Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

THIẾT KẾ GHẾ SOFA ĐA NĂNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG Á CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 108 trang )

`

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

PHÙNG THỊ HỢP

THIẾT KẾ GHẾ SOFA ĐA NĂNG TẠI CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG Á CHÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

PHÙNG THỊ HỢP

THIẾT KẾ GHẾ SOFA ĐA NĂNG TẠI CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG Á CHÂU

Ngành: Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 / 2012

i


`

LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc tới:
 Ban giám hiệu cùng toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.
 Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức giúp tôi thực hiện đề tài
này.
 TS. Hoàng Thị Thanh Hương, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài.
 Ban lãnh đạo, các anh chị phòng kỹ thuật cùng toàn thể anh chị em công
nhân viên công ty Xuất Nhập Khẩu và Xây Dựng Á Châu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
 ThS. Nguyễn Bảo Quốc đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài này.
 Xin cảm ơn gia đình và bạn bè gần xa đã luôn ở bên cạnh động viên và hỗ
trợ tôi trong những năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn !
TP.HCM, tháng 06 năm 2012
Sinh viên : Phùng Thị Hợp


ii


`

TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng tại công ty xuất nhập khẩu và xây
dựng Á Châu, khảo sát các sản phẩm cùng loại đang sản xuất tại công ty và tìm hiểu
thị hiếu người tiêu dùng thông qua khách hàng của công ty để đưa ra mô hình thiết
kế, khảo sát lựa chọn nguyên liệu phù hợp để sản xuất sản phẩm; tiến hành tính bền
tại những vị trí chịu lực lớn nhất và các chỉ tiêu kỹ thuật cho sản phẩm; tính toán
công nghệ và giá thành sản phẩm.
Mục đích đề tài là đưa ra thị trường một mẫu sản phẩm mới, đảm bảo được
những yêu cầu về thẩm mỹ, giá trị sử dụng, tính kinh tế, đồng thời đáp ứng được
nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho dòng
gỗ việt.
Bằng phương pháp khảo sát thực tế và sử dụng phần mềm Autocad thể hiện nội
dung thiết kế, sử dụng phần mềm excel và một số công thức tính toán để tính toán
các chỉ tiêu kỹ thuật, nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm.
Sản phẩm Ghế Sofa Đa Năng là sản phẩm đa năng, vừa là một chiếc ghế sofa
vừa là một chiếc giường tiện nghi. Sản phẩm thuộc loại tháo rời không hoàn toàn,
có thể tháo rời để đóng gói hoặc khi không dùng đến. Nguyên liệu được chọn để sản
xuất là gỗ thông ba lá.
Sau khi tính toán và kiểm tra bền và tính toán giá thành cho sản phẩm thu được
kết quả là sản phẩm đảm bảo độ bền cao, an toàn cho người sử dụng, giá xuất
xưởng của sản phẩm Ghế Sofa Đa Năng là 2.875.673 (VNĐ).

iii



`

SUMMARY
This subject was done in three months at the time of import and export
company building in Asia, survey the same products are manufactured at the
company and find out the tastes of consumers through the company's customers to
make design models, survey the selection of materials suitable for production and
conduct stability at the position bearing the largest and the specifications for
products, technology and price calculation products.
The purpose is subject to market a new product samples to ensure the
requirements of art, use value, the economy, and meet the demands and tastes of
consumers and contribute to diversify products for line wood Vietnamese.
By field survey methods and use AutoCAD software to design the content,
software and some excel calculation formula to calculate the specifications,
materials, product price.
Multipurpose products Sofa is a versatile product, and as a medium is a sofa
bed facility. Products which are not completely removable, detachable for packing
or when not in use. Raw materials are selected to produce three-leaf pine.
After measuring and test durable and calculate costs for the obtained result is a
product ensures high durability and safety for users, ex-factory price of the product
Sofa Da Nang is 2.875.673 (USD).

iv


`

MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA ............................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY .............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ ix
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ x
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 3
1.3. Yêu cầu thiết kế đối với sản phẩm mộc .......................................................... 3
1.3.1. Yêu cầu về thẩm mỹ ............................................................................. 3
1.3.2. Yêu cầu sử dụng .................................................................................... 4
1.3.3. Yêu cầu về kinh tế................................................................................. 4
1.3.4. Yêu cầu tính khoa học........................................................................... 5
1.3.5. Yêu cầu tính phổ biến ........................................................................... 5
Chương 2. TỔNG QUAN ........................................................................................ 6
2.1. Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu .......................... 6
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty....................................................................... 6
2.3. Tình hình nhân sự ........................................................................................... 7
2.4. Tình hình nguyên liệu ..................................................................................... 8
2.5. Tình hình máy móc thiết bị ............................................................................. 8
2.6. Một số sản phẩm công ty đang sản xuất ......................................................... 8
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ......... 10
3.1. Mục tiêu – Mục đích thiết kế ........................................................................ 10

v


`


3.1.1. Mục tiêu thiết kế .................................................................................. 10
3.1.2. Mục đích thiết kế................................................................................. 11
3.2. Nội dung thiết kế ........................................................................................... 11
3.3. Phương pháp thiết kế .................................................................................... 11
3.4. Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc ........................................................................ 12
3.4.1. Những căn cứ cho việc thiết kế ........................................................... 12
3.4.2. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm mộc ........................ 12
3.5. Các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc............................................................. 13
3.6. Trình tự thiết kế sản phẩm ............................................................................ 13
3.6.1. Giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế sản phẩm mới ......................... 14
3.6.2. Giai đoạn thiết kế sơ bộ ...................................................................... 14
3.6.3. Giai đoạn chế tác mẫu ......................................................................... 14
3.6.4. Giai đoạn sản xuất thử và tiêu thụ thử sản phẩm ................................ 15
3.7. Khảo sát và lựa chọn nguyên liệu ................................................................. 15
3.7.1. Khảo sát một số sản phẩm cùng loại ................................................... 15
3.7. 2. Lựa chọn nguyên liệu thiết kế ............................................................ 18
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 21
4.1. Mô hình sản phẩm thiết kế ............................................................................ 21
4.2. Phân tích kết cấu sản phẩm và các giải pháp liên kết ................................... 24
4.2.1. Phân tích kết cấu của sản phẩm .......................................................... 24
4.2.2. Phân tích các giải pháp liên kết........................................................... 24
4.3. Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền ........................................................... 27
4.3.1. Lựa chọn kích thước ........................................................................... 27
4.3.2. Kiểm tra bền cho các chi tiết, các bộ phận ......................................... 28
4.3.2.1. Kiểm tra bền cho ghế ....................................................................30
4.3.2.2. Kiểm tra bền cho giường ..............................................................33
4.4. Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật ...................................................................... 34
4.4.1. Cấp chính xác gia công ....................................................................... 34
4.4.2. Cơ sở tính toán chỉ tiêu kỹ thuật ......................................................... 35


vi


`

4.4.3. Độ chính xác gia công......................................................................... 36
4.4.4. Sai số gia công .................................................................................... 36
4.4.5. Dung sai lắp ghép................................................................................ 37
4.4.6. Lượng dư gia công .............................................................................. 37
4.4.7. Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt ................................................... 38
4.4.7.1. Yêu cầu độ nhẵn bề mặt ................................................................38
4.4.7.2. Yêu cầu lắp ráp .............................................................................39
4.4.7.3. Yêu cầu trang sức bề mặt ..............................................................39
4.5. Tính toán công nghệ...................................................................................... 40
4.4.1. Tính toán nguyên liệu chính ............................................................... 40
4.5.1.1. Thể tích gỗ tiêu hao sản xuất một sản phẩm .................................40
4.5.1.2. Hiệu suất pha cắt ...........................................................................42
4.5.1.3. Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm ............42
4.5.1.4. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ...........................................................................43
4.5.1.5. Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công ..................43
4.5.2. Tính toán vật liệu phụ ......................................................................... 45
4.5.2.1. Tính toán bề mặt cần trang sức .....................................................45
4.5.2.2. Nguyên liệu phụ dùng trong trang sức..........................................45
4.5.2.3.Vật liệu liên kết ..............................................................................48
4.5.2.4. Nệm ...............................................................................................48
4.6. Thiết kế lưu trình công nghệ ......................................................................... 48
4.6.1. Lưu trình công nghệ ............................................................................ 48
4.6.1.1. Nguyên liệu ...................................................................................48
4.6.1.2. Công đoạn pha phôi ......................................................................48
4.6.1.3. Công đoạn gia công sơ chế và tinh chế ........................................49

4.6.1.4. Công đoạn trang sức bề mặt .........................................................49
4.6.1.5. Công đoạn lắp ráp .........................................................................50
4.6.1.6. Công đoạn thành phẩm .................................................................50
4.6.2. Biểu đồ gia công sản phẩm ................................................................. 50

vii


`

4.6.3. Lập bản vẽ thi công cho từng chi tiết .................................................. 50
4.7. Tính toán giá thành sản phẩm ....................................................................... 51
4.7.1. Chi phí mua nguyên liệu ..................................................................... 51
4.7.2. Phế liệu thu hồi ................................................................................... 51
4.7.3. Chi phí mua vật liệu phụ ..................................................................... 51
4.7.4. Chi phí mua vật tư liên kết .................................................................. 53
4.7.5. Các chi phí khác .................................................................................. 54
4.7. 6. Tính toán giá xuất xưởng ................................................................... 54
4.8. Nhận xét và một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm .................................. 55
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 57
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 59
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 61 

viii


`


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý............................................................................... 7
Hình 2.2 Một vài sản phẩm hiện đang sản xuất tại công ty ...................................... 9
Hình 3.1 Các mẫu sản phẩm khảo sát ..................................................................... 17
Hình 3.2 Thông ba lá............................................................................................... 18
Hình 3.3 Mặt cắt gỗ thông ba lá .............................................................................. 19
Hình 4.1 Ghế sofa đa năng khi làm ghế .................................................................. 21
Hình 4.2 Ghế sofa đa năng khi làm giường ............................................................ 22
Hình 4.3 Hình vẽ phối cảnh sản phẩm Ghế sofa đa năng ....................................... 23
Hình 4.4 liên kết chốt gia cố keo ............................................................................ 25
Hình 4.5 Liên kết mộng ô van................................................................................. 25
Hình 4.6 Liên kết bản lề chữ thập .......................................................................... 26
Hình 4.7 Bản lề bật ................................................................................................. 26
Hình 4.8 Liên kết đinh chỉ ...................................................................................... 26
Hình 4.9 Liên kết vít ............................................................................................... 26
Hình 4.10 Liên kết bulong - ốc cấy......................................................................... 27
Hình 4.11 Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh ...................................................................... 29
Hình 4.12 Biểu đồ ứng suất nén .............................................................................. 30
Hình 4.13 Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu ......................................................... 44
Hình 4.14 Sơ đồ lưu trình công nghệ ...................................................................... 48
Hình 4.15 Các khâu công nghệ công đoạn pha phôi............................................... 49
Hình 4.16 Các khâu công nghệ công đoạn gia công ............................................... 49
Hình 4.17 Các khâu công nghệ công đoạn lắp ráp ................................................. 50
Hình 4.18 Các bước công nghệ công đoạn thành phẩm ......................................... 50

ix



`

LỜI MỞ ĐẦU
Gỗ là loại vật liệu được con người sử dụng từ rất lâu, cho đến nay vẫn chưa có
loại vật liệu nào thay thế được loại vật liệu tự nhiên này. Cùng với sự phát triển của
ngành xây dựng và ngành trang trí nôi thất thì các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho sinh
hoạt và các công trình xây dựng cũng không ngừng phát triển theo. Nhưng cũng đòi
hỏi các sản phẩm mộc luôn gắn bó chặt chẽ với với những thay đổi của kỹ thuật và
đời sống xã hội loài người. Đối với các sản phẩm mộc thì tính nghệ thuật, sự sáng
tạo của kỹ thuật và tính nhân văn phải luôn nằm trong mối quan hệ gắn bó và hài
hòa nhằm mục đích tạo lập một môi trường sống phù hợp với quá trình phát triển
của con người.
Vào những năm gần đây ngành chế biến gỗ nước ta phát triển nhanh chóng tạo
điều kiện phát triển nền kinh tế nước nhà. Song song với sự phát triển đó thì nhu
cầu về sử dụng sản phẩm mộc này càng trở nên khắt khe về mẫu mã, chất lượng và
tính năng sử dụng. Đứng trước tình hình đó đòi hỏi nhà sản xuất cần phải nâng cao
tính năng, chất lượng sản phẩm, hoàn thiện về mẩu mã nhằm đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng.
Hiện nay hầu hết không gian sử dụng ở các khu nhà chung cư, các cao ốc cũng
như biệt thự thường nhỏ hẹp nên gây khó khăn cho việc trang trí nội thất và bố trí
các vật dụng. Chính vì thế mà con người đòi hỏi rất cao về tính năng sử dụng của
sản phẩm nội thất. Điều này cho thấy một sản phẩm có tính đa năng ra đời là một
điều cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu đó tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu khảo
sát thực tế và đưa ra mẫu thiết kế “Ghế sofa đa năng”. Với hy vọng đây sẽ là sản
phẩm có thể giúp cho người sử dụng tiết kiệm được không gian cho căn hộ của họ
cũng như mang lại sự thoải mái, tiện nghi khi sử dụng sản phẩm.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong quý
thầy cô và bạn đọc góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.


x


`

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chế biến đồ gỗ của Việt Nam đã
có những bước phát triển vượt bậc. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, từ năm
2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam luôn đạt
mức tăng trưởng cao. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 219 triệu USD, đến năm
2011 đã đạt trên 4 tỷ USD, mục tiêu đề ra năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt
4,3 tỷ USD. Tuy nhiên tăng mạnh ở một số thị trường như Ấn Độ, Nga, Xingapore,
Thổ Nhỹ Kỳ, Thụy Sỹ. Hiện cả nước có trên 3.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, trong đó
khoảng 50% là cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ với những sản phẩm tiêu thụ nội địa
hoặc gia công; trong đó, có 970 doanh nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu, hơn
400 doanh nghiệp FDI... Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không
ngừng được mở rộng, nếu như năm 2000 chỉ có mặt tại 50 quốc gia thì đến nay, sản
phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong
đó thị trường Mỹ chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu; các nước thuộc khối EU chiếm
44%; Nhật Bản chiếm 12%.
Tuy nhiên ngành gỗ nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn lớn, bên
cạnh nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của thế giới tăng mạnh, cánh cửa cho xuất khẩu gỗ Việt
Nam rộng mở thì hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gỗ trong nước
lại vướng phải 2 khó khăn lớn. Trong đó, khó nhất là gần như phụ thuộc hoàn toàn
vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, sau
khi có chính sách "đóng cửa rừng", mỗi năm nước ta đang phải nhập khẩu tới
4.000.000m³ gỗ từ Lào, châu Phi và các nước khác. Thiếu nguyên liệu cộng với giá

gỗ nhập khẩu ngày càng tăng khiến đồ gỗ Việt Nam khó cạnh tranh với sản phẩm

1


`

của các nước trong khu vực vì họ sẵn có lợi thế sử dụng ngay chính nguồn gỗ khai
thác trong nước. Một khó khăn nữa là vướng các đạo luật yêu cầu chứng minh
nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Trong đó, đạo luật Lacey (Mỹ) đã có hiệu lực từ ngày 14-2010 cấm buôn bán gỗ và sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp vào Mỹ, bắt buộc doanh
nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, nước khai thác gỗ, cách
thức khai thác... của Hội đồng Quản lý rừng bền vững thế giới (gọi tắt là chứng
nhận FSC). Từ tháng 1-2012, doanh nghiệp gỗ còn phải gánh thêm đạo luật FLEGT
của EU có hiệu lực, cũng yêu cầu các lô đồ gỗ nhập vào EU phải minh bạch, rõ ràng
về nguồn gốc gỗ nguyên liệu mới cho nhập khẩu.
Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo. Trong
khi đó, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ của ta chỉ làm gia công, không có thị
trường tiêu thụ chủ động mà phụ thuộc nhiều vào khách hàng nước ngoài. Trong số
3.000 cơ sở hoạt động trong ngành Gỗ thì có tới hơn 50% là cơ sở chế biến quy mô
nhỏ, trang thiết bị vừa cũ kỹ, vừa lạc hậu. Số lượng và chất lượng của đội ngũ công
nhân trong ngành chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu kỹ năng. Các đơn đặt hàng còn phụ
thuộc nhiều vào thiết kế, mẩu mã của khách hàng nước ngoài, mẫu thiết kế sản
phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn ít. Hàng năm Việt Nam còn phải bỏ ra
hàng triệu USD để nhập khẩu đồ gỗ phục vụ cho người tiêu dùng trong nước, điều
này chứng tỏ thị trường nội địa đang bị “bỏ ngõ”. Thị trường xuất khẩu sản phẩm
gỗ của chúng ta cũng còn bất ổn định, tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu thấp.
Những hạn chế trên đã trì kéo mức tăng trưởng của ngành chế biến gỗ nước ta.
Trước tình hình cấp thiết như đã nói trên và được sự phân công của khoa lâm
nghiệp, trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận
tình của cô Hoàng Thị Thanh Hương chúng tôi tiến hành khảo sát và thực hiện đề

tài “Thiết kế ghế Sofa đa năng”, để góp phần làm đa dạng hóa mẩu mã sản phẩm
Việt trên thị trường thế giới, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng đồng thời khắc phục các tình trạng về nguyên liệu, mang lại hiệu quả kinh tế
cao.

2


`

1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học
Với sự sáng tạo độc đáo sản phẩm sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để
các nhà thiết kế mở ra một hướng đi cho các dòng sản phẩm mộc sau này. Sản
phẩm góp phần làm đa dạng mẩu mã sản phẩm ghế đa năng nói riêng và sản phẩm
mộc nói chung.
 Ý nghĩa thực tiễn
Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện nay, việc ngiên cứu và thiết kết ra
một sản phẩm mới, sáng tạo, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại là một
công việc có ý nghĩa thiết thực, nếu hoàn thành tốt công việc thiết kế thì các doanh
nghiệp chế biến gỗ hiện nay sẽ chủ động được vấn đề về mẩu mã sản phẩm, không
thụ động phải chờ khách hàng cung cấp mẫu mới. Do đó làm cho doanh nghiệp có
một địa vị tốt trên thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm “Ghế sofa đa năng” là
mẫu thiết kế có thể ứng dụng để sản xuất ở hầu hết các cơ sở sản xuất, bởi vì sản
phẩm có thiết kế đơn giản nhưng độc đáo, an toàn và dễ lắp ráp. Đặc biệt sản phẩm
“Ghế sofa đa năng” có ý nghĩa quan trọng đối với việc tận dụng không gian. Hiện
nay, rất nhiều gia đình ưa chuộng phong cách thiết kế nhà hiện đại với lối kiến trúc
đơn giản nhưng sang trọng và tận dụng không gian sống một cách hiệu quả nhất.
Với diện tích hạn chế của nhà phố, việc lựa chọn nội thất đa năng, tiết kiệm diện
tích được coi là một sự lựa chọn phù hợp.

1.3. Yêu cầu thiết kế đối với sản phẩm mộc
1.3.1. Yêu cầu về thẩm mỹ
- Hình dáng: Hình dáng hài hòa, cân đối phù hợp với môi trường sử dụng và đảm
bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian sử dụng, đường nét sắc sảo tạo cảm giác
êm dịu và phải tạo cảm giác thoải mái. Tất cả các kích thước của các chi tiết, bộ
phận và của toàn bộ sản phẩm phải đảm bảo đúng theo một tỷ lệ nhất định.
- Đường nét: Đường nét cũng là yếu tố góp phần làm nâng cao giá trị thẩm mỹ của
sản phẩm, các đường cong phải mềm mại, sắc sảo gây ra nhiều cảm xúc khác nhau
và tạo ra cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

3


`

- Màu sắc: Màu sắc của sản phẩm là yếu tố không kém phần quan trọng nâng cao vẻ
đẹp và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy màu sắc của sản phẩm phải hài hòa,
trang nhã, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho người sử dụng, phù hợp với môi
trường sử dụng.
- Mẩu mã: Sản phẩm phải đảm bảo tính thời đại nhưng cũng phải mang tính cổ
truyền dân tộc, phù hợp với đối tượng sử dụng, tính thẩm mỹ cao và hợp lý về kết
cấu, công nghệ chế tạo đơn giản. Vì vậy khi thiết kế thì người thiết kế phải luôn tạo
ra mẩu mã sản phẩm mới lạ, phù hợp với chức năng và môi trường sử dụng, phù
hợp với kiến trúc xung quanh.
1.3.2. Yêu cầu sử dụng
- Công dụng trực tiếp: Sản phẩm phải đảm bảo tính công năng, công dụng. Do vậy
sản phẩm phải phù hợp với tâm sinh lý người sử dụng, kiến trúc nhà ở và tiện nghi
phải đi kèm với tính đồng bộ.
- Độ bền và tuổi thọ: Đảm bảo tuổi thọ lâu dài, có tính ổn định, giữ nguyên hình
dạng khi sử dụng lâu dài, liên kết vững chắc giữa các chi tiết, các bộ phận phải đảm

bảo bền khi sử dụng. Do đó khi sản xuất phải chọn kỹ nguyên liệu.
- Tính tiện nghi, tiện dụng: Sản phẩm liên kết phải linh động, tháo lắp nhanh, di
chuyển dễ dàng và phải tiện lợi trong sử dụng. Theo xu hướng sử dụng sản phẩm
mộc trong các tòa nhà chung cư cao tầng thì việc tháo lắp là vấn đề cần quan tâm
hàng đầu, sản phẩm thiết kế phải làm sao tiết kiệm được diện tích.
1.3.3. Yêu cầu về kinh tế
Một sản phẩm đạt chất lượng cao, thuận tiện và tiện nghi trong sử dụng, có giá
trị thẩm mỹ cao nhưng giá thành còn cao thì vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu
của người tiêu dùng. Do đó để đáp ứng được toàn diện những yêu cầu cần thiết cho
một sản phẩm thì giá thành của sản phẩm đó phải phù hợp, không quá cao đối với
người sử dụng và không quá thấp để đảm bảo lợi nhuận cho nhà sản xuất. Để đạt
được các yêu cầu đó thì người thiết kế phải tìm ra các giải pháp sao cho: Sử dụng
nguyên vật liệu hợp lý, công nghệ gia công dễ dàng, phù hợp với tay nghề công
nhân và trang thiết bị hiện có, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất…

4


`

1.3.4. Yêu cầu tính khoa học
Thiết kế các sản phẩm mộc, đặc biệt là các sản phẩm mộc hiện đại đã không
còn như thiết kế các loại dụng cụ sinh hoạt đơn giản không quan trọng. Nó có tác
dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất làm việc, tăng tính tiện lợi và
tính thoải mái khi làm việc hoặc nghỉ ngơi của người sử dụng. Vì thế, thiết kế sản
phẩm mộc phải xoay quanh mục tiêu đã trình bày ở trên làm cho sản phẩm mộc trở
thành sản phẩm công nghiệp có tính khoa học cao.
1.3.5. Yêu cầu tính phổ biến
Sản phẩm mộc cũng là một loại hàng hoá lưu thông trên thị trường, đặc biệt là
các sản phẩm dùng trong gia đình…cũng phải chịu ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ

của tính phổ biến. Vì thế, chúng ta phải không ngừng đổi mới, đa dạng hoá, cá tính
hoá, không nên đơn điệu. Đây cũng là một trong những nguyên tắc chủ đạo trong
thiết kế sản phẩm mộc.

5


`

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu
Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu là doanh nghiệp nhà nước được
thành lập vào năm 2001. Tên giao dịch thương mại quốc tế là ASC, có trụ sở tại số
135A đường Paster, Phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh – đây cũng là cửa
hàng trưng bày sản phẩm của Công ty. Nhà máy sản xuất của Công ty đặt tại xã
Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Công ty sản xuất chủ yếu các mặt hàng trang trí nội thất phục vụ cho xuất khẩu
và một số ít cung cấp cho nội địa. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là các
nước Mỹ, Pháp, Mêxicô, Braxin, Chi Lê…Bên cạnh đó, hệ thống phân phối sản
phẩm nội địa được đặt tại nhiều phòng trưng bày trên toàn quốc. Tình hình sản xuất
của Công ty hiện nay đạt năng suất 45 container/tháng.
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty
Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu thực hiện loại hình tổ chức theo
cơ cấu sau: Giám đốc quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp, đồng thời ra quyết định
quản lý về quản trị, bên cạnh đó có các phòng ban tham mưu cho giám đốc thực
hiện các công việc mang tính nghiệp vụ, đề xuất các vấn đề cần thiết chẳng hạn như
phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về bản vẽ, máy móc, kiểm tra sản phẩm, còn
phòng nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, sắp xếp tổ nhóm, thời gian làm
việc…


6


`

Giám Đốc

Giám Đốc điều
Hành

Phòng xuất nhập
khẩu

Phòng nhân sự

Phòng kế toán

Phòng Marketing

Phòng vật tư

Phòng kỹ thuật

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý
2.3. Tình hình nhân sự
Tính đến tháng 12 năm 2011, tổng số công nhân viên trong toàn Công ty là
347 người.
Trong đó:
- Nhân viên văn phòng: 12

- Nhân viên văn phòng xưởng: 18
- Chuyên gia nước ngoài: 2
- Công nhân: 315
Tình hình nhân sự của Công ty qua những năm gần đây rất ổn định. Lực lượng
công nhân viên đông đảo, bảo đảm ổn định sản xuất. Đội ngũ quản lý cũng như
công nhân viên có độ tuổi trung bình trẻ, năng động, sáng tạo, tay nghề cao là
những lợi thế lớn của công ty.

7


`

2.4. Tình hình nguyên liệu
Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu là một trong những nhà máy sản
xuất và xuất khẩu hàng đầu của Việt nam với các sản phẩm đồ mộc chất lượng cao,
để góp phần vào việc đạt chất lượng cao của sản phẩm thì nguyên liệu là một trong
những yếu tố rất quan trọng đến chất lượng và độ bền sản phẩm. Bên cạnh đó
nguyên liệu phải đảm bảo phù hợp với sản phẩm cũng như chất lượng giá thành và
yêu cầu khách hàng đặt ra.
Đối với gỗ tự nhiên, nguyên liệu khi nhập về nhà máy là gỗ đã sấy và theo
quy cách cho trước. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm mộc được sử
dụng 100% gỗ tự nhiên hoặc theo một tỷ lệ nào đó của khách hàng.
Nguyên liệu của công ty có nhiều chủng loại như: gỗ Thông, gỗ Bạch Dương,
gỗ Keo Lá Tràm, gỗ Sồi, gỗ Xoan Đào và các loại ván nhân tạo như MDF, ván
Dăm, ván Dán, ván ghép Thanh.
2.5. Tình hình máy móc thiết bị
Máy móc tại nhà máy phần lớn là máy móc thiết bị của Nhật, Đức và Đài Loan
với hình dáng gọn, làm việc đạt năng suất cao với độ chính xác gia công cao.
Thiết bị chủ yếu của nhà máy: cưa đĩa, máy bào, máy phay, khoan, chà nhám,

thiết bị ép thủy lực, phun sơn…các thiết bị này tham gia trực tiếp vào công việc gia
công sản phẩm.
Ngoài những thiết bị chủ yếu tham gia trực tiếp vào gia công sản phẩm thì còn
có những thiết bị hỗ trợ khác không trực tiếp vào sản xuất nhưng góp phần cho việc
sản xuất liên tục bao gồm thiết bị hàn mài, máy nén khí, hút bụi, băng chuyền vận
chuyển…
Thống kê các loại máy móc thiết bị của nhà máy được trình bày ở phụ lục 01.
2.6. Một số sản phẩm công ty đang sản xuất
Công ty sản xuất với đa dạng sản phẩm, chủng loại, chủ yếu là sản phẩm nội
thất. Các dòng sản phẩm mà công ty sản xuất chính là: Bedroom, Diningroom,
livingroom, OffceFurniture, Okaselection và các sản phẩm nội thất khác. Hầu hết

8


`

các sản phẩm công ty đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, mẫu mã phong phú, hợp
thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Một số sản phẩm của công ty đã và đang sản xuất trong thời gian gần đây thể
hiện ở hình 2.2

Hình 2.2: Một vài sản phẩm hiện đang sản xuất tại công ty

9


`

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thiết kế hàng mộc, thực chất là tạo mô hình sản phẩm mới, thiết kế các kích
thước sản phẩm, kết cấu và vấn đề trang trí giữa các kích thước đó. Căn cứ vào
quan hệ giữa đồ mộc với cơ thể con ngừời, đồ mộc được chia làm hai loại: Đồ mộc
loại kiến trúc và đồ mộc loại cơ thể con người. Đồ mộc loại kiến trúc là đồ mộc tiếp
xúc với con người như: Tủ quần áo, Tủ ti vi, Tủ đựng rượu,…Đồ mộc loại cơ thể
con người chỉ đồ mộc có quan hệ trực tiếp với người nó có ảnh hưởng đến sức
khỏe, tính dễ chịu của con người bao gồm ghế, giường,…Bất kể khi thiết kế loại sản
phẩm mộc nào cũng phải căn cứ vào kích thước liên quan và đặc trưng sinh lý của
cơ thể con người như không gian, môi trường sử dụng, không gian tác nghiệp, ánh
sáng, tư thế tác nghiệp. Sản phẩm Ghế sofa đa năng cũng vậy, sản phẩm được thiết
kế theo dòng hàng nội địa, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Do đó khi thiết kế
tôi đã tìm hiểu kích thước và cân nặng của người Việt Nam, đưa ra kích thước bao,
kích thước của từng chi tiết sao cho phù hợp với đối tượng sử dụng. Cách bố trí
không gian nội thất, lựa chọn nguyên vật liệu hợp lý, những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến sản phẩm, khả năng tác nghiệp, sức khỏe, chất lượng, hiệu quả công tác và
nghỉ ngơi. Chính từ những vấn đề liên quan đó mà tôi đã đưa ra những phương pháp
hợp lý cho việc thiết kế ra một chiếc Ghế sofa đa năng độc đáo và mới lạ.
3.1. Mục tiêu – Mục đích thiết kế
3.1.1. Mục tiêu thiết kế
Thiết kế và đề xuất mô hình sản phẩm “Ghế sofa đa năng” phải đảm bảo được
các yêu cầu về thẩm mỹ, kinh tế, đồng thời tình toán được các chỉ tiêu về kỹ thuật,
độ bền cũng như độ an toàn trong quá trình sử dụng, thuận tiện trong vận chuyển và
quá trình gia công sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại công ty Xuất

10


`


Nhập Khẩu và Xây Dựng Á Châu, đưa ra quy trình lắp ráp và trang sức bề mặt sản
phẩm.
3.1.2. Mục đích thiết kế
 Đưa ra thị trường sản phẩm “Ghế sofa đa năng” mới phù hợp với phong
cách thời đại, chất lượng tốt, màu sắc phù hợp với không gian sử dụng, giá thành
hợp lý .
 Góp phần đa dạng hóa sản phẩm mộc trên thị trường, chắc chắn đây sẽ là
sản phẩm mới lạ, độc đáo phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và xu hướng
phát triển của xã hội.
3.2. Nội dung thiết kế
 Khảo sát và lựa chọn nguyên – vật liệu sản xuất sản phẩm thiết kế.
 Khảo sát các mẫu sản phẩm Ghế sofa đa năng hiện đang có trên thị trường,
các tạp chí, catalogues…
 Thiết kế tạo dáng sản phẩm.
 Kiểm tra bền và tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật.
 Tính toán nguyên vật liệu phụ.
 Thiết kế công nghệ: Lập biểu đồ gia công lắp ráp sản phẩm, bản vẽ chi tiết,
phiếu gia công chi tiết, trang sức bề mặt,…
 Tính toán giá thành sản phẩm.
 Đề xuất các phương án nhằm nâng cao năng suất quy trình công nghệ, giảm
giá thành sản phẩm tại nhà máy.
3.3. Phương pháp thiết kế
- Khảo sát tình hình sản xuất tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu, máy
móc thiết bị hiện có tại công ty, tham khảo một số mẫu Ghế sofa cùng loại và phân
tích chúng để từ đó lựa chọn và đưa ra mẫu sản phẩm thiết kế thích hợp.
- Sử dụng phần mềm Autocad để thể hiện hình ảnh sản phẩm thiết kế, Word để
trình bày nội dung, Excel để xử lý số liệu và áp dụng một số phương pháp tính toán
bền, các chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên vật liệu cần thiết.


11


`

- Bằng các giải pháp kỹ thuật, người thiết kế tìm cách để tiết kiệm chi phí sản xuất,
sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, sản phẩm có công nghệ gia công dễ dàng, phù hợp
với tay nghề công nhân và trang thiết bị hiện có.
3.4. Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc
3.4.1. Những căn cứ cho việc thiết kế
- Căn cứ vào loại hình và chức năng của sản phẩm. Đối với sản phẩm Ghế sofa đa
năng có chức năng chính: là nơi ngồi thư giản, giường ngủ cho người sử dụng.
Chức năng của sản phẩm được thể hiện tương ứng theo nhu cầu, sở thích và điều
kiện không gian. Sản phẩm Ghế sofa đa năng đặc biệt tiện nghi cho những không
gian hẹp và không gian cần tận dụng diện tích.
- Điều kiện môi trường sử dụng
Môi trường sử dụng chủ yếu của các sản phẩm mộc bao gồm: môi trường trong
nhà, ngoài trời, môi trường trong các công trình công cộng, công trình xây dựng.
Sản phẩm Ghế sofa đa năng mà tôi thiết kế được sử dụng trong tất cả các căn hộ gia
đình có nhu cầu sử dụng.
- Đối tượng sử dụng:
Trước khi đưa ra ý tưởng thiết kế thì chúng ta phải xác định được đối tượng sử
dụng là ai, là nam hay nữ, tuổi tác khoảng bao nhiêu,… Đối tượng được chọn trong
thiết kế Ghế sofa đa năng là người trưởng thành không kể nam nữ.
-

Căn cứ vào bảng kích thước chủ yếu của cơ thể người theo tiêu chuẩn nhà nước

GB 10000-88 về kích thước cơ thể người trưởng thành được trình bày ở phụ lục 02
để từ đó lựa chọn kích thước và khả năng chịu tải của sản phẩm.

- Căn cứ kích thước tải trọng vật dụng và người sử dụng.
- Căn cứ vào khả năng và điều kiện sản xuất sản phẩm có phù hợp với máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu tại công ty hay không.
- Căn cứ vào yêu cầu chung của sản phẩm mộc.
3.4.2. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm mộc
- Khi thay đổi kích thước của từng chi tiết riêng lẻ, không làm ảnh hưởng đến độ
bền của toàn bộ sản phẩm

12


`

- Thiết kế sao cho những chi tiết tạo thành sản phẩm thay đổi kích thước ít nhất,
thuận lợi cho quá trình lắp láp sản phẩm.
- Khi có ứng suất nội xẩy ra trong quá trình dãn nở thì các ứng suất đó phải đố
xứng nhau qua trục tâm chi tiết.
- Thiết kế sao cho thớ gỗ của từng chi tiết trong sản phẩm phải trùng với hướng tác
dụng của lực kéo và nén bên ngoài hoặc thẳng góc với lực uốn tỉnh .
- Khi dán các chi tiết có thể dán song song với thớ gỗ.
3.5. Các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc
Để đánh giá một sản phẩm mộc có đẹp, chất lượng, tiện nghi hay không thì có
thể dựa trên nhiều phương diện, con mắt thẩm mỹ của từng người. Tuy nhiên ta có
thể đánh giá sản phẩm mộc nói chung qua những chỉ tiêu sau đây:
- Sản phẩm có phù hợp với chức năng, đối tượng và môi trường sử dụng hay
không.
- Tạo dáng có đẹp hay không, đường nét có thật sự uyển chuyển, có mang tính thẩm
mỹ cao hay không.
- Sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý, có mang tính kinh tế không.
- Khả năng chế tạo các chi tiết, sản phẩm có dễ dàng đối với máy móc thiết bị tại

xí nghiệp và máy móc hiện có trên thị trường hay không.
- Giá thành sản phẩm đã hợp lý so với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị
trường hay chưa.
3.6. Trình tự thiết kế sản phẩm
- Giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế sản phẩm mới.
- Giai đoạn thiết kế sơ bộ.
- Giai đoạn chế tác mẫu.
- Giai đoạn sản xuất thử và tiêu thụ thử sản phẩm để nhận định đánh giá của khách
hàng tiến tới khắc phục các nhược điểm và tiến hành sản xuất hàng loạt. Trong giới
hạn đề tài cùng với các điều kiện không cho phép tại công ty, sản phẩm thiết kế Ghế
sofa đa năng đã được kiểm tra tại phòng thiết kế, bộ phận thiết kế, tạo mẫu của công

13


`

ty và đạt các chỉ tiêu về thẩm mỹ, kỹ thuật, kinh tế đề ra nhưng chưa tiến hành sản
xuất thử.
3.6.1. Giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế sản phẩm mới
Trước khi tiến hành thiết kế một sản phẩm mới thì bất cứ nhà thiết kế nào cũng
phải có một cái gì đó gọi là ý tưởng cho sản phẩm của mình. Ý tưởng đó bắt nguồn
từ sự sáng tạo hay từ thực tiễn cuộc sống.
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa, diện tích đất ở
của người dân ngày càng bị thu hẹp, không gian sinh hoạt trở nên chật chội hơn.
Với mục đích có thể tiết kiệm được không gian cho ngôi nhà đã đưa chúng tôi đến
với ý tưởng thiết kế sản phẩm Ghế sofa đa năng. Đây là sản phẩm mang tính thẩm
mỹ và tính tiện nghi, tiện dụng cao, không những làm tăng thêm vẻ đẹp cho căn
phòng mà còn mang lại cho người sử dụng những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn
thoải mái, những giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc mệt mỏi.

3.6.2. Giai đoạn thiết kế sơ bộ
Trên cơ sở tiến hành quan sát, phân tích xử lý các thông tin thu thập được và
tham khảo các tài liệu có liên quan như: cataloge, tranh ảnh, tạp trí, …của một số
sản phẩm cùng chức năng. Sau đó, nghĩ ra phương án mới về hình thức, kết cấu,
công nghệ. Tiếp đến vẽ phác thảo, vẽ chi tiết, thể hiện sản phẩm. Phương án thiết kế
mới phải đa dạng, đồng thời phân tích, so sánh, tham khảo ý kiến nhiều phía, cuối
cùng xác định được phương án tối ưu nhất cho sản phẩm mà mình thiết kế. Để thiết
kế sơ bộ sản phẩm Ghế sofa đa năng tôi đa tiến tham khảo nhiều loại sản phẩm ghế
sofa cùng chức năng sau đó phân tích ưu, nhược điểm của từng sản phẩm và cuối
cùng quyết định đưa ra mô hình sản phẩm tối ưu nhất.
3.6.3. Giai đoạn chế tác mẫu
Giai đoạn này căn cứ vào bản vẽ thi công, gia công được bản vẽ sản phẩm
cuối cùng. Tiến hành kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm. Sử dụng các kích
thước đã được tính toán, thiết bị máy móc công nghệ tại công ty để sản xuất ra một
sản phẩm mẫu để lấy kích thước chuẩn sản xuất hàng loạt.

14


×