Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

bài tập lớn sinh thái học khoa sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC


BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: SINH THÁI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỂ:
BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC TRONG PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI
Ở HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP

GVHD: Trương Thị Hiếu Thảo.

SVthực hiện: Ngô Quý Thảo Ngọc
MSV: 15S3011052

1


Huế, 5/2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
NỘI DUNG.................................................................................................................... 4
1. Hệ sinh thái nông nghiệp:....................................................................................4
1.1. Khái niệm:..................................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm và hoạt động của HSTNN:............................................................4
1.2.1.

Tổ chức thứ bậc của HSTNN:....................................................................4

1.2.2.



Hoạt động của HSTNN:.............................................................................5

1.2.3.

Các đặc tính của HSTNN:..........................................................................7

1.2.4.

Động thái của HSTNN:..............................................................................8

1.3. Địch hại:........................................................................................................ 8
1.4. Thiên địch:.....................................................................................................9
2. Đấu tranh sinh học (ĐTSH) :.............................................................................10
2.1. Định nghĩa:..................................................................................................10
2.2. Các dạng quan hệ chính trong quần xã sinh vật:.........................................10
2.2.1.

Môí quan hệ giữa các loài trong quần xã:................................................10

2.2.2.

Vai trò của thiên đich trong hạn chế dịch hại:..........................................13

2.2.3. Tính chuyên hóa của thiên địch và ý nghĩa của nó trong các biện pháp đấu
tranh sinh học:....................................................................................................... 13
2.2.3.1.

Các nhóm thiên địch theo quan hệ thức ăn:..........................................13


2.2.3.2.

Các nhóm thiên địch tùy theo mức độ chuyên hóa:..............................14

2.2.3.3.

Vai trò của thiên địch trong việc hạn chế số lượng dịch hại:.................14

3. Nhóm thiên địch:................................................................................................14
3.1. Nhóm thiên địch bắt mồi:............................................................................14


3.2. Nhóm thiên địch ký sinh:............................................................................15
4. Bảo vệ thiên địch và tăng cường hoạt động của thiên địch :..............................23
5. Ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:.......................................23
6. Hướng phát huy đấu tranh sinh học:..................................................................24
ĐỀ NGHỊ VÀ KẾT LUẬN..........................................................................................25

MỞ ĐẦU
Hệ sinh thái nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đời sống của chúng ta. Hàng năm ở
nước ta và các nước trên thế giới, sâu hại, dịch bệnh là mối đe dọa lớn và nếu không
tổ chức phòng trừ tốt, chúng có thể làm tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng
và chất lượng nông sản.Nhằm làm giảm sự phá hoại của sâu hại và dịch bệnh, các nhà
khoa học đã tìm tòi và ứng dụng nhiều biện pháp để đem lại hiệu quả cao. Trong đó,
rất nhiều biện pháp đã sử dụng như vật lý, hóa học,... nhưng đều đem lại hiệu quả nhất
định cho con người và có thể gây hại cho sinh vật có lợi. Để hạn chế việc sử dụng
thuốc hóa học phòng trừ sâu hại, hiện nay hướng nghiên cứu chính trong kiểm soát
trong kiểm soát dịch hại là biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IMP). Trong đó, biện
pháp sinh học được chú trọng nhưng đáng quan tâm nhất hiện nay là sử dụng thiên
địch mang lại hiệu quả cao, thân thiện và an toàn với môi trường. Theo ước tính, nhờ

tiến bộ trong nghiên cứu sinh học và sinh thái học, đã có 2000 loài chân khớp thiên
địch được giới thiệu và ngày nay có hơn 150 loài ký sinh, bắt mồi, vi sinh vật đang
được nhân nuôi thương mại để sử dụng trong các chương trình phòng trừ dịch hại trên
toàn thế giới. Thiên địch có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế (điều hòa) sự sinh
sản và sự gia tăng số lượng ấu trùng của sâu hại. Vì thế nó được sử dụng rộng rãi
trong đấu tranh sinh học. Nội dung sau đây sẽ làm rõ hơn về đấu tranh sinh học, việc
sử dụng, bảo tồn và gia tăng số lượng thiên địch,...


NỘI DUNG
1. Hệ sinh thái nông nghiệp:
1.1. Khái niệm:
 Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) đó là các hệ sinh thái (HTS) nhân tạo do
con người tạo ra phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nhóm các
loài tạo nên những HST sản xuất khác nhau được gọi là quần xã nông nghiệp.
Ví dụ: ruộng lúa, trang trại nuôi bò sữa, cánh đồng hoa màu,...
 HSTNN là HST do con người tạo ra trên cơ sở các quy luật hoạt động của hệ
sinh thái tự nhiên được con người biến đổi nhằm phục vụ lợi ích của mình.
 HSTNN có khả năng tạo ra khối lượng nông sản có ích cho con người. Con
người không ngừng cải tạo, hoàn chỉnh theo hướng có lợi cho mình nên HST
nông nghiệp đơn giản, ít thành phần loài hơn Hệ sinh thái tự nhiên.
1.2. Đặc điểm và hoạt động của HSTNN:
1.2.1. Tổ chức thứ bậc của HSTNN:
 HSTNN có mối liên hệ thứ bậc có thể kéo dài từ cây trồng ở mức độ quần thể,
qua hệ canh tác ở mức quần xã đến HSTNN ở mức cao nhất. Thứ bậc tổ chức
của HSTNN và hệ sinh thái tự nhiên được mô tả như sau:





Hình 1: Sơ đồ hệ thống thứ bậc của HSTNN và HSTTN (Conway, 1985).
Các HSTNN là thành phần của các hệ thống nông nghiệp phức tạp và trừu
tượng hơn. Hệ thống thứ bậc của HSTNN gồm có các hệ thống phụ bên trong.
Hệ thống thứ bậc của HSTNN gồm hệ thống vùng, hệ thống trang trại và hệ
thống phụ trồng trọt và chăn nuôi. Mỗi hệ thống ở mức độ thấp là thành phần
của hệ thống cao hơn. Hệ thống nông nghiệp được đặt ở mức thấp nhất. Chúng


là bộ phận cấu thành và nhận đầu vào từ hệ thống trang trại. Hệ thống trang
trại nhìn chung là hệ thống gồm nhiều HSTNN.

Hình 2: Sơ đồ hệ thống thứ bậc của hệ thống nông nghiệp (Hesco, 1986).
Bản thân HSTNN cũng có tổ chức bên trong nó. HSTNN thường được chia ra
thành các HST phụ sau:
 Đồng ruộng cây hằng năm.
 Vườn cây lâu năm hay rừng nông nghiệp.
 Đồng cỏ chăn nuôi.
 Ao cá.
 Khu vực dân cư.
 Trong các HST phụ, HST đồng ruộng chiếm phần lớn nhất và quan trọng nhất
của HSTNN. HST đồng ruộng bao gồm những hệ thống phụ nhỏ hơn (khí
tượng, đất, cay trồng, quần thể sinh vật, biện pháp kỹ thuật,...) và các yểu tố
của hệ thống (nước, nhiệt độ, đặc tính sinh lý hình thái của giống,...). Tất cả
các hệ thống và yếu tố kể trên tác động lẫn nhau rất phức tập dẫn đến việc tạo
thành năng suất sinh vật và năng suất kinh tế của ruộng cây trồng.
 HSTNN có thể xác định tại rất nhiều mức độ tổ chức khác nhau. Đơn vị thuận
lợi nhất cho quan sát và phân tích là HST ruộng cây trồng.
1.2.2. Hoạt động của HSTNN:
 HSTNN là một hệ thống chức năng, hoạt động theo những qui luật nhất định.
Mô hình hoạt động của HSTNN được mô phỏng trong sơ đồ sau:




Hình 3: Mô hình HST nông nghiệp (Đào Thế Tuấn 1984).
 Trong HSTNN có sự trao đổi năng lượng và vật chất như sau:
 Ruộng cây trồng trao đổi năng lượng với khí quyển bằng cách nhận năng
lượng bức xạ mặt trời, thông qua quá trình quang hợp của lá, tổng hợp nên
chất hữu cơ. Đồng thời cây trồng có sự trao đổi CO 2 với khí quyển, nước với
khí quyển và đất, đạm và các chất khoáng của đất. Trong các sản phẩm của cây
trồng, thức ăn gia súc, lúa, màu có tích lũy năng lượng, protein và các chất
khoáng. Tất cả sản phẩm đó được gọi là năng suất sơ cấp của HST.
 Năng lượng và vật chất trong lương thực thực phẩm được cung cấp cho khối
dân cư. Ngược lại, con người trong quá trình lao động cung cấp năng lượng
cho ruộng đồng. Ngoài ra, các chất bài tiết của con người được trả lại cho
ruộng đồng dưới dạng phân hữu cơ. Một phần lượng thực và thức ăn gia súc từ
ruộng động cung cấp cho trại chăn nuôi và vật nuôi. Vật nuôi chế biến năng
lượng và vật chất của cây trồng thành sản phẩm chăn nuôi, đó chính là năng
suất thứ cấp của HST.




















Hình 4: Mô hình dòng vận chuyển năng lượng trong HSTNN (Tivy, 1981).
Giữa người và gia súc cũng có sự trao đổi năng lượng và vật chất qua sự cung
cấp sản phẩm chăn nuôi làm thức ăn cho người và việc sử dụng lao động vào
chăn nuôi.
Ngoài sự trao đổi năng lượng và vật chất với ngoại cảnh và trong nội bộ
HSTNN, còn có sự trao đổi năng lượng giữa HSTNN với các HST khác, chủ
yếu là HST đô thị.
Năng suất của HSTNN còn phụ thuộc vào 2 nguồn năng lượng chính: Năng
lượng do bức xạ mặt trời cung cấp và năng lượng do công nghiệp cung cấp.
Chu trình trao đổ vật chất trong HSTNN cũng tuân theo định luật bảo toàn vật
chất. Tuy nhiên, HSTNN có những đặc trưng riêng mà nổi bật nhất là dòng vật
chất không khép kín. Chu trình địa hóa có dòng vật chất di truyền từ cây trồng
sang vật nuôi và tương tác qua lại với động thực vật hoang dại. Một phần vật
chất tạo ra trong quá trìn trao đổi vật chất, đó là năng suất, được chuyển đến
các HST khác.
1.2.3. Các đặc tính của HSTNN:
Năng suất được xác định ở đây như sản lượng sản phẩm có giá trị trên một đơn
vị tài nguyên chi phí. Số đo chung của năng suất là sản lượng hoặc thu nhập
trên hecta hoặc sản lượng tổng cộng của hàng hóa và dịch vụ trên một hộ hoặc
cả quốc gia. Trong HSTNN, người ta thường xác định năng suất của đơn vị
diện tích như kg thóc, củ, thân, lá,...
Tình ổn định của HSTNN được đo bằng hệ số biển đổi của năng suất vốn được
xác định trong nhiều lần thực hiện phép đo năng suất theo thời gian. Từ năng

suất tăng hoặc giảm, tính ổn định sẽ được quy vào một hướng biển đổi nhất
định.
Tính bền vững là khả năng duy trì năng suất khi chịu ảnh hưởng bởi một nhiễu
loạn lớn. Sự nhiễu loạn thực tế hoặc tiềm năng có thể gây ra bở sự tăng cường
mạnh mẽ (stress), ở đây sự tăng cường mạnh mẽ này được xác định như sự
ảnh hưởng rối loạn thường xuyên, liên tục, tương đổi nhỏ vốn có hiệu quả tích
lũy rộng. Độ mặn, độc, xói mòn, công nợ hoặc, nhu cầu thị trường suy giảm là
các yếu tố ảnh hưởng.
Tính đa dạng là đánh giá số lượng các loại hoặc kiểu khác nhau của các thành
phần (ví dụ như loài) trong một hệ.
Tính thích nghi là khả năng phản ứng của hệ với những thay đổi của môi
trường để đảm bảo sự tồn tại liên tục cho chính bản thân hệ.
Ngoài ra đặc tính của HSTNN còn có tính công bằng, tính hợp tác và tính tự
trị.


1.2.4. Động thái của HSTNN:
 Động thái của HSTNN được biểu hiện qua sự thay đổi trong thành phần và sự
thay đổi cấu trúc các thành phần quần thể thực vật qua sự thay thế thành phần
quần thể chủ đạo.
 Sự thay đổi quần thể thực vật có 2 loại:
 Thay đổi theo mùa: cấu trúc của quần thể chủ đạo thay đổi kéo theo s ự thay
đổi của các quần thể vật sống khác, những sự thay đổi này do điều kiện khí
tượng của vụ mùa, sự tác động của con người và đặc tính sinh học của cây
trồng quyết định.
 Thay đổi theo năm: giữa năm này qua năm khác điều kiện khí hậu khác nhau
nên cấu trúc của quần thể cây trồng và vật sống thay đổi. Sự sinh trưởng của
cây trồng, thành phần cỏ dại, sâu bệnh thay đổi tùy năm.
1.3. Địch hại:
 Địch hại là các loài sinh vật có tác động xấu đến số lượng, chất lượng, năng

suất của các loài trong QXNN bằng cách dùng các loài này làm thức ăn hoặc
gây bệnh.
 Địch hại còn tiết ra các chất có tác động làm rối loạn các hoạt động sống của tế
bào, làm ảnh hưởng đến phẩm chất cây trồng, làm giảm hàng hóa nông sản.
Ở gốc độ sinh thái, cây trồng là sinh vật sản xuất, là mức khởi đầu trong chuỗi
thức ăn của hệ thống sinh vật, nguồn cung cấp dinh dưỡng ban đầu từ năng
lượng ánh sáng mặt trời và các chất khoáng có trong đất. Trong khi đó địch hại
là sinh vật tiêu thụ, dùng nguồn thức ăn từ sinh vật sản xuất. Theo nghĩa này
địch hại là những đối tượng gây hại cây trồng cùng tồn tại trong một HST.
 Đặc điểm của địch hại:
 Thường là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
 Thường sống bằng một loại cây trồng hoặc một loại thức ăn.
 Các loài địch hại có khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của QXNN.
1.4. Thiên địch:
 Thiên địch là kẻ thù tự nhiên của địch hại. Nhóm này bao gồm các loại côn
trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh, nhện bắt mồi, nguồn vi sinh vật và tuyến trùng
gây bệnh cho sâu hại, các loài ếch nhái, chim sâu... Số lượng của nhóm thiên
địch lớn gấp nhiều lần so với các loài sâu hại.




Cây trồng với cương vị là yếu tố ngoại cảnh quyết định điều kiện sinh thái tại
nơi cư trú của sâu hại và thiên địch. Mặt khác, khi với cương vị là nguồn thức
ăn của sâu hại thì cây trồng đã ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái sinh lý của


sâu hại, điều này cũng gây ảnh hưởng đến thiên địch. Trong mối quan hệ này,
thiên địch có vai trò hạn chế số lượng quần thể sâu hại và nếu không có các
tác động khác ảnh hưởng đến mối quan hệ này (phun thuốc...) thì các thiên

địch có thể kìm hãm được số lượng sâu hại chính ở dưới mức gây hại có ý
nghĩa kinh tế mà không cần tiến hành các biện pháp phòng trừ. Bởi vậy, thiên
địch được coi là cốt lõi của hệ thống quản lý tổng hợp sâu hại cây trồng. Sâu
hại ở mật độ thấp không được xem là địch hại mà đôi khi còn có lợi vì là
nguồn thức ăn để duy trì sự sống của quần thể thiên địch.
 Đặc trưng:
 Thường là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
 Thường là các loài sinh vật, ký sinh, ăn thịt, gây bệnh.
 Có tính chuyên hóa cao.
 Vòng đời thường trùng với vòng đời dịch hại.
 Hoạt động trồng trọt của con người trên đồng ruộng bao gồm: làm đất ,gieo
trồng, chăm sóc, thu hoạch... ít nhiều đều có ảnh hưởng đến các yếu tố trong
HST. Có những hoạt động mang tính tích cực theo hướng có lợi cho con
người như làm đất kỹ, chọn giống tốt, bón phân cân đối...giúp cho cây trồng
khỏe mạnh, chịu đựng tốt hơn với các loại sâu bệnh, là môi trường cho thiên
địch phát triển. Ngược lại hoạt động làm cho cây trồng yếu và tăng sự phát
triển của sâu bệnh như gieo sạ dày, bón phân không cân đối, phun thuốc trừ
sâu làm chết thiên địch gây mất cân bằng sinh thái và phá vỡ mối quan hệ cây
trồng -sâu hại -thiên địch...
2. Đấu tranh sinh học (ĐTSH) :
2.1. Định nghĩa:
 Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng những đặc điểm đối kháng
nhau giữa các loài sinh vật nhằm tạo ra lợi ích cho con người (sử dụng thiên
địch) hoặc gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn
chế tác động gây hại của chúng.
2.2. Các dạng quan hệ chính trong quần xã sinh vật:
2.2.1. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã:
2.2.1.1.
Tương tác âm:
 Hãm sinh (quan hệ ức chế- cảm nhiễm) là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài, trong

đó loài này ức chế sự sinh trưởng, phát triển của loài kia bằng nhiều
cách. Chẳng hạn những đại diện của các chi tảo Microcystis, Anabaena,
Nodularia tiết ra chất đầu độc gan (Hepatoxin).

 Sự cạnh tranh và chung sống:





















Sự cạnh tranh giữa các loài thường xảy ra khốc liệt hơn so với cạnh tranh cùng
loài. Đương nhiên, các loài cạnh tranh với nhau do ổ sinh thái của chúng
chồng chéo lên nhau.
Mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự chồng chéo nhiều hay ít.

Ổ sinh thái của các loài càng chồng khít lên nhau, mức độ cạnh tranh càng ác
liệt, dẫn đến sự cạnh tranh "loại trừ" tức là một trong hai loài thua cuộc ở mức
hoặc bị tiêu diệt hoặc phải dời đi nơi khác. Cạnh tranh giữa các loài xảy ra do
chung nguồn dinh dưỡng, chung nơi ở...
Cạnh tranh được xem là một trong những động lực chủ yếu của quá trình tiến
hoá sinh giới.
Sự cạnh tranh có thể dẫn đến các kết quả sau:
Biến động số lượng: Những loài nào có khả năng sinh sản cao, nhu cầu thức
ăn thấp thường là loài chiếm ưu thế.
Sự phân bố về địa lý: Những loài có tiềm lực như nhau sẽ dẫn đến phân bố về
địa lý và nơi ở của chúng.
Mối quan hệ vật dữ con mồi, ký sinh vật chủ:
Mối quan hệ giữa vật dữ con mồi tạo nên xích thức ăn trong thiên nhiên, qua đó
vật chất được quay vòng và năng lượng được biến đổi. Nhờ vậy, quần xã sinh vật
và các HST mới được duy trì và phát triển một cách vững bền.
Mối quan hệ vật dữ con mồi là mối quan hệ rất bao trùm. Quan hệ ký sinh vật
chủ là sự biến thể, một trường hợp đặc biệt của mối quan hệ trên. Trong mối
quan hệ vật dữ con mồi, ai cũng hiểu vật dữ khai thác con mồi làm thức ăn, còn
con mồi đã nuôi sống vật dữ. Mối quan hệ tương hỗ này, không chỉ tồn tại lâu
bền trong thiên nhiên mà cũng là một trong những động lực quan trọng, giúp cho
cả 2 phía song song tiến hóa không ngừng.
Mối quan hệ con mồi vật dữ là yếu tố quan trọng trong cơ chế điều chỉnh số
lượng của quần thể, luôn luôn đưa số lượng quần thề vào trạng thái cân bằng ổn
định để tồn tại vững bền trong điều kiện môi trường có giới hạn.
2.2.1.2.
Tương tác dương:
Các mối tương tác dương nói chung đều làm lợi cho các loài, ít nhất cho 1 loài
trong cuộc sống.
Hội sinh: mối quan hệ giữa 2 loài, trong đó loài sống hội sinh có lợi còn loài
được sống hội sinh không bị ảnh hưởng gì. Trong tự nhiên dạng quan hệ này rất

phổ biến khi vật này sử dụng vật khác như một giá thể để bám, làm phương tiện
vận động, kiếm ăn hay làm nơi sinh sản... Ví dụ, một số thân mềm (hàu, vẹm),
giáp xác (Balanus) sống bám vào các cây sống ngập nước.


 Tiền hợp tác: cách sống hợp tác đơn giản giữa các loài, chúng mang đến cho
nhau những lợi ích về nhiều mặt, song cách sống này không bắt buộc. Ví dụ,
nhiều loài chim nhỏ ăn côn trùng thích tìm đến thân các con thú lớn (ngựa vằn,
lạc đà, trâu...) để tìm thức ăn là các sâu bọ sống ngoại ký sinh ở thú.
 Cộng sinh hay hỗ sinh là kiểu hợp tác bắt buộc, rời nhau ra cả 2 đều không thể
tồn tại được. Chẳng hạn vi sinh vật sống trong cơ quan tiêu hóa của các loài nhai
lại. Vi sinh vật có khả năng phân hủy xenlulose do thú kiếm được, tạo ra đường
để cung cấp thức ăn cho cả hai. Các loài tảo cộng sinh với san hô (Zooxantheles)
sống trong mô mềm của san hô, nhận CO2, muối khoáng... từ san hô, thực hiện
quá trình quang hợp tạo nên tinh bột để nuôi sống san hô và chính mình.
 Trong tất cả mối quan hệ của loài trong quần xã, mối quan hệ được sử
dụng trong ĐTSH:
 Sự cạnh tranh: có 2 kiểu cạnh tranh
 Cạnh tranh cùng loài thể hiện rõ ở ruộng trồng một loại cây, ở đây các cá thể
cạnh tranh về ánh sáng là chủ yếu. Để giảm bớt sự cạnh tranh và tăng mật độ,
năng suất, các nhà tạo giống đã tạo ra các giống cây có lá tạo thành một gốc
nhỏ với thân.
 Cạnh tranh khác loài thấy được ở các ruộng trồng xen, trồng gối, ở đồng cỏ và
tất cả các ruộng cây trồng có cỏ dại. Để giảm bớt sự cạnh tranh, cần ử dụng
giống cây ưa sáng và ưa bóng một cách phù hợp. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng,
chất dinh dưỡng, nước của cây trồng, là nguồn truyền bệnh và sâu hại cho cây
trồng.
 Hiện nay, việc sử dụng nấm Trichoderma phòng trừ sâu hại ở cây cao su,...
nấm Trichoderma cạnh tranh với nguồn gây bệnh cây về dinh dưỡng nơi cư
trú.

 Sự kí sinh và ăn lẫn nhau: có nhiều dạng
 Dạng ăn tạp: có thể ăn nhiều loài khác nhau như động vật hay côn trùng phá
hoại cây trồng
 Dạng ăn ít loài: chỉ ăn hay phá hoại một vài loài có quan hệ họ hàng với nhau.
 Dạng ăn một loài: chỉ ăn hay phá hoại một loài.
 Quan hệ giữa ký sinh và vật chủ rât phức tạp. trong điều kiện tốt nhất đối với
vật chủ thì kí sinh có thể ít gây hai nhưng khi điều kiện thuận lợi cho ký sinh
thì chúng gây thành dịch bệnh. Các vật chủ qua quá trình chọn lọc tự nhiên đã
hình thành nên tính chống chịu sâu bệnh.
 Hiện tượng ăn thịt:























Là hiện tượng một loài (ăn thịt) săn bắt loài khác (con mồi) làm thức ăn và
thường dẫn đến cái chết cho con mồi trong một thời gian ngắn.
Đặc trưng của loài ăn thịt;
Về nguyên tắc, loài ăn thịt có kích thước lớn hơn con mồi.
Loài ăn thịt tiêu diệt nhiều con mồi làm thức ăn (nguyên tắc tháp).
Loài ăn thịt tự tìm kiếm mồi.
Để áp dụng hiện tượng ăn thịt ở ĐTSH, người ta sử dụng thiên địch ăn thịt các
loài sâu hại, các loài thiên địch này dùng chân, hàm bắt sâu hại và ăn thịt
chúng. Đại diện trong nhóm là nhện Amblyseius cucumeris ăn bù lạch non
trên cây dưa, Nhện Phytoseiulus persimilis ăn trứng nhện đỏ trên cây dưa
leo...
Hiện tượng ký sinh:
Là quan hệ qua lại giữa các sinh vật và có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo
Bondrakenko (1978), ký sinh là một loài sinh vật sống nhờ vào loài sinh vật
khác trong một thời gian dài, dần dần làm vật chủ chết hoặc suy nhược.
Có 2 loại ký sinh:
Ký sinh trong: là loại ký sinh sống bên trong cơ thể vật chủ và tiết độc tố làm
ảnh hưởng đến sức khỏe vật chủ.
Ký sinh ngoài: là loài ký sinh sống bên ngoài da vật chủ và hút dinh dưỡng từ
cơ thể vật chủ.
Từ hiện tượng này, chúng ta đã sử dụng thiên địch ký sinh để phòng trừ sâu
hại, chúng đẻ trứng vào cơ thể sâu hại hoặc ký sinh lên trứng sâu hại, sau đó
trứng nở ra ấu trùng ăn các bộ phận bên trong cơ thể sâu làm cho sâu chết. Đại
diện trong nhóm này là ong kí sinh Encarsia formosa để trừ bọ phấn trên cây
cà chua, Ong đen kén trắng (Apenteles Plutellea) ký sinh sâu non trên cây cải...
Hiện tượng kháng sinh: là loài sinh vật này tiết ra chất hóa học kìm hãm, lấn át
sự phát triển của loài khác. Chất kháng sinh thường do vi khuẩn, xạ khuẩn,
nấm thực vật bậc cao tiếc ra.

Trong ĐTSH, người ta sử dụng nấm Trichoderma sinh ra một số kháng sinh
như Gliotoxin, Viridin tác động lên vi khuẩn, nấm (Ascochyta, pisi, Botrytis,
R.solani) hạn chế khả năng sinh trưởng phát triển của chúng.

2.2.2. Vai trò của thiên đich trong hạn chế dịch hại:
 Thiên địch làm hạn chế số lượng dịch hại.
 Mối quan hệ giữa vật bắt mồi – con mồi, ký sinh – vật chủ đó là sự chậm trễ
của vật bắt mồi hoặc vật ký sinh đối với con mồi hoặc ký chủ, đó là khi số


lượng con mồi, ký chủ tăng lên thì thiên địch tăng không kịp. Do đó nhóm
thiên địch có thời gian chậm trễ ngắn có ý nghĩa trong ĐTSH.
 Thiên địch có hai kiểu phản ứng trước sự thay đổi của dịch hại.
 Phản ứng chức năng là phản ứng tập tính chính của các loài ăn thịt hoặc các
loài ký sinh đối với sự thay đổi mật độ quần thể của con mồi, ký chủ. Phản
ứng chức năng có hai dạng đó là phản ứng chức năng thuận và nghịch.
 Phản ứng số lượng là sự thay đổi đặc điểm sinh sản, tỉ lệ sống sót của các loài
thiên địch khi có sự thay đổi mật độ quần thể dịch hại. Phản ứng số lượng có
hai dạng đó là phản ứng số lượng thuận và nghịch.
 Phản ứng số lượng thuận và phản ứng chức năng thuận có ý nghĩa trong ĐTSH
nhưng nếu chỉ có một phản ứng chức năng thì dù có mạnh đến đâu thì cũng
không thể hạn chế dịch hại
2.2.3. Tính chuyên hóa của thiên địch và ý nghĩa của nó trong các biện
pháp đấu tranh sinh học:
2.2.3.1.
Các nhóm thiên địch theo quan hệ thức ăn:
 Thiên địch đơn thực là những loài thiên địch chỉ sử dụng một hoặc hai loài rất
gần gũi nhau về họ hàng (phân loại) để làm vật chủ hoặc con mồi, đây là nhóm
ít gặp trong tự nhiên.
Ví dụ: Ong xanh ăn trứng sâu đục thân hai chấm Tetrastichus Schoemobii

 Thiên địch hẹp thực là những loài ký sinh hay ăn thịt chỉ dùng vài loài vật chủ
hoặc con mồi thuộc một họ. Nhóm này có nhiều trong tự nhiên.
Ví dụ: Ong kén trắng ký sinh trên các loài sâu cắn gié.
 Thiên địch đa thực là loài sử dụng nhiều loài dịch hại để làm con mồi, hoặc vật
chủ, đây là nhóm khá phổ biến.
Ví dụ: ruồi ký sinh (Compsiklura concinnata).
Sự phân chia các nhóm trên chỉ tương đối và mang tính chất nhân tạo vì nhiều
loài biến đổi thức ăn hay ký chủ trong suốt đời của chúng.
2.2.3.2.
Các nhóm thiên địch tùy theo mức độ chuyên hóa:
 Thiên địch không chuyên tính: gồm các loài đa thực, không có một loại con
mồi hay vật chủ nhất định.
 Thiên địch chuyên tính chia làm 2 nhóm:
 Thiên địch chuyên tính hẹp: gồm các loài đơn thực rất hẹp thực chỉ thích ứng
với 1-2 loài vật chủ hay con mồi.
 Thiên địch chuyên tính rộng: gồm các loài thiên địch hẹp thực.
2.2.3.3.
Vai trò của thiên địch trong việc hạn chế số lượng dịch hại:
Vai trò này ở các loài thiên địch không giống nhau:


Thiên địch chuyên tính: có khả năng kiểm soát sự gia tăng số lượng của loài
địch hại vì chúng có khả năng lựa chọn tinh vi vật chủ con mồi ngay cả khi mật
độ thấp. Thiên địch chuyên tính là yếu tố quyết địch xu hướng biến động số
lượng của quần thể vật chủ hay con mồi. Thiên địch chuyên tính có vai trò chủ
yếu trong việc điều hòa quần thể dịch hại, ngay cả khi mật độ còn thấp.
 Thiên địch không chuyên tính không thể kiểm soát được sự tăng số lượng của
quần thể địch hại. Vai trò điều hòa của chúng chỉ thể hiện khi chúng có mật độ
cao. Vì thế, đôi khi chúng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng
địch hại (với một số lượng lớn cá thể thiên địch dễ dàng tiêu diệt dịch hại, dập

tắt vụ dịch lớn).
3. Nhóm thiên địch:
3.1. Nhóm thiên địch bắt mồi:
3.1.1. Khái niệm:
 Thiên địch bắt mồi là những loài động vật như côn trùng, nhện,... tự tìm kiếm,
săn bắt sâu hại làm thức ăn cho chúng, các sâu hại được gọi là con mồi và
những con mồi thường được giết chết trong thời gian ngắn.
3.1.2. Đặc điểm:
 Các loài bắt mồi có hai kiểu ăn mồi: chúng có thể nhai nghiền con mồi nhờ
kiểu miệng nhai ( bọ rùa, nhện lớn,...) hoặc chúng có thể hút dịch dinh dưỡng
từ con mồi nhờ kiểu miệng chít hút ( các loại bọ xít, ấu trùng bọ mắt vàng,...).
 Hầu hết chúng có kiểu sống bắt mồi ở pha ấu trùng và thành trùng. Do vậy,
mỗi cá thể của loài bắt mồi trong cả đời có thể tiêu diệt được một lượng lớn cá
thể sâu hại. Các loài bắt mồi có mặt ở khắp nơi trong tất cả các HST nông
nghiệp.
 Loài ăn thịt có kích thước lớn hơn con mồi.


3.1.3. Phân loại:
Theo sự thích nghi của pha phát dục với kiểu sống bắt mồi chia ra các nhóm:
 Nhóm 1: các loài có kiểu sống bắt mồi ở pha trưởng thành và ấu trùng
VD: bọ rùa, bọ xít ăn sâu, nhện lớn bắt mồi...
 Nhóm 2: các loài chỉ bắt mồi ở pha ấu trùng
VD: họ ruồi ăn rệp, họ ruồi bạc...
 Nhóm 3: các loài có kiểu sống bắt mồi chỉ khi ở pha trưởng thành. Nhóm này
số lượng loài không nhiều
VD: ong kiến Formicidae và một số loài cánh cứng ngắn...
3.2.

Nhóm thiên địch ký sinh:



3.2.1. Khái niệm:


Thiên địch ký sinh là những loài côn trùng có ích, sử dụng các loài sâu hại làm
dinh dưỡng và nơi ở. Trong đó, thông thường loài ký sinh sử dụng hoàn toàn
các mô của cơ thể vật chủ và thường gây chết vật chủ ngay sau khi hoàn thành
chu kỳ phát dục.
3.2.2. Đặc điểm:



Hầu hết các côn trùng ký sinh sâu hại có kiểu biến thái hoàn toàn, chỉ có pha
ấu trùng của chúng là kiểu sống ký sinh, còn pha trưởng thành chúng sống tự
do. Nhiều trường hợp, côn trùng ký sinh ở pha trưởng thành có tập tính chăm
sóc thế hệ sau.



Trưởng thánh cái của côn trùng ký sinh tìm vật chủ để đẻ trứng, ấu trùng ký
sinh không tự tìm vật chủ.



Trong quá trình phát dục, mỗi cá thể ký sinh thường chỉ liên quan đến một cá
thể vật chủ.




Kích thước cơ thể loài côn trùng ký sinh tương đối lớn so với cơ thể vật chủ.
Thời gian phát triển của hai loài tương tự nhau.
3.2.3. Phân loại:
Theo vị trí sống của loài ký sinh ở vật chủ, chúng ta chia thành 2 loại cơ bản:



Ký sinh trong (nội ký sinh) là loại ký sinh mà ấu trùng của côn trùng ký sinh
sống bên trong cơ thể vật chủ.
VD: Ong kén trắng giống Apanteles (họ Braconidae) sống trong cơ thể sâu
non của nhiều loài côn trùng cánh vẩy (lepido terae).

 Ký sinh ngoài (ngoại ký sinh) là loài ký sinh sống trên bề mặt cơ thể vật chủ.
Nhóm này không phổ biến.
VD: Ong kiến ký sinh (họ dryinidae) ký sinh trên các loài rầy nâu, rầu lưng
trắng,...


 Ký chủ là loài sống kín (trong tổ, trong thân cây của vật chủ là phương tiện
bảo vệ, che chở cho vật ký sinh) hoặc loài sống hở (vật ký sinh có lớp vỏ chắc
chắn như cái túi).
 Theo mối quan hệ giữa loài ký sinh với pha phát dục của sâu hại để phân biệt
thành ký sinh trứng, ký sinh ấu trùng, ký sinh nhộng và ký sinh thành trùng.
3.3.

Các nhóm thiên địch được ứng dụng trong HSTNN:

3.3.1. Nhóm thiên địch bắt mồi:
 Nhện bắt mồi(Amblyseius. sp):
 Nhện bắt mồi (Amblyseius. sp) có sẵn trong môi trường tự nhiên ở nước ta. Nó

có vòng đời ngắn, sức sinh sản cao, thường phát triển mạnh từ tháng 2- tháng
11 hàng năm. Thức ăn chủ yếu là các con nhện đỏ son thường cư trú trên cây
đậu và các cây trồng khác.

Hình 5: Nhện Phytoseiulus persimilis ăn trứng nhện đỏ
(Nguồn: ).




Điển hình ở vùng Thanh Trì, Hoàng Mai, Gia Lâm (Hà Nội), thả nhện bắt mồi
vào nơi trồng đậu cô ve với mật độ 3 concây trong vòng 16 ngày mật độ nhện
bắt mồi tăng lên gấp 13 lần, mậy độ nhện đỏ son giảm từ 70 concây xuống
còn 3 concây. Trong khi với công thức đối chứng ( không thả nhện bắt mồi) ,
mật độ nhện đỏ tăng tới 100 concây. Điều đó chứng tỏ, nhện bắt mồi có khả
năng kìm hãm số lượng nhện đỏ son mà không cần phun thuốc hóa học.
Khi xuất hiện nhóm nhện bắt mồi này mật độ của nhện đỏ son giảm đi đáng kể
ở một số khu vực như California (Mỹ), Nam Phi, Chile (MCMurtry 1997) và
Úc (Beattie, 1978). Những nghiên cứu bới Kennet, Flaherty và MCMurtry đã
chỉ ra rằng mật độ của nhện bắt mồi cao nhất vào mùa xuân (1 nhện bắt mồinhện đỏ), ngăn cản gia tăng mật độ nhện đỏ trong suốt mùa hè.


 Bọ xít bắt mồi(Orius sauteri P):


Bọ xít bắt mồi (Orius sp.) sẵn trong môi trường tự nhiên, nó ăn tất cả các mồi
như bọ trĩ, nhện đỏ, trứng sâu, rệp và những loài côn trùng nhỏ.

Hình 6: Bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P) trưởng thành
(Nguồn: ).



Việc thả bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P) vào ruộng dưa chuột được thực hiện
tại xã Văn Đức ( Gia Lâm- Hà Nội) cho thấy số lượng bọ trĩ bị khống chế,
không tăng vượt quá ngưỡng gấy hại (không cần phun thuốc hóa học), năng
suất không kém vụ trước, mã quả đẹp, không bị quăn queo, biến dạng. Khả
năng tiêu diệt con mồi của nó cũng rất lớn, ấu trùng tuổi 4, 5 của Orius sp. có
khả năng tiêu diệt 58 – 59 con và trưởng thành tiêu diệt 497 con bọ trĩ T.
palmi. Kết quả thử nghiệm ngoài đồng cũng cho thấy, bọ xít bắt mồi Orius
sauteri được thả với mật độ 1 con/cây, tương đương với tỉ lệ so với bọ trĩ là
1/200. Kết quả cho thấy sau 30 ngày thì mật số bọ trĩ trưởng thành giảm và
giảm mạnh nhất ở thời điểm 60 ngày.



Việc sử dụng bọ xít bắt mồi để quản lí sâu hại đã được sử dụng lâu đời trên thế
giới. Tại Đan Mạch đã sử dụng Orius minutus để phòng trừ bọ trĩ khi trồng
cây trong nhà kính (Remaker, 1978). Theo Rejesus (1986) bọ xít bắt
mồi Orius tantillus là thiên địch bắt mồi của bọ trĩ non và trưởng thành trên
cây dưa hấu. Ngoài ra thì ở Suisse, loài bọ xít bắt mồi Orius majusculus là tác
nhân sinh học có hiệu quả trong việc phòng trừ 2 loài bọ trĩ Thrips spp. trên
cây dưa leo trong nhà kính (Fischer và ctv, 1992).

 Kiến ba khoang (Paederus fucipes):


Loài P.fuscipes xuất hiện phổ biến trên tất cả các hệ sinh thái đồng ruộngở các
vùng nhiệt đới (Shepard vàct, 1999). P.fuscipes phân bố rộng trên toàn
thế giới và được tìm thấy sống trên ruộng lúa ở miền Tây Malaysia. Chúng là
một loài ăn thịt, tấn công rầy nâu gây hại trên lúa,chúng xuất hiện trên lúa từ giai

đoạn lúa non và di chuyển rất nhanh (Manley,1977).



Hình 7: kiến ba khoang Kiến ba khoang (Paederus fucipes) đang bắt mồi.
(nguồn: />Kiến ba khoang (Paederus fucipes) có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn
màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong
bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng.
Ở ruộng lúa, bắp, khoai lang và đậu bắp ở Thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh
Long, đã sử dụng P.fuscipes làm thiên địch để phòng trừ rầy nâu trên ruộng cà
tím và cho được kết quar nghiên cứu sau đây. P.fuscipes cái đẻ trung bình
76,8 trứng với tỷ lệ trứng nở trung bình là 99,8% và tỷ lệ thành trùng vũ hóa
(tính từ ấu trùng) là 84,5%. Ấu trùng rầy nâu ở các tuổi 1, 2 và 3 bị thành
trùng P.fuscipes ăn nhiều hơn (từ 11- 16 con/ngày) so với ấu trùng tuổi 4 và
tuổi 5 (từ 4,2-5 con/ngày); rầy nâu cánh dài bị ăn nhiều hơn (từ 5,2-5,5
con/ngày) so với rầy nâu cánh ngắn (từ 3,3-4,1 con/ngày).
 Bọ rùa (Menochilus sexmaculatus, Micraspis discolor)
 Để phòng trừ cây lúa bị bệnh vàng lùn - lùn lúa cỏ tại Châu Thành, An Giang
đã thả hai loại Bọ rùa Menochilus sexmaculatus, Micraspis discolor tiêu diệt
rầy nây. Kết quả cho ta thấy khả năng ăn Rầy nâu của Bọ rùa (Menochilus
sexmaculatus) thành trùng cái có khả năng ăn mồi cao nhất (56,2 con/ngày),
kế đó là ấu trùng tuổi 4 (46,2 con/ngày) và thành trùng đực (44,8 con/ngày).
Còn Bọ rùa (Micraspis discolor) thành trùng cái có khả năng ăn mồi cao nhất,



kế đó là ấu trùng tuổi 4 và thấp nhất là ấu trùng tuổi 3. Trong một ngày, thành
trùng cái có thể ăn trung bình 30,4 con, trong khi thành trùng đực chỉ tiêu thụ
được trung bình 19,6 con. Từ đó số lượng rầy nâu giảm đáng kể, người dân
cũng hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

3.3.2. Nhóm thiên địch ký sinh:
 Ong mắt đỏ:

 Ong mắt đỏ gồm 3 loài (Trichogramma chilonis, Trichogramma japonicum và
Trichogramma dedrolimi) là các loài ký sinh trứng đóng vai trò quan trọng
trong việc điều hòa số lượng sâu hại ngoài tự nhiên. Từ lâu, ong mắt đỏ
(OMĐ) được sử dụng như biện pháp chính để diệt trừ trứng của một số loài
sâu hại như sâu đục thân ngô, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ, sâu róm thông…

Hình 8: Ong mắt đỏ Trichogramma brassicae ký sinh trứng sâu đục thân lúa,bắp
( Nguồn: /> Tại Lĩnh Nam (Hà Nội), tổng số ong Trichogramma chilonis thả giao động
114.600-740.000 cá thể/ ha cây trồng. Kết quả, tỷ lệ trứng sâu tơ bị ong mắt đỏ
ký sinh 73-83%. Tại Tiền Phongthả hỗn hợp hai loài ong mắt đỏ
Trichogramma chilonis và Trichogramma japonicum phòng trừ sâu tơ hại bắp
cải với tổng số ong thả 10.250 cá thể ở khu ruộng thí nghiệm (tương đương
854.000 cá thể ong/ ha). Kết quả cho thấy, tỷ lệ trứng sâu tơ bị ong mắt đỏ ký
sinh trung bình 75%, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thả ong mắt
đỏ giúp hạn chế số lượng lớn sâu tơ so với ruộng phun thuốc hóa học trừ sâu.


Về mặt sinh thái, qui trình nhân nuôi và sử dụng một số loài Ong mắt đỏ
(T.minubum, T.cacaeccae,...) để phòng trừ những loại sâu hại (Sepetilnikova
1968, Telenga 1950, Meyer 1911, Flander 1937,...). Ngày nay ở một số nước
(TQ, Mỹ, Pháp) nhân nuôi trên các loại trứng nhân tạo để có một lượng Ong
mắt đỏ đủ sức dập tắt dịch hại.


 Ong ký sinh Anagyrus lopezi:

 Ong ký sinh này có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được phát hiện ở Thái Lan.

Chúng được nuôi và phóng thích bởi các nước Lào, campuchia, Thái lan,... để
phòng trừ Rệp sáp bột hồng và đạt được hiệu quả lên đến 80%.

Hình 9: Ong ký sinh Anagyrus lopezi ký sinh trứng Rệp sáp bột hồng
( nguồn: http://nghien-cuu-mot-so-dac-diem-sinh-hoc-cua-ong-ki-sinh)


Tại Tây Ninh, Việt Nam đã phóng tích Ong ký sinh Anagyrus lopezi để phòng
trừ Rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn. Theo kết quả cho thấy, một ngày một
con cái ký sinh được khoảng 10-25 con rệp sáp bột hồng, còn con đực ký sinh
khoảng 20-30 con. Một con ong cái có thể ký sinh 50-100 quả trứng. Ong
trưởng thành vừa chít hút, vừa đẻ trứng trên Rệp sáp bột hồng khoảng 50 con,
còn con đực chít hút khoảng 20-30 con/ngày. Qua kết quả trên đã thể hiện sự
thành công của việc phóng thích Ong ký sinh Anagyrus lopezi trên ruộng sắn
tại Tây Ninh, người dân đã hạn chế sử dụng thuốc hóa họ và đạt được năng
suất cao.

 Tại Khánh yên, Ninh Bình đã phóng thích Ong đa phôi (Copidosomopsis
nacoleiae) ký sinh sâu cuốn lá nhỏ trên lúa.Vào những năm gần đây, người
dân đã phóng thích ong ký sinh (Asecodes hispinarum) ký sinh bọ cánh
cứng hại dừa ở An giang. Ngoài ra, các nhà khoa khoa học đã nghiên cứu và
phóng thích loài ong Opius phaseoli Fischer ký sinh trên ruồi đục lá đậu rau
Liriomyza sativae Blanchard vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội.
Các loài thiên địch trên đều giúp giảm địch hại, tăng năng suất người dân, chất
lượng sản phẩm đẹp, ít tốt kém, hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật ra môi
trường.


 Ngoài hai nhóm thiên địch chính trên, còn có nhóm thiên địch gây bệnh sâu
hại:

 Virus gây bệnh sâu hại:


Virus gây bệnh cho cồn trùng là hiện tượng khá phổ biến, các nhà khoa học đã
thống kê được trên 700 loại virus gây bệnh trên 800 loài sâu hại. Trong đó loại
virus gây bệnh cho côn trùng quan trọng nhất là nhóm virus đa diện nhân
(NPV) trừ sâu xanh, sâu khoang, sâu đo xanh, sâu xanh da láng, sâu róm và
virus hạt (GV) trừ sâu tơ hại bắp cải.



Hiện nay người ta đang nghiên cứu sử dụng NPV để diệt sâu bộ cánh phấn,
cánh cứng và nhện đỏ.

Hình 10: Sâu chết do virus NPV
(Nguồn: /> Vi khuẩn gây bệnh sâu hại:
 Loài vi khuẩn được sử dụng rộng rãi trong việc phòng trừ sâu hại là Bacillus
thuringiensis, Bacillus popiliae, Bacillus lentimobrus. Từ loại vi khuẩn này
người ta đã chế ra sản phẩm để phun lên cây trồng.
 Ở Việt Nam sử dụng Entobacterin, Biotrol, Thuricide, Xentari,… có chứa vi
khuẩn Bacillus thuringiensis. Khi sử dụng Entobacterin để trừ sâu hại, người ta
nhận thấy các tinh thể chất độc Endotoxin trong thuốc vi sinh vật làm rối loạn
sinh lý trong cơ thể sâu làm cho sâu bị suy yếu và chuyển hóa hệ vi sinh vật
đường ruột của của sâu hại thành những vi sinh vật gây bệnh làm cho sâu chết.


Hình 11: Trực khuẩn Bacillus
(Nguồn: /mot-so-loai-thien-dich ).
 Nấm gây bệnh sâu hại:
 Hướng chủ yếu trong việc sử dụng nấm gây bệnh là dự báo đúng thời gian xuất

hiện sâu hại và tính toán thời điểm để cho nấm thiên địch tích lũy và gây thành
dịch cho sâu hại. Tuy nhiên ở các ổ bệnh sâu do nấm gây ra trong điều kiện tự
nhiên thường không đủ sức gây ra dịch bệnh hàng loạt cho sâu hại nên người ta
đã nuôi, nhân nấm thiên địch trong môi trường nhân tạo để tạo thành chế phẩm
vi sinh vật phun lên cây trồng để gây bệnh cho sâu hại.
 Phương pháp để duy trì ổ dịch nấm trên đồng ruộng có hiệu quả là phun mưa
nhân tạo giúp ẩm độ được duy trì tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

Hình 12: Bọ xít đen bị nấm Beauveria bassiana ký sinh
(Nguồn: /> Nấm đối kháng gây bệnh sâu hại:
 Các chủng nấm Trichoderma thường được sử dụng để phòng trừ bệnh hại như
sau: Trichoderma lignorum,Trichoderma harzianum,...
 Nấm Trichoderma ức chế nhiều loại vi sinh vật gây hại cho cây trồng, trên cây
có múi nấm ức chế tốt đối với nấm Fusarium và nấm còn ức chế một số loại
nấm gây bệnh khác như nấm gây bệnh lở cổ rễ, nấm gây bệnh héo rũ, nấm gây
bệnh đen gốc trên một số cây trồng như rau cải, dưa leo, dưa hấu, khổ qua, cà
chua, đậu phộng,…


Hình 13: Ruộng có xử lý nấm Trichoderma bộ rễ cây phát triển mạnh hơn
(Nguồn: ).
 Tuyến trùng gây bệnh sâu hại:
 Theo từ điển Vikipedia tiếng Việt, Tuyến trùng là một lớp thuộc ngành giun
tròn, đã thích nghi thành công gần như tất cả các hệ sinh thái từ biển, nước ngọt,
đất, và từ các vùng cực đến các vùng nhiệt đới, từ độ cao thấp nhất đến cao nhất.


Tuyến trùng có cấu tạo đơn giản, không màu, có thể sống tự do, săn mồi hoặc
ký sinh và nhiều loài ký sinh gây bệnh quan trọng của thực vật, động vật và con
người.


 Ở Việt Nam đã phân lập được 22 chủng tuyến trùng gây bệnh cho sâu thuộc chi
Streinememna và 11 chủng tuyến trùng thuộc chi Heterohabditis là những chi
tuyến trùng có khả năng gây bệnh cao cho sâu hại và đã tạo ra 4 chế phẩm tuyến
trùng sinh học để phun trừ sâu xanh, sâu xám, sâu keo đó là Biostar-1, Biostar2, Biostar-3, Biostar-4.

Hình 14: Tuyến trùng kí sinh sâu xanh
(Nguồn: />4. Bảo vệ thiên địch và tăng cường hoạt động của thiên địch :


Bảo vệ thiên địch tránh bị độc hại do hoá chất bằng cách hạn chế tối đa việc phun
thuốc, chỉ sử dụng thuốc có tính độc thấp, thuốc có nguồn gốc sinh học và tiến
đến không sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
 Tạo nơi cư trú cho thiên địch: để cỏ và trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm các bờ
rạ cho thiên địch ẩn nấp.
 Các kỹ thuật canh tác giúp duy trì và phát triển thiên địch:luôn giữ mực nước
ruộng, gieo sạ mật độ thích hợp, biện pháp hợp lý.
 Nhập nội các thiên địch mới :
 Hoạt động này thường được sử dụng trong những trường hợp sâu hại từ nước
ngoài du nhập vào, chưa có các thiên địch đủ sức khống chế ở trong nước.
 ở Việt Nam người ta đang tìm cách nhập nội thiên địch của ốc bươu vàng từ
Nam mỹ vì ốc bươu vàng được đưa vào Việt Nam với mục đích thương mại,
không được kiểm dịch nên trong thời gian qua đã gây hại mạnh do không có
thiên địch của ốc bươu vàng ở trong nước.
 Nuôi nhân và lây thả thiên địch trên ruộng:
 Kỹ thuật này được áp dụng với các loại ký sinh chuyên tính hẹp. Khi được
thả trên ruộng, ký sinh sẽ tìm đên vật chủ ưa thích của chúng để tiêu diệt. Việc
lây thả được tiến hành nhiều lần trong vụ, vào những thời gian thích hợp để
ngăn chặn sự bùng phát của sâu hại.
 Điển hình ở TP.Huế đã nuôi thành công kiến vàng (Oecophylla smaragdina)

trong vùng trồng cây Thanh Trà, tại xã Văn Đức (Hà Nội) đã nhân nuôi thành
công nhện bắt mồi (Amblyseius. sp)để diệt nhện đỏ gây hại cây đậu Côve.
5. Ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:
 Ưu điểm:
 Không gây ô nhiễm môi trường,an toàn cho người và động vật ngoài ra còn phù
hợp với phát triển của nền nông nghiệp.
+ Các thiên địch chỉ tiêu diệt loài gây hại,có thể tiêu diệt 1 hay nhiều loài gây
hại.
+ Các thiên địch cũng như chế phẩm này an toàn cho người và các động vật,
thực vật có ích.
 Hiệu quả kinh tế đem lại cao,sinh vật bổ sung và tồn tại mãi trong quần xã,
kiểm soát sự phá hoại của sinh vật gây hại.
 Không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm và các hiệu ứng
không tốt đối với con người.
 Các chế phẩm sinh học và thiên địch tiêu diệt được nhiều loài sinh vật gây hại,
có sức tàn phá lớn.












6.


Các biện pháp ĐTSH duy trì được HST trong tự nhiên góp phần bảo vệ các loài
sinh vật.
 Nhược điểm:
Không hiệu quả nếu sử dụng phương pháp đấu tranh sinh học chậm do vậy gây
hiệu quả đến kinh tế bị các sinh vật tàn phá làm giảm năng suất chất lượng sản
phẩm .
Thường không giữ được mức độ gây hại dưới mức kinh tế.
Sinh vật thiên địch rất nhạy cảm và dễ tổn thương.
Khi du nhập nhiều loài thiên địch về, không phát triển hoặc hiệu quả sử dụng
không cao (chưa thích nghi được với môi trường).
Một số trường hợp đầu tư rất cao kết hợp với trình độ chuyên môn cao đem lại
giá trị cao làm giá thành cao, công nghệ hiện đại.
Khi tiêu diệt sinh vật gây hại này lại tạo điều kiện cho các sinh vật gây hại khác
phát triển.
Hướng phát huy đấu tranh sinh học:



Xây dựng nhiều viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các nhà máy sản xuất
chế phẩm sinh học.



Tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại vào việc sản xuất chế phẩm
sinh học.



Tạo các điều kiện thuận lợi để làm cho các thiên địch,chế phẩm sinh học tồn tại,
phát triển và hoạt động tốt trong môi trường sống.




Phải có sự kết hợp chặt chẽ của nhà khoa học với nông dân nhằm mang lại hiệu
quả cao trong việc tiêu diệt sau và dịch bệnh



Giá thành rẻ giúp mở rộng được việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học đến
từng hộ nông dân.
ĐỀ NGHỊ VÀ KẾT LUẬN




Bước đầu đã làm rõ HST nông nghiệp, đấu tranh sinh học, thành phần loài thiên
địch về mặt lý thuyết.
Đưa giới thiệu những thành tựu sử dụng thiên địch trong và ngoài nước, đề xuất
các biện pháp bảo tồn, tăng số lượng thiên địch. Ngoài ra, còn nêu ưu điểm,
nhược điểm và hướng phát huy đấu tranh sinh học.


×