Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ỨNG DỤNG GIS MÔ TẢ CÁC HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC NHAU TẠI XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******

CAO THỊ AN TRINH

ỨNG DỤNG GIS MÔ TẢ CÁC HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC NHAU TẠI XÃ THẠNH AN,
HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******

CAO THỊ AN TRINH

ỨNG DỤNG GIS MÔ TẢ CÁC HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC NHAU TẠI XÃ THẠNH AN,
HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Ngành: Quản lý tài nguyên rừng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. PHẠM TRỊNH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2012
 




LỜI CÁM ƠN
Đề tài được thực hiện tốt đẹp, tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Cha mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được ngày
hôm nay.
Đặc biệt chân thành cảm ơn thầy Phạm Trịnh Hùng đã hướng dẫn tận tình
trong suốt qua trình làm bài để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt những kiến
thức quý báu suốt 4 năm đại học để tôi có được như ngày hôm nay.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để tôi
hoàn thành luận văn này.

Sinh viên
Cao Thị An Trinh

 

ii



TÓM TẮT
Sử dụng đất phải có một phương pháp hợp lý, tuân theo những hoạch định
ban đầu, xác định tiềm năng của từng loại đất có như vậy mới hạn chế được những
tác hại xấu đến đất như: xói mòn, kết cấu tầng đất. Tuy nhiên hiện nay việc đánh
giá khả năng thích hợp của từng kiểu sử dụng theo loại đất vẫn chưa được quan tâm
nhiều. Để có những hiểu biết thêm về hiện trạng sử dụng đất theo loại đất, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng GIS mô tả các hiện trạng sử dụng đất
trên các loại đất khác nhau xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh”.
Khóa luận đã ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để đánh giá hiện trạng sử
dụng đất trên toàn địa bàn xã Thạnh An theo loại đất để đưa ra những bản đồ
chuyên đề hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất. Từ đó, xuất ra được bảng thống
kế diện tích của từng hiện trạng sử dụng đất để làm cơ sở vẽ biểu đồ hiện trạng sử
dụng đất để đưa ra những kết luận chung về các kiểu hiện trạng sử dụng theo một
loại đất cụ thể.
Sau khi có những kết luận chung nhất về các kiểu hiện trạng theo từng loại
đất ta sử dụng excel để tiến hành phân tích mối quan hệ giữa từng kiểu sử dụng đất
trên tất cả 10 loại đất ở xã Thạnh An đánh giá phân tích mối quan hệ của chúng.
Những hiện trạng sử dụng đất có hệ số tương quan càng cao thì càng có quan hệ
chặt chẽ với loại đất.
Tổng hợp bản đồ chuyên đề, biểu đồ hiện trạng sử dụng đất và mối quan hệ
từng kiểu sử dụng đất theo các loại đất có thể kết luận rằng: rừng đước và rừng hỗn
giao chịu phụ thuộc vào loại đất, các hiện trạng sử dụng đất như rừng mấm, rừng
mấm bần đước, đất xây dựng, đất nuôi tôm và ruộng muối không mấy lệ thuộc vào
loại đất.

 

iii



SUMMARY
 

Using land must be a reasonable method, following the original plans,
determining the potential of each kind of lands . It is the way to eliminate the
adverse effects on land such as erosion, soil structure. However, the evaluating of
the ability to appropriate assessment of each type of land has not been noted
nowaday. To have true knowledge more about the current land usage, we have
reseached the project with topic: "Application of GIS to describe the current
status of land use on different soil types in Thanh An Commune, Can Gio district,
Ho Chi Minh City ".
Thesis was the application of geographic information systems to assess the
status of local land usage all over Thanh An commune, and make thematic maps of
land use status for each type of soil,and output area statements of status of land use
. This is a basis for mapping out the current status of land use as well as making
general conclusions about the types of status of a specific land .
When obtaining the most general conclusions about the current status for
each type of soil, we use excel for analyzing the relationship between each type of
lands using on all 10 types of land in Thanh An as well as their relationship. The
current use of land with higher correlation coefficient, the more closely related to
soil type.
Synthesis of thematic maps, charts of land using status, relationship between
every kind of using land for each type of land use , I concluded that mangrove
forests and mixed forests is depended on different soil type as well as the current
land using such as sprouts, seeds of forest merchantability, developing land, brining
shrimp land are not very dependent on soil type.

 


iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ ii 
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii 
SUMMARY .............................................................................................................. iv 
MỤC LỤC ...................................................................................................................v 
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix 
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................2 
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................................3 
1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................3 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................4 
2.1. Nghiên cứu về hệ thống thông tin địa lý ..............................................................4 
2.1.1 Tìm hiểu từ viết tắt GIS ....................................................................................4 
2.1.2 Cấu trúc của hệ thống thông tin địa lý ..............................................................5 
2.1.3 Một số ứng dụng GIS trong lâm nghiệp ............................................................7 
2.2. Tìm hiểu về đất ngập mặn ....................................................................................8 
2.2.1 Phân loại đất ngập mặn ......................................................................................8 
2.2.2 Đặc điểm chung của đất ngập mặn ..................................................................10 
2.3 Những nguyên cứu liên quan đến đề tài..............................................................11 
2.4 Thảo luận về tổng quan nghiên cứu ....................................................................12 
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .....................................................................13 
3.1 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ......................................................................13 


 

v


3.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................13 
3.1.2 Đặc điểm địa hình khí hậu ...............................................................................13 
3.1.2 Tài nguyên ........................................................................................................13 
3.1.2.1 Đất đai ...........................................................................................................13 
3.1.2.2 Tài nguyên nước............................................................................................14 
3.1.2.3 Tài nguyên rừng ............................................................................................14 
3.2 Lý do chọn địa điểm nghiên cứu .........................................................................15 
Chương 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16 
4.1 Mô tả hiện trạng sử dụng đất theo các loại đất ...................................................16 
4.1.1 Ngoại nghiệp ....................................................................................................16 
4.1.2 Nội nghiệp ........................................................................................................16 
4.2 Phân tích mối tương quan giữa diện tích các loại đất theo từng kiểu sử dụng đất
khác nhau của xã Thạnh An ......................................................................................17 
Chương 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................19 
5.1 Hiện trạng sử dụng đất ở xã Thạnh An theo các loại đất ....................................19 
5.1.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã Thạnh An theo loại đất D4W3MP1 ..................19 
5.1.2 Hiện trạng sử dụng đất ở xã Thạnh An theo loại đất D4W2MP1 ...................21 
5.1.3 Hiện trạng sử dụng đất xã Thạnh An theo loại đất T5W1tn ............................22 
5.1.4 Hiện trạng sử dụng đất xã Thạnh An theo loại đất D3W5Fx ..........................24 
5.1.5 HIện trạng sử dụng đất xã Thạnh An theo loại đất D4W2MP2.......................26 
5.1.6 Hiện trạng sử dụng đất xã Thạnh An theo loại đất D5W1Bb ..........................28 
5.1.7 Hiện trạng sử dụng đất xã Thạnh An theo loại đất D5W2MP1 .......................29 
5.1.8 Hiện trạng sử dụng đất xã Thạnh An theo loại đất D5W3MP1 .......................31 
5.1.9 Hiện trạng sử dụng đất xã Thạnh An theo loại đất D5W3MP2 .......................33 
5.1.10 Hiện trạng sử dụng đất xã Thạnh An theo loại đất D5W4MP1 .....................34 

5.2 Mối tương quan giữa diện tích các loại đất với diện tích từng hiện trạng sử dụng
đất ..............................................................................................................................36 
5.2.1 Phân tích mối tương quan giữa diện tích loại đất với rừng hỗn giao ...............36 
5.2.2 Phân tích mối tương quan giữa diện tích loại đất với rừng đước.....................37 

 

vi


5.2.3 Phân tích mối tương quan giữa diện tích loại đất với rừng mấm.....................37 
5.2.4 Phân tích mối tương quan giữa diện tích loại đất với rừng mấm bần đước .....38 
5.2.5 Phân tích mối quan hệ giữa diện tích loại đất với ruộng muối ........................39 
5.2.6 Phân tích mối tương quan giữa diện tích loại đất với đất nuôi tôm .................39 
5.2.7 Phân tích mối tương quan giữa diện tích loại đất với đất xây dựng ................40 
5.2.8 Thảo luận kết quả .............................................................................................40 
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................42 
6.1 Kết luận ...............................................................................................................42 
6.2 Kiến nghị .............................................................................................................43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................44 

 

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 5.1: Các hiện trạng sử dụng đất trên loại đất D4W3MP1 ...............................20
Bảng 5.2 : Các hiện trạng sử dụng đất trên loại đất D4W2MP1 ..............................21

Bảng 5.3: Các hiện trạng sử dụng đất trên loại đất T5W1tn ....................................23
Bảng 5.4: Các hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D3W5Fx ..................................25
Bảng 5.5: Các hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D4W2MP2 ..............................27
Bảng 5.6: Các hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W1Bb..................................28
Bảng 5.7: Các hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W2MP1 ..............................30
Bảng 5.8: Các hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W3MP1 ..............................32
Bảng 5.9: Các hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W3MP2 ..............................33
Bảng 5.10: Các hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W4MP1 ............................35
Bảng 5.11: Mối tương quan giữa hệ số tương quan và hệ số dốc ............................40

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các loại hình hệ thống thông tin ................................................................5
Hình 2.2: Các thành phần của GIS .............................................................................7
Hình 3.1: Bản đồ huyện Cần Giờ .............................................................................14
Hình 4.1: Sơ đồ tổng hợp hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất .......................17
Hình 4.2: Sơ đồ phân tích mối tương quan giữ diện tích các loại đất theo từng kiểu
sử dụng đất ................................................................................................................18
Hình 5.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên loại đất D4W3MP1 ..........................19
Hình 5.2: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất trên loại đất D4W3MP1 .........................20
Hình 5.3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên loại đất D4W2MP1 ..........................21
Hình 5.4: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D4W2MP1 ........................22
Hình 5.5: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất T5W1tn...............................22
Hình 5.6: Biểu đồ sử dụng đất theo loại đất T5W1tn...............................................23
Hình 5.7: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D3W5Fx .............................24

Hình 5.8: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D3W5Fx ............................25
Hình 5.9: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D4W2MP2 .........................26
Hình 5.10: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D4W2MP2 ......................27
Hình 5.11: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W1Bb...........................28
Hình 5.12: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W1Bb .........................29
Hình 5.13: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W2MP1 .......................29
Hình 5.14: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W2MP1 ......................30
Hình 5.15: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W3MP1 .......................31
Hình 5.16: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W3MP1 ......................32
Hình 5.17: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W3MP2 .......................33
Hình 5.18: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W3MP2 ......................34

 

ix


Hình 5.19: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W4MP1 .......................34
Hình 5.20: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại đất D5W4MP1 ......................35
Hình 5.21: Mối tương quan giữa diện tích loại đất với diện tích rừng hỗn giao......36
Hình 5.23: Mối tương quan giữa diện tích loại đất với diện tích rừng mấm ...........37
Hình 5.24: Mối tương quan giữa diện tích loại đất với diện tích rừng mấm bần đước
...................................................................................................................................38
Hình 5.25: Mối tương quan giữa diện tích loại đất với diện tích ruộng muối .........39
Hình 5.26: Mối tương quan giữa diện tích loại đất với diện tích đất nuôi tôm ........39
Hình 5.27: Mối tương quan giữa diện tích loại đất với diện tích đất xây dựng. ......40
Hình 5.28: Mối quan hệ giữa các hiện trạng sử dụng đất với hệ số tương quan ......41

 


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước với tốc độ phát triển
kinh tế- xã hội ngày càng cao, thì mặt trái của nó là phải đối mặt với các vấn nạn
môi trường nghiệm trọng như: ô nhiễm nguồn nước, khí thải co2, ô nhiễm tiếng ồn,
ô nhiễm môi trường…nhưng giữa lòng thành phố lại có một khu rừng ngập mặn
Cần Giờ. Nó không những là “lá phổi xanh” của thành phố mà còn là “ quả thận”
lọc nước thải từ thượng nguồn đưa xuống trước khi đổ ra biển.(Phòng kỹ thuật rừng
ngập mặn Cần Giờ, 2011)
Rừng ngập mặn Cần Giờ do đất phù sa bồi tụ, mặt đất không thật bằng
phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Ở trung tâm hình thành lòng chảo cao từ -0,5
đến +0,5 m. Ngoài ra còn có một số gò đất hoặc cồn cát rải rác cao từ 1-2 m. Có thể
chia đất đai ở Cần Giờ thành 5 dạng: đất ngập triều hai lần trong ngày, một lần
trong ngày, vài lần trong tháng, ngập vào cuối năm và dạng đất cao rất ít ngập. Từ
các thế đất khác nhau nên độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất lý-hóa cũng khác
nhau. Việc phân chia loại cây trồng cũng theo những điều kiện trên để chọn loại cây
phù hợp theo nguyên tắc “đất nào thì cây nấy”. Chính vì vậy mà rừng Cần Giờ có
90% là Đước, còn lại là một số cây khác như: Mấm, Sú, vẹt, bần, cóc đỏ…đó là
những loài cây điển hình của vùng đất ngập mặn (theo Cát Văn Thành, 2011).
Rừng ngập mặn Cần Giờ được trồng vào năm 1978 với mục tiêu ban đầu là
khôi phục nhanh vùng rừng Sác đã bị hủy diệt do chất độc hóa học. Đến nay, rừng
ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò trong phòng hộ ven biển và bảo vệ môi trường cho
thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Tổng diện tích rừng phòng hộ Cần Giờ

 


1


hiện nay là 37.236,93 ha, trong đó diện tích rừng là 30.530,21 ha (18.937,46 ha
rừng trồng, 11.592,75 ha rừng tự nhiên) và diện tích đất khác là 6.671 ha (phòng kỹ
thuật rừng ngập mặn Cần Giờ, 2011).
GIS là một công cụ hộ trợ đắc lực cho con người trong mọi mặt của đời
sống. GIS ra đời sử dụng những thành tựu của khoa học máy tính (Computer
science) để ứng dụng trong nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực có liên quan đến
dữ liệu không gian, từ những ngành khoa học tự nhiên đến những ngành khoa học
xã hội liên quan chủ yếu vào hoạt động của con người. Có thể nói GIS đã và đang
trở nên quen thuộc với nhiều người, nhiều ngành trên thế giới. Ngày nay, GIS được
xác lập như một ngành khoa học liên quan ( Vũ Trung Kiên, 2006).
Trong lĩnh vực lâm nghệp, GIS giúp xây dựng những bản đồ chuyền đề với
độ chính xác cao phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ rừng. Do đó tiềm năng
ứng dụng của GIS trong lĩnh vực lâm nghiệp là vô hạn. GIS cho phép chúng ta thể
hiện, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và mang tính thẩm mỹ
cao.
Để tìm hiểu thêm vai trò GIS trong quản lý tài nguyên rừng đồng thời đánh
giá sự phát triển của các trạng thái rừng có phụ thuộc vào loại đất hay phụ thuộc vào
các yếu tố khác chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ Ứng dụng GIS mô tả các
hiện trạng sử dụng đất trên các loại đất khác nhau tại xã Thạnh An, huyện Cần
Giờ, tp Hồ Chí Minh.”
1.2 Mục tiêu
Để tìm hiểu và có những nhận định chung về hiện trạng các loại rừng trên
vùng đất ngập mặn của xã Thạnh An đề tài thực hiện hai mục tiêu sau:
- Mô tả hiện trạng sử dụng đất ở xã Thạnh An theo các loại đất.
- Phân tích mối tương quan giữa diện tích loại đất với diện tích các loại hiện
trạng sử dụng đất.


 

2


1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Về mặt lý thuyết: đề tài cung cấp những hiểu biết về mối tương quan giữa
các hiện trạng sử dụng đất theo loại đất ở xã Thạnh An.
Về mặt thực tiễn: cung cấp cho ban quản lý rừng những thông tin cần thiết
phần nào hổ trợ cho việc chọn những loài cây trồng thích hợp trên các loại đất cần
quy hoạch trồng rừng.
1.4 Giới hạn đề tài
Quá trình hình thành và phát triển của một hiện trạng sử dụng đất phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như: loại đất, chế độ ngập triều,độ mặn, phèn, phương án quy
hoạch sử dụng đất…nhưng do thời gian thực hiện khóa luận có phần hạn chế nên
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các loại đất khác nhau đến các hiện
trạng sử dụng đất tại xã Thạnh An để tiến hành lấy số liệu làm cơ sở cho việc tính
toán.

 

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về hệ thống thông tin địa lý
2.1.1 Tìm hiểu từ viết tắt GIS
Khái niệm hệ thông tin địa lý được hình thành từ ba khái niệm địa lý, thông

tin và hệ thống, được viết tắt là GIS:
Khái niệm “địa lý” (Geographic) được sử dụng ở đây vì trước hết GIS liên
quan đến các đặc trưng “địa lý” hay các đặc trưng về không gian. Các đặc trưng trên
bản đồ là biểu diễn ảnh của các đối tượng không gian trong thế giới thực: biểu
tượng màu và kiểu đường được sử dụng để thể hiện các đặc trưng không gian khác
nhau trên bản đồ không gian hai chiều (2D). Khái niệm “địa lý” đề cập đến bề mặt
hai chiều, ba chiều (3D)…của trái đất. Còn khái niệm “không gian” (Spatial) đề cập
đến bất kỳ cấu trúc đa chiều nào. Do vậy “địa lý” là tập con của “không gian”.
Khái niệm “thông tin” (Information) đề cập đến khối dữ liệu khổng lồ do
GIS quản lý. Các đối tượng thế giới thực đều có tập riêng các dữ liệu chữ - số thuộc
tính hay đặc tính (còn gọi là dữ liệu phi hình học, dữ liệu thống kê) và các thông tin
vị trí cần cho lưu trữ, quản lý các đặc trưng không gian.
Khái niệm “hệ thống” (System) đề cập đến cách tiếp cận hệ thống của GIS.
Môi trường của hệ thống GIS được chia nhỏ thành các Mođun để dễ hiểu, dễ quản
lý nhưng chúng được tích hợp thành hệ thống thống nhất, toàn vẹn. Công nghệ
thông tin đã trở thành quan trọng, cần thiết cho tiếp cận này và hầu hết các hệ thống
thông tin đều được xây dựng trên cơ sở máy tính (Vũ Trung Kiên, 2006).

 

4


HỆ THÔNG TIN

Hệ thông tin phi hình học
(kế toán, QLNS…)

Hệ thông tin không gian


Hệ thông tin địa lý

Các hệ thông tin

(GIS)

không gian khác

Các hệ thống GIS khác
(KT-XH, Dân số…)

Hệ thống thông tin đất đai
(LIS)

Hệ thống thông tin địa
chính

Hệ thống thông tin quản lý
đất sử dụng (Rừng , lúa..)

Hình 2.1: Các loại hình hệ thống thông tin
Từ ba khái niệm trên có thể rút ra một khái niệm chung nhất về GIS:
Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống cho phép thu thập, tích hợp, phân
tích và hiển thị tất cả các dữ liệu có hệ quy chiếu.
Hệ thống thông tin địa lý là tập hợp nhiều lớp thông tin (Layer) (Phạm Trịnh
Hùng, 2010).
2.1.2 Cấu trúc của hệ thống thông tin địa lý
GIS là một hệ thống gồm các phần: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và
con người.
a. Phần cứng

Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực hiện
các chức năng nhập thông tin (Input), xuất thông tin (Output) và xử lý thông tin
của phần mềm. Hệ thống này gồm có máy chủ (server), máy khách (client), máy

 

5


quét (scanner), máy in (printer) được liên kết với nhau trong mạng LAN hay
Internet.
b. Phần mềm
Một phần mềm của GIS thường có bốn chức năng:
- Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác
nhau.
- Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian và
thông tin thuộc tính.
- Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài
toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian- thời gian.
- Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện
pháp khác nhau.
Phần mềm được phân thành ba lớp: hệ điều hành, các chương trình tiện
ích đặc biệt và các chương trình ứng dụng.
c. Cơ sở dữ liệu
Bao gồm một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin không gian (thông tin địa
lý: cập nhật tọa độ X,Y trong hệ tọa độ phẳng hoặc địa lý) và các thông tin thuộc
tính liên kết chặt chẽ với nhau và được tổ chức theo một ý đồ chuyên ngành nhất
định. Thời gian được mô tả như một kiểu thuộc tính đặc biệt. Quan hệ được biểu
diễn thông qua thông tin không gian và/hoặc thuộc tính.
d. Con người( chuyên gia)

Con người quản lý hệ thống và phát triển các dự án nhằm ứng dụng GIS để
nghiên cứu các vấn đề thực tế.
Người sử dụng gồm các chuyện gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ
thống, người sử dụng nó để trợ giúp thực hiện những công việc hàng ngày. (Nguyễn
Quốc Bình, 2007).

 

6


Phần cứng
Phần mềm
Dữ liệu

GIS

Phương pháp

Con người
Hình 2.2: Các thành phần của GIS

2.1.3 Một số ứng dụng GIS trong lâm nghiệp
- Lê Quốc Trí (2011) chủ yếu tập trung nghiên cứu sạt lỡ đất ở 10 khu vực ở
các xã An Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa, Cần Thạnh, Thạnh An- khu dữ trữ sinh
quyển rừng ngập mặn. Qua các giai đoạn 1953-1965, 1965-1973, 1873-1989, 19892010. Qua bốn giai đoạn nhìn chung các xã chịu sạt lỡ mạnh nhất là Long Hòa, Cần
Thạnh, Thạnh An và hầu như các xã đều tập trung ở gần biển nên chịu tác động
mạnh của gió và sóng biển. Bằng phương pháp sử dụng các ảnh kỹ thuật viễn thám
Landsat, JERS-1/OPS và QuickBird cùng với sự hộ trợ của phần mềm MapInfo 6.0
để tiến hành số hóa bản đồ ở mười khu sạt lỡ qua các giai đoạn rồi chồng ghép các

lớp thông tin lên để có thể tính toán ra diện tích sạt lỡ hay bồi tụ qua các năm. Cần
Giờ là huyện nằm ở vùng cửa sông nên tình hình sạt lỡ diễn ra rất phổ biến ở nhiều
nơi trong huyện. Việc ứng dụng GIS trong việc nghiên cứu vấn đề sạt lỡ ở đây là rất
có ích và cần thiết vì nó giúp cung cấp thêm thông tin về tình hình sạt lỡ trong khu
vực cho các cơ quan quản lý để có biện pháp khắc phục kịp thời nhưng đề tài chỉ
tập trung ở một số khu vực điển hình trong khi toàn huyện có rất nhiều địa điểm xảy
ra sạt lỡ nhưng vẫn chưa được nghiên cứu đến.

 

7


- Trần Duy Đắc (2009) điều tra theo tuyến để theo dõi sự phân bố của loài
Trắc bắng phương pháp bố trí đồng đều trên toàn khu vực với diện tích ô tiêu chuẩn
là 2000m2, sử dụng máy định vị GPS để đánh hiện trạng, khoanh vùng phân bố.
Tiến hành thu thập số liệu và các tài liệu phân bố có liên quan. Sử dụng phần mềm
MapInfo để xây dựng các bản đồ chuyên đề về hiện trạng rừng và sự phân bố loài
Trắc ở rừng đặc dụng Đăk Uy. Sử dụng bản đồ hiện trạng tiến hành khoanh vẽ xác
định các trạng thái rừng để làm cơ sở cho việc lập bản đồ phần bố loài Trắc ở rừng
đặc dụng từ đó xác định được các hiện trạng rừng thích hợp cho loài Trắc sinh sống
và phát triển. Nhưng bên cạnh đó đề tài vẫn chưa nói rõ loài sống tốt nhất là loại
trạng thái rừng nào và giải thích được tại sao ở trạng thái rừng đó nó lại sinh trưởng
tốt hơn ở các trạng thái rừng khác.
- Cao Việt Hưng (2009) dựa trên ảnh viễn thám và số liệu từ ô điều tra tạm

thời (500 m2). Nghiên cứu các chỉ tiêu tăng trưởng, sinh trưởng bình quân và tổ
thành loài của các hiện trạng rừng, và tiền hành làm bản đồ hiện trạng tài nguyên
rừng tại lâm trường sông Dinh. Kiểm tra khoanh vẽ hiện trạng rừng trên ảnh viễn
thám so sánh với thực địa. Toàn khu vực có 10 kiểu hiện trạng chưa tính đến các đất

khác như đất sản xuất nương rẫy, giao thông, sông suối. Tính toán diện tích của các
hiện trạng rừng. Đề tài cung cấp nhiều thông tin về tình hình sinh trưởng bình quân,
tổ thành loài và diện tích của các trạng thái rừng nhưng do sử dụng ảnh viễn thám
nếu ảnh có độ phân giải không cao và mới sắc không rõ rệt rất dễ xảy ra tình trạng
nhầm lẫn trong quá trình giải đoán ảnh, dự đoán các trạng thái và rất dễ dẫn đến tình
trạng khoanh vẽ không chính xác ranh giới các trạng thái rừng.
2.2. Tìm hiểu về đất ngập mặn
2.2.1 Phân loại đất ngập mặn
Phân loại đất ngập mặn được chia là ba loại:
- Đất ngập mặn chưa có phèn tiềm tàng.
- Đất ngập mặn phèn tiềm tàng.
- Đất ngập mặn phèn tiềm tàng,

 

8


Ba đơn vị phân loại đất ngập mặn ven biển này có quan hệ chặt chẽ đến sự
phân bố tự nhiên của các loại rừng ngập mặn ven biển ở Việt Nam:
- Đất ngập mặn chưa xuất hiện tầng phèn tiềm tàng-tầng sinh phèn là nơi phân
bố tự nhiên của các loại rừng ngập mặn như: rừng bần chua, rừng mấm trắng và
rừng mấm đen.
- Đất ngập mặn phèn tiềm tàng là nơi phân bố tự nhiên của nhiều loại rừng
ngập mặn như: rừng đước, rừng đước vòi, rừng vẹt, rừng dà, rừng trang.
- Đất ngập mặn than bùn phèn tiềm tàng là nơi phân bố của rừng cóc (Cà
Mau).
Nếu phân loại rừng ngập mặn một cách chi tiết thì có thể phân chia theo một
số đặc điểm của đất rừng ngập mặn để phục vụ cho công tác lựa chọn loại cây
trồng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, mức độ sinh trưởng của rừng ngập mặn và áp

dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thế nào…thì có thể phân chia rừng ngập mặn
theo các thành phần như: thành phần cơ giới của đất, độ mặn của nước và đất ngập
mặn, hàm lượng chất hữu cơ trong đất, độ sâu của tầng sinh phèn.
a. Thành phân cơ giới của đất ngập mặn
Có ba loại:
- Đất cát rời: không có rừng ngập mặn tự nhiên phân bố.
- Đất cát dính và đất cát pha: rừng ngập mặn sinh trưởng xấu hoặc rất xấu.
- Đất thịt và đất bùn-sét: rừng ngập mặn sinh trưởng trung bình đến tốt.
b. Độ mặn của nước và đất ngập mặn
- Nơi có độ mặn thấp (<20‰) và biến động trong nhiều năm. 4-20 ‰ ở vùng
cửa sông rừng bần chua phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.
- Độ mặn từ 10-25‰ và ít biến động trong năm (vùng bãi bồi xa cửa sông)
rừng đước và rừng đước vòi phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.
- Độ mặn tương đối cao 20-30 ‰ và mức biến động độ mặn trong năm không
nhiều thì rừng mắm trăng sinh trưởng tốt.
- Nếu độ mặn lớn hơn 80 ‰ rừng ngập mặn sinh trưởng rất xấu hoặc không
có loại rừng ngập mặn nào có thể tồn tại.

 

9


c. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất
- Đất có hàm lượng chất hữu cơ từ 2-8% rất thích hợp cho rừng ngập mặn.
- Đất có hàm lượng chất hữu cơ từ 8-15% thích hợp cho rừng ngập mặn.
- Đất có hàm lượng chất hữu cơ từ <2% hoặc >8% ít thích hợp.
d. Độ sâu của tầng sinh phèn
- Tầng sinh phèn nằm gần mặt đất (0-50cm) gây hạn chế đến sự sinh trưởng
của rừng ngập mặn.

Tầng sinh phèn nằm ở sâu (>50cm) ít bị hạn chế hơn.
2.2.2 Đặc điểm chung của đất ngập mặn
Đất ngập mặn là nhóm đất có tuổi hình non trẻ nhất do đó trong phẩu diện
đất chưa hình thành các tầng phát sinh. Sự khác nhau về màu sắc thành phần cấp
hạt, hàm lượng các cation kiềm trao đổi từ tầng đất mặt đến các tầng đất sâu, phụ
thuộc chủ yếu vào quá trình trầm tích, bồi tụ phù sa địa hóa ở vùng phù sa ven biển,
tức là quá trình địa chất có ảnh hưởng mạnh hơn các quá trình hình thành đất.
Do ảnh hưởng mạnh của nước mặn và nước lợ ven biển trong quá trình ngập
triều khi triều cường nên đã hình thành nên các nhóm đất mặn:
Đất mặn có hàm lượng Cl- ‰ phân chia như sau:
- Không mặn <1,5‰
- Mặn ít từ 1,5-3‰
- Mặn vừa từ 3-5‰
- Mặn nhiều từ 5-8‰
- Rất mặn >8‰
Độ mặn của đất (tổng số muối tan) 6-20‰ – vùng cửa sông, 20-45‰ – vùng
bãi bồi. Có nơi hàm lượng muối (tổng số muối hòa tan) lên tới 65‰. Trong các
muối hòa tan thì hàm lượng muối Clorua hòa tan thương cao hơn muối sulfate hòa
tan.
- Vùng cửa sông:
+ Cl- (%): 0,25-0,75% tức là từ 2,5-7,5‰.
+SO42- (%): 0,05-0,33% tức là từ 0,5-3,3‰

 

10


- Vùng bãi bồi:
+ Cl- (%): 2-4,57% tức là từ 20-45,7‰.

+SO42- (%): 0,66-2,12% tức là từ 6,6-21,2‰
Ở tầng phèn tiềm tàng hàm lượng SO42- hòa tan cũng có xu hướng tăng lên rõ
rệt.
Về hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi trong đất thì hàm lượng Mg2+ trao đổi
thường cao hơn hàm lượng Ca2+ trao đổi.
Do hàm lượng sét trong đất quá cao vì bị ngập nước nên đất luôn bị thiếu
oxy. Quá trình oxy hóa khử trong đất chiếm ưu thế cho nên xuất hiện hiện tượng
glây và đất có màu xanh thép nguội, nếu đất có hàm lượng chất hữu cơ tương đối
khá thì xuất hiện màu xám xanh.
Quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất ngập mặn diễn ra tương đối chậm ,
nên chất hữu cơ tích lũy trong đất mỗi ngày một nhiều hơn ở trong đất dưới rừng
ngập mặn sinh trưởng tốt như rừng đước ở bán đảo Cà Mau hàng năm 8-18 tấn rơi
rụng theo trọng lượng khô nên đã biến đổi đất ngập mặn thành đất ngập mặn giàu
chất hữu cơ, thẩm chí có nơi trở thành đất than bùn ngập mặn phèn tiềm tàng. (Đỗ
Đình Sâm và ctv,2006)
2.3 Những nguyên cứu liên quan đến đề tài
Võ Tiến Phong (2009) từ số liệu đầu vào là bản đồ hiện trạng sử dụng đất
trong hai giai đoạn 2000-2005 dưới sự hộ trợ của phần mềm MapInfo tiến hành tích
hợp dữ liệu. Qua việc tích hợp dữ liệu sẽ giúp mô tả được hiện trạng sử dụng đất tại
xã Phúc Thọ theo các giai đoạn 2000, 2005. Từ đó tìm ra sự thay đổi hiện trạng sử
dụng đất trong giai đoạn 2000-2005. Về nguyên tắc đề tài đã so sánh tìm ra diện
tích thay đổi của các kiểu sử dụng đất chủ yếu là đất nông nghiệp và đất phi nông
nghiệp tăng lên đáng kể nhưng diện tích đất rừng và đất khác lại giảm đi rất nhiều.
Đề tài đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi diện tích như: mặt hàng nông
sản có giá trị kinh tế cao, tăng dân số, ý thức người dân, sự quản lý chưa chặt chẽ
của các cơ quan chức năng nhưng lại không đi sâu vào giải quyết vần đề một vấn đề
mà chỉ nói chung chung.

 


11


Cao Duy Thuần (2009) lập kế hoạch sử dụng đất bằng cách thu thập số liệu
thứ cấp từ ủy ban nhân dân xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, điều tra thực địa, sử dụng
các bộ công cụ trong phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA) để phỏng vấn
nông hộ, tổ chức họp nhóm nhằm tìm hiểu, đánh giá tiềm năng sử dụng đất ở địa
phương. Qua việc điều tra đề tài đã đưa ra được các kiểu sử dụng chính của khu vực
nghiên cứu là: đất thổ cư, ao cá, đất màu, lúa nước, cà phê, đất xây dựng, đất rừng
sản xuất và tỉ lệ phần trăm của từng kiểu sử dụng đất. Từ quá trình phỏng vần, điều
tra cũng xác định được kế hoạch sử dụng đất những năm tiếp theo của người dân
trong thôn. Do đề tài tiến hành dưới sự hổ trợ của bộ công cụ PRA phỏng vấn người
dân nên những số liệu thu thập được vẫn mang tính chất định tính nên cần có sự đối
chiếu giữa số liệu thu thập từ người dân với số liệu của ban quan lý hay từ bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của xã để có những kết luận mang tính chất định lượng và
chính xác hơn.
2.4 Thảo luận về tổng quan nghiên cứu
Tóm lại từ việc nghiên cứu về hệ thống thông tin địa lý, tìm hiểu sơ lược về
sự đất ngập mặn cùng những nguyên cứu liên quan đến đề tài ở hai mục trên cho
thấy việc ứng dụng GIS ngày nay được áp dụng rất rộng rãi ở các lĩnh vực khác
nhau trong nông-lâm-ngư nghiệp. Riêng lĩnh vực lâm nghiệp thì GIS là một phần
mềm hổ trợ đắc lực cho các cán bộ lâm nghiệp.
Quá trình điều tra đánh giá khả năng thích hợp của các kiểu sử dụng đất theo
loại đất ít phổ biến. Nhiều kiểu sử dụng đất phát sinh là do nhu cầu của con người,
không để ý đến sự thích hợp của loại hình sử dụng đất theo loại đất.
Phối hợp GIS với đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên các loại đất khác nhau
mặc dù đã có đề tài thực hiện nhưng vẫn chưa nhiều và những đề tài thực hiện chủ
yếu tập trung nghiên cứu, tìm hiểu có sự tham gia việc quy hoạch sử dụng đất mà
chưa có những đề tài nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp các nhân ảnh hưởng đến việc
hình thành loại hình sử dụng đất đó như: điều kiện lập địa, khí hậu, yếu tố con

người.

 

12


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Thạnh An là xã đảo của huyện Cần Giờ cách trung tâm khoảng 8km tính
theo đường chim bay và cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Tổng diện tích tự
nhiên của xã là 13.141,46 ha, chiếm 18,66% diện tích tự nhiên của hyện.
Toạ độ địa lý: 10022’14’’ -10037’39’’ vĩ độ bắc; 106046’12” - 107000’50’’
kinh độ đông.
Ranh giới xã được xác định như sau:
- Phía Đông giáp xã Long Sơn-tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- Phía Tây giáp xã Long Hòa huyện Cần Giờ
- Phía Nam giáp biển Đông (vịnh Gánh Rái cửa biển Cần Giờ)
- Phía Bắc giáp xã Phước An huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
3.1.2 Đặc điểm địa hình khí hậu
Địa bàn xã Thạnh An có địa hình trung bình thấp, tương đối bằng phẳng và
bị chia cách bởi sông rạch.
Khí hậu: nằm trong khu vực gió mùa xích đạo vùng đồng bằng Nam bộ.
Trong năm có một mùa mưa và một mùa nắng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời tiết khá ôn hòa, ít có các yếu tố bất
thường như bão lụt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh.
3.1.2 Tài nguyên
3.1.2.1 Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của xã Thạnh An là 13.141,46 ha, trong đó: đất bãi
cát ngập nước 107,5 ha chiếm 1,4% diện tích đất của xã; đất mặn, phèn ngập mặn

 

13


theo con nước 784,9ha chiếm 10%; đất mặn, phèn ngập mặn 6.960,1 ha chiếm
88,6% (không tính đất thổ cư, đất chuyên dùng và sông rạch).
3.1.2.2 Tài nguyên nước
Thạnh An có diện tích mặt nước khá lớn (bao gồm đầm, sông, biển) 5.357
ha, chiếm 48,53% tổng diện tích tự nhiên toàn xã nên có tiềm năng rất lớn và giúp
cho xã thuận lợi trong giao thông đường thủy, khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy
sản.
3.1.2.3 Tài nguyên rừng
Thạnh An có 6.587,88 ha đất rừng phòng hộ, chiếm 50,13 % tổng diện tích
của xã.
(theo ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An, 2011)

Hình 3.1: Bản đồ huyện Cần Giờ

 

14


×