VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN XUÂN GIÁ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN XUÂN GIÁ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH THỊ XUYẾN
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ bất cứ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Xuân Giá
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu chương trình cao học chuyên
ngành chính sách công tại Học viện Khoa học Xã hội, đến nay tôi đã hoàn
thành chương trình khóa học, bản thân tôi được Giám đốc Học viện quyết
định giao đề tài luận văn: “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ
thực tiễn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành gửi đến các thầy giáo, cô giáo,
đặc biệt PGS.TS Trịnh Thị Xuyến, Trưởng Ban Chính trị học so sánh, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo huyện, các phòng, cơ
quan, ban, ngành, đoàn thể; Đảng ủy, UBND các xã trên địa bàn huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp, học viên
chuyên ngành chính sách công đợt 1, năm 2016 Học viện Khoa học Xã hội đã
ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và suốt thời
gian làm đề tài luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2018
Người cảm ơn
Nguyễn Xuân Giá
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................................8
1.1. Chính sách xây dựng nông thôn mới ...............................................................8
1.2. Quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ..............................19
1.3. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới ........................................................................................................................22
1.4. Kinh nghiệm của một số huyện tỉnh Bắc Ninh trong tổ chức thực hiện chính
sách xây dựng nông thôn mới ...............................................................................24
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH
BẮC NINH ...............................................................................................................28
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ảnh
hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. .....................................28
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2011 - 2017 ................................................31
2.3. Kết quả thực hiện các nội dung theo 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về
xây dựng nông thôn mới .......................................................................................36
2.4. Những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức thực hiện xây dựng
nông thôn mới huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh..................................................49
Chương 3. BỐI CẢNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN TỚI ..................54
3.1. Bối cảnh thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh thời gian tới ...................................................................................54
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách xây
dựng nông hôn mới trên địa bàn huyện ................................................................60
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76
PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ
Ban Chỉ đạo
CNH,HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HĐND
Hội đồng nhân dân
MTQG
Mục tiêu quốc gia
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
NTM
Nông thôn mới
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta hiện nay cơ bản là nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số
là nông dân. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng,
Nhà nước hết sức coi trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát
triển đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định
“Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và
quá trình đô thị hóa một cách hợp lý”. [11, tr. 93]
Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban
hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, trong đó nêu rõ mục tiêu: “Không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự
chuyển biến nhanh hơn ở các vùng có nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo
có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ
bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông
nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa
lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”. [1, tr. 2-3]
Để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện Chương trình, MTQG về xây dựng
NTM, ngày 04 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết
định 800/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM
giai đoạn 2010-2020. Chương trình MTQG về xây dựng NTM gồm 11 nội
dung, 19 tiêu chí, từ năm 2011, trong phạm vi toàn quốc đã được xây dựng,
thực hiện. Qua 05 năm thực hiện, đã đạt được kết quả bước đầu khả quan,
chương trình đã có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội;
nhưng cách thực hiện có phần nôn nóng, chạy theo thành tích, chưa thiết thực,
1
đầu tư còn phân tán, nợ đọng nhiều, một số tiêu chí chưa phù hợp với thực tế,
vì vậy cần có sự lãnh, chỉ đạo thay đổi cho phù hợp. Qua tổng kết 05 năm
Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 đã chỉ ra
phương hướng cụ thể trong thời gian tới. Ngày 16 tháng 8 năm 2016, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1600/QĐ-TTg về việc Phê duyệt
Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; đồng thời Chính
phủ ban hành quyết định Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, ngoài chỉ
tiêu chung, có chỉ tiêu vùng, miền. Trong 19 tiêu chí, có 13 nội dung trong 06
tiêu chí giao cho UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa
phương cấp tỉnh, gồm: 04 nội dung trong tiêu chí Giao thông, 01 nội dung
trong tiêu chí Thủy lợi, 02 nội dung trong tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa, 01
nội dung trong tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 04 nội dung
trong tiêu chí Thông tin và truyền thông và 01 nội dung trong tiêu chí Môi
trường và an toàn thực phẩm.
Huyện Lương Tài là một huyện nông nghiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh xa
trung tâm, điều kiện về kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng với sự cố
gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện, đến hết
năm 2017, đã có 08/13 xã được công nhận xã nông thôn mới, phấn đấu đến
năm 2019, huyện được công nhận huyện nông thôn mới. Trong những năm
qua, việc thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM đã đạt được
những kết quả đáng phấn khởi: kinh tế xã hội phát triển ổn định; cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập đầu người tăng; diện mạo nông
thôn ngày càng khởi sắc; cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện; đời
sống về vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên, cũng
như toàn tỉnh và cả nước, trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới
còn những tồn tại và bất cập, đó là: nhận thức của cấp ủy, chính quyền và
người dân về xây dựng NTM còn hạn chế; công tác phối kết hợp để tổ chức
2
thực hiện xây dựng NTM chưa hiệu quả; huy động sự đóng góp của người
dân và doanh nghiệp còn hạn chế; nguồn lực trong xây dựng NTM còn gặp
nhiều khó khăn; nợ đọng trong xây dựng cơ bản của một số xã còn cao, đặc
biệt, trình độ của cán bộ cơ sở còn hạn chế, cho nên quá trình tổ chức thực
hiện xây dựng NTM cấp cơ sở còn lúng túng. Việc thực hiện chính sách xây
dựng NTM trong những năm tới đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
phát triển kinh tế xã hội của huyện. Với những lý do nêu trên, qua thực tiễn
kinh nghiệm công tác, bản thân chọn đề tài luận văn “Thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc ninh”
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung, xây dựng NTM nói riêng
là đề tài được nhiều tác giả, nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu:
Cuốn sách “Phát triển nông thôn bền vững những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm thế giới” của tác giả Trần Ngọc Ngoạn đã làm nổi bật được kinh
nghiệm của các nước trên thế giới trong phát triển nông thôn bền vững được
thể hiện ở ba trụ cột chính: trụ cột thứ nhất, phát triển bền vững kinh tế nông
thôn; trụ cột thứ hai, phát triển bền vững xã hội nông thôn; trụ cột thứ ba, tăng
cường bảo vệ, quản lý môi trường tự nhiên. [16]
Công trình “Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay” của
tác giả Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh. Tác giả đã đề ra phương pháp và các
điều kiện để thực hiện đạt 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. [21]
Cuốn sách “Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - lý luận, thực tiễn và
triển vọng áp dụng ở Việt Nam” của tác giả Đặng Kim Sơn đã nêu một số lý
thuyết trong phát triển nông nghiệp, đã giới thiệu thành công và thất bại trong
phát triển nông nghiệp, trong bối cảnh tiến hành công nghiệp hóa của một số
nước châu Á điển hình: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. [20]
3
Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi
mới - quá khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích đã phân tích, đánh
giá lịch sử phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam qua các
thời kỳ, đặc biệt sau đổi mới 20 năm (1986-2006), đã làm rõ khá toàn diện
nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông
thôn Việt Nam. [2]
“Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và
nhân dân ta” của tác giả Hồ Xuân Hùng, tác giả đã làm rõ nông thôn và nông
thôn mới xã hội chủ nghĩa Việt nam, đã đề ra một số biện pháp thực hiện 19
tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay. [12]
Đề tài cấp nhà nước: “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt
Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại” năm 2010 của
PGS.TS Nguyễn Danh Sơn làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã nêu bật được
những vấn đề cần thiết, quan trọng, cốt lõi trong phát triển đất nước. [19]
Luận án Tiến sỹ Kinh tế tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
của tác giả Nguyễn Văn Hùng, năm 2015 với đề tài “Xây dựng nông thôn mới
trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh”. Luận án đã khẳng định mô
hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát
triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu
quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn
so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận
dụng trên cả nước. [13]
Trên Tạp chí Cộng sản, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có đăng
nhiều bài viết quan trọng liên quan đến đề tài luận văn nghiên cứu:
- Bài viết “Xây dựng nông thôn mới: một số vấn đề đặt ra” của TS.
Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, tháng 11/ 2015. [23]
4
- Bài viết “Xây dựng nông thôn mới - những bài học kinh nghiệm giai
đoạn 2010 - 2015” của tác giả Lê Nguyễn, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam, tháng 1 năm 2016. [17]
- Bài viết “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - những vấn đề không
thể thiếu trong phát triển bền vững” của GS.VS Đào Thế Tuấn, Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 10 năm 2017. [33]
Trong những công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết nói trên đã tập
trung phân tích, đánh giá, đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn, thực
trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam nói chung, của các địa
phương nói riêng, từ đó đề ra được các giải pháp khả thi để thực hiện có hiệu
quả hơn chính sách xây dựng nông thôn mới của các địa phương trên phạm vi
cả nước ngày một hiệu quả. Đề tài về thực hiện chính sách xây dựng NTM
trên phạm vi cả nước hoặc gắn với một cơ sở, địa phương cấp xã, huyện, tỉnh
cụ thể đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên
cứu về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh. Bản thân sau hai năm học tập, nghiên cứu chương trình cao
học chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Khoa học Xã hội đã chọn đề
tài luận văn: “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới, luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây
dựng nông thôn mới tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua
và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn trong thời gian tới.
5
3.2. Nhiệm vụ
Một là, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
chính sách xây dựng NTM ở cấp huyện.
Hai là, Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng
NTM ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, xác định kết quả đạt được, những
tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách.
Ba là, Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới của các xã, phòng, ban, cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn
huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài luận văn được tiến hành
nghiên cứu trên phạm vi huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể, nghiên cứu
tại 13 xã là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Tiếp cận việc thực hiện chính sách thông qua phương pháp so sánh
trước và sau khi thực hiện, qua việc thực hiện các nội dung của chính sách
quy định tại các văn bản chính sách; theo kênh các cơ quan, đơn vị, các tập
thể, cá nhân trực tiếp thực hiện chính sách.
Tiếp cận theo chu trình chính sách công: xuất hiện các vấn đề chính
sách, xây dựng, thực hiện, kiểm tra, đánh giá chính sách.
6
Luận văn đủ ở file: Luận văn full