Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Giáo dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2016 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 80 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trần Thị Hương

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH BẢO,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2016
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Trần Đức Cường

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Trần Thị Hương


LỜI CẢM ƠN


Bằng tình cảm chân thành của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới .....đã cung cấp nguồn kiến thức, luôn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập cũng như kết quả nghiên cứu thực tiễn
của mình.
Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn PGS.TS. Trần
Đức Cường là thầy giáo, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và
giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Vĩnh Bảo, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường
trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo, các bạn đồng nghiệp và người thân đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, thông tin bổ ích; đã động viên,
khích lệ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài,
song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý
và giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn
được bổ sung và hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Hương


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực quan trọng. Đối với nhiều quốc gia, giáo
dục đào tạo đã và đang trở thành lực lượng vật chất thực thụ, có ý nghĩa quyết
định đối với sự phát triển về kinh tế, xã hội cũng như quyết định vị thế, sự
bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực hay trên thế giới. Từ xa
xưa, giáo dục đào tạo đã trở thành nơi sản sinh ra những bậc hiền tài - nguyên

khí của quốc gia. Cho nên, muốn thấy sự tiến bộ của một đất nước, người ta
thường nghĩ ngay đến thước đo về giáo dục đào tạo, nhìn vào mặt bằng dân trí
nói chung. Chính vì nhận thức được điều đó, cho nên trong nhiều thế kỉ qua,
giáo dục đào tạo trở thành mảng công việc được cả xã hội Việt Nam đặc biệt
quan tâm. Việc tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ cao
toàn diện về đức – trí – thể - mĩ, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay là một đòi
hỏi khách quan. Hiến pháp 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Việt Nam là một
trong những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của giáo dục đào tạo, đã và
đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lượng.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tập
trung đầu tư nhiều cho giáo dục phổ thông vì cấp học này là một bộ phận
quan trọng, mang những đặc thù riêng, là nền tảng cơ bản quyết định chất
lượng của hệ thống giáo dục Việt Nam. Giáo dục phổ thông dành cho lứa tuổi
từ 6 đến 18 tuổi. Với lứa tuổi này, các em từ bước đi chập chững, từ nhận biết
đơn sơ tiến lên nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhất và định hướng
được hướng phát triển cuộc sống của mình. Chính giáo dục phổ thông đã góp
phần không nhỏ đào tạo những con người phát triển toàn diện, giàu kỹ năng
1


sống, trở thành công dân tốt và tài năng của đất nước. “Giáo dục phổ thông là
nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó
đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn
để đào tạo công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế,
phát triển văn hóa và tăng cường quốc phòng” (Nghị quyết của Bộ Chính trị
Trung ương Đảng khóa IV, số 14 – NQ/TW ngày 11/1/1979, về cải cách giáo

dục).
Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba của cả nước, nơi hội tụ nhiều điều kiện
thuận lợi để trở thành trung tâm văn hóa – giáo dục của miền duyên hải Bắc
Bộ. Nhận thức vai trò “xương sống”, “bản lề” của giáo dục phổ thông trong
hệ thống giáo dục quốc dân, lãnh đạo thành phố Hải Phòng thường xuyên
quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện để giáo dục phổ thông toàn thành phố từng
bước đổi mới và phát triển vững chắc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Trên tinh thần chỉ đạo chung đó, giáo dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo thuộc
thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những bước tiến rõ rệt về
chất lượng đội ngũ giáo viên, về số học sinh khá giỏi, số học sinh đạt giải cao
trong các kì thi trung học phổ thông, thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia,
góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục của thành phố Hải Phòng trong thời
kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó,
giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo cũng đã và đang đứng trước
một loạt thách thức, khó khăn, bất cập trước những đòi hỏi của chủ trương
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt
ra. Nguyên nhân dẫn đến những thành công và hạn chế đó là gì, giải pháp nào
để khắc phục hạn chế và đưa sự nghiệp giáo dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo
đạt được những thành tựu cao hơn nữa, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế của thành phố Hải Phòng cũng như của đất nước hiện nay.
2


Là một người hiện đang công tác trong ngành giáo dục huyện Vĩnh Bảo,
tôi thực sự quan tâm đến những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành
công và chưa thành công của ngành giáo dục huyện Vĩnh Bảo nói riêng và
thành phố Hải Phòng nói chung.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục phổ thông huyện
Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2016” làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng là nội dung quan trọng,
quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, đây
là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều cấp lãnh đạo, nhiều nhà quản lí,
nhà khoa học, nhà giáo cũng như của mỗi người dân. Sự kết hợp chặt chẽ giữa
gia đình, nhà trường và xã hội sẽ là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của giáo dục phổ thông. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên
cứu với những góc độ khác nhau, có thể tập trung thành các nhóm công trình
tiêu biểu liên quan đến đề tài này như sau:
2.1. Nhóm công trình đề cập đến giáo dục nói chung
Các công trình mang tính lí luận giáo dục nói chung của các nhà lãnh đạo
Đảng và Nhà nước Việt Nam, tiêu biểu như:
Chủ tịch Hồ Chí Minh có các tác phẩm “Vấn đề giáo dục”, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 1990 và“Bàn về công tác giáo dục”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992. Các
tác phẩm này đều nhấn mạnh giáo dục phải phục vụ cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; học đi đôi với hành; lí luận phải liên hệ với thực tế; giáo
dục đạo đức là hàng đầu; giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nhà trường
phải liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có các tác phẩm “Mấy vấn đề về văn hóa
giáo dục”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, “Về vấn đề giáo dục – đào tạo”, Nxb
3


Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 và “Giáo dục đào tạo quốc sách hàng đầu,
tương lai của dân tộc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Các tác phẩm
đó đề cập đến vai trò quan trọng của giáo dục, coi đó là nhân tố không chỉ làm
nên sự nghiệp của một con người mà là động lực làm nên lịch sử của một dân
tộc và của cả loài người.
“Phát triển mạnh mẽ giáo dục – đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, đăng

trên Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tháng 1/1996. Bài viết nhấn mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhất thiết phải đặt trên nền
tảng dân trí ngày càng được nâng cao thông qua phát triển mạnh mẽ giáo dục
và đào tạo.
Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu về giáo dục của một số cá
nhân và tập thể. Cụ thể là Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh
Hạc có các tác phẩm tiêu biểu: “Giáo dục nhân cách, đào tạo nguồn nhân
lực”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; “Giáo dục Việt Nam trước
ngưỡng cửa của thế kỉ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; “Phát
triển toàn diện con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002 và “Về giáo dục”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003. Những công trình này đề cập đến nhiệm vụ của giáo dục là phải phát
triển con người hoàn thiện, tốt đẹp, tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng
cao. “Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI” của Nguyễn Hữu Châu,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, làm rõ một số vấn đề chung của giáo dục Việt
Nam những năm đầu thế kỉ XXI, về tình hình, phương hướng phát triển giáo
dục Việt Nam trong đó có hệ thống giáo dục phổ thông.“Ngành giáo dục và
đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2(khóa VIII) và Nghị quyết Đại hôi
IX” của Nguyễn Minh Hiển; “Đề án đổi mới giáo dục Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005; “Giáo dục Việt Nam những
4


thập niên đầu thế kỉ XXI: chiến lược phát triển” của Đặng Bá Lãm, Nxb Giáo
dục, xuất bản năm 2003;…
Một số công trình viết về lịch sử giáo dục cũng đề cập đến những nội
dung thể hiện tình hình giáo dục phổ thông ở Việt Nam qua các thời kì, như:
“Lịch sử giáo dục Việt Nam” của Bùi Minh Hiển, Nxb Đại học sư phạm Hà
Nội, 2004, đề cập đến bối cảnh lịch sử, các yếu tố tác động đến giáo dục và
những thành tựu của nền giáo dục đã đạt được, trong đó có giáo dục phổ

thông giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2000. Cuốn “Kỷ yếu hội thảo 60 năm
ngành sư phạm Việt Nam” của các tác giả Đặng Huỳnh Mai, Nguyễn Viết
Thịnh, Trần Toàn Mộc thực hiện, trường Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản
năm 2008, đề cập đến những thành tựu ngành giáo dục Việt Nam đã đạt được,
trong đó giáo dục phổ thông là nội dung quan trọng nhất. Cuốn sách “Đảng
Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục và đào tạo” do Giáo sư Phan
Ngọc Liên chủ biên, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2008, gồm hai phần: phần
I, giới thiệu một số văn kiện Đảng về công tác giáo dục và đào tạo; phần II,
gồm một số bài viết về tình hình giáo dục và đào tạo qua các thời kì, trong đó
có một số bài viết về giáo dục phổ thông của Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn
Anh Dũng....
Những công trình nghiên cứu trên đây rất phong phú và đa dạng, thể hiện
một cách có hệ thống các quan điểm, tư tưởng khoa học, bao gồm cả khái
niệm, mục đích, nội dung, cách dạy, cách học, cách quản lí, cách lãnh đạo
ngành giáo dục. Với góc nhìn đa chiều về vai trò của giáo dục – đào tạo trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đã đem đến những nhận thức cơ bản, toàn diện giúp tác
giả luận văn rất nhiều trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài của mình.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về thành phố Hải Phòng có đề cập đến
giáo dục
5


Các tác phẩm tiêu biểu như: “Địa chí Hải Phòng” do Hội đồng lịch sử
thành phố Hải Phòng ấn hành năm 1990; “Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng 1975 2000” của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng, xuất bản năm 2002;
"Hải Phòng những chặng đường lịch sử" của Thành ủy - Hội đồng Nhân dân
- Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, xuất bản năm
2010, đều đề cập đến tình hình giáo dục ở Hải Phòng, trong đó có huyện Vĩnh
Bảo. Các công trình: “Giáo dục và đào tạo Hải Phòng hiện tại và hướng tới
năm 2010” của Sở giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Nxb Thống kê, xuất bản

năm 2001; “Sơ lược lịch sử giáo dục Hải Phòng” của Nguyễn Trọng Lô, Nxb
Hải Phòng, 1996; “40 năm (1955 - 1995) giáo dục - đào tạo Hải Phòng” của
Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, xuất bản năm 1995; "Giáo dục và đào tạo
Hải Phòng 60 năm (1955 - 2015) xây dựng và phát triển" của Ủy ban Nhân
dân thành phố Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, xuất bản năm 2015; “Lịch sử
Đảng bộ Vĩnh Bảo 1930 - 1996” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh
Bảo, Nxb Hải Phòng, xuất bản năm 1998; "60 năm giáo dục Vĩnh Bảo (1945 2005)" của Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Bảo, Nxb Hải Phòng, xuất bản năm
2005.
Các công trình nêu trên phản ánh các góc độ khác nhau về vùng đất và con
người huyện Vĩnh Bảo nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung, đặc biệt
nhấn mạnh về giáo dục - đào tạo của thành phố qua các thời kì. Tuy nhiên,
chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống, toàn diện về
quá trình phát triển giáo dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo khi đất nước bước
vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1996 đến năm 2016. Trên cơ
sở tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên đây,
tôi chọn vấn đề giáo dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo từ năm 1996 đến năm
2016 làm đề tài nghiên cứu để làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu của giáo
dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo – những thành công và hạn chế cần khắc phục
6


nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phổ thông của huyện Vĩnh Bảo
phát triển lên một tầm cao mới trong thời gian tới.
2.3. Những nội dung luận văn sẽ tập trung thể hiện
Thứ nhất, làm rõ hơn nữa chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
xây dựng và phát triển giáo dục trong cả nước; những chính sách phát triển
giáo dục của thành phố Hải Phòng, của huyện Vĩnh Bảo trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, làm sáng tỏ thực trạng của công tác giáo dục phổ thông huyện
Vĩnh Bảo từ năm 1996 đến năm 2016.

Thứ ba, đánh giá khái quát những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ
thông huyện Vĩnh Bảo từ năm 1996 đến năm 2016 trên cơ sở căn cứ khoa
học. Bài học kinh nghiệm rút ra.
Thứ tư, làm rõ hơn nữa vị trí, vai trò của giáo dục phổ thông đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về giáo dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
nhằm trình bày một cách tương đối toàn diện và chân thực về quá trình xây
dựng, phát triển của giáo dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải
Phòng từ năm 1996 đến năm 2016.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ chủ trương đường lối phát triển giáo dục phổ thông của Đảng và
Nhà nước, sự vận dụng linh hoạt những chủ trương đó của lãnh đạo thành phố
Hải Phòng và huyện Vĩnh Bảo từ năm 1996 đến năm 2016.
Khảo sát, tập hợp, phân tích, so sánh những tư liệu có được để làm rõ nội
dung các giai đoạn phát triển của giáo dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo từ năm
1996 đến năm 2016.
7


Trên cơ sở đó thấy được những thành tựu, hạn chế cơ bản của giáo dục
phổ thông huyện Vĩnh Bảo và rút ra bài học kinh nghiệm để đưa giáo dục phổ
thông ở huyện Vĩnh Bảo phát triển hơn nữa trong tình hình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu giáo dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng từ
năm 1996 đến năm 2016 ở cả ba cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu toàn bộ hệ thống giáo
dục phổ thông huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm
2016, bao gồm 30 đơn vị hành chính là thị trấn Vĩnh Bảo và 29 xã thuộc
huyện: Trấn Dương, Hòa Bình, Cổ Am, Liên Am, Lý Học, Vĩnh Tiến, Cao
Minh, Tam Cường, Thanh Lương, Tiền Phong, Vĩnh Phong, Cộng Hiền,
Đồng Minh, Vinh Quang, Nhân Hòa, Hưng Nhân, An Hòa, Hiệp Hòa, Hùng
Tiến, Thắng Thủy, Trung Lập, Dũng Tiến, Việt Tiến, Vĩnh An, Tân Liên,
Giang Biên, Tân Hưng, Vĩnh Long, Tam Đa.
Phạm vi thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1996 –
năm đánh dấu bước chuyển của đất nước sang thời kì phát triển mới, thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 2 khóa VIII về chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo cho đến năm
2016 là năm gần nhất với thời gian học viên bắt đầu chương trình Cao học.
Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu giáo dục phổ thông
huyện Vĩnh Bảo từ năm 1996 đến năm 2016 trong cả ba cấp học: tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông.
5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp luận
8


Trong quá trình nghiên cứu, tôi luôn dựa trên các nguyên lí của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, của tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo
dục - đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, đặc biệt chủ trương
của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh quốc tế và
đất nước thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập khu vực, quốc tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, chủ yếu phương

pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu và thể hiện nội dung luận
văn, kết hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, so
sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, điều tra, phỏng vấn… để làm sáng tỏ
vấn đề nghiên cứu.
5.3. Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận văn, tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu chính như:
các văn kiện, các nghị quyết của Đảng và Nhà nước; các văn bản của Bộ Giáo
dục; của Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng; của Huyện ủy, Ủy
ban Nhân dân huyện Vĩnh Bảo; các văn bản, các báo cáo của Sở Giáo dục Đào tạo Hải Phòng, phòng Giáo dục huyện Vĩnh Bảo và một số trường tiêu
biểu của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng; các sách báo, tạp chí, luận
văn, luận án; các công trình nghiên cứu tập thể, cá nhân của các nhà khoa học
có liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng những tư liệu thông qua
phỏng vấn thực tế. Tôi cũng tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của
một số nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị, xã hội có đề cập đến giáo dục
phổ thông ở Việt Nam nói chung và huyện Vĩnh Bảo nói riêng.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lí luận
9


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×