Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.36 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM
QUEN VỚI VĂN HỌC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG
MẦM NON THỊ TRẤN TRIỆU SƠN”

Họ tên: Lê Thị Tuyến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn
Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Chuyên môn


THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
SỐ TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hoạt động dạy
1
trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái tại Trường mầm non Thị Trấn
Triệu Sơn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi



2
2
2
3
3

làm quen với chữ cái tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
2.2.Thực trạng của việc nâng cao hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm

4

quen với chữ cái tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
2.3. Các biện pháp nâng cao hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm quen

5

với chữ cái tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
2.4. Hiệu quả của nâng cao hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm quen

18

với chữ cái tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn .
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị

20
20
20



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Thị
Trấn Triệu Sơn".
Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ
mở đầu cho một nền giáo dục tốt. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có
ích”[5]. Là một giáo viên mầm non tôi thấy điều đó thật ý nghĩa biết bao.
Đúng vậy, giáo dục mầm non của chúng ta đã có những đổi mới, những
chuyển biến mới trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Mục tiêu của giáo dục
mầm non là chăm sóc và giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực. Đó là: Phát triển thể chất,
phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển tình
cảm - kỹ năng xã hội. Từ đó phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển
trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học sau
này. Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất
quan trọng. Đó là nền tảng để hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri
thức mới. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi
tham quan, dạo chơi...cần kích thích trẻ sử dụng tiếng việt một cách thành thạo
mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết cách diễn đạt những gì
muốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp...
Tuy nhiên để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát huy tốt các kỹ năng đó thì
một điều cần thiết là cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và một trong những con đường
hiệu quả nhất là phải theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó đồng nghĩa
với việc phải tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Đó là các hoạt động trẻ yêu
thích, hứng thú đáp ứng với sự phát triển của trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tìm tòi,
khám phá thể hiện chính mình, cô chỉ là người hướng dẫn, gợi mở.

Như vậy việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, là một trong những điều kiện để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bởi thông qua hoạt
động làm quen chữ cái trẻ không chỉ phát âm đúng 29 chữ cái tiếng việt mà còn giúp
trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, tri giác từ trọn vẹn trong các bài thơ, câu
chuyện, biết miêu tả diễn đạt sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ...
Biết được vai trò quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái nên ngay từ
đầu năm học khi nhận trẻ vào lớp tôi thấy trẻ của lớp mình còn nhiều nhút nhát,
ngại giao tiếp, trả lời câu chưa rõ ràng, nhiều cháu còn nói ngọng, nói tiếng địa
phương....Là một giáo viên nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường
mầm non Thị Trấn Triệu Sơn. Tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái, hình thành và phát triển kỹ năng nghe,
nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới
chữ viết và tiếp nhận những tri thức mới một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Chuẩn bị một tâm thế vững tin, một hành trang vững chắc cho trẻ bước vào lớp
một. Vì thế nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu
1


quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường
Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn" làm đề tài nghiên cứu trong năm học 20172018 này. Với hy vọng góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ ở lứa
tuổi mầm non cũng như trong mỗi bước trưởng thành của trẻ, đáp ứng được nhu
cầu ngày càng phát triển của xã hội hiện đại.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài này, tìm hiểu thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động
làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu
Sơn. Từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen chữ cái
cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập
- Phương pháp sử dụng tình huống
- Phương pháp nêu gương khích lệ

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với
chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu
Sơn.
Giáo dục có vai trò quan trọng chính trong thời kỳ đổi mới và phát triển
đất nước. Vì vậy mà trong các văn kiện qua các kỳ đại hội Đảng ta đều quan tâm
đến yếu tố Giáo dục và Đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu và kiểm định vấn
đề Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội.
Giáo dục Mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
ngành học đầu tiên, là mắt xích đầu tiên, có một vị trí, vai trò quan trọng. Vì nó
tạo tiền đề về vật chất và tinh thần cho trẻ tiếp thu tốt chương trình giáo dục phổ
thông.
Những năm học vừa qua, trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn luôn thực
hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm và cụ thể đó là: thực hiện tốt cuộc vận động
“Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vân
động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.
Triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích

cực”. Thực hiện tốt nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung
ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó
hướng tới mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Sở giáo dục và đào
tạo mở các lớp tập huấn chuyên đề “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non”
Với trẻ 5- 6 tuổi thì khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn
và khó khăn đối với trẻ vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động
chủ đạo nhưng khi vào tiểu học thì học tập đóng vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ
làm quen với chữ cái ở mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của
lớp 1 vào dạy trẻ mà là thông qua các hoạt động, sử dụng các trò chơi để trẻ
được rèn khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt,
nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái, cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung
quanh, giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ...[1]
Từ tầm quan trọng trên, là một giáo viên đứng lớp 5- 6 tuổi tôi luôn tìm
tòi, đưa ra những phương pháp giảng dạy linh hoạt để giúp trẻ tiếp thu kiến thức
đạt kết quả cao, trẻ được hứng thú, thoải mái hoạt động, trãi nghiệm, tích hợp
nội dung phù hợp để giờ học thêm phong phú, hấp dẫn trẻ, đảm bảo cho trẻ phát
triển hài hòa đủ 5 lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực phát triển ngôn ngữ có vai trò hết
sức quan trọng. Để giúp trẻ có được vốn từ, ngôn ngữ phong phú, giúp trẻ học
tốt các môn học khác và mạnh dạn giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày cho nên
việc giúp trẻ làm quen, nhận biết 29 chữ cái là rất quan trọng. Vì lên lớp 1 trẻ sẽ
phải học kết hợp giữa chữ cái và âm, vần . Nếu ở mẫu giáo trẻ không nắm vững
được 29 chữ cái thì trẻ sẽ không tự tin và trở nên lúng túng, không đạt được kết
quả tốt khi vào lớp 1. Việc cho trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết và
phát âm 29 chữ cái tiếng việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng các
giác quan, nhận biết các chữ in thường, viết thường, in hoa, viết hoa. Trẻ biết
liên hệ các chữ cái vừa học với các chữ cái trong từ và tìm ra những chữ cái
3


trong từ, cụm từ đó, biết các kỹ năng ban đầu như tư thế ngồi viết, cách cầm bút,

biết cách tô viết chữ, mở xem từng trang sách. Luyện khả năng chú ý có chủ
định, biết tập trung lắng nghe, tiếp nhận, biểu lộ cách đọc, tô viết. Mở rộng vốn
hiểu biết để hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ.
2.2. Thực trạng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với
chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trường mầm non Thị Trấn Triệu
Sơn là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I nên cơ sở vật chất được
trang bị đầy đủ, quy mô.
- Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với chữ cái,
từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi
được tham gia vào lớp chuyên đề hàng năm do phòng giáo dục và đào tạo tổ
chức giảng dạy trong đó có chuyên đề làm quen chữ cái. Từ đó chúng tôi nắm
bắt kịp thời những đổi mới trong giáo dục mầm non và không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Khuyến khích động viên chị em học
tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của các
giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm.
- Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn trở lên, đều là giáo viên
giỏi cấp trường, cấp huyện, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động trong
công tác. Luôn tham khảo thêm sách báo tạp chí có nội dung liên quan đến việc
cho trẻ làm quen chữ cái. Trong công tác dạy và học chúng tôi luôn được sự
quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của phòng giáo dục, của Ban giám hiệu nhà
trường nên chúng tôi dễ dàng tiếp cận với chương trình.
- Khả năng nhận thức của trẻ tương đối đồng đều
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó thì chúng tôi gặp cũng không ít khó khăn:
- Với thực trạng của lớp tôi hiện nay một số trẻ chưa được qua các lớp
nhỏ nên trẻ còn nhút nhát, ngại thể hiện mình, chưa mạnh dạn nói lên những
cảm xúc của mình, khả năng diễn đạt chưa mạch lạc

- Nhiều trẻ còn nói ngọng, phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người
lớn xung quanh trẻ (nói tiếng địa phương).
- Một số phụ huynh làm nông nghiệp, bận buôn bán nên ít có thời gian
quan tâm đến việc học của trẻ, chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của ngành
học, bậc học, nhiều gia đình còn phó mặc cho giáo viên.
- Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên
đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ
tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học, còn khi viết
do phụ huynh dạy trước ở nhà nên viết sai nét chữ cho trẻ. Những thực trạng
trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu
của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường.
- Giáo viên khi tổ chức các hoạt động làm quen với chữ cái còn khô cứng,
4


trẻ thụ động trong các hoạt động, phát âm còn sai, tô nét còn ra ngoài, nhiều trẻ
chưa biết cầm bút. Giáo viên chưa kích thích sự sáng tạo ở trẻ, chưa vận dụng
các trò chơi vào các hoạt động làm quen với chữ cái, chưa sử dụng đồ dùng trực
quan để thu hút sự chú ý của trẻ, đồ dùng trực quan phục vụ cho tiết dạy còn hạn
chế, chưa lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen chữ cái với các hoạt động
khác, các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen chữ cái chưa linh hoạt, sáng
tạo. Giáo viên chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, chưa tận dụng
thời gian ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi cho trẻ. Nên hoạt động cho trẻ làm quen
với chữ cái còn dập khuôn, chưa gây được sự chú ý của trẻ, trẻ phải tuân thủ
ngồi học như một học sinh tiểu học nên trẻ có cảm giác uể oải, phân tán tư
tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài chưa cao.
Khi tiến hành khảo sát thực trạng của lớp A5 ngay đầu năm học kết quả
như sau
* Kết quả khảo sát lần 1 :
Kết quả

TT Nội dung khảo sát

Tổng
số trẻ

Đạt
Số trẻ

Tỷ lệ
(%)

Chưa đạt
Số trẻ

Tỷ
lệ(%)

1

Trẻ hứng thú, tích cực
tham gia hoạt động
35
23
64,4%
12
35,6%
làm quen chữ cái
2 Trẻ nhận biết và phát
35
20

57%
15
43%
âm đúng
3 Trẻ cầm vở, để vở,
35
22
61%
13
39%
ngồi tô đúng tư thế
4 Kỹ năng tô chữ theo
35
19
53,2%
16
46,8%
dấu chấm mờ.
5 Biết cách cầm sách,
mở sách ra xem và
35
25
70%
10
30%
quy trình đọc
Với bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài soạn
dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp, hình thức tổ chức theo hướng tích hợp
nên chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở tỷ lệ rất
cao, số trẻ nhận biết và phát âm đúng còn thấp. Vì vậy, tôi đã suy nghĩ làm thế

nào để có biện pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ
cái đạt hiệu quả cao.
2.3. Các biện pháp sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động làm
quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn
Triệu Sơn.
5


2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Xây dựng nề nếp học tập, rèn luyện kỹ
năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học tôi luôn thường xuyên chú ý rèn luyện nề nếp học
tập cho trẻ vì tôi nghĩ rằng nề nếp học tập mà tốt thì kết quả trong giờ học cũng
sẽ tốt vì thế tôi luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để
gần gũi, động viên giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động với
các bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn. Với những trẻ lần đầu ra lớp còn rụt rè,
việc đầu tiên tôi làm là tìm hiểu đặc điểm của từng cháu. Trong giờ đón trẻ và
lúc ra chơi tôi luôn gần gũi, hỏi han, trò chuyện với trẻ, âu yếm trẻ nhằm giúp
trẻ hàng ngày thích được đi học để gặp cô và các bạn. Khi trẻ đã quen dần với
môi trường lớp học rồi, tôi rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ. Khi tổ chức hoạt
động tôi xếp xen kẽ cháu mạnh dạn ngồi chung với cháu nhút nhát, cháu ngoan
ngồi cạnh những cháu hiếu động hay nghịch.
Ví dụ: Tôi xắp xếp cho cháu Linh Chi, Mai Linh ngoan ngồi cạnh cháu
Hải Đăng, cháu Đức Nghĩa hiếu động, hay nghịch. Hay cháu Tuệ Lâm thường
xuyên mạnh dạn giơ tay phát biểu trong giờ học ngồi cạnh cháu Minh Quân, Hải
Anh nhút nhát, e dè.
Rèn luyện cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia tổ,
chia nhóm và rèn luyện cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn và linh
hoạt qua việc giải quyết nhiệm vụ trong giờ học.
Rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng cần thiết như: Phát âm rõ ràng, mạch
lạc, nói đúng, không nói ngọng, nói lắp, kĩ năng cầm bút, tư thế ngồi tập tô…

2.3.2. Biện pháp thứ 2: Tạo môi trường làm quen chữ cái.
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ, hấp dẫn sẽ gây đựơc sự chú ý, kích
thích cho trẻ hoạt động. Vì thế, tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý
bố trí sắp xếp các đồ dùng, vật liệu trong lớp một cách khoa học, phù hợp với
chủ đề làm nổi bật môi trường “Làm quen chữ cái” để giúp trẻ dễ dàng tiếp thu,
ghi nhớ chữ cái đã học, hình thành và rèn luyện kĩ năng học đọc, học viết ở trẻ.
Tranh ảnh trang trí có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, có nội dung giáo dục tốt
phù hợp với chủ đề dưới những bức tranh, câu truyện, bài thơ đều chứa từ chỉ
nội dung bức tranh, tên câu truyện, bài thơ chứa những chữ cái trẻ đã được học
và những chữ cái trẻ chưa được học tạo điều kiện cho trẻ ghi nhớ sâu sắc đặc
điểm chữ cái đã học và khơi gợi ở trẻ mong muốn được học thêm chữ cái mới
mà trẻ chưa biết.
Trên các mảng tường, tôi có thể trang trí nhiều hình ảnh phù hợp với chủ
đề và mỗi hình ảnh đều gắn tên gọi; đồ dùng, đồ chơi để trẻ chơi tôi đều ghi tên,
qua đó trẻ nhận biết luôn chữ cái.
Ví dụ: Cho trẻ làm các con vật và cô gắn thẻ tên các con vật để khi trẻ xây
dựng, trẻ sẽ xếp được các nhóm con vật theo nhóm và giới thiệu các sản phẩm
do mình làm ra.
Ở góc thư viện tôi chuẩn bị đầy đủ các loại truyện tranh, sách báo, khi trẻ
chơi ở đây trẻ sẽ biết cách đọc như: đưa mắt từ trái sang phải khi đọc, biết cách
lật từng trang sách xem hoặc có thể cho trẻ tìm chữ cái đã học trên một trang
6


sách, chữ cái giống nhau...
Góc phân vai trẻ chơi bán hàng, các đồ chơi để trẻ chơi bán hàng cũng
được tôi gắn thẻ chữ ghi tên thực phẩm vào để trẻ nhận biết.
Tôi còn dành riêng một mảng trang trí “ong vàng tìm chữ” được làm từ
vỏ hộp sữa chua bên trong có gắn thẻ chữ, xung quanh có các túi bóng kính và
tôi để các họa báo, tranh ảnh phía dưới, trẻ sẽ tự tìm hình ảnh liên quan đến chủ

đề gắn vào ô bóng kính, sau đó chọn thẻ chữ trong hộp sữa chua ghép thành từ
giống từ dưới tranh.
Ngoài ra trên những đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn, cốc tôi đều ký
hiệu bằng chữ cái và số dành riêng cho mỗi trẻ.
2.3.3. Biện pháp thứ 3: Cô giáo cần phải linh hoạt, sáng tạo trong quá
trình hướng dẫn trẻ hoạt động.
* Với hoạt động làm quen chữ cái mới:
Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập là
hình thức cơ bản và chủ yếu, kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc.
Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng
nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt. Hoạt động
làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ cái đến với trẻ bằng nhiều phương pháp,
hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách
chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Vì
vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp,
hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý
tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao. Vì vậy khi
tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái cô giáo phải: Lấy trẻ làm trung
tâm, phát huy tính tích cực của trẻ, dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.
Khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" yêu cầu các kiến thức khi giáo viên
truyền thụ đến với trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, dập
khuôn, luôn sáng tạo đổi mới. Vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm quen
chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ
yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động - tĩnh phù hợp
với chủ điểm.
Trẻ tham gia hoạt động học
Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp, ngôn ngữ diễn
đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện
sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ,
dễ hiểu tránh gò bó để trẻ hứng thú hơn khi bước vào giờ học.

Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ cái “u, ư” chủ đề Nghề nghiệp. Tôi dẫn
dắt trẻ vào bài một cách sinh động bằng bài hát lí kéo chài, sau đó hỏi trẻ công
7


việ của các bác ngư dân. Tiếp đến cho trẻ thấy 2 loại cá mà hôm nay các bác ấy
kéo được là cá thu, cá ngừ. Rồi cho trẻ quan sát, đọc từ dưới tranh và gắn thẻ từ,
tìm chữ cái đã học, giới thiệu chữ cái mới...Đến chữ ư, thay vì đi lần lượt giống
chữ u, tôi đưa chữ ư xuất hiện trên màn hình và hỏi trẻ điểm khác của chữ này
với chữ u, trẻ sẽ nói dấu móc, sau đó tôi phát âm chữ ư và cho trẻ phát âm, nói
lại đặc điểm chữ ư. Rồi thực hiện các bước tiếp theo...
Hay khi dạy nhóm chữ l,m,n. Chủ đề thực vật. Đây là nhóm có nhiều chữ
cái. Thay vì hình thức đưa tranh, giới thiệu từng từ dưới tranh rồi đến chọn chữ
cái đã học, sau đó cô giới thiệu chữ cái mới, tôi có thể cho giới một lúc 3 tranh
trên màn hình cho trẻ quan sát và sau đó cho thi đua mỗi tổ 1 bạn lên lấy thẻ từ
ghép giống từ dưới tranh. Sau đó mới cho trẻ nhận biết từng nhóm từ trẻ ghép
được và cho trẻ lên chọn chữ cái theo yêu cầu của cô, ví dụ như tổ 1 ghép được
từ dưới tranh là hoa ly, tổ 2 ghép được từ hoa lan, tổ 3 ghép được từ hoa mận.
Sau đó cô cho trẻ lấy chữ cái giống nhau giữa 3 từ, đọc tên chữ mà trẻ lấy được,
rồi cô giới thiệu sang chữ cái mới sẽ học là l, m, n. Tiếp đến cô cho trẻ thực hiện
các bước tiếp theo của một hoạt động làm quen chữ cái.
Nhưng cũng với nhóm chữ cái có 3 chữ cần làm quen như i, t, c – Chủ đề:
Động vật, tôi vào bài gây hứng thú với một câu chuyện sáng tạo “Chú vịt kiêu
căng” dựa theo chuyện “Trí khôn ta đây” [2].
Nội dung chuyện: Vào một buổi sáng đẹp trời, vịt xuống ao bơi lội. Bỗng vịt
trông thấy bác nông dân đang dắt trâu ra, vừa đi bác vừa dặn trâu:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”
Thấy vậy nhân lúc trâu đang ăn cỏ cạnh bờ ao vịt liền tiến lại gần và nói
với trâu:

“Này anh trâu, anh to thế kia cớ sao lại phải nghe lời bác nông dân làm
việc”.
Trâu trả lời: “Con người nhỏ hơn tôi nhưng con người có trí khôn đó”.
Vịt không hiểu trí khôn là gì nên lại hỏi người nông dân. Thấy vậy người
nông dân liền nói: “Vịt muốn biết thì hãy đứng vào gốc cây này để tôi trói cậu
lại, cậu cứ nằm im, nhắm mắt là thấy trí khôn”.
Vịt đồng ý chịu trói.
Mãi chẳng thấy gì, vịt thấy đói cồn cào lại khát nước, lúc này mới van xin
bác nông dân cởi trói cho.
Gà mái biết vịt kiêu căng nên cục tác chạy trong nhà ra bờ ao và nói với
vịt:
“Vịt ơi đừng có kiêu căng, có làm thì mới có ăn, không ai mang đến cơm
ăn cho mình”.
Từ đó vịt không còn dám kiêu căng nữa.
- Sau khi kể cho trẻ nghe xong câu chuyện. Tôi hỏi trẻ những con vật xuất
hiện trong câu chuyện là gì?
Sau đó cho trẻ xem trên màn hình hình ảnh những con vật đó và từ tương
ứng phía dưới ảnh các con vật.
8


Với hình thức vào bài như vậy trẻ cũng rất hứng thú.
Tiếp đến cô đi từng bước của một tiết học làm quen chữ cái.
Tôi cũng có thể thay đổi các hình thức cũ bằng hình thức chương trình.
Điều quan trọng khi tổ chức dưới dạng chương trình, trò chơi là vẫn đảm
bảo đầy đủ nội dung tiết dạy, đồng thời cô cần chú ý đến ngữ điệu giọng để gây
sự chú ý cho trẻ, bên cạnh đó khi tổ chức cần xuyên suốt tiết học là chương
trình, có giới thiệu đầu và cũng có kết thúc chương trình, tránh tình trạng đầu
vào giới thiệu hoành tráng nhưng lại không có kết thúc chương trình.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ e, ê chủ đề gia đình. Tôi tổ chức dưới dạng

Chương trình “Bé vui học chữ”, gồm 3 phần:
Phần 1: Ô cửa bí mật
Phần 2: Thử trí thông minh
Phần 3: Vui cùng chữ cái
+ Ở phần 1:
Cho trẻ giải câu đố để lật mở hình ảnh ẩn sau 2 ô số
Câu đố 1: Cái gì bật sáng trong đêm
Đặt trong phòng ngủ nhà bạn, nhà tôi
(là cái gì ? – Đèn ngủ)
Câu đố 2: Cã ch©n mµ ch¼ng biÕt ®i
Cã mÆt ph¼ng l× cho bÐ ngåi ch¬i
(là cái gì? – Cái ghế) [2]
Cho trẻ đọc từ , sau đó cho trẻ ở 2 đội lên ghép từ giống từ trên màn hình.
Đội đỏ ghép từ: “đèn ngủ”; đội xanh ghép từ: “cái ghế”
Cho trẻ lên lấy chữ đã học và đọc tên chữ.
Cho trẻ đội đỏ lên lấy chữ thứ 2 từ trái sang, trẻ đội xanh lên lấy chữ đầu
tiên từ bên phải sang.
+ Ở phần 2:
Đây là phần tôi thực hiện các thao tác cho trẻ làm quen chữ cái mới như
thường lệ: Có giới thiệu chữ mới, phát âm mẫu của cô, trẻ phát âm, nói đặc điểm
chữ, công dụng của chữ, giới thiệu thêm chữ in hoa và viết thường cho trẻ thấy.
Sau khi giới thiệu đủ 2 chữ thì 2 đội sẽ tự đặt câu hỏi cho nhau về điểm giống và
khác của 2 chữ e, ê.
+ Ở phần 3:
TC1: Bánh xe quay
Vòng quay quay mà mũi tên về chữ nào thì trẻ chọn thẻ chữ đó đọc to tên
chữ.
TC2: Tìm chữ còn thiếu trong từ
Cô có các hình ảnh, phía dưới có từ và Chữ còn thiếu trong từ với các đáp
án, trẻ chọn đáp án đúng có chữ thiếu trong từ.

TC3: Nhanh mắt, nhanh tay
Hai đội cử các thành viên lên chơi đứng thành 2 hàng dọc, lần lượt từng
thành viên một bật liên tiếp qua vòng lên tìm và gạch chân chữ e, ê trong lời bài
hát “Cả nhà đều yêu”. Đội đỏ tìm và gạch chữ e. Đội xanh tìm và gạch chữ ê.
9


Mỗi lần lên chỉ được gạch 1 chữ cái. Nếu bật chạm vòng thì phải quay về bật lại.
Thời gian được tính là một bản nhạc bài “Cả nhà thương nhau”. Nếu sau khi bản
nhạc kết thúc đội nào gạch đúng được nhiều chữ cái hơn thì đội đó chiến thắng.
Nhận xét chung. Giáo dục trẻ chăm ngoan, vâng lời bố mẹ, ông bà xứng đáng
được cả nhà đều yêu.
Kết thúc chương trình. Cho trẻ hát: “Cả nhà thương nhau” và cất đồ dùng.
* Đối với hoạt động trò chơi với chữ cái:
Theo chuyên đề mới học về hoạt động làm quen chữ cái thì thay bằng tiết
2 tập tô chữ cái nay là hoạt động trò chơi với chữ cái. Trong hoạt động này trẻ
được ôn kỹ hơn về cách phát âm, nhận ra đúng mặt chữ cái đã học đồng thời kết
hợp tô chữ cái theo khả năng của trẻ mà không gò ép trẻ. Vì vậy với hoạt động
này đòi hỏi người giáo viên phải thật nhạy bén để đưa ra các hình thức tổ chức
hay gây hứng thú và sự say mê cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo trẻ được chơi và tô
chữ cái mà không thấy gò ép [3].
Thường với loại tiết này tôi hay tổ chức dưới dạng “Sân chơi chữ cái” với
các đội chơi và các trò chơi động và tĩnh xen kẽ, chú ý đến việc bố trí bàn học
để sau trò chơi trẻ được về bàn tô chữ theo khả năng của trẻ. Với loại tiết này tôi
thường dùng từ ba đến bốn trò chơi động tĩnh xen kẽ và có thêm phần chơi tài
năng để trẻ thể hiện khả năng tô chữ của trẻ.
Trẻ đang tô chữ cái theo dấu chấm mờ
Đối với bài tập tô trẻ cần biết cách tô chữ cái đã học, yêu cầu trẻ phải ngồi
đúng tư thế, biết cách cầm bút tô trong khi tập tô để tránh nhàm chán, cô lồng
ghép vào đó những bài thơ, bài hát....

Ngoài ra tôi cũng luôn chú ý đến sự chuyển tiếp từ phần này qua phần kia
từ trò chơi kia sang trò chơi này phải hấp dẫn liên tục đảm bảo được sự xuyên
suốt trong tiết học tránh rời rạc.
Ví dụ: Tiết trò chơi với chữ cái u, ư chủ đề Nghề nghiệp, tôi có thể tổ
chức dưới dạng “Sân chơi chữ cái” qua các trò chơi:
Trò chơi 1: Bác đưa thư vui tính
Trẻ hát về bác đưa thư, cô đóng người đưa thư đưa thư đến cho 3 đội chơi,
trẻ lật mở thư và nói về chữ cái trong thư: tên gọi của chữ, cấu tạo, chọn bạn tạo
dáng chữ.
Trò chơi 2: Bánh xe quay.
Trẻ quay ô chữ, kim chỉ vào ô chữ gì thì trẻ chọn đúng chữ cái đó và đọc
to tên chữ.
Trò chơi 3: Tìm chữ còn thiếu trong từ
Cô cho trẻ xem trên màn hình hình ảnh nghề và từ dưới tranh như: bác
đưa thư, chú bộ đội, lính cứu hỏa, chú công nhân... với các phương án:
1. Chữ u
2. Chữ ư
Trẻ nhìn và chọn phương án đúng
Trò chơi 4: Nhanh mắt nhanh tay
10


Các đội chơi bật qua vòng lên tìm và gạch chân chữ cái u trong bài thơ
“Làm nghề như bố” và chữ ư trong bài thơ về chú cảnh sát giao thông.
Trò chơi 5: Tài năng
Trẻ được quan sát cô giới thiệu chữ viết thường và tô mẫu, sau đó trẻ về
bàn tô, cô khuyến khích động viên trẻ.
2.3.4. Biện pháp thứ 4: Sử dụng linh hoạt các trò chơi khi cho trẻ làm
quen chữ cái.
Để củng cố đặc điểm và cách phát âm chữ cái cho trẻ thì các trò chơi với

chữ cái có vai trò rất quan trọng. Trẻ 5 tuổi đặc điểm tâm lý rất thích âm nhạc và
nhờ có âm nhạc nên giờ học sôi nổi và gây hứng thú cho trẻ để bù lại cái khó và
cứng nhắc của bộ môn "làm quen với chữ cái" nên mỗi trò chơi tôi lại gắn vào
một bài hát vào trong trò chơi.
Ví dụ: Thi lấy chữ tôi đã sử dụng những trò liên tưởng "cô gái Hà Lan"
thay vào đi lấy sữa trẻ sẽ đi lấy chữ cái qua chướng ngại vật và về để vào đúng
chỗ của đội mình, qua trò chơi trẻ rất hứng thú và say mê học. Vừa học vừa hỗ
trợ cho cơ thể vận động. Hay trong trò chơi "Gắn lá hoa trên cành" cô chuẩn bị
những bông hoa đẹp có gắn chữ cái để trẻ gắn hoa trên cành thông qua các trò
chơi trẻ biết giữ gìn chăm sóc các cây hoa.
Hay khi chơi trò chơi củng cố của đề tài làm quen chữ e, ê. Tôi có thể cho
trẻ chơi TC “Dấu tìm chữ”
Cách chơi: Trẻ cầm chữ ngồi theo vòng tròn, trẻ cầm dấu đi xung quanh
tất cả cùng hát theo bản nhạc khi nào có tín hiệu dấu tìm chữ thì trẻ cầm dấu
phải tìm được chữ thích hợp để khi ghép lại sẽ tạo chữ mới. Ví dụ dấu mũ để
xuôi tìm vào chữ e thành chữ ê, hay tìm về chữ a thành chữ â...
Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ
dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó
có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò
chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp.
Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" [2] để rèn luyện
phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", vịt con kêu "vít vít", ếch kêu
"ộp ộp"... để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và biết cách khép môi, bật
hơi...
Cho trẻ luyện phát âm chính xác bằng cách đọc thơ hoặc hát. Muốn cho
trẻ phát âm chữ ô. Tôi cho trẻ vừa làm chú ếch vừa nhảy vừa hát.
“Mưa rơi,lộp độp...
Nó kêu ồm ộp”
Hoặc với chữ cái n, l trẻ nói ngọng. Do đó, muốn luyện âm cho trẻ có hiệu quả
thì đưa trò chơi dân gian, ca dao tục ngữ.

Ví dụ: Trò chơi
“Nu na nu nống...”
“Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp
Lòng nàng lâng lâng”
11


Hay cho trẻ chơi ở các góc để giúp trẻ nhớ và nhận biết chữ cái
Trẻ tham gia hoạt động góc
2.3.5. Biện pháp thứ 5: Tranh thủ làm đồ dùng trực quan cho hoạt
động làm quen chữ cái.
Việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ trong một hoạt động học là rất
quan trọng, nó giúp cho tiết học trở nên hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, cùng với đó là trẻ
có đồ dùng để hoạt động, giúp trẻ hứng thú hơn rất nhiều. Chính vì vậy ngoài
các thẻ chữ có sẵn, tôi luôn tranh thủ thời gian để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ
cho tiết dạy.
Ví dụ: Với chủ đề nhánh: “ Tết và mùa xuân” với tiết học "Làm quen chữ
cái" h, k" Tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại quả. Những vật liệu đó
đều phải chứa các chữ cái h, k như: hoa đào, quả khế .... cô và trẻ cùng phết vào
sao cho tương ứng với màu lá, màu hạt ....
Hay trong trò chơi: "Gà con tìm mẹ” cô cùng trẻ làm những chú gà bằng
những vật liệu khác nhau như: len, bìa, đất nặn...[4], sau đó gắn chữ cái lên
những chú gà, trẻ cầm gà mẹ chữ gì thì những chú gà con chữ đó phải tìm đúng
gà mẹ của mình.
Tôi cũng có thể làm những bông hoa gắn thẻ chữ và lá gắn thẻ chữ để trẻ
chơi trò chơi: “Hoa tìm lá, lá tìm hoa”– Khi cô nói “Hoa tìm lá” thì trẻ nào
cầm hoa chữ gì thì tìm về lá chữ đó và ngược lại.
Tôi còn làm những quân xúc sắc, các mặt ghi các chữ cái khác nhau, trẻ
lăn được mặt trên hiện chữ gì thì cùng tìm chữ đó và đọc to tên chữ.

Với cách làm đồ dùng, đồ chơi như vậy tôi thấy có những hiệu quả đáng
kể. Trẻ rất hứng thú khi tham gia hoạt động và làm đồ dùng cho tiết học, trẻ sôi
nổi hơn vì mình có phần trong đó.
2.3.6. Biện pháp thứ 6: Lồng ghép tích hợp các môn học khác .
Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp
các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích
cực chủ động say mê trong hoạt động [3]. Những nội dung của hoạt động cho trẻ
làm quen với chữ cái có thể lồng ghép phù hợp với một số nội dung của hoạt
động tạo hình, hoạt động âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh... Tạo điều
kiện cho trẻ tiếp thu nội dung bằng nhiều cách khác nhau, thông qua phương
pháp dạy học tích hợp còn giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động hơn.
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo, ứng xử nhanh
của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải kết hợp
nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào tiết học làm quen chữ cái và phù hợp với
chủ điểm.
Tích hợp hoạt động làm quen văn học :
Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn
học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một mà bộ môn bà Bộ giáo dục
chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu
12


chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có
chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen. Tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu
đố để gây hứng thú.
Ví dụ: Câu đố chứa chữ â:
Chữ gì một nét cong tròn.
Bên phải nét thẳng, trên đầu có ô.
Thơ ca, hò, vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây hứng thú cho trẻ như bài "Vè con
cua", "Rềnh rềnh ràng ràng", hay một số bài thơ cô tự sáng tác.

Tích hợp hoạt động âm nhạc :
Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào cũng
không thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái
tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủ
điểm.
Ví dụ: Nhóm chữ a, ă, â tôi cho trẻ hát và vận động bài "chữ a, ă, â"
"Một vòng tròn tròn, một nét cong cong là chữ a. Móc câu nằm trên thành
chữ ă. a thêm mũ đội thành chữ â. a, ă, â. Cháu yêu bà cháu học chữ a, để cháu
biết đánh vần b a bà” [4]. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ.
Tích hợp hoạt động thể dục: Trẻ đi theo đường hẹp lên tìm và gạch chân
chữ cái trong bài thơ hoặc bài hát.
Tích hợp hoạt động tạo hình:
Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái
tĩnh. Tôi cho trẻ tô màu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu cầu của
cô hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái trẻ đã được học.
Tích hợp hoạt động làm quen với Toán:
Bộ môn này đối với tiết chữ cái thường được đưa vào trò chơi như: "Thi
đội nào nhanh" trẻ thi đua nhau gắn chữ đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết
quả. Đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy ? Đối với trẻ mầm non thì học phải đi
đôi với hành kết hợp với cuộc sống, không những trên tiết học mà tôi thường
dùng kiến thức, kỹ năng ở mọi nơi, mọi lúc rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
Đây là việc làm rất cần thiết trong tiết học Làm quen với chữ cái.
2.3.7. Biện pháp thứ 7: Hoạt động làm quen chữ cái được tiến hành
mọi lúc mọi nơi.
Trong các hoạt động trong ngày của trẻ thì hoạt động ôn luyện mọi lúc
mọi nơi cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ làm quen với chữ cái.Thông qua
các hoạt động ôn luyện mọi lúc mọi nơi cô giáo lựa chọn những nội dung phù
hợp giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu các chữ cái đã làm quen, phát âm đúng, không
nói ngọng, không nói tiếng địa phương. Từ đó giúp trẻ trau dồi kiến thức chữ cái
của mình.

* Thông qua giờ đón - trả trẻ:
Trong giờ đón trẻ tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy
định, đúng nơi kí hiệu của trẻ. Tôi cùng trẻ đọc bài đồng dao, bài thơ hoặc kể
những câu chuyện cho trẻ nghe và gợi ý cho trẻ quan sát những chữ cái có trong
13


tên bài thơ, câu truyện, bài đồng dao trẻ đã được học hoặc giải các câu đố có
chứa chữ cái.
Ví dụ: Khi trẻ vào lớp, với bé “ Mai Trang” tôi nhắc trẻ để đồ dùng vào
đúng ngăn tủ của mình, trẻ tự để vào ngăn tủ có chứa ký hiệu là chữ cái "a”.
* Thông qua lúc dạo chơi, tham quan, hoạt động ngoài trời...
Thông qua hoạt động này tôi giúp trẻ củng cố chữ cái như cho trẻ dùng
phấn viết hữ cái mà trẻ thích, dùng hột hạt xếp hình chữ cái...
Hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động dã ngoại, tham quan để trẻ thêm
mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, trẻ được tự mình trãi nghiệm, giao tiếp với nhau
từ đó phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm, làm giàu vốn từ cho trẻ
Trẻ xếp chữ cái trong hoạt động ngoài trời
Không những thế thông qua dạo chơi tham quan cô giáo cho trẻ tiếp xúc
với thiên nhiên đặc biệt khu vực sân trường có nhiều cây xanh, vườn hoa, vườn
rau, cây ăn quả, các loại đồ chơi...tôi có thể cung cấp kiến thức về chữ cái qua
việc tìm hiểu một số loại cây, hoa và rau có trong vườn trường, các loại đồ chơi
trên sân trường, đọc tên các loại cây, các loại hoa, các loại rau, các loại đồ chơi
đó và cho trẻ tìm các chữ cái đã học trong tên các loại cây, các loại hoa, các loại
rau, các loại đồ chơi đó.
Ví dụ:
Cây vú sữa, cây cau, cây hoa hồng, cây xoài ...
Xích đu, cầu trượt, nhà bóng...
* Lồng ghép qua các hoạt động học khác.
Việc lồng ghép chữ cái vào các hoạt động khác sẽ giúp trẻ được củng cố

nhiều hơn về chữ cái trẻ đã học.
Ví dụ: Hoạt động văn học: Tìm và gạch chân chữ cái đã học trong bài thơ,
câu chuyện.
Hoạt động thể dục: Khi cho trẻ bò dích dắc qua các hộp, tôi gắn thẻ chữ
vào các hộp, trẻ vừa bò qua dích dắc qua các hộp vừa đọc tên chữ cái. ..
* Thông qua hoạt động chiều:
Cho trẻ ôn các chữ cái đã học, trẻ làm các bài tập về chữ cái như các trò
chơi chữ cái, tìm và gạch chân chữ cái...
2.3.8. Biện pháp thứ 8: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động.
Năm học vừa qua chúng tôi đã được tham gia lớp chuyên đề về thiết kế
giáo án điện tử do Phòng giáo dục tổ chức và nhà trường đã có phần mềm bài
giảng điện tử, mua sắm máy tính, máy chiếu đầy đủ. Điều đó đã giúp cho giáo
viên chúng tôi áp dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy một cách có hiệu quả.
Việc đưa những hình ảnh sinh động lên máy chiếu vừa giúp cô bớt khâu
chuẩn bị tranh ảnh nhiều mà lại gây được sự hứng thú cho trẻ giúp giờ học đạt
hiệu quả cao.
Ví dụ: Đây là hình ảnh các con chơi trò chơi: “Tìm chữ còn thiếu trong từ”
với chữ e, ê.
14


Sau khi trẻ tìm ra chữ cái còn thiếu cô bắt đầu cho chữ chạy vào để trẻ
kiểm tra đáp án.
Đây là hình ảnh trò chơi “bánh xe quay”, trẻ nhấp chuột bánh xe sẽ quay,
khi nó dừng ở chữ nào thì trẻ chọn chữ đó giơ lên và đọc to tên chữ.

2.3.9. Biện pháp thứ 9: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ
huynh.
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn làm tốt công tác trao đổi với phụ huynh
về chương trình dạy học theo chủ đề để phụ huynh đều biết và phối hợp với giáo

viên rèn luyện thêm cho trẻ. Thông qua giờ đón, trả trẻ tôi luôn tuyên truyền các
hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái cho phụ huynh để phối hợp với phụ
huynh thống nhất trong cách dạy trẻ để giúp trẻ nhận biết chữ cái, phát âm đúng.
Ví dụ 1: Có những trẻ lên lớp cô dạy trẻ phát âm chữ c nhưng trẻ ở nhà
được bố mẹ dạy trước đọc là “sê”, chữ h trẻ đọc là “hát”...
Tôi kêu gọi phụ huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho trẻ làm quen với chữ cái như: Tuyên truyền phụ huynh gom những
vật liệu sẵn có ở trong gia đình như thùng cát tong, lon bia, đĩa CD, lọ compo,
len, đóng góp báo chí để lấy tài liệu, mua truyện tranh ...để trẻ cùng cô làm đồ
15


chơi cho góc bé vui học chữ cái, phục vụ giờ học làm cho đồ dùng đồ chơi thêm
phong phú gây được hứng thú cho trẻ.
2.4. Hiệu quả của việc nâng cao hoạt động làm quen với chữ cái cho
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
2.4.1. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tại lớp Mẫu giáo lớn A1 Trường mầm
non Thị Trấn do tôi phụ trách trong năm học 2017 – 2018, tôi đã tiếp tục khảo
sát lần 2.
* Bảng khảo sát chất lượng lần 2:
Kết quả
TT

Nội dung

Tổng
số
trẻ


Đạt
Số
trẻ

Tỷ lệ
(%)

Chưa đạt
Số trẻ

Tỷ lệ
(%)

1

Trẻ hứng thú, tích cực tham
gia hoạt động làm quen chữ 35
35
100%
0
0
cái
2 Trẻ nhận biết và phát âm
35
35
100%
0
0
đúng
3 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô

35
35
100%
0
0
đúng tư thế
4 Trẻ tô, viết đúng chữ cái
35
35
100%
0
0
4 Biết cách cầm sách, mở sách
35
35
100%
0
0
ra xem và quy trình đọc
Kết quả trên cho thấy trẻ đã rất hứng thú với môn học, trẻ nhận biết và
phát âm đúng chữ cái, biết tô chữ cái, biết cách cầm sách, mở sách, không còn
trẻ chưa đạt. Đây cũng là điều không chỉ bản thân tôi mong muốn mà còn là điều
mong đợi của phụ huynh trẻ, bởi đó là tiền đề cho trẻ học tốt ở các bậc học cao
hơn.
2.4.2. Hiệu quả đối với bản thân
Qua việc thực hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cho thấy hiệu quả của việc
thay đổi, vận dụng một số hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái là rất cần thiết
và không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động của cô và trẻ. Bản thân đã
nâng cao được kỹ năng sư phạm, lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia trong các hoạt
động.

2.4.3. Hiệu quả đối với giáo viên, nhà trường.
Sau khi nghiên cứu về tầm quan trọng của việc “ nâng cao hiệu quả hoạt
động làm quen chữ cái”. Tôi thấy việc thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp
với lớp tôi mà còn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo và có thể tiếp tục thực
hiện trong những năm sau. Qua đó tất cả đồng nghiệp trong tổ và nhà trường đã
hiểu được bản chất của vấn đề và đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong nhà
16


trường để có phương pháp dạy trẻ một cách phù hợp, khoa học. Cụ thể trong các
đợt thao giảng dự giờ của giáo viên có môn làm quen chữ cái thì chất lượng tăng
lên rõ rệt, các giáo viên đã chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, trẻ được thực hành trải
nghiệm, kết quả giờ dạy có nhiều giờ khá giỏi, không có giờ chưa đạt. Qua đó
chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy trẻ làm quen với chữ cái nói
riêng đã được nâng cao hơn.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Từ kết quả trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Trước hết giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn
làm quen với chữ cái, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp
với chủ đề, nhận thức của trẻ, đảm bảo trẻ được học mà chơi, chơi mà học, giúp
trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động.
- Giáo viên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tìm ra những hình
thức, những đồ chơi mới, đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn để cuốn hút trẻ vào giờ
học. Học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức từ chị em đồng nghiệp, từ sách báo,
tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tạo môi trường học chữ cái phong phú cuốn hút trẻ và vận dụng môi
trường đó để dạy trẻ trong các hoạt động
17



- Cô phải nắm bắt nhận thức đặc điểm của từng trẻ có biện pháp bồi
dưỡng tốt cho trẻ làm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao.
- Cần phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc dạy trẻ làm quen
với chữ cái, tránh tình trạng phụ huynh dạy trước nhưng phát âm không đúng
dẫn đến nhận thức của trẻ bị sai lệch.
Có thể nói rằng việc giúp trẻ làm quen chữ cái đạt hiệu quả cao là điều hết
sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp trẻ vững bước vào lớp 1.
Góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện vì trẻ
em hôm nay là thế giới ngày mai.
3.2. Kiến nghị.
Để giúp giáo viên có nhiều biện pháp hay trong việc cho trẻ làm quen với
chữ cái, tôi xin có đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với Phòng
giáo dục và đào tạo nên lựa chọn những sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao
và phổ biến rộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập. Đồng thời tạo điều
kiện cho giáo viên được thăm lớp dự giờ, học tập các trường bạn các trường
trọng điểm trong tỉnh về bộ môn.
Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn”. Với năng lực có hạn, trong thời gian
ngắn, không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các
cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Triệu Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Người viết
Bùi Thị Thu Thúy
Tài liệu tham khảo:
1. Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non – tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết
NXBGD 1994
2. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề (trẻ 5 –
6 tuổi) – Viện chiến lược và chương trình giáo dục. Trung tâm nghiên cứu chiến
lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non – Nhà xuất bản giáo dục.
3. Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non.
4. Nguồn tài liệu từ internet.
5. Tài liệu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

18



×