Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

THÁI độ của SINH VIÊN KHÓA 8 KHOA KINH tế QUẢN TRỊ KINH DOANH, đại học AN GIANG về VIỆC MANG dép QUAI hậu đi học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.55 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHÓA 8 KHOA KINH TẾ
- QUẢN TRỊ KINH DOANH, ĐẠI HỌC AN GIANG VỀ
VIỆC MANG DÉP QUAI HẬU ĐI HỌC

Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

GVHD: Nguyễn Vũ Thùy Chi
Lớp DH8KD
SVTH: KHƯU VĂN TỪNG
MSSV: DKD073110

Long Xuyên, tháng 3 năm 2010

1


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, trường Đại Học An Giang về việc mang dép quai hậu đi học nhằm góp phần tạo
nguồn thơng tin cho khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang có
cách nhìn tổng qt hơn về thái độ của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học. Từ đó
có những điều chỉnh thích hợp để tạo ra mơi trường học tập thoải mái cho sinh viên.
Ngồi ra, đây cũng có thể là tài liệu thứ cấp cho những đề tài nghiên cứu có liên quan.
Mơ hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên lý thuyết về thái độ như:
ba thành phần của thái độ.


Đề tài được tiến hành nghiên cứu qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng bảng câu hỏi mở xoay quanh vấn đề nghiên cứu. Từ
kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện bảng hỏi phỏng vấn về thái độ
mang dép quai hậu đi học của sinh viên.
Nghiên cứu chính thức: Sau khi phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên nhằm hồn
thiện bảng hỏi thì tiến hành khảo sát với cỡ mẫu là 50 sinh viên.
Cuối cùng là kết quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra kết luận và kiến nghị.
Sinh viên có nhận thức rất cao về việc mang dép quai hậu đi học là nhằm để chấp
hành nội quy của nhà trường và mang lại sự đẹp – lịch sự trong môi trường học tập, tránh
sự kiểm tra gắt gao của cờ đỏ.
Về tình cảm đối với việc mang dép quai hậu là đa số sinh viên là rất thích mang
dép quai hậu đi học và sinh viên cũng có dự định mang dép quai hậu đi học trong tương
lai.
Còn khả năng tuyên truyền và động viên của sinh viên với nhau về việc mang dép
quai hậu đi học là rất thấp. Đa số bỏ qua trước tình trạng khơng mang dép quai hậu đi học
của các sinh viên khác.

2


MỤC LỤC

TĨM TẮT...............................................................................................................................i
MỤC LỤC..............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..............................................................................................iv
KÍ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................................................................iv
Chương 1: TỔNG QUAN...................................................................................................1

I. Cơ sở hình thành đề tài.......................................................................................................1
II. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................1
III. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................1
IV. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................................2
V. Kết cấu đề tài.....................................................................................................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................................3
I. Giới thiệu............................................................................................................................3
II. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................................3
1. Khái niệm về thái độ................................................................................................3
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ...........................................................................4
2.1. Yếu tố văn hóa......................................................................................................4
2.2. Yếu tố xã hội.........................................................................................................5
2.3. Yếu tố cá nhân......................................................................................................5
2.4. Yếu tố tâm lý.........................................................................................................6
III. Mơ hình nghiên cứu.........................................................................................................8
Tóm tắt....................................................................................................................................9
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................10
I. Giới thiệu..........................................................................................................................10
II. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................................10
1. Số liệu sơ cấp.........................................................................................................10
2. Số liệu thứ cấp.......................................................................................................10
III. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................10
1. Tiến độ các bước nghiên cứu.................................................................................10

3


2. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................11
IV. Thang đo.........................................................................................................................12
1. Thang đo mức độ...................................................................................................12

2. Thang đo xếp hạng.................................................................................................12
V. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................................12
1. Khung chọn mẫu....................................................................................................12
2. Kích thước mẫu......................................................................................................12
3. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................................12
Tóm tắt..................................................................................................................................13
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................14
I. Giới thiệu..........................................................................................................................14
II. Thông tin về mẫu nghiên cứu..........................................................................................14
1. Giới tính.................................................................................................................14
2. Thu nhập bình qn...............................................................................................14
III. Thái độ của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học..............................................15
1. Nhận thức của sinh viên........................................................................................15
1.1. Quy định của Trường, Khoa về việc mang dép quai hậu......................15
1.2. Tình trạng mang dép quai hậu đi học hiện nay......................................16
1.3. Lợi ích của việc mang dép quai hậu đi học...........................................16
2. Cảm xúc của sinh viên...........................................................................................17
2.1. Tình cảm của sinh viên...........................................................................17
2.2. Mức độ hài lòng......................................................................................17
3. Xu hướng hành vi của sinh viên............................................................................18
3.1. Xu hướng hành động..............................................................................18
3.2. Tác động đến người khác.......................................................................19
Tóm tắt..................................................................................................................................20
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................21
I. Kết luận.............................................................................................................................21
II. Kiến nghị.........................................................................................................................21
III. Hạn chế của đề tài..........................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................22
PHỤ LỤC.............................................................................................................................23
Phụ lục 1: Bảng phỏng vấn câu hỏi bán cấu trúc......................................................23

Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn...........................................................................24

4


Phụ lục 3: Số liệu.......................................................................................................28
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mơ hình ba thành phần của thái độ

5

Hình 2 : Mơ hình nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8 Khoa
Kinh tế - quản trị kinh doanh, Trường Đại Học An Giang
về việc mang dép quai hậu đi học.

10

Hình 3: Quy trình nghiên cứu

13
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu

12

Bảng 2: Cơ cấu theo mỗi ngành

15


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Lượng nam và nữ trong mẫu nghiên cứu
Biểu đồ 2: Mức thu nhập bình quân hàng tháng của sinh viên

16
16

Biểu đồ 3: Lý do biết đến quy định của Trường,
Khoa về việc mang dép quai hậu

17

Biểu đồ 4: Hiện trạng thực hiện việc mang dép quai hậu đi học

18

Biểu đồ 5: Lý do của việc mang dép quai hậu đi học

18

Biểu đồ 6: Tình cảm của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học

19

Biểu đồ 7: Mức độ hài lòng của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học

19

Biểu đồ 8: Xu hướng hành vi về việc mang dép quai hậu đi học


20

Biểu đồ 9: Những trường hợp nên mang dép quai hậu

21

Biểu đồ 10: Tác động đến người khác

21

KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GTVT: Giao thơng vận tải
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
QTKD: Quản trị kinh doanh

5


Chương 1

TỔNG QUAN

I. Cơ sở hình thành đề tài:
Ngày nay trong xã hội hiện đại và năng động thì đồng phục trở nên có vai trị
quan trọng hơn và trở thành xu hướng thời trang đặc với những chiếc áo đồng phục năng
động , trẻ trung sẽ tạo nên một ''phong cách riêng biệt '' cho tập thể và công ty của mình.
Là học sinh, sinh viên thì đồng phục cịn giữ gìn văn minh mơi trường học đường và
đồng thời giúp tập thể đó khơng thể hịa lẫn vào bất kì tập thể nào khác.
Qua đó các trường Đại học buộc sinh viên mặc đồng phục với đủ loại. Cụ thể
đồng phục bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù

hiệu, giày hoặc dép.
Nhiều trường Đại Học như: Trường Đại Học GTVT TPHCM, trường Đại Học
Bách khoa TP HCM, trường Dân lập Văn Lang…buộc sinh viên mặc đồng phục với đủ
loại, từ đồng phục thể dục đến đồng phục khoa, đồng phục trường. Một số trường đang
gây cho sinh viên những nỗi lo khơng đáng có.. “Bọn em là sinh viên chứ có phải học
sinh tiểu học đâu mà cứ bị nhắc nhở vì đồng phục hồi như vậy”.( )
Riêng ở trường Đại học An Giang thì sinh viên phải mặc đồng phục cụ thể như:
quần tây, áo sơmi (bỏ áo vào quần) đối với nam, không mặc quần jeans đáy ngắn đối với
nữ… tất cả phải mang bảng tên, không được mang dép lê, phải mang dép quai hậu khi đi
đến trường. Với qui định về đồng phục này thì có khá nhiều ý kiến đưa ra, trong số đó
thì việc mang dép quai hậu đi học được sinh viên quan tâm nhiều nhất. Để có thể biết đầy
đủ hơn về thái độ của sinh viên trường Đại Học An Giang về việc mang dép quai hậu đi
học, tiêu biểu là sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, tơi chọn đề tài “Thái độ
của sinh viên Khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại Học An Giang về việc
mang dép quai hậu đi học”.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
 Mục tiêu nghiên cứu: Thái độ của sinh viên Khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, Đại Học An Giang về việc mang dép quai hậu đi học.
 Mục tiêu cụ thể:
-

Đánh giá mức độ nhận biết của sinh viên đối với việc mang dép quai
hậu đi học.

-

Tìm hiểu cảm xúc của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học.

-


Tìm hiểu xu hướng hành vi của sinh viên về việc mang dép quai hậu
đi học.

III. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng phỏng vấn: Sinh viên khóa 8 của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,
trường Đại Học An Giang.
- Thời gian thực hiện đề tài: 03/2010 đến 05/2010.
- Không gian: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang.

6


IV. Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả nghiên cứu góp phần tạo nguồn thông tin cho khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh, trường Đại Học An Giang có cách nhìn tổng quát hơn về thái độ của sinh
viên trong việc thực hiện quy định của trường. Từ đó có những điều chỉnh thích hợp
nhằm tạo ra mơi trường học tập thoải mái cho sinh viên.
Ngồi ra, đây cũng có thể là tài liệu thứ cấp cho những đề tài nghiên cứu có liên
quan.
V. Kết cấu đề tài:
Đề tài nghiên cứu Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
gồm có các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu, nêu cơ sở hình thành đề tài, đưa ra
được mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là ý nghĩa
thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu. Các lý thuyết này là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mơ hình nghiên
cứu. Từ đó lập ra mơ hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài.
Chương 3: Các phương pháp được trình bày trong chương này nhằm thực hiện
việc nghiên cứu và xây dựng các thông tin cần thiết về thái độ của sinh viên như: cách thu

thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sơ bộ và chính thức, thang đo cũng như cỡ
mẫu và thông tin về mẫu. Sau đó là thiết lập quy trình nghiên cứu hồn chỉnh.
Chương 4: Trình bày các phương pháp phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả nghiên
cứu có được sau khi xử lý.
Chương 5: Chương này sẽ tóm tắt và thảo luận những kết quả chính. Cuối cùng
nêu lên các đề xuất cũng như hạn chế của đề tài

7


Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

I. Giới thiệu:
Chương 1 đã giới thiệu những hình ảnh chung nhất về vấn đề nghiên cứu với việc
trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cũng như
những ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu này. Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày các
cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đề nghị mơ hình nghiên cứu.
II. Cơ sở lý thuyết:
1.Khái niệm về thái độ:
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động
có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
Qua khái niệm trên thì thái độ sẽ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay
khơng thích, cảm thấy gần gủi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào đó.
Thái độ gồm ba thành phần cơ bản:

Xu hướng
hành vi


Nhận biết

Cảm xúc

Hình 1: Mơ hình ba thành phần của thái độ
(Nguồn: theo Kretch và Crutchfield – Marketing căn bản – Christian, Lê Thị Đông Mai –
NXB Thanh Niên)
Nhận thức: là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối tượng. Thành
phần này đôi khi được gọi là thành phần tin tưởng.
Cảm xúc: là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu,
thân thiện hay ác cảm.
Xu hướng hành vi: nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối với
đối tượng theo hướng đã nhận thức.
Thái độ được hình thành từ sự kết hợp giữa niềm tin và giá trị:
Niềm tin: là nhận thức chủ quan của con người.

8


Giá trị: là cái kiểu đạo đức ưa thích hoặc trạng thái tồn tại lâu dài có tính xã hội
hoặc cá nhân.
Đối với những sinh vên trong trong trường Đại Học An Giang nói chung, sinh
viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng thì thái độ là trạng thái nội tâm ảnh
hưởng đến những gì sinh viên sẽ làm đó chính là mức độ nào đó của phản ứng tích cực
hay tiêu cực, tán thành hay khơng tán thành đối với một sự vật, một tình huống, một con
người, một nhóm người hay một mơi trương học tập nói chung.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ:
Thái độ đối với việc mang dép quai hậu đi học của sinh viên được thể hiện ở tính
tích cực hay tiêu cực. Bên cạnh đó, thái độ của sinh viên khoa kinh tế -QTKD còn chịu sự
tác động hay ảnh hưởng của các yếu tố khác chẳng hạn như: yếu tố văn hóa, yếu tồ xã

hội, yếu tồ gia đình, yếu tồ cá nhân.
2.1. Yếu tố văn hóa:
2.1.1 Văn hóa:
Văn hóa thường được định nghĩa là một hệ thống những giá trị,
đức tính, truyền thống và các chuẩn mực hành vi.
Văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, truyền từ
đời này sang đời khác thường được hấp thu ngay buổi đầu trong đời sống của mỗi con
người từ gia đình, trường học qua giáo dục tôn giáo, trong công việc và giao tiếp xã hội
với các thành viên của cộng đồng.
Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, co bản quyết định nhu cầu và
hành vi của con người mạnh hơn bất kỳ một lập luận logic nào. Vì vậy những điều cơ bản
về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, thói quen, hành vi ứng xử điều chứa đựng
bản sắc văn hóa.
2.1.2 Nhánh văn hóa:
Nhánh văn hóa là một bộ phận cấu thành văn hóa chung. Nhánh
văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm, cách đánh giá, sở thích của cá nhân trong
cùng một nhánh văn hóa.
Nhánh văn hóa bao gồm: Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc,
tín ngưỡng khu vực địa lý.
2.1.3 Giai tầng xã hội:
Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn
khổ xã hội được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm
giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên. Trong Marketing có thể
xem giai tầng xa hội là một tiêu thức để phân khúc thị trường.
Tuy nhiên, khi ta biết được thành phần của giai tầng của một
người, ta có thể có được những kết luận về thái độ dự kiến của người đó nhưng ta chưa
thể hình dung người đó như thế nào.

2.2 Yếu tố xã hội:


9


Con người là một cá thể trong xã hội do vậy thái độ của cá nhân chịu ảnh
hưởng của những nhân tố xung quanh mình, của những người gần gũi, cũng như những
người trong giai cấp xã hội của mình.
2.2.1 Các nhóm chuẩn mực:
Các nhóm chuẩn mực là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người. Khi cá nhân càng đề cao nhóm chuẩn
mực thì mức độ ảnh hưởng của nhóm tập thể trong nhóm đến sự hình thành ý niệm của cá
nhân về ưu điểm của hàng hóa và nhãn hiệu càng lớn.
Những nhóm ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, hành vi của thành
viên trong nhóm là những nhóm mà cá nhân nằm trong đó có sự tác động qua lại khá
thường xuyên với các thành viên trong nhóm như: Gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng
nghiệp,…
Những nhóm chuẩn mực ảnh hưởng gián tiếp đến cá nhân là
những nhóm mà cá nhân khơng tham gia những chúng có tác động đến thái độ của cá
nhân như: nhà khoa học, chính khách, ca sĩ, cầu thủ, doanh nhân nổi tiếng,…
Mỗi nhóm chuẩn mực sẽ đặt ra những niềm tin, “luật lệ” của
nhóm. Những nguyên tắc này sẽ tạo sức ép thúc đẩy thành viên tn theo và khơng mang
tính bắt buộc. Tuy nhiên, cá nhân có nhu cầu được hội nhập, được tổng thể động viên,
ủng hộ nhìn nhận sự hiện diện của cá nhân. Khi cá nhân được nhóm chấp nhận, cá nhân
dễ dàng tuân theo những nguyên tắc chung của nhóm chuẩn mực.
2.2.2 Gia đình:
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức của mỗi cá
nhân. Trong một gia đình, hành vi của thành viên này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến
thái độ của thành viên khác. Nhất là các gia đình nhỏ thì tác động giữa các thành viên lên
thái độ của cá nhân càng lớn.
2.2.3 Vai trò và địa vị xã hội:
Cá nhân có thể là thành viên của rất nhiều nhóm trong xã hội. Vai

trị cũng như vị trí xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhận thức và xu hướng hành vi của cá
nhân đối với các đối tượng cụ thể. Trong mỗi nhóm thì cá nhân có một vai trị riêng vì thế
cá nhân phải có thái độ, hành vi phù hợp với vai trò và địa vị xã hội đó.
Vai trị và địa vị sẽ thay đổi theo các giai đoạn của cuộc đời vì thế
thái độ của cá nhân cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời đó.
2.3 Yếu tố cá nhân:
Thái độ cịn chịu ảnh hưởng của các đặc tính cá nhân: tuổi tác, giai đoạn cuộc đời,
nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, lối sống cá tính và nhân cách.
2.3.1 Tuổi tác, giai đoạn cuộc đời:
Thái độ của cá nhân sẽ có sự thay đổi theo tuổi tác. Ở mỗi độ tuổi
khác nhau thì vấn đề quan tâm khác nhau, sở thích khác nhau. Vì thế, sự hiểu biết, cảm
xúc hay có những xu hướng hành vi sẽ có sự khác nhau.

2.3.2 Cá tính nhân cách:

10


Cá tính nhân cách là những yếu tố gây ra những ảnh hưởng rỏ nét
lên thái độ của một cá nhân.
Nhân cách: là tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người đảm
bảo sự phản ứng đáp lại môi trường xung quanh của con người, có những trình tự tương
đối ổn định.
Cá tính: theo Philip Kotler cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bậc
của mỗi con người tạo ra thế ứng xử (những phản ứng đáp lại). Cá tính của cá nhân
tương đối ổn định và nhất qn đối với mơi trường xung quanh.
Cá tính của cá nhân sẽ góp phần giải thích thành phần cảm xúc
trong thái độ của cá nhân, phản ánh sự ưa thích hay khơng ưa thích đối với một đối tượng
cụ thể.
Cá tính và nhân cách có mối quan hệ với nhau. Nhân cách được

miêu tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể hay nói cách khác nhân cách được miêu tả
qua cá tính của cá nhân: tính tự tin, tính độc lập, tính thất thường, tính tham quyền, tính
thận trọng, tính năng động, tính hiếu thắng, tinh ngăn nắp, tính cởi mở, tính dễ dãi, tính
khiêm tốn,…
2.4 Yếu tố tâm lý:
2.4.1 Động cơ:
Theo Philip Kotler động cơ là nhu cầu đã trở thành bức thiết đến
mức độ buộc con người phải tìm cách thỏa mãn nó. Qua định nghĩa trên ta có thể hiểu
động cơ như động lực thúc đẩy hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu cấp thiết. Khi cá nhân
được thỏa mãn nhu cầu sẽ tự làm giảm tâm lý căng thẳng mà cá nhân đó phải chịu đựng.
Như vậy, nhu cầu chính là nhân tố gây ra động cơ. Các nhà tâm lý
cho rằng nhu cầu là có phân cấp, một khi nhu cầu sinh lý cơ bản được thỏa mãn thì người
ta sẽ tìm kiếm để thỏa mãn những nhu cầu cao hơn:
-

Nhu cầu sinh lý

-

Nhu cầu an toàn

-

Nhu cầu xã hội

-

Nhu cầu cá nhân / được quý trọng

-


Nhu cầu tự khẳng định

Về bản chất động cơ là động lực thúc đẩy con người hành động để
thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn nào đó về vật chất hoặc về tinh thần hoặc cả hai.
Cơ sở hình thành động cơ chính là nhu cầu hay mục đích của hành động.
2.4.2 Nhận thức:
Nhận thức (tri giác) là khả năng tư duy của con người. nó có thể
được định nghĩa là một q trình thơng qua đó cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các
thơng tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về một thế giới xung quanh. Nhận thức có
chọn lọc là quan trọng vì con người nhận thức có chọn lọc điều họ muốn.
Nhận thức có chọn lọc là kết quả của nhiều q trình nhận thức, đã
được mơ tả bởi nhiều lý thuyết khác nhau. Cơ bản là, con người muốn duy trì tính thống
nhất giữa niềm tin và thực tế. sự chọn lọc này có tính cá nhân và có những mức đọ khác

11


nhau tùy thuộc vào việc con người cần bao nhiêu niềm tin và/hoặc cần phải làm điều gì
khi khơng chắc chắn về nó.
(1) Khuynh hướng có chọn lọc là quá trình chú trọng tới những thơng điệp phù
hợp với thái độ và niềm tin của một người và bỏ qua những thơng điệp khơng phù
hợp.
(2) Nhận thức có chọn lọc bao gồm việc diễn giải thông tin để phù hợp thái độ và
niềm tin của người đó.
(3) Ghi nhớ chọn lọc nghĩa là con người khơng hồn tồn nhớ tất cả thông tin mà
họ thấy, đọc hoặc nghe được.
(4) Nhận thức có tiềm thức nghĩa là người ta thấy hoặc nghe những thơng điệp mà
khơng có ý thức về nó.
2.4.3 Sự hiểu biết (kinh nghiệm):

Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một con
người phát sinh từ kinh nghiệm.
Sự hiểu biết hay kinh nghiệm giúp con người có khả năng khái
quát hóa về một đối tượng nào đó.

III. Mơ hình nghiên cứu:

12


Phần trên đã trình bày cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. Nhận
thức, cảm tình và xu hướng hành động của một chủ thể nào đó đến thái độ của chủ thể đó
đối với một sự vật, hiện tượng. Vì vậy, Mơ hình nghiên cứu được xây dựng như sau:

Nhận thức
Hiện trạng về việc thực hiện
mang dép quai hậu đi học hiện
nay.
Lợi ích của việc mang dép quai
hậu.
Quy định mang dép quai hậu đi
học của khoa.

Yếu tố văn hóa
Cảm xúc
Yếu tố xã hội
Yếu tố cá nhân

Thái
độ


Cảm tình đối với việc mang dép
quai hậu:
+ Thích
+ Khơng thích

Yếu tố tâm lý

Xu hướng hành vi
- Xu hướng hành động:
+ Mang
+ Không mang
- Tác động đến người
=
khác: Nhắc nhở, tun
truyền, Khuyến khích..
Hình 2 : Mơ hình nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - quản trị
kinh doanh, Trường Đại Học An Giang về việc mang dép quai hậu đi học.
Theo mơ hình trên thì để nghiên cứu được thái độ của sinh viên Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh, Trường Đại Học An Giang về việc mang dép quai hậu đi học cần
phải xem xét đến ba thành phần: nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi.
Về nhận thức: thì các vấn đề cần quan tâm là nhận thức về hiện trạng, đặt tính, lợi
ích của việc mang dép quai hậu.
Về cảm xúc: thì phải xem xét đến yếu tố cảm tình đối với việc mang dép quai hậu
thích hay khơng thích của sinh viên.

13


Về xu hướng hành vi: Thì các yếu tố cần xem xét đến là thảo luận về việc mang
dép quai hậu, xu hướng hành động, tác động đến người khác của sinh viên.


Tóm tắt:
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động
mang tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
Thái độ bao gồm 3 thành phần cơ bản: (1) Nhận thức: là mức độ hiểu biết và có
kiến thức của chủ thể về đối tượng. (2) Cảm tình: là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng,
cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm. (3) Xu hướng hành vi: nói lên dự
tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ gồm có: yếu tố văn hóa, yếu tồ xã hội, yếu
tồ gia đình, yếu tồ cá nhân.
Tóm lại, dựa vào các cơ sở lý thuyết trên thì mơ hình nghiên cứu đã được xây
dựng và dựa vào mơ hình thì để đo lường được thái độ phải xem xét đến ba thành phần:
nhận thức, cảm xúc, xu hướng hành vi. Bên cạnh đó thái độ cịn chịu sự tác động của các
yếu tố: văn hóa, xã hội, gia đình, cá nhân.

Chương 3

14


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.Giới thiệu:
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu về thái độ của sinh
viên về việc mang dép quai hậu đi học. Chương 3 sẽ trình bày cách thức tiến hành nghiên
cứu đề tài bao gồm: Phương pháp thu thập số liệu, xây dựng thiết kế nghiên cứu, thang
đo và mẫu nghiên cứu.
II. Phương pháp thu thập số liệu:
1. Số liệu sơ cấp:
- Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp sinh viên bằng bảng câu hỏi

với cỡ mẫu là 50 sinh viên.
- Địa bàn thực hiện phỏng vấn là Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Đối
tượng phỏng vấn là sinh viên khóa 8 của khoa.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp với chọn
mẫu có hạn mức.
2. Số liệu thứ cấp:
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là bảng số lượng sinh viên của từng
lớp trong khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
- Số liệu thứ cấp này được thu thập từ bộ Văn thư của khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, Đại Học An Giang.
III. Thiết kế nghiên cứu:
1. Tiến độ các bước nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu bằng 2 bước chính:

Bước

Dạng

Thực hiện
Thảo luận trực tiếp

1

Nghiên cứu sơ bộ

Phỏng vấn thử
n= 5

2

Nghiên cứu chính thức


Phỏng vấn trực tiếp
Xử lý và phân tích dữ liệu

Bảng 1: Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: Thông qua phương pháp nghiên cứu bằng việc quan sát, thảo
luận với 5 sinh viên với bảng câu hỏi mở xoay quanh vấn đề nghiên cứu. Từ kết quả
nghiên cứu trên nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện bảng hỏi.

15


Nghiên cứu chính thức: Bắt đầu bằng phỏng vấn trực tiếp 10 – 15 sinh viên nhằm
hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi. Sau đó, tiến hành khảo sát 50 sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế
- Quản trị kinh doanh bằng điều tra trực tiếp thơng qua bảng hỏi chính thức.
Các số liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích bằng phương
pháp thồng kê mô tả, sử dụng công cụ phần mền Excel để luận giải cho vấn đề.
2. Quy trình nghiên cứu:
Xác định vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết
Mơ hình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Dàn bài thảo luận
(Thảo luận)

Bảng câu hỏi thử
Hiệu chỉnh

Phỏng vấn thử
n = 10..15

Bảng câu hỏi chính thức
Nghiên cứu chính thức
Thu thập thơng tin

Xử lý thơng tin

VIẾT BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU

IV. Thang đo:

Hình 3: Quy trình nghiên cứu

Thang đo là một cơng cụ có chức năng tách biệt các cá thể theo các biến mà
nghiên cứu đang quan tâm.

16


1. Thang đo mức độ:
1.1 Thang đo nhị phân: Dùng cho câu hỏi chỉ có 2 lựa chọn : Có (đúng)
hoặc Không (sai). Bao gồm câu 1, 3, 6, 11 và 15.
1.2 Thang đo nhóm: Dùng cho câu hỏi có nhiều phương án trả lời


Câu hỏi một lựa chọn: Dùng cho các câu hỏi: 14




Câu hỏi nhiều lụa chọn: Dùng cho các câu hỏi: 2, 4

1.3 Thang đo định danh mức độ: Dùng thang điểm 5 hoặc 7 điểm với các
phát biểu tương ứng với từng mục số. Thang đo này được dùng cho
câu 10 của bảng hỏi.
2. Thang đo xếp hạng: Sử dụng thang đo chọn bắt buộc
Câu hỏi sử dụng thang đo chọn bắt buộc yêu cầu người trả lời xếp vị trí
tương đối của tất cả các đối tượng cùng lúc. Thang đo này được dùng cho
câu 9 trong bảng câu hỏi.
V. Mẫu nghiên cứu:
1. Khung chọn mẫu:
Là danh sách liệt kê tất cả các sinh viên khóa 8 của khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh.
2. Kích thước mẫu:
Hiện nay sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh có khoảng 472 sinh
viên, từ số lượng này sẽ chọn ra 50 sinh viên để khảo sát. (khoảng 11%)
3. Phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu của đề tài này là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp
với chọn mẫu có hạn mức theo tiêu thức giới tính, ngành học.
Tỷ lệ nam, nữ được chọn theo tỷ lệ là 1 : 1.
Ngành học: Chọn số sinh viên của mỗi ngành theo tỷ lệ số sinh viên của mỗi
ngành trên tổng thể số sinh viên của khóa 8.

Bảng 2: Cơ cấu theo mỗi ngành

17



Tổng số
sinh viên
của khóa
8

Số sinh viên
của mỗi
ngành

Tỷ lệ
(%)

Số lượng sinh
viên được chọn
khảo sát

Kinh tế đối ngoại

97

21%

21

Kế toán doanh nghiệp

97

21%


21

57

12%

12

Quản trị kinh doanh

104

22%

22

Tài chính ngân hàng

117

24%

24

Ngành

Tài chính doanh ngiệp

472


Tóm tắt:
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu đề tài với 2 bước: Nghiên cứu sơ
bộ và nghiên cứu chính thức.
Sau khi phát thảo bản hỏi, để có được những thơng tin liên quan đến đề tài nghiên
cứu, việc phỏng vấn 5 sinh viên với bảng câu hỏi phác thảo liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, với kỹ thuật thảo luận này trong nghiên cứu sơ bộ là rất cần thiết nhằm phục vụ cho
việc hoàn thiện bảng hỏi.
Giai đoạn đầu của nghiên cứu chính thức phỏng vấn trực tiếp 10 – 15 sinh viên
nhằm hiệu chỉnh lại bảng hỏi một lần nữa. Sau đó, tiến hành khảo sát 50 sinh viên với kỹ
thuật điều tra trực tiếp.
Chương 3 cũng trình bày những thang đo được sử dụng trong bảng hỏi, cách lấy
mẫu… Chương tiếp theo sẽ thể hiện kết quả nghiên cứu.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


18



×