Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN mác lê NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.45 KB, 12 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---------------------

BÀI TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN
LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN 1
TÊN ĐỀ TÀI: "TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỂU HIỆN KHÔNG TUÂN THEO
QUY LUẬT KHÁCH QUAN VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ"

0


MỤC LỤC
A Lời mở đầu
B. Nội dung
Chương I: Cơ sở triết học của đề tài:
1. Vật chất.............................................................................................. 2
2. Ý thức................................................................................................ 2
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức..................................................3

Chương II: Một số biểu hiện không tuân theo quy luật khách quan
và hậu quả của nó:
II.1: Trong lĩnh vực tự nhiên.................................................................5
II.2: Trong lĩnh vực xã hội....................................................................7

Chương III: Kết luận.....................................................................
Tài liệu tham khảo.........................................................................

A.Lời mở đầu
Cuộc sống xung quanh ta ngày càng phát triển và chuyển hóa với muôn vàn sự vật
và hiện tượng phong phú, đa dạng. Nhưng dù đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh
vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề về mối


1


quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác-Lênin là đúng
và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra
đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là bộ phận lý luận nền tảng của chủ
nghĩa Mác- Lenin, là sự kế thừa và phát triển những thành quả vĩ đại nhất của tư tưởng
triết học trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đến trình độ sâu
sắc nhất.
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, Đảng và nhà nước cần tiếp tục tiến hành đẩy
mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Hành động phát triển đất nước phải xuất
phát từ thực tiễn và tuân theo quy luật khách quan..Về mặt ý nghĩa mà đề tài mang lại
rất thực tế không chỉ là trên sách vở hay lí thuyết mà còn trong cả thực tiễn cuộc sống
chúng ta. Triết học Mác-Lênin trang bị cho con người những kiến thức cơ bản trong
nhận thức và hành động. Triết học là bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động, xã
hội và tư duy nhằm hình thành thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho nhận
thức khoa học và thực tiễn cách mạng giúp con người xây dựng thế giới khoa học nhân
văn, chính nghĩa. Triết học đóng vai trò định hướng sự hình thành, phát triển thế giới
quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử một cách năng động, tự giác, sáng
tạo. Triết học vạch ra cho con người hệ thống những cách thức, nguyên tắc để định
hướng, chỉ đạo nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người tuân theo quy luật của
tự nhiên: Thế giới vận động theo quy luật khách quan, yêu cầu con người phải nhận
thức và hành động theo quy luật khách quan, không tuân theo quy luật khách quan thì
phải chịu lấy hậu quả.
Với ý nghĩa đó, em đã chọn đề tài: "Tìm hiểu một số biểu hiện không tuân theo
quy luật khách quan và hậu quả của nó".

B. Nội dung
Chương I: Cơ sở triết học của đề tài.

1) Vật chất:
a) Định nghĩa vật chất:
Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau về nó.
Nhưng theo Lênin định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
b) Phương thức vận động, hình thức tồn tại của vật chất:
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất.
- Các hình thức vận động của vật chất:
Theo Ph.Ăngghen có 5 hình thức vận động cơ bản:
+ Vận động cơ giới
+ Vận động vật lý
2


+ Vận động hóa học
+ Vận động sinh học
+ Vận động xã hội
c) Ý nghĩa của định nghĩa vật chất:
- Khi khẳng định vật chất là tất cả những gì thuộc về thế giới khách quan, định nghĩa
này đã chỉ ra rằng vật chất là vô tận, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và những
hiện tượng như: từ trường, sóng, bức xạ, tia lade.... chẳng qua chỉ là những dạng biểu
hiện khác nhau của vật chất.
- Khi khẳng định vật chất là cái tạo nên cảm giác, định nghĩa này đã chỉ ra rằng vật chất
là cái có trước.
- Khi khẳng định sự tồn tại của vật chất không lệ thuộc vào cảm giác, định nghĩa này đã
chỉ ra rằng vật chất tồn tại một cách khách quan và vận động, phát triển tuân theo quy
luật vốn có của nó mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
2) Ý thức:

a) Định nghĩa ý thức:
- Ý thức là toàn bộ đời sống tinh thần của con người.
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động,
sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
b) Kết cấu của ý thức:
Tiếp cận theo các yếu tố hợp thành:
- Tri thức
- Tình cảm
- Ý chí
Trong đó, tri thức là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý
thức, là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của
các yếu tố khác.
c) Bản chất của ý thức:
- Để hiểu được bản chất của ý thức chúng ta phải thừa nhận cả vật chất và ý thức đều
tồn tại, nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập:
+ Vật chất là cái được phản ánh, tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với cái phản
ánh tức là ý thức.
+ Cái phản ánh là ý thức, là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan, bị sự vật khách
quan quy định. Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách ra cái được phản ánh (vật chất)
với cái phản ánh (ý thức).
- Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan thì đó không phải là hình
ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý. Ý thức là của con người, ra đời trong quá trình con
người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng
tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn của xã hội.
- Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú và đó là sự thống nhất của ba
mặt:
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính
chất hai chiều, có chọn lọc các thông tin cần thiết.
+ Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
+ Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hóa tư

tưởng thông qua hoạt động thực tiễn.
- Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện tượng xã hội.
Ý thức chỉ được nảy sinh trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế giới của con
người. Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ, mà là hoạt động mang tính xã hội.
3


3) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Vật chất và ý thức luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, vật chất quyết
định ý thức, còn ý thức có tác động trở lại đối với vật chất.
a) Vật chất quyết định ý thức:
Vật chất (cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, quy luật khách quan) là tiền đề, nguồn gốc
cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức (tư tưởng, tinh thần). Sự quyết định này
được thể hiện ở chỗ: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất quyết định ý
thức.
- Chúng ta đều biết, ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
con người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người
với thế giới vật chất thì con người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới
vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Đó là nguyên nhân vật chất có trước, ý thức
có sau.
-Điều kiện vật chất như thế nào thì tư tưởng, ý thức như thế ấy. Vật chất phát triển đến
đâu thì ý thức con người đến đó.Khi điều kiện của vật chất thay đổi sẽ dẫn đến ý thức,
tư tưởng của con người dần biến đổi theo. Có nghĩa là không tự nhiên mà chúng ta có ý
thức, mà ý thức có được là do hoạt động phản ánh của bộ não chúng ta về thế giới. Ý
thức xã hội không tồn tại tự nó, nó chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt
động thực tiễn của con người. Như vậy, rõ ràng là vật chất đã quyết định sự hình thành
của ý thức. Hay nói cách khác, vật chất sinh ra ý thức.
Ví dụ 1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lí thần
kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não bị tổn thương thì hoạt động của ý thức cũng
bị rối loạn.

Ví dụ 2: Ở Việt Nam, nhận thức của các học sinh về công nghệ thông tin là rất kém, sở
dĩ như vậy là do về máy móc chưa được trang bị tốt. Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật
chất được đáp ứng thì trình độ công nghệ thông tin của học sinh sẽ tốt hơn rất nhiều.
b) Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
- Sở dĩ có sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất là do có tính năng động, sáng
tạo và độc lập tương đối so với vật chất nên ý thức có vai trò, định hướng, chỉ đạo mọi
hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức có thể tác
động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, biến đổi, phát triển các điều kiện vật chất,
góp phần cải biến thế giới khách quan.
- Sự tác động diễn ra theo hai hướng:
+ Nếu ý thức, tư tưởng phản ánh đúng hiện thực khách quan, nó sẽ định hướng đúng
cho hoạt động thực tiễn của con người, giúp con người thành công.
+ Nếu ý thức, tư tưởn phản ánh sai lệch về hiện thực thì sẽ tác động tiêu cực đến hoạt
động thực tiễn của con người: con người hành động sai, phản quy luật khách quan thì
hoạt động không hiệu quả.
- Ý thức có tính năng động, sáng tạo nên thông qua hoạt động thực tiễn của con người
có thể thúc đẩy hoặc kiềm hãm ở mức độ nhất định các điều kiện vật chất, góp phần cải
tiến thế giới khách quan.
- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với thế giới hiện thực khách quan phải dựa
trên sự phản ánh thế giới vật chất và các điều kiện khách quan nhất định.

4


Ví dụ 1: Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 1000°C thì con người tạo ra
các nhà máy gang thép để sản xuất các loại thép với đủ kích cỡ chủng loại, chứ không
phải bằng phương pháp thủ công như xưa.
 Vì vậy trong nhận thức và hành động phải:
+ Tôn trọng nguyên tắc khách quan: xuất phát từ thực tế khách quan, hành động
theo quy luật khách quan, tránh chủ quan duy ý chí, duy tình cảm, duy lí tưởng.

+ Phát huy tính năng động, chủ quan của ý thức (thực chất là phát huy vai trò của tri
thức khoa học, của nhân tố con người).

Chương II: Một số biểu hiện không tuân theo quy luật khách quan và
hậu quả của nó:
II.1) Trong lĩnh vực tự nhiên:
- Tự nhiên theo nghĩa rộng là tất cả những gì đang tồn tại khách quan – toàn thế giới
với tất cả các hình thức biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của nó.Giới tự nhiên là hiện thực
đầu tiên của thế giới, tự nhiên có trước con người, con người được sinh ra từ tự nhiên.
- Mác khẳng định: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người. Đời sống thể xác và
tinh thần của con người gắn liền khăng khít với tự nhiên vì con người là bộ phận của tự
nhiên, là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển của giới tự nhiên, con người tuân
theo các quy luật của tự nhiên và hòa vào tự nhiên.
Ví dụ 1: Ô nhiễm môi trường nước
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Tại các thành phố lớn, lượng nước
thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nguồn nước. Ở khu vực nông thôn, tình
trạng ô nhiễm nguồn nước cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, có 76% số dân
đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của
con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình
trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Bên cạnh đó,
việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn
nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường và sức khoẻ của con người.
Theo ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ
TN&MT), quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số đã gây áp lực
ngày càng lớn đối với tài nguyên nước ở Việt Nam và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước khá đa dạng, trong đó tập trung chủ yếu vào các nguồn gây ô nhiễm chính sau
đây: Nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước

thải tập trung theo đúng quy định nên hầu hết lượng nước thải phát sinh trong quá trình
sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường; Người dân việc sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho
nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt tại
các đô thị, khu dân cư tập trung có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao nhưng chưa được xử
lý triệt để trước khi xả vào nguồn nước. Đồng thời, nhận thức của cộng đồng về BVMT
chưa cao, ở nhiều nơi, người dân vẫn có thói quen dùng bồn chứa nước không an toàn
và kém vệ sinh như bể xi măng, chum, vại…

5


Đặc biệt sự cố ô nhiễm môi trường biển làm hải sản chết hàng loạt ở các tỉnh ven bờ
miền Trung năm 2016 do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra là sự cố ô nhiễm môi trường
biển nghiêm trọng nhất, xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng môi trường nước một cách
nặng nề cho người dân.
Hậu quả:
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn
tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư
ngày càng cao. Tại một số địa phương, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm
nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 - 50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và NN&PTNT, trung bình mỗi năm, Việt Nam có
khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; Trên 100.000 trường
hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng
nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các
ngành sản xuất kinh doanh,nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…
Ví dụ 2: Ô nhiễm không khí
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó
khắc phục hơn ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này
chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra, ngoài ra còn do một số hoạt động tự

nhiên khác có tác động tiêu cực tới môi trường.
Nguyên nhân ô nhiễm không khí:
-Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên:
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ,
thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự
báo và ngăn chặn.
-Ô nhiễm không khí do yếu tố con người:
+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá
trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt
tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội
than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ,
và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại
chất độc hại sẽ khác nhau.
+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là
ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí
độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…
+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại
gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.
Hậu quả:
-Đối với con người.
Bụi:
+ Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi, kích thước
hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân.
+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp.
+ Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể
(Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch…
6


+ Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang…

Sulfur Điôxít (SO2)và Nitrogen Điôxít (NO2):
Sulfur Điôxít (SO2).
+ Sulphur Điôxít là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các
nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO2 là chất khí gây kích
thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 (thậm chí ở nồng độ thấp) có thể
gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở
niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức
năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn
cảm ở những người mắc bệnh hen,…
+ SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước
tiểu và kiềm ra nước bọt.
+ Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu
vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza.
Nitrogen Điôxít (NO2):
+ Nitrogen Điôxít (NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở nhiệt
độ cao. NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở
các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. –Nếu tiếp xúc với NO2
sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương
các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng,….
Cacbon mônôxít (CO)
+ Cacbon mônôxít (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền
vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn
đến thiếu ôxy trong máu….
Amoniac (NH3 )
+ NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp.
+ Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để
lại hậu quả lâu dài, nhưng nếu tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1500-2000 mg/m3 trong
thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
Hydro sunfua (H2S).
+ H2S xâm nhập vào cơ thể qua pphooir sẽ bị oxy hóa thành sunfat . Các hợp chất có

độc tính thấp sẽ không tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được thải
ra ngoài qua khí thở ra,phần còn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu.
+ Ở nồng độ thấp, v kích thích lên mắt và đường hô hấp.
+ Hít thở lượng lớn hỗn hợp H2S sẽ gây thiếu oxy đột ngột,có thể dẫn đến tử vong do
ngạt thở.
+ Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô và
có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị
lực.
+ Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây
nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu
hóa,mất ngủ, viêm phế quản mãn tính,…
Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)
7


+ Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng
nhất là benzen, toluene, xylene,.. VOCs có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở
liều cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn
huyết học, gây tổn thương gan – thận, gây kích da,…và là tác nhân gây suy tủy, ung thư
máu.
Chì (Pb):
Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm
lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất
pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp,
thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu
gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc
hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn
chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử
vong ,làm giảm trí thông minh,...).
Khí Radon.

Khí Radon sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, là loại khí nặng nên
thường tồn tại trong lớp không khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong đất đá, xỉ
than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ, xâm
nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da,qua các vết thương hở gây
nên bệnh ung thư phổi ,ung thư máu,….
-Đối với toàn cầu.
+ Mưa acid
+ Hiệu ứng nhà kính
+ Suy giảm tầng ôzôn
+ Biến đổi nhiệt độ.

 Qua các ví dụ ta nhận thấy rõ tác động tiêu cực của ý thức đối với vật chất, thấy rõ
tác động qua lại giữa con người và tự nhiên. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng
nếu ý thức là tiêu cực thì sớm muộn sẽ bị đào thải. Chính con người là thủ phạm gây
nên sự việc này và cái giá phải trả chưa dừng lại ở đó mà con người con phải hứng chịu
nặng nề hơn trước hành động trái quy luật khách quan cùng hậu quả đáng sợ sẽ mãi và
tiếp tục khi mà hành động trái quy luật vẫn còn tiếp diễn).
II.2) Trong lĩnh vực xã hội.
- Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp.
Sự vận động và phát triển của xã hội tuân theo các quy luật khách quan chứ không phải
theo ý muốn chủ quan của con người, do đó muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn
những vấn đề thực tế của đời sống xã hội thì phải nghiên cứu quy luật vận động, phát
triển của xã hội.
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội đều có nguyên nhân trực tiếp
hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Theo V.I.Lênin: “Chỉ có
đem quy các quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ
sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở
8



vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch
sử - tự nhiên”(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva,1974).
- Xã hội là một cơ thể sống động, trong đó các phương diện của đời sống xã hội tồn tại
trong một hệ thống cấu trúc chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, trong đó quan hệ sản
xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ khác vì vậy, để lý giải
các vấn đề đời sống xã hội cần xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội để
phân tích các phương diện khác nhau (chính trị, pháp luật, văn hóa, khoa học...) của đời
sống xã hội và mối quan hệ giữa chúng.
Ví dụ: Quy luật cung-cầu trong nền kinh tế nước ta hiện nay:dư thừa cử nhân và thạc
sỹ
Hơn mười năm trước, nguy cơ thất nghiệp của các cử nhân đã được cảnh báo. Theo
tính toán của các chuyên gia, với thị trường lao động chưa phát triển như Việt Nam, mỗi
năm chỉ cần đào tạo khoảng 13 đến 15 nghìn cán bộ có trình độ đại học. Nhưng tại thời
điểm đó, mỗi năm các trường cao đẳng, đại học trong cả nước đã đáp ứng vượt mức
hơn 200 nghìn người. Ðến thời điểm năm 2014, con số này đã lên tới 400 nghìn người
tốt nghiệp cao đẳng, đại học mỗi năm. Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam cho
thấy, tới năm 2015 Việt Nam cần khoảng 3,5 triệu lao động trình độ đại học trở lên,
nhưng cuối năm 2013 đã có hơn 3,7 triệu lao động có trình độ này...
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (quý I năm 2014) của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê cho thấy: Năm 2013, cả nước có khoảng
900 nghìn người thất nghiệp, chiếm 1,9% lực lượng lao động trong độ tuổi. Ðáng chú ý,
tỷ lệ thất nghiệp cao rơi vào những nhóm có chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, thanh niên
từ 20 đến 24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao (20,75%);
khoảng 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp (cao gấp 1,7 lần so năm 2012). Những câu
chuyện đâu đó, như: thạc sĩ đi làm công nhân may, cử nhân chạy bàn cà- phê, tiếp thị
mì tôm, giấu bằng đại học đi học nghề... Ðã không còn làm người ta quá ngạc nhiên...
Tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp bởi số lượng đào tạo quá lớn, vượt xa nhu cầu
của thị trường lao động là điều dễ hiểu. Nhưng hệ lụy của việc lãng phí nguồn lực lại
đang là bài toán "thị trường lao động cần ai" cần phải sớm có lời giải?
Nguyên nhân của tình trạng này đã được đề cập từ rất lâu và nhiều lần. Từ phía cơ quan
quản lý chưa dự báo đánh giá đúng nhu cầu việc làm; xây dựng cơ cấu đào tạo không

căn cứ vào nhu cầu thực tiễn. Phía cơ sở đào tạo cứ đào tạo tràn lan, không thiết lập
được liên kết với đơn vị sử dụng lao động để có thể "đào tạo theo địa chỉ"; chưa bắt kịp
xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp cho nên chất lượng sản phẩm đào tạo thấp,
không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Và chính bản thân người học vẫn nặng
tâm lý muốn làm "thầy", không được định hướng, trang bị kiến thức về nhu cầu thị
trường lao động...
Ðến nay, có thể thấy, thị trường lao động Việt Nam đang rơi vào tình trạng dư thừa lao
động, chất lượng nguồn lao động chưa cao và phát triển không đồng đều. Một số nhóm
ngành tuyển nhiều lao động phổ thông, như thủy sản, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật dệt may,
thiết kế thời trang... không tuyển đủ lao động. Trong khi đó, nhiều lao động có chuyên
môn nghiệp vụ như kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin... không tìm được
việc làm. Dự báo trong năm năm tới, nhu cầu nhân lực các ngành kỹ thuật công nghệ sẽ
tăng lên, nhất là nhân lực kỹ thuật cho các khu kinh tế trọng điểm và các khu công
nghiệp, các vùng mà Nhà nước đang đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế. Ðể giải quyết
vấn đề này, ngành giáo dục - đào tạo cần gấp rút thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu
9


cầu xã hội mà Chính phủ đã chỉ đạo. Tập trung đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng
nghiệp cho học sinh. Hệ thống dạy nghề nâng cao chất lượng của các trường cao đẳng
nghề, trung cấp nghề để thu hút tuyển sinh. Ngoài ra, Nhà nước cần nhanh chóng có
chính sách và cơ chế hợp lý để đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh
sau trung học vào các ngành mà xã hội đang và sẽ có nhu cầu lớn, có xu hướng thiếu
hụt nhân lực như kỹ thuật, công nghệ, các ngành lĩnh vực nông nghiệp nông thôn,
ngành khai thác kinh tế biển, một số ngành dịch vụ có điều kiện khó khăn.

C. Kết luận:
Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức một
nguyên tắc được rút ra, đó là nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc khách quan trước nhất
thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, nó đòi hỏi trong hoạt động

nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan, “phải lấy thực tiễn khách quan làm căn cứ cho
mọi hoạt động của mình”. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc khách quan không có
nghĩa là quan điểm khách quan xem nhẹ tính năng động, sáng tạo của ý thức mà nó còn
đòi hỏi phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan. Bởi vì thế
quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo
trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào
bản chất của sự vật, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó”
(tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử
dụng hiệu quả các điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật....
để phục vụ cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con người.
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự
nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con
người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi
hoạt động của mình. V.I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ
quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến
lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp

10


đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý
chí.
Quy luật khách quan luôn tồn tại và phát triển song song với con người, phải tuân theo
đó đưa ra những hành động, nhận thức đúng đắn cho sự tồn tại và phát triển cùng mối
quan hệ. Quy luật khách quan bị phá bỏ thì con người sẽ chịu hậu quả vô cùng lớn.

Tài liệu tham khảo:
 Hỏi & Đáp Triết học Mác-Lênin (TS Vũ Quang Tạo-PGS, TS Văn Đức Thanh
_Nhà xuất bản chính trị-hành chính)

 Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin _Nhà xuất bản
chính trị quốc gia)






11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×