theo lời mẹ chồng. Song nàng vẫn nhận rõ những giải pháp cần thiết để giữ vững bản lĩnh vốn có
của nàng. Ðào Ngột đã đánh đập nàng đến mức khiến cho nàng chết đị sống lại, nàng đã không
nhận cái việc nàng không làm. Phải chăng nhân vật này mang cốt cách của hình tượng hạt đậu
đúc bằng đồng không sợ nghiền, nấu, hầm, xào trong bài tản khúc Bất phục lão?.
Việc nàng nhận án chém không hềì trái với bản lĩnh của nàng. Ðây không phải là một sự mềm
yếu mà đó là giải pháp của tình thương - giải pháp của tấm lòng vị tha. Bản lĩnh của Ðậu Nga
còn thể hiện ở chỗ nàng chọn cho mình một cái chết thật đẹp. Trước khi chết Ðậu Nga đã xin
giám trảm quan trải lên vạt đất chỗ nàng đứng một chiếc chiếu sạch. Hình ảnh chiếc chiếu sạch
mang đầy đủ ý nghĩa tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng như chính phẩm chất của nàng.
Trước khi bị chết, Ðậu Nga còn chửi trời, chửi đất, chửi những kẻ bạo ngược và nàng đã đưa ra
ba điều ước nguyện.
Ðã chết thì chết thế nào chẳng được, nhưng Ðậu Nga- người phụ nữ Trung Quốc này không cam
chịu chết trong im lặng mà cái chết của nàng tiếp tục thể hiện bản lĩnh và ý chí quật cường của
người phụ nữ kiên trinh. Ba chi tiết trong ba lời ước nguyện của nhân vật có sự kết hợp giữa yếu
tố hiện thực và yếu tố lãng mạn, tạo nên nhiều tầng bậc ý nghĩa sâu xa. Ðặc biệt là chi tiết ở lời
ước nguyện một và hai ân chứa ý nghĩa tượng trưng và đậm đà phong vị lãng mạn. Máu của Ðậu

Nga cũng như mọi vật có trọng lượng khác đều phải rơi theo phương trọng lực. Vậy mà ở đây
máu của Ðậu Nga đã phun thẳng lên trời. Chi tiết này thể hiện trọng lực không thể nào thắng
được động lực của nỗi oan chất ngất, khí uất đầy trời. Những giọt máu của Ðậu Nga phun lên
như chính nỗi oan ức của Ðậu Nga bốc lên đến tận trời. Chi tiết trong lời ước nguyện thứ hai của
Ðậu Nga có ý nghĩa tượng trưng cho cả phẩm giá trong trắng của nàng. Thi hài của nàng không
phải được khâm liệm bằng quan tài mà bằng những lớp tuyết tinh khiết trong suốt, mềm mại. Cái
chết của nàng giống như cái chết của một thiên thần. Chi tiết trong lời ước nguyện thứ ba không
có ý nghĩa tượng trưng, phải chăng đã trái với lòng vị tha của Ðậu Nga?. Hoàn toàn không phải
như vậy mà chính là một cách để kêu oan cho thấu tới triều đình. Ðậu Nga chết rồi nhưng hồn
oan của Ðậu Nga đã hiện về trong giấc ngủ của Ðậu Thiên Chương để kêu oan. Ðây cũng là một
chi tiết thể hiện tinh thần bất khuất của nàng. Quan Hán Khanh đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ
thuật mà tiêu biểu nhất là kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn để đề cao vẻ đẹp
phẩm chất của Ðậu Nga, ca ngợi những người phụ nữ Trung Quốc mang tinh thần dân tộc thật sự
có bản lĩnh rắn rỏi, không chịu sống quỳ. Ðề cao vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật Ðậu Nga,
Quan Hán Khanh đã tạo nên giá trị nhân đạo cho tác phẩm của mình. Không những thế mà bằng
nhiều chi tiết nghệ thuật, Quan Hán Khanh đã làm bật nổi được khát vọng tự do, khát vọng công
lí của những người dân Trung Quốc thời này. Ba chi tiết trong ba lời ước nguyện của nhân vật
Ðậu Nga và kết thúc có hậu đã làm cho kịch bản tạp kịch này trở thành giấc mơ công lí- khát
vọng giải phóng của nhân dân Trung Quốc. Khi tác phẩm thể hiện khát vọng chân chính của con
người như là nhu cầu trần tục của con người trần tục thì tác phẩm ấy sẽ có giá trị nhân đạo rất
cao, như cách luận giải của Vônghin: Chủ nghĩa nhân đạo là một quan điểm đạo đức và chính trị,
không phải xuất phát từ những nguyên tắc nào đấy ở cõi âm-hoang tưởng, ở bên ngoài đời sống
loài người mà xuất phát từ con người trần tục, tồn tại thực tế, với những nhu cầu và năng lực trần


tục, thực tế,đòi hỏi phải được phát triển và thỏa mãn càng rộng và càng đầy đủ càng tốt trong đời
sống trần tục. (Lược khảo lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, NXB Sự Thật 1979, trang 445).

VƯƠNG THỰC PHỦ
VỚI KỊCH BẢN TẠP KỊCH TÂY SƯƠNG KÍ


I.MẤY NÉT VỀ VƯƠNG THỰC PHỦ

Vương Thực Phủ là tác gia tạp kịch lớn thứ hai ở thời Mông Nguyên. Ông quê ở Ðại Ðô (Bắc
Kinh) sinh sau Quan Hán Khanh ít lâu. Ông còn có tên là Dực Tín. Ông chỉ sáng tác trên 10 kịch
bản tạp kịch mà kịch bản tạp kịch xuất sắc nhất của ông là Tây sương ký.

Trước đây có một giai đoạn giới nghiên cứu văn chương ở Trung Quốc không xem Vương Thực
Phủ là tác giả của kịch bản tạp kịch này. Có người cho 16 chương đầu là do Vương Thực Phủ
viết, còn 4 chương sau của kịch bản tạp kịch là do Quan Hán Khanh viết. Muốn xác định được
tác phẩm này do ai viết thì phải căn cứ vào phong cacïh nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật còn
gọi là cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Theo Abơramôvic thì phong cách là: Sự tổng hòa
những đặc trưng nổi bật về nội dung và nghệ thuật thường xuyên xuất hiện trong một loạt tác
phẩm của một nhà văn nhất định. Trong báo cáo đọc tại Ðại hội lần ba của các nhà văn Việt Nam
khai mạc 26-9-1983, nhà văn Nguyễn Ðình Thi đã cho rằng: Phong cách là chất tổng hợp tạo nên
bản lĩnh của nhà văn. Phong cách là dấu ấn sáng tạo độc đáo của nhà văn, nhà thơ trong từng tác
phẩm. Nó là dấu hiệu khiến cho người ta nhận ra nét riêng biệt của cái tôi sáng tạo của từng nhà
văn nhà thơ.

Dựa vào phong cách nghệ thuật, sau này các nhà nghiên cứu văn chương của Trung Quốc đã
khẳng định kịch bản Tây sương ký là của Vương Thực Phủ.

II. KỊCH BẢN TẠP KỊCH TÂY SƯƠNG KÝ

1. Nguồn gốc cốt kịch: cốt truyện đã có từ thời Ðường. Ở thời Ðường, Nguyên Chẩn tức
Nguyên Vi Chi đã có tác phẩm truyền kì Hội chân kí (còn gọi là Oanh Oanh truyện). Ðến thời
nhà Kim, Ðổng Giải Nguyên có kịch bản Tây sương kí chư cung điệu Vương Thực Phủ đã dựa


bào tác phẩm của Ðổng Giải Nguyên để sáng tác nên kịch bản tạp kịch Tây sương kí.


2. Cốt kịch:

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản Tây sương kí: kịch bản Tây sương kí viết về đề
tài tình yêu. Vấn đề nổi bật trong kịch bản này là tình yêu và lễ giáo phong kiến. Tư tưởng chủ
đề của kịch bản tạp kịch: ca ngợi tình yêu và tố cáo lễ giáo phong kiến chà đạp lên tình yêu đôi
lứa.

a. Một tình yêu:

* Nhân vật Trương Quân Thụy vốn là một thư sinh. Trong buổi đầu của mối tình Thôi-Trương,
tình cảm của Trương Quân Thụy trong trắng và đẹp. Trương Quân Thụy là người rất chủ động
trong tình yêu, nhưng cái gì quá độ cũng sẽ biến thái. Ở những bước sau của mối tình, Trương
Quân Thụy đã yêu Thôi Oanh Oanh đắm đuối, dẫn đến mù quáng bị động. Tất cả mọi suy nghĩ
và việc làm của chàng nhất nhất đều theo tiếng gọi của tình yêu đôi lứa. Ðối với Trương Quân
Thụy chỉ có Thôi Oanh Oanh. Việc Trương Quân Thụy góp lễ vật để làm chay cho Thôi Tướng
Quốc hoàn toàn không phải là việc làm vì nghĩa mà vì thủ đoạn để có điều kiện gần gũi Thôi
Oanh Oanh. Mặc dù là một thư sinh lẻo khẻo nhưng Trương Quân Thụy đã dám nhận cứu hai mẹ
con Thôi Oanh Oanh. Ðộng lực khiến cho chàng nhận lời cứu hai mẹ con Thôi Oanh Oanh cũng
không phải vì nghĩa mà vì muốn chiếm được Thôi Oanh Oanh. Khi câu chuyện vỡ lỡ Thôi phu
nhân bắt Trương Quân Thụy về kinh dự thi, chàng đã khăn gói lóc cóc lên đường. Việc làm này
của Trương Quân Thụy cũng không phải là để thể hiện chí nam nhi muốn kinh bang tế thế mà
chẳng qua là để chiếm bằng được tình cảm của Thôi Oanh Oanh.

Nhân vật Trương Quân Thụy trong Tây sương kí của Vương Thực Phủ khác với nhân vật trong
Hội chân kí của Nguyên Chấn thời Ðường. Nếu như Trương Quân Thụy trong tác phẩm truyền
kỳ của Nguyên Chấn cuối cùng đã phụ bạc tình yêu của Thôi Oanh Oanh thì nhân vật Trương
Quân Thụy trong Tây sương ký của Vương Thực Phủ lại trọn vẹn chung tình với Thôi Oanh
Oanh.


* Nhân vật Thôi Oanh Oanh: Thôi Oanh Oanh vốn là một cô gái quyền quý. Trong mối quan hệ
với Trương Quân Thụy, nàng rất yêu Trương Quân Thụy. Nhưng nhân vật này trong kịch bản tạp
kịch hoàn toàn rơi vào thế bị động. Trước những khó khăn trắc trở, nhân vật Thôi Oanh Oanh chỉ
biết than khóc. Nếu không có sự giúp đỡ của nhân vật cô Hồng thì Thôi Oanh Oanh không thể


nào cùng với Trương Quân Thụy tới bến bờ của hạnh phúc đôi lứa. Nhân vật Thôi Oanh Oanh là
một thành tựu nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật của Vương Thực Phủ. Nhân vật này thực
sự có chiều sâu nội tâm. Vương Thực Phủ không khắc họa tâm lý nhân vật Thôi Oanh Oanh bằng
một đường thẳng đơn điệu mà tâm lí nhân vật này thực sự có uẩn khúc, quanh co. Khi đọc lá thư
của Trương Quân Thụy do cô Hồng mang về: đáng lẻ ra Thôi Oanh Oanh thấy được lời như cởi
tấm lòng và phải biết ơn người chuyển thư là cô Hồng. Nhưng ngược lại Thôi Oanh Oanh đã
nghiêm sắc mặt trách mắng cô Hồng và bảo cô Hồng từ nay về sau không được mang những lá
thư như thế về nữa. Biểu hiện này khiến cho cô Hồng khó hiểu đối với Thôi Oanh Oanh. Thôi
Oanh Oanh gửi thư cho Trương Quân Thụy hẹn chàng đếm ấy sẽ sang và Trương Quân Thụy đã
vượt tường sang. Nhưng khi thấy Trương Quân Thụy xuất hiện giữa phòng mình bên cạnh cô
Hồng thì Thôi Oanh Oanh lại nghiêm sắc mặt trách mắng Trương Quân Thụy khiến cho chàng
Trương tiến thoái lưỡng nan. Khi cô Hồng bảo với Thôi Oanh Oanh là cô sẽ đi báo cho bà lớn
biết thì Thôi Oanh Oanh đã ngăn cô Hồng lại. Ðây là những biểu hiện tâm lí khá đa dạng của
nhân vật Thôi Oanh Oanh mà Vương Thực Phủ đã khắc họa. Tình yêu của Thôi Oanh Oanh chỉ
là tình yêu vị kỉ.

* Nhân vật cô Hồng: nhân vật cô Hồng không phải là nhân vật trung tâm của kịch bản, nhưng lại
mang lí tưởng thẩm mỹ của Vương Thực Phủ. Nhân vật này vốn là thị tỳ - đầy tớ gái của Thôi
Oanh Oanh. Vương Thực Phủ đã tập trung nhiều vẻ đẹp của phẩm chất nhân dân cho nhân vật
này. Nhân vật cô Hồng trong kịch bản là người chứng kiến là một vị cố vấn, là người dẫn lối đưa
đường cho tình yêu của đôi lứa Thôi-Trương. Mặc dù đây là tình yêu của đôi lứa Thôi-Trương
mà cô Hồng chỉ là người đầy tớ gái, nhưng chính cô Hồng đã trở thành chỗ dựa, điểm tựa tinh
thần khá vững chắc cho tình yêu đôi lứa Thôi -Trương. Nhân vật cô Hồng đã tạo điều kiện để
giúp cho Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy thành đôi, thành lứa. Nhân vật cô Hồng là

người đã bày cho Trương Quân Thụy ngâm thơ đánh đàn để tỏ tình với Thôi Oanh Oanh. Những
lần Thôi Oanh Oanh gặp trắc trở, cô Hồng lại đến để an ủi, động viên Thôi Oanh Oanh tin tưởng
ở tình yêu. Trong quá trình giúp đỡ cho đôi lứa Thôi-Trương, cô Hồng cũng gặp nhiều khó khăn,
trắc trở. Những khó khăn này trước hết là do Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy gây ra. Mặc
dù được cô Hồng tận tình giúp đỡ, nhưng Thôi Oanh Oanh đã nhiều lần hù dọa cô Hồng rằng
nàng sẽ mách với bà lớn đánh cô Hồng mất mông.Trương Quân Thụy lại không thể hiểu được
tình cảm cao đẹp của cô Hồng nên có lần chàng đã ngỏ ý trả công cho cô Hồng bằng vàng bạc.
Với tấm lòng vị tha cao cả, cô Hồng đã vượt lên trên mọi khó khăn trắc trở để giúp đỡ cho đôi
lứa Thôi-Trương. Nhân vật cô Hồng không ngần ngại, không từ nan bất kì một việc gì miễn là
công việc ấy thiết thực giúp đỡ cho Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy. Mặc cho Thôi Oanh
Oanh trách mắng hay hù dọa, nhân vật cô Hồng đã bỏ qua tất cả để giúp đỡ cho họ mà không hề
để bụng, không hề tự ái. Nhân vật này có lòng vị tha rất lớn, không những thế nhân vật này còn
là một phụ nữ thông minh: khi thấy sự thay đổi thái độ của Thôi Oanh Oanh đối với Trương
Quân Thụy đặc biệt là lúc Thôi Oanh Oanh trách mắng Trương Quân Thụy vì chàng đã vượt
tường sang theo lời hẹn của Thôi Oanh Oanh thì nhân vật cô Hồng đã báo cho Thôi Oanh Oanh
là cô đi mách với bà lớn. Nhân vật cô Hồng nói với Thôi Oanh Oanh như vậy là để thử phản ứng


tâm lí của nhân vật Thôi Oanh Oanh. Bằng việc này, cô Hồng đã nhận ra chân tướng Thôi Oanh
Oanh. Sau thời gian Thôi Oanh Oanh bí mật đi lại với Trương Quân Thụy, câu chuyện bị vỡ lỡ.
Nhân vật Thôi phu nhân đã cho gọi cô Hồng tới và chửi mắng cô. Ban đầu cô Hồng im lặng, tiếp
đến cô Hồng từ tốn kể rõ ngọn ngành về mối tình của đôi lứa Thôi-Trương, rồi cô lên giọng tố
cáo Thôi phu nhân đã ngăn trở tình yêu của hai người. Cô Hồng lại hạ giọng khuyên bà lớn hãy
vì việc lớn mà bỏ việc nhỏ để tác thành cho đôi lứa Thôi-Trương. Nhân vật cô Hồng đã chuyển
từ thể bị động sang thể chủ động, từ vị trí của một bị cáo sang vị trí của một quan tòa. Ðiều này
chứng tỏ nhân vật cô Hồng rất thông minh. Nhân vật cô Hồng với Trương Quân Thụy và Thôi
Oanh Oanh đều luôn hành động theo tiếng gọi của trái tim, nhưng trái tim của Trương Quân
Thụy và Thôi Oanh Oanh là trái tim vị kỉ chỉ biết tình yêu của hai người, còn trái tim của cô
Hồng là trái tim vị tha cao cả.


b. Một trở lực:

Nhân vật Thôi phu nhân: là một phụ nữ quyền quý, nhân vật này là mẹ của nhân vật Thôi Oanh
Oanh. Là một người mẹ nhưng Thôi phu nhân không hành động theo tiếng gọi của trái tim người
mẹ, mà bà nhất nhất làm theo lễ giáo phong kiến. Nhân vật này xuất hiện trong kịch bản tạp kịch
không nhiều nhưng nhân vật này là một bóng đen là hiện thân của lễ giáo phong kiến, hiện thân
của trở lực ngăn cản tình yêu của đôi lứa Thôi-Trương. Nhân vật Thôi phu nhân chỉ biết sống với
lễ giáo phong kiến nên bà cũng trở thành một kẻ lật lọng, tráo trở, nuốt lời. Nhân vật Thôi phu
nhânhoàn toàn tương phản với ba nhân vật trên. Nếu như Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy
chỉ biết sống với tình yêu vị kỷ, nhân vật cô Hồng luôn sống với tình yêu vị tha thì nhân vậtThôi
phu nhân chỉ biết sống với lễ giáo phong kiến.

Thành công lớn nhất của Vương Thực Phủ trong việc xây dựng nhân vật là đã khắc họa được
chiều sâu tâm ly nhân vật trong thế tương phản. Tuy các nhân vật chưa đạt đến mức có phép biện
chứng tâm hồn và chưa có tính cách điển hình nhưng các nhân vật này cũng đã có được những
nét cá tính xác lập.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×