Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỂ PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG CÁC VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM - ThS. Lê Anh Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.67 MB, 217 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỂ PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG
CÁC VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

ThS. Lê A nh Đức

1. Tổng quan về phát triển bền vững kỉnh tế vùng
Trong giai đoạn vừa qua, phát triển bền vững đã trờ thành một
xu thể phát triển được nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới. Việt
Nam đã và đang đứng trước bổi cảnh của những ngã rẽ, lựa chọn
phát triển theo phương thức lấy tốc độ tăng trưởng nhanh bằng huy
động mọi nguồn lực cho phát triển hay cân nhắc với phương thức
phát triển bền vững tạo nền tảng cho quá trình phát triển lâu dài.
Trước yêu cầu phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn
cầu với nhiều cơ hội và thách thức mới, mỗi quốc gia, vùng lãnh
thổ đều phải tìm ra con đường phát triển riêng phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh để thích ứng với môi trường quốc tế (cosmopolitan).
Phát triển bền vững kinh tế vùng ở Việt Nam hầu như chưa được đề
cập nhiều, chưa có quan niệm chính thống cũng như các kết quả
nghiên cứu bài bản trong nước. Ngay cả trong các khung phát triển
bền vững quốc gia, các thể chế thực hiện ở cấp vùng cũng chưa rõ
nét, tính thực thi còn rất yếu. Thực tế phát triển ở các quốc gia đi
trước, việc định hình khung phát triển bền vững ở cấp vùng là chìa
khóa để thực hiện hiệu quả các bước đi phát triển bền vững ở mỗi
* Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Phát triển vùng, Viện Chiến lược
phát triển.


Một số vấn đề về phát triển bền vững các vùngỄ.

217


quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây cũng là vấn đề còn khá mới mẻ trong
quan niệm phát triển của các nước trên thế giới. Tuy quan niệm về
phát triển bền vững kinh tế vùng chưa rõ ràng và thống nhất nhưng
xu thế chủ đạo hướng tới là một vùng (cả trong quá khứ và hiện
nay) cần hướng tới tính cân bằng, hài hòa trong phát triển trong một
giai đoạn dài hạn, có cân nhắc đến lợi ích tổng thể của quốc gia.
Trong phần trình bày này, nhóm tác giả tập trung vào một số
vấn đề cỏ tính cốt yếu nhất cho phát triển bền vững kinh tế vùng,
cũng là các đề xuất có tính chất gợi mở, không có tham vọng đi sâu
vào lý giải toàn diện các nội dung của phát triển bền vững vùng.
1.1. Đặc điểm phát triển vùng kinh tế Việt Nam
Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.200km tiếp giáp với Thái
Bình Dương, được chia thành 63 tỉnh, thành phố thuộc 6 vùng kinh
tế - xã hội. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trong mỗi bổi cành
có tính lịch sử nhất định, vấn đề về phân vùng và phát triển vùng
luôn được quan tâm, nội dung này đã được đề cập trong các chủ
trương và định hướng phát triển của đất nước.
Sau nhiều giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào định hướng và
chiến lược phát triển đất nước, vùng ở nước ta cũng có nhiều biến
động về không gian. Từ năm 1976 đến năm 1983, khi đất nước
được thống nhất, Việt Nam được xác định gồm 7 vùng với nội
dung chính là các vùng sinh thái nông lâm nghiệpệ Từ những năm
1983-1987, Việt Nam được chia thành 4 vùng, với mục đính chính
là lập tổng sơ đồ phát triển cho các vùng lớn. Giai đoạn 1990-1998,
Việt Nam được chia thành 8 vùng kinh tế - xã hội. Từ năm 2001
đến nay, cả nước được chia thành 6 vùng kinh tế - xã hội: vùng
Trung du miền núi phía Bắc; vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bẳc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; vùng Tây Nguyên; vùng Đông
Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 4 vùng kinh tế trọng
điểm. Trong mỗi giai đoạn, do sự chia tách của các địa phương nên

số địa phương trong mồi vùng có sự thay đổi. Ngoài ra, từ năm 1986,


218

HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẾ PHÁT TRIỂN..,

3 vùng kinh tế trọng điểm đã được xác định trên cơ sở các địa phương
thuộc 3 vùng Bắc Bộ, miền Trung và miền Nam. Đến năm 2009,
theo nhu cầu phát triển thành lập đã thêm vùng kinh tế trọng điểm
Đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ sở để phân chia các vùng kinh tế ở Việt Nam chủ yếu dựa
trên các đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và các thế
mạnh đặc thù về sản xuất. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, bối
cảnh tác động từ các yếu tố thị trường, chất lượng nguồn nhân lực,
hạ tầng khung, môi trường chính sách... đã phần nào làm cho các
đặc điểm phát triển vùng trở nên đa dạng và biến đổi hơn so với các
yếu tổ đặc điểm ít thay đổi trước đây.
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào nền kinh tế toàn
cầu, phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam cũng dần chuyển sang
trạng thái "mở" và "động" hom rất nhiều, kinh tế vùng ở nước ta
chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài. Bằng chứng cho thấy
kinh tế vùng trải qua các giai đoạn chịu tác động của các cuộc khủng
hoảng và suy thoái kinh tế thế giới như những khó khăn vùng Đồng
bằng sông Cừu Long về xuất khẩu thủy sản; vùng Tây Nguyên về
giá cao su, cà phê..ẳ
Bên cạnh đó, kinh tế vùng cũng tiếp tục đón bắt nhiều cơ hội
phát triển mới từ các làn sóng đầu tư dịch chuyển từ các quốc gia,
vùng lãnh thổ đang mất dần các lợi thế về chi phí nhân công, đất đai.
1.2.

Quan niệm về phải triển kinh tế vùng bền vững ở Việt Nam
và một sổ nước
Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về Môi trường
và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin năm 1992; Hội nghị Thượng
đinh thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi năm
2002; đã ký Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Chương
trình nghị sự 21 toàn cầu, đồng thời cam kết thực hiện phát triển
bền vững. Trong 20 năm thực hiện phát triển bền vững đất nước,
Việt Nam đã có được những thành tựu đáng kể trên các mặt kinh tế,


Một số vấn để về phát triển bển vững các vùng..

219

xã hội và môi trường. Năm 2004, Việt Nam đã xây dựng Định
hướng phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
và kể từ đó đến nay, quá trình phát triển bền vững đã được lồng
ghép vào các kế hoạch phát triển của quốc gia, các địa phương trong
cả nước.
Phát triển bền vững kinh tế vùng ở Việt Nam tuy chưa được đề
cập nhiều trong các chính sách nhưng một xu thế tất yếu đang diễn
ra là các hoạt động kinh tế vùng được định hướng để nâng cao khả
năng cạnh tranh của quốc gia và đảm bảo cho các nguồn lực được
huy động hiệu quả. Phát triển bền vững (sustainable development)
cho các vùng kinh tế ờ Việt Nam là một quan niệm còn khá mới mẻ
nhưng trên thế giới, việc phát triển vùng là thực hiện cụ thể nhất
các hành động nhàm hướng tới phát triển bền vữngế
Tuy vậy, các quan niệm và phương thức phát triển các vùng còn
tùy thuộc vào đặc điểm về hệ thống phân cấp quản lý nhà nước, thể

chế kinh tế, đôi khi còn cả thể chế chính trị và đặc điểm nổi bật
nhất đó là trình độ phát triển của quốc gia đó như thế nào.
Trên thể giới, nghiên cứu ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ
cho thấy về cơ bản, các quan niệm về phát triển bền vững đều chủ
yếu vẫn dựa trên các Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển
năm 1992. Tuy nhiên ở mồi quốc gia, tùy thuộc vào trình độ phát
triển và chiến lược phát triển thì cách thức, bước đi, đối tượng cho
phát triển cũng có những khác biệt nhất định.
Đổi với kinh tế vùng, phát triển bền vững một số quốc gia có
những cách thức tiến hành như sau:
Trung Quốc: Thứ nhất, lấy khoa học công nghệ là động lực
vĩnh cửu của đổi mới và phát triển kinh tế vùng. Trong đó tập trung
nghiên cứu nhân rộng và ứng dụng khoa học đem lại những ngành
nghề hoặc nhóm tăng trường mang tính chất vùng; Thứ hai, tích
cực thúc đẩy chuyển biến thể chế kinh tế vùng. Trong đó tập trung
vào đổi mới và mờ rộng các hình thức sở hữu, khuyến khích và


HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN..

220

phát triển kinh tế theo chế độ phi công hữu, thúc đẩy dân doanh hóa
kinh tế vùng, xây dựng hoàn thiện thể chế thị trường, tăng cường
các thể chế thúc đẩy hội nhập; Thứ ba, chuyển dịch phương thức
tăng trưởng kinh tếẾTrong đó tập trung hình thành các ưu thế độc
đáo của vùng, thúc đẩy tăng quy mô và chiều sâu phát triển của vùng,
xây dựng sản phẩm thương hiệu vùng.
Hàn Quốc: Đối với quốc gia Đông Á này, phát triển bền vững
vùng được xây dựng dựa trên 5 yếu tố chủ đạo:l) bền vững về tài

nguyên; 2) tăng cường sức khỏe và hòa hợp cộng đồng; 3) tăng
trưởng kinh tế; 4) giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và các vấn
đề môi trường toàn cầu; 5) trên quan điểm Thắng - Thắng cân bằng
giữa kinh tế - môi trường, gia tăng chất lượng sống. Bốn chiến lược
chủ yếu mà Hàn Quốc đưa ra là: tăng cường tính cạnh tranh; chia
sẻ trách nhiệm quốc tế, bảo vệ tầng ôzôn; tham gia hợp tác quổc tế;
hỗ trợ các chương trình bảo tồn rừng nhiệt đới; tăng cường hợp tác
kinh tế; và hỗ trợ cải tiến cho các quốc gia về tiếp cận thông tin,
tăng cường hỗ trợ chính thức.
Có thể thấy ràng, dù xuất phát là một quốc gia nào, với thể chế
chính trị có sự khác biệt ra sao thì phát triển kinh tế vùng hướng tới
bền vững vẫn là mục tiêu theo đuổi của nhiều quốc gia. Tuy nhiên,
bước đi và lộ trình phát triển cần được cân nhắc trên cơ sở phù hợp
với đặc điểm và giai đoạn phát triển của quốc gia đó. Do nguồn lực
có hạn nên các ưu tiên trong phát triển vùng ở mỗi quốc gia có sự
khác biệt: có quốc gia trong định hướng đề ra một sổ khu vục phát
triển trước để hình thành các cực phát triển, các vùng, hành lang
động lực, sau đó mới tiến hành hài hòa chung giừa các vùng; có
quốc gia lấy phát triển hài hòa, cân bàng giữa các vùng là định
hướng khung để từ đó hình thành cơ sở để cân đối các nguồn lực
cho phát triển.

về phần mình,

chúng tôi nghiêng về quan điểm phát triển có
trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn ỉực cho một số vấn đề ưu
tiên, nền tảng trước. Trong giai đoạn hiện nay, đối với Việt Nam,


Một số vấn để về phát triển bền vững các vùng..


221

chính là tập trung vào đội ngũ tri thức và khoa học công nghệ. Đối
với cấp vùng ở Việt Nam phải hình thành được các hệ thống đổi
mới, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ có quy mô, các
đặc khu phát triển của vùng với thể chế mở, hội nhập và phát triển.
Việt Nam là một nước đi sau và đang trong quá trình chuyển
đổi, lại ở vào bối cảnh mà các liên kết toàn cầu chưa bao giờ lại đa
chiều và phức tạp như hiện nay. Sự thực phát triển ở các quốc gia
có nền kinh tế mở và một sổ quốc gia bị cấm vận, cho thấy hội
nhập đem lại nhiều cơ hội phát triển hơn, nhưng làm thế nào để hội
nhập thành công mà các hệ quả tổn hại thấp nhất còn tùy thuộc vào
cách thức tiến hành của mỗi quốc gia. Chính các yếu tố tác động từ
hội nhập đã làm cho các quốc gia cũng trở nên d.ễ bị tổn thương và
nhận được nhiều bài học sâu sắc. Ngày nay, các mối quan hệ liên
kết ở cấp độ quốc gia đã dần xóa nhòa ranh giới của các yếu tố kinh
tế, chính trị, tôn giáo, quân sự, môi trường. Các mối liên kết ngày
càng lệ thuộc lẫn nhau và ở cấp độ quốc gia có lẽ các vấn đề này
khó có thể được dung hòa nếu như không hình thành các mối liên
kết đa quốc gia.
Vùng nếu chỉ đứng trên góc độ kinh tể (không xét đến các chủ
đích chính trị) đòi hỏi phải có các chính sách mở, năng động, hình
thành liên kết có lợi cho phát triển bền vững dựa trên các lợi thế so
sánh của vùng mới có thể đạt được các mục tiêu bền vững của vùng.
2ệ Phát triển kỉnh tế vùng ở Việt Nam theo quan niệm
bền vững
2.1.
Ở Việt Nam, các quan niệm về phát trỉển kinh tế vùng
chưa thực sự được xem xét một cách bài bản, rất ít các tài liệu

chỉ dẫn về phát triển bền vững vùng kinh tể
Từ thực tế phát triển bền vững ở một số nước trên thế giới,
trước hết cần có một quan niệm tương đối thống nhất về phát triển
bền vững.


222

HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN..

Để thực sự hiểu và thấy được ý nghĩa và tầm quan ưọng cùa
phát triển bền vững kinh tế vùng cần phân biệt được các nội
dung bền vững ở tầm quốc gia, các nội dung bền vững ở cấp vùng
và địa phươngẵ Có điểm gì khác biệt ở các cấp độ không gian phát
triển này?
Theo Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21), với cả nước mục
tiêu của phát triển bền vững là: "Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự
giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và
sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên;
phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường". Các
nội dung định hướng và có tính chất khung cho phát triển bền vững
này cần được cụ thể hóa hơn ở cấp địa phương hoặc phân bổ dọc
theo ngành.
Đối với cấp địa phương, tày vào đặc điểm và tình hình phát triển
cũng cần xây dựng cho mình các định hướng phát triển bền vững
riêng. Tuy nhiên, phát triển bền vững ở địa phương có tính chất chi
dẫn, gợi ý nhiều hơn là các mục tiêu có tính bắt buộc.
Ở Việt Nam, với đặc điểm nền kinh tế được chia ra theo kiểu
hành chính với 63 tỉnh/thành, được phân cấp thẳng từ Trung ương

đến địa phương. Các chính sách thực thi ban hành từ Trung ương
đến thẳng các tỉnh/thành làm cho các địa phương là đổi tượng chính
thụ hưởng các chính sách và có nhiều quyền quyết định đối với các
vấn đề phát triển của địa phương.
Các tỉnh/thành đều nỗ lực để thực hiện thành công các mục tiêu
đề ra, tuy nhiên ở góc độ vùng, các yếu tố để đảm bảo tính cân
bằng đều bị xem nhẹ. Hệ quả là các tỉnh/thành xuất hiện nhiều
phong trào tương tự, mục tiêu khá tương đồng và khi phép cộng
được tiến hành thì các vấn đề vùng sẽ xuất hiện những bất cập.
Thêm vào đó, khả năng thích ứng, biến đổi với các liên kết mới ờ
cấp địa phương không cao, đòi hỏi phải đi theo một con đường


Một số vấn đề về phát triển bển vững các vùng..

223

chính thống nhưng ở cấp vùng cơ chế liên kết sẽ trờ nên năng động
hom rất nhiều và có đầy đủ các điều kiện để có thể tham gia các liên
kết bên ngoài trong xu thế hội nhập.
Sơ đồ i ẻ*Đề xuất quan niệm về phát triển bền vững vùng

2.2.
Phân biệt các đặc điểm vùng khác biệt so với quốc gia và
địa phương trong định hướng phát triển bền vững
Vùng trong vai trò chuyển tiếp chính sách phát triển bền vững
kinh tế quốc gia và cụ thể hóa thực thi ở cấp địa phương đảm bảo
tính hiệu quả, khả thi và uyển chuyển.
Thực tế, các chính sách có tính đặc thù của từng vùng ở Việt Nam
chưa nhiều, trong quá trình phát triển các chính sách chưa thực sự

hình thành môi trường để các hoạt động được diễn ra một cách
thuận lợi gắn với lợi thế phát triển và đặc điểm độc đáo của vùng.
Ở mỗi vùng, chính sách quốc gia gặp phải các vấn đề có tính khác
biệt giữa các vùng và lãnh thổ để đảm bảo tính khả thi nhất.


HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẾ PHÁT TRlỂNề.

224

Hình thành khung thể chế cho phát triển bền vững vùng là điều
kiện tiên quyết để thực hiện thành công các kế hoạch phát triển bền
vững các vùng kinh tế. Thể chế phát triển vùng trên cơ sở đảm bảo
thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế vùng
và đảm bảo các mục tiêu phát triển của quốc gia.
Trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh
tế thị trường hiện nay, vai trò của Nhà nước và chính quyền địa
phương trong phát triển kinh tế đang có nhiều thay đổi. Các can
thiệp về quản lý của Nhà nước phải có tính mềm dẻo hơn ưên cơ sở
tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của "bàn tay vô hình" và bù đắp
các khiếm khuyết của thị trường.
Bảng l ĩ Đe xuất các nhiệm vụ phát triển bền vững kỉnh tế
Quốc gia - Vùng - Địa phương
TT

1

cv‘«

Quốc


gia

Níng lực
cạnh tranh

Tăng trưởng
bền vừng

Sản phẩm
quốc gia gắn với
thương hiệu

Duy trì và
năng cao năng
lực đổi mới,
tích lũy tiềm
lực khoa học
cồng nghệ, xây
dựng hệ thống
giáo dục và
dào tạo

Xây dựng các
hàng rào thương
mại phù hợp kẻ
hoạch phát triển

Khi ning
hội n h ịp


Vị thế quốc
gia và tìm
kiếm các cơ
hội phát triển
từ bên ngoài

Các liên minh,

các tồ chức
trên thế giới

sản phẩm

Xây dựng chinh
sách cạnh tranh
quốc gia

Trinh độ phát
triển và chính
sách mờ cửa

Bin s ic
cộng đồng

Băn sác được
duy tri trong
tính đa dạng,
da văn hóa
của các

dân tộc

Giải quyết
các mâu
thuẫn giữa
chính sách
quốc gia và
bản sác riẻng
của cộng
đồng

D im bio
môi tnrờng

sinh tbấi
Tham gia các
cồng ước quốc
tế về bão vệ
môi trướng và
định hinh thể
ché, luặt pháp
để bão vệ môi
trường
Định hình

khung vè môi
trường quốc
gia các mục

tiêu hướng tới

về tái thiết cùa
các vùng bị
ô nhiễm

Xây dựng
các chinh sách
đặc thu vẻ báo
vệ mỏi trương
cho các lỉnh
thổ lớn cũa
quốc gia


225

Một số vẩn để về phát triển bền vũng các vùng..
Năng lyv
cạnh tranh

TT

Xây dựng
năng lực
cạnh tranh
dựa trẽn lợi thế
so sánh

2

Tăng trirửng

bền vững

K h i n in g
hội nhập

Duy ừ) lợi thế
so sánh dộng

Trình độ phát
triển và khả
năng tham gia
vào chuỗi giá
trị toàn cầu

Bản sẳc cộng
đồng theo các
vùng địa lý

Hình thành
các liên kết
có lợi cho
tăng trưởng

Hình thành các
trung tâm giao
lưu kinh tế
của vùng với
quốc tế

Hội nhập và

đóng góp bàn
sác văn hóa
vùng vào
cộng đòng
lớn hơn

Xác định
khung môi
trường của
vùng đảm bảo
các diều kiện
khả thi về
nguồn lực
thực hiện

Duy tri tính
tương đồng
về văn hóa,
học hỏi và
phát triền

Các hoạt động
tuân theo quy
luật thị trường,
cạnh tranh
Thực thi các
chính sách
phát triển bén
vững của quốc
gia, vận dụng

vào diều kiện
cụ thể
của địa
phương

Đổi mới
phương thức
sản xuât kinh
doanh của các
doanh nghiệp
địa phương

Cạnh tranh giữa
các địa phương
tham gia vào xây
dựng năng lực
cạnh tranh vùng

Duy trì các lợi
thế và vươn
lèn nấc thang
cao hơn

Tiếp cặn cải
cách hành
chính theo
hướng hội
nhập, mở rộng
các hoạt động
ra bèn ngoài


Vận dụng các
chính sách của
Quốc gia để
tham gia vào thị
trường quốc tế,
cạnh tranh các
sản phẩm chù
lực có lợi thế

Cân bằng giữa
mục tiêu tăng
trưởng và các
mục tiêu xã
hội và môi
trường

Phân công và
đóng góp vào lợi
thẽ cạnh tranh
của quốc gia,
vùng

3

Địa
phương
(Tỉnh”
Thành
phố)


Đ im bảo
môi trưốnng
sinh thái
Xác định các
khung liên kết
và phối hợp
bảo vệ môi
trường giữa
các địa phương
đặc biệt là các
địa phương
trong vùng ưên
củng một lưu
vực sông

Vùng
Tính liên kết và
tưcmg đồng ưên
các thế mạnh dộc
đáo của vùng

B in sắc
cộng dồng

Xây dựng các
nội dung
nhàm bảo tồn
các giá ưị và
bản sác của

cộng đồng

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả Ban Phát triển vùng.

Thực hiện các
kế hoạch bào
vệ môi trường
và xử lý các
vấn đề phát
sinh

Phối hợp với
các địa phương
làn cận trong
các vấn đề
chung về môi
trường


226

HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KINH TẾ PHẢT TRIỂN..

3.
Một sổ vấn đề trong phát triển bền vững kinh tế vùng ở
Việt Nam
3.1.
Việt Nam cần một môi trường thể chế để khuyến khích
các doanh nghiệp cạnh tranh ở cấp vùng, để đảm bảo các động
lực cho quá trình phát triển lảu dài

Khái niệm về cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh cấp vùng được đề
cập ở nhiều tài liệu quốc tế và là một vấn đề được nhiều nhà kinh tế
học nghiên cứu. Hiện nay, các quan điểm của Michael Porter1 được
nhiều quốc gia quan tâm, vận dụng trong đường lối phát triển kinh
tế. Ồng đưa ra các quan điểm để tạo dựng năng lực cạnh tranh và
đảm bảo chiến lược phát triển bền vững như sau: (1) Tạo dựng sự
khác biệt: "Cạnh tranh để trở thành giỏi nhất. Cạnh tranh để trở
thành độc nhất vô nhị... Không cỏ công ty tốt nhất bởi cái tốt nhất
tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàngế Vì thế, chiến lược của
công ty sẽ không phải là trở thành tốt nhất, mà phải trở thành độc
nhất vô nhị, là khác biệt"; (2) Tránh nhầm lẫn giữa chiến lược và
khát vọng: "Trong chiến lược, sai lầm lớn nhất là cạnh tranh trực
tiếp trên cùng một quy mô, một lĩnh vực với đối thủ"; (3) Xác định
mục tiêu: "Phải đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Tăng trường là
mục tiêu sổ 2; Việc đặt ra những mục tiêu không thực tế về khả
năng sinh lời hoặc tăng trưởng có thể ảnh hưởng xấu đến chiến
lược"; (4) Lựa chọn và khám phá: "Lặp lại những việc mà người
khác đã làm sẽ là không hiệu quả. Chạy theo không phải là tu duy
chiến lược mà là cái bẫy..."; (5) Tạo dựng các giả trị mới: "Những
công ty thành công là những công ty biết tạo ra các giá trị mới dựa
trên việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng".
Trong trường hợp của Việt Nam, các địa phương đều đồng loạt
thực hiện các chính sách được ban hành từ Trung ương theo các
cách thức triển khai tương tự, không nhìn nhận vào năng lực và
các đặc điểm riêng biệt của địa phương mình, dẫn đến các vấn đề
1. Giáo sư của Đại học Harvard, Hoa Kỳ.


Một số vẩn đề vể phát triển bển vững các vùng..


227

phát triển đều lặp lại tương tự. vấn đề ở đây là khi ban hành chính
sách cần định hướng được các vùng, địa phương được áp dụng để
đảm bảo cân đối chung cho phát triển của cả vùng và cả nước.
Tập trung cải thiện năng suất của một sổ loại hình sản xuất có
lợi thế so sánh của vùng trong đó đối với các vùng của Việt Nam
cần tập trung vào khâu ứng dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên
do nguồn lực có hạn phải tập trung vào một sổ ngành và sản phẩm
mà Việt Nam có lợi thế, nhằm hình thành thương hiệu và thậm chí
rút kinh nghiệm để tìm ra một số hướng đi riêng cho lĩnh vực và
sản phẩm đó. Việc hình thành bí quyết và lợi thế độc đáo là rất
quan trọng cho quá trình cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường
quốc tế.
3.2.
Thiếu các liên kết ở cấp vùng để đảm bảo một cơ chế phân
công hợp lý giữa các vùng dựa trên lợi thế so sảnh và lợi thế
cạnh tranh và thiếu các liên kết về bảo vệ môi trường sinh thái
Dựa vào các lợi thế, các vùng đã từng bước hình thành các thế
manh riêng. Tuy nhiên, các thế mạnh cho đến nay đều được phát huy
ở cấp địa phương, trong cùng một vùng đã diễn ra tình trạng các địa
phương đều nhận đó là thế mạnh của địa phương mình và địa phương
mình mới xứng đáng khai thác thể mạnh đó dẫn đển phát triển theo
hàng ngang, không có trọng tâm trọng điểm, không có chính có
phụ. Ví dụ như vùng Duyên hải miền Trung có lợi thế phát triển
cảng biển nước sâu, mỗi địa phương đều hình thành cảng biển
trong khi vùng hấp dẫn hàng hóa qua cảng thì nhỏ bé dẫn đến tình
trạng các cảng biển vừa thừa, vừa thiếu về công suất phục vụ. Vùng
Tây Nguyên có sản lượng cà phê, cao su lớn nhất cả nước nhưng
các hoạt động chế biển cho thấy sự phân công các khâu trong vùng

chưa hợp lý. Hay Đồng bằng sông Hồng đất chật người đông mà
chi tập trung vào các ngành sản xuất công nghệ thấp, diện tích
chiếm đất lớn, hiệu suất phát triển không cao. Ngay cả những khu
vực được kỳ vọng như khu công nghệ cao Hòa Lạc chưa xứng vai
trò của một trung tàm chuyển giao công nghệ hàng đầu của vùng;


228

HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẾ PHÁT TRIỂN..

hay vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sản lượng lúa và
trồng cây ăn trái lớn của cả nước tuy đã có cơ chế liên kết nhưng
các hoạt động liên kết để trao đổi các khâu sản xuất hĩnh thành các
sản phẩm chất lượng cao chưa nhiều, nặng về hình thức.
5.5ể Thiếu các thể chế và công cụ thực thi để điều tiết các hoạt
động của vùng theo hướng bền vững
Hiện nay, ở Việt Nam các vùng không cỏ bộ máy, công cụ
quản lý hữu hiệu để có thể điều tiết được các hoạt động kinh tế có
tính vùng, liên địa phương.
Khung thể chế quốc gia không cho phép vùng khai thác các cơ
hội từ hội nhập quốc tế hoặc cũng làm giảm tính năng động của
vùng trong vấn đề đón bắt các cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi
giá trị toàn cầu.
3.4.
Phăn cấp quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế giữa
trung ương và địa phương và thiểu vắng vai trò của vùng
Hệ thống quản lý ở Việt Nam hiện nay căn cứ vào cách phân
chia đom vị hành chính - lãnh thổ hình thành các cấp chính quyền:
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Phân cấp quản lý nhà

nước, trước hết được hiểu là phân cấp giữa trung ương với chính
quyền cấp tỉnh; đồng thời, còn bao hàm cả phân cấp giữa các cấp
chính quyền địa phương với nhau.
Việt Nam được chia thành 63 tỉnh thành làm cho quy mô trung
bình của một đơn vị phân cấp tương đối nhỏ. Do tính cát cứ của
mỗi địa phương mà nguồn lực bị phân tán không đảm bảo để hình
thành các hệ thống hạ tầng cho phát triển đủ lớn, thậm chí các địa
phương trong một sổ vấn đề phát triển còn ở trong tình trạng trùng
lặp nhưng thiếu liên kết hệ thống, dẫn đến suy yếu sức cạnh tranh
chung của quốc gia. Hiện nay, để giải quyết vấn đề này, việc liên
kết phát triển mới chỉ đề cập chủ yếu có tính tự nguyện giừa các
địa phương với nhau và thực sự chưa có một cơ chế hiệu quả để


Một số vấn đề về phát triển bển vững các vùngỆ.

229

phối hợp các địa phương trong một khuôn khổ phát triển không
gian chung của vùng. Hoạt động điều phổi phát triển theo vùng còn
nặng về hình thức, thiếu các công cụ, bộ máy đủ mạnh để đảm bảo
các địa phương cùng phối hợp và phát triển.
4ẻ Khung phát triển bền vững đối vói các vùng kỉnh tế ở
Việt Nam
Khung phát triển bền vững vùng dựa trên các nguyên tắc sau:
4.1. Tăng trưởng bền vững và hiệu quả phát triển kinh tế vùng
- Hiệu suất phát triển của vùng, thông qua sừ dụng hiệu quả
các nguồn lực cho phát triển, chỉ tiêu này thường được xem xét trên
tổng lượng GDP tạo ra khi sử dụng một nguồn lực nhất định. Chỉ
tiêu ICOR đánh giá về hiệu quả về sử dụng vốn; chi tiêu năng suất

lao động; hiệu suất sử dụng năng lượng, tài nguyênế..
- Duy trì tốc độ tăng trường vùng, trong một khoảng thời gian
dài, đây là chỉ báo là biểu hiện của nhiều yếu tổ phức tạp nhưng có
thể đơn giản hóa bằng cách quan sát các yếu tố đóng góp cho tăng
trường có thực sự được duy trì trong dài hạn không.
- GDP xanh của vùng, hiện nay ở cấp độ quốc gia, GDP xanh
được xem xét để đánh giá thực chất quá trình phát triển và tăng
trưởng có hiệu quả hay không nếu như phải tính toán cả các chi phí
để bồi hoàn môi trường và các tổn thất cho môi trường trong quá
trình phát triển gây ra. Mặc dù ở cấp vùng, các tính toán rất khó
đưa ra được các con số chính xác do vùng có tính mở hơn rất nhiều
so với quốc gia. Tuy nhiên, chi tiêu này cũng có thể coi như một ý
niệm hướng tới của phát triển bền vững kinh tế vùng.
- Năng suất lao động cùa vùng, được đánh giá bằng tổng sản
phẩm do vùng tạo ra trên số lao động tham gia vào các ngành kinh
tế của vùng. Tuy nhiên, chỉ báo này cần được đánh giá sâu hơn theo
các ngành khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào các đóng góp của
một sổ ngành có năng suất lao động vượt trội của vùng.


230

HƯỚNG TỚI MỘT NẾN KINH TẾ PHẢT TRIỂN..

Hộp /.ể Một số vấn đề trong tỉnh toán GDP xanh
Việc thực hiện GDP xanh trước tiên có gặp một số khó khăn về
kỹ thuật. Giá trị các sản phẩm và lao động có thể xác định được khi
đưa ra thị trường, giá trị của chúng được phản ảnh qua giá thị
trườngửNhưng còn các yếu tố môi trường thì phản ảnh giá trị như
thế nào vì nó không đưa vào thị trường? Ví dụ khi một khu rừng bị

tàn phá, nhiều loại thú sống trong đó bị tiêu diệt, mất mát này được
đánh giá như thế nào?
Các chuyên gia đã đưa ra một số cách ước tính. Tuy không tính
được mất mát khi một con sông bị ô nhiễm nhưng chúng ta có thể
tính được số tiền cần thiết phải chi tiêu để xử lý nó. Chi phí môi
trường của một dự án cụ thể cũng có thể ước tính theo giá thị
trường. Ví dụ ở Vân Nam, Trung Quốc, các nhà máy hóa chất và
việc khai thác trang trại đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho hồ
Dianchi. Neu cố gắng làm sạch hồ, chi phí tốn gấp 10 lần lợi nhuận
các nhà sản xuất hóa chất và nông dân tạo ra. Ước tính theo cách
này có thể kết luận rằng các hoạt động kinh tế quanh hồ đã gây ra
những tổn thất lớn, chưa tính đến mất đi các loại cá, các cây trong
hồ và sự thay đổi khí hậu ở địa bàn xung quanh. Các cách ước tính
như vậy cần hoàn thiện thêm trong thực tế.
Đưa ra việc tính GDP xanh cũng có gặp trở ngại về tư tưởng.
Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của một vùng sẽ thay đổi khi
thực hiện tính GDP xanh. Việc đánh giá thành tựu và kết quả công
tác của các địa phương cũng sẽ thay đổi. Trước đây, sự tăng trưởng
thuần tuý về kinh tế là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá thành tựu kinh
tế. Còn GDP xanh sẽ đánh giá toàn diện các mặt tăng trưởng kinh
tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Con số GDP của một vùng
chắc sẽ giảm khi phải khấu trừ chi phí môi trường, khó được các
lãnh đạo địa phương chấp nhận. Mặc dù có trở ngại về kỹ thuật và
tư tưởng, hệ thống mới về GDP xanh vẫn sẽ được đưa ra bắt đầu
thử nghiệm ở một sổ địa bàn và một số dự án.
Nguồn: Trích bài cùa tác giả Tích Giang giới thiệu tại địa chi website
ww\v.gso.gov.vn/M odules/Doc_Download.aspx?DocID=3989


Một số vấn để về phát triển bển vững các vùng..


231

4.2.
Hội nhập kỉnh tể, năng cao năng lực cạnh tranh và thích
ứng các thách thức ở cẩp vùng
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến nhiều cơ hội và
thách thức đối với phát triển vùng. Vùng có tính năng động hơn, dễ
dàng nắm bắt các cơ hội hom là ở cấp trung ương và địa phương do
đặc tính mềm dẻo, thích ứng và cũng đủ nguồn lực để tương hỗ
cạnh tranh trong môi trường quốc tế ngày càng khắc nghiệt. Nếu
đơn lẻ là các địa phương tham gia vào hội nhập theo kiểu dàn hàng
ngang, khả năng cạnh tranh sẽ chia đều cho các tỉnh thành và thậm
chí cạnh tranh lẫn nhau là không tránh khỏi, dẫn đến lợi ích chung
của cả quốc gia sẽ giảm xuống. Vì vậy trong điều kiện hội nhập,
phải định hình được mối liên kết của vùng trong không gian liên
kết các nước, quốc tế. Trong mỗi vùng cần hình thành những
"Trung tâm dẫn đầu" về năng lực đổi mới, năng lực chuyển giao kỹ
thuật - công nghệ từ thế giới, là "cửa mờ ra" trong các liên kết với
bên ngoài. Trong cấu trúc phát triển nội vùng có thể theo hình thái
"tầng bậc" hay "phi tầng bậc" nhưng nhất thiết phải có các "Trung
tâm hội nhập" trong mối liên kết mạng với nội vùng để truyền tải
các hiệu ứng lan tỏa từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ hội và thách thức không phải "nhất thành bất biến" mà luôn
vận động, chuyển hóa và thách thức đối với ngành này của vùng
này song có thể ỉà cơ hội cho ngành khác ở vùng khác phát triển.
Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy
lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận
dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức
sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.

Quá trình phát triển đặt ra cho mỗi vùng yêu cầu cần tranh thủ
tối đa sự chuyển giao công nghệ, tăng nhanh khả năng và những
điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới,
gắn kết chặt chẽ khoa học và công nghệ với sản xuất kinh doanh, tổ
chức quản lý và với mọi hoạt động của con người. Yêu câu đặt ra là


HƯỞNG TỚI MỘT NẾN KINH TẾ PHẢT TRIỂN..

232

ở mỗi vùng phải có các chính sách phù hợp và điều hành linh hoạt
hơn để tận dụng thời cơ mới của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế,
vượt qua thách thức, hạn chế tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả
và năng lực cạnh tranh, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu về
kinh tế. Ngoài ra, các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô
nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên, nhiên vật liệu,
ngày càng chênh lệch khoảng cách giàu nghèo... sẽ trở nên gay gắt
hơn, tác động mạnh và đa chiều đến sự phát triển và hiệu quả của
kinh tế xã hội của cả nước và đến từng vùng.
Sơ đồ 2: Phát triển bền vững kỉnh tế vùng
(Đe xuất của nhóm tác giả)

Tiếp cận

\

Thể chế kinh tế vùng
\


\

\
Phát tri

inhtếvùng

Các vòing kinh tế đã tương đối phát triển so với cả nước (gọi
là vùng phát triển) như vùng Đồng bàng sông Hồng (trong đó có
vùng kinh tế trọng điểm Bẳc Bộ), vùng Đông Nam Bộ (trong đó có


Một số vấn đề về phát triển bển vũhg các vùng..

233

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) và vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung nhìn chung có vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế và hội
nhập; là những vùng chịu tác động trực tiếp của việc hội nhập quốc
tế (APEC, ASEAN, WTO...). Đây là các vùng có khả năng thu hút
nhiều vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, có
thuận lợi hơn trong xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có thế manh
khi hội nhập, song cũng là các vùng chịu tác động cạnh tranh trực
tiếp và mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài khi tham gia AFTA và
WTO. Tuy nhiên để phát triển, các vùng này phải đi vào "lợi thế so
sánh động"1 (là lợi thế so sánh của 10-15 năm sau hoặc xa hơn, bao
gồm những ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao). Các
vùng này cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu nước, ô
nhiễm môi trường và phải cỏ những biện pháp chiến lược để phòng
ngừa những rủi ro do các vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra.

Đối với các vùng kém phát triển hom so với cả nước (gọi chung
là kém phát triển) như vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Tây
Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có vị trí
biên giới với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia; có các vùng
sâu, vùng xa nơi chung sống nhiều dân tộc thiểu số; địa hình núi
cao, bị chia cắt rất phức tạp hoặc bị úng ngập 3-4 tháng trong năm
(Đồng bằng sông Cửu Long).
Điểm bất lợi hiện nay đối với các vùng trên là sự hấp dẫn của
các địa phương để thu hút đầu tư nước ngoài đã thay đổi khác
trước. Những lợi thế so sánh đơn thuần như đất rẻ, lao động rẻ, thuế
thấp, dịch vụ thấp... không còn là sự hấp dẫn đổi với nhà đầu tư, họ
đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, ví dụ như lao động không phải là
"rẻ" mà phải có tay nghề cao, năng động; phải có khả năng tiếp cận
công nghệ mới về thông tin; quản lý nhà nước phải linh hoạt tương
thích với kinh doanh và đời sống... Những vùng này sẽ chịu nhiều

1 G S.TS. Trần Văn Thọ, Công nghiệp hóa Việt Nam thời đại châu Á - Thái
Bình Dương, năm 1997.


234

HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN..

thiệt thòi trong xu thế hội nhập, đối đầu với nhiều vấn đề môi trường
do thiên nhiên gây ra. Các vấn đề đó đòi hỏi ngay từ bây giờ phải
giải quyết hàng loạt các vấn đề hết sức cơ bản như xây dựng mạng
kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ và
xây dựng một đội ngũ lãnh đạo kinh tế địa phương đủ năng lực cho
yêu cầu phát triển mới...

Các tranh chấp trên Biển Đông không chỉ ảnh hưởng đến lợi
ích các nước trong khu vực mà còn có liên quan, ảnh hưởng đến
nhiều nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế
giới, nhất là các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản...
đã tác động đến hòa bình ổn định và quan hệ hợp tác quốc tế trong
khu vực. Mọi chủ trương chính sách đối với Biển Đông của các
nước lớn trên thế giới và các nước trong khu vực đều ít nhiều tác
động đến sự phát triển bền vững của các vùng ven biển. Vùng ven
biển miền Trung và phía Nam là những nơi phải đối đầu với những
thiên tai như lụt, bão, nước dâng luôn xảy ra nên trong chiến lược
phát triển các vùng này, ngoài những định hướng phát triển trọng
điểm cần phải có những định hướng và biện pháp chiến lược giải
quyết các vấn đề môi trường. Mặt khác, trong định hướng chiến lược
các vùng ven biển, ngoài phát triển kinh tế, cần phải chú ý đến cả
vấn đề kết hợp quốc phòng an ninh, ổn định chính trị xã hội.
¥.5ễ Đảm bảo các vẩn đề về môi trường sinh thải
Đối với vùng, vấn đề về môi trường cần giải quyết nằm ở các
phát sinh do thiếu sự phối hợp và cân nhắc trên cơ sở các hoạt động
chung. Đó là việc bảo vệ vùng sinh thái tự nhiên lớn có ảnh hưởng
đến toàn bộ các hoạt động kinh tế của vùng. Sự phối hợp giữa các
địa phương trong vấn đề môi trường vùng sẽ đảm bảo cho quá trình
thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường trên quy mô vùng có
hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam, một thực tế đang diễn ra là các địa
phương trong cùng một vùng có các điều kiện sinh thái tự nhiên
nhưng cách thức quản lý đối với các vùng lãnh thô đó có sự khác


Một số vấn đề về phát triển bển vững các vùng..

235


biệt, các hoạt động chức năng có tác động đến môi trường liên tỉnh
(vùng) thiếu sự gán kết, điều này có thể dẫn đến các mâu thuẫn trong
phát triển: Có địa phương ở đầu nguồn các lưu vực sông thì tập trung
khai thác thủy điện trong khi các địa phương ở cuối nguồn chịu tác
động của việc thay đổi lưu lượng và dòng chảy dẫn đến các hậu quả
khó lường về sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hay việc
hình thành các vùng khai thác đá của một địa phương lại liền kề với
vùng cảnh quan du lịch của một địa phương khác. ế.
Các vấn đề nổi cộm trong bảo vệ môi trường sinh thái vùng ở
Việt Nam hiện nay là:
- Khai thác nguồn nước và bảo vệ chống ô nhiễm lưu vực sông,
đặc biệt là phối hợp khai thác các lưu vực sông qua các địa phương
trong vùng.
- Xử lý chất thải nguy hại ở quy mô vùng cần được đầu tư đồng
bộ theo công nghệ tiên tiến.
- Các chính sách khuyến khích các loại hình sàn xuất sản phẩm
tái chế phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng, sử dụng năng lượng
sinh học, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
- Các hoạt động có tính chất đối nghịch chức năng được phân bố
theo các địa phương cần được đánh giá trên phương diện toàn vùng,
lấy cân bằng sinh thái tổng thể vùng là nhiệm vụ ưu tiên từ đó sắp
xếp bố trí các hoạt động kinh tế vùng, địa phương.
4.4. Giữ gìn bản sắc văn hóa cộng đòng
Có thể xem bản sắc không chỉ đon thuần là các biểu hiện bên
ngoài mà chính là các đặc điểm không thể thay thế, khác biệt ẩn
chứa cả ở bên trong của cộng đồng dân cư trong khu vực đó. Bản
sắc văn hóa cộng đồng khi đã mất đi thì khó có thể tìm lại và chính
là một dạng tài nguyên vô hình mà mỗi vùng lãnh thổ trong quá
trình tương tác với các dòng văn hóa bên ngoài cần duy trì.



236

HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẾ PHÁT TRIỂN..

Tuy vậy, vấn đề bản sắc văn hóa cộng đồng trong điều kiện hội
nhập kinh tế trước hết phải được định hình trong ý thức của mỗi
người dân trong cộng đồng đó nhưng đôi khi điều này làm mất đi
tính năng động và khả năng thích ứng của mỗi cá nhân với các môi
trường và hoàn cảnh mới. Đây chính là mâu thuẫn và vấn đề cần
giải quyết về vấn đề bản sắc cho mỗi vùng. Làm sao để cộng đồng
đó vẫn tiếp thu được các dòng văn hóa mới mà vẫn duy trì được ý
thức về bản sắc của cộng đồng mình?
Vai trò của nhà nước là phải hình thành được các chính sách để
tạo lập các khung khổ phát triển mà trong đó các yếu tố về văn hóa
và bản sắc luôn được xem xét như là một điều kiện để cân nhắc cho
các hướng đi phát triển. Các đánh đổi và mất mát về bản sắc văn
hóa sẽ khó có thể đo đếm và bù đắp bàng kinh tế. Một vùng phát
triển bền vững cần đảm bảo giữ gìn được bản sắc văn hóa và đảm
bảo các giá trị này được trường tồn trong tương lai.
5.
Một số giải pháp để thực hiện phát triển bền vững kỉnh tế
vùng ử Việt Nam
5.7. Giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh cấp vùng
- Phát triển các cụm liên kết ngành (cluster)
Để các cụm liên kết ngành thực sự phát triển thì trước tiên nó
phải có hiệu quả cao hon với các loại hình sản xuất hàng hóa thông
thường không tham gia vào chuỗi liên kết. Do vậy, các chính sách
phát triển các cụm liên kết sẽ tập trung vào các khâu ban đầu:

+ Trung tâm tư vấn dự án cụm liên kết ngành.
+ Xúc tiến tìm hiểu nhu càu và khả năng các bên tham gia.
+ Xúc tiến tìm hiểu thị trường.
+ Các điều kiện ban đầu để có thể tham gia vào chuỗi giá trị.
+ Các quy định về sản phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra.


Một số vấn đề vể phát triển bền vững các vùng..

237

Bảng 2.ềXu thế chính sách hỗ trợ cụm liên kết ngành
và hệ thống đổi mói vùng
STT

1

C ic loại
chính sách

C h ín h sách

vùng

C ích
tiếp cận cO

Tái phân bổ
từ vùng
phát triển

cho các
vùng kém
phát triển

Cách
tiếp cận mới

Trọng tâm chtrơng trinh
liên kết cụm ngành
M ục tiêu v à th ôn g thư ờn g bao
g ồm c á c v ù n g kh ó khăn

X â y dự n g năn g lực cạnh

tranh cấp vùng lấy địa Tập trung v à o các chính sách
ph ư ơ n g

làm

chủ

thể trái n gư ợ c giữ a doanh ngh iệp

tham gia và cùng chia sè nhỏ hơn v ớ i doanh n gh iệp lớn
hom, n ếu như k h ô n g c ó sự phân
lợi ích
biệt rõ ràng trên thực tế
T iếp cận toàn diện th eo các m ục
tiêu ngành v à đ ổi m ới
N h ấn m ạnh vai trò tham g ia của


các chủ thể
T h ư ờ n g x u y ên
c ô n g n g h ệ cao

2

Chính sách
khoa học
và công
nghệ

Tài chính
cho các dự
án nghiên
cứu trong
lĩnh vực
riêng lẻ

tập trung vào

Tận d ụ n g các tác đ ộ n g lan tỏa
Tài chính cho các nghiên c ủ a c á c k h ô n g gian thu hút dầu
cứ u c ó tổ n g hợp liên kết tư n gh iên cứu v à phát triển
m ạng trong đó các ngành
T hú c đẩy c á c c ô n g cụ hợp tác
sản x u ầ được liên kết với
n gh iên cứu và phát triển để hỗ
thương mại
trợ thư ơn g m ại

B a o g ồ m c ả các c ô n g ty lớn và
c á c c ô n g ty n h ỏ (g ồ m cà thoái
lui và khới n gh iệp )
C ác c h ư ơ n g trình áp dụ ng các
cách tiếp cận sau:

3

C h ín h sách
doan h
n g h iệp
và c ô n g
n g h iệp

H ỗ trợ c h o
cá c c ô n g ty,
c á c trung
tâm dẫn đau
q u ố c g ia

H ỗ trợ các nhu cầu chung
ch o các nh óm c ô n g ty và - M ụ c tiêu tăng trướng q u ốc gia
các đ iều kiện tiếp thu
- H ỗ trợ v iệ c làm trong quá Ưình
c ô n g n gh ệ (đặc biệt là
ch u yển đ ổi c ô n g n gh iệp
cá c doanh n gh iệp nhỏ và
vừ a (S M E s))
- G iúp các doanh n g h iệp nhò
v u ợ t qua trở ngại và tiếp thu

k h oa h ọ c c ô n g rvghệ
- T ạo ra lợi thế cạnh tranh để thu
hút đầu tư trong n ư ớ c v à tạo
thư ơn g h iệu c h o xuất khẩu

Nguồn: OECD Policy B rief 05/2007, Competitive Regional Cluster:
National Policy Approaches.


238

HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN..

- Hình thành hệ thống đổi mới vùng (regional innovation)
Hệ thống đổi mới vùng có vai trò rất quan trọng để duy trì các
hoạt động kinh tế của vùng liên tục trên cơ sở hình thành các trung
tâm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp nhận các công
nghệ đổi mới và hỗ trợ quá trình đào thải các công nghệ lạc hậu.
Một số nghiên cứu ở các nước cho thấy, để các vùng duy trì được
lợi thế cạnh tranh và nâng cao năng suất chất lượng các sản phẩm
của vùng thì cần phải hình thành:
+ Trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ cấp
vùng dựa trên các thế mạnh của vùng.
+ Trung tâm hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Vườn ươm doanh nghiệp.
+ Trung tâm thông tin thị trường cấp vùng.
+ Hiệp hội ngành nghề cấp vùng.
Để trung tâm đổi mới vùng hình thành được thì phải xây dựng
các trung tâm trên cơ sờ tài chính phải được lấy từ ngay các hoạt
động kinh tế vùng, coi đây là một hệ thống dịch vụ của vùng.

Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hiệp hội trong
giai đoạn đầu để hình thành các hoạt động. Các chính sách cần đặc
biệt thông thoáng và ưu đãi để sớm hình thành các trung tâm đổi
mới vùng.
5.2.
Giải pháp năng cao năng lực hội nhập và tạo lập môi trường
cạnh tranh
"Mở cửa" để các vùng nhanh chóng hội nhập thích ứng với cả
tác động tích cực và tiêu cực từ quá trình này. Nắm bắt các cơ hội
phát triển trong điều kiện mà mọi hoạt động phải dựa trên các lợi
thế và đảm bảo tính cạnh tranh. Muốn đủ năng lực để hội nhập thì
phải bắt đầu từ các chính sách đảm bảo cho các đối tượng tham gia hội
nhập không cảm thấy choáng ngợp trong một sân chơi mới, chủ động


Một số vấn để vể phát triển bền vững các vùng..

239

điều tiết và nắm rõ luật chơi. Đối với mỗi vùng cần tạo lập một môi
trường chính sách đảm bảo để các hoạt động được cạnh tranh bình
đẳng, minh bạch. Chủ thể của các hoạt động hội nhập về kinh tế là
cộng đồng doanh nghiệp của vùng, do vậy phải hình thành các hiệp
hội doanh nghiệp của vùng có tiếng nói chung, đề ra các luật chơi
phù hợp với khuôn khổ luật pháp quốc tế, giảm bớt các mâu thuẫn
và khác biệt về cách hiểu giữa cộng đồng doanh nghiệp vùng với các
quy định của luật pháp quốc tế.
5.3. Giải pháp về cơ chế tài chỉnh (financing mechanism)
Hình thành các cơ chế tài chính trên cơ sờ tham gia của các địa
phương và một phần hỗ trợ từ trung ương, thành lập quỹ phát triển

vùng để tập trung cho các công trình hạ tầng liên kết vùng, cải thiện
các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các hoạt động
đổi mới, hạ tầng cho hệ thống đổi mới vùng...
Xây dựng các hoạt động trên nền tảng của cơ chế tài chính minh
bạch, bền vững có sự tham gia của cộng đồng ở tất cả các khâu. Các
nguồn lực về tài chính để duy trì các hoạt động ở cấp vùng được
huy động trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm của các địa phương và lợi
ích chung.
5.4. Giải pháp hình thành thể chể phát triển vùng và điều
chỉnh các mối quan hệ phân cấp Trung ương - Địa phương đảm
bảo vai trò ở cẩp vùng
Trên hết các giải pháp trên chỉ có thể được triển khai một cách
hiệu quả khi thể chế phát triển ở các vùng được hình thành đù mạnh
để điều tiết các hoạt động của địa phương và chuyền tải được các
can thiệp của trung ương trên cơ sờ các chính sách mềm theo vùng.
Hệ thống phân cấp cần tăng cường mạnh hơn nữa vai ưò của vùng.
Lồng ghép các nội dung phát triển vùng vào các kế hoạch phát triển
cùa quốc gia. Xây dựng bộ máy và tài chính cho các hoạt động thực
thi các chính sách ở cấp vùng. Có chính sách để các địa phương


240

HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẾ PHÁT TRlỂhL

tham gia tích cực và bắt buộc vào các hoạt động điều phối phát
triển chung của vùng trên cơ sở hài hòa lợi ích và đặt lợi ích chung
của cả quốc gia lên hàng đầu.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
1. Bùi Tất Thắng (chủ biên), Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế
Việt Nam (thời kỳ 2011-2020), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010.
2ằ Nguyễn Trọng Xuân (chủ biên), Phát triển kinh tế vùng của Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013.
3. Lê Thu Hoa, Kinh tế vùng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thực hiện
phát triển bền vững ở Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị
cấp cao của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (RIO+20), Hà
Nội tháng 5/2012.
Tiếng Anh
5. OECD Policy Brief 05/2007, Competitive Regional Cluster: National
Policy Approaches.
6. SM-CO, Extractive Industries & Sustainable Regional Development,
report Western Australian Regional Development Council, June 2010.


×