Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Chức năng kinh tế của gia đình người việt ở xã yên trung, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.15 KB, 107 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÀNH

CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA GIA ĐÌNH NGƢỜI VIỆT
Ở XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÀNH

CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA GIA ĐÌNH NGƢỜI VIỆT
Ở XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số

: 8 31 03 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nguồn tƣ liệu trong luận văn này là kết quả điền dã
thực địa và là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực và nội dung chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Thông tin tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đƣợc
trích dẫn theo quy định.

Tác giả

Nguyễn Thị Thành


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn về đề tài “Chức năng kinh tế
của gia đình người Việt ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”,
tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân cũng nhƣ cơ quan, đoàn
thể, đặc biệt là trực tiếp từ cô giáo hƣớng dẫn tận tình của tôi là PGS.TS Đặng
Thị Hoa đã luôn động viên và là ngƣời gợi ý rất nhiều ý tƣởng cho luận văn
này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô và các thầy cô giáo trong khoa Dân
tộc học, Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, ủng hộ tôi hoàn thành đề tài
của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo nơi tôi công tác, Khoa Dân tộc
học và Nhân học, Phòng Quản lý đào tạo của Học viện Khoa học xã hội đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi đƣợc học tập hoàn thành chƣơng trình thạc
sĩ khóa 2016-2018, cũng nhƣ giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong qua trình

học tập và bảo vệ luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Yên Trung, huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và những ngƣời dân ở các thôn trong xã là những
ngƣời Việt cƣ trú lâu năm tại địa bàn đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ những hiểu
biết của họ về chức năng kinh tế trong gia đình của họ trƣớc và sau khi có khu
công nghiệp Sam Sung xây dựng tại địa phƣơng để tôi có những thông tin, tƣ
liệu quý báu khi viết đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Thị Thành

năm 2018


DANH MỤC BẢNG/BIỂU
STT

BẢNG/

TÊN BẢNG/ BIỂU

BIỂU

Các gia đình chia theo nhóm ngành nghề

TRANG


1

1

2

2.1

3

2.2

4

2.3

5

2.4

6

2.5

7

2.6

8


2.7

9

2.8

Nguồn thu nhập của các hộ gia đình

45

10

2.9

Mức thu nhập của các hộ gia đình

46

11

2.10

12

2.11

13

2.12


Quyền quyết định chi tiêu trong gia đình

52

14

2.13

Tích lũy của hộ gia đình chia theo nghề nghiệp

57

Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ hoạt
động sản xuất lƣơng thực năm 2017
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ hoạt
động rau màu năm 2017
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ hoạt
động chăn nuôi năm 2017
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ nghề
thủ công trong năm 2017
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình làm
thuê và thu mua phế liệu
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ hoạt
động buôn bán năm 2017
Bảng thu nhập từ buôn bán theo tƣơng quan với
nghề nghiệp của chủ hộ gia đình năm 2017

Cơ cấu nguồn thu nhập từ các thành viên trong
gia đình

Các khoản chi tiêu cho tiện nghi đắt tiền chia
theo nghề nghiệp của chủ hộ

10
32

32

35

37

38

41

43

46

48


của chủ hộ
15

2.14

Hộ gia đình có tiền gửi tiết kiệm


57

16

2.15

Hộ gia đình có tiền mua kim loại quý

58

17

3.1

18

3.2

19

3.3

20

3.4

21

3.5


Hộ gia đình có sự thay đổi và có thành viên làm
việc tại khu Công nghiệp
Hộ gia đình có sự thay đổi thu nhập từ năm 2006
Kinh tế hộ gia đình thay đổi do mở thêm kinh
doanh
Kinh tế hộ gia đình thay đổi do làm nông nghiệp
kỹ thuật cao
Kinh tế hộ gia đình thay đổi do có ngƣời đi làm
nhà nƣớc

67
67
68

68

69


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG/BIỂU ............................................................................. 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 13
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 13
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 13
1.1.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................ 16
1.2. KHÁI QUÁT ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................... 18

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 18
1.2.2. Không gian hành chính .................................................................. 20
1.2.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội ..................................... 21
tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 25
CHƢƠNG 2 CHỨC NĂNG KINH TẾ GIA ĐÌNH NGƢỜI VIỆT Ở ..... 26
XÃ YÊN TRUNG .......................................................................................... 26
2.1. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ...................................................................... 26
2.1.1. Các hoạt động sản xuất của gia đình trước 2006 .......................... 27
2.1.2. Hoạt động sản xuất trong gia đình từ 2006 - 2017........................ 32
2.2. VĂN HÓA TIÊU DÙNG........................................................................... 48
2.2.1. Hoạt động ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI .............................................................. 54
2.4. HOẠT ĐỘNG TÍCH LŨY ............................................................................ 56
tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 60
CHƢƠNG 3 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỨC NĂNG KINH
TẾ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ....................................... 61
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHU CÔNG NGHIỆP SAM SUNG ........................ 61
3.2. PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ..................................... 62
3.3. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG NGÀNH NGHỀ TẠI ĐỊA PHƢƠNG ........ 64
3.4. TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TỚI KINH TẾ GIA ĐÌNH ...................... 66
3.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 70
3.5.1. Một số vấn đề đặt ra ....................................................................... 70
3.5.2. Một số kiến nghị ............................................................................. 72
tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình Việt Nam là một đơn vị, là tế bào của xã hội và đƣợc xem nhƣ
một thiết chế cơ bản nhất của xã hội. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với mỗi cá nhân trong duy trì cuộc sống và phát triển. Gia đình với những
chức năng cơ bản nhƣ: điều tiết các quan hệ giới tính (chức năng tình cảm),
duy trì một ngân khoản chung (chức năng kinh tế), sinh ra con cái (chức năng
sinh sản) và xã hội hóa con cái thông qua rèn luyện và giáo dục (chức năng
giáo dục). Trong đó, chức năng kinh tế là một trong những chức năng rất quan
trọng để duy trì sự tồn tại và phát triển của gia đình. Thông qua các hoạt động
kinh tế nhằm đảm bảo đời sống vật chất của con ngƣời đã tạo sự tƣơng tác
giữa các thành viên trong chính mỗi gia đình với nhau và với xã hội. Chức
năng kinh tế của gia đình cũng thay đổi theo sự biến đổi của các hình thái
kinh tế xã hội. Trƣớc sự chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế cũ của nền kinh tế
tiểu nông, kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trƣờng của nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã
hội, tác động trực tiếp đến chức năng kinh tế của gia đình. Điều này thấy rõ
trong các gia đình nông thôn, làng ven đô cũng nhƣ ở các địa phƣơng phát
triển khu công nghiệp.
Chức năng kinh tế gia đình thể hiện qua hoạt động sản xuất, tiêu dùng,
tích lũy, phân phối của mỗi gia đình các tộc ngƣời ở Việt Nam. Đó là hoạt
động quyết định sự sinh tồn của các thành viên trong gia đình. Quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tập trung ở các vùng đồng bằng là
địa bàn cƣ trú chủ yếu của ngƣời Việt (Kinh) - là tộc ngƣời đa số của nƣớc ta
và đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và hƣng vong của quốc gia.

1


Trong hơn ba thập niên đổi mới vừa qua, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế

tại các vùng nông thôn có khu công nghiệp, đã làm thay đổi một cách toàn
diện sâu sắc bộ mặt của các làng quê. Các gia đình ngƣời Việt sinh sống tại
đây đang trải qua những biến đổi to lớn, gia đình không còn là đơn vị sản xuất
chủ yếu để nuôi sống các thành viên trong gia đình mà có những chuyển đổi
sang các hình thức mới ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Qua quá
trình tìm hiểu tại tỉnh Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nƣớc nhƣng
các khu công nghiệp đƣợc xây dựng, phủ rộng trên khắp địa bàn. Các khu
công nghiệp Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành,…Trong đó khu
công nghiệp Yên Phong nằm tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đƣợc xem
là tâm điểm của 3 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc đã đƣợc triển khai xây
dựng và vận hành thành công. Tại đây, đã thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ,
chủ yếu sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ
sạch, trong đó có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thƣơng hiệu mạnh đến từ
Hàn Quốc đã và đang sản xuất kinh doanh thành công nhƣ: Công ty Trách
nhiệm hữu hạn SamSung Electronics Việt Nam (gọi tắt là Công ty Sam
Sung). Công ty Sam Sung đặt tại địa bàn xã Yên Trung, huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh, hoạt động từ năm 2006 đến nay.
Xã Yên Trung nằm ở phía Đông Bắc huyện Yên Phong, địa hình bằng
phẳng, liền kề với con sông Cầu, phía Nam giáp với quốc lộ 18A, là tuyết
đƣờng đi qua 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng và Quảng
Ninh. Xã Yên Trung rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất. Cƣ dân ngƣời
Việt sống tập trung tại đây từ lâu đời. Trƣớc khi xuất hiện các khu công
nghiệp, Yên Trung là một xã thuần nông, với nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp. Từ khi Công ty Sam Sung xuất hiện đã làm thay đổi nhanh chóng nền
kinh tế xã Yên Trung và các vùng lân cận. Diện tích đất nông nghiệp đã
chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng những khu công nghiệp, tỷ trọng

2



các ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tăng dần tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Quá trình chuyển dịch đó đã tác động, làm biến đổi cơ cấu
kinh tế truyền thống, làm biến đổi đời sống của ngƣời nông dân, văn hóa gia
đình, chức năng gia đình. Qua đó cũng phản ánh sự thay đổi của thiết chế xã
hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với mục đích tìm hiểu về gia đình ngƣời Việt ở nông thôn vùng đồng
bằng Bắc Bộ tại một địa bàn cụ thể đang có những biến đổi mạnh mẽ trong
bối cảnh xã hội chuyển biến theo hƣớng công nghiệp hóa, đƣợc sự gợi ý của
ngƣời hƣớng dẫn khoa học, tôi đã chọn vấn đề “Chức năng kinh tế của gia
đình người Việt ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
Nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận về vai trò
chức năng của gia đình ở xã hội hiện nay trƣớc những đổi mới toàn diện của
đất nƣớc. Trong bối cảnh mới, gia đình Việt Nam đang phải đảm đƣơng chức
năng nặng nề và phức tạp hơn trƣớc rất nhiều: nhƣ một đơn vị kinh tế cơ bản,
nhƣ một đơn vị xã hội cơ sở, vừa tái sản xuất ra con ngƣời, tái sản xuất ra sức
lao động, vừa sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, vừa giữ gìn phát huy
những giá trị văn hóa cao quý. Đây là vấn đề nghiên cứu cần thiết để thấy rõ
sự chuyển đổi của gia đình hiện đại, làm sao giữ đƣợc nét đẹp thuần phong
mỹ tục của gia đình ngƣời Việt, nét đẹp văn hóa riêng có của Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập.
Đề tài góp phần cung cấp thêm tƣ liệu khoa học làm cơ sở cho việc hoạch
định những chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp liên quan đến việc
phát triển kinh tế hộ gia đình trong bối cảnh mới.

3


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về chủ đề gia đình luôn đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm từ

đặc điểm, chức năng và biến đổi của nó qua các giai đoạn lịch sử. Qua tìm
hiểu tƣ liệu, kết quả nghiên cứu về vấn đề gia đình đã có từ nhiều hƣớng tiếp
cận khác nhau nhƣ: Lịch sử, Tâm lý học, Triết học, Xã hội học, Văn hóa học,
Kinh tế học, Dân tộc học/Nhân học,….Để tổng quan tình hình nghiên cứu về
vấn đề chức năng kinh tế của gia đình cho đề tài luận văn này, tôi tổng quan
theo hai nhóm công trình liên quan: nhóm các công trình nghiên cứu về vấn
đề gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa và nhóm công trình nghiên cứu về
chức năng kinh tế gia đình ngƣời Việt ở nông thôn tại khu công nghiệp.
Liên quan đến vấn đề chức năng kinh tế gia đình đã có một số công trình
nghiên cứu đề cập đến nhƣng các nội dung nêu ra chỉ mang tính khái quát
chung hoặc chỉ đề cập đến nhƣ một luận điểm trong các chức năng của gia
đình, chƣa phân tích sâu về từng khía cạnh trong chức năng kinh tế của gia
đình. Bài viết “Tìm hiểu chức năng và đặc điểm của gia đình người Việt –
dưới giác độ xã hội học lịch sử” của tác giả Phan Đại Doãn, đăng trong tạp
chí Xã hội học, số 2, 1994 đã đề cập tới chức năng kinh tế gia đình. Bài viết
“Gia đình với chức năng kinh tế (Qua khảo sát ở một số vùng của các dân tộc
Tày, Nùng, Thái)” của tác giả Trần Mạnh Cát, Đỗ Thúy Bình, đăng trong tạp
chí Dân tộc học, số 4, 1994. Các công trình nhƣ luận văn của Đỗ Cao Thạch,
“Vai trò gia đình trong sự nghiệp xây dựng gia đình văn hóa ở Đồng Nai”,
1997.
Nghiên cứu về gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa đã đƣợc Phan Đại
Doãn đề cập tới trong cuốn “Tìm hiểu chức năng và đặc điểm gia đình truyền
thống người Việt”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Luận văn
của Trịnh Thị Lan về “Biến đổi của gia đình truyền thống ở xã Hà Lan, thị xã
Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến nay”, 2002. Năm 2004, Ủy ban

4


Dân số, gia đình và trẻ em đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đƣa ra những

vấn đề về thực trạng gia đình Việt Nam và dự báo những xu hƣớng biến đổi
của gia đình Việt Nam trong một tƣơng lai gần, công trình “Thực trạng và
những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay (Phân tích tài liệu
nghiên cứu và điều tra về gia đình Việt Nam được tiến hành 10 năm gần đây
(1993-2003”). Nội dung nghiên cứu là những mô tả và phân tích trên cả bình
diện cấu trúc, bình diện chức năng của gia đình. Kết quả nghiên cứu đã góp
phần nâng cao nhận thức về gia đình một cách có hệ thống, cung cấp thực tiễn
và căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ và điều chỉnh
sự phát triển của gia đình, phát huy vai trò của gia đình đáp ứng những đòi
hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Năm 2005, trong Dự án nghiên cứu liên ngành về “Gia đình nông thôn
Việt Nam trong chuyển đổi” (mã số VS-RDE-05). Dự án là một phần của
chƣơng trình hợp tác Việt Nam -Thụy Điển đã xuất bản một số công trình
“Gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, nhà xuất bản khoa học
xã hội, 2009, 2011.
Luận án của Mai Văn Huyên về “Biến đổi cấu trúc – chức năng gia đình
ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu
trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh)”, 2010. Bài nghiên cứu của Ngô
Hữu Hoạch và Huỳnh Văn Chƣơng về “Nghiên cứu ảnh hưởng sinh kế người
nông dân khi chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam”, 2010. Hay công trình của nhóm tác giả Đỗ Thị
Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu về “Gia đình Việt Nam và người phụ
nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nhà xuất
bản Khoa học xã hội, 2002. Nội dung đã phác họa bức tranh về thực trạng gia
đình Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của đất
nƣớc trên các phƣơng diện cơ cấu, chức năng, các mối quan hệ trong gia đình,

5



về đời sống kinh tế, văn hóa của gia đình trong bối cảnh đổi mới kinh tế.
Trong 4 chƣơng nội dung, chƣơng 3, tác giả Lê Ngọc Văn cũng đề cập đến
các chức năng của gia đình trong đó có chức năng kinh tế của gia đình. Nội
dung đề cập đến việc khảo sát số liệu, phân tích, so sánh các số liệu về thu
nhập, nguồn sống, công cụ sản xuất… của gia đình. Tiếp đó, tác giả Lê Ngọc
Văn có công trình “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam”, nhà xuất bản
Khoa học xã hội, 2012. Do là công trình nghiên cứu về xã hội học nên nội
dung tác giả chủ yếu sử dụng số liệu định lƣợng để phân tích, thống kê, so
sánh, qua đó thấy sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình nên kết quả
không phân tích sâu về nguyên nhân, tác động của sự thay đổi kinh tế đến văn
hóa, lối sống trong các gia đình nhƣ thế nào. Hay luận án của Phạm Thị Bình
về đề tài “Tác động của kinh tế thị trường đến chức năng gia đình ở Việt Nam
hiện nay”, 2012 cũng đã phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra dƣới tác
động của nền kinh tế thị trƣờng đến chức năng gia đình hiện nay. Trong đó đã
đề cập một phần chức năng kinh tế hộ gia đình.
Năm 2014, công trình do Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) “Gia đình Việt
Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp
cận so sánh”, nhà xuất bản khoa học xã hội. Nhóm tác giả đã phân tích về sự
thay đổi sâu sắc trên các khía cạnh về cấu trúc, chức năng và mối quan hệ gia
đình, từ đó là căn cứ cho việc hình thành các luận cứ xây dựng các chính sách
xã hội nhằm phát huy vai trò của gia đình trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc.
Một số công trình, bài viết đề cập đến chức năng kinh tế nhƣ: tác giả
Nguyễn Văn Sửu “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô
Hà Nội”, nhà xuất bản Tri thức, 2014; hay tác giả Nguyễn Khắc Cảnh, Đặng
Thị Kim Oanh “Nhân học về thân tộc, dòng họ, hôn nhân và gia đình”, nhà
xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2015; Bài viết “Vai trò

6



của gia đình và dòng họ trong xây dựng nông thôn hiện nay” của tác giả Đặng
Thị Hoa, đăng trên tạp chí Gia đình và Giới, số 2, 2016; Bài viết “Khung
chính sách liên quan đến chức năng kinh tế của gia đình Việt Nam 1986 –
2016: Thực trạng và vấn đề” của tác giả Nguyễn Chiến Thắng, Lý Hoàng
Mai, đăng trên tạp chí Gia đình và giới, số 5, 2016; Bài viết “Sự thay đổi vai
trò chức năng gia đình từ truyền thống đến hiện đại” của tác giả Nguyễn Anh
Tuấn, đăng trong kỷ yếu hội thảo: Ứng dụng gia đình học trong đời sống thực
tiễn ở Việt nam hiện nay, tại Hà Nội, tháng 6, 2016. Luận án tiến sĩ Nhân học
của Nguyễn Văn Tạo về đề tài “Biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa”,
2017 đã phần nào làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa, đô
thị hóa, những tác động của nó đến sinh kế của ngƣời nông dân ở một huyện
tại Hải Dƣơng, phác họa nên bức tranh tổng thể về cuộc sống và sinh kế của
ngƣời nông dân trong sự chuyển đổi xã hội.
Một số bài viết đăng trên các trang báo điện tử: “Công nghiệp hóa và
những biến đổi đời sống gia đình nông thôn Viêt Nam (Nghiên cứu trường
hợp xã Ái Quốc, Nam Sách - Hải Dương) của Hoàng Bá Thịnh, trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
Qua tổng quan nghiên cứu tài liệu cho thấy có nhiều công trình nghiên về
vấn đề gia đình nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng
đã đề cập đến biến đổi chức năng kinh tế gia đình, nhƣng hầu hết các kết quả
nghiên cứu đƣợc phân tích, đánh giá theo phƣơng pháp tiếp cận về mặt xã hội
học. Các kết quả nghiên cứu về chức năng kinh tế gia đình theo phƣơng pháp
tiếp cận nhân học còn hạn chế. Vì vậy, việc làm rõ sự biến đổi chức năng kinh
tế gia đình nông thôn trong bối cảnh công nghiêp hóa, những nguyên nhân và
tác động của vấn đề biến đổi đó tới đời sống, lối sống, quan hệ gia đình nông

7



thôn Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào còn là khoảng trống cần phải nghiên cứu
và làm rõ hơn.
Từ khi đất nƣớc đổi mới đến nay, chƣa có đề tài hay công trình khoa học
nào nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về chức năng kinh tế gia đình ngƣời Việt ở
xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Do đó, việc nghiên cứu về
vấn đề này ở xã Yên Trung là mới và cần thiết, góp phần cung cấp thêm tƣ
liệu về vấn đề gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
+ Nhận diện và làm rõ chức năng kinh tế của gia đình ngƣời Việt ở
nông thôn trong bối cảnh hiện đại hóa và công nghiệp hóa hiện nay.
+ Làm rõ những yếu tố tác động đến sự biến đổi chức năng kinh tế của
gia đình ngƣời Việt trong quá trình công nghiệp hóa ở nông thôn hiện nay.
+ Bƣớc đầu đƣa ra khuyến nghị góp phần định hƣớng phát triển gia
đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích nêu trên, luận văn cần phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
+ Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chức
năng kinh tế gia đình.
+ Bƣớc đầu làm rõ cơ sở lý luận nghiên cứu về chức năng kinh tế của
gia đình.
+ Phân tích các chức năng kinh tế của gia đình ngƣời Việt ở địa bàn
nghiên cứu - xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh
hiện nay. Cụ thể là phân tích, đánh giá các chức năng sản xuất, tiêu dùng, tích
lũy thông qua cách thức, vai trò, phân công lao động, đóng góp về kinh tế của
các thành viên trong gia đình.

8



+ Phân tích sự biến đổi của chức năng kinh tế gia đình dƣới tác động
của nền kinh tế thị trƣờng, điều này đƣợc phân tích, so sánh qua sự thay đổi
chức năng kinh tế của các gia đình ngƣời Việt trong hai giai đoạn trƣớc và sau
khi xuất hiện khu công nghiệp tại địa phƣơng.
+ Đề xuất một số quan điểm và biện pháp nhằm phát huy những giá trị
tốt đẹp, vai trò của gia đình ngƣời Việt trong thời kỳ đổi mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là ngƣời Việt ở xã Yên Trung,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu chức năng
kinh tế của gia đình trên 3 khía cạnh sản xuất, tiêu dùng và tích lũytrƣớc năm
2006 khi chƣa có khu công nghiệp Sam Sung và sau năm 2006 khi khu công
nghiệp Sam Sung đi vào hoạt động đến năm 2017.
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi áp
dụng một số phƣơng pháp khác nhau:
- Thứ nhất là áp dụng phƣơng pháp tổng quan tài liệu, tôi đã khảo sát
các nguồn tài liệu thành văn tại thƣ viện Quốc gia Việt Nam, Viện Dân tộc
học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội,
thông tin trên mạng xã hội (internet)… để tìm hiểu nguồn tƣ liệu và các vấn
đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Việc thu thập, xử lý các tài liệu thứ cấp
nhƣ: sách, báo, tạp chí, phim ảnh, tài liệu tại địa bàn nghiên cứu… giúp cho
việc xác định mục tiêu nghiên cứu rõ hơn, không lặp vấn đề và những tƣ liệu
thứ cấp này dùng để so sánh, đối chứng thông tin thu thập từ địa bàn.

9



- Phƣơng pháp chủ đạo để lấy thông tin cho luận văn là phƣơng pháp
điền dã Dân tộc học. Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng trong quá trình thu
thập nguồn tài liệu định tính tại địa bàn nghiên cứu. Tôi đã tiến hành điền dã,
quan sát tham dự tại các làng Trần Xá, Yên Lãng, Ấp Đồn, Xuân Cai xã Yên
Trung để thu thập tƣ liệu. Trong quá trình thu thập tƣ liệu cho luận văn, chúng
tôi đã dùng phƣơng pháp phỏng vấn sâu, tập trung quan sát, nghe, nhìn, ghi
chép thông tin từ các hộ gia đình. Qua phỏng vấn để thu thập thông tin định
tính về những tâm tƣ, nguyện vọng, quan điểm của ngƣời dân địa phƣơng đối
với sự biến đổi gia đình, làng xã từ khi có khu công nghiệp Sam Sung xuất
hiện. Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận nhân học, từ góc độ nhân học làm rõ
chức năng kinh tế gia đình trong các chức năng của gia đình, trong quá trình
phát triển của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để chuẩn bị tốt cho việc thu
thập thông tin tại thực địa, chúng tôi đã soạn bộ bảng hỏi gồm 2 phần với 15
câu hỏi nhằm thu thập các thông tin cụ thể về các hoạt động sản xuất, tiêu
dùng và tích lũy của hộ gia đình. Qua đó có thể lƣợng hóa đƣợc các chức
năng kinh tế của gia đình và biến đổi của nó qua các giai đoạn trƣớc và sau
khi thành lập khu công nghiệp Sam Sung. Kết quả là, chúng tôi đã thu thập
đƣợc 101 phiếu điều tra đại diện hộ gia đình, đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên. Cụ
thể kết quả mẫu nhƣ sau:
+ Về nhóm tuổi: có 23 ngƣời trả lời từ 60 tuổi trở lên (chiếm 22,8%);
63 ngƣời trả lời trong độ tuổi từ 40 đến 59 tuổi (chiếm 62,4%) và 15 ngƣời trả
lời dƣới 40 tuổi (14,9%). Nhƣ vậy, về cơ cấu nhóm tuổi có thể đại diện cho 3
lớp thế hệ là đại diện của gia đình tham gia trả lời phỏng vấn.
+ Về ngành nghề: Trong tổng số 100 phiếu, có 51 gia đình làm buôn
bán/dịch vụ (chiếm 50,5 %); 10 gia đình làm tự do (chiếm 9,9%); 17 gia đình
công chức nhà nƣớc (chiếm 16,8%); 9 gia đình nông nghiệp (chiếm 8,9%); 9


10


gia đình công nhân (chiếm 8,9%). Qua đó thấy đƣợc tỷ lệ các gia đình chuyển
sang buôn bán, dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn trên địa bàn.
Bảng 1: Các gia đình chia theo nhóm ngành nghề
Đối tƣợng

STT

Số lƣợng

Tỷ lệ %

1

Công nhân

9

8.9

2

Cán bộ nhà nƣớc

17

16.8


3

Buôn bán/dịch vụ

51

50.5

4

Làm nông nghiệp

9

8.9

5

Làm tự do

10

9.9

6

Khác

5


5.0

101

100

Tổng

Nguồn: Phiếu khảo sát, tháng 1-2018
Chúng tôi còn quan tâm tới phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo, xin ý
kiến của các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực gia đình và về vấn đề kinh
tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể, chúng tôi đã tham gia một số Hội
thảo khoa học liên quan đến chức năng kinh tế gia đình, trao đổi với các nhà
nghiên cứu trong các lĩnh vực gia đình dƣới các góc độ kinh tế học, xã hội
học để tìm hiểu một cách thấu đáo về chức năng kinh tế của gia đình trong bối
cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
+ Luận văn góp phần hệ thống và làm rõ hơn chức năng kinh tế của gia
đình ngƣời Việt ở nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện nay.
+ Luận văn phân tích sự biến đổi của chức năng kinh tế gia đình, những
tác động tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng đến kinh tế hộ gia

11


đình, góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho các nhà hoạch định và thực thi
chính sách ở các cấp trong việc phát triển kinh tế gia đình nông thôn hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng

dạy và đặc biệt hữu ích đối với các tổ chức nghiên cứu về vấn đề liên quan
đến kinh tế gia đình, là nguồn tƣ liệu tham khảo về cách quản lý, tổ chức hoạt
động kinh tế của gia đình một cách hài hòa, hợp lý.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Chức năng kinh tế của gia đình ngƣời Việt ở xã Yên Trung
Chương 3: Các yếu tố tác động đến chức năng kinh tế của gia đình

12


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Gia đình: Theo định nghĩa trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi
năm 2014, “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật” (Luật Hôn nhân gia đình,
2014).
Ngay trong các từ điển, định nghĩa về gia đình cũng khác nhau. Theo từ
điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, định nghĩa gia đình là: “Tập hợp
những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó
với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu thường gồm có vợ chồng, cha
mẹ và con cái” [36, tr.367]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam đƣa ra khái
niệm gia đình “Là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên
khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế,
văn hóa, xã hội, tín ngưỡng… Khi gia đình đã có con cái thì các thành viên

trong gia đình được liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân (không
cùng huyết thống) vừa bằng quan hệ huyết thống (theo dòng mẹ hoặc dòng
bố).Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay đổi cùng với sự phát triển của xã
hội” [22, tr.84].
Theo quan điểm của tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp
cho rằng: “Bản chất của gia đình là loại hình chung sống của cặp nam nữ
được liên kết nhờ hôn nhân nhằm để tái sản xuất, cùng nhau thực hiện những
chức năng trong các lĩnh vực đời sống” [5, tr.122].
Hộ gia đình: Là một nhóm những ngƣời sống chung với nhau và hợp
tác về kinh tế, không phải tất cả đều là thành viên trong gia đình. Những nhà

13


nhân học gọi những nhóm ngụ cƣ theo nhiệm vụ là hộ gia đình. Còn gia đình
là một nhóm xã hội đƣợc đặc trƣng bởi nhà ở chung, hợp tác kinh tế và tái sản
sinh, một số thành viên trong gia đình lại có thể sống riêng (nhƣ khi trẻ em
sống xa nhà để đi học, hoặc khi những thành viên cá thể trong gia đình đi làm
việc ở nới khác xã nhà ở chính của gia đình). Phân biệt gia đình và hộ gia
đình là hữu ích để tìm hiểu một số hệ thống gia đình, song phải luôn nhớ rằng
khi bàn đến những xã hội đặc thù thì đơn vị mà cả hai tƣ ngữ đó quy chiếu là
cần đƣợc xác định về mặt văn hóa, mỗi một xã hội có cách định nghĩa riêng
về gia đình và hộ gia đình [16, tr 121, 122].
Thành viên gia đình: bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha
dƣợng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ
hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha
khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của
ngƣời cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội,
ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thƣờng về ăn, mặc, ở, học

tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thƣờng khác không thể
thiếu cho cuộc sống của mỗi ngƣời, mỗi gia đình.
Cấp dưỡng là việc một ngƣời có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản
khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của ngƣời không sống chung với mình mà
có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dƣỡng trong trƣờng hợp ngƣời
đó là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời đã thành niên mà không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc ngƣời gặp khó khăn, túng
thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Chức năng của gia đình: Gia đình là một thiết chế xã hội có các hoạt
động và cơ chế tổ chức ở các lĩnh vực nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của
gia đình. Gia đình có một số chức năng cơ bản nhƣ: Chức năng cơ bản của gia

14


đình gồm: Chức năng sinh sản, tái sản xuất ra con ngƣời; Chức năng giáo dục
- xã hội hóa cá nhân; Chức năng kinh tế; Chức năng tâm lý - tình cảm.
- Chức năng kinh tế của gia đình. Trong xã hội truyền thống và cho
tới ngày nay, gia đình là một đơn vị sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã
hội. Chức năng kinh tế là những cơ chế, hoạt động và các mối quan hệ của tất
cả các thành viên tạo ra sản phẩm vật chất trong phạm vi gia đình nhằm duy
trì sự tồn tại và phát triển gia đình và xã hội. Chức năng kinh tế của gia đình
bao gồm: chức năng sản xuất, chức năng tiêu dùng, chức năng tích lũy.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình là một đơn vị kinh tế độc
lập với nền kinh tế tự sản xuất, tự tiêu dùng và có sự phân công lao động hợp
lý theo đặc trƣng văn hóa của mỗi tộc ngƣời đối với tất cả các thành viên
trong gia đình cùng tham gia lao động, sản xuất, cùng hƣởng thụ thành quả
lao động và cùng tích lũy tài sản cho các thế hệ kế tiếp.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đi sâu vào phân tích
rõ hơn cụm từ “Chức năng kinh tế của gia đình”. Chức năng kinh tế hiểu theo

nghĩa đầy đủ gồm có hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng
để thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại của mỗi thành viên và của cả gia đình.
Sự phát huy các hoạt động trong chức năng kinh tế gia đình để khẳng định sự
phát triển và tồn tại của cá nhân, của nhóm cá nhân và rộng hơn là của toàn xã
hội. Hiện nay, cơ chế thị trƣờng phát triển, quá trình công nghiệp hóa đƣợc
đẩy mạnh làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình cũng thay
đổi một cách nhanh chóng. Theo đó, việc phân công lao động giữa lao động
gia đình và lao động xã hội cũng bắt đầu chuyển đổi. Các hoạt động sản xuất
kinh doanh của hộ gia đình ngày càng phong phú và gia đình cũng trở thành
một đơn vị tiêu dùng với những yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
Tuy nhiên hai chức năng sản xuất và tiêu dùng không còn cân bằng trong hoạt
động của gia đình nữa mà nó đang nghiêng về chức năng tiêu dùng nhiều hơn.

15


Chính yếu tố về nhu cầu của gia đình ngày càng tăng nên việc cung cấp sản
phẩm hàng hóa nó không thể diễn ra trong phạm vi gia đình, mang tính tự
cung tự cấp nữa mà việc sản xuất đƣợc mở rộng, phát triển vƣợt ra ngoài
phạm vi gia đình, điều này góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất
nƣớc.
Biến đổi chức năng: Theo tác giả Hoàng Phê thì “Biến đổi là sự thay
đổi khác trƣớc” [36, tr. 536]. Trong luận văn này, biến đổi đƣợc nhìn nhận và
tập trung vào sự biến đối chức năng gia đình, trong đó là sự biến đổi về các
hoạt động sản xuất và biến đổi các hoạt động tiêu dùng của ngƣời nông dân
trên địa bàn đƣợc đầu tƣ phát triển khu công nghiệp.
1.1.2. Cơ sở lý thuyết
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tham khảo và vận dụng các
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về thuyết duy vật biện chứng, phƣơng
pháp duy vật biện chứng coi một sự vật hay một hiện tƣợng trong trạng thái

luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tƣợng
khác. Đồng thời, tiếp thu quan điểm, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm
của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề gia đình, hoạt động kinh tế của gia đình.
Thuyết chức năng: Trƣờng phái Chức năng do Bronislaw Malinowski
(1884-1942) đặt nền tảng cho ngành Nhân học ở Anh. Ông là ngƣời đầu tiên
tập trung vào nghiên cứu việc các nền văn hóa đƣơng đại vận hành nhƣ thế
nào. Theo quan điểm của ông, văn hóa là phƣơng tiện để thỏa mãn các nhu
cầu của các cá nhân riêng biệt và cộng đồng nói chung. Do đó, mọi vật thể
văn hóa (hữu hình hay vô hình) đều có ý nghĩa và chức năng cụ thể nhằm
phục vụ cho các cá nhân riêng lẻ hay xã hội nói chung. Công việc của các nhà
nhân học, theo ông là “hòa nhập” vào nền văn hóa đó, bao gồm cả việc học
bản ngữ, để khám phá các chức năng đó. Đó là lý do mà cách tiếp cận của ông
đƣợc đặt tên là trƣờng phái Chức năng [33].

16


Theo A.Radchiffe Brown, khi tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, xem
xét các nhân tố văn hóa hoạt động với nhau nhƣ thế nào để đáp ứng nhu cầu
của toàn xã hội. Nhà nhân học nghiên cứu chức năng của văn hóa cần phải
nghiên cứu văn hóa của họ từ bên trong, có ý thức đối với giá trị của các nền
văn hóa khác. Chính vì vậy, thuyết chức năng có ý nghĩa nhân học ở chỗ, bất
cứ văn hóa nào cũng đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu dƣới cái nhìn hiện
thực các chức năng khác nhau. Xét theo quan điểm tiếp cận chức năng - cấu
trúc thì coi gia đình là một thành phần trong cấu trúc của xã hội, thực hiện
những chức năng cơ bản của xã hội, đáp ứng nhu cầu của các thành viên gia
đình và góp phần ổn định xã hội. Chức năng cơ bản của gia đình đƣợc phân
tích ở các khía cạnh: chức năng tái sinh sản, chức năng kinh tế, chức năng
giáo dục, chức năng tâm lý, tình cảm…Trong suốt những năm 50 và đầu
những năm 60, gia đình đƣợc coi là một thiết chế phổ quát vì nó thực hiện các

chức năng bảo đảm cho sự tồn tại của xã hội loài ngƣời [36].
Theo W.Goode (1982) cho rằng: Nếu gia đình không thực hiện đầy đủ
các chức năng của nó thì những mục tiêu rộng lớn của xã hội cũng sẽ không
đạt đƣợc. Khi cấu trúc gia đình thay đổi thì mô hình gia đình cũng biến đổi
phù hợp để đáp ứng các nhu cầu xã hội [47, tr.131]. Dƣới tác động của công
nghiệp hóa, cấu trúc gia đình thay đổi và chức năng gia đình ngày càng bị thu
hẹp lại. Một số chức năng của gia đình trong xã hội tiền công nghiệp hóa
đƣợc chuyển sang cho các tổ chức xã hội khác đảm nhận. Tuy nhiên, gia đình
vẫn thực hiện các chức năng cơ bản không tổ chức xã hội nào có thể thay thế
đƣợc, đó là xã hội hóa ban đầu trẻ em và ổn định nhân cách ngƣời lớn. Đồng
thời, thuyết chức năng cũng đề cập tới sự phân công lao động theo giới trong
gia đình. Ngƣời nam giới có vai trò là trụ cột, kiếm tiền cung cấp cho gia
đình. Ngƣời nữ giới là ngƣời sinh con, chăm sóc, nuôi dƣỡng chồng con. Việc
phân định vai trò này rất quan trọng trong việc phân công chức trách nhiệm

17


vụ cho các thành viên trong gia đình, góp phần ổn định cuộc sống của gia
đình trƣớc sự biến đổi linh hoạt và cơ động của xã hội hiện đại.
Áp dụng thuyết chức năng trong nghiên cứu chức năng kinh tế của gia
đình, trƣờng hợp tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, chúng
tôi mong muốn xem xét các quá trình vận động của gia đình và làm rõ vai trò
của các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, tích lũy đối với sự phát triển của gia
đình trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2. Khái quát địa điểm nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: Yên Trung là một xã thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh. Yên Trung có vi trí địa lý khoảng 21o13’ độ vĩ Bắc, 105o 59’ độ kinh
Đông, nằm ở phía Đông Bắc huyện Yên Phong, cách Thị trấn Chờ 4km. Phía

Bắc giáp xã Dũng Liệt. Phía Đông giáp xã Thụy Hòa. Phía Tây giáp xã Đông
Tiến. Phía Nam giáp xã Long Châu và quốc lộ 18A - là tuyến đƣờng đi qua 4
tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng và Quảng Ninh. Xã có địa
hình bằng phẳng, liền kề với con sông Cầu, khu vực phía nam giáp và trên địa
bàn khu công nghiệp Yên Phong, có hệ thống đƣờng giao thông thuận lợi do
vậy Yên Trung có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế trên các lĩnh vực nhƣ
ngành nghề, thƣơng mại dịch vụ…lƣu thông hàng hóa với các địa phƣơng
khác thuận lợi, có nhiều cơ hội phát triển trao đổi, giao lƣu kinh tế, văn hóa,
xã hội.
Địa hình: Là vùng đồng bằng châu thổ ven Sông Hồng nên có địa hình
khá bằng phẳng, tƣơng đối trũng. Đất phù sa màu mỡ, đƣợc bồi đắp phù sa từ
sông Cầu (hay còn gọi là sông Nhƣ Nguyệt). Cùng với hệ thống mạng lƣới
sông ngòi dày đặc của tỉnh Bắc Ninh tác động không nhỏ đến sự phát triển
của khu vực huyện Yên Phong. Sông ngòi có mật độ lƣới sông khá cao, trung
bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống,

18


×