Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN CÔNG và HIỆP tác LAO ĐỘNG tại CTY cổ PHẦN IN CÔNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.45 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trải qua 2 tháng thực hiện công tác thực tập tại Công ty Cổ Phần In Công
Thành,đƣợc sự giúp đỡ tận tình,nhiệt huyết của các anh chị, cô chú trong công ty đã
giúp em kết thúc tốt đẹp đơt thực tập của mình.Vậy em xin chân thành gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới những ngƣời trực tiếp và gián tiếp đã giúp đỡ em hoàn thành đợt công tác
thực tập này.
Để hoàn thành kỳ thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo
Th.s Lê Thị Mỹ Dung đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình làm bài
báo cáo thực tập.Đồng thời em xin cảm ơn đến thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh
Doanh đã cho em những kiến thức chuyên ngành để em có thể áp dụng vào thực tế về
công việc và phân tích về đề tài này.
Ngoài ra em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ
Phần In Công Thành đã tận tình giúp đỡ, bày vẽ, hƣớng dẫn và đóng góp ý kiến cho
em để hoàn thành tốt công việc của mình trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty
và hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !

i


CÁC TỪ VIẾT TẮT

Các từ viết tắt

Dịch

CP

Cổ Phần

TNHH



Trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

Tp

Thành phẩm

ii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Số Hiệu


Tên Bảng

Trang

Bảng 2.1

Ngành nghề kinh doanh

13

Bảng 2.2

Các khách hàng công ty

15

Bảng 2.3

Các đối thủ cạnh tranh

16

Bảng 2.4

Các nhà cung ứng

17

Bảng 2.5


Kết quả hoạt động kinh doanh

18

Bảng 2.6

Tình hình sản xuất kinh doanh

19

Bảng 2.7

Số lƣợng công nhân lao động theo chức năng

21

Bảng 2.8

Bảng phân chia cấp bậc công nhân

24

iii


DANH SÁCH SƠ ĐỒ

Số Hiệu

Tên Sơ Đồ


Trang

Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

13

Hình 2.2

Sơ đồ hiệp tác theo quy trình công nghệ

24

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iI
ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................................II
iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ III
DANH SÁCH SƠ ĐỒ ................................................................................................. IV
iv
MỤC LỤC .....................................................................................................................vV
LỜI MỞ ĐẦ ...................................................................................................................1
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ
HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT ..........................................................2

1.1. PHÂN CÔNG LAO ĐộNG ..............................................................................................2
1.1.1.Khái niệm phân công lao động ...............................................................................2
1.1.2.Ý nghĩa của việc phân công lao động .....................................................................2
1.1.3.Yêu cầu đối với phân công lao động ......................................................................2
1.1.4. Các hình thức phân công lao động........................................................................3
1.1.4.1. Phân công lao động theo chức năng ..................................................................3
1.1.4.2. Phân công lao động theo nghề ............................................................................4
1.1.4.3. Phân công lao động theo bậc ..............................................................................4
1.2. HIệP TÁC LAO ĐộNG ...................................................................................................5
1.2.1. Khái niệm của hiệp tác lao động ...........................................................................5
1.2.2. Ý nghĩa của hiệp tác lao động ...............................................................................5
1.2.3. Các hình thức hiệp tác lao động............................................................................5
1.2.3.1. Tổ chức tổ sản xuất .............................................................................................5
1.2.3.2. Tổ chức ca làm việc ............................................................................................6
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ
HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN
CÔNG THÀNH............................................................................................................11
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG Về CÔNG TY CP IN CÔNG THÀNH ............................................11
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty CP In Công Thành ......11
2.1.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................11
2.1.1.2. Quá trình phát triển ...........................................................................................11
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty CP In Công Thành ..........12
2.1.2.1. Chức năng .........................................................................................................12
2.1.2.2.Nhiệm vụ ...........................................................................................................12
2.1.2.3.Cơ cấu tổ chức của công ty ...............................................................................13
2.1.3.Đặc điểm môi trường kinh doanh của Công ty CP In Công Thành .....................13
2.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh .........................................................................................13
2.1.3.2.Đặc điểm sản phẩm kinh doanh.........................................................................14
2.1.3.3.Đặc điểm về thị trƣờng kinh doanh ...................................................................14
v



2.1.3.4.Đặc điểm khách hàng ........................................................................................15
2.1.3.5.Đặc điểm đối thủ cạnh tranh ..............................................................................16
2.1.3.6.Đặc điểm của nhà cung cấp ...............................................................................16
2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP In Công Thành từ năm 2013 đến
năm 2015 .......................................................................................................................18
2.1.4.1.Về doanh thu ......................................................................................................18
2.1.4.2.Về thị phần.........................................................................................................20
2.1.4.3.Về lợi nhận ........................................................................................................20
2.1.5.Những thuận lợi và khó khăn của Công ty CP In Công Thành ............................20
2.1.5.1.Thuận lợi ............................................................................................................20
2.1.5.2.Khó khăn............................................................................................................21
2.2.THựC TRạNG Về CÔNG TÁC PHÂN CÔNG VÀ HIệP TÁC LAO ĐộNG TRONG SảN XUấT CủA
CÔNG TY Cổ PHầN IN CÔNG THÀNH...............................................................................21
2.2.1.Công tác phân công lao động tại công ty Cổ Phần In Công Thành ....................21
2.2.1.1.Phân công lao động theo chức năng ..................................................................21
2.2.1.2. Phân công lao động theo công nghệ ...............................................................222
2.2.2. Các hình thức hiệp tác lao động tại Công ty CP In Công Thành ......................25
2.2.2.1. Hiệp tác lao động về mặt không gian ...............................................................25
2.2.2.2. Hiệp tác lao động về thời gian (hiệp tác theo ca) .............................................26
2.3. ĐÁNH GIÁ NHậN XÉT Về CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐộNG VÀ HIệP TÁC LAO ĐộNG
CủA CÔNG TY CP IN CÔNG THÀNH ................................................................................ 27
2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................................27
2.3.2.Hạn chế .................................................................................................................27
2.3.3.Nguyên nhân .........................................................................................................27
CHƢƠNG 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÔNG TÁC PHÂN
CÔNG LAO ĐỘNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN IN CÔNG THÀNH ...............................................................29
3.1.CƠ Sở Đề XUấT GIảI PHÁP…………………………………………………………29

3.2.MộT Số GIảI PHÁP NHằM HOÀN THIệN CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐộNG VÀ HIệP TÁC
LAO ĐộNG TRONG SảN XUấT ............................................................................................ 29
3.2.1.Hoàn thiện công tác phân công lao động trong tổ sản xuất thành phẩm ............29
3.2.2.Các biện pháp nhằm khuyến khích công nhân cùng nhau tham gia sản xuất tích
cực và hiệp tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành công việc .........................................30
3.2.3.Tổ chức phục vụ nơi làm việc,tạo điều kiện làm việc thỏa mái ...........................32
KẾT LUẬN ..................................................................................................................37
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ..........................................................................................38

vi


LỜI MỞ ĐẦU
Phân công lao động và hiệp tác lao động là hình thức nhất định của mối quan hệ
giữa con ngƣời với con ngƣời trong sản xuất.Phân công lao động là sự song song tồn
tại các hình thức lao động khác nhau nhƣng nó có tính lien kết về công việc.Trình độ
phát triển lực lƣợng sản xuất của xã hội biểu hiện rõ nhất là trình độ phân công lao
động xã hội và hieepj tác lao động liên kết và hỗ trợ nhau một cách hết sức chặt chẽ
trong quá trính sản xuất.Ngày nay cùng sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ
thuật và sự phát triển của xã hội thì vấn đề phân công lao động và hiệp tác lao động
không chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản mà nó đòi hỏi có phƣơng pháp tính toán tỉ mỉ có
khoa học đồng thời kết hợp cả những yếu tố tâm lí vào việc phân công và hiệp tác lao
động.Do đó phân công lao động và hiệp tác lao động không chỉ giúp cho ngƣời lao
động nâng cao tay nghề kinh nghiệm,kĩ năng lao động mà còn phát huy đƣợc tinh thần
đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất tạo bầu không khí làm việc tập thể
tốt từ đó giúp nâng cao năng suất lao động.Cứ nhƣ vậy các doanh nghiệp thực hiện tốt
việc phân công lao động và hiệp tác lao động trong sản xuất mang lại hiệu quả cao
trong kinh doanh và mang tính cạnh tranh trên thị trƣờng
Xuất phát rõ vai trò và ý nghĩa thực tế nói trên, qua thời gian thực tập nghiên
cứu tại nhà máy in Công Thành. Em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài " hoàn thiện

phân công và hiệp tác lao động ở Công Ty Cổ Phần In Công Thành"

1


Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ
HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT
1.1.Phân công lao động
1.1.1.Khái niệm phân công lao động
Phân công lao động là sự chia nhỏ toàn bộ công việc của doanh nghiệp để giao
cho những ngƣời tham gia sản xuất sao cho phù hợp với khả năng của họ về chức
năng, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn,sức khỏe, giới tính, sở trƣờng.
Thực chất phân công lao động trong doanh nghiệp là căn cứ vào tính chất, đặc
điểm của công việc và khả năng, sở trƣờng của ngƣời lao động để thực hiện việc
chuyên môn hóa cho những hoạt động sản xuất khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả lao
động.
1.1.2.Ý nghĩa của việc phân công lao động
Phân công lao động hợp lý tạo điều kiện chuyên môn hóa công cụ lao động, là
yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
Phân công lao động phù hợp với công việc sẽ giúp họ sử dụng tốt nhất trình độ
chuyên môn nghề nghiệp vào quá trình làm việc, tạo cho ngƣời lao động thêm hứng
thú và phát huy hết khả năng, sở trƣờng trong quá trình làm việc nhằm đạt năng suất
lao động cao.
Việc xác định cơ cấu lao động hợp lý giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong
nội bộ từng bộ phận nhằm đảm bảo cân đối đồng bộ quá trình sản xuất là biện pháp tốt
nhất để giảm lãng phí lao động để tăng hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra, phân công lao động hợp lý sẽ giúp cho ngƣời lao động nâng cao đƣợc
trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm và kĩ năng lao động của họ.
1.1.3.Yêu cầu đối với phân công lao động
Yêu cầu chung đối với phân công lao động là phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm

sức lao động, phát huy đƣợc tính chủ động và sáng tạo của mỗi ngƣời, tạo điều kiện
duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng nhƣ sự hứng thú của lao động,
đồng thời vẫn đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vật chất kĩ thuật nhƣ : máy móc
thiết bị, vật tƣ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Khi phân công
lao động cần chi tiết hóa yêu cầu chung trên thành các yêu cầu cụ thể trong từng doanh
nghiệp.Các yêu cầu của phân công lao động là:
-Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công lao động với sự
phát triển của kĩ thuật và công nghệ với các yêu cầu khách quan của sản xuất.
-Đảm bảo mỗi ngƣời có đủ việc làm trên cơ sở mức lao động khoa học, công việc
phải phù hợp với năng lực, sở trƣờng và đào tạo của mỗi ngƣời nhằm mục đích phát
triển con ngƣời một cách toàn diện.
Tuy nhiên, phân công lao động trong doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến
những giới hạn của nó .Các giới hạn đó thể hiện trên các mặt : kỹ thuật –công nghệ,
kinh tế, tâm- sinh lí lao động, xã hội, tổ chức.

2


1.1.4.Các hình thức phân công lao động
1.1.4.1.Phân công lao động theo chức năng
a.Khái niệm:
Phân công lao động theo chức năng là hình thức phân công lao động căn cứ vào
chức năng lao động, vai trò của từng ngƣời lao động trong sản xuất.
Trên thực tế cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thƣờng chia làm hai bộ phận chính:
gián tiếp và trực tiếp sản xuất.Vai trò lao động của hai bộ phận này cũng khác
nhau.Ngƣời lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất phải sử dụng công cụ lao động
tác động vào đối tƣợng lao động để tạo ra sản phẩm, còn ngƣời lao động thuộc bộ phận
gián tiếp lại có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ nhằm đạt đƣợc năng suất
và hiệu quả lao động cao nhất.
b.Cơ sở phân công lao động theo chức năng

Cơ sở phân công lao động theo chức năng là căn cứ vào các chức năng của hoạt
động sản xuất trong doanh nghiệp. Đó là hai chức năng chính: chức năng sản xuất và
chức năng quản lý sản xuất.
c.Đặc điểm của phân công lao động theo chức năng
-Chức năng sản xuất:Nhóm chức năng này do công nhân thực hiện nhiệm vụ của
họ là biến đổi đối tƣợng lao động thành sản phẩm.Nhóm chức năng này gồm hai chức
năng :Chức năng sản xuất chính và chức năng sản xuất phụ.
+Chức năng sản xuất chính:do công nhân thực hiện họ có nhiệm vụ trực tiếp
biến đổi đối tƣợng lao động về hình dạng, kích thƣớc tính chất lý hóa..thành sản phẩm
vật chất.Ví dụ:công nhân may, công nhân hàn, công nhân đổ bê tông.
+Chức năng sản xuất phụ do công nhân phụ thực hiện, họ có nhiệm vụ tạo điều
kiện cần thiết cho công nhân chính làm việc thuận lợi trên cơ sở đó tăng năng suất lao
động.
-Chức năng quản lý sản xuất: do cán bộ ngƣời quản lý thực hiện. Tùy theo ngành
nghề kinh doanh mức độ phức tạp công nghệ sản xuất, phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp mà nhóm này sẽ chiếm tỉ trọng cao hay thấp trong doanh nghiệp.Nhóm này bao
gồm các chức năng.
+Chức năng giám đốc sản xuất:Những ngƣời thực hiện chức năng này là giám
đốc sản xuất, phó giám đốc sản xuất, quản đốc phân xƣởng, trƣởng các bộ phận trong
sản xuất.
+Chức năng quản lý thông tin:là ngƣời lao động kế hoạch sản xuất, vật tƣ,
thống kê, kế toán
+Chức năng quản lý kĩ thuật:kỹ sƣ, kỹ thuật viên, thiết kế, công nghệ, kiểm tra
chất lƣợng sản phẩm
+Chức năng quản lý hành chính do ngƣời lao động hành chính thực hiện
Tóm lại phân công lao động theo chức năng tạo nên cơ cấu lao động chung trong
toàn doanh nghiệp.Tác động phân công lao động này giúp mọi cá nhân và bộ phận làm
3



việc đúng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình đồng thời thực hiện tốt các mối
quan hệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.4.2.Phân công lao động theo nghề
a.Khái niệm
Phân công lao động theo nghề là hình thức phân công lao động theo căn cứ vào
tính chất, đặc điểm quy trình công nghệ, công cụ lao động và đối tƣợng lao động mà
đề ra những yêu cầu đối với ngƣời lao động về sự hiểu biết về kỹ thuật và công việc.
Đây là hình thức phân công lao động cơ bản phổ biến nhất trong doanh nghiệp
bởi vì nó phụ thuộc vào kĩ thuật và công việc.
b.Cơ sở phân công lao động theo nghề
Để phân công lao động hợp lý cần căn cứ vào các tính chất, đặc điểm công việc
mà lựa chọn ngƣời lao động phù hợp nhất đảm bảo công việc đó.Kết quả của hình thức
phân công này là chức năng sản xuất đƣợc chia thành nhiều nghề.
Thực hiện quá trình phân công lao động theo nghề không những chỉ chú trọng
đến công tácđào tạo lại nghề mà còn phải quan tâm đến đào tạo bổ sung nghề cho
ngƣời lao động nhằm đáp ứng yêu cầu càng cao về chất lƣợng sản phẩm.
c.Đặc điểm của phân công lao động theo nghề
Tùy theo mức độ của chuyên môn hóa phân công lao động theo công nghệ đƣợc
chia thành 2 loại:
-Phân công lao động theo đối tƣợng : là hình thức phân công trong đó một công
nhân hay một nhóm công nhân thực hiện một tổ nhóm có công việc tƣơng đối trọn vẹn
chuyên chế tạo một sản phẩm hay một chi tiết nhất định của sản phẩm.Đây là hình
thức phân công đơn giản, dễ thực hiện nhƣng cho năng suất không cao, thƣờng đƣợc
áp dụng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hay thủ công.
Phân công lao động theo bƣớc công việc: là hình thức phân công trong đó mỗi
công nhân chỉ đƣợc thực hiện một hoặc một vài bƣớc công việc trong chế tạo ra sản
phẩm hoặc chi tiết.Hình thức này sử dụng phổ biến trong sản xuất hàng loạt, là sự phát
triển sâu hơn phân công lao động theo đối tƣợng.
1.1.4.3.Phân công lao động theo bậc
a.Khái niệm

Phân công lao động theo bậc là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng
các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của nó để bố trí lao động phù
hợp.Hình thức này nhằm sử dụng trình độ lành nghề của công nhân phù hợp với mức
độ phức tạp của công việc.
b.Cơ sở phân công lao động theo bậc
Để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả khi phân công lao động theo bậc thì phải căn
cứ vào mức độ phức tạp và trình độ lành nghề của ngƣời lao động
-Mức độ phức tạp đƣợc đánh giá theo ba tiêu chuẩn :
+Mức độ chính xác công nghệ khác nhau
4


+Mức độ chính xác về kỹ thuật khác nhau
+Mức độ quan trọng khác nhau
-Trình độ lành nghề của ngƣời lao động thể hiện qua hai yếu tố :
+Sự hiểu biết của công nhân về công nghệ, về thiết bị
+Kĩ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất: cấp bậc công nhân nhỏ hơn hoặc
cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân đƣợc thi qua nâng bậc
c.Đặc điểm của phân công lao động theo bậc
Phân công lao động theo bậc có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng đúng đắn
trình độ lành nghề,phát huy đầy đủ năng lực,chủ động sáng tạo của họ trong lao động
sản xuất.
Phân công lao động theo bậc còn là cơ sở để thực hiện chế độ trả lƣơng theo chất
lƣợng công việc lao động qua bậc công việc.
Phân công lao động theo bậc là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch đào tạo,nâng
cao trình độ lành nghề cho ngƣời lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất.
1.2.Hiệp tác lao động
1.2.1.Khái niệm của hiệp tác lao động
Hiệp tác lao động là sự phối hợp công tác giữa những ngƣời tham gia lao
động,giữa những bộ phận trong cung một quá trình hay các quá trình sản xuất khác

nhau nhƣng có mối quan hệ về thời gian và không gian.
Hiệp tác về không gian trong các doanh nghiệp thƣờng có những hình thức cơ
bản: Hiệp tác giữa các phân xƣởng chuyên môn hóa; Hiệp tác giữa các bộ phận chuyên
môn hóa; Hiệp tác những ngƣời lao động với nhau trong tổ sản xuất.
Hiệp tác về thời gian là sự tổ chức ca làm việc trong một ngày đêm tại doanh
nghiệp
1.2.2.Ý nghĩa của hiệp tác lao động
Tổ chức lao động tốt thì sẽ tạo điều kiện cho guồng máy hoạt động đồng bộ,cân
đối; tăng cƣờng việc quản lý theo bộ phận nhằm phát huy khả năng của ngƣời lao động
đồng thời giảm bớt thời gian lãng phí do mất cân đối gây nên.
Hiệp tác lao động tốt sẽ phát huy đƣợc tinh thần đoàn kết,giúp đỡ nhau trong quá
trình lao động và tạo đƣợc bầu không khí làm việc tập thể tốt.Ngƣời lao động sẽ học
hỏi thêm kinh nghiệm,tác phong làm việc và lối sống,tạo điều kiện để ngƣời lao động
phát triển toàn diện.
1.2.3.Các hình thức hiệp tác lao động
1.2.3.1.Tổ chức tổ sản xuất
a.Khái niệm tổ sản xuất
Tổ sản xuất là bao gồm tập thể ngƣời lao động cùng nghề và khác nghề phối hợp
với nhau một cách chặt chẽ để cùng hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định.
Tổ sản xuất là hình thức hiệp tác lao động phổ biến nhất trong các doanh nghiệp
sản xuất vật chất.Tổ sản xuất đƣợc coi là đơn vị sản xuất tập thể nhỏ nhất cần đƣợc
5


quan tâm về mọi mặt nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
của toàn doanh nghiệp.
b.Nhiệm vụ của tổ sản xuất
-Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức những chỉ tiêu kế hoạch đƣợc
giao
-Chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trƣơng,chính sách,quy định của doanh

nghiệp và nhà nƣớc
-Tổ chức tƣơng trợ,kèm cặp,bồi dƣỡng nâng cao trình độ lành nghề của các công
nhân trong tổ
-Tổ chức thực hiện các phong trao thi đua lao động sản xuất trong nội bộ tổ sản
xuất
c.Các hình thức tổ sản xuất
Thực tế, tùy theo đặc điểm của công việc mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức tổ
chức tổ sản xuất hợp lý.Những hình thức tổ chức tổ sản xuất hợp lý bao gồm:
-Tổ sản xuất chuyên môn hóa:bao gồm những ngƣời lao động cùng nghề,cùng
hoàn thành những công việc có quá trình công nghệ giống nhau.
Ví dụ :tổ giao nhận nguyên liệu,tổ cấp đông
-Tổ sản xuất tổng hợp:là tổ sản xuất bao gồm những công nhân có nhiều nghề
khác nhau nhƣng cùng thực hiện những công việc có cùng quá trình sản xuất thống
nhất
-Tổ sản xuất theo ca:là tổ sản xuất mà tất cả thành viên cùng làm việc trong một
ca.Nhƣ tổ dệt ca A và tổ nhuộm ca B
-Tổ sản xuất theo máy:là tổ sản xuất gồm nhiều công nhân cùng đƣợc giao nhiệm
vụ trông coi một máy hay hệ thống máy hoạt động liên tục trong 2 hay 3 ca
1.2.3.2.Tổ chức ca làm việc
a.Khái niệm
Tổ chức ca làm việc là việc sắp xếp,bố trí thời gian làm việc trong ngày,làm việc
cho các nhóm,tổ sản xuất nhằm đảm bảo sự hiệp tác lao động về mặt thời gian.
b.Yêu cầu đối với ca làm việc
-Tổ chức ca làm việc phải đảm bảo cho quá trình sản xuất hoạt động liên tục.Yêu
cầu rất quan trọng đối với các loại sản phẩm có chu kì sản xuất dài hơn một ca làm
việc.
-Tổ chức ca làm việc phải đảm bảo sử dụng máy móc thiết bị và thời gian trong
ca làm việc có hiệu quả.Khi doanh nghiệp đầu tƣ máy móc thiết bị thƣờng muốn khai
thác triệt để thời gian máy nhằm tạo ra sản phẩm,giảm hao mòn vô hình.Yêu cầu này
phải đảm bảo có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý và xác định số ca làm việc ngày

đêm phải khoa học.

6


-Tổ chức ca làm việc phải đảm bảo sức khỏe và có chế độ cho ngƣời lao
động.Yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp khi tổ chức ca làm việc phải tính đến thời
gian nghỉ ngơi của công nhân trong ca làm việc và chế độ phù hợp khi bố trí ngƣời lao
động làm ca đêm,làm thêm giờ.
-Tổ chức ca làm việc phải tiết kiệm diện tích sản xuất và tăng nhanh vòng quay
vốn cố định và vốn lƣu động
c.Nội dung của tổ chức ca làm việc
-Xác định số ca làm việc trong một ngày đêm
Công thức tính số ca làm việc trong một ngày đêm:
K=

𝑄𝑁Đ
𝑞𝑐

Trong đó:
+QNĐ là nhiệm vụ sản xuất mà doanh nghiệp giao cho nơi làm việc ttrong một
ngày đêm
+qc là năng lực sản xuất của nơi làm việc trong một ca
+K là số ca làm việc trong một ngày đêm
Tuy nhiên trên thực tế,doanh nghiệp thƣờng giao nhiệm vụ cho các phân
xƣởng,tổ sản xuất theo từng tháng theo từng quý nên ta co thể xác định nhiệm vụ sản
xuất một ngày đêm:
Qnđ=

𝑄𝐾

𝑇𝐾

+QK là nhiệm vụ sản xuất doanh nghiệp giao cho nơi làm việc trong một
kì(tháng,quý,năm)
+ TK là tổng số ngày làm việc chế độ có thể huy động đƣợc trong một kì
Năng lực sản xuất của nơi làm việc trong một ca có thể đƣợc xác định theo năng
suất của máy hay sản lƣợng giao cho công nhân.Công thức xác định nhƣ sau:
qc = WM x n = Wh x n x Tca
Hay qc = Msl x Lđb x I3
Trong đó:
+WM : là năng suất bình quân của một máy.
+n : là tổng số máy đƣợc bố trí làm việc một ca.
+Wh : là năng suất bình quân của một máy trong một giờ.
+Tca : là thời gian ca làm việc theo quy định.
+Msl : là mức sản lƣợng giao cho một công nhân trong một ca.
7


+Lđb : là tổng số công nhân trực tiếp đƣợc giao mức lao động bố trí làm việc một ca.
+I3 : là tỷ lệ hoàn thành mức cho phép.
-Bố trí thời gian đi ca:
Thời gian ca làm việc là khoảng thời gian mà ngƣời lao động phải lao động tại
nơi làm việc theo quy định của doanh nghiệp.Thời gian làm việc đã đƣợc Nhà nƣớc
quy định trong bộ luật lao động.Tùy theo đặc điểm từng doanh nghiệp mà họ bố trí
thời gian đi ca phù hợp.
Tuy nhiên,thƣờng thì các doanh nghiệp bố trí thời gian đi ca đối với ca làm việc
8 giờ(3 ca ngày đêm)
+Ca 1:bắt đầu từ 06h00 đến 14h00
+Ca 2:bắt đầu từ 14h00 đến 22h00
+Ca 3:bắt đầu từ 22h00 đến 06h00 sáng hôm sau

-Chế độ đảo ca:
Khi các doanh nghiệp tổ chức nhiều ca làm việc trong một ngày đêm thì không
thể không lập kế hoạch đổi ca nhằm đảm bảo sản xuất bình thƣờng và gìn giữ sức khỏe
cho ngƣời lao động.
Có thể áp dụng hình thức đổi ca ca bản nhƣ sau:
+Chế độ đổi ca thuận có ngày nghỉ trong tuần
Bảng 1: Biểu đồ đảo ca thuận
Ngày
thứ

1

2

3

4

5

6

Ca1

A

A

A


A

A

Ca2

B

B

B

B

Ca3

C

C

C

C

7

8

9


10

11

12

13

A

C

C

C

C

C

B

B

A

A

A


A

C

C

B

B

B

B

14

15

16

C

B

B

A

A


C

C

B

B

A

A

Với A,B,C là các tổ chức ca làm việc theo ca theo tuần(6 ngày);ngày thứ bảy và
thứ 14 là những ngày nghỉ trong tuần.
Nhƣ vậy,từ ca 1 chuyển sang ca 2 thì ngƣời lao động đƣợc nghỉ 48h,từ ca 2
chuyển sang ca 3 ngƣời lao động đƣợc nghỉ 48h,từ ca 3 chuyển sang ca 1 ngƣời lao
động đƣợc nghỉ 24h.
+Chế độ đảo ca nghịch có một ngày nghỉ trong tuần:

8


Bảng 2:Biểu đồ đổi ca nghịch
Ngày
thứ

1

2


3

4

5

6

Ca 1

A

A

A

A

A

Ca 2

B

B

B

B


Ca 3

C

C

C

C

7

8

9

10

11

12

13

A

B

B


B

B

B

B

B

C

C

C

C

C

C

A

A

A

A


14

15

16

B

C

C

C

C

A

A

A

A

B

B

Với A,B,C là các tổ làm việc theo ca theo tuần(6 ngày) ;ngày thứ bảy và thứ 14
là những ngày nghỉ trong tuần.

Nhƣ vậy,từ ca 3 chuyển sang ca 2 thì ngƣời lao động đƣợc nghỉ trong 32h,từ ca 2
chuyển sang ca 1 thì ngƣời lao động nghỉ trong 32h,từ ca 1 chuyển sang ca 3 ngƣời lao
động nghỉ trong 56h.
*Một số chế độ đảo ca khác:
+Chế độ đảo ca bảo sản xuất liên tục nhƣng công nhân vẫn đƣợc nghỉ một ngày
trong tuần:
Những doanh nghiệp do yêu cầu sản xuất liên tục, chịu sức ép lớn bởi nhiệm vụ
sản xuất thƣờng sử dụng chế độ đổi ca này để có thể sản xuất liên tục mà ngƣời lao
động vẫn thay nhau nghỉ 1 ngày trong tuần ta có thể có các phƣơng án sau :
Nếu quy mô sản xuất lớn, có nhiều nơi làm việc giống nhau thì có 6 tổ làm việc
3 ca (mỗi nơi làm việc bố trí 3 tổ đi 3 ca) thì bố trí thêm 1 tổ làm việc ở cả 2 nơi làm
việc, trên cơ sở đó mà bố trí từng tổ nghỉ 1 ngày trong tuần.
Nếu quy mô sản xuất còn nhỏ, có thể bố trí thêm một hay vài lao động ngoài
định biên chính thức để thay nhau nghỉ 1 ngày trong tuần.
+Chế độ đảo ca 3 ngày 1 lần:
Trong trƣờng hợp các doanh nghiệp tổ chức làm 3 ca thì trong 1 ngày - đêm có 1
ca 3(làm đêm). Nếu cứ 6 ngày mới thực hiện chế độ đảo ca thì sẽ ảnh hƣởng đến sức
khỏe của ngƣời lao động và chất lƣợng sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này
thƣờng thực hiện các chế độ đảo ca 3 ngày 1 lần mà vẫn đảm bảo thời gian nghỉ theo
qui định của 1 công nhân sau 1 tuần hay 1 tháng làm việc.
-Tổ chức làm ca đêm
Thời giờ làm việc đƣợc tính là làm việc ban đêm đƣợc pháp luật lao động của
nhà nƣớc quy định nhƣ sau :
+Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc đƣợc tính từ 22h đến 6h
+Từ Đà Nẵng trở vào phía Nam đƣợc tính từ 21h đến 5h

9


Ngƣời lao động mà làm việc ban đêm thì đƣợc trả lƣơng thêm ít nhất là 30% của

tiền lƣơng làm việc vào ban ngày.
Thời gian nghỉ ngơi đƣợc quy định đối với ca đêm làm việc liên tục là 45 phút/ca
Những khó khăn của ngƣời làm việc ban đêm:
+Về mặt sinh lí không phù hợp do thói quen con ngƣời ngủ vào ban đêm nên
khi làm ca đêm thƣờng hay mệt mỏi buồn ngủ
+Điều kiện làm việc không thuận lợi bằng ca ngày nhƣ ánh sáng nhiệt độ...
Vì vậy khi tổ chức làm ca đêm các doanh nghiệp nên đảm bảo yêu cầu sau:
+Tổ chức tốt công tác chuẩn bị sản xuất cho ca làm việc ban đêm
+Luôn cử cán bộ lãnh đạo có thuẩm quyền cùng đi làm việc vào ca đêm để giải
quyết những khó khăn vƣớng mắc khi công nhân gặp phải và động viên họ hƣớng dẫn
sản xuất
+Tổ chức tốt công tác phục vụ chế độ cho ngƣời lao động ca đêm
+Áp dụng các chế độ thƣởng hợp lý đối với những công nhân hoàn thành và
hoàn thành vƣợt mức trong ca đêm

10


Chƣơng 2:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ
HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN
CÔNG THÀNH
2.1.Khái quát chung về Công ty CP In Công Thành
2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty CP In Công
Thành
2.1.1.1.Lịch sử hình thành
Đứng trƣớc nền kinh tế đang phát triển bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn đứng
vững cũng bắt lấy thời cơ để phát triển,Công ty Cổ Phần In Công Thành cũng
vậy.Nhận thấy thị trƣờng đang rất cần dịch vụ in ấn về giấy tờ,biểu mẫu,sổ sách…nên
công ty đã lập nên Công ty CP In Công Thành để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.
Công ty CP In Công Thành đƣợc thành lập vào ngày 10 tháng 02 năm 2004 tại

Đà Nẵng.Công ty CP In Công Thành sản xuất ra nhiều sản phẩm và đây là điểm mạnh
của công .
-Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN IN CÔNG THÀNH
-Tên giao dịch :CONG THANH PRINTING JONT STOCK COMPANY
-Địa chỉ :263 Hoàng Diệu-kiệt 27/1 Nguyễn Trƣờng Tộ,Phƣờng Bình Yên,quận
Hải Châu,TP Đà Nẵng
-Số điện thoại :05103 889 666

Fax:0511574259

-website:WWW.Congthanh.vn
-Email :
Ngành nghề của công ty CP In Công Thành là “in ấn” các loại giấy tờ theo yêu
cầu của khách hàng là chính và còn kinh doanh một số lĩnh vực khác nhƣ buôn bán đồ
dùng cho gia đình,buôn bán phụ tùng máy móc …
2.1.1.2.Quá trình phát triển
Sau khi thành lập thì công ty chính thức đi vào hoạt động.Đầu tiên công ty chỉ là
mở ra cá thể để kinh doanh nhƣng trải qua 5 năm thì công ty chuyển sang DN Tƣ
Nhân và dần sau đó công ty lần lƣợt chuyển sang công ty TNHH Công Thành và cho
đến bây giờ là Công ty CP In Công Thành.
Sau khi chuyển qua công ty CP thì đã trải qua 2 lần đăng kí giấy phép kinh doanh
+Đăng kí lần đầu :22/10/2012
+Đăng kí lần hai :25/11/2013
Qua 12 năm kinh doanh Công ty CP In Công Thành đã khẳng định vị thế của
mình trên thị trƣờng là một công ty in ấn đẹp,nhanh,chất lƣợng tốt,giá tốt nhất trên tp
Đà Nẵng.Với sự quản lý đúng đắn và công nhân tích cực đã giúp cho công ty tiến xa
hơn trên thị trƣờng và mở rộng quy mô sản xuất.Hiên giờ công ty có hai văn phòng ở
ĐN và Hội An.Việc đầu tƣ xây dựng phân xƣởng,mua máy móc hiện đại cộng với quy
mô lớn giúp cho công ty cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng.


11


Cùng với dòng chảy hội nhập công ty đang nổ lực xây dựng thƣơng hiệu với mục
đích “tiết kiệm và hiệu quả: Với phƣơng châm của công ty:”Công ty Cổ Phần In Công
Thành nổ lực hết mình cùng bạn xây dựng thƣơng hiệu để thành công”công ty đang
dần phát triển và khẳng định vị thế của công ty trên thị trƣờng.
2.1.2.Chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty CP In Công Thành
2.1.2.1.Chức năng
- Giám đốc: là ngƣời đứng đầu công ty, quyết định mọi hoạt động của công ty,
đƣa ra chiến lƣợc, phƣơng thức quản lý kinh doanh, khen thƣởng, đề bạt, kỷ luật cán
bộ công nhân viên.
- Phó Giám Đốc :Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động
của công ty theo sự phân công của Giám đốc.
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công và chịu
trách nhiệm trƣớc Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
- Bộ phận kế toán: theo dõi, quản lý tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của
công ty, cung cấp thông tin cho Giám Đốc để có kế hoạch kịp thời trong quá trình ra
quyết định về tài chính.Tham mƣu phƣơng hƣớng, biện pháp, quy chế quản lý tài
chính, thực hiện các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho
hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng qui chế, chế độ theo quy định hiện hành.
- Bộ phận kinh doanh: điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh ở khâu mua bán
nhƣ:
+Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện
+ Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân
phối
+Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu
cho doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các bộ phận liên quan nhƣ Kế toán, Sản xuất, Phân phối,...nhằm
mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng

- Phòng thiết kế : thiết kế ra mẫu mã đẹp theo yêu cầu của khách hàng.
- Phân xƣởng in offset : phụ trách in ấn,chuẩn bị vật tƣ đảm bảo về kĩ thuật và
máy móc trong quá trình in và bồi dƣỡng tay nghề cho công nhân.
2.1.2.2.Nhiệm vụ
- Nghiên cứu thị trƣờng, mở rộng mạng lƣới phân phối, tăng doanh thu, củng cố
phát triển công ty để đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh trên cơ sở nắm bắt thị trƣờng và năng lực
kinh doanh của công ty.
- Hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ Nhà nƣớc quy định.
- Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà
nƣớc theo quy định của pháp luật.

12


- Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp phù hợp với sự phát
triển của công ty.
2.1.2.3.Cơ cấu tổ chức của công ty
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN
KINH DOANH

PHÕNG
THIẾT KẾ

BỘ PHẬN
KẾ TOÁN


PHÂN
XƢỞNG IN
(Nguồn:Phòng kinh doanh)

Hình 2.1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Nhận xét :Cơ cấu tổ chức của công ty CP In Công Thành tuy đơn giản,mọi phòng
ban đều nằm dƣới sự giám sát của giám đốc và phó giám đốc.Dựa trên đặc điểm quy
trình sản xuất công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty và để đảm bảo việc quản lý
sản xuất có hiệu quả công ty tổ chức cơ cấu theo hình thức tập trung.Trong cơ cấu
quản lý tổ chức phòng ban mỗi bộ phận đều có quyền hạn và nghĩa vụ riêng tuy nhiên
vẫn tác động qua lại phục vụ lẫn nhau.
2.1.3.Đặc điểm môi trường kinh doanh của Công ty CP In Công Thành
2.1.3.1.Lĩnh vực kinh doanh
Công ty CP IN Công Thành hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhƣng chủ yếu là vực
in ấn - thiết kế - chế bản ( sách, báo, niêm giám ).
Một số ngành nghề khác của công ty
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh
Mã ngành

Mô tả

Ngành chính

4649

In ấn

Y


4659

Buôn bán máy móc thiết bị,phụ tùng khác

N

73100

quảng cáo

N

74100

hoạt động thiết kế chuyên dụng

N

8219

Photo chuẩn bị đặt biệt,hỗ trợ các văn phòng khác

N

(Nguồn:Phòng kinh doanh)
13


2.1.3.2.Đặc điểm sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm công ty rất đa dạng,nhiều mẫu mã đẹp về màu sắc,hình thức,kích

thƣớc,hoa văn,chất lƣợng giấy và theo yêu cầu của khách hàng hoặc khách hàng cho
lựa những thiết kế của công ty.
Các sản phẩm của công ty
In bao bì giấy
In brochure
In catolague
In hóa đơn GTGT
In hộp giấy
In lịch
In nhãn bao bì
In offset
In Poster
In Profile
In sách
In sách-báo-tạp chí
In tem nhãn sản phẩm
In thiệp mời
In túi giấy
In vé
Chất lƣợng thì phân thành hai loại là chất lƣợng giấy và chất lƣợng mực
Loại1 :giấy dày,màu sáng,loáng bóng,độ phản xạ ánh sáng cao
Loại 2: giấy mỏng,màu tối,có độ nhám
Việc lựa chọn chất lƣợng mực in cũng rất quan trọng
Loại 1:mực đậm khi in lên giấy đẹp,rõ nét,có độ bão hòa màu,không bị nhem
Loại 2:mực khi in lên giấy có thể nhạt nhòa về màu sắc,có thể in bị nhòe..
Tùy theo khách hàng đặt hàng với giá cả và sự lựa chọn của họ mà công ty sẽ sản
xuất ra sản phẩm
2.1.3.3.Đặc điểm về thị trường kinh doanh
Trong thời kì cạnh tranh quyết liệt nhƣ hiện nay việc xây dựng một thƣơng hiệu
và chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng là điều đáng đƣợc quan tâm.Bởi các công ty ở

khu vực miền trung này cũng cạnh tranh về các sản phẩm dịch vụ này.Bởi thế công ty
14


cũng đang trên đà phát triển xây dựng kế hoạch để mở rộng thị trƣờng để đánh bật
những đối thủ khác.
Thị trƣờng chủ yếu của công ty hiện nay là khu vực miền trung nhƣ Quảng
Nam,Đà Nẵng là chủ yếu và hoạt động ở nhiều tỉnh thành khác nhƣ Huế,Quảng
Trị,Bình Định..và đặt biệt công ty đang dần mở rộng sản xuất và hƣớng tới thị trƣờng
khu vực Tây Nguyên.
2.1.3.4.Đặc điểm khách hàng
Khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại
của một công ty.Bởi vậy nhiều công ty có dán những câu đặc biệt nhƣ :”Khách hàng
là những ngƣời trả lƣơng cho chúng tôi” hoặc “Khách hàng là thƣợng đế”…
Công ty CP In Công Thành cũng vậy rất chú trọng đến khách hàng.Thƣờng là
những khách hàng quen thuộc đã đặt những đơn đặt hàng mang tính lặp lại và cũng có
nhiều khách hàng mới đặt đơn đặt hàng đến công ty.Khách hàng của công ty bao
gồm:các khách sạn,nhà hàng,các hãng xe,các công ty du lịch,bệnh viện,các shop,các
công ty sản xuất…
Bảng 2.2: Các khách hàng của công ty
Khách hang

Sản lƣợng tiêu thụ (cái)

Hãng taxi Mai Linh

15.000

Bệnh viện Hoàng Mỹ


12.500

Ngân hàng AGRINBAN

30.000

Brillian hotel

10.200

Annatala
Bà Nà Hills

500
25.500

Dinco

2.000

BeBe

1.000

Mƣờng Thanh hotel
Phố Son (bất động sản)

15.000
7.000


Giày BQ

500

FM Style

3.000

À La carte

5.000
(Nguồn:Phòng kinh doanh)
15


Đây là các khách hàng quen thuộc của công ty và còn rất nhiều khách hàng
khác.Việc xác định khách hàng mục tiêu của công ty là những khách sạn,nhà hàng lớn
sẽ đem lại nhiều lợi thế cho công ty sẽ có đƣợc nhiều lợi nhuận,tập trung làm một sản
phẩm nhƣng cũng có mặt trái là sẽ không có đủ thời gian để nhận đơn đặt hàng khác
và có nhiều khách hàng mới hơn nữa.
2.1.3.5.Đặc điểm đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh gần nhất của một công ty là những đối thủ tìm cách thỏa mãn
cùng những khách hàng và nhu cầu giống nhau và sản xuất ra những sản phẩm tƣơng
tự.Ngành in ấn là ngành khá phổ biến đang có vị thế trên thị trƣờng và các công ty in
ấn cần xác định rõ các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trƣờng.Việc xác định đối
thủ là ai sẽ giúp mình có những hƣớng đi hợp lý để cạnh tranh trên thị trƣờng.
Bảng 2.3: Các đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh

Đặc điểm


Công ty TNHH Giao Thời

Sản phẩm có nhiều mẫu mã,phong
phú,đẹp,có thể in trên mọi chất liệu đặc
biệt là vải,in thẻ nhựa và có thể tổ chức sự
kiện

Công ty TNHH IN GRB

Công ty sản xuất nhiều sản phẩm
đẹp,phong phú và có kết hợp vơí các văn
phòng phẩm khác để tạo nên thị trƣờng
tiêu thụ mạnh

Công ty CP In và Dịch Vụ Đà Nẵng

Công ty này rất lớn ngoài việc in ấn công
ty còn xuất khẩu các loại sản phẩm in và
các loại máy móc in,các vật tƣ ngành in

Công ty TNHH Thƣơng Mại và Dich Vụ
Kiến Vàng

Ngoai việc công ty in trên giấy thi công ty
còn sản xuất ra nilon và in tren bao bì
nilon, sản phẩm rất đẹp và đa dạng
(Nguồn :Phòng Kinh Doanh)

Công ty đi vào hoạt động phải gặp rất nhiều khó khăn,cạnh tranh với nhiều công

ty lớn thành lập lâu năm nhƣ công ty TNHH Giao Thời,công ty TNHH In GRB,…Đây
là những đối thủ đáng lo ngại vì chiếm một lƣợng khách hàng rất lớn và rất trung
thành.Vì vậy công ty không ngừng cải tiến về chất lƣợng sản phẩm và tạo thêm nhiều
sản phẩm mới đa dạng hơn để tạo đƣợc thƣơng hiệu vững chắc và có chỗ đứng trên thị
trƣờng.
Ngoài ra còn có nhiều công ty mới thành lập đang trên đà phát triển vì vậy công
ty nên có những chính sách phù hợp về giá,chất lƣợng và phục vụ khách hàng chu đáo.
2.1.3.6.Đặc điểm của nhà cung cấp
Đối với các nhà sản xuất nguyên vật liệu là yếu tố rất quang trọng trong việc cấu
thành sản phẩm.Vì vậy cần chú trọng đến các nguồn cung cấp vật liệu cho công ty,việc
16


quan hệ tốt với nhà cung ứng nguyên vật liệu sẽ rất tốt cho việc mua nguyên vật liệu
và vận chuyển.Hiện nay các nhà cung ứng cho công ty là những nhà cung ứng lâu dài
và có uy tín đƣợc công ty lựa chọ để đặt hàng.Vì là các nhà cung ứng quen thuộc và
đơn đặt hàng lặp lại nên công ty thƣờng chỉ gọi điện thoại hay nhắn tin để đặt hàng
chứ không cần phải gặp mặt bàn bạc để lãng phí thời gian.
Hiện nay công ty cũng đang cần đến những nhà cung ứng mới tốt hơn công ty đã
có chính sách quản cáo công ty của minh nhƣ lên tivi,facebook,zalo để các nhà cung
ứng tiềm kiếm đến công ty để đàm phán
Công ty có mối quan hệ với nhà cung ứng rất rộng.Có thể là ở Đà Nẵng,các TP
của tỉnh và có cả TP Hồ Chí Minh..
Bảng 2.4: Các nhà cung ứng
Các nhà cung ứng

Nguyên vật liệu

Công ty CP Sản Xuất và Đầu Tƣ Kim Sơn


Giấy

Công ty CP Thƣơng Mại Hồng Quảng

Giấy

Công ty CP Giấy và Bao Bì SIC

Giấy

Công ty TNHH Thƣơng Mại LNT

Giấy

Công ty CP Giấy Phùng Vĩnh Hƣng

Giấy

Công ty Giấy Lan Vy

Giấy

Công ty CP Kinh Doanh Long Vân

Keo

Công ty TNHH Công Nghệ Cực Tím

Mực


Công Ty TNHH Liên Doanh Hóa Chất Arirang

Mực

Công Ty TNHH Totality

Mực

Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Thƣơng Mại & Dịch Vụ Mãn Thành

Mực

Công ty CP DTP

Mực
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Tuy nhiên công ty vẫn lựa chọn những nhà cung ứng gần để có thể kịp thời cung
cấp nguyên vật liệu để kịp tiến độ sản xuất,giảm chi phí vận chuyển hoặc có thể giảm
giá.Công ty luôn ƣu tiên chọn các nhà cung ứng ở ở Đà Nẵng và khu vực tỉnh Quảng
Nam.

17


2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP In Công Thành từ năm
2013 đến năm 2015
2.1.4.1.Về doanh thu
Bảng 2.5:Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính:Triệu Đồng

Chỉ tiêu
1
2

3
4
5
8
10
11
12
13
14
15

16
17

18

Doanh thu sản xuất
và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu thuần về
sản xuất và cung cấp
dịch vụ (10= 1-2)
Giá vốn hàng hóa
Lợi nhuận gộp về
sản xuất và cung cấp

dịch vụ (20= 10-11)
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí khác
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
Thu nhập khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận
trƣớc thuế (50= 40+
30)
Chi phí thuế TNDN
hiện hành
Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế
TNDN (60=50-5152)


số

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1


13.396.523.514

16.454.125.050

25.660.751.252

10

13.396.523.514

16.454.125.050

25.660.751.252

11

9.369.178.252

11.756.463.376

19.479.704.917

4.027.345.262

4.697.661.675

6.181.046.335

22


875.215.357

750.253.675

1.050.323.131

23

8.623.456.231

5.869.725.365

10.101.345.236

24

56.037.165

48.786.457

24.363.425

30

879.615.725

903.321.275

1.010.321.125


31
40

13.221.375
54.438.725

8.895.872
45.037.165

15.525.375
30.502.334

50

934.054.450

948.358.440

1.040.823.459

51

22.567.120

25.170.871

30.390.545

911.487.330


923.187.569

1.010.432.914

2

20

52

60

(Nguồn :Phòng kinh doanh)

18


Từ bảng trên ta có thể tính tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm :
 Từ bảng trên ta có thể tính tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các
năm :
Bảng 2.6:Tình hình sản xuất kinh doanh
Năm 2014 so năm 2013

Năm 2015 so năm 2014

Chỉ tiêu


số


Chênh lệch

Doanh thu sản xuất và
cung cấp dịch vụ

1

3.057.601.536

22,82

9.206.626.202

55.95

Các khoản giảm trừ
doanh thu

Tỷ

Tỷ

trọng
(%)

Chênh lệch

trọng
(%)


2

Doanh thu thuần về
sản xuất và cung cấp
dịch vụ

10

3.057.601.536

22.82

9.206.626.202

55.95

Giá vốn hàng hóa

11

2.387.285.124

25,48

70723.241.541

65,69

Lợi nhuận gộp về sản

xuất và cung cấp dịch
vụ

20

670.316.413

16,64

1.183.384.660

31,58

Chi phí tài chính

22

- 154.961.682

- 17,71

300.069.456

39,1

-31,93

4.231.619.871

72,09


Chi phí quản lý doanh
nghiệp

23

2.753.730.866

Chi phí khác

24

- 7.250.708

- 12,94

-24.423.032

-50,06

Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh

30

23.705.550

2,69

106.999.850


11,85

Thu nhập khác

31

- 4.325.503

-32,72

6.629.503

74,52

Lợi nhuận khác

40

-9.401.560

- 17,27

- 14.534.831

- 32,27

Tổng lợi nhuận trƣớc
thuế


50

14.303.990

1,53

92.465.049

9,75

51

2.603.751

11,54

5.219.674

20,74

11.700.239

1,28

87.245.345

9,45

Chi phí thuế TNDN
hiện hành

Chi phí thuế TNDN
hoãn lại

52

Lợi nhuận sau thuế
TNDN

60

(Nguồn:Phòng kinh doanh)
19


×