Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Công tác xã hội nhóm trong việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo trợ xã hội III, tây mỗ, từ liêm, hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.91 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC BÉ

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI III, TÂY MỖ, TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 876 01 01

LUẬN VĂN THẠC

C NG T C

HỘ

NGƯỜ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN HỮU MINH

HÀ NỘI, 2018


LỜ CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn Thạc sĩ Cơng tác xã hội về “Cơng tác xã
hội nhóm trong việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ em mồ côi tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội III, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Hữu Minh. Những tư
liệu trích dẫn trong luận văn hồn tồn trung thực.
Kết quả nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu


nào trong cùng lĩnh vực. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
T C G Ả LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ngọc Bé


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM TRONG
VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NẮNG SỐNG CHO TRẺ EM MỒ CÔI ....................................... 12
1.1. Các khái niệm cơng cụ ........................................................................................... 12
1.2. Tiến trình Cơng tác xã hội nhóm và kỹ thuật tác nghiệp ...................................... 16
1.3. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu................................................................................... 23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng sống của trẻ em mồ cơi..................... 27
1.5. Cơ sở chính trị - pháp lý hỗ trợ trẻ em mồ côi ..................................................................... 29
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ
HỘI IIITÂY MỖ, TỪ LIÊM, HÀ NỘI ...................................................................................... 33
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu........................................................................................... 33
2.2. Đặc điểm của nhóm thân chủ................................................................................................ 40
2.3. Nhu cầu phát triển kỹ năng sống của trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III,
Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội ........................................................................................................... 42
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ em mồ côi
tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội..................................................... 47
2.5. Thực trạng hoạt động Cơng tác xã hội nhóm trong việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ
em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội................................. 50
CHƯƠNG 3:TIẾN TRINH CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM BẢO
TRỢ XÃ HỘI III, TÂY MỖ, TỪ LIÊM, HÀ NỘI .................................................................. 55
3.1.Tiến trình Cơng tác xã hội với trẻ em mồ côi ......................................................... 55

3.2. Giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã
hội III Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội ................................................................................................ 74
KẾT LUẬN................................................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 80


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

BTXH

Bảo trợ xã hội

CBQL

Cán bộ quản lý

CTXH

Công tác xã hội

KN

Kỹ năng

KNS

Kỹ năng sống

PTKNS


Phát triển kỹ năng sống

NVCTXH

Nhân viên Công tác xã hội

TECHCĐB

Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt

TEMC

Trẻ em mồ cơi

TTBT

Trung tâm bảo trợ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tương tác Nhóm.................................................................................. 25
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức trung tâm .................................................................. 36
BẢNG
Bảng 1: Đề cương quan sát ............................................................................................. 9
Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu đối tượng chăm sóc tại Trung tâm .................................. 37
Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình học tập của trẻ em đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm .... 38
Bảng 3.1: Điểm mạnh và chưa mạnh của nhóm thân chủ ............................................ 57
Bảng 3.2: Danh sách và đặc điểm cần quan tâm của nhóm thân chủ ........................... 59
Bảng 3.3: Lượng giá tiến trình can thiệp .................................................................. 70



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em ln là mối quan tâm hàng đầu của xã hội.Sự phát triển của trẻ em
quyết định đến vận mệnh phát triển của một đất nước.Trẻ em luôn cần nhận được sự
quan tâm, chăm sóc và u thương của tồn xã hội để có thể phát triển tồn diện cả
về thể chất lẫn tinh thần. Sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của xã hội cần đặc biệt
chú trọng đến các nhóm trẻ em có hồn cảnh khó khăn như: trẻ mồ cơi,trẻ em thiệt
thịi, trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang đường phố, trẻ em là nạn nhân của bạo lực
gia đình, trẻ em bị xâm hại tình dục…Giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến
trẻ em có hồn cảnh khó khăn góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của quốc
gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua Việt
Nam đã triển khai những chương trình hành động nhằm giúp đỡ nhóm trẻ có hồn
cảnh khó khăn thơng qua nhiều hình thức khác nhau. Mơ hình chăm sóc giáo dục trẻ
có hồn cảnh khó khăn tại các Trung tâm BTXH trong cả nước là một trong những
hình thức đã mang lại nhiều kết quả khả quan, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu
sắc như: xây dựng những ngôi nhà ấm áp tình thương; giúp trẻ tiếp cận với các dịch
vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục; xoa dịu sự mất mát gia đình cũng như giảm bớt
sự mặc cảm, tự ti về số phận ở các em. Trong đó, có mơ hình chăm sóc, giáo dục trẻ
em mồ côi tại Trung tâm BTXH III, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội
Cơng tác chăm sóc, hỗ trợ trẻ em mồ côi trong Trung tâm BTXH III tuy đã đáp
ứng được phần nào một số nhu cầu của trẻ như nhu cầu vật chất cơ bản, nhu cầu an
tồn, nhu cầu hịa nhập xã hội,.. Song vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt cơng tác
hỗ trợ, tham vấn tâm lý cho trẻ cịn thiếu tính chun nghiệp, việc tổ chức các hoạt
động nhóm, hoạt động xã hội giúp các em bớt mặc cảm, tự ti, hòa nhập cộng đồng
cũng như gắn bó, đồn kết với nhau hơn vẫn cịn hạn chế. Vì vậy, một số trẻ em trong
trung tâm BTXH III vẫn thiếu tự tin vào bản thân, rụt rè và chưa hòa nhập xã hội tốt,
các em chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết chưa thực sự

cao,…Những thực tế này tại trung tâm là rào cản để các em mồ côi tự phát triển những
năng lực của bản thân và hòa nhập với cộng đồng tốt hơn.
CTXH là một ngành khoa học, một nghề chun mơn mang tính ứng dụng cao
đã và đang bước đầu tạo dựng nền tảng và khẳng định vị thế của mình trong cơng
cuộc giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu can thiệp trợ

1


giúp trẻ em mồ côi theo hướng chuyên nghiệp là một trong những lĩnh vực chuyên
ngành quan trọng của CTXH, hướng tới cung cấp cho thân chủ những dịch vụ xã
hội cơ bản như y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, tạo ra mơi trường phát triển kỹ năng
sống của bản thân, hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, là một khoa học còn khá non trẻ ở
nước ta nên các nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết, phương pháp can thiệp CTXH
như phương pháp CTXH cá nhân, nhóm, cộng đồng…vào một số lĩnh vực như trợ
giúp trẻ em mồ cơi nói chung và trẻ emmồ cơi trong các Trung tâm CTXH nói riêng
cịn chưa được thực hiện nhiều ở Việt Nam.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Cơng tác xã hội nhóm trong việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ em mồ
côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội ”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Trên thế giới, CTXH đã phát triển từ những năm đầu của thế kỷ XX. Tiêu biểu
ở các nước phương tây như: Anh, Mỹ, Canada…Đến nay CTXH đã có mặt ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới, với nỗ lực trợ giúp cho các đối tượng thiệt thòi, yếu
thế vươn lên hòa nhập cùng sự phát triển của xã hội, đảm bảo an sinh cho người
dân, tất cả vì sự tiến bộ cơng bằng bình đẳng xã hội.
CTXH nhóm được xây dựng trên nền tảng ban đầu từ truyền thống văn hóa và
giá trị nhân văn trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, để có thể trở thành một phương
pháp hỗ trợ và trị liệu khoa học mang tính thực tiễn, chuyên nghiệp thì CTXH nhóm

đã trải qua q trình phát triển với nhiều khó khăn và nỗ lực của nhiều nhà khoa
học, chun mơn về CTXH.
Tiền thân của CTXH nhóm đó là sự giúp đỡ theo hình thức nhóm trên thế giới
từ các hoạt động từ thiện và tôn giáo. Tiêu biểu có phong trào “ Nhà định cư
SettlementHouse”, phong trào “ Toynbee Hall” khởi xướng tại Luân Đôn ở Anh vào
những năm 1884 và người sáng lập là Samuel Barnett. Tại Mỹ có “ Neighborhood
Guild” thành lập năm 1886 và đặc biệt là “Hull House” của Jane Adams ở Chicago
năm 1889.Để hiệu quả những người tham gia phong trào Nhà Định cư dọn vào
những khu ổ chuột, sống trong hoàn cảnh của người nghèo và làm việc cùng với họ
để thay đổi tồn bộ các khu xóm và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư.
Phong trào cải thiện thành cơng nhiều xóm nghèo, xây dựng nhà trẻ, trường mẫu
giáo, phòng đọc sách, lớp dạy thi quốc tịch, văn phịng tìm việc làm…Về sau phong
trào Nhà Định cư tham gia vào những hoạt động lớn hơn như tranh đấu cho chế độ

2


làm việc tám giờ /ngày, sáu giờ /tuần; cấm lao động trẻ em; thiết lập tòa thiếu nhi
đầu tiên trên thế giới ở Hạt Cook, Chicago. Giai đoạn đầu này các hoạt động nhóm
chỉ dừng lại ở những hình thức hỗ trợ,giúp đỡ mang nhiều sắc thái của tôn giáo, từ
thiện. [22, tr.7]
Đến những năm 30 của thế kỷ XX, lần đầu tiên CTXH nhóm được dành một
phần nội dung đề trình bày và thảo luận tại Hội nghị quốc gia của Mỹ về CTXH
nhóm năm 1935. Đến nay 1936, Hiệp hội quốc gia về nghiên cứu CTXH nhóm của
Mỹ được thành lậpvới đại diện của 100 thành viên đến từ tất cả các khu vực của
Mỹ. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển tiếp theo về mặt tổ chức của những nhà thực
hành phương pháp CTXH nhóm. Sau đó, trong những năm của thập ký 40, Hiệp hội
các trường đào tạo CTXH ở Mỹ đã khuyến khích và ủng hộ cho việc đưa nội dung
phương pháp CTXH nhóm vào chương trình đào tạo đại học và sau đại học.
Những dự án của UNICEF tại Philippines vào năm 1961 đã thúc đẩy nhanh

chóng tính chun nghiệp của CTXH trong các dịch vụ cho trẻ em và gia đình cũng
như đào tạo nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Những chương trình đào tạo người
làm CTXH thời kỳ này cũng bắt đầu được quan tâm chú ý. Hiệp hội các nhà CTXH
chuyên nghiệp – một tổ chức nghề nghiệp CTXH đầu tiên của Philippines được
thành lập vào năm 1947.Đào tạo CTXH chuyên nghiệp cũng phát triển nhanh chóng
tại Philippines từ những năm giữa thế kỷ XX. Vào năm 1950 trường đào tạo CTXH
đầu tiên ra đời tại Philippines và được đào tạo tại trường đại học Phụ nữ Philippines
và sau này được nhân rộng ra các trường đại học khác ở Philippines .[12, tr.81]
Một số nghiên cứu trên thế giới về trẻ em tiêu biểu như: tài liệu “ Social work
with children” ( CTXH với trẻ em) năm 1998, viết về các hoạt động và kỹ năng làm
việc với trẻ em, trong đó có việc vận dụng phương pháp CTXH nhóm trong quá
trình trợ giúp, tài liệu cũng làm rõ hơn những đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ
trong mỗi giai đoạn phát triển, qua đó định hướng những biệnpháp trợ giúp cho
NVXH. [ 21]
Về thuật ngữ Kỹ năng sống vào cuối những năm 1960, thuật ngữ này được
những nhà tâm lý học thực hành đưa ra và coi đó như một khả năng xã hội rất quan
trọng trong việc phát triển cá nhân. Đến năm 1979, Gilbert Botvin ( tiến sĩ người
Mỹ - nhà khoa học hành vi và giáo sư tâm thần học) đã công bố một chương trình
đào tạo KNS có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên từ lớp 7 tới lớp 9.
Chương trình Giáo dục và phát triển KNS với tài trợ của các tổ chức quốc tế (
UNICEF, UNESCO, UNFPA, WHO) được phát triển rộng khắp. Thông qua mạng

3


lưới toàn cầu các tổ chức đã mở các cuộc hội thảo, cung cấp vật liệu, đồng thời phối
hợp với nhau để đẩy mạnh hoạt động phát triển KNS trong thanh thiếu niên thông
qua nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chương trình đã được thực hiện và phát triển
mạnh trong khu vực Mĩ Latinh và Caribe, khu vực Nam Phi và Botswana, khu vực
Châu Á.[4, tr.24-26].

Tại Mỹ Latinh, năm 1996 một hội thảo về KNS được tổ chức tại Costa
Ricanhằm đẩy mạnh giáo dục sức khỏe thông qua giáo dục kỹ năng sống trong các
trường học và coi đó như những ưu tiên của mạng lưới y tế tại Mỹ Latinh.
Như vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều hoạt động nghiên cứu
và thực hành nhằm giáo dục, phát triển kỹ năng sống cho trẻ em nói chung và một
số nhóm xã hội có hồn cảnh khó khăn nói riêng song chưa đi sâu phân tích, vận
dụng tiến trình CTXH nhóm trong việc giải quyết vấn đề cho nhóm thân chủ mà
hầu như chỉ đưa ra những khái niệm, phương pháp phát triển kỹ năng sống . Tuy
vậy, giá trị tham khảo ở các nghiên cứu này rất hữu ích và thiết thực vì đây là sự bổ
sung cho những khía cạnh cịn thiếu của đề tài nghiên cứu này.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Vịêc đào tạo CTXH nhóm đã được thực hiện từ những năm đầu thập kỷ 90
của thế kỷ XX. Đầu tiên là trường Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh
và Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội, và đến năm 2004 học phần đã được chính
thức đưa vào Chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo áp dụng cho tất cả
các trường trong cả nước được phép đào tạo ngành CTXH. Đến nay sự hình thành
và phát triển CTXH nhóm đang dần phát triển theo xu thế chung và đã xuất hiện
nhiều sách giáo khoa về vấn đề này. Chẳng hạn cơng trình “ Cơng tác xã hội nhóm”
( 2002)của tác giả Nguyễn Thị Oanh , cơng trình “ Cơng tác xã hội nhóm” ( 2006)
của tác giả Nguyễn Ngọc Lâm, cơng trình “ Giáo trình cơng tác xã hội nhóm”(2008)
của tác giả Nguyễn Thị Thái Lan.
Vê các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam những năm gần đây đã có một số
bài viết, dự án, nghiên cứu khoa học về quyền trẻ em, trẻ em mồ côi, TECHCĐB.
Về thuật ngữ Kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương
trình của UNICEF ( 1996) “ GD KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống
HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do các chuyên gia
Australia tập huấn. Quan niệm KNS được giới thiệu trong chương trình này chỉ bao
gồm những KNS cốt lõi như: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị,
KN ra quyết định, KN kiên định, KN đặt mục tiêu…Qua hơn 10 năm có mặt tại


4


Việt Nam, chương trình giáo dục KNS đã dần dần thu hút sự quan tâm của dư luận,
không chỉ là sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ mà cịn có sự quan tâm của
Bộ Giáo dục – Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Y tế, Ủy ban dân số,
gia đình và trẻ em…
Năm 2003, hội thảo “Chất lượng GD và KNS”( UNESCO hỗ trợ tổ chức) đã
làm rõ hơn khái niệm về KNS. KNS được tiếp cận dựa trên bốn trụ cột của việc
học: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định”.
Bên cạnh đó, có một số tác giả đã tổng hợp các lý luận về KNS và tình hình
thực tiễn của việc giáo dục KNS, thể hiện qua một số bài viết trên tạp chí, sách như
bài viết “Khái niệm kỹ năng sống nhìn từ góc độ tâm lý học” của tác giả Nguyễn
Quang Uẩn đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 6 (6-2008), hay cuốn “Vấn đề nhân
cách trong tâm lý học ngày nay” do tác giả Đào Thị Oanh chủ biên, và bộ sách giáo
dục KNS gồm 2 tập do tác giả Nguyễn Thị Oanh viết, có tên “Kỹ năng sống cho
tuổi vị thành niên”và“10 cách thức rèn luyện kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”
Ngoài ra, mới đây, tác giả Huỳnh Văn Sơn, ĐH Sư phạm TPHCM đã tập trung
các bài viết, ví dụ thực tế về các KNS cụ thể dựa trên đúc kết kinh nghiệm nghiên
cứu và giảng dạy để xuất bản cuốn “Bạn trẻ và kỹ năng sống”, cung cấp cho các bạn
trẻ những kỹ năng cần thiết trước ngưỡng cửa vào đời: kỹ năng tự đánh giá bản
thân, kỹ năng tư duy sáng tạo, phát huy nội lực của bản thân, kỹ năng tác động đến
tâm lý người khác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hợp tác… ứng
dụng trực tiếp trong học học tập, công việc và cuộc sống. Đa phần trẻ em Việt Nam
nói chung và trẻ em mồ cơi nói riêng kiến thức cuộc sống xung quanh của các em
hầu như khơng có. Có những em đến độ tuổi đi học, mà ngay những hoạt động
thường nhật như tự mặc quần áo, buộc dây giày chuẩn bị đồ dùng học tập, nấu đồ
ăn sáng…vẫn chưa tự làm được. Bên cạnh đó, nếu xét thêm những kỹ năng liên
quan đến sinh tồn, giao tiếp, ứng xử, đạo đức, dường như trẻ em Việt Nam còn phải
chạy dài theo sau bạn bè cùng trang lứa ở nhiều nước khác. Sự yếu kém về kỹ năng

giao tiếp, khả năng tự giải quyết cơng việc của mình, tự làm lấy việc của mình ở trẻ
cũng là vấn đề đáng quan tâm, phần lớn trẻ phụ thuộc bố mẹ, người ni dưỡng,
thậm chí vào lớp 1 rồi vẫn bắt bố mẹ, người thân bón cơm, khơng ít trẻ em trong độ
tuổi học sinh trung học cơ sở chưa tự thực hiện được một số hành động vệ sinh cá
nhân. Những kỹ năng sống cơ bản, hàng ngày nhất ở nhiều trẻ em còn chưa có chứ
chưa nóigì đến kỹ năng chia sẻ và trình bày trước đám đông. Đặc biệt đối với
TEMC kỹ năng sống về sự tự tin và giao tiếp, hòa nhập cộng đồng còn hạn chế do

5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full
















×