Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

THIẾT KẾ KHÔNG GIAN XANH THEO ĐỊNH HƯỚNG “ĐI BỘ” TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

**************

HOÀNG HẢI YẾN

THIẾT KẾ KHÔNG GIAN XANH THEO ĐỊNH HƯỚNG
“ĐI BỘ” TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG KHU VỰC
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

HOÀNG HẢI YẾN

THIẾT KẾ KHÔNG GIAN XANH THEO ĐỊNH HƯỚNG
“ĐI BỘ” TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG KHU VỰC
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: ThS. TRẦN THẾ PHONG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Sau 3 tháng điều tra khảo sát, tìm tòi tư liệu, đồ án “Thiết kế không gian xanh
theo định hướng “đi bộ” trên một số tuyến đường tại khu vực trung tâm Thành Phố
Hồ Chí Minh” cũng đã hoàn thành.
Để có được kết quả này, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

Quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

-

Công ty Công viên cây xanh Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường,
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

ThS. Trần Thế Phong, người trực tiếp hướng dẫn, góp ý rất nhiều cho đồ án
của tôi,

-


TS. Lê Minh Trung, người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn
thành đồ án một cách suôn sẻ,
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Thiết, cựu sinh viên khoa

Lâm Nghiệp, đã hết lòng giúp đỡ để tôi có thể thực hiện đồ án.
Sau cùng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn lớp
DH08LN đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất để
tôi có thể đạt được kết quả này.
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2012
Sinh viên

Hoàng Hải Yến

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Thiết kế không gian xanh theo định hướng “đi bộ” trên một số tuyến
đường tại khu vực trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh” được tiến hành trên 3 tuyến
đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ và Hàm Nghi tại Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, trong
thời gian từ 05/03 đến 30/05.
Đề tài có 2 mục tiêu chính:
Thứ nhất: đánh giá hiện trạng khu vực, đề xuất ý tưởng đường đi bộ ban đầu
cho từng tuyến đường,
Thứ hai: thiết kế khoảng không gian xanh cho các tuyến đi bộ ấy, phát huy vai
trò của cảnh quan nhằm thu hút người đi bộ.
Các kết quả đạt được như sau:
Việc đề xuất ý tưởng nới rộng vỉa hè tại các con đường dành cho việc đi bộ, sẽ
gián tiếp giải quyết các vấn đề về giao thông, như giảm mức độ sử dụng xe máy và

tăng sử dụng phương tiện công cộng (xe bus), ngoài ra còn giúp tăng cường các hoạt
động thể chất có mục đích (như đi bộ, xe đạp), góp phần tạo nên một thành phố sống
tốt và an toàn hơn.
Việc thiết kế mảng xanh cho các con đường đi bộ nhằm gia tăng phần không
gian xanh trong đô thị, bổ sung vào mảng xanh đang hiện hữu, tạo cảnh quan đẹp
mắt, giúp người đi bộ tương tác nhiều hơn với đường phố cũng như giảm thiểu các
tác động của môi trường…
Đề tài còn nêu lên các kiến nghị cần thiết bổ sung cho việc hình thành con
đường đi bộ, và bổ sung danh sách các loài cây ưu tiên cũng như cấm trồng trong đô
thị.

iii


ABSTRACT
The title of the essay is “Designing green space for walking in the central
areas of

Ho

Chi

Minh City”

was

conducted

on three lines


street

of

Le

Loi, Ham Nghi, Nguyen Hue in District 1, Ho Chi Minh City. It’s been carried out
from 15th March to 30th May, 2012.
The essay has two major objectives:
First, assessing the condition of areas to form the initial waking path.
Secondly, designing green space for those walking paths, to promote the role of
the landscape to attract pedestrians.
The results are shows:
Putting forward an idea for extending pavement for pedestrians, will
indirectly solve traffic problems, such as reduced of using motorcycle and increased in
using public transport (like bus), and also help to increasing the physical activity
purposes (such as walking, or riding bicycle), contributes to a city better and safer life.
Designing green for the walking path to increase the green space in urban areas,
to make more beautiful landscape as well as minimize the impaction of environment...
Topics also added necessary recommendations for the formation of walking
path, and added a list of priority and prohibited species planting in urban.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................. iii
Mục lục.............................................................................................................v

Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................ viii
Danh sách các bảng .......................................................................................... ix
Danh sách các hình........................................................................................... x
Chương 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2 Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 2
1.3 Phạm vi – đối tượng nghiên cứu ............................................................ 2
1.4 Giới hạn đề tài ............................................................................................ 2
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
2.1 Về khu vực thiết kế ................................................................................ 3
2.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................... 3
2.1.2 Địa hình và Thủy văn .......................................................................... 4
2.1.3 Khí hậu................................................................................................ 4
2.1.4 Đặc điểm sử dụng đất và sinh hoạt của người dân trong khu vực ....... 4
2.2 Đề xuất ý tưởng cho các tuyến đường đi bộ ........................................... 5
2.2.1 Tầm nhìn khu vực ............................................................................... 5
2.2.2 Các điều kiện thuận lợi tại khu vực nghiên cứu .................................... 6
2.2.3 Lợi ích từ việc hình thành khoảng không gian cho đi bộ ...................... 8
2.3 Mục tiêu của cây xanh ứng với công năng đi bộ tại khu vực thiết kế....... 10
2.3.1 Cây xanh phải có hiệu quả về kinh tế ................................................... 10

v


2.3.2 Hướng tới các chủng loại cây địa phương ............................................ 10
2.3.3 Nâng cao tính hài hòa của cảnh quan đường phố ................................... 11
2.3.4 Cây trồng nhằm cải thiện bản sắc đô thị TP.HCM .................................. 11
2.3.5 Cây trồng thích ứng với chức năng của từng con phố ............................ 11
2.3.6 Cây trồng để giảm thiểu ảnh hưởng xấu của khí hậu nhiệt đới ............. 11
2.3.7 Cây trồng hướng tới duy trì bền vững. .................................................... 11

2.4 Một số chú ý khi thiết kế ............................................................................ 12
2.4.1 Về thiết kế đường .................................................................................... 12
2.4.1.1 Phần xe chạy ........................................................................................ 12
2.4.1.2 Dải phân cách ....................................................................................... 12
2.4.2 Về mảng xanh.......................................................................................... 13
2.4.2.1 Đối với loại cây trồng trên lề đường .................................................... 13
2.4.2.2 Đối với loại dải cây xanh trồng trên lề đường ..................................... 13
2.4.2.3 Đối với dải cây xanh phân cách ........................................................... 14
2.4.2.4 Chọn loại cây trồng trên đường phố .................................................... 14
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 17
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 18
3.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp .................................................................. 18
3.3.2 Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 18
3.3.2.1 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 18
3.3.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu ........................................................... 18
3.2.4 Xây dựng mô hình ................................................................................... 19
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 20
4.1 Hiện trạng chung của ba tuyến đường .................................................... 21
4.1.1 Về cơ sở hạ tầng .................................................................................. 20

vi


4.1.2 Về mảng xanh ..................................................................................... 23
4.2 Thiết kế .................................................................................................. 33
4.2.1 Mục đích thiết kế ................................................................................ 34
4.4 Thuyết minh thiết kế ............................................................................... 36
4.4.1 Tuyến đường Lê Lợi ............................................................................... 37

4.4.2 Tuyến đường Nguyễn Huệ ..................................................................... 37
4.2.3.2 Cây xanh .............................................................................................. 40
4.2.3 Tuyến đường Hàm Nghi .......................................................................... 42
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 46
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 46
5.2 Kiến nghị ............................................................................................... 47
5.2.1 Về mảng xanh ..................................................................................... 47
5.2.2 Về phương tiện giao thông công cộng .................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 49
PHỤ LỤC ................................................................................................... 50

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
TCXDVN: Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chiều rộng tối thiểu dải phân cách ........................................................... 12
Bảng 2.2: Kích thước dải cây xanh đường phố ......................................................... 13
Bảng 2.3: Danh mục các loài cây hạn chế sử dụng ................................................... 15
Bảng 2.4: Danh mục các loài cây bị cấm sử dụng ....................................................... 16
Bảng 4.1: Danh sách các loài cây đã điều tra trên các tuyến đường ......................... 23
Bảng 4.2: Phân loại vỉa hè có cây xanh đường phố trên khu vực khảo sát .................. 25

Bảng 4.3: Phân loại hệ thống cây xanh đường phố tại khu vực khảo sát ..................... 25
Bảng 4.4: Hiện trạng chỉ tiêu mật độ cây xanh trên các tuyến đường ......................... 26

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vị trí cụm đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ – Hàm Nghi
trong bản đồ phân bố................................................................................................. 3
Hình 2.2: Điều chỉnh quy hoạch chung Quận 1 đến năm 2020. ................................. 5
Hình 2.3 Các địa điểm thu hút du lịch. ......................................................................... 6
Hình 2.4: Sự phát triển giao thông cơ giới ở Việt Nam, 1990-2005 ............................ 9
Hình 4.1: Vỉa hè bị bong tróc trên đường Nguyễn Huệ. ........................................... 21
Hình 4.2: Vỉa hè rộng rãi nhưng thiếu mảng xanh trên đường Lê Lợi. .................... 21
Hình 4.3: Vỉa hè bị chiếm dụng trên đường Hàm Nghi ............................................ 22
Hình 4.4: Một góc làn phân luồng trên tuyến đường Hàm Nghi. ............................. 22
Hình 4.5: Vị trí tuyến đường Lê Lợi trên bản đồ...................................................... 31
Hình 4.6: Mặt cắt hiện trạng tuyến đường Lê Lợi ................................................... 32
Hình 4.7: Mặt bằng hiện trạng tuyến đường Lê Lợi .................................................... 32
Hình 4.8: Mặt bằng thiết kế tuyến đường Lê Lợi ..................................................... 33
Hình 4.9: Cây Ác ó .................................................................................................. 34
Hình 4.10 :Kết quả thiết kế tuyến đường Lê Lợi ...................................................... 35
Hình 4.11: Làn phân luồng có gờ làm khoảng không gian đa năng ............................ 35
Hình 4.12: Vị trí tuyến đường Nguyễn Huệ trên bản đồ ......................................... 37
Hình 4.13: Mặt cắt hiện trạng tuyến đường Nguyễn Huệ ......................................... 37
Hình 4.14: Mặt bằng hiện trạng tuyến đường Nguyễn Huệ ...................................... 38
Hình 4.15: Kết quả thiết kế tuyến đường Nguyễn Huệ ............................................ 39
Hình 4.16: Mặt bằng thiết kế tuyến đường Nguyễn Huệ .......................................... 40
Hình 4.17: Vị trí tuyến đường Hàm Nghi trên bản đồ ............................................. 40
Hình 4.18: Mặt cắt hiện trạng tuyến đường Hàm Nghi ........................................... 41


x


Hình 4.19 : Cỏ Vetiver trồng trên ống thoát nước ngăn mưa .................................... 42
Hình 4.20: Mặt cắt ngang hệ thống trồng cỏ Vetiver ................................................ 43
Hình 4.21: Kết quả thiết kế tuyến đường Hàm Nghi ................................................ 43
Hình 4.22: Mặt bằng thiết kế tuyến đường Hàm Nghi ............................................. 44

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tuyến đường đi bộ là không gian giao tiếp công cộng phổ biến trong đô thị của
nhiều nước trên thế giới. Ngoài ý nghĩa về mặt văn hóa, bảo tồn, thương mại và du
lịch, còn thể hiện trình độ quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị của thành phố đó. Nó
không chỉ là không gian thân thiện chốn đô thị mà còn là nguồn lợi nhuận vô tận cho
sự phát triển nếu biết tận dụng những giá trị mà nó mang lại.
TP.HCM tuy là một trong những đô thị lớn của nước ta, nhưng có thể nói phần
không gian dành cho đi bộ ấy rất hạn chế. Chúng ta liên tục tập trung vào việc xây
dựng các công trình hiện đại mà quên đi rằng chính phần không gian giữa chúng cũng
là nền tảng. Bên cạnh đó, TP.HCM còn đang mắc phải những vấn đề của một đô thị
lớn: dân số tăng quá nhanh, đường xá trở nên quá tải, hệ thống giao thông không đồng
bộ và môi trường ngày càng xấu đi do tác động biến đổi khí hậu… Những vấn đề ấy rất
nan giải và vẫn chưa có phương hướng giải quyết cụ thể. Chúng đều là những nguyên
nhân khiến thành phố chưa tìm được vị thế riêng của mình với nước bạn mặc dù đang
trên đà phát triển khá nhanh.
Vậy, có nên chăng việc thiết kế một hệ thống “xanh” để tối ưu hóa đường phố?

Nghĩa là, thiết kế ấy không chỉ phủ xanh đô thị, đáp ứng về mặt mỹ quan, mà còn tạo
không gian phù hợp với yêu cầu “đi bộ” để phát triển, để kiến tạo thành phố thành một
đô thị bền vững trong tương lai.
Đề tài “Thiết kế không gian xanh theo định hướng “đi bộ” trên một số tuyến
đường tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện dựa trên tiêu chí
đó. Đề tài tập trung thiết kế mảng xanh cụm ba tuyến đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ –

1


Hàm Nghi, khu vực trung tâm thành phố mang tính chất năng động, hiện đại, thuận lợi
cho ý tưởng phát triển không gian cho các tuyến đường đi bộ.
Thiết kế sẽ làm tăng diện tích mảng xanh những khu vực đi bộ một cách hợp lý.
Phần không gian này được xem là chất xúc tác cho phát triển, gián tiếp làm tăng trưởng
kinh tế bằng cách khai thác tối ưu những giá trị đã tồn tại và tiềm ẩn nhưng có lẽ chưa
được nhận thức đầy đủ như: không gian lịch sử, không gian công cộng và cảnh quan
mà tất cả mọi người trong thành phố đều có thể tiếp cận, môi trường không ô nhiễm và
sự tiết kiệm tài nguyên cho tương lai.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế mảng xanh của khu phố đi bộ trong đề tài là bước đi cơ bản, cụ thể và
thiết thực nhất trong tham vọng biến thành phố trở thành một đô thị sinh thái, văn minh
và trật tự. Một thành phố “xanh” cả về mặt nội dung lẫn hình thức, góp phần nâng tầm
khu vực. Giảm thiểu triệt để vấn đề biến đổi khí hậu mà vẫn phát triển bền vững là cái
đích mà tất cả các nước đều hướng đến hiện nay.
1.3 Phạm vi – đối tượng nghiên cứu
Cụm đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ – Hàm Nghi là khu vực đề tài tập trung
nghiên cứu. Đây là những tuyến đường trung tâm của thành phố kết nối với nhiều khu
vực kinh tế, thương mại, dịch vụ thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành làm
đề tài.
1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài được chọn là đề tài tâm huyết nhưng cũng rất mới mẻ, do đó, khó có thể
tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết trong cách suy nghĩ giải quyết vấn đề cũng
như thể hiện ý đồ. Rất mong nhận được sự động viên, góp ý tận tình của các thầy cô.
Em xin chân thành cám ơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu khu vực thiết kế
Khu vực khảo sát năm ngay vị trí trung tâm của TP.HCM nên sẽ có đầy đủ
những điều kiện tự nhiên và xã hội chung nhất với TP.HCM. (Nguồn: Wikipedia)
2.1.1 Vị trí địa lý
Cụm ba tuyến đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ – Hàm Nghi, với vai trò là cửa ngõ,
thông thương với các con đường trọng điểm của TP.HCM, có vị trí xác định:

Hình 2.1: Vị trí cụm đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ – Hàm Nghi trong bản đồ phân bố

3


- Phía Bắc, phía Đông và phía Nam giáp với khu đô thị, trung tâm thương mại,
giải trí, văn hóa…
- Phía Tây giáp với sông Sài gòn và khu đô thị mới Thủ Thiêm.
2.1.2 Địa hình và Thủy văn
Khu vực khảo sát có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 7 m. Địa hình tương đối
bằng phẳng, thích hợp cho việc tổ chức các không gian công cộng và thiết kế hệ thống
cây xanh mặt nước, với điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi.
Về thủy văn, TP.HCM nói chung cũng như khu vực khảo sát nói riêng có mạng

lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Trong đó sông Đồng Nai trở thành nguồn nước
ngọt chính của thành phố, cung cấp 15 tỷ m3 nước mỗi năm.
2.1.3 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao và khá ổn định
trong năm. Có hai mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa.
Số giờ nắng trung bình đạt từ 160 – 270 giờ.
Hướng gió: Chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây - Tây Nam
và Bắc - Ðông Bắc. Ngoài ra có gió tín phong phía Nam - Ðông Nam.
2.1.4 Đặc điểm sử dụng đất và sinh hoạt của người dân trong khu vực
Ở khu vực nghiên cứu làm đề tài, đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi là một điển hình
cho phong cách phương Tây, với các công trình công cộng mang hình thức kiến trúc
giao thoa giữa cổ điển và hiện đại, đáp ứng như cầu vui chơi, làm việc và học tập của
một số lượng lớn khách tham quan cả trong và ngoài nước. Hai tuyến đường này luôn
tấp nập vì tập trung các trung tâm thương mại, mua sắm, nhà hàng, khách sạn, các quán
ăn… Trong khi khu vực đại lộ Hàm Nghi lại có vẻ im ắng hơn một chút. Đây cũng là
khu vực tập trung các công ty, trường học, chợ, bệnh viện…

4


2.2 Đề xuất ý tưởng cho các tuyến đường đi bộ
2.2.1 Tầm nhìn khu vực

Hình 2.2: Điều chỉnh quy hoạch chung Quận 1 đến năm 2020
Nguồn: Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM

5


Theo định hướng phát triển chung Quận 1 TP.HCM 2010 tầm nhìn đến năm

2020 của sở Quy hoạch – Kiến trúc, thì cụm ba tuyến đường cần khảo sát (Hình 2.6 –
vùng màu hồng nhạt) sẽ nằm trong diện phát triển thành trung tâm tài chính, thương
mại và dịch vụ của thành phố. Và cụm ba tuyến đường này là một trong những con
đường được quy hoạch trở thành trở thành những tuyến đường đi bộ trong tương lai
theo kế hoạch của Sở Quy Hoạch Kiến Trúc TP.HCM.
2.2.2 Các điều kiện thuận lợi tại khu vực nghiên cứu
Ba tuyến đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ – Hàm Nghi là ba tuyến nằm gần nhau,
tạo thành hình tam giác, liên kết với các khu vực dành cho du lịch.

Hình 2.3: Các địa điểm thu hút du lịch

6


Các khu vực được theo đề xuất hỗ trợ cho việc thúc đẩy “đi bộ” theo Hình 2.3
là: Chợ Bến Thành, Công viên 23-9, Nhà hát Thành Phố, đường Đồng Khởi với công
viên Mê Linh, trung tâm mua sắm trong cụm đường Nguyễn Huệ, Sông Sài Gòn…
Ngoài ra còn có Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Dinh Độc Lập… được hỗ trợ di
chuyển bằng trạm xe bus xuyên suốt những khu vực này đặt đối diện chợ Bến Thành.
Là nơi tập trung buôn bán các mặt hàng phong phú và đa dạng về hàng hóa, về
hình thức trang trí và trưng bày. Vỉa hè tương đối thông thoáng, trung bình từ 2,8 đến
4,6 m, phục vụ cho việc tham quan mua sắm.
Các công trình và không gian công cộng nối tiếp nhau trong phạm vi trên dưới
800 m, rất phù hợp với việc đề xuất tuyến đường đi bộ của đề tài. Theo như tài liệu đã
thu thập, thì bán kính đi bộ trung bình của một người bình thường trong vòng 5 đến 10
phút (Bán kính đi bộ trong 5 phút ~ 400 m; Bán kính đi bộ trong 10 phút ~ 800 m) là
cơ sở của quy hoạch nhằm phục vụ nhiều nhất cư dân cộng đồng. Bán kính này cũng
chính là cơ sở của thiết kế đô thị để tạo dựng một không gian sống thân thiện và thỏa
mãn cảm xúc của con người.
Ngoài ra đề tài còn quan tâm đến hai vấn đề “Mật độ” và “Sự đa dạng”. Theo ý

kiến của bản thân thì hai vấn đề nêu trên có vai trò rất quan trọng. Mật độ dân cư quá
cao hay quá thấp cũng có thể làm cho chất lượng cuộc sống thấp đi, hay các yếu tố
phục vụ đời sống vật chất và tinh thần không hấp dẫn và phong phú thì cũng không6
tồn tại được lâu bền. Và theo như điều tra khảo sát thực tế, 3 tuyến đường cần nghiên
cứu thiết kế mang đầy đủ hai yếu tố trên.
“Mật độ” về dân cư và các khu vực thương mại, dịch vụ và giải trí càng nhiều,
cùng với “sự đa dạng” về thành phần và mục đích sử dụng thì khoảng cách đi bộ càng
được thu hẹp, và sự cần thiết của việc sử dụng các phương tiện chủ động (đi bộ hay
xe đạp) hay các phương tiện công cộng (bus) ngày càng khả thi hơn. Với tình hình
giá cả lên cao như hiện nay, nhất là giá xăng dầu, nếu một khu vực nhất định nào đó
càng có nhiều người, nhiều việc làm, nhiều dịch vụ, thì người dân sẽ chủ động sử

7


dụng các hình thức di chuyển trên để đi đến các địa điểm mà họ mong muốn. Nhiều
người đi bộ hơn có nghĩa là ít tắc nghẽn, ít tiếng ồn, ít ô nhiễm không khí, ít tai nạn
giao thông, và đường phố theo đó cũng cũng trở nên sôi động hơn, mang tính xã hội
nhiều hơn. Đây cũng là những yếu tố chính và cũng là cơ sở để có thể thực hiện đề
xuất cho các tuyến đường đi bộ của đề tài.
Cụm ba tuyến đường đang nghiên cứu mới chỉ là một hình ảnh thô của hoạt
động thương mại. Dựa vào các lợi thế vừa nêu trên, việc đề xuất khu vực đi bộ và thiết
kế mảng xanh có thể thúc đẩy hoạt động thương mại và tăng cường khả năng tương tác
giữa không gian công cộng và công trình.
2.2.3 Lợi ích từ việc hình thành khoảng không gian cho đi bộ
Khoảng không gian dành cho đi bộ giúp khai thác các giá trị về cảnh quan bằng
cách cung cấp nơi chốn lý tưởng, thoải mái và an toàn, từ đó ta thấy không gian đi bộ
không chỉ khuyến khích “đi bộ”! Nó còn mang lại nhiều tiện ích không ngờ cho việc
phát triển cơ cấu đường phố, phát triển kinh doanh buôn bán các mặt hàng đặc trưng…
Có thể nói rõ các lợi ích khai thác từ không gian dành cho đi bộ như sau:

-

An toàn: Hiện nay, tỷ lệ đầu người sở hữu các phương tiện cá nhân ngày càng
nhiều, xe hơi và xe máy đang làm các đường phố dường như nhỏ hẹp hơn và
khiến hoạt động giao thông trở nên khó khăn hơn. Điều này dẫn đến ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng hơn (do khói, bụi, các chất thải), nhiều tai nạn giao
thông hơn, số người tử vong cũng từ đó tăng cao. Việc mở rộng không gian vỉa
hè nhằm hướng người dân hình thành “văn hóa” đi bộ, cũng như giảm lượng lưu
thông trong khu vực bằng cách phân tán ra các con đường lân cận, sẽ tạo ra một
không gian an toàn và thông thoáng.

-

Bền vững: không gian dành cho các khu vực đi bộ làm giảm lượng lưu thông,
tăng hiệu quả sử dụng phương tiện công cộng, tiết kiệm chi phí cho năng lượng,
giảm thiểu tối đa các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

8


20
18
16
14
12
10
8
6
4
2

0

Xe máy
Xe hơi

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Xe máy 2.77 2.81 2.85
Xe hơi

0.25

0.3

0.29

2.9

3.28 3.58 4.21 4.83

5.2

5.6

6.48 8.36 10.27 11.38 13.38 16.09

0.3

0.32 0.34 0.39 0.42 0.44 0.47 0.49 0.56 0.61 0.68 0.77 0.89


Hình 2.4: Sự phát triển giao thông cơ giới ở Việt Nam, 1990-2005.
Nguồn: Kenichi Ohno - Vietnam Development Forum, tháng 3 - 2007
-

Sức khỏe cộng đồng: sự gia tăng lưu lượng xe máy như hiện nay làm cho các
hoạt động thể chất có mục đích (đi bộ hay đi xe đạp) bị sụt giảm rất nhiều, dẫn
đến tình trạng béo phì tràn lan và tỉ lệ các căn bệnh không lây nhiễm tăng cao
như tiểu đường, đột quỵ, ung thư và bệnh tim mạch. Cơ sở hạ tầng dành cho các
phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy) cũng góp phần tạo nên sự tách biệt xã hội
dẫn đến nguy cơ sẽ có ít người dành thời gian bên ngoài hay hiểu về những
người hàng xóm của mình. Điều này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe về thể chất và
tinh thần của người dân, đặc biệt là đối với trẻ em và người già. Đi bộ giúp hình
thành thói quen tương tác với môi trường, cải thiện sức khỏe, tăng cường các
hoạt động ngoài trời và giảm thiểu tối đa các vấn đề nêu trên.

-

Phát triển: Các tuyến đường đi bộ với các tiện nghi đô thị thu hút du lịch và
khách tham quan, từ đó mảng thương mại dịch vụ trên các tuyến đường được
mở rộng. Lợi nhuận thu được từ mảng này sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát
triển của thành phố.

9


2.3 Mục tiêu của cây xanh ứng với công năng đi bộ tại khu vực thiết kế
Mảng xanh cho tuyến đường đi bộ nói về một khía cạnh hoàn toàn khác. Đề tài
ngoài việc nêu lên tầm quan trọng của khoảng không gian dành cho đi bộ đối với sự
phát triển của thành phố, thì việc tạo quản quan cho phố đi bộ đó cũng quan trọng
không kém. Thiết kế mảng xanh phải vừa phù hợp với văn hóa, phong tục của người

Việt Nam; phù hợp tiêu chuẩn “đi bộ” để người dân có thể trải nghiệm cảnh quan bằng
cách dạo bước trên khu vực đẹp mắt, không gian thoáng đãng đối nghịch với không khí
sôi động náo nhiệt của đất thành thị.
Mọi người dành nhiều thời gian của họ để đi bộ và chiêm ngưỡng cảnh quan của
các khu vực, cả cảnh quan kiến trúc và cây xanh. Trong khi các tòa nhà không thể thay
đổi, thảm thực vật thì khá linh hoạt với thời gian. Do đó, bóng râm, cây và các loại cây
trồng khác, đóng một vai trò rất quan trọng trong hình thái của cảnh quan đô thị.
2.3.1 Cây xanh phải có hiệu quả về kinh tế
Các chủng loại cây trồng cần có hiệu quả về mặt giá cả bao gồm giá lắp đặt và
bảo dưỡng. Nói cách khác, để giảm thiểu chi phí bảo dưỡng lâu dài, sự cân nhắc chọn
lựa các chủng loại cây trồng đường phố thích hợp là cần thiết, chẳng hạn các loại cây
địa phương, có khả năng thích ứng khí hậu địa phương nắng nóng và điều kiện khói bụi
xe cộ đông đúc.
2.3.2 Hướng tới các chủng loại cây địa phương
Cây địa phương được quan tâm lựa chọn vì khả năng thích ứng cao với điều
kiện địa phương chẳng hạn khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, cỏ dại và sâu bọ. Bên
cạnh đó, cây cối địa phương còn có vai trò giữ gìn hệ cân bằng sinh học của hệ thực vật
trong TP.HCM và cải thiện các đặc điểm đặc trưng nổi bật của một số khu vực về môi
trường và các hoạt động của người dân (xã hội, văn hóa, lịch sử).

10


2.3.3 Nâng cao tính hài hòa của cảnh quan đường phố
Do hình dạng của cây và màu sắc của hoa, thảm thực vật đóng góp đáng kể vào
cảnh quan của đường phố, không chỉ xanh mà còn sự thống nhất, làm cho nó đặc biệt
trên quy mô đô thị.
2.3.4 Cây trồng nhằm cải thiện bản sắc đô thị TP.HCM
Sự tồn tại và phát triển trong lịch sử của một số loài thực vật trong khu vực dự
án đã tạo ra một bản sắc độc đáo của thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, cây xanh được

lựa chọn trồng trên đường phố dựa trên các loài địa phương để tăng cường bản sắc đó.
2.3.5 Cây trồng thích ứng với chức năng của từng con phố
Mỗi con đường trong khu vực đề xuất có điều kiện cơ sở hạ tầng và chức năng
khác nhau như đại lộ chính cho cả giao thông và du lịch, con đường thứ cấp để bán lẻ
và cho người đi bộ. Cây có thể định nghĩa không gian và kích thích các hoạt động, do
đó gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng không gian công cộng.
2.3.6 Cây trồng để giảm thiểu ảnh hưởng xấu của khí hậu nhiệt đới
Để phát triển khu vực theo tiêu chí bền vững, cây xanh cần đáp ứng được nhu
cầu giảm thiểu cái nóng và ẩm bất lợi cho một số hoạt động. Nằm trong một khí hậu
nóng và ẩm ướt, cây trồng trong vùng cần nghiên cứu nên cung cấp bóng râm, làm mát,
do đó làm giảm nhiệt độ không khí và đồng thời cho phép thông gió tốt bằng những làn
gió từ sông Sài Gòn.
2.3.7 Cây trồng hướng tới duy trì bền vững
Như các yếu tố sống khác, cấu trúc mảng xanh cần được chăm sóc thường
xuyên như tưới nước, tỉa cành tạo bóng hoặc bón phân. Tích hợp các quy trình bảo trì
dễ dàng và an toàn hơn được yêu cầu từ cả hai đội ngũ nhân viên trồng cây và những
người thưởng thức.

11


2.4 Một số chú ý khi thiết kế
Thiết kế trong đề tài đều dựa vào các quy chuẩn thiết kế trong Tiêu Chuẩn Xây
Dựng Việt Nam (TCXDVN) số 104 – 2007, trong đó các thành phần được thiết kế
chính sẽ được nêu cụ thể dưới đây:
2.4.1 Về thiết kế đường
2.4.1.1 Phần xe chạy
Ở phần đường dành cho các loại xe được tham khảo ở mục 8 TCTKXDVN số
104 - 2007, chiều rộng một làn xe có thể biến đổi, dao động trong phạm vi rộng từ 3,5
đến 3,75 m tương ứng với loại hình đường và tổ chức giao thông trong khu đô thị loại

I. Từ đó đề tài có thể dựa vào mục này mà đặt ra cơ sở cho phần thiết kế để thu hẹp làn
đường dành cho xe máy.
Các đường phố nội bộ trong các khu chức năng nếu chỉ có 1 làn thì bề rộng làn
phải lấy tối thiểu 4.0m không kể phần rãnh thoát nước.
2.4.1.2 Dải phân cách
Bảng 2.1: Chiều rộng tối thiểu dải phân cách
Chiều rộng tối thiểu (m)
Điều kiện xây dựng
I
II
III
3,00
2,50
2,00
(9,00)
(6,50)
(4,00)
2,50
2,00
1,50
(7,50)
(5,00)
(3,00)

Loại đường
Đường phố chính
đô thị

Chủ yếu
Thứ yếu


Những thông số nằm trong ngoặc chính là giá trị tối thiểu mong muốn đáp ứng
theo chức năng nào đó (như kiến trúc cảnh quan, dự trữ đất, giao thông ngoài mặt
phố).

12


2.4.2 Về mảng xanh
2.4.2.1 Đối với loại cây trồng trên lề đường
-

Chú ý hướng đường để tạo bóng mát tốt nhất.

-

Trường hợp nhiều xe và người thì nên trồng cây trong bồn (bồn có thể có hình
tròn hoặc hình vuông, có đường kính hoặc cạnh tối thiểu là 1,25 m)

-

Cây trồng phải đúng quy định như sau:
 Thân cây cách mép đường tối thiểu 1,2 m.
 Vỉa hè rộng tối thiểu 3,5 m mới được trồng cây.
 Bồn cây cách mép đường tối thiểu 0,5 m

-

Khi trồng cây cần chú ý chỗ đường cắt nhau hoặc đường rẽ cong, không bố trí
cây che khuất tầm nhìn của người lái xe.


2.4.2.2 Đối với loại dải cây xanh trồng trên lề đường
Bảng 2.2: Kích thước dải cây xanh đường phố
STT
1
2
3
4
5
-

Cách bố trí
Cây trồng một hàng
Cây trồng hai hàng
Dải cây bụi và bãi cỏ
Vườn trước nhà 1 tầng
Vườn cây trước nhà nhiều tầng

Chiều rộng tối thiểu (m)
2–4
5–6
1
4 + kết hợp cây bụi
6 + kết hợp cây bụi, mảng hoa, mảng cỏ

Dải cây xanh có chiều rộng tối thiểu 1,5 m. Nếu có rộng từ 1,5 – 5 m thì cần chú
ý phối hợp trồng cây với chiều rộng của lề đường.

-


Nếu chiều rộng của dải cây từ 1,5 đến 2 m, chỉ nên trồng một hàng cây cao vừa
phải và cây nhỏ, đôi khi xen hàng cây bụi thấp hoặc cây hoa, ngoài ra là cỏ.

-

Nếu chiều rộng dải cây từ 2 đến 3 m, có thể trồng một hàng cây cao và một hàng
cây thấp hai bên. Có thể xen kẽ những lùm cây bụi thấp hoặc riêng lẻ sinh
trưởng tự do ở phía đường xe chạy.

-

Nếu chiều rộng dải cây từ 5 đến 7 m có thể trồng hai hàng cây cao.

13


×