Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium x auriculiformis) TỪ 2 – 7 TUỔI TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ PHAN THIẾT – TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

**********

TRẦN THỊ KIM TÁNH

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI
(Acacia mangium x auriculiformis) TỪ 2 – 7 TUỔI
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
PHAN THIẾT – TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

**********

TRẦN THỊ KIM TÁNH

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI
(Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TỪ 2 – 7 TUỔI
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
PHAN THIẾT – TỈNH BÌNH THUẬN


Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, đặc biệt là cha mẹ,
đã sinh thành và nuôi nấng con nên người, đã tạo điều kiện cho con ăn học, luôn
ủng hộ, giúp đỡ và sát cánh bên con trên mọi chặng đường đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm thành
phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp, quý
Thầy Cô giáo Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trong các năm
học vừa qua, thầy cô là người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Phan Minh Xuân đã hết lòng hướng
dẫn giúp đỡ, góp ý và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức chuyên ngành trong suốt
thời gian làm khóa luận và trong quá trình học tập tại Trường.
Tôi xin cảm ơn Ban quản lý rừng phòng hộ Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận.
Các chú và các anh trong Ban quản lý đã cung cấp cho tôi những thông tin cần
thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu ở hiện trường
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè, tập thể lớp Quản lý tài nguyên
rừng (DH08QR) đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực

hiện khóa luận tốt nghiệp.
Chúc mọi người sức khỏe và thành công. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thị Kim Tánh

ii


TÓM TẮT
Trần Thị Kim Tánh, sinh viên lớp DH08QR – Khoa Lâm nghiệp, Trường
Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng keo lai (Acacia mangium x
auriculiformis) từ 2 – 7 tuổi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Phan Thiết – tỉnh
Bình Thuận” được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phan Minh Xuân
Phương pháp thực hiện: Đề tài tiến hành thu thập số liệu cần thiết trên các ô
tiêu chuẩn tạm thời. Mỗi cấp tuổi lập 3 ô tiêu chuẩn, diện tích 500 m2/ÔTC (20 x 25
m), tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra (Hvn, D1,3, Dt, N,… ). Sử dụng các phần
mềm M. Excel 2003, Statgraphics Plus 3.0 để xử lý các số liệu. Kết quả đã đạt được
như sau:
Cấu trúc rừng ở các cấp tuổi tại khu vực nghiên cứu: đường kính và chiều
cao của các cá thể ở mỗi cấp tuổi phát triển không đều nhau, thông qua biên độ biến
động và hệ số biến động tương đối cao.
Sinh trưởng lâm phần keo lai: Đề tài đã tiến hành thử nghiệm nhiều dạng
phương trình toán học và đã lựa chọn được dạng hàm phù hợp nhất để mô tả cho
mối tương quan giữa các nhân tố điều tra. Kết quả mối quan hệ giữa các nhân tố
điều tra được thể hiện:
+

Đường kính với tuổi:


+

Với

r = 0,9888

Chiều cao với tuổi:

+

Với

r = 0,9927

D1,3 = 1/(0,0101688 + 0,365636/A)

SY-X = 0,00824

Ftính = 174,97 > F0,05 (P < 0,05)

Hvn = 1/(0,0380237 + 0,464558/A)
SY-X = 0,00843

Ftính = 269,94 > F0,05 (P < 0,05)

Chiều cao với đường kính: Hvn = 1/(0,0262249 + 1,26009/D1,3)
Với

r = 0,9957


SY-X = 0,0065

iii

Ftính = 461,47 > F0,05 (P < 0,05)


+

Thể tích với tuổi:

+

Với

r = 0,9826

Mật độ với tuổi:

+

Với

r = 0,9652

Trữ lượng với tuổi:
hay
Với


r = 0,9869

V = (-0,0536153 + 0,0561583.A)^2
SY-X = 0,0222

Ftính = 111,94 > F0,05 (P < 0,05)

N = exp(6,5936 + 0,978027/A)
SY-X = 0,0395

Ftính = 54,48 > F0,05 (P < 0,05)

M = 1,02989.A2,33575
logM = 0,01279 + 2,33575.logA
SY-X = 0,1987

Ftính = 149,74 > F0,05 (P < 0,05)

Thiết lập được biểu dự đoán quá trình sinh trưởng rừng trồng keo lai từ 2 – 7
tuổi và có thể áp dụng tại khu vực nghiên cứu.

iv


ABSTRACT
Tran Thi Kim Tanh, class: DH08QR – Faculty of Forestry, Nong Lam
University, Ho Chi Minh City.
The thesis: “Research on grow of (Acacia mangium x auriculiformis)
from 2 to 7 of age at Phan Thiet protactive forest management, Binh Thuan
province”. From February to June, 2012.

Scientific Advisor: MSc. Phan Minh Xuan
Implementation method:
The main research methods of the thesis are measurement and collection of
the data in the study fields. Each year, we was established three plot, area of each
plot is five hundred square meter (20 * 25 meter), make data from forest factors,
such as: high of tree (H), diameter at 1.3 meter position (D1.3), canopy of leaf
diameter (Dt), and number of tree, ect. Data analysis on Microsoft Excel and
Statgraphics plus 3.0. The result of study include:
- Forest structure of every year in area: the relatively uneven in each year of
diameter and high of tree because the range and constant variable so low.
- Grow of Acacia mangium x auriculiformis: The thesis have been using the
function in this study and have chosen the best a functional to describe the
relationship between forest factors investigated, result of relation between forest
+

factors include:
Diameter and age:

+

With r = 0.9888
Tree’s high and age:

+

With r = 0.9927

D1.3 = 1/(0.0101688 + 0.365636/A)
SY-X = 0.00824


Ftính = 174.97 > F0.05 (P < 0.05)

Hvn = 1/(0.0380237 + 0.464558/A)
SY-X = 0.00843

Ftính = 269.94 > F0.05 (P < 0.05)

Tree’s high and diameter: Hvn = 1/(0.0262249 + 1.26009/D1.3)

v


+

With r = 0.9957
Volum and age:

+

With r = 0.9826
Density and age:
With r = 0.9652

+

Reserves and age:
or
With r = 0.9869

SY-X = 0.0065


Ftính = 461.47 > F0.05 (P < 0.05)

V = (-0.0536153 + 0.0561583*A)^2
SY-X = 0.0222

Ftính = 111.94 > F0.05 (P < 0.05)

N = exp(6.5936 + 0.978027/A)
SY-X = 0.0395

Ftính = 54.48 > F0.05 (P < 0.05)

M = 1.02989*A2.33575
logM = 0.0286009 + 2.33575*logA
SY-X = 0.1987

Ftính = 149.74 > F0.05 (P < 0.05)

- Establishing a table for estimate grow process (Acacia mangium x
auriculiformis) plantation from two to seven years old which can appliciation in this
area.

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii

Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Abstract ....................................................................................................................... v
Mục lục......................................................................................................................vii
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... ix
Danh sách các bảng ..................................................................................................... x
Danh sách các hình..................................................................................................... xi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.... 4
2.1. Tổng quan nghiên cứu về cây keo lai .............................................................. 4
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
2.1.2. Sơ lược về xuất sứ cây keo lai .................................................................. 4
2.1.3. Đặc điểm hình thái cây keo lai (Acacia mangium x auriculiformis)........ 5
2.1.4. Giá trị sử dụng .......................................................................................... 6
2.1.5. Đặc điểm cải tạo đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc ............................. 7
2.1.6. Thiết kế, trồng và chăm sóc rừng trồng keo lai ........................................ 8
2.2. Tổng quan một số nghiên cứu trong nước về rừng trồng keo lai .................. 11
2.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu ...................... 13
2.3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 13
2.3.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội................................................................... 17
2.3.3. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội ........................................................... 20

vii


Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 21
3.1. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp ..................................................................... 21

3.2.2. Phương pháp nội nghiệp ......................................................................... 22
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá kết quả ............................... 23
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 26
4.1. Cấu trúc rừng trồng keo lai từ tuổi 2 – tuổi 7 tại khu vực nghiên cứu ......... 26
4.1.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ..................................... 26
4.1.2. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – Hvn) .................................... 32
4.2. Quy luật sinh trưởng rừng trồng keo lai từ 2 – 7 tuổi tại Ban quản lý rừng
phòng hộ Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận............................................................... 38
4.2.1 Mối quan hệ giữa đường kính (D1,3) và tuổi (A) ..................................... 39
4.2.2. Mối quan hệ giữa chiều cao (Hvn) và tuổi (A) ...................................... 41
4.2.3. Mối quan hệ giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) ....................... 43
4.2.4. Mối quan hệ giữa thể tích cây (V) và tuổi (A) ....................................... 44
4.2.5. Mối quan hệ giữa mật độ (N) và tuổi (A)............................................... 45
4.2.6. Mối quan hệ giữa trữ lượng rừng (M) và tuổi (A) ................................. 46
4.2.7. Tình hình tăng trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích
của cây keo lai từ tuổi 2 đến tuổi 7................................................................... 47
4.3. Xây dựng biểu quá trình sinh trưởng tạm thời của rừng trồng
keo lai tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 49
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 52
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 55
PHỤ BIỂU

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a, b, c


Các tham số của phương trình

Cv%

Hệ số biến động, %

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

Dlt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết, cm

Dtn

Đường kính 1,3 m theo thực nghiệm, cm

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

Hlt

Chiều cao tính theo lý thuyết, m

Htn

Chiều cao theo thực nghiệm, m


Log

Logarit thập phân (cơ số 10)

Ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

M

Trữ lượng rừng, m3/ha

Mlt

Trữ lượng rừng tính theo lý thuyết, m3/ha

Mtn

Trữ lượng rừng theo thực nghiệm, m3/ha

N

Mật độ cây trên 1 ha,

Nlt

Mật độ tính theo lý thuyết,

Ntn


Mật độ theo thực nghiệm,

V

Thể tích thân cây, m3

Vlt

Thể tích thân cây tính theo lý thuyết, m3

Vtn

Thể tích thân cây theo thực nghiệm, m3

P_value

Mức ý nghĩa (xác suất)

R

Biên độ biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

r

Hệ số tương quan


S

Độ lệch tiêu chuẩn

Sk

Hệ số biểu thị độ lệch của phân bố

SY/X

Sai số của phương trình hồi quy

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thiện Nghiệp ............................................ 15
Bảng 2.2: Tổng số hộ lao động, nhân khẩu trong vùng............................................ 18
Bảng 4.1: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 2 ......................... 26
Bảng 4.2: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 3 ......................... 27
Bảng 4.3: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 4 ......................... 28
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 5 ......................... 29
Bảng 4.5: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 6 ......................... 30
Bảng 4.6: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) ở tuổi 7 ......................... 31
Bảng 4.7: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 2 ............................ 32

Bảng 4.8: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 3 ............................ 33
Bảng 4.9: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 4 ............................ 34
Bảng 4.10: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 5 .......................... 35
Bảng 4.11: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 6 .......................... 36
Bảng 4.12: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 7 .......................... 37
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả các chỉ tiêu thực nghiệm rừng keo lai 2 – 7 tuổi ...... 39
Bảng 4.14: Số liệu tính toán từ các phương trình tương quan D1,3/A ...................... 40
Bảng 4.15: Số liệu tính toán từ các phương trình tương quan Hvn/A ..................... 41
Bảng 4.16: Số liệu tính toán từ các phương trình tương quan Hvn/D1,3 .................. 43
Bảng 4.17: Số liệu tính toán từ các phương trình tương quan V/A.......................... 44
Bảng 4.18: Số liệu tính toán từ các phương trình tương quan N/A.......................... 45
Bảng 4.19: Số liệu tính toán từ các phương trình tương quan M/A ......................... 46
Bảng 4.20: Biểu dự báo quá trình sinh trưởng tạm thời của rừng trồng keo lai trồng
tại Ban quản lý rừng phòng hộ Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận ................................. 50

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ở tuổi 2 ............................. 26
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ở tuổi 3 ............................. 27
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ở tuổi 4 ............................. 28
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ở tuổi 5 ............................. 29
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ở tuổi 6 ............................. 30
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ở tuổi 7 ............................. 31
Hình 4.7: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 2 ................................ 32
Hình 4.8: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 3 ................................ 33
Hình 4.9: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 4 ................................ 34

Hình 4.10: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 5 .............................. 35
Hình 4.11: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 6 .............................. 36
Hình 4.12: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở tuổi 7 .............................. 37
Hình 4.13: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa đường kính (D1,3) với tuổi (A)........ 40
Hình 4.14: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao (Hvn) với tuổi (A) .......... 42
Hình 4.15: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao (Hvn) với đường kính
(D1,3) .......................................................................................................................... 43
Hình 4.16: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thể tích thân cây (V) với tuổi (A) ... 44
Hình 4.17: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mật độ cây (N) với tuổi (A) ............ 45
Hình 4.18: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa trữ lượng rừng (M) với tuổi (A) ..... 46
Hình 4.19: Tăng trưởng thường xuyên về đường kính (D1,3) .................................. 48
Hình 4.20: Tăng trưởng thường xuyên về chiều cao (Hvn) .................................... 48
Hình 4.21: Tăng trưởng thường xuyên về thể tích (V) ............................................ 49

xi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho việc sinh trưởng của rừng trồng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển về kinh tế - xã hội thì nhu cầu sử dụng giấy trong nước và trên thế giới không
ngừng gia tăng. Hiện nay, nước ta là nước tiêu thụ giấy trên đầu người tương đối
thấp, nhu cầu cung cấp giấy cho người dân chưa thỏa mãn và đầy đủ. Vì vậy, việc
đẩy mạnh trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu để cung cấp cho việc sản xuất giấy là
một yêu cầu rất lớn không chỉ trước mắt mà còn là vấn đề về lâu dài. Việc tìm ra
những loài cây sinh trưởng nhanh cho năng suất cao và ổn định, có khả năng cải tạo
đất và sinh trưởng được ở những loại đất nghèo kiệt đáp ứng được nhu cầu về gỗ và
đặc biệt là nguyên liệu làm giấy là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.

Hiện nay, trong nước đang phát triển những loài cây mọc nhanh phục vụ
trồng rừng như: Keo tai tượng (Acacia mangium), Thông 3 lá (Pinus kesiya), Bạch
đàn (Eucalyptus camadulansis), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Xoan chịu hạn
(Azadirachta indica),…
Trong đó cây keo lai là cây lai F1 giữa cây keo tai tượng (Acacia mangium)
và keo lá tràm (Acacia auriculiformis) mới được phát hiện trong thời gian gần đây,
thể hiện được ưu thế lai, sinh trưởng mạnh phù hợp với nhiều dạng lập địa khác
nhau. Keo lai đã được nhân giống trồng đại trà khắp nơi vì chúng có khả năng cải
tạo đất và có giá trị kinh tế cao. Qua nghiên cứu thử nghiệm nhiều nơi, kết quả cho
thấy cây keo lai có biểu hiện ưu thế lai hết sức rõ rệt về sinh trưởng so với cây bố,
cây mẹ của chúng. Gần đây đã có một số đề tài sinh viên nghiên cứu về cây keo lai
tại xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ, nghiên cứu về quy luật sinh trưởng
của rừng trồng keo lai (Acacia mangium x auriculiformis) tại Lâm trường Tánh
Linh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận - 2007, song phạm vi áp dụng còn giới

1


hạn. Để đánh giá được tình hình sinh trưởng, khả năng sản xuất cũng như dự đoán
được về sản lượng gỗ ở mỗi giai đoạn phát triển trên từng dạng lập địa thì phải có
các biểu điều tra chuyên dụng được xây dựng riêng cho rừng trồng cây keo lai ở
mỗi năm tuổi.
Keo lai là một trong những loài cây mọc nhanh nhất trong số các loài cây gỗ
đang được sử dụng trồng rừng ở nước ta hiện nay. Hơn nữa, keo lai không chỉ là
loài cây cho nguyên liệu giấy quan trọng mà còn là loài cây cung cấp gỗ nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp khác như chế biến ván nhân tạo, chế biến đồ mộc
xuất khẩu, gỗ bao bì, gỗ xây dựng, gỗ làm đồ trang trí nội thất,… Tuy nhiên, trong
những năm trước đây, keo lai được trồng làm nguyên liệu giấy là chủ yếu, với mục
tiêu kinh doanh gỗ nhỏ nên chu kỳ kinh doanh thường từ 6 - 10 năm; do keo lai
chưa đến tuổi thành thục số lượng nên hiệu quả của rừng trồng chưa cao. Do nhu

cầu của sản xuất hiện nay việc trồng rừng gỗ lớn cũng đang là một vấn đề bức xúc
cần phải được quan tâm, trong giai đoạn trước mắt việc chuyển hóa rừng trồng từ
mục tiêu kinh doanh gỗ nhỏ sang mục tiêu kinh doanh gỗ lớn là rất cần thiết. Để
đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cũng như nhu cầu
ngày càng đa dạng của thị trường, việc nghiên cứu quá trình sinh trưởng rừng trồng
keo lai là rất cần thiết, giúp nhà lâm học, nhà kinh doanh biết được tình hình rừng ở
các tuổi khác nhau trong quá trình sinh trưởng phát triển của rừng, từ đó có những
định hướng cũng như những biện pháp tác động để rừng trồng theo mục đích mong
muốn trong kinh doanh lợi dụng rừng.
Xuất phát từ các vấn đề trên cùng với nguyện vọng được đóng góp một phần
nhỏ vào việc nghiên cứu quá trình sinh trưởng của rừng trồng cây keo lai tại khu
vực, được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp – Bộ môn Lâm Sinh – Trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn tận tình của thầy ThS.
Phan Minh Xuân, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng rừng
trồng keo lai (Acacia mangium x auriculiformis) từ 2 – 7 tuổi tại Ban quản lý
rừng phòng hộ Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận”.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả cấu trúc rừng trồng keo lai từ 2 – 7 tuổi tại Ban quản lý rừng phòng hộ
Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận thông qua quy luật phân bố số cây theo một số chỉ
tiêu sinh trưởng cơ bản như D1,3, Hvn.
Thể hiện quy luật sinh trưởng của keo lai trồng tại Ban quản lý rừng phòng
hộ Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận, thông qua việc xây dựng các phương trình tương
quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với tuổi rừng và giữa những chỉ tiêu sinh trưởng
với nhau.

3



Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG
VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan nghiên cứu về cây keo lai
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là rừng trồng keo lai từ 2 – 7 tuổi tại
Ban quản lý rừng phòng hộ Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận.
Ngành Ngọc lan (ngành thực vật hạt kín): Magnoliophyta (Angiospermae)
Lớp Hoa hồng:

Rosidae

Bộ Đậu:

Fabales

Họ phụ Trinh nữ:

Mimosoideae

Chi keo lá tràm, keo ta:

Acacia

* Một số đặc điểm sinh vật học của loài keo lai:
- Keo lai (Acacia mangium x auriculiformis) thích hợp với khí hậu nhiệt đới
ẩm, nhiệt độ trung bình năm 29 – 300C, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 31 340C, tháng lạnh nhất 12 - 160C. Lượng mưa từ 1.000 - 4.500 mm/năm. Keo lai chỉ
chịu được sương giá nhẹ.

- Keo lai sinh trưởng tốt trên đất bồi tụ sâu, ẩm. Trên đất xói mòn, lớp mặt
mỏng, nghèo dinh dưỡng, chua (pH = 4 – 5) vẫn sống nhưng sinh trưởng kém, năng
suất thấp. Keo lai là loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh có khả năng tái sinh hạt tốt
và tái sinh chồi. Trên đất tốt lượng tăng trưởng bình quân năm về trữ lượng (ZM) có
thể đạt 20 – 45 m3. Keo lai được trồng rộng rãi ở nhiều nơi nhưng vùng Đông Nam
Bộ là nơi có diện tích trồng nhiều nhất và có năng suất cao nhất.
2.1.2. Sơ lược về xuất sứ cây keo lai
Cây keo lai được trồng tại Xí nghiệp nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ
có:

4


Cây mẹ là keo tai tượng (Acacia mangium) có xuất xứ tại Mossman thuộc
bang Queensland của Autralia. Có vĩ độ là 16012’N; kinh độ là 145024’Đ; với lượng
mưa hàng năm từ 800 – 1.200 mm/năm.
Cây bố là keo lá tràm (Acacia auriculiformis) có xuất xứ tại Oenpelli thuộc
bang Nortern Territory của Australia. Có vĩ độ là 12020’N; kinh độ 133004’Đ; với
lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.300 – 1.700 mm/năm.
Keo lai được khám phá đầu tiên vào năm 1972, bởi 2 nhà khoa học Messrs
Hepburn và Shim trong một quần thụ ven biển vùng Sabah thuộc quốc gia
Malaysia. Năm 1976, nhà khoa học Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo
giữa keo tai tượng và keo lá tràm, tạo ra cây keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn
cây bố và cây mẹ. Keo lai còn được tìm thấy thông qua tiêu bản tại phòng tiêu bản
thực vật Queenland (Autralia) năm 1978, một số nơi khác như vùng Balamuk và
Old tonda của Papua New Guinea (Turnbull 1986, Gun et al 1987, Griffin 1988) ở
Thái Lan (KijKar 1992). Nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo về sản xuất hạt
giống, chất lượng gỗ, đặc tính di truyền, sự ra hoa kết quả của keo lai đã được một
số nhà khoa học lâm nghiệp khu vực (ASEAN) lần lượt công bố rộng rãi. Ở Việt
Nam, cây keo lai được trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam) phát hiện tại các vùng như: Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ, Tân
Tạo (thành phố Hồ Chí Minh) và nằm rải rác ở một số tỉnh như Đồng Nai, Bình
Thuận, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái,…
2.1.3. Đặc điểm hình thái cây keo lai (Acacia mangium x auriculiformis)
- Thân cây: Thẳng, tròn đều, tỉa cành tự nhiên tốt, phân cành cao, thường có
2 thân mọc lên bắt đầu từ gốc, thân và cành chịu lực kém, thường hay bị gãy ngang
thân khi gặp gió mạnh từ khi lúc còn nhỏ cho tới lúc trưởng thành.
- Vỏ thân: Khi còn nhỏ vỏ không nứt, khi lớn vỏ ngả sang màu nâu, thường
nứt thành những rãnh nhỏ và sâu. Nhìn chung vỏ thân cây keo lai có phần giống cây
keo lá tràm.
- Lá cây: Lá kép lông chim 2 lần chẵn đã bị thoái hóa sớm, cuống giả phát
triển trông như lá. Lá có hình dạng kích thước trung gian giữa hai loài cây bố và cây
mẹ, lớn hơn keo lá tràm và nhỏ hơn keo tai tượng, lá có kích thước:

5


+ Chiều rộng 4 – 6 cm.
+ Chiều dài 15 – 20 cm.
+ Số gân 3 – 5 gân chính.
+ Ngoài ra ở nách lá còn có tuyến mật là nguồn thức ăn cho ong, đây là
đặc điểm quan trọng, cần tiến hành nghiên cứu để nuôi thả ong dưới tán rừng trồng
keo lai nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên của Ban quản lý.
- Có hoa màu vàng, hoa tựa hình bông, cây ra hoa 2 lần trong 1 năm; lần thứ
nhất vào tháng 3 và tháng 4, quả chín vào tháng 5 tới tháng 8; lần thứ 2 ra hoa vào
tháng 8 và tháng 9, quả chín vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
- Quả keo lai mang đặc tính trung gian giữa 2 loài cây keo lá tràm (quả hình
dẹp) và keo tai tượng (quả hình tròn) nên quả keo lai có dạng hình bầu dục. Quả keo
lai khi già có màu nâu nhạt, vỏ quả khô xoắn lại, mỗi quả có từ 5 đến 7 hạt.

2.1.4. Giá trị sử dụng
Keo lai là loài cây đa mục đích, do vậy nó có nhiều công dụng trong các lĩnh
vực như xã hội, môi trường và kinh tế.
- Về môi trường: Là cây họ đậu nên ở phần rễ có nhiều nốt sần có tác dụng
cố định đạm làm cải tạo dưỡng chất trong đất rất tốt, qua thực tế tại Hàm Thuận Bắc
và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận cho thấy người dân trồng loài cây này trên đất đã canh
tác bạc màu, sau một chu kỳ khai thác keo lai thì khu đất đó lại tiếp tục canh tác
nông nghiệp có hiệu quả. Do keo lai là cây mọc nhanh nên rừng trồng keo lai nhanh
chóng được phủ xanh, góp phần cải thiện môi trường, góp phần cải tạo tiểu khí hậu
vùng, giảm thiểu các tác nhân bất lợi của môi trường như gió bão, mưa to, cát bay,
xói mòn,…
- Về xã hội: Keo lai là loài cây dễ tạo nguồn giống (kể cả vô tính và hữu
tính), giá thành trồng rừng keo lai so với các loài cây lâm nghiệp khác thấp, phù hợp
với nhiều vùng miền và nhiều dạng lập địa, là cây cải tạo đất,… Do vậy nó rất phù
hợp với nhiều tổ chức cá nhân trồng rừng, từ quy mô tới diện tích nhỏ lẻ hộ gia
đình, nó không chỉ tạo cho các tổ chức nhanh có những khu rừng với diện tích lớn
mà còn tạo cơ hội cho người dân chuyên làm nghề rừng hay nương rẫy có công ăn,
việc làm và hướng tới xóa đói giảm nghèo, phù hợp với định hướng chung của
Chính phủ.

6


- Về kinh tế: Gỗ keo lai có nhiều công dụng như xây dựng nhà cửa, chuồng
trại, làm đồ mộc, đồ gia dụng, sản xuất ván thanh ván ép, làm nguyên liệu giấy, sợi,
củi đốt. Do chu kỳ kinh doanh ngắn nên keo lai nhanh cho thu nhập kinh tế.
2.1.5. Đặc điểm cải tạo đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Keo lai là loài cây ưa sáng. Bên cạnh, tốc độ sinh trưởng cao keo lai giâm
hom còn có tán lá dày, tạo tầng lá che phủ đất tốt giúp cho đất không bị phá vỡ cấu
trúc dưới tác động của nước mưa được thể hiện:

+ Giảm lượng mưa rơi trực tiếp trên mặt đất.
+ Một phần lượng nước mưa được giữ lại ở thân và lá.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để tăng tốc độ nước thấm cũng như tăng lượng
nước mưa thấm vào đất.
+ Giảm được lượng nước chảy tràn trên bề mặt và tốc độ dòng chảy,
điều tiết nước.
Có khả năng cải tạo đất, làm tăng độ phì cho đất. Mặt khác do có biên độ
sinh thái rộng nên các loài keo trong đó có keo lai giâm hom được trồng nhiều nơi ở
vùng có đồi trọc nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc và cải tạo môi trường, tăng thu
nhập trong kinh doanh rừng trồng.
Từ khi trồng trên đất hoang hóa có cỏ tranh đến năm thứ ba đất dưới vùng
keo lai đã xuất hiện tầng A0 rõ rệt, dưới lớp thảm mục ở bề mặt có rất nhiều côn
trùng nhỏ và xuất hiện nhiều giun đất đầu đỏ, chứng tỏ lớp đất mặt khá ẩm và nhiều
mùn, chất dinh dưỡng trong đất tăng.
Ngoài những đặc điểm nổi bậc vừa nêu trên, keo lai còn có những đặc tính
hết sức quan trọng là khả năng cải tạo đất rất tốt. Hàm lượng đạm trong nốt sần ở rễ
cây rất cao cho thấy cây keo lai có nốt sần gấp từ 2 đến 4 lần so với 2 loài cây bố và
cây mẹ. Điều này chứng tỏ khả năng cải tạo đất ở cây keo lai là rất tốt (Lê Đình
Khả, 1999).
Như vậy nếu trồng cây keo lai giâm hom được ba năm tuổi có thể tái tạo
được một phần nào hoàn cảnh của rừng cũng như cải tạo được tính chất của đất.

7


2.1.6. Thiết kế, trồng và chăm sóc rừng keo lai
Theo nguồn tài liệu tham khảo: Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng
Nam Bộ - Vườn ươm Long Thành Ấp 4 Phước Khả, Xã An Hòa, Tp. Biên Hòa,
Tỉnh Đồng Nai – Điện thoại: 0613930476 - 0918147741 –
/>2.1.6.1. Thiết kế và trồng rừng keo lai

* Đất thiết kế trồng rừng:
- Là đất lâm nghiệp dùng để trồng rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ phù
hợp với cây keo lai.
* Chuẩn bị đất trồng rừng:
- Đất có khả năng cơ giới hóa: Sử dụng máy cày để cày phá lâm phần bằng
chảo 3 để làm ải đất, cày chảo 7 để phay đất (đạt độ tơi của đất).
- Đất đồi núi nơi có độ dốc cao không thể làm cơ giới được thì phát dọn toàn
bộ thực bì bằng biện pháp thủ công và gom đống đốt có kiểm soát.
* Thiết kế hệ thống đường băng cản lửa:
- Dùng để ngăn cách lửa giữa các lô của rừng trồng kết hợp làm đường vận
chuyển, vận xuất phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc và khai thác,…
- Đường băng rộng khoảng 8 m – 10 m được san ủi trắng hoặc phát dọn sạch
thực bì.
- Tận dụng triệt để hệ thống sông, suối, đường giao thông để làm đường ranh
cản lửa.
- Tùy theo đặc điểm địa hình: bằng phẳng hay đồi núi, điều kiện cơ giới hay
thủ công, lực lượng quản lý bảo vệ rừng mà thiết kế cự ly giữa các băng cản lửa: từ
100 – 300 m.
- Nơi có độ dốc dưới 150 băng đặt vuông góc với hướng gió hại trong mùa
khô. Nơi địa hình phức tạp, độ dốc từ 150 – 250 bố trí băng theo đường đồng mức.
* Mật độ thiết kế:
- Trồng rừng trên đất tương đối bằng phẳng cơ giới hóa được: Để thuận lợi
cho quá trình cày, chăm sóc và phòng chống cháy rừng bằng cơ giới (máy cày)

8


chúng ta nên thiết kế trồng rừng với cự ly hàng cách hàng 3 m; cây cách cây có thể
là 2 m đến 1,5 m. Tương ứng với các mật độ trồng là:
+ Mật độ: 1.667 cây/ha (cự ly hàng 3 m, cự ly cây 2 m).

+ Mật độ: 2.222 cây/ha (cự ly hàng 3 m, cự ly cây 1,5 m).
- Trồng rừng trên đất đồi núi không cơ giới hóa được: Tiến hành thiết kế và
trồng theo đường đồng mức (dễ thi công và hạn chế được xói mòn). Có thể trồng
theo nhiều mật độ như sau:
+ Mật độ: 2.500 cây/ha (cự ly hàng 2 m, cự ly cây 2 m).
+ Mật độ: 2.222 cây/ha (cự ly hàng 3 m, cự ly cây 1,5 m).
+ Mật độ: 2.000 cây/ha (cự ly hàng 2,5 m, cự ly cây 2 m).
+ Mật độ: 1.667 cây/ha (cự ly hàng 3 m, cự ly cây 2 m).
* Đào hố trồng:
- Hố phải được đào trước khi trồng rừng, cự ly đúng theo thiết kế (những nơi
đất dốc trên 150 phải bố trí theo nanh sấu để hạn chế xói mòn), kích thước hố 30 cm
x 30 cm x 30 cm.
- Phân bón: Có thể bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 500 gram/1 hố;
phân vi sinh từ 200 – 300 gram/1 hố hoặc phân NPK (15 – 15 – 15 hoặc 16 – 16 –
8) khoảng 50 gram/1 hố; phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt, sau đó
phủ thêm một lớp để khi trồng rễ cây không tiếp xúc trực tiếp với phân.
* Thời vụ trồng rừng:
- Trồng vào đầu mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 7 hoặc tháng 9 đến tháng 10
hàng năm (tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng khí hậu).
- Phải kết thúc trước mùa mưa chính 1,5 – 2 tháng, không được trồng vào
cuối mùa mưa chính.
* Kỹ thuật trồng:
- Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải xé túi bầu. Chú ý: Cẩn thận không
được làm vỡ bầu sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây con.
- Đất trong hố được trộn đều và lấp bổ sung cho đầy, đặt cây con vào giữa
hố, để mặt bầu thấp hơn miệng hố 3 – 4 cm, giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất,
dùng tay ấn chặt lớp đất mặt vào gốc cây.

9



2.1.6.2. Chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ rừng trồng keo lai
* Chăm sóc rừng trồng keo lai:
- Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, tiến hành kiểm tra phát hiện cây chết để
trồng dặm kịp thời.
- Một tháng sau khi trồng phải tiến hành dãy cỏ theo hàng cây, kết hợp vun
gốc với bón phân (50 gram NPK/cây). Vun gốc theo dạng hình nón (đường kính 50
– 60 cm; cao 20 cm). Cuối mùa mưa tiến hành phát dọn cỏ theo hàng, chặt bỏ dây
leo, cây bụi, tiến hành cày giữa hai hàng cây, tiến hành đốt cỏ và lá rụng vào ban
đêm lúc có sương xuống, trời lặng gió để hạn chế ngọn lửa.
- Năm thứ hai tiếp tục dãy cỏ theo hàng, cuốc hố hai bên gốc bón 100 gram
phân NPK/gốc/lần (bón từ 1 đến 2 lần) vào đầu và cuối mùa mưa. Cũng tiến hành
cày chăm sóc hoặc phát dọn thủ công như năm thứ nhất.
- Các năm tiếp theo vào mùa mưa tùy theo lượng thực bì mà tiến hành chăm
sóc từ 1 đến 2 lần: phát cỏ, chặt bỏ dây leo, cây bụi, cày chăm sóc phòng chống
cháy rừng.
* Nuôi dưỡng rừng:
- Đối với rừng trồng nguyên liệu: Rừng trồng với các mật độ từ 1.667 cây/ha
đến 2.500 cây/ha thì không cần tỉa thưa. Khi rừng đã được 5 – 6 tuổi thì tùy tình
hình sinh trưởng của rừng có thể đạt từ 120 – 200 m3 là có thể khai thác làm nguyên
liệu giấy và gỗ bao bì.
- Đối với rừng trồng mục đích lấy gỗ thì tiến hành tỉa thưa khi rừng khép tán,
tùy tình hình cụ thể có thể 3 – 5 năm tỉa thưa một lần (tỉa thưa lần 1 lấy ra khoảng
50% số cây, 5 năm sau tỉa thưa lần 2 số cây còn chừa lại khoảng 200 – 300 cây/ha).
* Bảo vệ, phòng chống cháy rừng:
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng cho người dân
xung quanh khu rừng.
- Nơi không thể cơ giới được thì phát dọn bằng biện pháp thủ công, gom
đống thực bì và lá rụng thành những đống nhỏ, cách xa nhau và đốt có kiểm soát.
- Thường xuyên bảo dưỡng đường băng cản lửa, cào và đốt sạch thực bì, lá

rụng trên các băng cách lửa để thuận tiện cho việc đi lại trong việc quản lý bảo vệ,
phòng chống cháy rừng.

10


- Xây dựng chòi canh lửa rừng và phân công người trực thường xuyên để kịp
thời phát hiện và ngăn chặn các vụ cháy rừng.
- Quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương trong việc quản lý, bảo vệ
rừng và phòng chống cháy rừng. Đơn vị quản lý rừng phải chuẩn bị đầy đủ những
trang thiết bị dụng cụ, nhân lực cần thiết phòng khi có cháy rừng thì kịp thời dập tắt.
2.2. Tổng quan một số nghiên cứu trong nước về rừng trồng keo lai
Ở nước ta, keo lai đã xuất hiện trồng một số nơi ở Nam Bộ như Tân Tạo,
Trảng Bom, Song Mây, Bình Thuận và ở Ba Vì thuộc Bắc Bộ, những cây keo lai
này đã xuất hiện trong rừng keo tai tượng với các tỷ lệ khác nhau. Ở các tỉnh miền
Nam là 3 – 4%, còn ở Ba Vì là 4 – 5%, riêng giống lai tự nhiên ở Ba Vì được xác
định là giữa Acacia mangium (xuất xứ Daitree thuộc Bang Queenland) với Acacia
auriculiformis (xuất xứ Darwin thuộc bang Northerm territoria) của Austrlia.
Lê Đình Khả và cộng sự (1997), các cây trội của keo lai F1 được chọn ở
rừng trồng keo tai tượng 2,5 tuổi, những cây lai này được cắt ở độ cao 85 cm để lấy
chồi giâm hom vào tháng 4/1993.
Phạm Văn Tuấn, Lưu Bá Thịnh (1999), nghiên cứu khảo nghiệm các dòng vô
tính keo lai ở vùng Đông Nam Bộ đã có kết luận: hầu hết các dòng keo lai đều sinh
trưởng vượt trội hơn keo tai tượng và keo lá tràm (tuổi 5).
Lê Đình Khả và cộng sự (2000), nghiên cứu nốt sần và khả năng cải tạo đất
của keo lai (Acacia mangium x auriculiformis) đã thông báo kết quả ở giai đoạn 3
tháng tuổi, khối lượng và số lượng nốt sần trên rễ của keo lai gấp 3 đến 10 lần các
loài keo bố, mẹ. Số lượng tế bào vi khuẩn cố định đạm trong bầu đất, cao hơn so với
bố, mẹ, một số khác có tính chất trung gian. Dưới tán rừng 5 tuổi, số tế bào vi sinh
vật và vi khuẩn cố định đạm trong 1 gram đất dưới tán rừng keo lai cao hơn rõ rệt so

với cây bố và cây mẹ. Đất dưới tán rừng keo lai được cải thiện hơn đất dưới tán
rừng keo của bố, mẹ cả về hóa, lý tính.
Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004), cho rằng trên các loại đất khác nhau ở
vùng Đông Nam Bộ, keo lai sinh trưởng khác nhau, nhưng trên đất nâu đỏ keo lai
sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ và cũng kết luận rằng mật độ trồng rừng
keo lai từ 1.111 – 1.666 cây/ha là thích hợp nhất.

11


Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) keo lai cho năng suất cao khi trồng rừng có
bón phân (150 – 200 gram NPK kết hợp 100 gram phân vi sinh), trữ lượng cây đứng
đạt 26 m3/ha/năm.
Kiều Thanh Tịnh (2002), khi nghiên cứu về quan hệ giữa diện tích sinh
trưởng của cây keo lai với một số nhân tố điều tra đã có kết luận về tương quan chặt
bằng dạng phương trình parabol giữa thể tích thân cây (Vc) và diện tích sinh trưởng
(a); tiết diện tại tầm cao 1,3 m (gc) và diện tích sinh trưởng (a).
Nguyễn Trọng Bình (2005), đã nghiên cứu lập biểu thể sản phẩm tạm thời
cho rừng trồng keo lai tại một số tỉnh từ miền Trung ra miền Bắc đã dùng phương
pháp đường sinh thân cây và chọn dạng phương trình tổng quát dạng
K ( 0i )  a 0  a1 . X  a 2 . X 2  ...  a n . X n để mô phỏng và đã tìm được phương trình bậc

5 là thích hợp.
Phạm Thế Dũng, Hồ Văn Phúc (2004), khi đề xuất phương pháp tạm thời để
đánh giá sản lượng rừng trồng keo lai ở vùng Đông Nam Bộ đã có kết luận về tương
quan giữa các chỉ tiêu CV1,3 (chu vi 1,3 m), f (hệ số thon thân cây) và Hvn (chiều
cao vút ngọn): (1) CV1,3 và có tương quan chặt theo dạng phương trình

f  b0 


b1
b2
b

2 và chiều cao H tương quan theo dạng H  b 0  b1 .e
CV1,3 CV1,3

.
2 CV 1 , 3

.

Tóm lại, đã có khá nhiều nghiên cứu về công tác chọn và cải thiện giống về
loài keo này. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thâm canh rừng trồng
keo lai cùng một số công trình đề cập ở những mức độ, khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, các nghiên cứu trong lĩnh vực điều tra phục vụ công tác quản lý kinh doanh
như biểu quá trình sinh trưởng (biểu sản lượng rừng) thì còn hạn chế. Vì vậy, đề tài
được thực hiện sẽ góp phần bổ sung cơ sở cho việc quản lý kinh doanh tốt rừng
trồng keo lai tại địa phương.
Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài mà trong quá trình thực hiện sẽ được vận dụng, đặt biệt
có chú trọng tới các vấn đề cơ sở lý luận, những quan điểm và phương pháp nghiên
cứu định lượng sao cho phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài:
Có thể nói, những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng của các tác giả trên là
những tài liệu tham khảo rất quý báu và bổ ích cho những nghiên cứu sinh trưởng
12


của cây rừng nói chung và loài keo lai nói riêng ở Việt Nam trong hiện tại và tương
lai sau này.

2.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thiện Nghiệp là một xã vùng ven của thành phố Phan Thiết, nằm về phía
Đông, cách trung tâm thành phố 20 km. Đường ranh giới của xã có tứ cận:
- Phía Bắc giáp: xã Hàm Đức của huyện Hàm Thuận Bắc, xã Hồng Phong
của huyện Bắc Bình.
- Phía Nam giáp: Phường Hàm Tiến của thành phố Phan Thiết.
- Phía Đông giáp: Phường Mũi Né của thành phố Phan Thiết và xã Hồng
Phong của huyện Bắc Bình.
- Phía Tây giáp: Phường Phú Hài của thành phố Phan Thiết và thị trấn Phú
Long của huyện Hàm Thuận Bắc.
Phạm vi ranh giới được giới hạn bởi hệ lưới tọa độ UTM, khu vực Bình
Thuận gồm:
Tọa độ X từ 469.285 đến 475.210
Tọa độ Y từ 1.217.085 đến 1.218.300
Thiện Nghiệp là một xã có tiềm năng rất lớn về nông, lâm nghiệp và dịch vụ
du lịch do nằm gần khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né đầy lợi thế và năng động.
Trong những năm qua, từ khi chia tách, tình hình kinh tế - xã hội của xã có nhiều
chuyển biến tích cực. Song, xã vẫn là một xã khó khăn nhất so với 17 phường, xã
của thành phố Phan Thiết, cơ sở vật chất, hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, sản xuất
nông, lâm nghiệp còn nhiều bấp bênh, không bền vững.
2.3.1.2. Địa hình
Xã Thiện Nghiệp nằm trong vùng địa hình cồn cát ven biển, phân ra nhiều
dạng như:
Dạng địa hình gò đồi thấp, có độ cao trung bình 80 – 120 m, diện tích
6.643,2 ha, chiếm 89,72% tổng diện tích tự nhiên được phân bố rộng rãi trên địa
bàn toàn xã.

13



×