Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

VAI TRÒ CỦA CÂY RAU NHÍP TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI S’TIÊNG TẠI XÃ ĐOÀN KẾT, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN TRUNG QUÂN

VAI TRÒ CỦA CÂY RAU NHÍP TRONG ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI S’TIÊNG TẠI XÃ ĐOÀN KẾT,
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN TRUNG QUÂN

VAI TRÒ CỦA CÂY RAU NHÍP TRONG ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI S’TIÊNG TẠI XÃ ĐOÀN KẾT,
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC.

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Quốc Bình

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này, tôi đã phải vượt qua nhiều khó khăn trong
quá trình hoàn thiện đề tài, tôi cảm nhận sâu sắc những tình cảm của những
người yêu quý giúp đỡ tôi, đã luôn bên tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn ấy,
cùng với những mong đợi tôi sẽ hoàn thành tốt đề tài được giao. Đến nay, đề tài
đã được hoàn thành và đang chờ sự đánh giá của quý thầy cô trong hội đồng
chấm đề tài. Trong khi chờ đợi kết quả, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Cha mẹ là những người sinh thành, dạy dỗ và gia đình đã luôn bên cạnh
hỗ trợ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Các thầy, cô trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, khoa Lâm Nghiệp đã dạy
cho tôi kiến thức trong cả khóa học, đặc biệt là thầy ThS. Nguyễn Quốc Bình là
thầy đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi.
- Các bạn trong và ngoài lớp DH08NK đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình
tìm kiếm tài liệu, đưa ra những ý kiến góp ý cho đề tài của tôi, đặc biệt là những
người bạn tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình phỏng vấn, thu thập số liệu để hoàn thiện đề tài này.
- Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước nơi tôi thực hiện đề tài, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện đề tài.
- Đồng bào dân tộc S’tiêng và người dân tại xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước đã cung cấp những thông tin cần thiết và rất quan trọng trong
quá trình làm đề tài của tôi.

Đề tài không thể hoàn thiện nếu không có sự đánh giá của hội đồng chấm
đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn và gởi lời chúc sức khỏe tới hội đồng, chúc hội
đồng hoàn thành công việc, thành công trong sự nghiệp trồng người.
Chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Trung Quân

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Vai trò của cây rau Nhíp trong đời sống của người
S’tiêng tại xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”, được tiến hành tại
địa phương từ ngày 10/02/2012 đến 10/06/2012. Thông tin được tổng hợp qua quá
trình điều tra, phỏng vấn, được xử lý để làm rõ các mục tiêu của đề tài.
Rau Nhíp có vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày của đồng bào
dân tộc thiểu số Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nó là nguồn thực phẩm cho mỗi bữa
ăn của người dân địa phương, còn được xem là nguồn dược liệu tươi xanh, hiện nay
nó đã được đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống gần rừng hái về bán tại các
chợ xã địa phương, tuy nhiên việc mở rộng thị trường cho rau Nhíp trở thành rau
thương mại thì lại là một vấn đề hết sức khó khăn. Vấn đề đặt ra là làm sao để rau
Nhíp thể hiện được vai trò trong đời sống thường ngày của người dân và có thể phát
triển rộng ra thị trường trở thành rau thương mại trong bối cảnh phát triển bền vững.
Xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước là địa phương được chọn thực hiện
đề tài, có bối cảnh rau Nhíp đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người
S’tiêng ở nơi đây. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu vai trò, đánh giá tìm năng phát
triển của rau Nhíp trong hạn định thời gian thực hiện đề tài mong muốn giúp chính
quyền và người dân địa phương tìm được tiếng nói chung trong quá trình khai thác,
sử dụng, phát triển rau Nhíp thành rau thương mại mà vẫn đảm bảo mục tiêu phát

triển bền vững và bảo tồn.
Sau khi điều tra, thu thập số liệu kết quả thu được là đã mô tả thực trạng khai
thác, sử dụng rau Nhíp, là một nguồn thu nhập của người người S’tiêng tại địa
phương. Đã xác định vai trò của rau Nhíp trong trong đời sống của người dân. Đồng
thời phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quản lý, phát triển rau Nhíp. Từ đó,
đề xuất các biện pháp quản lý và định hướng phát triển rau Nhíp phù hợp với qui
định pháp luật và với bối cảnh địa phương.

iii


ABSTRACT
Research topic "The role of Gnetum gnemon L in the lives of minority
S’tieng in Doan Ket commune, Bu Dang District, Binh Phuoc province" was
conducted in the locality from 10/02/2012 to 10 / 06/2012. Information is
synthesized through the process of investigation, interview, be treated to clarify the
objectives of the project.
Gnetum gnemon L has an important role in the daily life of ethnic minority
Central Highlands and the Southeast, it is a source of food for every meal of the
local population, is also seen as sources of pharmaceutical raw materials Green,
now it has been ethnic minorities and people living near the forest to pick on sale in
the local of markets, but the expanding markets for Gnetum gnemon L become
commercial vegetables is a problem very difficult problem. The question is how to
express L Gnetum gnemon role in the daily lives of people and can spread to
become a vegetable market trade in the context of sustainable development. Doan
Ket commune, Bu Dang District, Binh Phuoc province is selected localities to
implement the project, is set Gnetum gnemon L plays an important role in the life of
minority S’tieng here. Therefore, the research, understanding the role, looking to
develop evaluation of Gnetum gnemon L deadlines in government and help local
people find a common voice in the process of extraction, use and development into

commercial vegetable development while ensuring the sustainable development
objectives and conservation.
After investigation, data collection is the result obtained describes the
exploitation and use of Gnetum gnemon L, is a source of income of minority S’tieng
in the locality. Have identified the role of Gnetum gnemon L in people's lives. At
the same time analyzing the advantages and disadvantages in the management and
development Gnetum gnemon L Since then, the proposed management measures
and development orientation of Gnetum gnemon L regulations consistent with law
and with the local context.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................. ii

TÓM TẮT .................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................... x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1
Chương 2: TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.......................... 4
2.1 Tổng quan nghiên cứu .................................................................................. 4
2.2 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 9
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 9
2.2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ...................................................... 9

2.2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình .................................................................. 10
2.2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn ................................................................. 10
2.2.1.4 Tài nguyên đất ...................................................................................... 11
2.2.1.5 Tài nguyên khoáng sản......................................................................... 11
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ....................................................... 12
2.2.2.1 Dân số................................................................................................... 12
2.2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế ................................................................ 12
2.2.2.3 Văn hóa xã hội ..................................................................................... 15
2.2.3 Một số đánh giá chung về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội .................. 15
2.2.3.1 Về điều kiện tự nhiên ........................................................................... 15
2.2.3.1 Về kinh tế xã hội .................................................................................. 16

v


Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 17
3.1 Mục tiêu ..................................................................................................... 17
3.2 Nội dung ..................................................................................................... 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 18
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 18
3.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .............................................. 19
3.3.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. ................................................... 21
4.1 Thực trạng khai thác, sử dụng rau Nhíp của người dân xã Đoàn Kết........ 21
4.1.1 Thực trạng khai thác, sử dụng rau Nhíp. ................................................. 21
4.1.2 Đối tượng khai thác, địa điểm khai thác và cách thức khai thác
rau Nhíp. ........................................................................................................... 24
4.1.3 Nguồn thu nhập từ rau Nhíp và dòng thị trường của nó. ........................ 27
4.1.4 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc

khai thác và sử dụng rau Nhíp.......................................................................... 31
4.2 Vai trò của rau Nhíp trong trong đời sống của người S’tiêng. .................. 32
4.2.1 Rau Nhíp trong đời sống thường ngày của người S’tiêng. ..................... 32
4.2.2 Rau Nhíp ẩm thực văn hóa của người S’tiêng. ....................................... 33
4.2.3 Nhu cầu của người dân về rau rừng_rau Nhíp trong bối cảnh
bảo tồn, quản lý bền vững. ............................................................................... 35
4.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý, phát triển rau Nhíp
tại xã Đoàn Kết................................................................................................. 36
4.3.1 Thuận lợi: ............................................................................................... 36
4.3.1.1 Điều kiện tự nhiên phù hợp cho rau Nhíp. ........................................... 36
4.3.1.2 Con người. ............................................................................................ 37
4.3.1.3 Tiềm năng phát triển thương mại rau rừng_đặc sản rau Nhíp
địa phương. ....................................................................................................... 39
4.3.2 Khó khăn: ................................................................................................ 40

vi


4.3.2.1 Quản lý và bảo vệ trong khai thác rau Nhíp. ....................................... 40
4.3.2.2 Phát triển thị trường rau Nhíp .............................................................. 42
4.4 Các biện pháp quản lý và định hướng phát triển rau Nhíp phù hợp
với qui định pháp luật và với bối cảnh địa phương. ........................................ 44
4.4.1 Các chính sách trong quản lý, sử dụng rau Nhíp. ................................... 44
4.4.2 Định hướng phát triển thị trường rau Nhíp. ............................................ 45
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 47
5.1 Kết luận. ..................................................................................................... 47
5.2 Kiến nghị. ................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 49
PHỤ LỤC ......................................................................................................... A
Phụ lục 1: Khung phân tích phương pháp/công cụ tiến hành nghiên cứu ....... B

Phụ lục 2: Số liệu UBND huyện Bù Đăng và UBND
xã Đoàn Kết cung cấp ....................................................................................... G
Phụ lục 3: Danh sách hộ phỏng vấn ................................................................... I
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình ............................................... J
Phụ luc 5: Xử lý số liệu .................................................................................... O
Phụ luc 6: Danh sách hình ảnh thu thập trong quá trình làm đề tài ................. Q
Xác nhận của chính quyền địa phương.

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PRA

: Participatory Rural Appraisal (đánh giá nông thôn có sự tham gia)

NTFP

: Non-Timber Forest Product (lâm sản ngoài gỗ)

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

HĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND


: Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN : Ủy ban mật trận tổ quốc Việt Nam
DTTS

: Dân tộc thiểu số

ĐBDTTS

: Đồng bào dân tộc thiểu số

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

DTTN

: Diện tích tự nhiên

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MĐDS

: Mật độ dân số


TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TW

: Trung ương

TB

: Trung bình

VNĐ

: Việt Nam đồng

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ xã Đoàn Kết.............................................................................. 9
Hình 4.1 Cơ cấu sử dụng đất của xã Đoàn Kết. ............................................. 21
Hình 4.2 Tỉ lệ số hộ có vào rừng khai thác rau Nhíp. ..................................... 22
Hình 4.3 Lượng Nhíp thu hái của 1 người 1 lần vào rừng. ............................. 23
Hình 4.4 Mục đích sử dụng của rau Nhíp. ...................................................... 23
Hình 4.5 Thành phần lao động hái Nhíp. ........................................................ 24
Hình 4.6 Nhóm mức sống hái Nhíp. ............................................................... 25
Hình 4.7 Sơ đồ phác thảo khu vực thu hái Nhíp ở các xã lân cận................... 26

Hình 4.8 Người S’tiêng hái rau Nhíp. ............................................................ 26
Hình 4.9 Các nguồn thu nhập của người S’tiêng. ........................................... 27
Hình 4.10 Giá bán rau Nhíp/1kg. .................................................................... 28
Hình 4.11 Thu nhập từ rau Nhíp trong tổng thu nhập. .................................... 28
Hình 4.12 Nguồn thu nhập từ rau Nhíp của 1 hộ trong tổng
thu nhập theo nhóm mức sống. ........................................................................ 29
Hình 4.13 Dòng thị trường của rau Nhíp......................................................... 30
Hình 4.14 Đánh giá vai trò rau Nhíp đối với sức khỏe. .................................. 33
Hình 4.15 Các lễ hội tại đia phương................................................................ 33
Hình 4.16 ĐBDTTS nấu canh thụt. ................................................................ 34
Hình 4.17 Tỉ lệ có/không trồng rau Nhíp tại vườn nhà. .................................. 36
Hình 4.18 Tỉ lệ đất đỏ vàng trên phiến sét. ..................................................... 37
Hình 4.19 Tỉ lệ số nhân khẩu dân tộc S’tiêng. ................................................ 38
Hình 4.20 Rau Nhíp được tiếp thị tại thị trấn Đức Phong. ............................. 40
Hình 4.21 Tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng........................................................... 40
Hình 4.22 Tỉ lệ diện tích Đất Lâm trường Bù Đăng trong xã. ........................ 41
Hình 4.23 Phần trăm có hay không có chính sách về rau Nhíp. .................... 42

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Khung phân tích SWOT. .................................................................. 31
Bảng 4.2 Thu nhập trung bình 1 ngày của 1 người hái Nhíp. ......................... 35
Bảng 4.3 Phần trăm lao động chính TB so với nhân khẩu TB
theo nhóm hộ. ................................................................................................... 37
Bảng 4.4 Lịch mùa vụ. ..................................................................................... 43

x



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, LSNG được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau, Chúng đóng
góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Về
mặt kinh tế thể hiện ở nguồn thu nhập cho các cộng đồng sống gần rừng. Về xã hội,
LSNG trực tiếp tạo ra nguồn sinh kế của một bộ phận dân cư sống phụ thuộc vào
rừng, giúp đời sống người dân ổn định, tạo việc làm cho người dân qua các khâu
chế biến LSNG và bảo tồn các giá trị văn hóa của ĐBDTTS. Về môi trường, LSNG
góp phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, tạo cảnh
quan, bảo tồn đa dạng sinh học.
Một trong những giá trị sử dụng của LSNG là giá trị sử dụng làm lương thực,
thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống của người dân sống gần
rừng và DTTS địa phương. Nó không chỉ đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm
hàng ngày cho cộng đồng sống gần rừng, đem lại một nguồn thu nhập đang kể cho
họ, mà còn đóng góp quan trọng trong nét văn hóa của DTTS bản địa.
Rau Nhíp, một loại LSNG có giá trị sử dụng làm lương thực, thực phẩm
được coi là đặc sản và là một nét văn hóa của ĐBDTTS Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ. Rau Nhíp gắn liền trong các lễ hội: Đâm Trâu, cúng mùa, cúng thần nước, thần
núi và cả trong các lễ cưới, hỏi thì rau Nhíp không thể thiếu trong việc chế biến các
món ăn, ĐBDTTS nơi đây biết ơn núi rừng đã ban tặng một loại thực phẩm mà nó
là một phần quan trọng trong đời sống của họ. Rau Nhíp có thể làm ra các món ăn
đậm đà hương vị mà người ăn chỉ có thể tận hưởng được ở nơi đây do chính
ĐBDTTS và người dân nơi đây chế biến, như: canh Thụt, canh Bồi, rau Nhíp xào

1


với đọt Mây, canh xào rau Nhíp thịt bầm. Với vị bùi bùi của rau Nhíp khó mà nhầm

lẫn với một loại thực phẩm nào khác.
Ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ nói chung và xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng
thuộc tỉnh Bình Phước nói riêng, rau Nhíp có vai trò quan trọng đối với DTTS và
người dân sống gần rừng nơi đây. Trong cuộc sống thường ngày, người S’tiêng nơi
đây lên nương, lên rẫy và mỗi buổi chiều họ trở về với những Khoai, Ngô từ nương
rẫy và không thể thiếu nắm rau Nhíp để chuẩn bị cho bữa tối. Nương, rẫy truyền
thống của dân tộc thiểu số nơi đây là những khoảng đất gần rừng mà rau Nhíp đâu
đó là cây hoang dại họ đã biết ăn được từ lâu, những bữa trưa tại đây chỉ cần có
dụng cụ gì có thể đun nấu được như là chỉ một ống tre thì chỉ sau vài mươi phút sẽ
có một món canh Thụt ngon trong bữa ăn. Bản thân rau Nhíp nấu riêng đã rất ngọt
và bùi, nhưng chỉ cần thêm ít cá suối hay ít thịt bầm qua chế biến thì ai đã ăn mới
cảm nhận được cái tuyệt vời của nó như thế nào. Ở đây những người không sống
gần rừng, không có điều kiện vào rừng hay những người đã từng qua mảnh đất này
và đã từng một lần ăn canh rau Nhíp muốn mua rau Nhíp có thể mua được ở bất kỳ
chợ xã nào, những người bán ở sạp chợ được cung cấp từ những người đi rừng lấy
Nhíp và đó là một nguồn thu nhập của một bộ phận người dân sống gần rừng nơi
đây, vào mùa lấy Nhíp nguồn thu nhập từ nó có thể đảm bảo cuộc sống thường ngày
của họ, họ mang về bán ở chợ xã hoặc có mối thu mua phân phối lại trong phạm vi
thị trường nhỏ hẹp địa phương.
Song thực trạng quản lý tài nguyên rừng hiện nay tại địa phương chưa được
quan tâm đúng mức, cách thức quản lý còn lõng lẻo. Chưa nghiêm khắc trong việc
xử lý các trường hợp hoạt động khai thác không đúng qui định pháp luật của người
dân sống gần rừng, lực lượng kiểm lâm mỏng không kiểm soát được hết tình trạng
người bên ngoài vào rừng khai thác bất hợp pháp. Một diện tích lớn rừng đang được
chuyển giao trồng Cao su làm thất thoát lượng lớn LSNG. Tình trạng phá rừng làm
rẫy vẫn diễn ra nhiều nơi trên địa bàn. Chính quyền địa phương chưa chú trọng phát
triển LSNG nói chung và rau Nhíp nói riêng . Các cánh rừng trên địa bàn ngày càng
bị thu hẹp, để lấy được rau Nhíp giờ người lấy phải đi vào rừng xâu, rất xa. Người

2



lấy Nhíp vẫn lấy từ nguồn tự nhiên trong bối cảnh nhu cầu về rau Nhíp tăng, làm
cho nguồn rau Nhíp tự nhiên khan hiếm, việc trồng tại vườn nhà nhỏ lẻ mang tính
tự phát, nguồn giống lấy trực tiếp từ rừng, chưa được kiểm nghiệm nhân giống đại
trà. Nét văn hóa có sự đóng góp của ẩm thực rau Nhíp trong các lễ hội đang ngày
càng bị mờ nhạt dần bởi các ẩm thực khác từ bên ngoài. Từ lâu các món ăn được
chế biến từ rau Nhíp đã là đặc sản địa phương, song hướng phát triển của nó rộng ra
các địa phương khác, phát triển thành rau thương mại thì vẫn chưa được quan tâm.
Vấn đề đặt ra trước tình hình hiện nay là cần phải có một cách thức quản lý tài
nguyên LSNG bền vững và ngày càng nâng cao giá trị các sản phẩm LSNG, trong
đó có rau Nhíp, bảo tồn các giá trị văn hóa xã hội của nó và phát triển trở thành rau
thương mại thông qua sự quản lý, các chính sách phát triển của các cơ quan chức
năng phối hợp với các cộng đồng địa phương.
Trước yêu cầu cấp thiết phải bảo vệ và phát triển tài nguyên LSNG địa
phương để đảm bảo nguồn thu nhập từ LSNG và “Vai trò của cây rau Nhíp trong
đời sống của người S’tiêng tại xã Đoàn Kết , huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”
được duy trì, tồn tại và ngày càng thể hiện vai trò trong đời sống của người dân địa
phương thì phải có sự phối hợp trong quản lý LSNG giữa người dân và các cơ quan
chức năng để đảm bảo lợi ích chung, phát triển bền vững.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1.

Tổng quan nghiên cứu

Tại hội nghị quốc tế về “Vai trò của LSNG trong xóa đói giảm nghèo và bảo

tồn đa dạng sinh học” đã được tổ chức vào tháng 6/2007, tại Hà Nội. Hội nghị do
Dự án Hỗ trợ tiểu Ngành NTFP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng
Hiệp hội Bảo tồn Thế giới (IUCN), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Cơ quan Hợp
tác Kỹ thuật Đức (GTZ), CARE International, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
(WWF), Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng Khu vực Châu Á (RECOFTC),
và Chương trình Khuyến khích Nhập khẩu Thụy Sỹ (SIPPO) đồng tổ chức. Xác
định LSNG đóng một vai trò quan trọng trong sinh kế của người nghèo ở nông thôn,
là nguồn lương thực, thuốc men, vật liệu xây dựng, và thu nhập. Tiếp cận với tài
nguyên rừng giúp các hộ nông thôn đa dạng hóa sinh kế của họ và giảm khả năng
hứng chịu rủi ro. Thu nhập từ lâm sản thường rất quan trọng vì nó bổ sung vào thu
nhập khác. Rất nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập từ việc bán lâm sản, thường khi
việc sản xuất nông nghiệp không đủ trang trải cho cuộc sống, thu nhập từ lâm sản
thường được dùng để mua hạt giống, thuê lao động làm việc canh tác, hoặc tạo
nguồn vốn cho các hoạt động buôn bán khác. Đối với các hộ nghèo nhất, LSNG có
thể đóng vai trò vô cùng quan trọng vừa là nguồn lương thực thực phẩm, vừa là
nguồn thu nhập. Tại hội nghị một số câu hỏi được đặt ra: trong những điều kiện nào
thì LSNG, cả động vật và thực vật, có thể được thu hoạch một cách bền vững? Liệu
sản xuất LSNG trong trang trại có thể cải thiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học
không? Liệu thương mại hóa LSNG có dẫn đến việc khai thác quá mức không? Cần
những gì

để thị trường có tính vì người nghèo? Liệu những cố

4


gắng phát triển LSNG để xóa đói giảm nghèo có thực sự đến được với những người
nghèo nhất trong số những người nghèo? Những cố gắng đó tác động đến bảo tồn

đa dạng sinh học tới mức độ nào?Hội nghị đã hội tụ được các nhà khoa học, những
người thực hành, các doanh nhân đến từ châu Á và các khu vực khác mà đang tham
gia vào các đề án LSNG, bao gồm cả các doanh nghiệp thương mại thành đạt mà
tạo ra các cơ hội để giải quyết giảm nghèo mà vẫn duy trì được đa dạng sinh học.
Các đại biểu chia sẻ các phương pháp luận, các cách tiếp cận, thông tin về sản phẩm
và thị trường cũng như các bài học khác thu được từ các sáng kiến phát triển và bảo
tồn LSNG (Nguồn: [14]).
Rau Nhíp là một nguồn tài nguyên quan trọng, đóng góp một phần không
nhỏ trong cuộc sống thường ngày của ĐBDTTS và người dân sống gần rừng ở Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ. Nó có một tìm năng phát triển nhưng vẫn chưa được chú
trọng nhiều trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của chính quyền địa phương.
Vấn đề cấp thiết là phải đánh giá tìm năng rau Nhíp chính xác ở từng địa phương,
định hướng phát triển cụ thể cho nó, để nó có thể phát huy tỏ rõ vai trò trong đời
sống cộng đồng.
Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu thật cụ thể về rau Nhíp
mà chỉ dừng lại ở những bài báo giới thiệu đặc sản địa phương có rau Nhíp liên
quan. Nhìn chung, các loại rau rừng đã được quan tâm đến thị trường của nó nhiều
hơn, đã có những hành động cụ thể giúp rau rừng tìm kiếm được chỗ đứng, được
nhiều người biết đến hơn. Tại Trung tâm sinh thái văn hóa lịch sử chiến khu Đ,
thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, đã có gần chục loại rau rừng
được trung tâm sưu tầm về trồng, như: lá Giang, Khổ qua rừng, Chùm ngây, Chùm
bao (Lạc tiên), rau Nhíp, Tàu bay, Bìm bịp, Bình bát, lá Bướm. Các loại rau này
hoang dại ngoài thiên nhiên nên khi đem về trồng khả năng chịu đựng với thời tiết
khắc nghiệt rất tốt và rất ít bị sâu bệnh gây hại. Song để đến được với thị trường
một cách bền vững lâu dài thì cần phải có chứng nhận chất lượng cho Chúng, mà

5


hiện nay vấn đề này gặp phải nhiều khó khăn, chỉ mới được một số ít: Bìm bịp, lá

Bướm, rau Nhíp (Nguồn: [8]).
Theo nghiên cứu của Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng,
rau Nhíp chứa rất nhiều axit amin thiết yếu. Kiểm nghiệm tại Viện nghiên cứu hạt
nhân Đà Lạt cho thấy, trong thành phần của lá Nhíp có tới bảy axit amin thiết yếu
như: glutamit, aspartic… với hàm lượng cao từ 206 đến 208mg/100g và khoảng
0,88% là đường khử (đường trơn). Các chất này ngoài cung cấp nguồn dinh dưỡng
còn có khả năng giúp gan thải trừ một số độc chất cho cơ thể. Dù đã được nghiên
cứu về rau Nhíp, song những nghiên cứu về nó vẫn còn rất ít, chưa đóng góp nhiều
cho định hướng phát triển của nó (Nguồn: [9]).
Rau Nhíp hay có tên gọi khác là rau Bép, rau Danh, Bét, Cắm. có tên khoa
học là Gnetum gnemon L, thuộc họ Dây gắm – Gnetaceae


Phân loại khoa học:



Giới : Plantae



Ngành : Gnetophyta



Lớp : Gnetopsida



Bộ : Gnetales




Họ :Gnetaceae



Chi : Gnetum



Loài : G. gnemon

Rau Nhíp có nguồn gốc ở vùng đông nam châu Á, bắc Ấn Độ và các đảo tây
Thái Bình Dương, ở độ cao từ 200m-900m.
Rau Nhíp là cây thân gỗ kích thước từ nhỏ đến trung bình (không giống như
phần lớn các loài khác cùng chi Gnetum đều là dây leo), cao từ 5m-20m và có nhiều
nhánh. Lá của chúng thuộc loại thường xanh, mọc đối, dài 8-20cm và
rộng 3cm-10cm, lúc mới mọc có màu đồng, khi trưởng thành có màu lục sẫm và
bóng mặt, có mũi nhọn ở chóp, thon dẹp dần ở gốc, gân lá 5-7 cặp dính nhau. Cụm

6


"hoa" (không phải hoa thực thụ) mọc ở nách lá, có khi trên thân gỗ già, dài 3-6 cm,
với hoa thành vòng ở mấu. Giống như các thực vật hạt trần khác, "hoa" của chúng
thuộc loại khác gốc (các bào tử đực và cái được sinh ra trên các cây khác nhau) với
5-8 chiếc trên mỗi mấu của cụm "hoa". Sau khi thụ phấn (thực chất là sự kết hợp
của tiểu bào tử phấn hoa và đại bào tử noãn) thì phôi tạo thành cùng với các tế bào
khác sẽ phát triển thành hạt (quả giả). "Quả" (không phải quả thực thụ) giống như

quả hạch, hình bầu dục, dài 2-5cm, có mũi ngắn, lấm tấm lông như nhung, lúc non
màu vàng, rồi chuyển dần sang màu đỏ tới tía khi chín, chỉ có một hạt trong mỗi
"quả". Hạt là trạng thái ngủ của thể giao tử.
Theo thông tin trên trang Web của Đại học Huế thì thành phần hoá học của
hạt rau Nhíp như sau: Trong 100g (70-80hạt) chứa 30g nước, 11g protein, 1,7g lipit,
50g cacbonhyđrat và 1,7g tro. Trong lá giàu protein, chất khoáng, vitamin A và
vitamin C. Cứ 100g lá non rau Nhíp có 75,1g nước, 6,6g protein, 1,2g lipit, 9,1g
cacbonhyđrat, 6,8g chất xơ, 1,3g tro, 224mg phốtpho, 151mg canxi, 2,5mg sắt và
10.899 IU vitaminA. Công dụng: Lá non, cụm hoa, quả non, và quả chín để dùng ăn
được. Lá rau Nhíp khi còn non, mỏng và mềm, màu lục nhạt, dùng nấu canh ăn rất
ngon, dễ ăn. Hạt rang lên ăn bùi như lạc. Ăn rau Nhíp không ảnh hưởng gì xấu đến
cơ thể, có thể dùng nấu với thịt ăn cũng ngon. Vỏ cây rau Nhíp cũng như vỏ Dây
gắm có sợi rất dai, chịu được nước biển nên người ta còn dùng dệt lưới đánh cá. Gỗ
xấu, ít có giá trị. Các món ăn dùng rau Nhíp chế biến như: canh Thụt, canh Bồi,
canh xào thịt bầm, xào với các loại rau rừng khác như đọt Mây, nấm Mối, hoa
Chuối rừng và có thể chế biến nhiều món nấu khác, rất ngon và bổ dưỡng. Người
dân nơi đây cho biết rằng với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ thì ăn nhiều rau
Nhíp sẽ rất mát và có nhiều sữa, nên từ lâu trong tìm thức người dân địa phương
xem rau Nhíp không chỉ là món ăn mà còn là nguồn dược liệu quý (Nguồn: [12]).
Rau Nhíp còn là loại thức ăn ưa thích của Tê Giác một sừng Cát Tiên. Người
DTTS nơi đây có một kinh nghiệm rằng Tê Giác rất thích ăn lá Nhíp, người ta đi
rừng mà thấy Tê Giác ở đâu thì biết chắc chắn lá Nhíp sẽ mọc đâu đó quanh đấy.

7


Trước kia kỹ năng tìm rau Nhíp của họ là chỗ nào nhìn thấy phân Tê Giác thì y như
rằng quanh đó sẽ có trảng, cụm rau Nhíp, nhưng giờ đây thì rất khó khăn vì Tê Giác
đã hết và như vậy họ đi tìm rau Nhíp theo lối mòn đường cũ họ đã từng qua từng
biết đã có Nhíp (Nguồn: [10]).

Ở Việt Nam, rau Nhíp phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên. Đã có một số nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm năng phát
triển để phát triển nó trở thành rau thương mại, với yêu cầu trên đòi hỏi phải có
nguồn giống trồng tập trung trong vườn nhà, song đến nay vẫn chưa cụ thể được để
đưa rau Nhíp rộng ra thị trường mà nhìn chung chỉ có một số ít nhỏ lẽ tự phát.
Cho đến nay việc nghiên cứu về LSNG hầu như chưa được quan tâm chú ý
nhiều. Đa số các nghiên cứu chỉ nghiên cứu những phần nhỏ của tài nguyên LSNG
như cây dược liệu, cây tinh dầu, hay đề cập đến sự phân bố và mục đích sử dụng,
mang tính tổng thể. Cũng có nghiên cứu tìm nguồn LSNG cụ thể ở một địa phương
nhưng các công trình nghiên cứu như thế này là chưa nhiều, trong khi đó mỗi vùng
miền, địa phương khác nhau sẽ có sự khác biệt về các loại LSNG, kiến thức bản địa
về khai thác sử dụng, việc quản lý của cộng đồng cũng sẽ khác nhau. Với lý do trên,
việc nghiên cứu vai trò của cây rau Nhíp trong đời sống của người S’tiêng tại xã
Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong đề tài này mong muốn góp phần
bổ sung tìm hiểu chi tiết tiềm năng của một loại LSNG tại địa phương.

8


2.2.

Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu
được lựa chọn là bốn trong tám
thôn của xã Đoàn Kết, huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước. Các thôn
được lựa chọn là thôn 1, thôn 2,
thôn 6 và thôn 7.


Hình 2.1: Sơ đồ xã Đoàn Kết (Nguồn: [13]).
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1.

Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Xã Đoàn Kết nằm bao quanh thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước với tọa độ địa lý:
Từ 1142’12” đến 1152’33” vĩ độ Bắc
Từ 10710’28” đến 10719’9” kinh độ Đông
Ranh giới hành chính:


Phía Đông Bắc giáp xã Thọ Sơn



Phía Nam giáp xã Phước Sơn



Phía Đông giáp xã Đồng Nai



Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Minh Hưng và Bom Bo

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 8860ha, gồm tám thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Xã Đoàn Kết có 5836 nhân khẩu, 1349 hộ; trong đó có 1976 khẩu và 361 hộ
dân tộc, số hộ dân tộc S’tiêng là dân tộc bản địa tại địa phương là 319 hộ với 1824

nhân khẩu (Nguồn: [7]).

9


2.2.1.2.


Đặc điểm địa chất, địa hình
Địa hình.

Khu vực có độ cao 150m đến 435m so với mặt nước biển. Đặc biệt, trong
khu vực có dãy núi Dài chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chia xã thành hai
vùng khác nhau: Phía Đông chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn, địa hình hiểm trở. Phía
Tây địa hình tương đối bằng phẳng,thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Phía Đông
suối Đak Woo có cánh đồng Bù Môn.


Địa chất.

Địa chất xã Đoàn Kết có thành phần đá mẹ khá đồng nhất, chủ yếu là phun
trào Bazan và đá phiến sét.
2.2.1.3.


Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Đặc điểm khí hậu.

Bù Đăng nói chung và khu vực xã Đoàn Kết nói riêng có đặc thù chung của
khí hậu vùng Đông Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa cân xích đạo, có hai mùa

với nền nhiệt độ cao đều là điều kiện bảo đảm nhiệt lượng cao cho cây trồng phát
triển quanh năm.
Nhiệt độ trung bình năm cao đều và ổn định từ 25,8C – 26,2C. Nhiệt độ
bình quân thấp nhất từ 21,5C -22C và cao nhất từ 31,7C – 32,2C. Tổng số giờ
nắng trong năm trung bình từ 2400 giờ - 2500 giờ, thời gian nắng nhiều nhất là
tháng 2, 3, 4.
Lượng mưa trung bình năm từ 2045mm -2325mm. Tuy nhiên, lượng mưa
phân bố không đều giữa các tháng đã hình thành hai mùa trái ngược nhau: mùa mưa
và mùa khô.


Tài nguyên nước.



Nước ngầm

Phun trào Bazan ở Bù Đăng bao gồm rất nhiều pha, mỗi pha phun trào có
một đới phong hóa ở phần trên tơi xốp, nức nẻ chứa nước tốt, phần dưới là Bazan

10


đặc sít,chứa nước kém hoặc không chứa nước. Các thành phần cấu tạo chứa nước
này hiện diện không liên tục. Với nguồn cung cấp chủ yếu là từ khí quyển nên mức
độ giàu nước phụ thuộc rất nhiều vào bề dày lớp phong hóa và yếu tố địa hình. Nhìn
chung nước chứa trong các phức hệ Bazan có trữ lượng thấp. Lưu lượng trung bình
từ 0,01 l/s – 0,53 l/s. Nước có tổng độ khoáng hóa thấp (<0,1 g/l), chủ yếu khai thác
cho nhu cầu sinh hoạt.



Nước mặt

Trong phạm vi xã có 278ha diện tích mặt nước chuyên dùng (vùng ngập hồ
Thác Mơ, hồ Bra’mang, đập Bù Môn). Ngoài ra, còn có suối Dak Woo và các suối
khác phân bố theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
2.2.1.4.

Tài nguyên đất đai

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Bù Đăng năm 1994 và kết
quả điều tra bổ xung bản đồ đất năm 2001 trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50000,
cho thấy lớp phủ thổ nhưỡng trên địa bàn xã Đoàn Kết thuộc nhóm đất đỏ vàng và
nhóm đất dốc tụ, bao gồm 4 đơn vị đất: đất nâu đỏ (Fk) và đất nâu vàng (Fu) trên
Bazan, đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs) và đất dốc tụ trên Bazan (Dk).
Hiện nay đất đỏ vàng Bazan được sử dụng trồng các loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao như: Cà phê, Điều, Cao su, cây ăn quả. Tuy nhiên, do phân bố địa hình
đất dốc nên trong sử dụng đất cần có biện pháp bảo vệ, chống xói mòn rửa trôi.
Nhìn chung độ phì của đất đỏ vàng trên phiến sét thấp, tầng đất thường mỏng
và phân bố ở sườn dốc nên ít có khả năng sử dụng cho nông nghiệp, chủ yếu sử
dụng cho lâm nghiệp.
Đất dốc tụ có độ phì tương đối cao nhưng khá chua, phân bố ở địa hình thấp
trũng, khó thoát nước nên chỉ có thể bố trí trồng các cây trồng hàng năm như lúa,
hoa màu, lương thực.
2.2.1.5.

Tài nguyên khoáng sản

Trong vỏ phong hóa bazan tồn tại quặng Bau – xit dọc theo quốc lộ 14, từ
ngã ba Đoàn Kết về Bù Na với trữ lượng gần 250 triệu tấn, song mức độ tập trung


11


quặng không cao, hàm lượng nhôm trong quặng thấp nên khả năng và hiệu quả khai
thác thấp.
Đá bazan lộ dọc theo các triền đồi, đá đỏ có nhiều kết von, đá phiến đang
được khai thác ở chân núi Dài có những tính chất rất tốt trong xây dựng công trình
(rải đường, nền móng công trình, bê – tông ).
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.2.1.

Dân số

Theo số liệu điều tra ngày 01/10/2009, toàn xã có 5836 nhân khẩu với
1349hộ. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm hơn 90% tổng lao động toàn xã.
Bình quân 4,3người/hộ, mật độ dân số 65người/km2. Điều này cho thấy Đoàn Kết là
một xã nông lâm nghiệp, phần lớn diện tích đất phía đông xã là núi cao. Địa hình
hiểm trở khó khai thác nên dẫn đến mật độ dân số toàn xã thấp.
2.2.2.2.

Thực trạng phát triển kinh tế

Xã Đoàn Kết là một xã nằm ở phía Nam huyện Bù Đăng, cơ sở vật chất
không ngừng được xây dựng và dần hoàn thiện, với thế mạnh đất đai việc phát triển
nông – lâm nghiệp theo hướng chuyên canh hiện đại, đặc biệt là cây công nghiệp
dài ngày trong những năm tới vẫn là định hướng chủ lực của phát triển kinh tế địa
phương. Đồng thời tiếp tục xây dựng những kế hoạch phát triển thương mại, dịch
vụ, du lịch dựa trên việc phát huy nền tảng văn hóa, tự nhiên đặc thù của địa
phương (văn hóa dân tộc bản địa, các danh lam thắng cảnh thác, núi, rừng đặc thù).



Sản xuất nông nghiệp:



Trồng trọt.

Áp dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng
vật nuôi theo hướng thị trường, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên rõ
rệt.
Tổng diện tích cây hàng năm là 1654.4 ha; tổng diện tích cây trồng lâu năm
hiện có là 349.8 ha

12


Nhân dân từng bước áp dụng KHKT vào sản xuất, cải tạo những vườn Điều
già cỗi sang trồng các cây công nghiệp lâu năm như Cao Su, xen canh cây Cà Phê,
Ca Cao trong vườn Điều nhằm nâng cao năng suất cây trồng.


Chăn nuôi:

Do đồng cỏ ngày càng thu hẹp cùng với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên
việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn phát triển rất hạn chế. Bên cạnh đó tình
hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn ra phức tạp gây thiệt hại cho ngành chăn
nuôi của địa phương.
Tổng đàn trâu hiện nay là 387 con
Tổng đàn bò là 846 con

Gia cầm là 17501 con.


Công tác khuyến nông: đã phối hợp với Phòng nông nghiệp, Viện

Khoa học kỹ thuật Miền nam, dự án PRA, hiệp hội Ca cao mở được các lớp tập
huấn. Phối hợp với Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Bình Phước tổ chức lớp chăm
sóc và kỹ thuật khai thác mũ Cao Su. Xây dựng các mô hình trình diễn hướng dẫn
nhân dân áp dụng KHKT vào sản xuất. Phối hợp với phòng nông nghiệp triển khai
mua Điều ghép trợ giá cấp cho hộ nghèo, đồng bào khó khăn. Phối hợp cùng công
ty Việt – Nhật cho bà con tham quan và đăng ký mô hình trồng Chanh dây ở Lâm
Đồng, từng buớc đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, góp phần ổn định kinh tế cho bà
con nhân dân.


Công tác quản lý đất đai – lâm nghiệp:



Quản lý đất đai.

Trong năm 2010 công tác quản lý nhà nước về đất đai nhìn chung thuận lợi,
đã cấp mới được 52 đơn với 61.03ha, cấp đổi 28 đơn với 44.45ha. Chuyển nhượng
quyền sử dụng đất 141 hợp đồng với 180.73ha. Thừa kế tặng cho 25 hợp đồng với
25.35 ha, chuyển mục đích 12 đơn/0.25 ha
Công ty 305 tiến hành đo đạc giải thửa và đo tổng diện tích là 5.300 ha (chỉ
đo đất nông nghiệp), trong đó diện tích đã đăng ký là 4.269 ha, diện tích đủ điều

13



kiện cấp GCNQSDĐ là 3.678 ha, diện tích chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là
591 ha, diện tích chưa đăng ký là 640 ha, diện tích của các tổ chức là 391 ha. Đã
tiếp nhận và cấp đất 134 cho 25 hộ ĐBDTTS số canh tác với diện tích là 14,05 ha
tại khoảnh 3 tiểu khu 199, Lâm trường Bù Đăng.


Lâm nghiệp.

Theo số liệu kiểm kê rừng của Lâm trường Bù Đăng, diện tích của lâm
trường nằm trên địa bàn xã Đoàn Kết là 890ha.
Thực trạng phá hoại tài nguyên rừng diễn ra rất nghiêm trọng, là hậu quả của
gia tăng dân số và di dân tự do. Rừng ngày càng mất đi độ che phủ và khả năng
phòng hộ đầu nguồn cho hồ Thác Mơ


Ngành công nghiệp và TTCN, thương mại-dịch vụ và du lịch.



Công nghiệp và TTCN: các cơ sở công nghiệp hầu như không có,

TTCN chủ yếu là chế biến nông sản, sản xuất công cụ cầm tay, hàn điện, sữa chữa
máy móc, đan mây tre chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thu nhập không cao.


Thương mại- dịch vụ: có nhiều điểm dịch vụ tạp hóa, cơ sở may mặc,

cửa hàng cung cấp vật tư nông nghiệp, nhìn chung chỉ đáp ứng quy mô hộ gia đình
và sinh hoạt sản xuất trong xã.



Du lịch: tự phát tại các thác ở địa phương, thu nhập không đáng kể.



Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn có 3,5km đường quốc lộ, 10km đường tỉnh lộ và hơn 40km
đương liên thôn. Các đường liên thôn hầu hết là đường đất cấp phối, chất lượng
không cao, khó khăn cho nhân dân trong mùa mưa.
Về thủy lợi, xã có công trình thủy lợi Bù Môn, cùng khoảng 5km kênh nội
đồng, phục vụ 23ha ruộng lúa.

14


×