Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.27 KB, 118 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỪ THỰC TIỄN
BẢO TÀNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỪ THỰC TIỄN
BẢO TÀNG HÀ NỘI
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VÕ QUANG TRỌNG



HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS.Võ Quang Trọng.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là chính xác, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức
từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội’’ là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực nghiên cứu của
bản thân; sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía đội ngũ ban lãnh đạo, công chức, viên
chức Bảo tàng Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Võ Quang Trọng, người hướng
dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ..........................................................9
1.1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo công chức, viên chức ...9
1.2. Nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ..22
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo công chức,
viên chức ..............................................................................................................28
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI ..................38
2.1. Tổng quan về bảo tàng hà nội .....................................................................38
2.3. Đánh giá chung hoạt động thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng
công chức, viên chức Bảo tàng Hà Nội giai đoạn 2011 – 2017 ....................55
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI ......................................................................................59
3.1. Nhu cầu, mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức tại Bảo tàng Hà Nội ..............59
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ..........................................................64
3.2.1. Nâng cao tính khả thi kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo
công chức, viên chức ...........................................................................................64
3.3. Kiến nghị giai đoạn 2020 -2025...................................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng công chức, viên chức Bảo tàng Hà Nội giai đoạn 2011-2017 .......41

Bảng 2.2.a. Cơ cấu trình độ học vấn của công chức, viên chức làm việc ở Bảo tàng ...40
Bảng 2.2.b. Cơ cấu ngạch viên chức làm việc ở Bảo tàng Hà Nội .................................43
Bảng 2.2.c. Bảng cơ cấu theo trình độ lý luận chính trị ...................................................43
Bảng 2.2.d. Bảng cơ cấu theo trình độ tin học..................................................................44
Bảng 2.2.e. Bảng cơ cấu theo trình độ ngoại ngữ ............................................................44
Bảng 2.4: Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2011.......................................50
Bảng 2.5. Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2012.......................................50
Bảng 2.6. Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2013.......................................51
Bảng 2.7. Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2014.......................................52
Bảng 2.8. Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2015.......................................53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc
gia, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém”. Quốc gia nào quan tâm, chăm lo đến nguồn nhân lực, sử dụng
hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực thì kinh tế đất nước đó phát triển nhanh
chóng và bền vững. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc xây dựng một
nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của việc
quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu cấp bách.
Chiến lược phát triển của mỗi quốc gia đều coi trọng việc tập trung xây
dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là mấu chốt của sự phát triển. Xây
dựng nguồn nhân lực cao thực chất là nói đến xây dựng và phát huy sức mạnh cán
bộ, công chức, viên chức. Chính sách đào tạo công chức, viên chức là chiến lược
mang tính thời đại, là một vấn đề xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của
nhiều quốc gia.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những kiến
thức cần thiết về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, kiến thức về hội nhập và

kỹ năng thực thi công việc để phục vụ yêu cầu của công dân, tổ chức ngày càng tốt
hơn. Thông qua đó, giúp họ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm được giao, đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch và của từng
vị trí chức danh đang đảm nhiệm. Thời gian qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã
được thực hiện tương đối tốt, song vẫn còn không ít những hạn chế cần được tiếp
tục đổi mới, khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của tình hình mới hiện nay.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong những năm qua
không chỉ là mối quan tâm chung của tất cả các cấp, các ngành, từng cơ quan, đơn
vị; mà còn là mối quan tâm thiết thực của bản thân mỗi công chức. Hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ công chức, đặc biệt là

1


công chức, viên chức các cơ quan chuyên môn; là con đường giúp họ không ngừng
hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà
nước. Có thể nói, với tầm quan trọng của mình, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức thuộc các cơ quan chuyên môn luôn là vấn đề cấp thiết được Đảng
và Nhà nước quan tâm ưu tiên hàng đầu.
Bảo tàng Hà Nội là cơ quan trực thuộc Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội có
chức năng nghiên cứu, sưu tầm, quản lý, bảo quản, trưng bày, giới thiệu di sản văn
hóa, tài liệu, hiện vật về lịch sử Thăng Long – Hà Nội nhằm phục vụ nhu cầu
nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Do đó, Bảo
tàng cần một đội ngũ công chức, viên chức có chất lượng cao phù hợp với đòi hỏi
cấp thiết của sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô ngàn
năm văn hiến nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đồng bộ, có chất lượng,
đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hiện nay, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
công chức, viên chức thực sự có đủ đức, đủ tài, giữ vững vai trò nòng cốt, là “cái

gốc của mọi công việc” như lời Bác Hồ đã dạy.
Tổ chức thực hiện chủ trương trên, trong những năm qua, Bảo tàng Hà Nội
luôn quan tâm đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, viên chức thật sự
có trình độ, năng lực đảm đương được nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả
trong công việc; tổ chức bộ máy cơ quan từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả;
công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ đi vào nề nếp; trình
độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức các mặt của
công chức, viên chức được nâng lên, từng bước đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ
trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đội ngũ công chức, viên
chức trưởng thành về nhiều mặt, là lực lượng nòng cốt góp phần quan trọng vào
việc phát triển thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu bước đầu đó, đội ngũ công chức, viên
chức của Bảo tàng Hà Nội nhìn chung vừa thừa, vừa thiếu và không đồng bộ, vẫn
còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi nhiệm vụ dẫn đến kết

2


quả giải quyết công việc chưa đạt yêu cầu. Hơn nữa nhiệm vụ lớn, cấp bách hiện
nay của Bảo tàng Hà Nội là thực hiện việc tổ chức nghiên cứu trưng bày cùng các
hoạt động kèm theo để đến cuối năm 2019 chính thức khai trương hệ thống trưng
bày thường xuyên. Đây là một nhiệm vụ chính trị rất quan trọng. Tuy nhiên, đội ngũ
cán bộ của Bảo tàng Hà Nội hiện nay còn yếu; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa tập
trung, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, cách thức đào tạo và sử dụng cán bộ còn hạn
chế về tầm nhìn chiến lược, đổi mới công tác cán bộ còn chậm, chưa theo kịp với sự
đổi mới về kinh tế, chưa đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; chưa ngang tầm với
thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; chưa đủ khả năng để
hoàn thành nhiệm vụ mà cơ quan đã đề ra.
Vì vậy, Bảo tàng một mặt cần có kế hoạch trước mắt tập trung thực hiện
công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức để

từng bước hoàn thiện và phát triển đội ngũ công chức, viên chức Bảo tàng Hà Nội
theo hướng chuyên nghiệp đủ khả năng quản lý Bảo tàng theo mô hình hiện đại,
theo kịp với xu thế phát triển của các bảo tàng trong nước và quốc tế.
Để đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính sách đào tạo công chức, viên
chức ở Bảo tàng Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách đào tạo công chức, viên chức Bảo tàng, học viên chọn vấn đề: “Thực
hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng
Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung
là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và cũng là vấn đề được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đã được một số bài viết, công trình
nghiên cứu nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung, các bài viết, công
trình đó đã nêu được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức cũng
như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
công chức, viên chức. Ngoài ra, có thể thấy nhiều luận văn, luận án cũng đã quan

3


tâm tìm hiểu về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Điểm chung nhất là các
tác giả đã dựa vào lý thuyết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tổ chức nói
chung để vận dụng vào trong từng tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Về lý thuyết đào tạo, bồi dưỡng, thường được trình bày trong nhiều sách, tài
liệu khác nhau:
Năm 2001, tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm trong Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội đã tổng kết
thực tiễn, đưa ra các quan điểm lý luận, phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ

khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.[45]
Trong bài viết “ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở - vấn đề và giải
pháp” in trên Tạp chí Cộng sản số 20/2002, tác giả Lê Chi Mai nhấn mạnh: Công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cần phải được đổi mới một cách cơ
bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực sự trở thành giải pháp hữu hiệu nhất
nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện chính quyền cơ sở hiện nay.[16]
Tác giả Bùi Văn Nhơn, Học viện Hành chính Quốc gia trong công trình Các
giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay thực hiện năm 2005 đã phân tích thực trạng và đề xuất các giải
pháp xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thực
tiễn cuộc sống.[25]
Năm 2008, tác giả Nguyễn Minh Đường với công trình Bồi dưỡng và đào
tạo lại nhân lực trong điều kiện mới đã đánh giá thực trạng đội ngũ nhân lực và
đề xuất các chính sách tuyển dụng, sử dụng cũng như đào tạo lại và bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ.[10]
Tác giả Nguyễn Ngọc Vân trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Cơ sở
khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công
việc, thực hiện năm 2008 đã đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học của đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.[47]

4


Trong bài viết“Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, công bố trên Tạp chí Tổ chức nhà nước,
tác giả Ngô Thành Can đã giới thiệu quy trình 4 bước đào tạo, bồi dưỡng trong đó
nhấn mạnh đến việc xác định nhu cầu đào tạo như là khâu then chốt.[3]
Trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ tháng 6/2014, tác giả Nguyễn
Minh Phương có bài “Tiếp tục đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên

chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước”. Bài viết làm rõ việc đổi mới
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh mới
nhằm nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính.[26]
Nguyễn Thị La trong bài “Đào tạo, bồi dưỡng, công chức trong quá trình cải
cách hành chính” trên Tạp chí Cộng sản 04/09/2015 đã tổng kết, khái quát một số vấn
đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong tiến trình cải cách hành chính nhà
nước.[15]
Trong luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong
nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở Thành phố Hà Nội), Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2006, tác giả Tạ Quang Ngải dựa trên cơ sở lý luận
và thực trạng công tác, đào tạo, bồi dưỡng công chức ở thành phố Hà Nội đã đề xuất
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, công chức ở thành
phố Hà Nội và cả nước trong nền kinh tế thị trường.[17]
Công trình Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam
hiện nay, Nguyễn Lan Hương đăng trên Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER)
là một tài liệu cung cấp khá nhiều thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức, viên chức với những số liệu dẫn chứng khá phong
phú.[14]
Dựa vào lý thuyết chung về đào tạo bồi dưỡng, các công trình nghiên cứu
trên đưa ra cách tiếp cận về đào tạo bồi dưỡng riêng cho nhóm đối tượng quan tâm.
Tuy đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về đề
tài thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ thực tiễn tại

5


Bảo tàng Hà Nội. Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ
thống, chuyên sâu để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính
chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức tại Bảo tàng Hà Nội.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện chính
sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Bảo tàng Hà Nội, luận văn đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức Bảo tàng Hà Nội cho những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
Thứ hai, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức từ thực tiễn Bảo tàng Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công.
Thứ ba, đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cho Bảo tàng Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bảo tàng
Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khách thể: Công chức, viên chức tại Bảo tàng Hà Nội.
Về không gian: Nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
công chức, viên chức ở Bảo tàng Hà Nội.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, tập trung đánh giá thực hiện chính sách sách
đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Bảo tàng Hà Nội từ năm 2011 đến năm

6


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×