Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực hiện chính sách phát triển giảng viên từ thực tiễn Trường Đại học Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.42 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN
TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN ĐÌNH HẢO

HÀ NỘI, 2018

HÀ NỘI - năm


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Thực hiện chính sách phát triển giảng viên từ thực tiễn Trường
Đại học Hà Nội” là kết quả quá trình nghiên cứu của tôi cùng với sự hướng dẫn tận
tình của PGS. TS Trần Đình Hảo – người hướng dẫn khoa học. Tôi xin cam đoan
đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Luận văn của tôi có tham khảo một số
sách báo, tạp chí, báo có, luận văn và nguồn tư liệu mới đã được trích dẫn, ghi chú
đầy đủ.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Dương Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN ...................................................................................... 7
1.1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển giảng viên ..................... 7
1.2. Nội dung các giải pháp chính sách phát triển giảng viên ..................................... 14
1.4. Yêu cầu cơ bản trong thực hiện chính sách phát triển giảng viên ........................ 23
1.5. Các phương pháp thực hiện chính sách phát triển giảng viên .............................. 24
1.6. Các hình thức tổ chức thực hiện chính sách giảng viên ....................................... 26
1.7. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển giảng viên ............................... 27
1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển giảng viên ................. 29
Chương 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI ................................................. 36
2.1. Khái quát thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hà Nội ....................... 36
2.2. Đánh giá thực hiện chính sách phát triển giảng viên của Trường Đại học Hà
Nội........ .................................................................................................................... 42
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI . 66
3.1. Mục tiêu, định hướng chính sách phát triển giảng viên tại Trường Đại học Hà
Nội .......... .................................................................................................................66

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển giảng viên ............. 68
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 79


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐH

Đại học

ĐHHN

Đại học Hà Nội

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GS

Giáo sư


KH-CN

Khoa học – công nghệ

NCKH

Nghiên cứu khoa học

PGS

Phó Giáo sư

ThS

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

TCCB

Tổ chức cán bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng


2.1

Thống kê, phân loại giảng viên

2.2

Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường
xuyên sử dụng ngoại ngữ và tin học cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu

2.3

Giảng viên cơ hữu theo trình độ, giới tính và độ tuổi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội và
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, giáo dục đào tạo ngày càng giữ
vị trí, vai trò quan trọng. Nghị quyết số 29/NQ-TW Hội nghị lần thứ 8 BCHTW
(Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã nhấn mạnh “Giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình kế
hoạch phát triển kinh tế giáo dục” [7]. Giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại
học nói riêng có sứ mạng đào tạo và cung cấp nhân lực trình độ cao phục vụ trực
tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội. Để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao,
Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục đại học là “tập trung đào tạo nhân lực
trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học tự làm
giàu tri thức, sáng tạo của người học” [ 7].

Chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và chất lượng giáo dục đại học nói
riêng gắn liền với chất lượng đội ngũ giảng viên. Trong giai đoạn giáo dục đại học
đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện như hiện nay, phát triển đội ngũ giảng
viên là một trong những mục tiêu chiến lược có tính đột phá quyết định đến chất
lượng giáo dục đào tạo. Để nâng cao chất lượng giáo dục, Nhà nước đã ban hành
chính sách để phát triển đội ngũ giảng viên. Thực hiện các chính sách đối với giảng
viên đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng viên. Bên cạnh
những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện chính sách còn có nhiều hạn chế,
bất cập ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu, một bộ phận chưa theo kịp yêu
cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề
nghiệp. Đội ngũ nhà giáo đầu ngành bị hẫng hụt, năng lực chuyên môn, kỹ năng
thực hành, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và trình độ tin học còn hạn chế; tỷ lệ
giảng viên có học vị, học hàm thấp” [1].
Nằm trong hệ thống các trường đại học công lập do Bộ giáo dục và đào tạo
quản lý, Trường Đại học Hà Nội là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn, thành thạo ngoại
1


ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường lao động trong nước và quốc tế. Mục tiêu của nhà trường là đào tạo bậc đại
học và sau đại học phát huy được thế mạnh về ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập với
thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó, Trường ĐHHN luôn chú trọng đến phát triển đội
ngũ giảng viên. Vì vậy, đến nay số lượng, chất lượng giảng viên của nhà trường
tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phát triển giảng viên hiện
nay vẫn còn nhiều hạn chế bất cập như: thực hiện các chính sách về tuyển dụng, sử
dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng... đối với giảng viên còn thiếu sự đồng bộ.
Chính sách đãi ngộ chưa tương xứng nên chưa đủ mạnh để giảng viên yên tâm công
tác, chưa trở thành động lực để thu hút giảng viên có năng lực, trình độ cao nhất là

giảng viên trẻ được đào tạo ở nước ngoài về giảng dạy. Công tác sử dụng, đánh giá
giảng viên còn nhiều bất cập chưa phát huy tiềm năng của giảng viên trong giảng
dạy và NCKH. Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên chưa
được quan tâm đúng mức nên việc bố trí, sử dụng giảng viên vẫn theo tình huống bị
động, thiếu đội ngũ giảng viên kế cận.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện
chính sách phát triển giảng viên trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách phát triển giảng viên
ở các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường ĐHHN nói riêng, học viên chọn
đề tài “Thực hiện chính sách phát triển giảng viên từ thực tiễn Trường Đại học
Hà Nội” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, chất lượng của đội ngũ giảng viên đang là vấn đề rất
được quan tâm và là đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, các
công trình NCKH. Đây là nguồn tư liệu tham khảo rất ý nghĩa cho các nhà quản lý.
Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), “ Phát triển nguồn nhân lực
giáo dục Việt Nam”, hai tác giả đã khẳng định vai trò vị trí của giảng viên trong
phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học. Giảng viên là nhân tố quan trọng có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta. Từ những
nghiên cứu về lý luận và thực tế, các tác giả đã đề xuất các giải pháp trong đó nhấn

2


mạnh việc cần thiết phải tạo ra môi trường phát lý thuận lợi để phát triển đội ngũ
giảng viên trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
Trần Thị Bạch Mai (2006), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp
tăng cường đội ngũ cán bộ nữ trong hoạt động quản lý nhà trường đại học”, luận
án Tiến sĩ đi sâu nghiên cứu tình hình đội ngũ giảng viên nói chung và giảng nữ
hoạt động quả lý nhà trường đại học nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực

cho việc phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên làm công tác quản lý nhất là các giảng
viên nữ ở các trường đại học.
Nguyễn Văn Đệ (2010), “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở
đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”, luận án
Tiến sĩ đã cụ thể một số quan điểm của lý thuyết quản lý nguồn nhân lực vào việc
nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên. Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và
thực tiễn phát triển giảng viên ở đồng bằng sông Cửu Long, luận án đề xuất các giải
pháp để nâng cao chất lượng giảng viên trong đó nhấn mạnh tăng quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các trường trong việc phát triển giảng viên.
Phạm Tất Dong (2011), “Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã có những phân tích sâu sắc về vai trò của
đội ngũ tri thức trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước trong đó đội ngũ giảng viên giữ
vị trí và vai trò quan trọng từ đó đưa ra những định hướng phát triển đội ngũ tri thức
Việt Nam trong thời kì CNH-HĐH đất nước.
Tạ Ngọc Tấn (2012), “Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân
tài, một số kinh nghiệm của thế giới” có những góc nhìn mới về nguồn nhân lực và
phát triển giáo dục đào tạo. Tác giả tổng kết rút ra những kinh nghiệm quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào công cuộc đổi mới
toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đặng Bá Lãm (2012), Tập bài giảng “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục” đã nhấn mạnh vai trò của chính sách đãi ngộ đối với giảng viên.
Đãi ngộ tốt là một trong những động lực giúp đội ngũ giảng viên phấn đấu hoàn
thành nhiệm vụ. Đây là một trong những công cụ chính sách quan trọng để phát
triển giảng viên. Chính sách đãi ngộ tốt sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt giúp giảng
viên yên tâm công tác.
3


Lê Thị Phương Nam, (2012), “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010-2015”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Viện

Nghiên cứu Lập pháp. Qua nghiên cứu, đề tài đã đánh giá thực trạng đội ngũ giảng
viên đại học trong giai đoạn 2010-2015, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và
phát triển đội ngũ giảng viên. Các giải pháp đưa ra mang tính hệ thống, khắc phục
những mặt hạn chế trong việc nâng cao chất lượng giảng viên. Tuy nhiên, những
giải pháp này chưa có tính định lượng cụ thể. Ngoài ra, đề tài còn đưa ra một số
kiến nghị chuẩn bị cho Dự án Luật giáo dục đại học.
Bùi Mạnh Nhị (2012), “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt
Nam”, Tạp chí Thông tin lý luận chính trị, bản tin của Hội đồng Lý luận Trung
ương, đã có những phân tích, đánh giá giáo dục và đào tạo ở nước ta từ khi đất nước
đổi mới cho đến nay trong đó nêu những thành tựu đã đạt được và những khó khăn,
thách thức đang đặt ra đối với giáo dục, đào tạo của đất nước. Từ đó xác định
phương hướng và đề xuất một số vấn đề nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình trên đã tập trung nghiên cứu nhiều khía cạnh
khác nhau về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của giảng viên, quản lý phát triển
đội ngũ giảng viên, chính sách phát triển giảng viên. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu trên chủ yếu quan tâm đến chính sách phát triển giảng viên mà chưa quan tâm
nhiều đến khâu tổ chức thực hiện chính sách ở các cơ sở giáo dục đại học. Hiện nay,
chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá, tổng kết và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển giảng viên tại Trường Đại học Hà Nội.
Chính vì vây, học viên chọn vấn đề “Thực hiện chính sách phát triển giảng viên
từ thực tiễn Trường Đại học Hà Nội” để nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển giảng viên ở Trường Đại học Hà Nội
để chính sách thực sự phát huy hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại
học nói chung và phát triển giảng viên nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chính sách phát triển giảng viên.
Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển giảng viên. Trên cơ sở
4



đó, luận văn đề ra các giải pháp góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát
triển giảng viên ở nước ta trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích lý luận về chính sách phát triển giảng viên.
- Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển giảng viên, phát hiện ra
những vấn đề còn hạn chế trong thực hiện chính sách tại Trường Đại học Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển giảng
viên từ thực tiễn Trường Đại học Hà Nội .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận về thực hiện chính sách
phát triển giảng viên ở cơ sở giáo dục đại học và thực tiễn việc thực hiện chính sách
phát triển giảng viên tại Trường Đại học Hà Nội .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển giảng viên ở cơ sở
giáo dục đại học thông qua đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển giảng
viên tại Trường Đại học Hà Nội giai đoạn 2012-2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn tiếp cận dựa trên cơ sở nguyên lý và phương pháp luận duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường
lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giáo dục đào tạo,
phát triển giảng viên đại học.
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học, sử dụng
phương pháp phân tích chính sách công để nghiên cứu về chu trình chính sách từ
hoạch định đến thực thi chính sách và đánh giá chính sách công.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp với các

phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu,
sách, báo, tạp chí về kết quả nghiên cứu cụ thể có liên quan đến đề tài được được
công bố trên các ấn phẩm, báo cáo khoa học; chủ trương đường lối của Đảng, chính
5


sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giảng viên làm cơ sở nghiên cứu, luận
giải những vấn đề của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống
kê để phân tích số liệu, so sánh đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển
giảng viên.
6. Ý nghĩ lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển giảng
viên. Đề tài góp phần ứng dụng và phát triển các cơ sở lý luận chung về chính sách
phát triển giảng viên đại học.
- Giúp nghiên cứu lý thuyết về thực hiện chính sách để phân tích đánh giá
việc thực hiện chính sách, góp phần tham vấn cho nhà xây dựng chính sách về giáo
dục đào tạo xây dựng và phát triển giảng viên đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất
lượng cho các trường đại học.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách phát
triển giảng viên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tìm ra các giải pháp để ngày càng
hoàn thiện hơn trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển giảng viên ở Trường
ĐHHN nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước nói chung.
Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng tham khảo cho những người quan tâm
nghiên cứu đến chính sách phát triển giảng viên.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu
gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển giảng viên
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển giảng viên tại Trường
Đại học Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển giảng
viên

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIẢNG VIÊN
1.1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển giảng viên
1.1.1.Các khái niệm cơ bản
 Khái niệm giảng viên
Theo Điều 70 Luật Giáo dục năm 2005 quy định: Nhà giáo là người có
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo phải
có những tiêu chuẩn sau đây: a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; b) Đạt trình độ
chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề
nghiệp; d) Lý lịch bản thân rõ ràng. Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục đại học gọi là
giảng viên [25]. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng,
trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc lĩnh vực nghiên cứu
chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục
đại học [26].
Để đảm bảo chất lượng của giảng viên, Luật giáo dục đại học quy định rõ
tiêu chuẩn của giảng viên. Theo quy định tại Điều 54 Luật Giáo dục đại học: “Giảng
viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo
đức tốt, có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp
vụ quy định tại đểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục [26].
Trình độ đào tạo của giảng viên quy định cụ thể tại điểm e khoản 1 Điều 77

của Luật giáo dục: “Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở
lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến
sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ” [25]. Với những
tiêu chuẩn này đòi hỏi giảng viên phải có khả năng am hiểu sâu sắc về lĩnh vực
chuyên môn để phát huy tốt vai trò của người truyền đạt tri thức. Hiện nay vai trò
của giảng viên đang có sự thay đổi lớn. Giảng viên không chỉ là người truyền đạt tri
thức mà còn là người hướng cho người học hình thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề
nghiệp, niềm đam mê công việc. Do đó, giảng viên phải vững về nghiệp vụ sư
phạm, phải thay đổi về phương pháp dạy học, chuyển từ cách dạy cách dạy độc
thoại, nặng về thuyết trình sang phương pháp “lấy người học làm trung tâm”,
khuyến khích tính độc lập, sáng tạo của người học.
7


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×