Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.92 KB, 18 trang )

Trường CĐSP Bình Phước.
Tên: Cao Thị Ngọc Linh
Lớp: K16 Anh Văn

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

Đề tài: XÃ

HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI TRÊN MỘT SỐ
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
TẠI BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY.

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Đối tượng, khách thể , phạm vi nghiên cứu.
1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng.
1.2. Khách thể nghiên cứu.
Các tài liệu liên quan đề nghiên cứu: sách báo, tạp chí khoa và một số trang web.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Trong đề tài này tập trung tìm hiểu về tần suất xuất hiện và vai trò nắm giữ của người
phụ nữ trên một số phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình, từ đó cũng đưa ra
những nhận định và so sánh với nam giới trong lĩnh vực này, tại tỉnh Bình Phước hiện nay.
II. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
2.1. Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu này góp phần củng cố và phát triển các lý thuyết Xã hội
học chuyên biệt như: Xã hội học Giới, Xã hội học Gia đình, Xã hội học
Truyền thông đại chúng…
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:


Đề xuất những giải pháp có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên
cứu về Giới và các nhà Truyền thông trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về
quá trình xã hội hoá vai trò giới, nhằm góp phần hướng tới một cách nhìn
bình đẳng hơn đối với vai trò của nam giới và nữ giới trên các phương
tiện truyền thông đại chúng
III. Giả thuyết nghiên cứu.
• Giả thuyết 1: Vai trò của đa số phụ nữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng điều bị
hạn chế, họ thường được mô tả với vai trò là một người nội trợ hơn là trong những
công việc xã hội.
• Giả thuyết 2: Các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong quá
trình xã hội hóa vai trò giới, nhất là ở giai đoạn vị thành niên.
IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu:
2


- Mô tả hình ảnh và vai trò của giới nam với giới nữ được biểu hiện trên truyền hình, báo in,
tạp chí.
-Tìm hiểu sự tác động của những hình ảnh, vai trò của nam và nữ thể hiện trên truyền hình
đến quá trình xã hội hóa vai trò giới của các cá nhân.
4.2. Nhiện vụ nghiên cứu:
-Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau: làm rõ cơ
sở lý luận của đề tái, bao gồm:
 Các khía niệm cơ bản có lien quan đến đề tài như: Xã hội hóa, giới, vai trò giới, Xã
hội hóa vai trò giới, truyền thông đại chúng, giá trị giới định kiến giới.
 Một số lý thuyết xã hội được vận dụng vào nghiên cứu đề tài như: lý thuyết phân tích
tâm lý, cac1 thuyết về nhận thức xã hội, các thuyết về phát triển nhận thức, lý thuyết
chức năng về giới, lý thuyết phân ttích xung đột theo khía cạnh giới.
 Khảo sát, đánh giá thực trạng về hình ảnh, vai trò của nam và nữ trên truyền thong
đại chúng.

 Tác động của quá trình xã hội hóa vai trò giới.
 Tìm hiểu những nguyên nhân và các yếu tố tác động đến thực trạng trên.
 Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị về nhìn nhận vai trò giới một cách bình
đẳng, nhằm hạn chế tình trạng phân biệt giới của các cá nhân trên truyền thông đại
chúng.
V.Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người
học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân. Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng
vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò
giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình ảnh phản ánh sự khác biệt giới
là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực hiện vai trò quan trọng của mình trong
việc gây dựng quan niệm về vai trò giới, góp phần đem lại cho người xem những mô hình
điển hình trong một thế giới rộng lớn. Nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trên các
phương tiện truyền truyền thông là một chủ đề đã từng được đề cập bởi các nhà nghiên cứu
ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ở nước ngoài, hình ảnh người phụ nữ được xem xét
trong nhiều ngữ cảnh, như trên tạp chí thời trang, trên các quảng cáo thương mại, trên các
truyện tranh dành cho thiếu nhi, trên phim ảnh, tin tức thời sự Hầu hết các nghiên cứu tập
trung trảlời các câu hỏi: Hình ảnh người phụ nữ được thể hiện như thế nào? Những ẩn ý
đằng sau những hình ảnh đó là gì? Ảnh hưởng nếu có của chúng đối với công chúng ? Mặc
3


dù đã có một số chuyển biến, hình ảnh người phụ nữ vẫn còn bị đặt trong những khuôn mẫu
cứng nhắc về tính cách, vai trò xã hội và nghề nghiệp. Trong quảng cáo thương mại, phụ nữ
thường gặp chủ yếu với hình ảnh người nội trợ. Đặc biệt hình ảnh phụ nữ còn được đưa ra
như những biểu tượng gợi dục. Cách làm này được xem là sự hạ thấp giá trị và vị thế của
người phụ nữ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của người phụ nữ mà còn
ảnh hưởng đến sự 3 phát triển chung của gia đình và xã hội khi truyền thông không phản
ánh khách quan và đầy đủ vai trò và vị thế của giới nữ. Thông qua đề tài tìm hiểu về “Xã
hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thong ” nhằm thấy được một số vai trò

của người phụ nữ trên phương tiện truyền thông. Ngoài ra tìm ra những điểm mới về sự
thay đổi vai trò và vị trí của người phụ nữtrên một số phương tiện truyền thông hiện nay và
một thực trạng sự lạm dụng hình ảnh người phụ nữ trong một số chương trình quảng cáo.
Từ đó có được những hiểu biết và nhận định ban đầu về vấn đề bất bình đẳng giới trên một
số phương tiện truyền thông hiện nay.
VI.Khung lý thuyết và hệ biến số
6.1. Khung lý thuyết.

4


Bối cảnh Văn hóa - Xã hội của phương tiện truyền thông đại chúng đến vai trò giới của Tỉnh
Bình Phước.
NHẬN THỨC
Kiến thức và trách nhiệm về
giới:
+ Phân biệt giới tính.

Đặc trưng xã hội.

+ Vai trò trách nhiệm của xã
hội về phân biệt giới.

+ Trình độ học vấn.
+ Nghề nghiệp.

+ Bình đẳng về giới.

+ Mức thu nhập.
+Gia đình.


NGUYÊN
NHÂN VÀ

NGUYÊN NHÂN

CÁC YẾU TỐ

+ Định kiến xã hội trọng
nam khinh nữ.

TÁC ĐỘNG
ĐẾN HÌNH

+Văn hóa tuyền thống.

ẢNH, VAI

+Ảnh hưởng từ hoàn
cảnh, quan niệm xã hội
xưa.

TRÒ CỦA
NAM VÀ NỮ
Đặc điểm phương
tiện truyền thông
+ Quy mô đại chúng.
+ Mục đích đại
chúng.


TRÊN
TRUYỀN

TÁC ĐỘNG

THÔNG ĐẠI

Tác động của hình
ảnh giới trên truyền
hình:

CHÚNG.

+ Thông tin được
các phương tiện
thông tin truyền đi
một cách nhanh
chóng.
+ Mang tính tổng
hợp cao, có độ tín
cậy được xử lý bởi

+Giới và các thể loại
truyền hình
+ Phim truyền hình

5

+ Những chương
trình thiếu nhi.

+Số lượng nam giới
và nữ giới trên


6.2. Hệ biến số:
- Biến số phụ thuộc:
+Nhận thức của mọi người về phân biệt giới tính.
+Kiến thức về công ước bình đẳng giới.
+Trách nhiệm của phương tiện truyền thông đại chúng về xã hội hóa vai trò giới.
- Biến số độc lập:
+Đặc trưng của phương tiện truyền thông đại chúng: thông tin truyền đi rất nhanh chóng, có
mục đích và quy mô đại chúng,tính tin cậy cao.
+Đặc trưng xã hội về giới: nghề nghiệp, trình độ học vấn, gia đình.
- Biến số can thiệp:
+ Chính sách, chủ trương về quyền bình đẳng giới: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ
bà mẹ và trẻ em, Luật bình đẳng giới.
VII.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
* Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Phân tích tài liệu có sẵn: bao gồm những tài liệu thu thập từ các báo cáo kinh tế xã
hội của địa phương, các số liệu thống kê quốc gia, địa phương, các công trình nghiên cứu,
bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Phỏng vấn sâu: 30 cuộc phỏng vấn sâu gồm: phóng viên, biên tập viên, nhà báo , cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các tổ chức xã hội. Cụ thể như sau:
- Phóng viên, biên tập viên:

10
6



- Nhà báo:

10

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp:

06

- Các tổ chức xã hội:

04

+ Phương pháp quan sát có tham dự: Tiến hành quan sát trực tiếp tại các cộng đồng và
các hộ gia đình tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của người dân, ứng xử trong gia đình
giữa nam và nữ, nhà ở, phương tiện sinh hoạt, cách thức sinh hoạt… có thể gợi ý cho vấn đề
xã hội hóa vai trò giới.
* Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Đề tài thực hiện 300 phiếu trưng cầu ý kiến, bao gồm 200 phiếu dành cho nam và nữ là
phóng viên, nhà báo, 100 phiếu dành cho nam và nữ không phải phóng viên, nhà báo.
+ Giới tính người trả lời:
Nam giới

43%

Nữ giới

57%

+ Về độ tuổi:
Dưới 30 tuổi


12,7%

Từ 31 - 54 tuổi

51,2%

Từ 55 tuổi trở lên

36,1%

+ Về dân tộc:
Không tôn giáo

71,8%

Phật

8,6%

Thiên chúa

2,1%

+ Học vấn:
Không biết chữ

3,4%
7



Tiểu học

61,9%

Trung học cơ sở

24,4%

Trung học phổ thông

9,6%

Cao đẳng, đại học

0,7%

PHẦN II: NỘI DUNG.
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các lý thuyết áp dụng
1.1.1.1. Có 3 dạng lý thuyết giải thích cho sự xã hội hoá giới là: Lý
thuyết phân tích tâm lý, lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết phát
triển nhận thức.
 Lý thuyết phân tích tâm lý của Freud tập trung vào sự quan sát
của trẻ em về các đặc tính sinh dục của chúng (như nỗi lo sợ bị
thiến hay sự độ kỵ về kích thước dương vật).Lý thuyết này chưa
được củng cố bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm lắm.
 Các lý thuyết về nhận thức xã hội là các lý thuyết hành vi tin
vào việc củng cố và thiết lập sự giải thích hành vi – môi trường làm

con người thực hiện hành vi.
 Các lý thuyết về phát triển nhận thức thừa nhận rằng “ trẻ em
học về giới ( và các khuôn mẫu giới) thông qua nỗ lực tinh thần
nhằm tổ chức thế giới xã hội của chúng” .
1.1.1.2. Lý thuyết phân tích xung đột theo khía cạnh giới của
Janet Chafetz
Chafetz thăm dò các cấu trúc và điều kiện xã hội có ảnh hưởng tới
cường độ của sự phân tầng giới tính – hay các bất lợi cua rphụ nữ -trong
mọi xã hội và mọi nền văn hoá.
8


1.1.2. Các khái niệm công cụ
1.1.2.1. Xã hội hoá (socialization)
Xã hội hoá là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn
mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó một thành viên xã
hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội.
1.1.2.2. Giới (gender)
Khái niệm giới nói đến mô hình hành vi đặc hữu về mặt văn hoá
mà có thể gắn bó với giới tính.
1.1.2.3. Vai trò giới (gender role)
Vai trò giới là một hệ thống chuẩn mực hành vi được đặc biệt quy
gán cho đàn ông và đàn bà trong một nhóm hay hệ thống xã hội nhất
định.
1.1.2.4. Xã hội hoá vai trò giới (gender socialization)
Xã hội hoá vai trò giới chính là việc học các hành vi và thái độ được
coi là phù hợp với một giới tính nhất định.
1.1.2.5. Truyền thông đại chúng:
Truyền thông đại chúng là những thiết chế sử dụng những phát
triển kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghệ để phục vụ sự giao lưu tư

tưởng, những mục đích thông tin, giải trí và thuyết phục tới đông đảo
khán thính giả, cho dầu bằng phương tiện báo chí, truyền thanh, truyền
hình, sách, tạp chí, quảng cáo hay bất cứ gì đó.
1.1.2.6. Giá trị giới
Là các ý tưởng mà mọi người nghĩ phụ nữ và nam giới nên như thế
nào và những hành động mà họ nên làm.
1.1.2.7. Định kiến giới
Là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có
khả năng làm và loại hoạt động họ có thể làm.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Xã hội hóa vai trò giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng
là một vấn đề nghiên cứu mới mẻ ở Bình phước. Mặc dù vậy, nó là một
nền tảng khá vững vàng bởi có những tác phẩm nghiên cứu về giới và
truyền hình nhưng đa số là nghiên cứu ở nước ngoài.
9


Chương 2: Xã hội hoá vai trò giới trên một số
phương tiện truyền thông đại chúng.
2.1. Sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng:
-Phương tiện thông tin đại chúng phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ:
Truyền bá các chính sách của chính phủ, thông tin và giải thích về
các chính sách cho người dân; đồng thời đóng vai trò như cơ quan ngôn
luận của dân, phản ánh những vấn đề mà nhân dân; đặc biệt là tầng lớp
phụ nữ đang phải đối mặt, nói lên những ý kiến, đóng gớp của họ, kết
nữa dân và chính phủ trong việc tìm ra những giải pháp có lợi cho cả hai
bên. Phương tiện thông tin đại chúng có vai trò rất quan trọng trong việc
đưa người dân, nhất là người phụ nữ tham gia vào những quyết định
quan trọng của quốc gia thông qua các cuộc phỏng vấn, hỏi ý kiến họ về
những vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Phụ nữ cũng nên được

khuyến khích tham gia vào công việc phóng viên bởi vì hơn ai hết họ có
thể hiểu được những vấn đề, những khó khăn mà những người cùng giới
với họ gặp phải. Hơn nữa phụ nữ sẽ cảm thấy thoải mái và cởi mở hơn
khi trò truyện với người cùng giới, họ cũng sẽ cảm thấy tự hào đi theo
những tấm gương của các nữ phóng viên, những người mà họ cho là
dũng cảm và đầy tài năng đi khắp mọi nơi để gặp gỡ, phỏng vấn, nói
chuyện với những người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau.
2.2. Xã hội hoá vai trò giới trên truyền hình

 Giới và các sản phẩm truyền hình:
Truyền hình hiện vẫn duy trì các khuôn mẫu giới bởi nó phản ánh các
giá trị xã hội ưu trội. Truyền hình không chỉ phản ánh mà còn củng cố và
thể hiện các giá trị xã hội này như là cái tự nhiên vốn dĩ phải như vậy. Khi
một người mong đợi vào một xã hội vẫn do đàn ông thống trị, đàn ông
thống trị các sản phẩm truyền hình và bị ảnh hưởng bởi các khuôn mẫu
đó thì một cách vô thức sẽ tái sản xuất ra cách nhìn của nam giới, duy trì
các khuôn mẫu giới ưu trội. Nhiều chương trình truyền hình tường thuật
thực chất được thiết kế để truyền tải cách nhìn của nam giới. Người xem
thường bị lôi cuốn vào việc bị đồng nhất hoá bởi cách nhìn của nam giới.

 Số lượng nam giới và nữ giới trên truyền hình
Số lượng phụ nữ xuất hiện trên truyền hình là ít hơn nam giới rất
nhiều. Tỉ lệ nam giới xuất hiện trên các chương trình truyền hình nói
chung so với nữ giới là 3 đến 4 nam trên 1 nữ. 70-80% những nhân vật
xuất hiện trên các chương trình cho thiếu nhi là nam giới và trên các bộ
10


phim hoạt hình cho thiếu nhi, nam giới xuất hiện nhiều hơn nữ giới với tỉ
lệ là 10 nam trên 1 nữ. Thậm chí là trong các phim truyền hình dài tập thì

tỉ lệ này cũng là 7 nam trên 3 nữ. Số lượng nam giới cũng đông hơn nữ
giới trong các bảng phân vai. Trái với thực tế sự thống trị của nam giới
trên truyền hình, ta nhận thấy trong đời sống hàng ngày thực tế phụ nữ
có phần đông hơn nam giới. Ở góc độ này, truyền hình không phản ánh
được thực tế nhân khẩu học quan sát được, tuy nhiên nó lại có thể phản
ánh khá rõ sự phân phối quyền lực và các giá trị của những người nắm
giữ nó.

 Giới và giới tính
Hầu hết các nhà khoa học xã hội đều phân biệt giới với giới tính.
- Giới tính: các đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năng sinh
sản của phụ nữ và nam giới được gọi là giới tính. Đây là những đặc điểm
mà phụ nữ và nam giới không thể đổi chỗ cho nhau. Cụ thể là phụ nữ
mang thai, sinh con, cho con bú, nam giới tạo ra tinh trùng để thụ thai.
- Giới: các đặc điểm về xã hôi, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc,
của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội được gọi là giới. Đây là
những đặc điểm có thể đổi chỗ cho nhau.
BẢNG SO SÁNH GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
GIỚI TÍNH

GIỚI

Mang đặc trưng sinh học

Mang đặc trưng xã hội

Sinh ra đã có

Do học mà có


Ví dụ : Chỉ có phụ nữ mới có thể

Ví dụ : Phụ nữ chăm sóc con cái

mang thai và sinh con

Giống nhau trên toàn thế giới

Khác nhau ở các vùng, quốc gia

Ví dụ : Ở mọi nơi phụ nữ đều có thể

Ví dụ : ở một số nơi nam giới là

sinh đẻ

người chăm sóc con cái

Bất biến, không thay đổi về mặt

Có thể thay đổi về mặt không
gian

thời gian và không gian
11


và thời gian dưới tác động của
các
Ví dụ : Nam giới không bao giờ


yếu tố xã hội

mang thai và sinh đẻ được

Ví dụ : Thời phong kiến nam giới
hầu như không chăm sóc con cái

 Giới và nghề nghiệp
Vai trò của đa số phụ nữ trên truyền hình đều bị hạn chế. Bên cạnh
đó, vai trò của nam giới rộng hơn và thú vị hơn. Người phụ nữ trên truyền
hình thường xuất hiện với các vai trò như người nội trợ, người mẹ, thư ký
và y tá ; người đàn ông thì xuất hiện không chỉ với vai trò người chồng,
người cha mà còn là vận động viên, người nổi tiếng và các trùm tư bản.
Khi nói đến phụ nữ truyền hình thường nhắc đến tình trạng hôn nhân hơn
đàn ông. Đây thực sự là sự phân phối vai trò nghề nghiệp trên truyền
hình chậm hơn so với thực tế tại các công sở.

 Sự mô tả vai trò giới
Mặc dù không nặng nề như những năm trước đây nhưng rõ rằng sự
miêu tả về đàn ông và phụ nữ trên truyền hình vẫn còn đậm tính truyền
thống và rập khuôn. Điều này đáp ứng việc củng cố sự phân cực vai trò
giới. Nữ giới thì được gắn với những được điểm như là giàu tình cảm, thận
trọng, tính hợp tác, tinh thần cộng đồng và sự phục tùng. Còn nam giới
có xu hướng được gắn với các đặc điểm như duy lý, có năng lực, thích
ganh đua, chủ nghĩa cá nhân và sự tàn nhẫn.

 Quảng cáo nói chung
Trong quảng cáo truyền hình, khuôn mẫu giới có khuynh hướng rõ rệt
hơn rất nhiều do đối tượng khán giả thường được mặc định là nam hoặc

nữ. Khuynh hướng này có giảm bớt trong những năm gần đây nhưng
khuôn mẫu nói chung thì vẫn như vậy. Trong quảng cáo, đàn ông được
mô tả là mang tính tự trị cao hơn. Họ được mô tả ở nhiều lĩnh vực nghề
nghiệp hơn phụ nữ, còn phụ nữ thì hầu hết chỉ được mô tả trong vai trò
người nội trợ, người mẹ (quảng cáo bột giặt, quảng cáo sữa, quảng cáo
bột nêm...).
Đàn ông thường được mô tả trong các quảng cáo xe hay các sản
phẩm thương mại còn phụ nữ thì thường được mô tả trong các quảng cáo
đồ gia dụng. Đàn ông thường được mô tả khi họ đang ở bên ngoài xã hội
12


hoặc trong công việc còn phụ nữ thường được mô tả khi đang làm nội trợ.
Đàn ông thì thường được mô tả như những người có quyền uy. Và cùng
với sự phát triển của quảng cáo thì dường như uy tín trong hình ảnh
người đàn ông ngày càng tăng trong khi người phụ nữ lại biến mất dần
đi. Những phát thanh cho các chương trình truyền hình là những người
được coi là có tiếng nói của sự uy tín. Họ hầu hết là nam giới ( chiếm trên
94%). Trong những năm gần đây cũng có nhiều phát thanh viên nữ hơn
những chủ yếu là tiếng nói của họ là trong lĩnh bực thực phẩm, các sản
phẩm gia dụng và mỹ phẩm. Các phát thanh viên nam có xu hướng được
gắn kết với nhiều loại sản phẩm hơn.

 Quảng cáo cho trẻ em
Hầu hết các quảng cáo truyền hình hiện đại đều làm nổi bật cả bé gái
và bé trai, tuy nhiên bé trai lại có phần nổi trôi hơn. Các quảng cáo có
mục đích hướng vào các bé trai có phần nhiều các hành vi mang tính
hoạt động, hiếu chiến và ồn ào hơn là những quảng cáo có đối tượng là
các bé gái. Các bé trai thường được miêu tả với các đặc điểm như là hoạt
bát, hiếu thắng, có lý trí và hay bất mãn. Quảng cáo của các bé trai bao

gồm những đồ chơi mang tính hoạt động, nhiều hình ảnh, được quay với
tốc độ nhanh, có âm thanh và nhạc rất to. Còn quảng cáo dành cho các
bé gái thì có xu hướng hơi mờ nhạt và có nhạc nền nhẹ nhàng.

 Những chương trình thiếu nhi
Có trên 85% nhân vật trong các chương trình truyền hình thiếu nhi là
nam giới, ngay cả trong những bộ phim hoạt hình cũng vậy, với các nhân
vật là động vật như là khủng long, sư tử thì sự phân phối về giới cũng
diễn ra tương tự. (ví dụ: Phim hoạt hình vua sư tử, Tom và Jerry, hoạt hình
siêu nhân...). Tương tự như vậy nghề nghiệp của các nhân vật nữ trên
các chương trình thiếu nhi là hạn chế hơn nam giới.

 Trẻ em trên truyền hình
Trên truyền hình nói chung, các bé trai được miêu tả với các đặc điểm
là hoạt bát, hiếu thắng, xử sự lý trí và hay bướng bỉnh. Những bé trai
thường được gắn với các hoạt động truyền thống đặc trưng cho nam giới
như thể thao, thám hiểm và gây chuyện. Trong khi đó các bé gái thường
được miêu tả là đang nói chuyện điện thoại, đọc sách và giúp bố mẹ việc
nhà. Có thể nhận thấy hình mẫu này trong cả các chương trình giáo dục
cho thiếu nhi.

 Giới và các thể loại truyền hình
Nhiều nhà phê bình cho rằng nam và nữ thì ưa thích những chương
trình truyền hình khác nhau. Một số nhà lý thuyết có sự phân biệt trong
13


phong cách của các chương trình dành cho nam giới với các chương trình
dành cho nữ giới. Những chương trình dành cho nam giới bao gồm các
chương trình mang tính hành động, phiêu lưu, có tính thực tế cao; còn

các chương trình dành cho nữ giới gồm phim truyền hình dài tập, phim
tình cảm lãng mạn và nhạc kịch. Các chương trình mang tính hành động,
phiêu lưu xác định người đàn ông trong mối quan hệ với quyền lực, uy
tín, sự hiếu thắng và công nghệ. Còn các phim truyền hình dài tập thì xác
định người phụ nữ trong mối quan hệ với gia đình. Tuy nhiên trong một số
phim truyền hình thì người đàn ông cũng mô tả nhấn mạnh vào sự chăm
sóc, yêu thương và khía cạnh tình cảm hơn là sự độc đoán và hiếu thắng.

 Phim truyền hình
Phim truyền hình nói chung có lượng khán giả đa phần là phụ nữ, mặc
dù những phim truyền hình nổi tiếng như Dallas có ý nhằm tới mọi đối
tượng khán giả và trên thực tế có ít nhất 30 % khán giả của bộ phim này
là nam giới.

 Những thể loại chương trình dành cho nam giới
Các chương trình thể thao trên truyền hình do đàn ông chiếm ưu thế
và có xu hướng gắn cho những giá trị của nam giới. Các chương trình thể
thao xác định cho người đàn ông trong mối quan hệ với sự cạnh tranh,
sức khoẻ và tính kỷ luật. Hầu hết những bộ phim chiến tranh đều nhấn
mạnh đến khía cạnh bạo lực mang tính bản năng và anh hùng là dành
cho nam giới. Nữ giới trong các bộ phim được gắn cho những người điển
hình đó là những bà mẹ, những nô lệ và gái làng chơi. Những người đàn
ông là những người gắn với những lời tuyên bố, những hành động anh
hùng và và tính nhẫn nại.

 Tác động của hình ảnh giới trên truyền hình
Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội
hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên
thực tế chúng ta học cách làm nam giới và nữ giới nhưng điều đó không
đến một cách tự nhiên và truyền thông đại chúng chính là phương tiện

đã làm cho các vai trò đó trở nên tự nhiên. Và rõ ràng truyền hình đã thể
hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng hình ảnh giới. Một
số nghiên cứu cho thấy nhiều cậu bé dành nhiều thời gian với các hình
mẫu vai trò của nam giới trên truyền hình hơn là với người cha của mình.
Nhưng chỉ một mình truyền hình không thể tạo nên vai trò giới. Có rất
nhiều hành vi mang tính phân loại giới xung quanh chúng ta trong thế
giới xã hội. Truyền hình đã góp phần đem lại cho người xem những mô
hình điển hình trong một thế giới rộng lớn hơn là những gì họ trải niệm ở
nhà hay nơi ở của mình. Cho dù trẻ em có được ý niệm về vấn đề giới từ
đâu, từ khi chúng mới 6 tuổi, ( ngay cả trong các gia đình có thành kiến
14


về giới) thì có vẻ như hầu hết trẻ em đều phát triển những khuôn mẫu
hết sức rõ rang về việc giới nam hay nữ được hay không được làm gì. Và
bởi trên truyền hình có không ít các hình ảnh về giới, hơn nữa bọn trẻ lại
xem rất nhiều chương trình truyền hình nên sự tạo nên khuôn mẫu vai
trò giới nhiều khi được quy kết cho truyền hình.
2.3. Vài nét về xã hội hoá vai trò giới trên báo in
Sự mô tả vai trò giới trên báo in cũng có nét tương đồng với vai trò
giới được thể hiện trên truyền hình ở chỗ quan niệm gắn cho phụ nữ một
số vai trò nghề nghiệp hạn chế hơn so với nam giới. Cũng trong nghiên
cứu đã đề cập ở trên có một vài số liệu đáng chú ý sau:
+ 15 % tin tức trên trang nhất của các báo là về phụ nữ.
+ 24% tin trên các báo địa phương là về phụ nữ.
+ 14 % các bài báo viết về lĩnh vực kinh doanh của phụ nữ
+ 65 % các bài báo là do nam giới viết
+ Phụ nữ chiếm 60 % những người tốt nghiệp từ các trường báo chí.
+ Trong 54.000 người làm việc cho các tờ báo lớn, có 37 % là phụ nữ.
+ 19,4 % các tờ báo có chủ biên là phụ nữ.

+ 8 % các tờ báo là do phụ nữ lãnh đạo.
Bảng: Những vấn đề thường được đề cập trên các tạp chí dành
cho phụ
nữ và nam giới.
Tạp chí dành cho phụ nữ

Tạp chí dành cho nam giới

 Coi trọng nữ tính

 Vấn đề tài chính/kinh
doanh/công nghệ.

 Đặc điểm bề ngoài

 Thể thao/Sở thích

 Chuyện tình yêu

 Tình dục

 Sự thành công trong nghề
nghiệp

 Chủ đề về sự kiểm soát và
chinh phục.

15



Bảng hỏi
Câu hỏi mở





Hình ảnh người phụ nữ trên truyền
thông hiện nay như thế nào?
a)


Nguyên nhân nào dẫn đến phân biệt về
giới?

a)
b)
c)


Mức độ định kiến về giới trên các
phương tiện truyền thông như thế nào?



Giải pháp nào để hạn chế tình trạng
phân biệt giới trên truyền thông đại
chúng?



a)

a)

16

Câu hỏi đóng
Có hay không những hiện tượng phân
biệt đối xử với phụ nữ trên
truyền thông?

b) Không.
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất, nam
làm tốt hơn hay nữ làm tốt hơn:
Nam làm tốt hơn nữ trong các chương
trình liên quan đến phiêu lưu, mạo
hiểm.
Nữ làm tốt hơn nam trong chương trình
thiếu nhi.
Cả nam và nữ đều làm tốt cả báo chí
lẫn chủ biên.
Xu hướng về định kiến giới trên các
phương tiện truyền thông có tăng hay
giảm?
Tăng
b) Giảm.
Trong các quảng cáo, phim truyền hình
có mang định kiến về giới?

b) Không.



PHẦN III: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua tìm hiểu về đề tài xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện
truyền thông đại chúng, nhóm báo cáo có thê rút ra một số kết luận như sau:
+ Truyền thông đại chúng cùng với gia đình, bạn bè và các nhóm đồng đẳng
cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hoá vai trò giới. Nó đã
thực hiện tốt vai trò của mình trong việc gây dựng hình ảnh giới, góp phần đem
lại cho người xem những mô hình điển hình về giới.
+ Các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn duy trì các khuôn mẫu giới
truyền thống và áp đặt như truyền tải cách nhìn của nam giới, lấy cách nhìn
của nam giới làm chuẩn mực
+ Số lượng nữ giới xuất hiện ít hơn nam giới.
+ Vai trò của phụ nữ trên truyền hình thường xuất hiện với các vai trò như là
người nội trợ, người mẹ, còn người chồng thường xuất hiện với tư cách là người
đi làm và có địa vị cao trong xã hội.
+ Các vai trò giới và sự phân công lao động theo giới có thể được thay đổi. Tuy
nhiên nó đòi hỏi một quá trình lâu dài (trải qua nhiều thế hệ). Việc thay đổi sự
bất bình đẳng vai trò giới chỉ có thể thành công khi cả phụ nữ và nam giới đều
cùng tham gia vào quá trình để hướng đến sự thay đổi này.
3.2. Khuyến nghị


Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hội:

+ Áp dụng các biện pháp khuyến khích phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo
nhằm cải thiện vai trò của nữ giới trong xã hội.
+ Hoàn thiện Luật bình đẳng giới và giám sát việc đưa luật này vào đời sống.



Đối với nhà truyền thông:

+ Xây dựng kế hoạch và các chương trình truyền hình, báo in, tạp chí với các
vai trò và định kiến giới theo cách phi đối dấu.
+ Tuyên truyền cho sự nhìn nhận vai trò giới một cách bình đẳng.


Đối với cá nhân

17


+ Tìm hiểu những khả năng có thể làm thay đổi sự phân công vai trò và trách
nhiệm mang tính bất bình đẳng trong xã hội.

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×