Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NHÍM BỜM (Acanthion subcristatum Swinhoe) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TẠI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

VÕ THỊ KIM CHI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NHÍM
BỜM (Acanthion subcristatum Swinhoe) TRONG ĐIỀU KIỆN
NUÔI NHỐT TẠI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

VÕ THỊ KIM CHI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌCCỦA NHÍM
BỜM (Acanthion subcristatum Swinhoe) TRONG ĐIỀU KIỆN
NUÔI NHỐT TẠI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Các thầy cô khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình
truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường.
- TS. Vũ Thị Nga đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi nghiên cứu cũng như tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này.
- Ông Nguyễn Văn Huệ - Trang Trại Động Vật Hoang Dã Ba Huệ đã nhiệt
tình chỉ dẫn giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực tập tại trang trại của ông.
- Anh chị, bạn bè đã luôn chia sẻ, động viên, khuyến khích tôi trong quá
trình tôi học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn ba mẹ đã luôn tin tưởng và ủng hộ tôi hoàn thành
khóa luận.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
Võ Thị Kim Chi

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Nhím bờm

(Acanthion subcristatum Swinhoe) trong điều kiện nuôi nhốt tại xã Bình Mỹ,
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài được thực hiện tại Trang Trại Động Vật Hoang Dã Ba Huệ số 31, tỉnh
lộ 9, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2012 đến
tháng 6/2012.
Phương pháp nghiên cứu: Quan sát mô tả, cân đo trực tiếp, kết hợp phỏng
vấn hộ nuôi Nhím bờm. Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
Những kết quả ghi nhận được:
Nhím bờm (A. subcristatum) có đầu và thân phủ gai trâm cứng. Gáy có bờm
lông nhô cao 30 - 140 mm. Chiều dài cơ thể: 600 - 700 mm, trong đó chiều dài
đuôi: 12 - 14 cm.
Nhím bờm đực trưởng thành sinh dục sau 12 tháng, Nhím bờm cái 12 - 15
tháng. Thời gian mang thai khoảng 90 - 100 ngày. Mỗi năm Nhím bờm đẻ 2 - 3 lứa,
mỗi lứa đẻ từ 1 - 2 con. Trọng lượng Nhím bờm sơ sinh khoảng 200 - 350 g. Trung
bình Nhím bờm đực tăng trọng 0,92 kg / tháng, Nhím bờm cái 0,88 kg / tháng.
Nhím trưởng thành đạt 9 - 11 kg.
Nhím bờm rất dễ nuôi, Nhím bờm thường ăn rau muống, khoai lang, bí đỏ,
dừa, xơ mít... Trọng lượng thức ăn bằng 10% cơ thể Nhím bờm.
Nhím bờm được nuôi với mật độ 2 con / chuồng với diện tích cho mỗi ô
chuồng 1,5 m² (1 m x 1,5 m).
Nhím bờm có sức đề kháng cao, ít thấy bệnh xuất hiện trên Nhím bờm, đôi
khi Nhím bờm mắc bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột.

iii


SUMMARY
Thesis title: “Study of some biological characteristics of porcupine
(Acanthion subcristatum Swinhoe) in captivity in Binh My commune, Cu Chi
District, Ho Chi Minh city”.

The study was conducted at Ba Hue’s wild Animal Farm No 31, Tinh Lo 9,
Binh My commune, Cu Chi District, Ho Chi Minh city.
Method: Observation and destription, combination of obsevation and
interview, integrating and processing in Excel.
The obtained results:
Head anh body A. subcristatum’s were covered with sharp spines. The height
of mane was about 30 - 140 mm. Body length was about 600 - 700 mm, in which
tail length was 12 - 14 cm.
Male adult A. subcristatum mated after 12 months, 13 - 15 months for
female. Gestation period was about 90 - 100 days. It given birth 1 - 2 babies, 2 - 3
times each year. Everage, the male weight gained 0,92 kg / month, the female
weight gained 0,88 kg / month. The weight of adult Porcupine was about 9 - 11 kg.
This A. subcristatum was very easy to raise. Their feeds are water spinach,
sweet potato, pumpkin, coconut, jackfruit fiber,… Weight of meal was above 10%
body weight of the A. subcristatum.
The best density of breeding was 2 individuals in area was 1,5 m² (1 m x 1,5
m) per stall.
A. subcristatum has got hight resistance. They were common not to infeet
diseases. Sometime they were infeted skin parasites and intestinal diseases.
We proposed breeding process for A. subcristatum.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY .............................................................................................................. iv

MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................2
2.1 Nhím bờm ..........................................................................................................2
2.2 Tình hình nghiên cứu Nhím bờm trên thế giới ..................................................2
2.2.1 Nhím bờm Nam Phi........................................................................................2
2.2.1.1 Đặc điểm hình thái ......................................................................................2
2.2.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái .......................................................................2
2.2.2 Nhím bờm Bắc Mỹ .........................................................................................4
2.2.2.1 Đặc điểm hình thái ......................................................................................4
2.2.2.2 Đặc điểm sinh học .......................................................................................4
2.2.2.3 Đặc điểm phân bố ........................................................................................5
2.3 Tình hình nghiên cứu Nhím bờm ở Việt Nam ..................................................5
2.3.1 Đặc điểm hình thái..........................................................................................5
2.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái ..........................................................................6
2.3.2.1 Đặc điểm sinh thái và tập tính .....................................................................6
2.3.2.2 Đặc điểm sinh sản........................................................................................7
2.3.3 Giá trị sử dụng và bảo tồn của Nhím bờm .....................................................8

v


2.3.4 Đặc điểm phân bố của Nhím bờm ..................................................................8
2.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực khảo sát ..............................9
2.4.1 Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................9
2.4.1.1 Vị trí địa lý...................................................................................................9
2.4.1.2 Địa hình .......................................................................................................9
2.4.1.3 Khí hậu ........................................................................................................9

2.4.1.4 Thủy văn ....................................................................................................10
2.4.2 Kinh tế và xã hội...........................................................................................11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................13
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................13
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................13
3.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................13
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ........................................................13
3.4.1 Phương tiện nghiên cứu ................................................................................13
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................13
3.4.2.1 Đặc điểm hình thái ....................................................................................13
3.4.2.2 Đặc điểm sinh học .....................................................................................14
3.4.2.3 Khảo sát kỹ thuật chăn nuôi Nhím bờm ....................................................14
3.4.2.4 Nội nghiệp .................................................................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................15
4.1 Đặc điểm hình thái...........................................................................................15
4.2 Đặc điểm sinh học ...........................................................................................19
4.2.1 Tập tính .........................................................................................................19
4.2.2 Đặc điểm sinh trưởng ...................................................................................20
4.2.2.1 Trọng lượng của Nhím bờm ......................................................................20
4.2.2.2 Chiều dài thân của Nhím bờm ...................................................................23
4.2.3 Đặc điểm sinh sản.........................................................................................27
4.3 Thức ăn và chuồng trại nuôi Nhím bờm .........................................................29
4.3.1 Thành phần và khẩu phần thức ăn ................................................................29

vi


4.3.2 Chuồng nuôi Nhím bờm ...............................................................................31
4.3.3 Chăm sóc Nhím bờm ....................................................................................32
4.4 Các loại bệnh thường gặp, cách phòng và chữa trị bệnh.................................32

4.4.1 Bệnh ký sinh trùng ngoài da .........................................................................32
4.4.2 Bệnh đường ruột ...........................................................................................33
4.4.3 Bệnh đục giác mạc, mắt đỏ ghèn ..................................................................34
4.5 Đề xuất quy trình chăn nuôi Nhím bờm ..........................................................34
4.5.1 Chọn giống ...................................................................................................34
4.5.2 Chuồng nuôi ................................................................................................35
4.5.3 Thức ăn .........................................................................................................36
4.5.4 Chăm sóc và vệ sinh chuồng trại ..................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................39
5.1 Kết luận ...........................................................................................................39
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................41
PHỤ LỤC ................................................................................................................... a

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Chiều dài đuôi Nhím bờm đực và cái trưởng thành .................................17
Bảng 4.2: Trọng lượng Nhím bờm đực từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi ......................21
Bảng 4.3: Trọng lượng Nhím bờm cái từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi ........................22
Bảng 4.4: Chiều dài thân Nhím bờm đực từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi ...................24
Bảng 4.5: Chiều dài thân Nhím bờm cái từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi ....................26
Bảng 4.6: Khẩu phần thức ăn cơ bản hàng ngày cho Nhím bờm trưởng thành .......31

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 4.1: Nhím bờm 15 tháng tuổi ..........................................................................16
Hình 4.2: Bàn chân trước của Nhím bờm ................................................................16
Hình 4.3: Bàn chân sau của Nhím bờm ...................................................................16
Hình 4.4: Nhím bờm đực sơ sinh .............................................................................17
Hình 4.5: Nhím bờm cái sơ sinh ..............................................................................17
Hình 4.6: Nhím bờm đực .........................................................................................18
Hình 4.7: Nhím bờm cái ...........................................................................................18
Hình 4.8: Bộ phận sinh dục ngoài của Nhím bờm đực ............................................18
Hình 4.9: Bộ phận sinh dục ngoài của Nhím bờm cái .............................................18
Hình 4.10: Nhím bờm xù lông .................................................................................19
Hình 4.11: Nhím bờm đang ngủ trưa .......................................................................19
Hình 4.12: Biểu đồ trọng lượng Nhím bờm đực và Nhím bờm cái qua các tháng ..23
Hình 4.13: Biểu đồ chiều dài thân Nhím bờm đực, Nhím bờm cái qua các tháng ..26
Hình 4.14: Vú của Nhím bờm khi mang thai ...........................................................27
Hình 4.15: Nhím bờm bố mẹ và 1 con .....................................................................28
Hình 4.16: Nhím bờm bố mẹ và 2 con .....................................................................28
Hình 4.17: Nhím bờm sơ sinh ..................................................................................28
Hình 4.18: Nhím bờm sơ sinh bú sữa mẹ .................................................................28
Hình 4.19: Thức ăn của Nhím bờm ..........................................................................29
Hình 4.20: Chuồng nuôi Nhím bờm.........................................................................32
Hình 4.21: Vệ sinh chuồng Nhím bờm ....................................................................32

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
Nhím là loài động vật hoang dã có giá trị thực phẩm và dược liệu. Thịt
nhím nhiều nạc, ít mỡ, là món ăn đặc sản vừa thơm ngon vừa có giá trị dinh
dưỡng cao. Bao tử nhím là loại dược liệu quí dùng để ngâm rượu thuốc chữa
bệnh đau bao tử, kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. Lông nhím dùng làm đồ trang
sức và các sản phẩm nghệ thuật khác… Thị trường tiêu thụ thịt nhím và bao tử
nhím rất phong phú và đa dạng. Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã tổ chức chăn nuôi nhím, mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Tuy nhiên hiện nay tài liệu nghiên cứu về nhím còn rất ít. Nghề nuôi nhím
tự phát, nhỏ lẻ không kiểm soát được chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng
của giống nhím, ảnh hưởng đến người chăn nuôi, người tiêu dùng. Để giúp người
dân hiểu rõ thêm về các đặc điểm về đời sống, tập tính sinh hoạt, cách nuôi, cách
chăm sóc phòng bệnh cho nhím, đồng thời phục vụ cho công tác bảo tồn loài
nhím rất cần nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài nhím.
Xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP. HCM là một trong những khu vực có
nhiều hộ chăn nuôi nhím. Trong đó điển hình là Trang Trại Động Vật Hoang Dã
Ba Huệ với tổng đàn trên 350 con nhím.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp
trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, Bộ Môn Quản Lý Tài nguyên Rừng,
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
của Nhím bờm (Acanthion subcristatum Swinhoe) trong điều kiện nuôi nhốt
tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh”.

1



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU18
2.1 Nhím bờm
Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm còn được gọi là Tô Mển (tiếng Thái),
Điền dạy (tiếng Giao), Porcupine (tiếng Anh) (Lê Hiền Hào, 1973).
Tên khoa học: Acanthion subcristatum (Swinhoe)
Bộ (Order): Gặm nhấm Rodentia
Họ (Family): Nhím Hystricidae (trích dẫn bởi Võ Văn Sự và Nguyễn Hữu
Khôi, 2004).
2.2 Tình hình nghiên cứu Nhím bờm trên thế giới
Hiện nay tài liệu nghiên cứu về Nhím bờm trên thế giới chưa có nhiều.
2.2.1 Nhím bờm Nam Phi
2.2.1.1 Đặc điểm hình thái
Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm Nam Phi là một loại gặm nhấm to, đầu
hơi tròn, mũi ngắn, mắt và tai nhỏ. Chân Nhím bờm ngắn, khỏe. Bàn chân có 5
ngón và được bọc bằng các móng sắc, khỏe mạnh. Lông cũng như nhím khác: sắc
nhọn, chia thành các đoạn đen, nâu, hơi vàng và trắng. Lông lưng, hai sườn và đuôi
có lẫn với các loại lông mềm khác. Độ dài của lông thay đổi theo bộ phận trên thân,
lông lưng từ 2,5 - 30 cm. Lông thường nằm bẹp úp với thân, chỉ khi nào gặp kẻ thù
nó mới dựng và xù lên. Lông cũng dễ bứt ra khỏi da.
Nhím bờm Nam Phi có thân dài khoảng 75 cm, nặng khoảng 20 kg (trích dẫn
bởi Võ Văn Sự và Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
2.2.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh thái và tập tính
Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm Nam Phi thường sống ở vùng đồi núi,

2


núi đá, nhưng cũng rất dễ thích nghi ở các địa hình khác. Người ta còn phát hiện

Nhím bờm này có ở vùng núi Mt. Kilimanjaro, cao khoảng 3 km. Chúng thường
sống trong các hốc đất, gốc cây, hang đá đã được sửa chữa cho phù hợp với yêu cầu
của chúng. Nhím bờm cũng có thể ở trong các hang hốc mà các con vật khác đã
làm, nhưng chúng cũng có thể tự đào lấy hang riêng cho mình. Nếu chúng sống ở
một hang hố nào đó vài 3 năm thì hang hố đó có thể có một vài cửa ra - vào.
Là một loài vật được vũ trang tốt, nguy hiểm, Nhím bờm luôn cảnh báo với
các kẻ thù tiềm ẩn khác. Khi có báo động, Nhím bờm dẫm mạnh chân, nghiến răng,
dựng và xù ra bộ lông điển hình của loài này. Khi xù lông đuôi vây nó tạo thành
tiếng động. Nếu kẻ thù cứ tiếp tục tấn công thì nó sẽ lùi lại và chọc lông vào kẻ thù.
Thường quả đánh đó rất hiệu quả vì phần mông của Nhím bờm nặng nhất và lông
thường cắm thẳng vào đuôi.
Trông bề ngoài Nhím bờm cực kỳ hung dữ, nhưng Nhím bờm cơ bản là loài
nhút nhát. Trăn, báo, chó sói là kẻ thù của Nhím bờm con. Đôi khi kẻ thù của Nhím
bờm cũng chết do lông Nhím bờm đâm vào họng.
Nhím bờm thích đi dọc đường, lối mòn và ban đêm chúng có thể đi xa đến
14 km để kiếm ăn. Thức ăn chính của nó chủ yếu là rễ cây, củ quả, hoa quả tự nhiên
nhưng cũng rất thích ăn các loại củ quả do người trồng như sắn, khoai lang và cà
rốt. Mặc dù là động vật ăn chay, nhưng chúng cũng thích ăn cả xương động vật, có
thể do thiếu can xi và các loại khoáng chất khác (trích dẫn bởi Võ Văn Sự và
Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
Đặc điểm sinh sản
Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm Nam Phi có số ngày mang thai là 112
ngày. Một lứa có thể đẻ được 1 - 4 con. Nhím bờm con phát triển nhanh và mở mắt
luôn khi đẻ ra. Hai tuần sau Nhím bờm con có thể rời tổ và lông bắt đầu cứng. Nhím
bờm con khá hiếu động và thích chạy đùa cùng nhau. Nhím bờm con bú mẹ đến 6 8 tuần và tập ăn cây cỏ sau tuổi này. Tuổi thọ của Nhím bờm khá cao, có con sống
đến 20 năm. Khi quần thể Nhím bờm đông đúc, chúng có thể gây hại cho hoa màu.
Có thể hun khói hoặc dùng chó săn, bẫy để đuổi và săn bắt chúng (trích dẫn bởi Võ

3



Văn Sự và Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
2.2.2 Nhím bờm Bắc Mỹ
2.2.2.1 Đặc điểm hình thái
Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm Bắc Mỹ thường có màu lông nâu sẫm.
Cách thức tự vệ bằng bộ lông của Nhím bờm Bắc Mỹ cũng có chung một kiểu như
Nhím bờm Nam Phi. Lông Nhím bờm có thể hơn 30 ngàn cái. Lông dài nhất là ở
đuôi và ngắn nhất là ở vùng má.
Bàn chân trước có 4 ngón và chân sau có 5 ngón, như vậy đây là một điểm
khác cơ bản giữa Nhím bờm Bắc Mỹ và Nam Phi. Nhím bờm cái có hai hàng vú,
nhưng cũng đã gặp cá thể có 3 hàng.
Nhím bờm Bắc Mỹ nặng từ 4 - 18 kg. Chiều dài thân: 64 - 93 cm. Đuôi dài:
15 - 30 cm. Tai dài: 2 - 4 cm. Chân dài: 8,5 - 12,5 cm (trích dẫn bởi Võ Văn Sự và
Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
2.2.2.2 Đặc điểm sinh học
Tập tính
Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm Bắc Mỹ cũng hoạt động chủ yếu về
đêm, Nhím bờm Bắc Mỹ hoạt động quanh năm. Thức ăn mùa hè của nó là các loại
lá cây và cỏ lùm. Mùa đông chúng ăn lớp vỏ bên trong của cây. Chúng rất thích
muối, chúng gặm nhấm tất cả những gì có chứa muối xung quanh khu vực người ở.
Nhím bờm Bắc Mỹ cũng ăn cả xương động vật như Nhím bờm Nam Phi.
Nhím bờm có thể sống được 10 năm, trong điều kiện hoang dã được khoảng
5 - 6 năm.
Nhím bờm thường sống độc thân, tuy nhiên nhiều lúc cũng sống thành từng
nhóm đặc biệt là vào mùa đông. Mùa đông chúng thường trú ẩn trong hang hốc.
Chúng không làm tổ như Nhím bờm Nam Phi. Mùa này Nhím bờm thường bảo vệ
cây cối, nguồn thức ăn của chúng khỏi bị loài vật khác xâm chiếm. Khi gặp thời tiết
xấu chúng cũng không rời khỏi nơi trú ngụ. Mùa hè chúng thường leo lên cây để
tránh sâu bọ.
Nhím bờm nhìn kém, nhưng cảm giác và khứu giác khá tốt.


4


Nhím bờm thuộc loại ăn đêm nhưng đôi lúc cũng bò ra kiếm ăn ban ngày.
Chúng thường ở một nơi qua nhiều năm. Chúng cũng hay di cư từ vùng này sang
vùng khác để kiếm sống.
Nhím bờm không bắn lông nhưng cũng dễ cắm lông vào con vật khác tấn
công chúng.
Các tập tính khác của Nhím bờm con Bắc Mỹ cũng giống như Nhím bờm
con Nam Phi (trích dẫn bởi Võ Văn Sự và Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
Đặc điểm sinh sản
Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm 16 - 24 tháng tuổi trưởng thành về
sinh dục. Nhím bờm Bắc Mỹ sinh sản vào mùa đông. Nhím bờm cái thuộc loài động
dục nhiều lần và chu kỳ này là 25 - 30 ngày nếu như thụ thai không xảy ra trong
thời kỳ rụng trứng. Thời gian động dục kéo dài 8 - 12 giờ. Nhím bờm đực thường
đánh nhau tranh dành con cái. Cuộc ve vãn bao gồm các công đoạn: kêu to, một
điệu múa khôi hài ngắn và con đực vãi nước đái vào con cái. Nhím bờm cái khi
muốn giao phối, nước tiểu của chúng cũng nặng mùi.
Quá trình sinh tinh xảy ra cực điểm vào tháng 10. Sau khi giao phối Nhím
bờm cái xua đuổi Nhím bờm đực. Thời gian mang thai là 205 - 217 ngày. Nhím
bờm thường đẻ 1 - 2 con. Nhím bờm con nặng 0,5 kg. Nhím bờm mẹ nuôi con trong
6 tháng. Tại phòng thí nghiệm người ta nuôi Nhím bờm con trong vài tháng, nhưng
trong cuộc sống hoang dã Nhím bờm con có thể tồn tại được vài tuần sau khi sinh
với thức ăn cây cỏ. Sau 2 tuần tuổi Nhím bờm con có thể ăn thức ăn cứng (trích dẫn
bởi Võ Văn Sự và Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
2.2.2.3 Đặc điểm phân bố
Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm Bắc Mỹ có mặt hầu hết ở các vùng
Bắc Mỹ từ Alaska đến Labrado. Tại Trung Mỹ có ở các bang Lake States và New
England, ở vùng Trung Bắc có nhiều ở bang Michigan, Winsconcin và Minnesota,

Bắc Mexico (trích dẫn bởi Võ Văn Sự và Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
2.3 Tình hình nghiên cứu Nhím bờm ở Việt Nam
2.3.1 Đặc điểm hình thái

5


Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm hình dáng nặng nề, mình tròn đầu to,
mõm ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn (4 chi) 2 chi
sau ngắn hơn 2 chi trước, móng chân nhọn sắc để bới rễ, bới củ cây rừng và đào
hang trú ẩn.
Nhím bờm có bộ răng 1.0.1.3/1.0.1.3 = 20 chiếc (trích dẫn bởi Võ Văn Sự và
Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
Đầu, thân và đuôi phủ gai trâm cứng, gai trâm dài trên 200 mm, có khoang
trắng xen với khoang đen.
Gáy có bờm lông nhô cao. Đuôi ngắn có những cọng lông mà đầu tận cùng
phình ra thành hình cốc rỗng ruột, màu trắng, đuôi có thể phát ra âm thanh khi lắc
(Phạm Nhật và ctv, 1992).
Bộ lông thô cứng, ngắn, màu đen hoặc nâu sẫm bao phủ đầu, cổ, vai, chân và
mặt dưới bụng. Dọc trên lưng có những cọng lông cứng, nhọn, dài, mọc chĩa thẳng
về phía sau (Phùng Mỹ Trung, 2002).
Theo Lê Hiền Hào (1973), thân và đuôi Nhím bờm dài 80 - 90 cm.
Nhím Bờm là loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm, nặng trung bình từ 15 - 20
kg (trích dẫn bởi Võ Văn Sự và Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
2.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái
2.3.2.1 Đặc điểm sinh thái và tập tính
Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm có khả năng thích nghi với nhiều môi
trường khác nhau, từ rừng nguyên sinh đến rừng suy thoái. Nhím bờm là loài hiền
lành, bản tính nhút nhát, có thính giác và khứu giác rất phát triển, khi có tiếng động
mạnh là run sợ lẩn trốn có khi lăn đùng ra đất. Chúng sống thành những nhóm gia

đình, gồm một cặp trưởng thành, một vài Nhím bờm con cùng Nhím bờm đang phát
triển (trích dẫn bởi Võ Văn Sự và Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
Ban ngày Nhím bờm ngủ trong các hang hốc tự đào, miệng hang có cây cỏ
sum xuê, có nhiều cửa ngách. Ban đêm mới đi kiếm ăn, chúng thường đi theo lối
mòn nên dễ bị bẫy.
Nhím bờm đi lại chậm chạp và phát tiếng kêu loẹt xoẹt từ túm lông đuôi. Khi

6


có kẻ thù Nhím bờm dẫm chân mạnh, nghiến răng, dựng và xù lông lên tạo thành
tiếng động. Khi gặp nguy hiểm, Nhím bờm rung đuôi, những lông chuông này tạo
thành một tiếng kêu “lách cách”, “lè xè” để dọa nạt kẻ thù và thông báo tín hiệu với
những con cùng đàn để lẩn tránh kẻ thù. Nếu không có kết quả thì chúng sẽ rút lui.
Tuy nhiên, nếu kẻ thù tiếp tục truy đuổi, chúng sẽ bỏ chạy nhanh, sau đó đột ngột
dừng lại, làm cho kẻ thù bị lông đâm. Qua nghiên cứu thấy rằng Nhím bờm lắc đuôi
như vậy để thể hiện khả năng uy lực của mình trước kẻ thù.
Tuổi thọ của Nhím bờm khá cao, trong thiên nhiên 5 - 10 năm. Nhím bờm
nuôi trong môi trường nhân tạo tốt thì tuổi thọ cao nhất có thể lên đến 10 - 20 năm
(Phạm Nhật và ctv, 1992).
Thức ăn là yếu tố đầu tiên để nghiên cứu tập tính của phần lớn động vật.
Nhím bờm có khả năng tiêu hóa chất xơ rất tốt và có nguồn thức ăn đa dạng. Chúng
ăn hầu hết các loại thực vật kể cả rễ cây, nhưng chúng thích nhất là phần hạt.
Nhím bờm ăn ngày 3 bữa nhưng đặc biệt ăn nhiều về đêm (Lê Thị Biên và
ctv, 2006). Thức ăn gồm: rễ cây, măng, vỏ cây, quả chín rụng xuống đất, các loại
thực vật và hoa màu, xương động vât, sừng hươu, hoẵng. Ngoài ra, chúng cũng có
thể ăn côn trùng, động vật nhỏ có xương sống và xác chết. Chúng thường tha xương
động vật hay sừng hươu, hoẵng vào hang gặm nhấm để lấy canxi và mài răng cửa
cho ngắn bớt lại và sắc hơn (Nowak và ctv, 1983).
Phân và nước tiểu Nhím bờm rất hôi và có hiện tượng là ruồi nhặng không

có ở nơi ở của Nhím bờm.
Nhím bờm có biệt tài là đào hang rất giỏi, ở đâu có đất là Nhím bờm đào
được dù chỉ là kẻ nứt có đất của nền chuồng bê tông. Nhím bờm không nhảy cao
được nhưng chạy rất nhanh và luồn lách giỏi.
Trong đàn Nhím bờm nếu Nhím bờm đực chết, con cái sẽ sáp nhập vào bầy
Nhím bờm khác. Nếu Nhím bờm cái nào đã mang thai với con đực đã chết thì khi
đẻ Nhím bờm con, Nhím bờm đực mới thay thế sẽ không bảo vệ số Nhím bờm con
này mà tấn công cắn giết cho đến chết (Nguyễn Chung, 2006).
2.3.2.2 Đặc điểm sinh sản

7


Nhím bờm sinh sản quanh năm không theo mùa vụ.
Nhím bờm cái thuộc loài động dục nhiều lần và chu kỳ động dục là 15 - 30
ngày. Nhím bờm đực trưởng thành sinh dục sau 12 tháng, Nhím bờm cái trưởng
thành sinh dục sau 16 tháng.
Khi Nhím bờm động dục, nước tiểu của Nhím bờm nặng mùi khai hơn.
Nhím bờm đực thường đánh nhau tranh giành con cái. Cuộc ve vãn bao gồm các
công đoạn: Kêu to, một điệu múa khôi hài ngắn và con đực vãi nước đái vào con cái
với mùi đặc trưng rất khai.
Nhím bờm mang thai 90 - 100 ngày, mỗi lứa đẻ 1 - 3 con, ít khi 4 con,
thường là 2 con, trọng lượng Nhím bờm sơ sinh bình quân 100 g / con, thường đẻ
vào ban đêm, sau khi đẻ 3 ngày là có thể động dục (Phạm Nhật và ctv, 1992).
Trong thời gian đẻ Nhím bờm bố mẹ thay nhau bảo vệ con của chúng (Ngô
Trọng Lư, 2002).
Nhím bờm con mới đẻ ra có lông mềm, kêu lít chít như chuột, phát triển
nhanh và mở mắt ngay khi đẻ ra. Hai tuần sau Nhím bờm con có thể rời tổ và lông
bắt đầu cứng. Nhím bờm con khá hiếu động và thích chạy nhảy, đùa giỡn cùng
nhau. Nhím bờm con bú mẹ đến 6 - 8 tuần và tập ăn cây cỏ sau tuổi này. Nhím bờm

sinh trưởng trung bình 1 kg / tháng. Nhím bờm trưởng thành khi 8 - 10 tháng và đạt
trọng lượng 8 - 10 kg thì bắt đầu sinh sản (Phạm Nhật và ctv, 1992).
2.3.3 Giá trị sử dụng và bảo tồn của Nhím bờm
Giá trị sử dụng: Nhím bờm có giá trị thực phẩm và dược liệu. Thịt Nhím
bờm là món ăn đặc sản. Bao tử Nhím bờm là loại dược liệu quí dùng để ngâm rượu
thuốc chữa bệnh đau bao tử, kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. Lông Nhím bờm dùng
làm đồ trang sức và các sản phẩm nghệ thuật khác,… Thị trường tiêu thụ thịt Nhím
bờm và bao tử Nhím bờm rất phong phú và đa dạng (Phạm Nhật và ctv, 1992).
Giá trị bảo tồn: số lượng Nhím bờm trong tự nhiên ngày càng ít do bị săn bắt
quá mức để đáp ứng nhu cầu thực phẩm và dược liệu cho con người. Cần có biện
pháp bảo vệ như cấm săn bắt, có biện pháp nhân nuôi phù hợp để bảo tồn loài.
2.3.4 Đặc điểm phân bố của Nhím bờm

8


Theo Lê Hiền Hào (1973), Nhím bờm là loài thú phổ biến gặp ở các địa
phương thuộc vùng núi và trung du trừ đồng bằng ở miền Bắc Việt Nam. Nhím
bờm cũng thường gặp trên các đảo gần bờ ở phía Đông Bắc Bộ. Vật mẫu của Nhím
bờm đã sưu tầm được ở hầu hết các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu,
Sơn La, Nghĩa Lộ, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, ở Nam Hà cũng gặp Nhím bờm nhưng chỉ phát hiện ở gần đồi núi tiếp
giáp với tỉnh Hòa Bình (trích dẫn bởi Võ Văn Sự và Nguyễn Hữu Khôi, 2004).
2.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực khảo sát
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh,
gồm 20 xã và một thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích

toàn Thành phố.
- Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp tỉnh Long An.
Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách
trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á (UBND huyện
Củ Chi, 2010).
2.4.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ
và miền Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc - Đông nam và
Đông bắc - Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 - 10 m.
Ngoài ra địa bàn huyện có nhiều đất nông nghiệp, đất đai thuận lợi để phát
triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố (UBND huyện Củ Chi, 2010).
2.4.1.3 Khí hậu

9


Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 4), nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày
và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10oC.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 - 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo
chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập
trung vào tháng 7, 8, 9; vào tháng 12 và tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7, 8, 9

là 80 - 90%, thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 là 70%.
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2920 giờ.
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân
bố vào các tháng trong năm như sau:
- Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với
vận tốc trung bình từ 1,5 - 2,0 m / s.
- Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây - Tây nam, vận tốc trung bình từ
1,5 - 3,0 m / s.
- Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung
bình từ 1 - 1,5 m / s (UBND huyện Củ Chi, 2010).
2.4.1.4 Thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch, với những đặc điểm chính:
Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước
triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m.
Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ
thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương,… Riêng chỉ có
kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông (UBND
huyện Củ Chi, 2010).

10


2.4.2 Kinh tế và xã hội
Tổng dân số toàn huyện 349.772 người (số liệu điều tra tháng 4/2009), với
nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó người Kinh chiếm đa số (81,90%),
các dân tộc khác chiếm dân số không đáng kể (Hoa: 0,39%; Khơme, Tày, Thái:
17,71%). Vùng đất Củ Chi phát triển về cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài
nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98% tương đương 137 ha. Đặc biệt hơn, huyện Củ Chi
còn được Trung ương và Thành phố chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn

mới ở 2 xá Tân Thông Hội và Thái Mỹ giai đoạn 2009 - 1011.
Trong giai đoạn 2005 - 2010, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ IX Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Củ Chi đoàn kết, nỗ lực phát huy thời
cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng
trên các mặt kinh tế - xã hội; bộ mặt kinh tế xã hội của huyện ngày càng thay đổi,
đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt; hệ thống điện, đường, trạm đã và đang
được xây dựng theo hướng hiện đại hóa. Kinh tế huyện tiếp tục giữ được tốc độ
tăng trưởng cao, tăng bình quân 20,26% / năm (tăng 1,5% so với chỉ tiêu Nghị
quyết). Cơ cấu kinh tế huyện đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ và đúng hướng.
Tính đến cuối năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp chiếm 71,73%, nông
nghiệp chiếm 10,34%, dịch vụ chiếm 17,93% tổng giá trị sản xuất với tốc độ nhanh
phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa.
Lĩnh vực xã hội có chuyển biến tiến bộ. Giáo dục - đào tạo được đổi mới về
mô hình quản lý, hình thức giảng dạy; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được
tăng cường, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến rõ rệt. Công tác bảo vệ sức khỏe
người dân có nhiều tiến bộ, công tác an ninh quốc phòng được củng cố, giữ vững;
trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác cải cách hành chính nâng cao, hiệu
lực hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được tăng cường.
Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 16.224 triệu đồng / năm (đến năm
2009), giải quyết việc làm cho 56.000 lao động. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
196.073 triệu USD.

11


Huyện có 1 thị trấn và 20 xã. Hiện nay trên địa bàn huyện hiện còn 13 xã
thuộc vùng khó khăn (xã Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, Nhuận Đức,
An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Trung An,
Hòa Phú, Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ). Xã có diện tích lớn nhất là xã Tân Phú
Trung có diện tích 30,7761 km2 và Thị trấn Củ Chi có diện tích nhỏ nhất là 3,79

km2 (Phòng Giáo Dục Huyện Củ Chi, 2010).

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học như đặc điểm sinh trưởng, phát triển,
sinh sản và điều tra các bệnh thường gặp của Nhím bờm; đồng thời khảo sát cách
thức nuôi Nhím bờm trong điều kiện nuôi nhốt. Qua đó xây dựng quy trình chăn
nuôi Nhím bờm, nhằm góp phần vào việc bảo tồn loài Nhím bờm.
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012 tại xã Bình Mỹ,
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm hình thái: màu sắc cơ thể, hình dáng, trọng lượng, kích thước cơ
thể,…theo từng lứa tuổi.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Nhím bờm: tuổi bắt đầu sinh sản, chu kỳ
động dục, thời gian mang thai, khả năng sinh sản, tập tính,…
- Khảo sát kỹ thuật chăn nuôi: chuồng nuôi, thức ăn, nước uống, vệ sinh
chuồng trại, các bệnh thường gặp và cách phòng trị cho Nhím bờm.
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương tiện nghiên cứu
- Các hộ nuôi Nhím bờm, máy chụp hình, thước dây, cân đồng hồ.
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Đặc điểm hình thái
Quan sát và mô tả hình dạng, màu sắc Nhím bờm ở các độ tuổi.
- Số liệu cân đo được lấy từ 20 cá thể.
- Chỉ tiêu ghi nhận:


13


+ Hình dạng, màu sắc
+ Kích thước
+ Trọng lượng.
3.4.2.2 Đặc điểm sinh học
Quan sát trực tiếp và kết hợp phỏng vấn chủ hộ và người nuôi Nhím bờm ghi
nhận các chỉ tiêu:
- Phân biệt Nhím bờm đực và Nhím bờm cái
- Tuổi thành thục sinh học
- Chu kỳ động dục
- Thời gian mang thai
- Số lượng con trong một lần đẻ.
3.4.2.3 Khảo sát kỹ thuật chăn nuôi Nhím bờm
Quan sát trực tiếp và kết hợp phỏng vấn chủ hộ và người nuôi Nhím bờm ghi
nhận các chỉ tiêu.
- Chuồng nuôi: kích thước, vật liệu, hướng, điều kiện ánh sáng, nhiệt độ
chuồng nuôi Nhím bờm.
- Thức ăn: Các loại thức ăn và lượng thức ăn theo độ tuổi, thời gian cho ăn,
số lần cho ăn trong ngày.
- Vệ sinh chuồng trại.
- Các loại bệnh thường gặp, cách phòng và chữa trị bệnh.
3.4.2.4 Nội nghiệp
Dùng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.

14



Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm hình thái
- Nhím bờm có thân mình tròn, đầu và đuôi hơi nhỏ, mõm ngắn, tai và mắt
đều nhỏ.
- Nhím bờm có đặc điểm riêng là những lông mảnh dài trên phần đầu và gáy
tạo thành bờm. Lông bờm dài 30 - 140 mm, màu nâu sẫm. Có nhiều ria ở phần đầu
và quanh miệng. Bộ lông thô cứng, ngắn, màu đen hoặc nâu sẫm bao phủ đầu, cổ,
vai, chân và mặt dưới bụng. Lông trên lưng Nhím bờm biến thành gai cứng và nhọn
hình tròn gồm những đoạn đen, trắng xen kẽ nhau mọc thành cụm từ 3 - 4 cái, và
dài khoảng 7 - 40 cm nhưng bên trong lại rỗng, thường dùng để tự vệ (Hình 4.1).
Đuôi ngắn, cuối đuôi có túm lông có thể phát ra âm thanh khi lắc. Bàn chân
trước có 5 ngón, trong đó ngón cái rất ngắn; bàn chân sau có 5 ngón. Nhím bờm di
chuyển bằng lòng bàn chân (Hình 4.2, Hình 4.3).
- Trọng lượng trưởng thành: 10 - 20 kg. Chiều dài cơ thể: 600 - 700 mm,
trong đó chiều dài đuôi: 12 - 14 cm.
- Bộ răng Nhím bờm: 1.0.1.3/1.0.1.3 = 20 chiếc (Kết quả quan sát của chúng
tôi cũng phù hợp với kết quả của Lê Hiền Hào, 1973).
Ngay khi Nhím bờm con mới sinh ra có thể phân biệt được Nhím bờm đực
với Nhím bờm cái. Cho Nhím bờm con nằm ngửa, dùng hai ngón tay vạch lỗ sinh
dục ra, thấy gai giao cấu lộ rõ là con đực, không thấy gai giao cấu là con cái (Hình
4.4, Hình 4.5).

15


×