Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Khai thác không gian phụ trợ cho nhà cao tầng xây chen trong khu vực nội đô nhằm góp phần cải thiện cấu trúc đô thị vùng nội đô thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGÔ ĐỨC CƯỜNG

KHAI THÁC KHÔNG GIAN PHỤ TRỢ CHO NHÀ CAO
TẦNG XÂY CHEN TRONG KHU VỰC NỘI ĐÔ NHẰM GÓP
PHẦN CẢI THIỆN CẤU TRÚC ĐÔ THỊ VÙNG NỘI ĐÔ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGÔ ĐỨC CƯỜNG
KHÓA: 2016-2018

KHAI THÁC KHÔNG GIAN PHỤ TRỢ CHO NHÀ CAO
TẦNG XÂY CHEN TRONG KHU VỰC NỘI ĐÔ NHẰM GÓP


PHẦN CẢI THIỆN CẤU TRÚC ĐÔ THỊ VÙNG NỘI ĐÔ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN TUẤN HẢI

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, 2018

Tác giả luận văn

Ngô Đức Cường


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Kiến Trúc HN,
Khoa sau Đại học, đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án

này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tuấn Hải đã tận tình, chu
đáo hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu luận án. Tôi
xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, các cơ quan cùng các thầy cô, bạn bè
trường ĐHKT và các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ cho tôi nguồn tài liệu cùng các
ý kiến nghiên cứu quý báu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới người
thân trong gia đình đã kiên trì, cảm thông và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
luận án này.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên trong
quá trình làm luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học tập thêm nhiều kinh nghiệm cho bản
thân.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

HN

Hà Nội

TPHN

Thành phố Hà Nội

DV


Dịch vụ

DVCC

Dịch vụ công cộng

GT

Giao thông

UTGT

Ùn tắc giao thông

GTCC

Giao thông công cộng

KGN

Không gian ngầm

KGM

Không gian mái

KG

Không gian


KGCC

Không gian công cộng.

ĐT

Đô thị

VN

Việt Nam

BĐS

Bất động sản


PHỤ LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................1
*

Lý do chọn đề tài ............................................................................................1

*

Mục đích nghiên cứu .....................................................................................2

*

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .............................................................3


*

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3

*

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................4

*

Giải thích thuật ngữ khoa học ........................................................................4

*

Cấu trúc luận văn : ..........................................................................................5

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................6
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC KHÔNG GIAN PHỤ TRỢ
CỦA NHÀ CAO TẦNG XÂY CHEN TRONG NỘI ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
.........................................................................................................................................6
1.1. Tổng quan về khái thác và sử dụng không gian phụ trợ trong nhà cao
tầng xây chen của một số nước trên thế giới ..............................................................6
1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển nhà cao tầng trên thế giới..................................6
1.1.2. Tổng quan về khai thác không gian phụ trợ nhà cao tầng của một số đô thị
trên thế giới. ..............................................................................................................7
1.1.3. Tình hình quản lý và khuyến khích đầu tư của các nước trên thế giới ........15
1.2. Tổng quan về phát triển nhà cao tầng xây chen trong nội đô Thành
phố Hà Nội ………………………………………………………………….…16
1.2.1. Sơ lược quá trình phát triển nhà cao tầng ở Việt Nam.................................16

1.2.2. Thực trạng nhà cao tầng xây chen trong nội đô thành phố Hà Nội .............17


1.2.3. Tổng quan về khai thác không gian phụ trợ của cao tầng xây chen trong nội
đô Thành phố Hà Nội .............................................................................................19
1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị gắn với nhà cao tầng xây chen trong nội đô....22
1.2.5. Thực trạng quản lý phát triển nhà cao tầng xây chen trong nội đô thành phố
Hà Nội.....................................................................................................................25
1.3. Các vấn cần giải quyết ……...……………………………………….26
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC KHÔNG GIAN PHỤ
TRỢ TRONG NHÀ CAO TẦNG XÂY CHEN ..................................................27
2.1. Cơ sở lý thuyết ..………………………………………....…………..27
2.1.1. Lý thuyết về sử dụng đất và mật độ dân cư..................................................27
2.1.2. Lý thuyết về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong phát triển đô thị ...........31
2.1.3. Lý thuyết về dịch vụ công cộng trong đô thị................................................33
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn ….………………………………….....……. 36
2.2.1. Kinh nghiệm khai thác không gian phụ trợ của một số nước trên thế giới ..36
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý và khuyến khích đầu tư .............................................38
2.2.3. Xu hướng kiến trúc, quy hoạch đô thị ảnh hưởng đến khai thác không gian
phụ trợ .....................................................................................................................41
2.2.4. Các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng để phục vụ khai thác không gian
phụ trợ trong nhà cao tầng ......................................................................................44
2.2.5. Phân loại nhà cao tầng và dạng không gian phụ trợ nhà cao tầng. ..............46
2.3. Yếu tố tác động đến khai thác không gian phụ trợ của nhà cao tầng
xây chen trong nội đô thành phố Hà Nội …………………………………..47
2.3.1. Yếu tố pháp lý ..............................................................................................47
2.3.2. Động lực tổ chức khai thác không gian phụ trợ của nhà cao tầng xây chen
trong nội đô thành phố Hà Nội ...............................................................................52
2.3.3. Yếu tố về văn hóa, xã hội và điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội....55



2.3.4. Yếu tố Công nghệ và hiệu quả kinh tế, đầu tư .............................................59
2.4. Yêu cầu về khai thác không gian phụ trợ……………………..…….64
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHAI THÁC KHÔNG GIAN PHỤ
TRỢ CHO NHÀ CAO TẦNG XÂY CHEN TRONG NỘI ĐÔ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ........................................................................................................................66
3.1. Quan điểm và nguyên tắc định hướng tổ chức khai thác không gian
phụ trợ cho nhà cao tầng xây chen trong nội đô thành phố Hà Nội ….…...66
3.1.1. Quan điểm ....................................................................................................66
3.1.2. Nguyên tắc....................................................................................................67
3.2.Giải pháp tổ chức khai thác không gian phụ trợ của nhà cao tầng
xây chen trong nội đô thành phố Hà Nội …….…...………………………...68
3.2.1. Giải pháp tổ chức khai thác không gian phần ngầm nhà cao tầng xây chen
trong nội đô thành phố Hà Nội ...............................................................................70
3.2.2. Giải pháp tổ chức khai thác không gian mái nhà cao tầng xây chen trong nội
đô thành phố Hà Nội...............................................................................................80
3.2.3. Giải pháp quản lý khuyến khích tổ chức khai thác không gian phụ trợ nhà
cao tầng xây chen trong nội đô ...............................................................................86
3.3. Hệ thống giải pháp hỗ trợ thiết kế ……..………………….....……..89
3.3.1. Những yêu cầu thiết kế cơ bản cho việc khai thác không gian phụ trợ trong
nhà cao tầng xây chen trong nội đô thành phố Hà Nội ..........................................89
3.3.2. Kĩ thuật trang thiết bị cho không gian phụ trợ .............................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bàn luận …...…..…………………………………………………………..93
Kết luận……………………..………………………….…………………..95
Kiến nghị.…………………………………………………………………..96


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình


Tên hình

Trang

Hình 1. 1.

Giải pháp tận dụng mái tầng đế ở Nam Ninh- Trung Quốc

8

Hình 1. 2.

Tầng mái của tổ hợp Marina tại Singapore

10

Hình 1. 3.

Đường Orchard ở Singapore gồm nhiều trung tâm thương
mại với cửa hàng ở tầng hầm có lối xuống từ vỉa hè

12

Hình 1. 4.

Mặt bằng các gian hàng của hãng Apple đặt ngầm tại
NewYork Mỹ

13


Hình 1. 5.

Mặt cắt các gian hàng của hãng Apple đặt ngầm tại NewYork
Mỹ

14

Hình 1. 6.

Mật độ nhà cao tầng dọc tuyến đường Lê Văn Lương

18

Hình 1. 7.

Hiện trạng mái của các chung cư cao tầng trong TP HN

19

Hình 2. 1.

Mô hình vật thể không gian đô thị nén

31

Hình 2. 2.

Bán kính phục vụ của các không gian chức năng đơn vị ở


34

Hình 2. 3.

35

Hình 2. 4.

Sơ đồ khà năng kết hợp các không gian DVCC trong nhà cao
tầng
Lối vào chợ thương mại dưới lòng đất Sense Market

Hình 2. 5.

Bản đồ phân vùng địa chất TPHN

57

Hình 2. 6.

So sánh chi phí đất đai và xây dựng trên mặt đất, cơ sở ngầm
dưới lòng đất nông, sâu tại Nhật Bản

62

Hình 3. 1.

Sơ đồ phân định phạm vi phục vụ cho nhà cao tầng

69


Hình 3. 2.

Sơ đồ giải pháp KGN nhà cao tầng kết hợp tiện ích phục vụ
công cộng

73

41


Hình 3. 3.

: Sơ đồ mặt bằng giải pháp khai thác KGN nhà cao tầng tại
các vị trí liên kết các tuyến giao thông đô thị

75

Hình 3. 4.

Sơ đồ mặt cắt giải pháp khai thác KGN nhà cao tầng tại các
vị trí liên kết các tuyến giao thông đô thị

76

Hình 3. 5.

Sơ đồ giải pháp khai thác KGN nhà cao tầng tại các vị trí
liên kết các tuyến metro


79

Hình 3. 6.

Sơ đồ giải pháp mặt bằng khai thác mái khối đế

83

Hình 3. 7.

Sơ đồ giải pháp mặt cắt khai thác mái khối đế

83

Hình 3. 8.

Sơ đồ giải pháp khai thác KGM kết nối với GT trên cao

85


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Tên bảng biểu
bảng, biểu
Bảng 1. 1.
Khai thác KGN ở các nước trên thế giới

Trang


Bảng 2. 1.

Công thức xác định tỉ lệ phủ xanh của BCA

39

Bảng 2. 2.

Phân loại Nhà cao tầng theo quy mô xây dưng

46

Bảng 2. 3.

Phân loại nhà cao tầng theo tính chất công trình

46

Bảng 2. 4.

Phân loại không gian phụ trợ theo quy mô

47

Bảng 2. 5.

Khí hậu tự nhiên của Hà Nội - Nguồn

58


Bảng 3. 1.

Hướng khai thác không gian phụ trợ điển hình

70

Bảng 3. 2.

Tóm tắt giải pháp KGN nhà cao tầng kết hợp tiện ích

71

Bảng 3. 3.

Tóm tắt giải pháp khai thác KGN nhà cao tầng tại các vị trí 74
liên kết các tuyến giao thông đô thị

Bảng 3. 4.

Tóm tắt giải pháp khai thác KGN nhà cao tầng tại các vị trí 77
liên kết các tuyến metro
Tóm tắt giải pháp tổ chức khai thác KGM
80

Bảng 3. 5.

14

Bảng 3. 6.


Tóm tắt giải pháp khai thác mái khối đế kết hợp tiện ích phục 81
vụ công cộng

Bảng 3. 7.
Bảng 3. 8.

Tóm tắt giải pháp khai thác KGM kết nối với giao thông trên 84
cao
Quy định pháp lý cần nghiên cứu, bổ xung
88

Bảng 3. 9.

Mô tả giải pháp khuyến khích bằng điểm thưởng

88


1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Quá trình đô thị hoá là quá trình phát triển tất yếu trên thế giới, quá trình này
làm thay đổi cấu trúc không gian - kinh tế - dân cư của đô thị. Hiện tại ở Hà Nội
sự di cư và tăng mật độ dấn số một cách nhanh chóng do đô thị hóa đang dẫn
đến cấu trúc đô thị bị phá vỡ : quá tải giao thông và dịch vụ, không gian cây
xanh bị thu hẹp, thiếu các công trình công cộng, chỗ để xe… . Tuy nhiên hiện
nay các dự án nhà cao tầng xây chen đã hoàn thiện, cùng với các dự án đã được
phê duyệt quy hoạch chi tiết trong nội đô chiếm mật độ rất lớn. Các dự án này
phần nhiều là sử dụng hạ tầng đô thị sẵn có, những nhà cao tầng này không

những không đóng góp được cho cộng đồng xung quanh mà còn gia tăng thêm
áp lực đô thị tại khu vực lân cận quanh công trình, Đặc biệt là hạ tầng giao
thông vốn còn rất thiếu của TP bởi đã và đang chất tải dân số quá cao, và bởi cư
dân sống và làm việc trong các tòa cao tầng thường xuyên phải di chuyển kiểu
con lắc từ nhà đến nơi làm việc. Sự gia tăng các mô hình định cư kiểu này chắc
chắn sẽ gây ra những hệ luỵ không nhỏ về kinh tế và môi trường mà có lẽ phải
cần nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mới giải quyết được. Nhưng mô hình
nhà cao tầng này đang trở thành một mô hình định cư lệ thuộc, do ngày càng
phụ thuộc bên ngoài, trở nên thiếu nội lực do đánh mất cơ hội tạo không gian
chung, các hoạt động dịch vụ và việc làm tại chỗ.
Thậm chí nhiều công trình còn xây sai phép để tăng hiệu quả đầu tư kinh tế,
ăn bớt diện tích tiện ích công cộng của chính bản thân công trình. Không gian
phụ trợ trong nhà cao không được coi trọng. Đặc biệt là không gian hầm và mái
của công trình. Diện tích 2 không gian phụ trợ này hầu hết là chiếm 100% mật


2

độ của công trình nhưng chỉ được dùng một phần nhỏ cho việc bố trí trang thiết
bị kĩ thuật.
Xây dựng nhà cao tầng là tất yếu vì những ưu điểm của loại hình nhà này và
do sự thúc đẩy của nhiều yếu tố kinh tế xã hội khác. Bởi vì chính loại hình kiến
trúc này sẽ giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa quá trình đô thị hoá tất yếu và sự
phát triển bền vững của các đô thị. Đây là thách thức và cũng là cơ hội để cải
thiện cấu trúc đô thị vùng nội đô Hà Nội phù hợp với định hướng phát triển của
thủ đô Hà Nội là xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố
Xanh – Văn hiến – Văn Minh - Hiện đại trên nền tảng phát triển bền vững. Hà
Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả, là biểu tượng cho cả
nước, đóng vai trò trung tâm hành chính- chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của
Quốc gia về văn hoá - khoa học giáo dục - kinh tế, một trung tâm du lịch và giao

dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thủ đô Hà Nội sẽ là
nơi có môi trường sống tốt nhất, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao và có cơ
hội đầu tư thuận lợi. Việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp tổ chức không gian nhà
cao tầng với định hướng chung là không thể thiếu trong bối cảnh hiện tại.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất hệ thống giải pháp tổ chức không gian phụ trợ của nhà cao tầng xây
chen như một giải pháp nhằm bổ sung cơ sở vật chất giao thông, dịch vụ và
không gian mở cho địa bàn là cần thiết để cải thiện được cấu trúc đô thị trong
nội đô. Trong khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang tích cực nghiên cứu đưa
ra các định hướng phát triển đô thị như : đưa quy hoạch phát triển nhà cao tầng, quy
hoạch hệ thống đô thị ngầm, việc khai thác không gian mái và tầng hầm của nhà
cao tầng sẽ tăng được rất nhiều hiệu quả sử dụng đất cho tòa nhà cũng như cho
khu vực lân cận như : phát triển dịch vụ thương mại, dịch vụ đỗ xe trong khu


3

vực, tăng diện tích cây xanh trên đầu người, bổ xung không gian mở và kết nối
các dịch vụ hạ tầng đô thị. Hiện tại thì KGM và tầng hầm của các nhà cao tầng
xây chen hiện đang bỏ không hoặc có chăng cũng chỉ phục vụ một phần nhỏ cho
nhu cầu nội bộ như để xe, hệ thống kĩ thuật phục vụ tòa nhà ….
Đề xuất giải pháp về công tác quản lý, không gian, kiến trúc, cảnh quan để
thực thi và khuyến khích các đơn vị đầu tư cho phát triển dịch vụ hạ tầng phục
vụ cho cộng đồng khi triển khai dự án nhà cao tầng.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu : Không gian phụ trợ của nhà cao tầng
Phạm vi nghiên cứu : Các tòa nhà cao tầng xây chen tại nội thành Hà Nội
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
Điều tra, khảo sát thực trang xây dựng chung cư nói chung và chung cư xây

chen nói riêng trên địa bàn HN về tình hình khai thác không gian mái và hầm
của công trình.
-

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
Tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn trong nước cũng như nước ngoài về các vấn
đề liên quan đến khai thác không gian phụ trợ trong công trình, từ đó rút ra
những giải pháp để áp dụng cho khai thác không gian phụ trợ

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích
chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết
từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết
đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.


4

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Nhà cao tầng xây chen là cơ hội để cải thiện tình hình đô thị và cần được coi
là nghĩa vụ với cộng đồng. Ngoài phục vụ nhu cầu bản thân, còn phải đóng góp
cơ sở vật chất cho giao thông, dịch vụ cho địa bàn.
Kết quả ngiên cứu của đề tài có thể sử dụng để góp phần định hướng xây
dựng chiến lược từng bước hình thành các quy chế quy định để phát triển nhà
cao tầng xây chen tại nội đô Hà Nội một cách bền vững; đưa ra mô hình và giải
pháp thiết kế để tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất.
Sử dụng làm tài liệu cho việc ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng

công trình phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế, thẩm tra, thẩm định dự án
xây dựng nhà cao tầng xây chen trong nội đô thành phố.
* Giải thích thuật ngữ khoa học
- “Không gian phụ trợ” là không gian dùng để hỗ trợ cho không gian chức
năng chính của tòa nhà. Không gian phụ trợ trong luận văn tác giả chỉ tập trung
vào không gian tầng mái và không gian tầng hầm của công trình.
- “Xây chen” là công việc bổ xung thêm một đối tượng vào những khu vực
đang có nhu cầu phát triển mở rộng về mặt cơ cấu và chức năng.
- “Cụm nhà cao tầng”: Là những tổ hợp nhiều công trình nhà cao tầng
được xây dựng trên một khu đất.
- “Nôi đô thành phố Hà Nội” bao gồm mười hai quận nội thành Hà Nội:
Quận Ba Đình, Quận Hoàn Kiếm, Quận Tây Hồ, Quận Long Biên, Quận Cầu
Giấy, Quận Đống Đa, Quận Hai Bà Trưng, Quận Hoàng Mai, Quận Thanh
Xuân, Quận Nam Từ Liêm, Quận Bắc Từ Liêm, Quận Hà Đông.


5

- “Dịch vụ Tiện ích phục vụ công cộng” là nhưng hoạt động dịch vụ có quy
mô nhỏ mang tính chất tự phát, kinh doanh hộ gia đình nhằm phục vụ nhu cầu
thường xuyên cho đời sống cư dân.
- “Cửa hàng tiện ích” là hoạt động kinh doanh buôn bán sản phẩm quy mô
nhỏ, kinh doanh dạng hộ gia đình.
- “Dịch vụ Thương mại” là dịch vụ buôn bán hàng hóa có quy mô vừa và
lớn. Hoạt động tập chung tại các công trình công cộng.
- “Không gian mở” là nhưng không gian đô thị phục vụ nghỉ ngơi, vui chơi
và giao tiếp công cộng như: khuôn viên cây xanh. không gian thể dục, đi bộ...
- - "KGN Đô thị ": Là KG được tạo ra dưới mặt đất để sử dụng cho mục
đích xây dựng công trinh ngầm ĐT.
- "Quy hoạch xây dựng ngầm Đô thị ": La việc tổ chức KG xây dựng dưới

mặt đất nhằm khai thác sử dụng hợp lý hiệu quả KGN đáp ứng các nhu cầu phát
triển ĐT.
* Cấu trúc luận văn :
Phần 1: MỞ ĐẦU
Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 : Tổng quan về khai thác không gian phụ trợ của nhà cao tầng xây
chen trong nội đô thành phố Hà Nội.
Chương 2 : Cơ sở khoa học về khai thác không gian phụ trợ của nhà cao
tầng xây chen trong nội đô thành phố Hà Nội.
Chương 3 : Giải pháp tổ chức, khai thác không gian phụ trợ của nhà cao tầng
xây chen trong nội đô Thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


95

sinh thái, tiện nghi, hiệu quả lâu dài về quản lý và kiểm soát phát triển hệ thống
hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng xã hội, đáp ứng được nhu cầu phát triển và nâng cao

chất lượng sống của cư dân đô thị. Cần nghiên cứu các giải pháp quy hoạch
công trình cao tầng nội đô với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Nếu xây dựng
nhà cao tầng trong đô thị với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội dịch vụ đồng bộ, sẽ
hạn chế đáng kể sự dịch chuyển của người dân từ đô thị này đến đô thị khác theo
hình con lắc.
Kết luận
Không gian phụ của nhà cao tầng xây chen trong nội đô không có gì xa lạ
với mọi người, nó đã tồn tại rất lâu trong đô thị, đồng thời nó cũng không phải là
thành phần gây ra những tác động xấu cho đô thi. Nhưng khi tổ chức khai thác
được hiệu quả không gian này lại góp phần rất nhiều cho việc giải bài toán quá
tải đô thị do quá trình đô thị hóa, phát triển thiếu đồng bộ hạ tầng của thủ đô Hà
Nội. Các nước phát triển trên thế giới đã và đang sử dụng những không gian phụ
trợ một cách rất hiệu quả như Singapore, Trung Quốc, Carnada…Một lý do
quan trọng nữa để tổ chức khai thác không gian phụ trong nhà cao tầng là: Cho
dù là các nước phát đã phát triển hay đang phát triển thì nhà cao tầng là một
thành phần không thể thiếu trong phát triển đô thị bền vững.
Luận văn đã:
- Tổng kết được tình hình phát triển nhà cao tầng xây chen trong nội đô
thành phố Hà Nội và trên thế giới, từ đó nhận ra được sự thiết yếu trong phát
triển nhà cao tầng và việc cần thiết để đưa trách nhiệm của nhà cao tầng vào như
một nghĩa vụ bắt buộc với cộng đồng.
- Nghiên cứu lý thuyết về sự ảnh hưởng của không gian phụ trợ với sự phát
triển bền vững của đô thị, từ đó hình thành các cơ sở khoa học để tổ chức khai


96

thác không gian phụ giải quyết các vấn đề nhằm tái thiết nội đô thành phố Hà
Nội. Trong đó quan trong nhất là sự liên kết với hệ thống hạ tầng, giao thông,
dịch vụ đô thị tạo thành những chuôi khép kín, tối ưu hóa được năng lực phát

triển đô thị.
- Đề xuất 2 quan điểm và 3 nguyên tắc cơ bản về tổ chức khai thác không
gian phụ trợ nhà cao tầng xây chen trong nội đô Hà Nội. Để khai thác không
gian phụ trợ theo hướng tạo chuỗi DV liên hoàn và kết nối với hạ tầng giao
thông đô thị.
- Đề xuất 2 giải pháp quản lý và quản lý bằng điểm thưởng, 3 giải pháp tổ
chức KGM và 3 giải pháp tổ chức KGN cho khai thác không gian phụ trợ. Từng
nhóm giải pháp điển hình trên có thể kết hợp lại với nhau sẽ ra được nhưng mô
hình khai thác đặc thù riêng thích ứng với từng khu vực đô thị riêng trong nội đô
Hà Nội.
- Đề xuất nhóm giải pháp hỗ trợ thiết kế không gian phụ trợ phù hợp với
mục đích, tích chất và tư tưởng chung xuyên suốt đề tài.
Kiến nghị
a. Đối với công tác nghiên cứu
Cần coi khai thác không gian phụ trợ nhà cao tầng xây chen là một yếu tố
bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, từ đó đẩy mạnh công tác nghiên cứu
nhằm hình thành cơ sở thực tiễn với đô thị việt Nam. Học hỏi kinh nghiệm thế
giới và Việt hóa giải pháp khai thác không gian phụ nói chung, không gian dịch
vụ phục vụ công cộng nói riêng nhằm khai thác tối ưu dạng không gian này.


97

b. Đối với công tác quy hoạch
Cần có quy hoạch chi tiết nhà cao tầng trong nội đô thành phố Hà Nội, trong
đó cần xác định rõ chức năng quy mô theo từng khu vực dân cư đặc trưng. Cần
có định hướng và quy hoạch khai thác KGN để kết hợp và phân bổ hài hoa hợp
lý cho từng khu vực tránh sự phát triển thiếu đồng bộ, gây hậu quả nghiêm trọng
cho phát triển đô thị bền vững, Cần có quy hoạch chi tiết về phân khu chức năng
dịch vụ công cộng cho từng khu vực cụ thể.

c. Đối với chính sách quản lý
Cần nghiên cứu, soạn thảo để sớm ban hành chính sách từ khuyến khích đến
bắt buộc khai thác, sử dụng không gian phụ trợ trong nhà cao tầng xây chen.
Đồng thời kết nối hoặc chờ sẵn để kết nối với hạ tầng giao thông đô thị.
Tiếp theo cần ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế xây
dựng nhà cao tầng xây chen theo hướng gắn nghĩa vụ với cộng đồng trong công
trình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Tiếng Việt:
1. B.S.Istomin (2013),Tiềm năng kiến trúc KGM của các toà nhà cao tầng,
Lệ Minh biên dịch.
2. Dean Cira (2011), Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam, Ngân hàng
Thế giới.
3. Đỗ Viết Chiến ( 2016), Quá tải hạ tầng nội đô: Nguyên nhân & giải pháp,
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
4. Hoàng Hữu Phê (2017), Mật độ dân cư đô thị- các góc nhìn, Tham luận
Hội thảo “Quản lý phát triển nhà cao tầng Nội đô lịch sử”.
5. Lưu Đức Hải (2015), Kết quả của quy hoạch KGN đô thị, Báo cáo của
Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, tổng hội Xây dựng Việt Nam.
6. L.V. Makopski (2008), “Công trình ngầm GT ĐT”, NXB Xây Dựng, HN.
Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Đức Nguôn biên dịch.
7. Lý Văn Vinh (2017), Quản lý chiều cao công trình – Bất cập & giải
pháp, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
8. Ngô Trung Hải (2017), Cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong quá
trình chuyển hóa không gian đô thị Việt Nam, Luận văn tiến sĩ- đại học Kiến
Trúc.
9. Nguyễn Tuấn Hải (2015), Tổ chức KGN dịch vụ công cộng gắn với bộ
hành khu vực nội đô lịch sử thành phố hà nội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành kiến

trúc- đại học kiến trúc.
10. Nguyễn Hồng Hiệp (2006), Một số vấn đề về nhà cao tầng, Tạp chí Người
Xây dựng, số 8.
11. Nguyễn Tố Lăng (2009), Công tác quản lý phát triển đô thị bền vững,
một số bài học kinh nghiệm, Ky yếu hội thảo khoa học.


12. Nguyễn Hoàng Minh (2017), Kiểm soát phát triển công trình cao tầng –
Kinh nghiệm quốc tế, Tham luận Hội thảo “Quản lý phát triển nhà cao tầng Nội
đô lịch sử”.
13. Nguyễn Xuân Trọng (2010), Thi công hầm và công trình ngầm, Nhà
xuất bản xây dựng.
14. Khuất Tấn Hưng (2017), Nhà cao tầng xây chen trong nội đô: Lợi ích và
hiểm họa, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
15. Phạm Đức Nguyên (2008), Xây dựng chương trình phát triển công trình
xanh Việt Nam từ kinh nghiệm của thế giới, Hội thảo KH Nghiên cứu mô hình
kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Hà
Nội.
16. UBND TP Hà Nội đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(2007), Chương trình nghiên cứu phát triển tổng thể đô thị Thủ đô Hà Nội.
17. Vương Hải Long (2009), Tổ hợp không gian kiến trúc ở trong các khu
đô thị mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại Hà Nội, Luận văn tiến sĩ- đại
học Kiến Trúc.
Tiếng Anh.
18. Bgreen Mark GFA: Green mark gross floor area (GM GFA) incentive
scheme, />


×