Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.65 KB, 18 trang )

Mục lục

1


Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp
luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế.
I.

Phần mở đầu:
Hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và trở thành một xu

thế không thể đảo ngược ở hầu hết các quốc gia trên thế giới – thế giới mà sự tồn
tại của các quốc gia không thể tách rời nhau. Hợp tác quốc tế giữa các quốc gia là
hiện thực khách quan trong thời đại ngày nay và là động lực quan trọng thúc đẩy sự
phồn vinh của mỗi đất nước. Với một “thế giới phẳng” như vậy, các nhu cầu về
hàng hóa, dịch dụ của các chủ thể dân sự cũng vượt qua biên giới quốc gia, xác lập
với nhau những hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên,
với đặc thù về chủ quyền quốc gia và các hệ thống pháp luật khác nhau ứng với các
kiến trúc thượng tầng khác nhau đã xuất hiện nhiều hiện tượng xung đột pháp luật
về hợp đồng khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật có thể cùng điều chỉnh một
quan hệ hợp đồng. Nhu cầu thiết yếu đòi hỏi mỗi quốc gia phải quy định những quy
phạm pháp luật giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng này. Hệ thống pháp luật
Việt Nam cũng đã có những quy định nhằm giải quyết các xung đột pháp luật về
hợp đồng trong tư pháp quốc tế. Vậy, các quy định này được thể hiện như thế nào
trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
II.
1.

Phần nội dung
Khái quát chung về hợp đồng trong và xung đột pháp luật về hợp đồng


trong tư pháp quốc tế.
1.1.
Khái niệm về hợp đồng và xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư
pháp quốc tế
Hợp đồng theo quy định tại Điều 385 BLDS 2015 thì “hợp đồng là sự thỏa

thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Theo đó, hợp đồng trong tư pháp quốc tế chính là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng
2


có yếu tố nước ngoài. Hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng có thể hiểu là các loại hợp
đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh thương mại, hợp đồng lao động, …
Yếu tố nước ngoài của một hợp đồng lao động được xác định tùy từng pháp
luật của các quốc gia. Đối với Việt Nam, theo quy định tại Khoản 2 Điều 663 Bộ
luật dân sự 2015 thì: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự a) Có
ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên
tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay
đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia
đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân
sự đó ở nước ngoài. Theo đó, một hợp đồng được coi là hợp đồng trong tư pháp
quốc tế khi một trong các bên chủ thể của quan hệ hợp đồng là người nước ngoài.
Hoặc các bên trong quan hệ hợp đồng đều không mang yếu tố nước ngoài nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài.
Hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hiện tượng có hai
hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để
điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Và giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng bằng
cách lựa chọn áp dụng pháp luật nước cụ thể để xác định tính hợp pháp và các vấn

đề liên quan của hợp đồng đó.
1.2.

Khái quát về các trường hợp xung đột về hợp đồng trong tư pháp quốc tế;
Các yếu tố xác định tính hợp pháp của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế

cũng tương tự như hợp đồng dân sự thông thường. Mỗi quốc gia quy định các yếu
tố xác định tính hợp pháp của hợp đồng khác nhau, tuy nhiên nhìn chung có ba yếu
tố chính sau:
3


Thứ nhất, về hình thức hợp đồng, hình thức hợp đồng có thể hiểu là cách thể
hiện, chứa đựng nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản do các bên trong
hợp đồng thỏa thuận. Sự thỏa thuận này, tức hình thức hợp đồng được thể hiện ở
nhiều dạng khác nhau trong đó có ba dạng chính là văn bản, hành vi và lời nói.
Hiện này, các quy định của pháp luật các nước về hình thức hợp đồng vẫn còn
nhiều mâu thuẫn và quy định khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung trên thế giới đều
thừa nhận mọi hình thức hợp đồng thể hiện ở các điều ước quốc tế và số lượng các
nước thành viên công nhận các điều ước quốc tế này1. Theo đó, hợp đồng có thể
được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào.
Thứ hai, về nội dung hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là những gì các bên
đã thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng được thể hiện dưới các điều khoản của
hợp đồng mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Xung đột về nội
dung hợp đồng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Xét về lý luận, có rất nhiều hệ
thuộc luật có thể áp dụng như: Luật nơi có tài sản ( Lex rei sitae), Luật quốc tịch,
Luật tòa án ( Lex fori ), Luật nhân thân của các bên giao kết hợp đồng ( Lex
personalis),…
Thứ ba, về năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể. Trong tư pháp
quốc tế chỉ nghiên cứu về 3 loại chủ thể là người nước ngoài, pháp nhân nước

ngoài và quốc gia nước ngoài, các loại chủ thể còn lại đã được nghiên cứu trong
Luật dân sự. Tuy nhiên, xét tổng thể chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự nói
chung và quan hệ hợp đồng trong tư pháp nói riêng bao gồm: Cá nhân, pháp nhân
và quốc gia. Năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của cá nhân bao gồm năng lực pháp
luật và năng lực hành vi. Riêng pháp nhân, khi nhắc đến năng lực chủ thể ký kết
hợp đồng thì chỉ xét về năng lực pháp luật của pháp nhân đó. Theo đó, năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ
1 Điều 11 Công ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc; Điều 1.2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại
quốc tế ( PICC ) của Viện Thống nhất tư pháp quốc tế ( Phiên bản 2004).

4


dân sự phủ hợp với mục đích hoạt động của mình. Quốc gia được coi là chủ thể đặc
biệt so với hai chủ thể còn lại của Tư pháp quốc tế. Mặc dù được công nhận là một
chủ thể của Tư pháp quốc tế nhưng pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các
nước trên thế giới cũng không đề cập đến vấn đề năng lực chủ thể ký kết hợp đồng.
Khi tham gia vào các quan hệ dân sự trong tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng
những quy chế pháp lý đặc biệt như quyền miễn trừ tư pháp.
2.

Quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp
luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế;
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là những yêu cầu pháp lý để đảm bảo

cho hợp đồng được xác lập đúng với bản chất của hợp đồng đó. Đây là những điều
kiện nhằm đảm bảo cho hợp đồng được xác lập một cách hợp pháp và có hiệu lực
thi hành giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng. Các điều kiện để hợp đồng có
hiệu lực là những yêu cầu pháp lý bắt buộc khi tiến hành xác lập, giao kết hợp đồng
phải đáp ứng nếu không có các điều kiện này thì hợp đồng đương nhiên vị vô hiệu

hoặc có thể bị vô hiệu. Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều xem các
điều kiện về chủ thể, nội dung và ý chí tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng là
những yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ khi tiến hành việc xác lập hợp đồng.
Khi xảy ra xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế, việc giải
quyết xung đột này là tất yếu để chọn ra hệ thống pháp luật cụ thể điều chỉnh quan
hệ hợp đồng này. Tùy vào cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển, nền kinh tế,… của các
nước khác nhau mà kiến trúc thượng tầng, tức hệ thống pháp luật điều chỉnh một
vấn đề sẽ khác nhau. Mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về việc xác
định một hợp đồng có hợp pháp hay không. Đối với quy định của pháp luật Việt
Nam, việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế cụ thể
như sau:
2.1.

Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng;

Trước hết, bản chất của quan hệ dân sự là sự thỏa thuận giữa các chủ thể
trong quan hệ dân sự đó. Chính vì vậy, bất kỳ một quan hệ dân sự nào cũng đều
5


được ưu tiên trước hết là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự. Quan hệ
hợp đồng trong tư pháp cũng tương tự như vậy, trước hết pháp luật được áp dụng
để giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế là pháp luật của
nước mà các bên trong quan hệ hợp đồng đó thỏa thuận xác định và có thể được thể
hiện trong hợp đồng hoặc các hình thức khác.
Tuy nhiên, vì lý do về chính trị cũng như các lý do khác đảm bảo tính chủ
quyền của mỗi quốc gia mà một số trường hợp thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp
dụng của các bên không được công nhận. Theo đó, Khoản 1,4,5,6 Điều 683 Bộ luật
dân sự 2015 quy định về hợp đồng có ghi nhận: Các bên trong quan hệ hợp đồng
được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp 1)

Hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển
giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản
hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của
nước nơi có bất động sản. 2) Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp
đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người
lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt
Nam được áp dụng. 3) Trường hợp thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thì
việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ
ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba
đồng ý.
Vậy, đối với pháp luật Việt Nam hình thức của hợp đồng trong tư pháp quốc
tế sẽ được coi là hợp pháp nếu hình thức đó đáp ứng được các điều kiện về hình
thức và phù hợp với các quy định của pháp luật mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn
(trừ những trường hợp đặc biệt được quy định đã đề cập ở trên).
Tuy vậy, các chủ thể giao kết hợp đồng trong tư pháp quốc tế không phải
trường hợp nào cũng thỏa thuận được pháp luật để áp dụng vì việc áp dụng hệ
thống pháp luật nào còn liên quan đến những lợi ích của mỗi bên chủ thể. Trong
6


trường hợp này, mỗi quốc gia lại quy định khác nhau về cách xác định pháp luật áp
dụng2 tuy nhiên xét tổng thể, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng nguyên
tắc luật nơi ký kết hợp đồng để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp
đồng. Bên cạnh đó cũng có nhiều quốc gia quy định bắt buộc về hình thức đối với
một số loại hợp đồng nhất định mới được công nhận là hợp pháp, điển hình là hợp
đồng liên quan đến đối tượng là bất động sản.3
Đối với pháp luật Việt Nam được ghi nhận như sau: “Hình thức của hợp
đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình
thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của

nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó
được công nhận tại Việt Nam”. Từ đó có thể thấy, pháp luật Việt Nam cũng áp
4

dụng nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng là hình thức
hợp đồng sẽ phải phù hợp với pháp luật nơi ký kết hợp đồng và nếu hình thức hợp
đồng vi phạm quy định của luật nơi ký kết hợp đồng nhưng không trái với pháp luật
Việt Nam thì hợp đồng đó vẫn được pháp luật Việt Nam thừa nhận có giá trị pháp
lý.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên cũng quy định trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản
thì sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản để điều chỉnh quan hệ hợp
đồng này.5
2 Trong một số hệ thống pháp luật còn sử dụng Luật nơi cư trú của các bên chủ thể. Ví dụ: Khoản 2 Điều 124 Bộ luật
tư pháp quốc tế Thụy Sỹ 1987 có quy định: “Hình thức của hợp đồng được giao kết giữa các cá nhân ở các nước
khác nhau sẽ là hợp pháp nếu nó phù hợp với luật của một trong các nước đó”
3 Khoản 5 Điều 11 Quy tắc Roma I quy định "Hình thức của tất cả hợp đồng có đối tượng là quyền bất động sản và
hợp đồng thuê bất động sản đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật nơi bất động sản tồn tại". Tương tự với quy định
của Pháp luật Nga tại Khoản 3 Điều 1209 Bộ luật dân sự Nga
4 Khoản 7 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015
5 Khoản 4 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015
Khoản 2 Điều 21 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào.

7


Tóm lại, pháp luật Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì
giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng xác định theo luật nơi ký kết
hợp đồng dựa trên hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (locus regit actum).
2.2.


Giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng;

Trước hết, để xác định tính chính xác về một nội dung của hợp đồng, đa số
các nước áp dụng nguyên tắc thỏa thuận . Vì về mặt bản chất, hợp đồng là sự thỏa
thuận của các bên nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của họ trong một giao dịch
dân sự. Theo nguyên tắc này, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng đối với quyền
và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng. Trên thực tế các bên thường thỏa
thuận áp dụng các hệ thống pháp luật có liên quan tới hợp đồng. Việc lựa chọn này
áp dụng đối với hợp đồng được xây dựng trên nguyên tắc luật do các bên ký kết
hợp đồng lựa chọn (lex voluntalis). Tức, các bên đã lựa chọn hệ thống pháp luật
nào thì hệ thống pháp luật đó sẽ được lựa chọn để giải quyết xung đột pháp luật về
nội dung của hợp đồng. Việc lựa chọn luật áp dụng này cũng phải đáp ứng những
điều kiện trong một số trường hợp đặc biệt do hệ thống pháp luật của quốc gia đó
quy định. Ngoài việc thỏa thuận áp dụng hệ thống pháp luật nào thì các bên còn có
quyền thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế. Các quan hệ dân sự trong tư pháp quốc
tế không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà còn tập
quán quốc tế tuy nhiên tập quán này phải đáp ứng được các điều kiện nhất định.
Tuy nhiên, việc lựa chọn này cũng có giới hạn và không phụ thuộc hoàn toàn
vào ý chí các bên trong hợp đồng mà trong trường hợp việc lựa chọn pháp luật của
các bên dẫn đến việc trái với pháp luật của quốc gia của một bên trong hợp đồng thì
không được áp dụng. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn pháp lí, trong trường hợp
các bên tự do lựa chọn pháp luật áp dụng cho nội dung hợp đồng nhưng việc áp
dụng pháp luật do các bên lực chọn này vi phạm các nguyên tắc pháp lí của nước
có tòa án xét xử tranh chấp hợp đồng thì luật do các bên lựa chọn sẽ không được
Khoản 2 Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga,…

8



chấp nhận6. Để loại trừ việc phải áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn, cơ quan
xét xử có thể áp dụng nguyên tắc “bảo lưu trật tự công”. Theo nguyên tắc này, pháp
luật của nước ngoài sẽ không được áp dụng nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật
nước ngoài vi phạm các nguyên tắc cơ bản của nước nơi có cơ quan xét xử7. Trong
trường hợp này có thể áp dụng luật nước nơi giao kết hợp đồng (Lex loci
contractus), Luật nơi có Tòa án (Lex fori) hoặc Luật nơi có quan hệ gắn bó nhất với
hợp đồng (Lex propria)8.
Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, cách giải quyết xung đột pháp luật về
nội dung của hợp đồng trong tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế
giới hầu như không có sự khác nhau. Về vấn đề này, Khoản 1 Điều 769 Bộ luật dân
sự 2005 quy định: "Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác
định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận
khác". Bộ luật dân sự 2015 tuy không có điều khoản quy định rõ ràng cách xác
định hệ thống pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng,
tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015 có quy định “Các bên trong
quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng,
trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên
không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ
gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.” Vậy, quy định của pháp luật Việt Nam
cũng cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài được tự do
lực chọn luật áp dụng để điều chỉnh nội dung của hợp đồng trong tư pháp quốc tế
như các nước trên thế giới. Các bên có thể lựa chọn luật nơi giao kết hợp đồng, luật
nơi thực hiện hợp đồng hoặc luật nơi có đối tượng của hợp đồng,...

6 Điều 5 và Điều của Công ước Rome 1980
7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2013, tr. 64.
8 Việc xác định luật nào được coi là có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng do cơ quan xét xử xác định trên cơ sở
thực tiễn của vụ việc cũng như các quy định của pháp luật.

9



Về quy định của pháp luật Việt Nam về giới hạn sự lựa chọn luật áp dụng đối
với hợp đồng. Theo Khoản 3 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005 có quy định: "Pháp
luật nước ngoài cũng được áp dụng trong các trường hợp các bên có thỏa thuận
trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và
các văn bản pháp luật khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Bộ
luật dân sự 2015 hiện hành không có điều luật nào quy định về giới hạn sự lựa chon
luật áp dụng của các bên trong quan hệ hợp đồng trong tư pháp quốc tế. Tuy nhiên
giới hạn lựa chọn này được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại, trong
đó quy định “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả
thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật
nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam”. Khoản 4 Điều 4 Luật Đầu tư cũng có quy định “các bên
có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập
quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt
Nam.”
Tương tự, cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm khẳng định tính
chủ quyền quốc gia của quốc gia mình, các bên trong hợp đồng không được thỏa
thuận lựa chọn pháp luật áp dụng pháp luật của quốc gia khác hoặc thỏa thuận đó
không có giá trị pháp lý nếu đối tượng của hợp đồng đó liên quan đến bất động sản
ở Việt Nam hoặc liên quan đến việc chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp máy bay, tàu
biển tại Việt Nam. Về vấn đề này, Bộ luật dân sự 2005 có quy định tại Khoản 2
Điều 765 "Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thì phải tuân thủ hoàn
toàn theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định này đã được
Bộ luật dân sự 2015 kế thừa tại Khoản 4 Điều 683. Ngoài ra Bộ luật Hàng hải cũng
có ghi nhận. Tóm lại, các bên giao kết hợp đồng liên quan đến những vấn đề trên
không có quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài để áp dụng.

10



Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận việc lựa chọn hợp đồng.
Trước hết, các cơ quan tài phán tòa án hoặc trọng tài sẽ lựa chọn luật áp dụng
theo các nguyên tắc của tư pháp quốc tế. Trường hợp nếu trọng tài là cơ chế được
lựa chọn để giải quyết thì hội đồng trọng tài sẽ xác định luật áp dụng dựa trên ý chí
của các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng, điều này được ghi nhận tại Khoản 2
Điều 14 Luật Trọng tài thương mại “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội
đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa
thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội
đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.” Nếu tòa án là cơ chế được lựa chọn để giải
quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thì việc lựa chọn luật áp
dụng, pháp luật Việt Nam sử dụng hệ thuộc luật nơi gắn bó nhất với hợp đồng.
Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp
các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối
liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.” Pháp luật Dân sự 2015 cũng
có quy định thêm thế nào được cho là nơi gắn bó nhất với hợp đồng tại Khoản 2
Điều 683 như sau:
“Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ
gắn bó nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập
nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc
nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi
thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc
chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;

11



d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc
đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc
tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường
xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với
hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với
cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.”
2.3. Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực ký kết hợp đồng;
Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là những yêu cầu pháp lý bắt buộc khi
tiến hành xác lập, giao kết hợp đồng phải đáp ứng nếu không có các điều kiện này
thì hợp đồng đương nhiên vị vô hiệu hoặc có thể bị vô hiệu. Hầu hết các hệ thống
pháp luật trên thế giới đều xem các điều kiện về chủ thể, nội dung và ý chí tự
nguyện của các bên tham gia hợp đồng là những yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ khi
tiến hành việc xác lập hợp đồng.
Để xác định hợp đồng có đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
hay không cần phải xác định chủ thể ký kết hợp đồng có đáp ứng điều kiện về năng
lực pháp lý hay không. Về mặt lý luận, việc xác định năng lực giao kết hợp đồng
của chủ thể được dựa trên các quy định pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự của chủ thể đó. Việc một chủ thể khi xác lập một quan hệ hợp đồng
có được công nhận là hợp pháp hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực
pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể này có phù hợp với quy định của hệ
thống pháp luật được lựa chọn để điều chỉnh hay không.9
Hiện nay, hầu hết các nước đều quy định việc xác định năng lực pháp luật và
năng lực hành vi của các chủ thể có yếu tố nước ngoài sẽ dựa vào hệ thuộc luật
nhân thân. Tức, năng lực của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng sẽ do pháp
luật của nước mà chủ thể ký kết hợp đồng mang quốc tịch, cư trú hoặc trung tâm
9 Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2017

12



quản lý của pháp nhân, nơi đăng ký thành lập của pháp nhân hoặc nơi pháp nhân
thực tế tiến hành hoạt động kinh doanh,...
Cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài và quốc gia là ba chủ thể tham gia
ký kết hợp đồng trong tư pháp chính được pháp luật về tư pháp quốc tế điều chỉnh.
Ngoài ra, còn có các chủ thể khác tuy nhiên những chủ thể này đã được nghiên cứu
trong chương trình Luật dân sự. Năng lực chủ thể của từng loại chủ thể sẽ có những
đặc điểm khác nhau.
Năng lực giao kết hợp đồng được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế
điển hình liên quan tới hợp đồng có yếu tố nước ngoài như Công ước Rome 1980,
Quy tắc Rome I và trong nhiều điều ước quốc tế song phương về vấn đề này. Công
ước Rome 1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ hợp đồng có đề cập đến vấn
đề năng lực giao kết hợp đồng ( Luật của nước mà các bên mang quốc tịch tại thời
điểm giao kết hợp đồng sẽ được áp dụng để xác định năng lực giao kết hợp đồng
của các bên chủ thể10). Nội dung này cũng được quy định tương tự tại Điều 13 Quy
tắc Rome I. Theo đó, năng lực chủ thể của một người xác lập hợp đồng sẽ được coi
là đủ điều kiện khi những điều kiện này phù hợp với quy định của pháp luật nước
người đó mang quốc tịch. Vấn đề này cũng được đề cập trong các điều ước quốc tế
song phương11.12
Thứ nhất, về cá nhân là người nước ngoài. Tuyệt đại đa số các hệ thống pháp
luật trên thế giới áp dụng luật nhân thân (Lex personalis) trong đó bao gồm luật
quốc tịch (Lex nationalis) và luật nơi cư trú (Lex domicili) của người đó. Việc áp
dụng luật quốc tịch hoặc luật hơi cư trú của các bên chủ thể trong hợp đồng để xác

10 Điều 11
11 Điều 15 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý Việt Nam – Tiệp Khắc
Khoản 1 Điều 28 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Hunggari
12 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb tư pháp Hà Nội, 2017, tr 429.


13


định tính hợp pháp về năng lực giao kết hợp đồng của họ là tùy thuộc vào hệ thống
pháp luật khác nhau. 13
Đối với pháp luật Việt Nam, năng lực chủ thể bao gồm năng lực hành vi dân
sự và năng lực pháp luật dân sự được quy định cụ thể tại Điều 673 và 674 Bộ luật
dân sự 2015. Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo
pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Người nước ngoài tại Việt Nam có
năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt
Nam có quy định khác. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo
pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp người nước ngoài xác
lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người
nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Vậy, pháp luật Việt Nam
cũng như hầu hết các hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới đều lựa chọn áp
dụng luật nhân thân mà cụ thể là luật quốc tịch.
Quy định này đặt ra một vấn đề như sau: Đối với người có nhiều quốc tịch
hoặc người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người
đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự đó, Nếu người đó
không cư trú tại một trong những nước họ mang quốc tịch thì pháp luật áp dụng là
luật nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa
vụ công dân hay còn gọi là quốc tịch hữu hiệu
Thứ hai, về tổ chức nước ngoài mà cụ thể là pháp nhân nước ngoài. Đa số
các quốc gia đều xác định năng lực chủ thể chủ yếu dựa vào luật nơi thành lập hoặc
cấp phép hoặc nơi pháp nhân có trụ sở chính. Pháp luật Việt Nam có quy định tại
Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Quốc tịch của pháp nhân được xác định
theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập. Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ
chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của
13 PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, tr. 244.


14


pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các
nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có
quốc tịch, trừ trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác
định theo pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, Về quốc gia. Là một chủ thể đặc biệt của quan hệ tư pháp quốc tế quốc gia rất ít tham gia quan hệ tư pháp xuất phát từ những quyền miễn trừ: miễn
trừ xét xử, thi hành án, đảm bảo sơ bộ trình tự vụ kiện, quyền miễn trừ về tài sản,…
và tính chủ quyền đặc trưng của quốc gia vì vậy những quan hệ hợp đồng trong tư
pháp có chủ thể là quốc gia rất ít. Xu thế hiện nay các quốc gia đang tự từ bỏ các
quyền miễn trừ của mình để thu hút vốn đầu tư, các doanh nghiệp nên các quan hệ
này dần trở nên phổ biến hơn, ví dụ: Quốc gia tham gia vào các quan hệ hợp đồng :
Ký kết các hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, ký kết hợp đồng
mua sắm chính phủ với các công tư nước ngoài... Tuy vậy, xuất phát từ việc khi
tham gia vào các quan hệ quốc tế, quốc gia vẫn giữ nguyên tính chủ quyền của
quốc gia và có toàn quyền quyết định những vấn đề đối nội, đối ngoại, mặt khác
các quốc gia luôn bình đẳng với nhau về chủ quyền và nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền quốc gia là nguyên tắc nền tảng trong quan hệ quốc tế. Dẫn đến việc các
quốc gia không có quyền xét xử lẫn nhau, vì thế những tranh chấp, bất đồng hoặc
các quan hệ hợp đồng mà có một trong các bên chủ thể là quốc gia thì thường được
giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải theo các nguyên tắc của luật quốc tế.
Tóm lại, Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới như Pháp, Đức,
Anh, Mĩ đều áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch (Lex nationalis) để xác định năng lực
ký kết hợp đồng của các chủ thể
3.

Thực trạng và giải pháp cho việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp


-

đồng trong tư pháp quốc tế của Việt Nam
Về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng;
15


Các quy định về việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư
pháp quốc tế nêu trên về cơ bản đã cho phép các bên trong hợp đồng được tự do lựa
chọn pháp luật. Quy định này đã phù hợp với các điều ước quốc tế như Công ước
Viên 1980 về Mua bán hàng hóa quốc tế, Quy tắc Roma I và hệ thống pháp luật
nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, việc các bên thỏa thuận lựa chon
luật áp dụng đối với hợp đồng của pháp luật Việt Nam còn có những vấn đề phát
sinh trên thực tế như sau:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ trong trường hợp các bên lựa
chọn luật áp dụng nhưng chỉ áp dụng cho một phần của hợp đồng thì có được công
nhận là hợp pháp và được thi hành hay không? Ví dụ, trường hợp một hợp đồng có
yếu tố nước ngoài có điều khoản quy định: "Trong trường hợp pháp luật Việt Nam
không có quy định về những vấn đề phát sinh trong hợp đồng thì pháp luật Nhật
Bản sẽ được áp dụng". Vậy trường hợp các bên lựa chọn hai hệ thống pháp luật
cùng tồn tại để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng thì phải giải quyết ra sao?14
Thứ hai, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về việc cho phép các bên
lựa chọn các điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế để điều chỉnh nội dung trong
quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, việc lựa chọn điều ước quốc tế
này có được thực hiện triệt để không hay vẫn có những giới hạn nhất định. Pháp
luật Việt Nam cho phép các bên trong hợp đồng được lựa chọn điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, không có quy định nào cấm hoặc hạn chế việc
lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng là các điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa
phải là thành viên.

- Về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về năng lực ký kết hợp đồng;
Một trong các chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là "người
Việt Nam định cư ở nước ngoài". Tuy nhiên, khái niệm này chưa được định nghĩa
một cách rõ ràng và có mâu thuẫn, chống chéo. Thứ nhất, theo Khoản 3 Điều 3
Nghị định 139/2006/NĐ-CP quy định "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là
14 Đặng Thái Hưng ( Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội ) - Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng - Luận văn
thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2014

16


người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống
lâu dài ở nước ngoài". Nhưng khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch quy định "Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú,
sinh sống lâu dài ở nước ngoài". Vậy, rất khó để xác định và cũng rất khó để phân
biệt thế nào là "cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài", "người gốc Việt Nam định
cư ở nước ngoài", "Người đã từng có quốc tịch Việt Nam",… Pháp luật cần quy
định chặt chẽ hơn về những vấn đề trên
III.

Phần kết luận:
Với những phân tích, nhận định đánh giá thông qua bài tiểu luận của mình,

các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về
hợp đồng trong tư pháp quốc tế có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu và lưu ý, hợp đồng
thể hiện sự kết giao của các bên với nhau, vừa là sự đảm bảo, vừa thể hiện tính hợp
pháp của giao dịch, chính vì vậy, giải quyết xung đột về hợp đồng giúp đảm bảo
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên vừa làm tăng cường hợp tác quốc tế, thế
nên, giải quyết xung đột về hợp đồng ở các quốc gia nói chung và Việt Nam nói
riêng cần có sự đúng đắn, nhanh chóng và hợp lí để các bên có thể giải quyết mâu

thuẫn, hiểu nhau hơn, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

17


1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Đặng Thái Hưng ( Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội ), Giải quyết xung đột

2.

pháp luật về hợp đồng, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2014
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb tư pháp Hà

3.

Nội, 2017
PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2013.
4. Bộ luật dân sự 2015
5. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
6. Bộ luật dân sự 2005
7. Luật thương mại 2005
8. Luật hộ tịch 2008
9. Luật
10. Bộ luật hàng hải 2015
11. Nghị định 139/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề

12. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý Việt Nam – Tiệp Khắc
13. Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Hunggari
14. Trường Đại học Vinh, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Vinh, 2017
15. Luật Trọng tài thương mại 2003
16. Luật đầu tư 2014
17. Công ước Viên 1980 về Mua bán hàng hóa quốc tế
18. Công ước Rome 1980
19. Quy tắc Rome I
20. Bộ luật dân sự Nga
21. Đỗ Văn Đại, Tư pháp quốc tế Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp
đồng, tạp chí khoa học pháp lý số 4/2003

18



×