Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.01 KB, 20 trang )

SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN TRIỆU SƠN”

Họ tên: Trịnh Thị Xoan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn
Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2016

1


Mục lục
Trang
- Bìa chính
- Mục lục
1. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


2.1. Cơ sở lý luận
2.2.Thực trạng
2.3. Các biện pháp
2.4. Hiệu quả
3. Kết luận, kiến nghị

1
2
3
3
4
4
4
5
5
5
7
17
19

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thế kỉ XXI được coi là “Thế kỉ của đại dương” các quốc gia có biển đều
rất quan tâm và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Việt Nam là một quốc
gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất
quan trọng không phải bất kì quốc gia nào cũng có. Trong lịch sử hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đã có vai trò, vị trí quan trọng,

gắn bó mật thiết, ảnh hưởng to lớn và đã có những đóng góp quan trọng vào sự
tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường
theo hướng phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển đảo, hải đảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mọi người dân
trong nước đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển,
hải đảo phù hợp với điều kiện và môi trường sống.
Trẻ lứa tuổi mầm non là thời kì mà nhân cách bắt đầu được hình thành,
tuy chưa được hoàn toàn định hình nhưng đã có cơ sở tương đối ổn định cho
việc tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Các công trình nghiên cứu vê tâm lý học
cho thấy những thói quen, hành vi, nét tính cách cơ bản trong nhân phẩm trẻ
được hình thành trong thời kì này và thường ảnh hưởng đến đạo đức mai sau của
trẻ. Nếu được trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức, những kỹ năng bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển đảo, những người chủ nhân tương lai của đât nước sẽ
là một lực lượng hùng hậu trong mọi hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên,
môi trường biền đảo. Việc giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển
đảo được rèn từ lửa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về
biển đảo Việt Nam, từ đó hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển đảo.
Trên thực tế, từ nhiều năm nay, bằng cách này hay cách khác, chúng ta đã
cố gắng bào vệ tài nguyên, môi trường biển đảo, song kết quả còn nhiều hạn
chế. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trưòng biền
đảo một cách toàn diện và khoa học để định hướng thúc đẩy công tác giáo dục
môi trường, đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường trường
biển đảo cho trẻ mầm non một cách hệ thống, cơ bản và thiết thực nhằm đáp ứng
những đòi hỏi bức thiết hiện tại cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Hiện nay ở các trường mầm non, giáo dục tài nguyên biển đảo chỉ được
đưa vào một số tiết học và hoạt động ngọai khóa, giáo viên chưa thực sự khéo
léo trong việc lồng ghép thường xuyên vấn đề giáo dục tài nguyên biển đảo cho
trẻ vào trong các bài giảng. Nội dung tích hợp gượng ép, hời hợt không chú tâm
đến nội dung tích hợp, nội dung kiến thức xa lạ đối với trẻ. Trẻ chưa có nhiều cơ

hội được làm quen, tìm hiểu về biển đảo, ý thức, thói quen, hành vi bảo vệ môi
trường biển đảo chưa hình thành trong cộng đồng học sinh.
Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những
việc cần làm ngay đối với học sinh, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo
3


dục về tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mầm non. Chính vì vậy tôi luôn
suy nghĩ, trăn trở và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục về tài
nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi tại trường Mầm
non Thị Trấn Triệu Sơn” để viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 20152016 .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục về tài
nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm non Thị
Trấn Triệu Sơn thông qua các hoạt động học tập và các hoạt động sinh hoạt trẻ
hình thành ý thức cũng như trong hành động của trẻ bảo vệ tài nguyên và biển
đảo Việt Nam.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, những biện pháp chăm sóc giáo dục
trẻ
- Tự học tập, rèn luyện năng lực chuyên môn của bản thân để đáp ứng với
chương trình giáo dục Mầm non
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là 36 trẻ mẫu giáo lớn Lớp A3 trường Mầm non
Thị Trấn Triệu Sơn
- Nghiên cứu lĩnh vực giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+
+
+

+
+
+
+

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, sử lý số liệu
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp quan sát
Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập
Phương pháp nêu gương khích lệ

4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260.000 km trải dài từ Bắc tới Nam (Đứng thứ
27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới)
với các vùng biển và thềm lục địa rộng trên 1 triệu km 2, gấp 3 lần diện tích đất
liền, có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích trên 1.600 km 2 gần bờ và
xa bờ, chạy suốt từ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan. Đặc biệt, Việt Nam có hai
quần đảo Hoàng Sa (quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng
khoảng 15.000 km2) và Trường Sa (quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo nhỏ,
bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển rộng khoảng 180.000
km2) nằm án ngữ trên biển Đông.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền của đất nước, chủ
quyền biển đảo của Việt Nam cũng như vấn đề giáo dục về tài nguyên và môi

trường biển đảo. Năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số 373/QĐ TTg về việc phê duyệt đề án “ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý,
bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”
Thực hiện Quyết đinh số 373/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ - BGDĐT
về việc giao nhiệm vụ: “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chương trình giáo dục các
cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2010 - 2015”
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013, Bộ Giáo dục và
Đào Tạo đã gửi văn bản tới các địa phương sáng ngày 22/08/ 2012, trong văn
bản nêu rõ nội dung mới: Đưa nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển
đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2.2. Thực trạng của việc giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn đóng trên địa bàn thị trấn có hơn
400 cháu với có 12 lớp, trong đó có 4 lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi. Bản thân tôi đã
có hơn 9 năm kinh nghiệm được phân công dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi. Trong
quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau.
*Thuận lợi:
- Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn được chọn làm nơi chỉ đạo điểm về
chất lượng trong toàn huyện chương trình giáo dục mầm non
- Bản thân giáo viên là người được trực tiếp xây dựng, tổ chức các hoạt
động về chuyên đề này
- Được ban giám hiệụ nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham
dự các lớp vê chuyên đề “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo

5


cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi" cũng như tham gia nhiều các lớp học bồi dưỡng

chuyên môn khác để nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn.
- Trẻ phát triển tốt và tương đối đồng đều về thể chất và trí tuệ.
- Giáo viên trong lớp có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm
chăm sóc giáo dục trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Giáo viên đặc biệt quan
tâm tới vấn đề giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo vào hoat động chăm
sóc giáo dục trẻ nhằm hình thành cho trẻ ý thức tích cực với tài nguyên, môi
trường biển đảo, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.
- Phụ huynh học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp học, tích
cực trao đổi, phối hợp với giáo viên để thống nhất các biện pháp giáo dục về tài
nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
*Khó khăn:
- Việc giáo dục tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ đòi hỏi giáo viên
phải có kiến thức, nắm vững phương pháp và có nghệ thuật sư phạm.
- Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ không phải là một
môn chuyên biệt trong chương trình giáo dục mầm non mà là nội dung tích hợp
của các môn học, được tiến hành lồng ghép vào các hoạt động, các thời điểm
trong ngày.
- Thực tế việc tích hợp lồng nghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
biển đảo còn mang tính hời hợt, nội dung xa lạ với trẻ. Tổ chức chưa thường
xuyên, liên tục nên chưa hình thành được thói quen cho trẻ.
- Một số phụ huynh còn quan tâm chưa đúng mức hoặc thiếu những hiểu
biết về sự cần thiết của việc giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi, do đó chưa thực sự là tấm gương cho trẻ học tập trong việc bảo
vệ môi trường.
Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về nhận thức và hành động đối với tài
nguyên, môi trường biển đảo, kết quả thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan
tâm:
*Kết quả khảo sát lần 1:
TT


Tổng
số trẻ

Nội dung khảo sát.
nổi
tên
đặc
bãi

Đạt

Chưa đạt

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

36

15

41%


21

59%

16

44%

20

56%

17

47%

19

53%

1

Nhận biết vùng biển, đảo
tiếng Việt Nam thông qua
gọi, vị trí địa lí và một vài
điểm nổi bật của một số
biển và đảo lớn ở việt Nam.

2


Biết ích lợi của biển đảo

36

3

Biết một số nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường biển, đảo

36

6


4

Tham gia baỏ vệ tài nguyên và
môi trường biển đảo

36

14

38%

22

62%


2.3. Các biện pháp giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
* Biện pháp thứ 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao hiểu biết về tài
nguyên, môi trường biển đảo.
Để có thêm kiến thức, kỹ năng giáo dục vê tài nguyên, môi trường biển
đảo, tôi thường tiến hành một số hoạt động sau :
- Tìm kiếm và đọc các cuốn sách, tài liệu cũng như tìm hiểu trên các
phương tiện truyền thông các thông tin về tài nguyên, môi trường biển đảo. Việc
này giúp tôi có thêm lượng kiến thức phong phú và hữu ích về vấn đề tôi quan
tâm.
- Tham gia tích cực các buổi bồi dưõng chuyên môn về giáo dục tài
nguyên môi trường, ghi chép đầy đủ các thông tin thu nhận được giúp tôi có
thêm những kỹ năng cần thiết trong quá trình giáo dục về tài nguyên, môi trường
biển đảo cho trẻ.
- Cập nhật các kiến thức thời sự đang diễn ra trong cuộc sống qua các
phương tiện thông tin đại chúng, trao đổi với đồng nghiệp, phụ huynh.
- Nắm vững nguyên tắc xây dựng nội dung cũng như nắm vững nội dung
giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ
Như chúng ta đã biết, giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ
luôn là một hoạt động cấp bách mang tính giáo dục cao, đòi hỏi mỗi giáo viên
phải nhạy bén, linh hoạt, tích cực, sáng tạo. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, giáo
viên cần xác định đúng nội dung, yêu cầu cần đặt ra đối với việc giáo dục tài
nguyên, môi trưòng biển đảo cho trẻ. Tôi nhận thấy giáo dục về tài nguyên, môi
trường biển đảo cần đảm bảo những nguyên tắc và nội dung sau.
* Nguyên tắc xây dựng nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển
đảo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phải đảm bảo:
- Tính mục tiêu: Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo
phải góp phần giáo dục ở trẻ tình yêu, lòng tự hào và ý thức bảo vệ giữ gìn biển
đảo quê hương Việt Nam, hướng đếm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non,
phát triển nhân cách toàn điện, hài hoà ở trẻ.

- Tính khoa học : Nội dung giáo dục trẻ mẫu giảo về tài nguyên và môi
trường biển đảo được xây dựng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng hợp lí trong các
chủ đề, các hoạt động, không gây quá tải nặng nề trong thực hiện chương trình
giáo dục mầm non.
- Tính phát triển: Nội dung giáo dục mở rộng theo hướng đồng tâm, phát
triển từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tế nơi trẻ sống.
* Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuồi.
7


Nội dung 1: Dạy trẻ nhận biết vùng biển, đảo nổi tiếng Việt Nam thông
qua tên gọi, vị trí địa lí và một vài đặc điểm nổi bật của một số bãi biển và đảo
lớn ở Việt Nam.
Nội dung 2: Ích lợi của biển đảo:
+ Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho con người: cá thu, mực...
+ Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con người như: rong
biển. biền.
+ Là khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát.
+ Biển đảo là nơi phát triển các nghề như: Nghề nuôi tôm, cua, cá...; Nghề
đánh bắt cá; Nghề làm muối từ nước biển ; Chế biến hải sản thành nước mắm,
tôm, cá đông lạnh.
+ Giao thông vận tải biển: đường giao thông trên biển giúp mọi người và
tàu thuyền đi lại, Cảng biển là nơi bốc dỡ hàng hóa..
+ Biển đảo cung cấp nguồn năng lượng sạch như gió (giúp tàu, thuyền
chạy trên biển), các mỏ dầu...
Nội dung 3: Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển.
+ Do rác thải: Rác thải của mọi người khi đi du lịch xả xuống biển, rác
thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lý
đổ thẳng ra biển.

+ Do tràn dầu: Tàu bè đi lại trên biển làm tràn dầu, hoặc những vụ chìm
tàu, đắm tàu do bão, lốc.
+ Do chặt phá cây: Con người chặt phá cây trồng ven biển.
+ Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: Đánh bắt cá tùy tiện,
khai thác các loài tảo, rong biển quá mức... làm cạn kiệt tài nguyên biển, một số
loài động thực vật biền có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nội dung 4: Tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
+ Không vứt rác thải xuống biển, đảo trong khi đi du lịch cũng như trong
sinh hoạt hàng ngày.
+ Không bẻ cành, phá cây trồng ven biển.
+ Tham gia thu gom rác thải.
* Biện pháp thứ 2: Xây dựng môi trường giáo dục bảo vệ tài nguyên
biển đảo
Môi trường giáo dục là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng
góp phần nâng cao hiểu biết về biển đảo cũng như ý thức của trẻ trong việc bảo
vệ tài nguyên vả môi trường biển đảo. Chính vì vậy, tôi luôn cố trang trí lớp thật
đẹp, thật phong phú, hấp dẫn có nhiều góc mở, khéo léo lồng ghép nội dung
“Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo” để thông qua hoạt động chơi,
trẻ được học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Ví dụ: Góc khoa học.
Tôi tận dụng các mảng tường mở, cho trẻ làm bài tập nhận biết về tài
nguyên môi trường và bài tập về những hành động đúng, sai trong việc tham gia
bào vệ tài nguyên, môi trưởng biển, đảo. Cụ thể: Bé hãy chọn những hành động
8


đúng (thu gom rác thải, trồng cây ven biển...) gắn vào khuôn mặt cười và chọn
hành động sai (vứt rác xuống biền, đảo, bẻ cành, phá cây trồng ven biển) để gắn
vào khuôn mặt mếu.
Góc bé làm quen với chữ viết: Tôi cho trẻ tìm hiểu, nhận biết tên gọi,vị trí

địa lý của một số bãi biển, đảo ở một số tỉnh, thành phố bẳng cách : Gắn một số
tỉnh, thành phố trên bản đồ, giới thiệu và chỉ vị trí địa lý trên bản đồ cho trẻ sau
đó cho trẻ tự nhận biết tên tỉnh/thành phố và gắn vào đúng vị trí địa lý trên bản
đồ Việtt Nam.
Ở góc tạo hình: Tôi dành một mảng tường để treo những những sản phẩm
trẻ tạo khi hoạt động tạo hình để trẻ có thể tự so sánh, nhận xét bài của mình so
với các bạn và bài của các bạn với nhau, từ đó kích thích, khơi gợi cảm xúc, sự
sáng tạo ở trẻ.
* Biện pháp thứ 3: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển đảo vào một số chủ đề trong chương trình giáo dục trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi và vào các hoạt động khác trong ngày.
Tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo vào
chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo sao cho thật linh hoạt hấp dẫn thu hút sự chú
ý và hứng thú của trẻ, đồng thời phải đảm bảo các nguyên tắc.
Nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển đảo được tích hợp phù
hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục. Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi
trường biển đảo tích hợp vào các hoạt động phải từ dễ đến khó, từ đợn giản đến
phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt dộng phải gần gũi,
không xa lạ, gắn với thực tế địa phương đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng. Nội dung
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo có thể tích hợp trong cả một hoạt
động, trong một phần của hoạt động.
Căn cứ vào nguyên tắc đó, tôi có thể tích hợp nội dung giáo duc về tài
nguyên và môi trường biển đảo vào một số chủ đề phù hợp như sau:
Chủ
đề

Nội dung

Trẻ biết một số
phương tiện giao

thông trên biển:
tàu, thuyền buồm,
ca nô... Biết thuyền
.Giao buồm chạy bẳng
thông sức gió không gây
ô nhiễm môi
trường biển.
Trẻ biết tên gọi,
2. Nghề trang phục đặc
nghiệp trưng (nếu có),
công cụ, công việc,

Hoạt động
- Hoạt động khám phá: Phương tiện giao thông
đường biển
- Hoạt động tạo hình: Làm thuyền buồm bằng các
nguyên liệu khác nhau (lá, cây, xơ mướp, bẹ
chuối…)
- Vẽ tranh, tô màu, cắt dán tranh ảnh về giao thông
trên biển đảo.
- Cho trẻ làm bộ sưu tập (cắt, dán) phương tiện giao
thông trên biển
- Hoạt động khám phá: Chú bộ đội hải quân.
+Trò chuyện về chú bộ đội hải quân (tên gọi, trang
phục, dụng cụ, tính tình, ý nghĩa công việc..
+ Cho trẻ hát múa, đọc thơ, kể chuyện...về chú bộ đội
9


3. Thế

giới
động
vật

sản phẩm và ý
nghĩa công việc của hải quân
một số nghề:
- Tạo hình : Vẽ chú bộ đội hải quân
- Chú bộ đội hải
- Thể dục: Chúng em là chiến sĩ tí hon.
quân.
- Hoạt động khám phá : Nghề nuôi hải sản, đánh bắt
- Nghề nuôi, đánh
hải sản
bắt hải sản
+ Trò chuyện, cho trẻ xem tranh ảnh về công việc,
sản phầm, ý nghĩa công việc của nghề nuôi hải sản.
- HĐ khám phá : Chế biến hải sản thành nước mắm
và tôm, cá đông lạnh.
- Chế biến hải sản + Trò chuyện, xem tranh ảnh về công việc, quy trình
thành nước mắm, chế biển hải sản thành các sản phẩm khác nhau.
tôm, cá đông lạnh. + Cho trẻ xếp tranh quy trình chế biến hải sản từ lúc
phân loại, vận chuyển nguyên liệu đến lúc đóng gói,
bảo quản sản phẩm
Trẻ biết tên gọi, đặc - Hoạt động khám phá: Du lịch dưới lòng đại dương
Hoạt động tạo hình: + Làm hoa ốc (làm hoa từ ốc
điểm... của một số
động vật, thực vật biển và các nguyên liệu như túi nilong...
+ Làm đồ chơi từ vỏ ốc, vỏ sỏ biển.
sống ở biển: tôm,

cua, cá, mực, ngao, - TC : Khám phá âm thanh từ ốc biển
- TC: “Ai chọn nhanh nhất ?”: Cho trẻ chọn nhanh
sò…Hoat động
khám phá: Du lịch những động vật có từ biển
giữa lòng đại
dương
Ích lợi cùa động vật - Xem các đĩa hình, phim tài liệu về động vật sống
ở biển: cung cấp
dưới biển.
thức ăn giàu chất
Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về các con
dinh dưỡng: cá thu, vật sống ờ biển.
tôm, cua, mực...
Ý thức, hành vi
Trò chơi chọn hình ảnh đúng, sai về các hành vi giữ
giữ gìn bãi biển,
gìn biển, đảo sạch, trong lành.
đảo sạch, trong
Trò chơi: trẻ giơ khuôn mặt cười và mếu tương ứng
lành tạo môi
với các hành động nên (đúng) và không nên (sai) về
trường sống tốt
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, giữ
cho các con vật
gìn biền đảo sạch, trong lành
Tên gọi một sổ thực HĐ khám phá : Du lịch dưới đáy biển
vật sổng ở biển :
Hoạt động tạo hình :
rong biển, tảo
+ Ghép hình các con vật ở biển bé thích bằng lá cây.

biển...
+ Tạo thảm cỏ, vườn hoa trên bờ biển.

10


4.Thế
giới
thực
vật

5.
Nước
và các
hiện
tượng
tự
nhiên

6. Quê
hưong,
đất
nước

Ích lợi của thực vật
Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về các cây
ờ biền : Cung cấp
nguyên liệu để làm sống ở biển
- Xem các phim tài liệu về thực vật sống dưới biển
thuốc chữa bệnh

cho con người.
Trò chơi: trẻ giơ khuôn mặt cười và mếu tương ứng
với các hành động nên (đúng) vả không nên (sai) về
Ý thức giữ gìn bảo bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, giữ
vệ môi trưởng biển gìn biển đảo sạch, trong lành.
đảo.
Trò chơi chọn hình ảnh đúng, sai về các hành vi giữ
gìn biển, đảo sạch, trong lành tạo môi trường sống
tốt cho các cây sống ở biển.
Trò chuyện với trẻ về nước biển và sóng biển.
Làm bộ sưu tập (cắt, dán tranh ảnh) về
Một số hiện tượng
biển, đảo.
tự nhiên: Cát, nước
Trò chơi: Tai ai tinh” (phân biệt âm thanh tự nhiên:
biển, sóng biền, bão
mưa, gió, sóng biển).
biển.
Trò chơi: ‘Tạo sóng biển bằng tay”, “Gió biển”,
“Xây lâu nhà trên cát"...
Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, hát các bài hát về
biển, đảo Việt Nam
Ý thức, hành vi giữ Trò chơi chọn hình ảnh đúng, sai về các hành vi giữ
gìn bãi biển, nước
gìn biển, đảo sạch, trong lành.
sạch, trong lành.
Trò chơi : trẻ giơ khuôn mặt cười và mếu tương ứng
với các hành động nên (đúng) và không nên (sai) về
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Nhận biết về biển,

hải đảo Việt Nam. Hoạt động khám phá :
- Tên gọi, vị trí địa + Nhận biết một số biển, hải đảo VN
lý và một vài đặc
+ Du lịch biển Việt Nam.
điểm nổi bật của
Hoạt động tạo hình :
một số vùng biển
+ Làm bức tranh về biển từ các nguyên vật liệu khác
(khu du lịch biển
nhau (ống hút, lưới, áo mưa...)
nổi tiếng ở Việt
+ Trang trí bản đồ Việt Nam.
Nam).
Lợi ích của biển,
Xem phim khoa tài liệu (tranh, ảnh, mô hình, đĩa
hải đảo :
hình...) về biển, đảo Việt Nam.
+ Cung cấp thức ăn Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, về biển, đảo Việt
giàu dinh dưỡng
Nam.
cho con người.
- Khu du lịch nổi
tiếng để tham
quan, nghỉ ngơi,
11


tắm mát.
Tham gia bảo vệ
tài nguyên, môi

trường biển, hải
đảo.

Trò chơi: “Du lịch trên biển".
- Tô màu, làm sách tranh du lịch quê em. Không vứt
rác thải xuổng biển, đảo trong khi đi du lịch cũng
như trong sinh hoạt hàng ngày.
Không bẻ cành, phá cây trồng ven biển. Tham gia
thu gom rác thải

Bên cạnh việc tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo
vào các chủ đề, tôi luôn chú ý tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên, môi
trường biển đảo cho trẻ các hoạt động trong ngày một cách hợp lý, tự nhiên nhằm
giúp trẻ hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng sống tích cực.
* Hoạt động trong thời gian đón, trả trẻ:
- Cô trò chuyện với trẻ và cho trẻ xem phim tài liệu (tranh; ảnh, mô hình)
về biển đảo Việt Nam.
- Cô tổ chức cho trẻ đọc lại các bài hát, bài thơ, câu chuyệnvề biển đảo Việt
Nam.
- Xem tranh phân biệt hành vi đúng, sai trong việc bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển đảo.
* Hoạt động học:
- Khám phá khoa học:
+ Chú bộ đội hải quân Việt Nam.
+ Nghề làm muối.
+ Nghề nuôi hải sản.
+ Nghề đánh bắt hải sản.
+ Chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh.
+ Du lịch dưới lòng đại dương.
+ Một số biển, đảo Việt Nam.

- Hoạt động tạo hình:
+Làm hoa ốc (làm hoa từ ốc biển và một số nguyên liệu khác)
+Làm bức tranh về biển từ những nguyên vật liệu khác nhau (ống hút, lưới,
vải áo mưa...)
+ Làm thuyền buồm bằng các nguyên liệu: lá cây, xơ mướp,bẹ chuối...
+ Ghép hình các con vật ờ biển bé thích bằng lá cây.
+ Làm đồ chơi từ vỏ ốc, vỏ sò biển.
- Phát triển ngôn ngữ:
+Trò chuyện với trẻ về môi trường biển, đảo.
+ Xem phim tài liệu (hình ảnh, mô hình) về đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
+ Kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biển, hải đảo Việt Nam, Trường Sa, Hoàng
Sa.
+ Đóng kịch: Du lịch trên biển.
Hoạt động ngoài trời:
12


+ Chơi với cát sỏi, bể vầy, giỏ.
+ Chơi với vỏ ốc, vỏ sò biển. Khám phá âm thanh từ ốc biển.
+ Tạo thảm cỏ, vườn hoa trên bãi biển
+ Trò chơi: “Tạo sóng biển bằng tay”, “Gió biền”, “Tai ai tinh” (phân biệt
âm thanh tự nhiên: mưa, gió, biển.
+ Ghép hình các con vật biển từ lá cây, vỏ sò, vỏ ốc.
Hoạt động vui chơi:
+ Vẽ, tô màu, cắt dán tranh ảnh về các phương tiện giao thông trên biển.
+ Trò chơi chọn hành động đúng về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
+ Trò chơi học tập: Làm các bài tập về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển...
+ Khoanh tròn phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường
biển.
+ Nối hành động đúng về bảo vệ tai nguyên, môi trườn biển, hải đảo với

khuôn mặt cười, hành động sai với khuôn mặt mếu
Hoạt động chiều:
+ Đọc các bài thơ, ca dao, câu chuyện về biển đảo.
+ Cho trẻ hát, múa, vận động các bài hát về biển đảo.
+ Làm sách tranh (cắt dán tranh ảnh) về biển đảo Việt Nam.
+ Làm đồ chơi từ vỏ ốc, vỏ sò biển...
* Biện pháp thứ 4: Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong việc giáo dục
tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ
* Phương pháp trò chuyện (dùng lời): Phương pháp này có thể là đàm thoại,
trò chuyện, kể chuyện,đọc thơ, giải thích...cho trẻ. Sử dụng phương pháp này với
mục đích truyền đạt thông tin, thu nhận thông tin từ trẻ, đồng thời kích thích trẻ
suy nghĩ, chia sẻ ý tường, bộc lộ cảm xúc, từ đó giáo dục ý thức, hành vi, thói quen
bảo vệ môi trường biển đảo...
- Trò chuyện với trẻ khi nào? Tôi tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với
trẻ như giờ đón, trả trẻ; thời điểm chuyển tiếp giữa các hoạt động; khi chăm sóc
trẻ hay làm một số công việc hàng ngày tại lớp. Các câu hỏi cùa cô đưa ra cần
chính xác, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu với trẻ. Nếu trẻ nêu câu hỏi, tôi kiên nhẫn trả
lời, giải thích các thắc mắc của trẻ một cách nhẹ nhàng, rõ ràng, dễ hiểu, đúng từ,
câu.
Vi dụ: Tôi trò chuyện và hỏi trẻ:
+ Con đã được đi du lịch ở những bãi biển, đảo nào ?
+ Biển, đảo đó ờ tỉnh/thành phố nào ?
+ Ở biển có những gì ?
+ Những phương tiện giao thông nào đi lại trên biển ?
+ Con có được tắm biển không ?
+ Con thấy sóng biển như thế nào? Mọi người đã làm gì khi ở biển" ...
- Để giúp trẻ nhận ra những việc làm tốt, những việc làm không tốt, việc
nào nên và không nên làm, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, cô kể câu
13



chuyện, ví dụ: truyện "Cây bàng tròn”, "San hô chết”, “Những công dân nhỏ
tuổi”, “Chú bộ đội Trường Sa".... Qua câu chuyện cô kể, trẻ hiểu thêm các đặc
điểm các con vật, cây cối.. .
trên đảo công việc của những chú bộ đội canh giữ biển, đảo Tổ quốc.
* Phương pháp thực hành, trải nghiệm :
- Phương pháp giải quyết các tình huống có vấn đề: Cô đưa ra các tình
huống có
vấn đề giúp kích thích tính sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội để trẻ sử dụng những kinh
nghiệm đã có vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của trẻ
Ví dụ: Trong khi trò chuyện với trẻ, tôi đưa ra các tình huống giả định
- Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường biển, đảo bị ô nhiễm ngày càng nặng?
- Khi ra biển chơi, thấy có nhiều rác ở đó, con sẽ làm gì?
- Nếu thấy một bạn nhỏ đang vứt rác ra biển, con sẽ nói gì với bạn?
- Trên cơ sở câu trả lời của trẻ, tôi trò chuyện giải thích để trẻ hiểu tại sao
cần tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, vì như vậy biển đảo sẽ sạch,
đẹp, không bị ô nhiễm, con người có thể đi đến nhiều khu du lịch để tham quan,
nghỉ ngơi, tắm mát mà không sợ bị bẩn, các loại động thực vật trên biển sẽ không
bị chết mà sinh sôi, phát triển cung cấp nhiều thức ăn dưỡng chất và nguyên liệu
làm thuốc chữa bệnh cho con người ...
* Phương pháp trò chơi:
- Trò chơi được xem là kĩ năng, là nhu cầu không thể thiếu trong các sinh
hoạt và hoạt động tập thể với trẻ mầm non hiện nay. Trò chơi được xem là một
phương tiện giáo dục giúp trẻ nhanh nhất, có hiệu quả nhất dễ tiếp thu nhất, giúp
củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, phát triển ngôn ngữ và hình thành biểu
tượng mới, rèn luyện con người, nâng cao phẩm chất và hình thành nhân cách,
xây dựng đức tính tốt.
- Trong quá trình dạy trẻ, tôi luôn chú ý sử dụng phương pháp trò chơi để
kích thích trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo nhờ các tình huống chơi hấp dẫn.
Ví dụ: Trò chơi 1 “Tinh mắt, nhanh tay”.

Mục đích: Giúp trẻ nhận biết được tên gọi, vị trí địa lý của một sổ bãi biển,
đảo ở một số tỉnh thành.
Chuẩn bị: 2 bản đồ Việt Nam; 10 chiếc vòng thể dục hoặc chạy tiếp sức;
Một số mảnh giấy màu xanh nước biển (tượng trưng cho biển), màu nâu (tượng
trưng cho đảo, quần đảo), hồ dán ; đàn nhạc...
Cách chơi : Có 2 đội chơi đứng trước những chiếc vòng đã được xếp nối
tiếp nhau trước bản đồ. Cô bật nhạc, trẻ bắt đầu chơi. Từng trẻ ở hai đội lần lượt
bật nhảy liên tiếp qua 5 chiếc vòng, lên chọn những mành giấy màu xanh nước
biển dán vào vị tri tỉnh có biển, mảnh giấy màu nâu vào vị trí tinh có đảo/quần
đảo. Dán xong, trẻ về vị trí để các bạn khác trong đội tiếp tục lên chơi. Hết bản
nhạc cả 2 đội đều dừng lại. Sau đó, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả bằng cách: Cô
chỉ vào tỉnh/thành phố trẻ dán trên bản đồ, trẻ nói được tên biển hoặc tên
đảo/quần đảo của tỉnh đó. Ví dụ: Cô chỉ vào thành phố Đà Nẵng, trẻ đọc Đà Nẵng
có bãi biển Đà Nẵng, quần đảo Hoàng Sa.
14


Luật chơi : Trong thời gian quy định là một bản nhạc, đội nào dán đúng và
nhiều là đội chiến thắng.
Trò chơi 2 : Ai giơ đúng ?
Mục đích : Củng cố khả năng nhận biết và phân biệt hành động đúng, sai
về bảo vệ môi trưởng biển, giáo dục ý thức không vứt rác và phá bẻ cây xanh trên
bờ biển khi
đi du lịch biển, đảo, khi đi tham quan.
Chuẩn bị : Tranh ảnh do cô và trẻ tự làm về bảo vệ môi trường: Trồng cây,
tưới cây, bắt sâu cho cây, lau lá cây, thu gom rác thải, bò rác vào thùng, vứt rác ra
bãi biển bẻ
cây, đổ nước bẩn ra biển, tàu chạy tràn dầu ra biển; mỗi trẻ một khuôn mặt cười
và mếu
Cách chơi : Mỗi trẻ có một khuôn mặt cười (màu xanh) và khuôn mặt mếu

(Màu
đỏ). Khuôn mặt cười là câu trả lời đúng (nên làm), khuôn mặt mếu là câu trả lời
sai (không nên làm). Cô giáo sẽ đưa ra các bức tranh về các hành động đúng, sai
(nên/không nên) về bảo vệ môi trường biển đâo. Nhiệm vụ của trẻ là giơ các
khuôn mặt cười và khuôn mặt mếu thay cho câu trả lời đúng, hay sai (nên/không
nên làm).
Luật chơi : Bạn nào giơ đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay thật to,
bạn nào giơ sai sẽ bị nhảy lò cò.
* Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ :
- Mục đích cùa phương pháp dùng tình cảm và kích lệ là nhằm tuyên
dương kích lệ trẻ kịp thời khi trẻ có những thái độ và hành vi bảo vệ môi trường
biển đảo, đồng thời nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi
trường. Phương pháp này có thể dùng mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ : Tôi luôn chú ý trao đổi với phụ huynh và trẻ sưu tầm tranh ảnh, dip
khi trẻ và gia đình đi du lịch biển đảo đổng thời trò chuyện trao đổi với trẻ về
những ấn tượng của trẻ trong chuyến đi. Với những bức tranh, clip trẻ mang đến
có chụp lại những hành động bảo vệ môi trường biển đảo của trẻ (như thu gom
rác thải, vứt rác vào thùng...) tôi kịp thời tuyên dương và khen ngợi trẻ. Nếu trẻ có
những hành vi không đúng, tôi kịp thời nhắc nhở trẻ.
* Biện pháp thứ 5: Sưu tầm, sáng tác, cải biên một số bài hát, bài thơ.. .có
nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo
- Trong chương trình giáo dục mầm non Văn học, Âm nhạc là môn nghệ
thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng
mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ
chức các hoạt động giáo dục ở trường.
- Giáo viên có thể cho trẻ hát, đọc thơ khi ổn định lớp, vào bài, chuyển tiếp
giữa các phần trong giờ học, chuyền từ hoạt động này sang hoạt động khác hoặc
tích hợp trong thể dục buổi sáng; hoạt động tạo hình; làm quen với toán; hoạt
động khám phá...để gây sự chú ý, tạo sự hứng thú, thư giãn... cho trẻ. Chính vì
vậy, trong quá trình giáo dục trẻ, tôi luôn tôi cố gắng tìm tòi, sáng tác, cải biên, sưu

15


tầm các bài hát, bài thơ có nội dung giáo dục phù hợp với chủ để và vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình giáo dục trẻ.
Ví dụ : Khi dạy trẻ bài “Chú bộ đội hải quân", ổn định lóp tôi cho trẻ hát
bài hát “Ước mơ chiến sĩ " (Lời cải biên) để tạo sự hứng thú, kích thích sự ham
hiểu biết, tìm tòi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao chú bộ đội hải quân lại
ngày đêm canh giữ biển trời Tổ Quốc?”.... Qua tiết học, tôi giáo dục trẻ tình yêu
biển, hải đảo, lòng biết ơn các chú bộ đội hải quân và cho trẻ thể hiện tình cảm
bằng cách hát múa tặng các chú bội đội. Và để làm được điều đó, tôi chịu khó sưu
tầm, sáng tác, cải biên một số bài hát, bài thơ có nội dung giáo dục về tài nguyên,
môi trường biển, hải đảo và dạy cho trẻ vào những hoạt động hợp lý trong ngày.
Ví dụ : Khi cùng trẻ tìm hiểu về những loài cây trồng trên biển, tôi có thề kể
cho trẻ nghe câu chuyện “Cây bàng tròn”, “Cây bàng vuông” hay câu chuyện
“Cây phong ba”, “Cây bão táp” ... tôi đã sưu tầm để trẻ biết rõ hơn về đặc điểm, ý
nghĩa của những cây trồng ven biển, từ đó giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển như không bẻ cây trồng ven biển... Hoặc khi cùng trẻ
khám phá tiết học “Những điều kì thú về biển”, tôi khéo léo lồng ghép, kể cho trẻ
nghe câu chuyện “Những sắc màu của biển” tôi đã sưu tầm được trong cuốn “Tôi
kể em nghe chuyện Trường Sa" của tác giả Nguyễn Xuân Thủy để trẻ cảm nhận
rõ hơn về vẻ đẹp của biển. Kết thúc buổi học cô và trẻ cùng hát vang bài ca “Bé
yêu biển Việt Nam" (cải biên từ bài hát “Điều đó tùy thộc hành động của bạn” của
nhạc sĩ Vũ Kim Dung) như một lởi nhắc nhở chúng ta hãy cũng nhau bảo vệ tài
nguyên, môi trưởng biển, hải đảo.
*Biện pháp thứ 6: Giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo thông qua
ngày hội, ngày lễ
- Lễ hội là một sự kiện mang tính xã hội, là sinh hoạt không thể thiếu trong
đời sống cộng đồng. Trẻ em, những thành viên nhỏ tuổi của xã hội hơn ai hết là
những người náo nức chờ mong các ngày lễ hội. Được tham dự vào những buổi lễ

hội tưng bừng cùng quang cảnh được tô điềm bởi cờ, hoa ,quần áo đẹp, tiếng nhạc
rộn ràng... là những gì trẻ trông chờ nhất. Hơn nữa, lễ hội là một phần không thể
thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhò, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, nhu cầu giao lưu,
giúp trẻ xâm nhập vảo cuộc sống xã hội tại những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất
định.
- Việc tổ chức lễ hội được coi lả một phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ
mầm non. Tham gia vào các hoạt động trong những ngày lễ hội sẽ để lại cho trẻ
những ấn tượng sâu sắc, đem lại những niềm vui chung giúp trẻ trở nên cởi mờ
hơn, gần gũi nhau hơn, phát triển tâm lý, rèn luyện các kĩ năng sống, phát huy
khả năng sáng tạo của trẻ...
- Qua thực tế tổ chức các ngày hội lễ và qua quan sát trẻ tham gia vảo các
hoạt động trong các ngày lễ hội, thôi thấy trẻ hứng thú hơn trong học tập, kĩ năng
sống, kĩ năng giao tiếp...ngày càng tốt hơn, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đặc biệt qua các ngày lễ hội, việc giáo dục trẻ về tài nguyên môi trường và biển
đảo đạt hiệu quả tốt hơn. Tùy từng thời điểm như vào các ngày lễ hội hay kết thúc
sau mỗi một chủ đề, tôi luôn chú ý phối hợp tốt với gia đình, nhà trường tổ chức
16


ngày hội lễ tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục vê tài nguyên môi trường biển, và
hải cho trẻ.
Ví dụ: Nhân dịp lễ kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
22/12, giáo viên phối hợp với nhà trưởng tổ chức chương trình “Quà tặng chú bộ
đội”. Tham gia chương trình, các con được cùng nhau tham gia hát múa, đóng
kịch, đọc thơ...Vì thế giáo viên luôn chú ý lựa chọn những tiết mục văn nghệ có nội
dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo, về chú bộ đội hải quân với
mong muốn qua đó hình thành ờ trẻ tình yêu biển đảo, yêu quê hương, đất nước.
Hay ví dụ qua “Ngày hội tạo hình" tổ chức hàng năm ờ trường, giáo viên chú ý
đưa ra các nội dung góp phần giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ
như: Làm bức tranh về biển từ những

nguyên liệu khác nhau hay cho trẻ thi vẽ tranh theo chủ đề “Chú bộ đội trong mắt
em”.
Ví dụ: Kết thúc chủ đề “Nghề nghiệp”, giáo viên phối hợp với gia đình và
nhà trường tổ chức cho các con tham “Ngày hội hướng nghiệp tương lai”. Trong
ngày hội, các con được nghe giới thiệu về công việc của các nghề khác nhau trong
xã hội như bộ đội hải quân, nghề kĩ sư xây dựng, nghề bưu tá...Sau khi nghe giới
thiệu, các bé được nghe các cô chú của từng nghề hướng dẫn, thực hành, trải
nghiệm, tập làm các nghề khác nhau. Chẳng hạn: tập làm chú bộ đội hải quân,
các bé sẽ tham gia các hoạt động như duyệt binh; diễn tập; tuần tra; trồng cây
trên biển...Từ đó, hun đúc ở trẻ lòng tự hào,
niềm tin, khát khao trờ thành chú bộ đội hải quân canh giữ biển trời tổ quốc. .
* Biện pháp thứ 7: Tuyên truyền, phối hợp vợi phụ huynh giáo dục về
tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ.
- Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
phát triển toàn diện, là một trong những môi trưởng giáo dục có tác động mạnh
mẽ nhất đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ. Giáo dục gia đình là cơ sở đầu
tiên để con người phát triển một cách toàn diện, trở thành người công dân tốt, có
ích cho gia đình vả cho xã hội. Vì vậy, việc giáo dục tài nguyên môi trường biền
đảo không chỉ ở trường mầm non mà cần giáo dục ngay cả trong gia đình. Từ đó,
hình thành cho trẻ thói quen, ý thức, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường biển
đảo.
- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung, phương pháp giáo dục tài nguyên
và môi trường biển đảo cho trẻ giữa gia đình và nhà trường. Thông qua việc phổi
hợp với nhà trường, các bậc phụ huynh có thể hiểu hơn về kiến thức tài nguyên,
môi trường biển đảo, nắm rõ hơn kế hoạch giáo dục trẻ tài nguyên môi trường
biển đảo trong nhà trường. Chính vì vậy, tôi luôn chú ý phối hợp với gia đình để
giáo dục trẻ về tài nguyên, môi trường biển đảo. Bên cạnh việc tuyên truyền cho
cha mẹ trẻ thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ về tài nguyên môi
trường biển đảo, tôi còn tích cực trao đổi với phụ huynh những nội dung cũng như
phương pháp giáo dục trẻ về tài nguyên, môi trường biển đảothông qua các buổi

họp phụ huynh lớp; Thông qua ban phụ huynh; qua hình thức tuyên truyền trên

17


đài truyền thanh, pa nô, áp phích, góc tuyên truyền tại trường mầm non, tại lớp;
qua hoạt động tập thể, ngoại khóa của lớp.
Thống nhất với phụ huynh về phương pháp giáo dục trẻ để hinh thành
hành vi đúng: Sử dụng phương pháp giáo dục trẻ phù hợp, hiệu quả. Cha mẹ, cô
giáo là tấm gương cho trẻ làm theo. Tận dụng mọi cơ hội, tình huống để giáo dục
trẻ. Cha mẹ có thẻ tận dụng mọi lúc (sáng, tối, khi trẻ chơi...), mọi nơi (ở nhà, trên
đường đi đến trường, nơi công cộng) để trò chuyện về nội dung giáo dục tài
nguyên, môi trường biển đảo.
2.4. Hiệu quả của việc giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
Qua việc áp dụng những kinh nghiệm của bản thân để giáo dục về tài
nguyên, môi, trường biển đảo cho trẻ 5 tuổi tại lớp mẫu giáo lớn A1, tôi đã thu
được nhiều kết quả tốt như sau:
* Về phía bản thân: Bản thân tôi nâng cao hơn về phương pháp cũng như
cảc hình thức giáo dục trẻ tài nguyên, môi trường biển đảo.Tích hợp lồng nghép
gây được sự hứng thú say mê của tre
* Về phía phụ huynh:
- 100% phụ huynh nâng cao hiểu biết, quan tâm đến việc giáo dục bảo vệ
tài nguyên môi trường biển đảo cho con em mình
- Có ý thức phối hợp cùng giáo viên trong công tác giáo dục BVMT cho trẻ.
* Về phía trẻ:
- 100% học sinh hiểu rõ về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc bảo vệ tài
nguyên.
- Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường tốt hơn
- Trẻ thông minh linh hoạt hơn, ngôn ngữ trở nên mạch lạc tự tin hơn

- Trẻ có vốn hiểu biết phong phú trong ý thức bảo vệ tài nguyên biển đảo
* Bảng khảo sát lần 2:
TT

Nội dung khảo sát.

Tổng
số trẻ

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ

Tỉ lệ
%

1

Nhận biết vùng biển, đảo
nổi tiếng Việt Nam thông
qua tên gọi, vị trí địa lí và
một vài đặc điểm nổi bật
của một số bãi biển và đảo
lớn ở Việt Nam.

36

31


86%

5

14%

2

Biết ích lợi của biển đảo

36

33

91%

3

0,9%

3

Biết một số nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường
biển, đảo

36

32


88%

4

12%

18


4

Tham gia baỏ vệ tài nguyên
và môi trường biển, đảo

36

30

86%

5

14%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
- Cần nhận thức rõ tài nguyên, môi trường biển đảo có vai trò vô cùng

quan trọng đối với cuộc sống của con người. Do đó, việc giáo dục về tài nguyên,
môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là vô cùng cần thiết.
- Nắm vững nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên biển đảo để xây dựng kế
hoạch thực hiện một cách phù hợp
- Giáo viên tích hợp, lồng nghép các nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên
biển đảo trong các hoạt động vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo gây hứng
thú say mê đối với trẻ.
- Phải thực hiện thường xuyên để tạo cho trẻ thói quen, hành vi, thái độ,
bảo vệ tài nguyên biển đảo, hình thành cho trẻ lòng yêu quê hương đất nước
ngay từ bé.
- Động viên, khuyến khích và uốn nắn kịp thời cho trẻ nhằm kích thích
những việc làm tốt và hạn chế những hành vi xấu giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của
mỗi việc làm.
19


- Việc tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh sẽ đem lại hiệu quả cao trong
công tác giáo dục về tài nguyên, môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
- Cô giáo, cha mẹ, người thân là những tấm gương sáng để con trẻ noi
theo và học tập những hành động đúng đối với tài nguyên, môi trường biển đảo.
3.2. Kiến nghị:
Phòng giáo dục tổ chức các lớp tập huấn, đánh giá việc thực hiện chuyên
đề, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho giáo viên về giáo dục tài nguyên, môi
trường biển đảo để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục về tài
nguyên, môi trường
Huy động mọi người cùng tham gia công tác giáo dục về tài nguyên, môi
trường biển đảo: truyền thông, ra quân bảo vệ môi trường biển đảo, có chế tài xử
lý những hành vi vi phạm... để làm tiền đề cho việc giáo dục tài nguyên, môi
trường biển đảo.
Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục về tài nguyên môi trường biển

đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” của tôi. Với năng lực của bản thân cùng với thời
gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp
ý kiến của ban giám hiệu và các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Ngày 1 tháng 4 năm 2016
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Trịnh Thị Xoan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển
đảo vào chương trình giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT- Vụ GDMN)
2. Biển Đông và hải đảo Việt Nam- Nhiều tác giả: Thiện Cẩm, Nguyễn Đình
Đẩu (Nhà xuất bản tri thức)
3. Bộ sách chủ quyền biển đảo Việt Nam- Nhiều tác giả (Nhà xuất bản
Thanh Niên)
4. Tủ sách biển đảo Việt Nam (Nhà xuât bản Kim Đồng): “Tổ quốc nơi đầu
sóng ngọn gió”, “Tôi kể em nghe chyện Trường Sa”
5. Biển Đông yêu dấu- Trần Ngọc Toản (Nhà xuất bản trẻ)
6. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non năm học 20152016

20



×