Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------

TRẦN NGỌC HÒA

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------

TRẦN NGỌC HÒA

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Viết Tiến


TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Hồ Viết Tiến. Những số liệu phục
vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá trong bài nghiên cứu do tác giả thu thập
được ghi chú nguồn gốc chính thống và đáng tin cậy.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, được đúc kết từ
quá trình học tập và kết quả nghiên cứu trong thực tiễn của tác giả.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Trần Ngọc Hòa


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
DANH MỤC ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................... 1

1.1.


Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 2

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

1.6.

Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 3

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NGÂN HÀNG ................................................................................................... 4
2.1.


Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. ................. 4

2.2.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng . 4

2.2.1.

Phân tích các chỉ số tài chính .................................................................. 4

2.2.2.

Phương pháp phân tích bao dữ liệu ........................................................ 6

2.2.3.

Chỉ số Malmquist .................................................................................. 10

2.3. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại bằng phương pháp bao dữ liệu ........................................................................ 11
CHƯƠNG 3.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ....................................................... 14
3.1.

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ......................... 14



3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam. ..................................................................................................................... 17
3.2.1.

Hoạt động huy động vốn....................................................................... 17

3.2.2.

Hoạt động tín dụng ............................................................................... 20

3.2.3.

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ ................. 25

3.2.4.

Hoạt động kinh doanh thẻ và các sản phẩm bán lẻ khác ...................... 27

3.2.5.

Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................. 28

CHƯƠNG 4.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. ......................................... 31
4.1.

Phân tích chỉ số tài chính ............................................................................. 31


4.1.1.

4.1.1.1.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ..................................................... 31

4.1.1.2.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ............................................... 32

4.1.1.3.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên .............................................................. 34

4.1.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản.................................... 35

4.1.2.1.

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản ..................................... 35

4.1.2.2.

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi ................................... 37

4.1.2.3.

Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn .................................................. 39


4.1.3.

4.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ........................................... 31

Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro hoạt động ............................................. 40

4.1.3.1.

Hệ số an toàn vốn ............................................................................ 40

4.1.3.2.

Tỷ lệ nợ xấu .................................................................................... 42

4.1.3.3.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/tổng dư nợ ................... 43

Phương pháp bao dữ liệu ............................................................................. 45

4.2.1.

Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 45

4.2.2.

Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 47


4.2.2.1.

Hiệu quả kỹ thuật – Hiệu quả kỹ thuật thuần – Hiệu quả quy mô .. 47

4.2.2.2.

Hiệu suất hoạt động theo quy mô ................................................... 49


4.2.2.3.

Ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp ........................................... 50

4.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam. ........................................................................................ 52
4.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam ......................................................................... 52
4.3.2. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam ..................................................................................... 53
4.3.3.

Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 53

CHƯƠNG 5.

GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM

5.1.

........................................................................................................ 59

Một số nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................. 59

5.2. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam ................................................................................................................ 59
5.3. Gợi ý một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới ............................ 60
5.3.1.

Tiếp tục phát triển và mở rộng cho vay bán lẻ ..................................... 60

5.3.2. Tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới và gia
tăng các dịch vụ phi tín dụng.............................................................................. 61
5.3.3.

Tiếp tục phát triển công nghệ thông tin ................................................ 62

5.3.4. Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Việt


1

ACB

2

Agribank

Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam

TT

3

ATM

Máy rút tiền tự động

4

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam

5


CAR

6

CONS

7

Crste

8

CTG

9

DEA

10

DEACRS

11

DEAP

12

DEAVRS


13

DRS

14

Effch

Viết đầy đủ
tiếng Anh

Automatic
Teller
Machine

Capital
Hệ số an toàn vốn
Adequacy
Ratios
Constant
Hiệu suất không đổi theo quy mô
Returns to
Scale
Technical
Hiệu quả kỹ thuật (từ mô hình
efficiency
DEACRS)
from DEACRS
Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam

Data
Phân tích bao dữ liệu
Envelopment
Analysis
Mô hình hiệu suất không đổi theo
quy mô
Data
Envelopment
Chương trình chạy mô hình DEA
Analysis
Program
Mô hình hiệu suất thay đổi theo
quy mô
Decreasing
Hiệu suất giảm theo quy mô
Returns to
Scale
Technical
Thay đổi hiệu quả kỹ thuật
efficiency


Hiệu suất tăng theo quy mô

15

IRS

16


LA/TA

17

LA/TD

18

MB

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng
tài sản
Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng
tiền gửi
Ngân hàng TMCP Quân Đội

19

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

20
21

NHNN
NHTM

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng thương mại


22

PE

Hiệu quả kỹ thuật thuần

23

Pech

24

POS

25

ROA

26

ROE

27

SCB

28

SE


29

Sech

30

SHB

31

STB

32

TCB

33

TE

34

Techch

change
Increasing
Returns to
Scale


Net Interest
Margin

Pure technical
Efficiency
Pure technical
Thay đổi hiệu kỹ thuật quả thuần
efficiency
change
Máy thanh toán thẻ
Point of Sale
Return on
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản
assets ratio
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở Return on
hữu
equity ratio
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Scale
Hiệu quả quy mô
efficiency
Scale
Thay đổi hiệu quả quy mô
efficiency
change
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà
Nội
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam
Technical
Hiệu quả kỹ thuật
Efficiency
Technological
Thay đổi tiến bộ công nghệ
change


35

Tfpch

36
37

TMCP
TNHH

38

VAMC

39

VCB

40

Vietcombank


41

Vietinbank

42

VPB

Thay đổi năng suất nhân tố tổng Total factor
hợp
productivity
Thương mại cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Một Thành Viên Quản Lý Tài Sản
Của Các Tổ Chức Tín Dụng Việt
Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp DEA .......... 11

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank .............................................. 17
Bảng 3.2: Tiền gửi theo kỳ hạn của Vietcombank .................................................... 18
Bảng 3.3: Tiền gửi theo đối tượng khách hàng của Vietcombank ............................ 19
Bảng 3.4: Dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank .......................................... 20
Bảng 3.5: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank ................. 21
Bảng 3.6: Dư nợ cho vay theo ngành của Vietcombank ........................................... 22
Bảng 3.7: Dư nợ cho vay theo nhóm của Vietcombank ........................................... 24
Bảng 3.8. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank........................... 25
Bảng 3.9: Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank ......................................... 26
Bảng 3.10: Tình hình kinh doanh thẻ và các sản phẩm bán lẻ tại Vietcombank ...... 27
Bảng 3.11: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank................................... 28
Bảng 4.1: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Vietcombank ................................. 31
Bảng 4.2: Chỉ số ROA của một số ngân hàng giai đoạn 2012 - 2016 ...................... 32
Bảng 4.3: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của Vietcombank ........................... 32
Bảng 4.4: Chỉ số ROE của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016 ...................... 33
Bảng 4.5: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Vietcombank .......................................... 34
Bảng 4.6: Hệ số NIM của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016 ....................... 35
Bảng 4.7: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của Vietcombank .................. 35
Bảng 4.8: Lượng trái phiếu chính phủ của Vietcombank ......................................... 36
Bảng 4.9: Tỷ số (LA/TA) của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016 ................. 37
Bảng 4.10: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi của Vietcombank .............. 37
Bảng 4.11: Tỷ số (LA/TD) của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016 ............... 38
Bảng 4.12: Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn của Vietcombank ............................ 39


Bảng 4.13: Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn của một số ngân hàng giai đoạn 2012
– 2016

............................................................................................................... 40


Bảng 4.14: Hệ số an toàn vốn của Vietcombank ...................................................... 40
Bảng 4.15: Hệ số CAR của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016 ..................... 41
Bảng 4.16: Tỷ lệ nhóm nợ của Vietcombank ........................................................... 42
Bảng 4.17: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016 ................... 43
Bảng 4.18: Tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng của Vietcombank ........................ 43
Bảng 4.19: Dự phòng cho vay khách hàng của Vietcombank ................................. 44
Bảng 4.20: Tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ của một số ngân hàng giai đoạn
2012 – 2016 ............................................................................................................... 45
Bảng 4.21: Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ................................... 45
Bảng 4.22: Các biến sử dụng trong mô hình DEA ................................................... 47
Bảng 4.23: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của
Vietcombank ............................................................................................................. 47
Bảng 4.24: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của các
ngân hàng giai đoạn 2012 - 2016 .............................................................................. 48
Bảng 4.25: Hiệu suất hoạt động theo quy mô của các ngân hàng giai đoạn 2007 –
2016

............................................................................................................... 49

Bảng 4.26: Chỉ số Malmquist của Vietcombank ..................................................... 50
Bảng 4.27: Chỉ số Malmquist của các ngân hàng giai đoạn 2007 -2016 .................. 51
Bảng 4.28: Thu nhập hoạt động kinh doanh của Vietcombank ................................ 53
Bảng 4.29: Tỷ trọng cho vay cá nhân/tổng dư nợ cho vay một số ngân hàng giai
đoạn 2012-2016 ......................................................................................................... 55


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Hình 3.1: Bộ máy quản lý của Vietcombank………………….……………….18



DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Diễn biến tình hình huy động vốn khách hàng ....................................... 17
Đồ thị 3.2: Diễn biến tình hình dư nợ của Vietcombank .......................................... 20
Đồ thị 3.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng tại 31/12/2016. ........ 21
Đồ thị 3.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành tại 31/12/2016. ................................. 23
Đồ thị 3.5: Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank .......................... 26
Đồ thị 4.1: Biểu diễn ROA của Vietcombank từ năm 2012 - 2016 .......................... 31
Đồ thị 4.2: Biểu diễn ROE của Vietcombank từ năm 2012 – 2016 .......................... 33
Đồ thị 4.3: Biểu diễn NIM của Vietcombank từ năm 2012 - 2016........................... 34
Đồ thị 4.4: Biểu diễn LA/TA của Vietcombank từ năm 2012 - 2016....................... 36
Đồ thị 4.5: Biểu diễn LA/TD của Vietcombank từ năm 2012 - 2016....................... 38
Đồ thị 4.6: Biểu diễn tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn của Vietcombank từ năm
2012 – 2016 ............................................................................................................... 39
Đồ thị 4.7: Biểu diễn chỉ số CAR của Vietcombank từ năm 2012 – 2016 ............... 40
Đồ thị 4.8: Biểu diễn tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ cho vay của Vietcombank giai đoạn 2012
– 2016

............................................................................................................... 42

Đồ thị 4.9: Biểu diễn tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/tổng dư nợ của
Vietcombank giai đoạn 2012 – 2016 ........................................................................ 44
Đồ thị 4.10: Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp của Vietcombank giai đoạn 2007
– 2016.

............................................................................................................... 50


1

CHƯƠNG 1.


GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài
Đến nay, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam ngày càng phát triển với quy
mô lớn và là kênh dẫn vốn chủ chốt trong nền kinh tế Việt Nam. Xét trong tổng
thể hệ thống tài chính Việt Nam, tính đến hết năm 2016, tổng tài sản tại khu vực
tổ chức tín dụng đạt 8.504 nghìn tỷ đồng, tăng 16,18% so với cuối năm 2015.
Trong đó, tổng dư nợ tín dụng hệ thống cung cấp cho nền kinh tế đã đạt tới
5.505 nghìn tỷ đồng, tương đương 122% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trong những đóng góp chung của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam cũng đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời phát huy tốt vai trò của một ngân hàng chủ
lực phục vụ cho việc kinh tế đối ngoại.
Trong thời gian vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộ lộ nhiều điểm yếu
như năng lực cạnh tranh, quản trị thấp và rủi ro hoạt động cao. Nhiều ngân hàng
đã bị sáp nhập hoặc chịu sự kiểm soát của Ngân hàng nhà nước. Chính vì lẽ đó,
Ngân hàng nhà nước đã chủ trương tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai
đoạn 2011 – 2015 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ
chức tín dụng.
Trong xu thế tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, Vietcombank cũng đã có
nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên
làm thế nào để xác định được Vietcombank có cải thiện được hiệu quả hoạt
động kinh doanh hay không và hiệu quả ở mức độ nào ? Đây là vấn đề quan
tâm hàng đầu của nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà quản trị và cơ quan quản
lý Nhà nước.
Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam thường được thể hiện qua các báo cáo thường niên
bằng phương pháp chỉ số tài chính. Tuy nhiên, phương pháp này còn trình còn
sơ sài và còn tồn tại một số nhược điểm như: chỉ số tính toán hiệu quả mang

tính chất thời điểm, không có sự đánh giá liên kết tương quan dữ liệu theo chuỗi
lịch sử các năm, mỗi chỉ số phản ánh mỗi khía cạnh khác nhau, không có chỉ số
nào đánh giá khái quát được tình hình chung của ngân hàng,…. Vì vậy, cần


2

phải kết hợp thêm phương pháp phân tích khác để có thể đánh giá được hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được rõ ràng hơn.
Từ lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” để nghiên cứu. Việc đánh giá hiệu
quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam giúp nhà quản
trị, cơ quan quản lý Nhà nước xác định được việc sử dụng các nguồn lực của
ngân hàng hiện nay đã thật sự hiệu quả hay chưa, từ đó có thể đưa ra các gợi ý
giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tiến
trình hội nhập quốc tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
hiện nay ra sao ?
Những giải pháp nào phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong thời gian tới ?
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP

Ngoại Thương Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nguồn số liệu sử dụng trong các phân tích dựa trên cơ sở
dữ liệu thu thập được từ các báo cáo của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam giai đoạn 2007-2016, và các ngân hàng khác để so sánh:
Hai ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước chi phối (trên 50%): Ngân
hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam; Bảy ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất
tính đến năm 2016: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn


3

Thương Tín, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp
định tính kết hợp với định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Nguồn dữ liệu thu thập được từ các báo cáo
tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam, dữ liệu
Orbis Bank Focus của Bureau Van Dijk, số liệu được công bố trên website của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Phương pháp định tính
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp phân tích trên cơ sở
các dữ liệu thứ cấp để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016.
Phương pháp định lượng
Luận văn ước tính hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng mô hình phân tích
bao dữ liệu (DEA). Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng chỉ số năng suất nhân tố
tổng hợp Malmquist để đo lường các yếu tố tác động lên sự thay đổi năng suất

hoạt động của Vietcombank.
1.6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm:
Chương 1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chương 3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam.
Chương 4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam.
Chương 5. Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.


4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Khái niệm
Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế,
kỹ thuật, xã hội. Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm hiệu quả. Xét
trên bình diện kinh tế học, có một số định nghĩa về hiệu quả kinh doanh như:
Theo Farrell (1957) hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện mối
tương quan giữa lượng các yếu tố đầu vào và lượng đầu ra thu được. Farrell cho
rằng doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả và tối đa hóa sản lượng đầu ra mà
không cần sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào.
Theo Berger và Mester (1997) xem hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại thể hiện ở mối quan hệ giữa chi phí sử dụng các nguồn
lực đầu vào và doanh thu đầu ra.
Theo Aubyn và cộng sự (2009), hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự so sánh

giữa nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra trong hoạt động kinh doanh.
Theo tác giả Nguyễn Khắc Minh (2004) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thể hiện mối tương quan giữa các nhân tố đầu vào hữu hạn và sản
lượng dịch vụ, hàng hóa đầu ra đạt được. Khái niệm hiệu quả còn được sử dụng
để đánh giá xem việc phân bổ nguồn lực của thị trường ở mức độ nào.
Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phản ánh trình độ khai
thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt
được kết quả cao nhất với chi phí và nguồn lực thấp nhất.
2.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng
2.2.1. Phân tích các chỉ số tài chính
Đây là phương pháp thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Hiện nay, có nhiều chỉ số tài chính được sử dụng để đánh
giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tương ứng với các mục tiêu đánh giá
khác nhau mà chỉ số tài chính được sử dụng cũng khác nhau.


5

Nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp chỉ số tài chính để đánh giá về hoạt động
kinh doanh của ngân hàng như Grazyna (2008) sử dụng cùng lúc nhiều chỉ số:
ROA, ROE, NIM, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ dự phòng rủi ro
cho vay/tổng dư nợ cho vay,…Hay Mustafa (2014) sử dụng các chỉ số ROA,
ROE, tổng dư nợ cho vay/tổng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho
vay, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay/tổng dư nợ cho vay,…
Nhìn chung các nhóm chỉ số tài chính được sử dụng nhiều là nhóm chỉ tiêu
phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản và
nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro hoạt động.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
-


Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

-

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

-

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản:
-

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LA/TA)

-

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi (LA/TD)

-

Tổng dư nợ cho vay/tổng vốn huy động

Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro hoạt động:
-

Hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratios)

-


Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

-

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay/tổng dư nợ cho vay

Ngày nay, phương pháp phân tích các chỉ số tài chính vẫn được áp dụng phổ
biến để đo lường hiệu quả kinh doanh vì phương pháp này tính toán tương đối
đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên phương pháp này cũng có các nhược điểm là
mỗi chỉ tiêu tài chính phản ánh một khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng nên để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cần phải sử dụng
cùng lúc nhiều loại chỉ số, công thức khác nhau để đánh giá, rất phức tạp. Ngoài
ra, chỉ tính toán hiệu quả mang tính chất thời điểm, không có sự đánh giá liên
kết tương quan dữ liệu theo chuỗi lịch sử các năm.


6

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính, các nhà kinh
tế còn sử dụng các phương pháp phân tích hiệu quả biên để đánh giá hiệu quả
hoạt động của ngân hàng. Trong đó có phương pháp phân tích bao dữ liệu –
DEA thường được sử dụng, phương pháp này sẽ giúp chúng ta thấy được tổng
thể về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.2.2. Phương pháp phân tích bao dữ liệu
Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA được phát triển đầu tiên bởi Charnes,
Cooper và Rhodes (1978) để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của các tổ
chức công với nhiều nguồn lực đầu ra và đầu vào. Charnes, Cooper và Rhodes
đã đưa ra mô hình CCR để đo lường hiệu quả kỹ thuật tổng thể của ngân hàng
trên cơ sở những nguồn lực đầu ra và đầu vào:

s

Max h0 =

u y
r 1
m

r

v x
i 1

r0

(1)

i i0

Với các điều kiện:
s

u y
r 1
m

r

v x
i 1


rj

≤ 1; j = 1,2,…,n

i ij

ur, vi ≥ 0; r= 1,2,…,s; i = 1,2,…,m
Trong đó:

+ xij là lượng đầu vào thứ i của ngân hàng j (xij ≥ 0, i =1,2,…,m ; j =1,2,…,n)
+ yrj là lượng đầu ra thứ r của ngân hàng j (yrj ≥ 0, r =1,2,…,s ; j =1,2,…,n)
+ ur là trọng số đầu ra
+ vi là trọng số đầu vào
Để sản xuất r đầu ra thì ngân hàng thứ j sử dụng m đầu vào. Giá trị mục tiêu của
hàm sản xuất là tìm giá trị lớn nhất cho h0 để tối ưu hoá các đầu ra và tối thiểu
hoá đầu vào. Tuy nhiên, bài toán (1) có nhiều nghiệm do đó việc tìm giá trị lớn


7

nhất gặp phải khó khăn. Chính vì thế, Charnes và cộng sự (1978) đưa vào ràng
buộc

m

v x
i 1

i ij


=1.

Bài toán (1) được viết lại dưới dạng quy hoạch tuyến tính, các yếu tố (u,v) được
chuyển thành (µ, v), hàm mới có dạng:
s

Max z0 =

 y
r 1

r

r0

Với điều kiện:
m

v x
i 1

i ij

=1
m

s

 y

r 1

r

rj

-

v x
i 1

i ij

≤ 0; j = 1,2,…,n

µr, vi ≥ 0; r = 1,2,…,s; i = 1,2,…,m
Sử dụng tính chất đối ngẫu của bài toán quy hoạch tuyến tính, ta chuyển sang
bài toán đối ngẫu để tìm các giá trị tối ưu. Hàm đối ngẫu của hàm tuyến tính
ban đầu có dạng:
Min z0 = θ0
Với các điều kiện
s


j 1

j

yrj ≥ ir0; r= 1,2,…,s


s

 x
j 1

j ij

≥ θ0xi0; i = 1,2,…,m

λj ≥ 0 ; j = 1,2,…,n
Trong đó:
+ Giá trị θ0 thể hiện mức hiệu quả của ngân hàng 0;
+ λj là gồm tập hợp ( λ1,…., λn) thể hiện mối quan hệ giữa các doanh nghiệp
được khảo sát, (nếu u,v là trọng số của các biến đầu vào và biến đầu ra thì λ là
trọng số của các đơn vị ra quyết định DMU (Decision making unit) với nhau;
+ xi0, yr0 lần lượt là các đầu vào và đầu ra của ngân hàng 0;
Nếu ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu thì θ0 =1. Nếu ngân hàng không đạt hiệu quả
thì θ0 < 1, ngân hàng có thể tiết giảm một lượng chi phí đầu vào thừa hoặc mở


8

rộng quy mô đầu ra còn thiếu để đạt mức tối ưu. Để đo lường chi phí thừa đầu
vào hoặc quy mô đầu ra còn thiếu của ngân hàng thì Banker, Charnes và
Cooper (1984) đã phát triển thuật toán:
s
 m

Min θ0 - Ɛ   si    si  
i 1

 i 1


Với điều kiện:
m


j 1

j

yri  sr   yr 0

j

yri  sr   00 xi 0 ; i = 1,2,…s

m


j 1

; r = 1,2,…s

λj, s-i, s+i ≥ 0 ; j = 1,2,…,n
+ si-, si+ lần lượt là phần thừa đầu vào và phần thiếu đầu ra.
+ Khi ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu thì θ =1 và si- = si+= 0
Mô hình CCR dựa trên giả định hiệu suất không đổi theo quy mô (Hay còn gọi
là mô hình DEACRS). Tuy nhiên nhiều ngân hàng trên thực tế lại có hiệu suất
thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động. Do đó Banker, Charnes và Cooper

(1984) đề xuất mở rộng mô hình thành mô hình DEA với hiệu quả thay đổi theo
quy mô (Hay còn gọi là mô hình DEAVRS) với giả định

n


j 1

hàm tuyến tính:
s
 m

Min θ0 - Ɛ   si    si  
i 1
 i 1


Với điều kiện:
n


j 1

j

m


j 1


j

yri  sr   yr 0

j

yri  sr   00 xi 0 ; i = 1,2,…s

m


j 1

=1
; r = 1,2,…s

λj, s-i, s+i ≥ 0 ; j = 1,2,…,n

j

=1. Khi đó, ta có


9

Sau khi loại trừ vấn đề quy mô tối ưu của mô hình hiệu suất không đổi theo quy
mô, giá trị θ0 chính là hiệu quả kỹ thuật của mô hình DEAVRS.
Hiệu quả kỹ thuật được tính theo mô hình DEAVRS được gọi là hiệu quả kỹ
thuật thuần (PE).
Hiệu quả kỹ thuật (TE) của ngân hàng tính theo mô hình DEACRS được tách

thành hai phần: hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu quả quy mô (SE). Hay TE
bằng tích số của PE và SE.
Do vậy, khi thực hiện tính toán hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo cả hai
mô hình DEACRS và DEAVRS trên cùng một bộ dữ liệu, chúng ta sẽ tìm được TE
và PE. Nếu chỉ số SE của ngân hàng bằng 1 thì ngân hàng đạt được hiệu quả
quy mô. Ngược lại, chỉ số SE lớn hơn 1 thì ngân hàng có hiệu quả tăng theo quy
mô, SE nhỏ hơn 1 thì ngân hàng có hiệu quả giảm theo quy mô.
Ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA
Theo Coelli và cộng sự (2005) thì phương pháp phân tích bao dữ liệu cũng có
những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
-

Khi tiến hành ước lượng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các doanh
nghiệp thì không cần phải chọn một dạng hàm sản xuất cụ thể.

-

Phương pháp DEA có thể sử dụng để phân tích cho một số lượng lớn các
yếu tố đầu vào và đầu ra trong hoạt động của các đơn vị nghiên cứu, mô
hình có sự đánh giá liên kết tương quan theo chuỗi lịch sử các năm.

-

DEA cũng cho phép đánh giá sự đóng góp của các yếu tố đầu vào đến
hiệu quả tổng thể (hoặc không hiệu quả) của doanh nghiệp trong việc sử
dụng nguồn lực.

Hạn chế:
-


Phương pháp DEA không tính toán đến yếu tố sai số (error) hay nhiễu
(noise), do đó phương pháp này không tồn tại độ tin cậy hay mức ý
nghĩa. Sai sót trong đo lường và nhiễu trong thống kê có thể ảnh hưởng
đến hình dạng và vị trí đường giới hạn khả năng sản xuất.

-

Loại bỏ các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra quan trọng ra khỏi mô hình có
thể dẫn đến kết quả sai lệch.


10

-

Kết quả ước lượng hiệu quả của phương pháp DEA phụ thuộc nhiều vào
số lượng, quy mô của các đơn vị trong mẫu nghiên cứu.

2.2.3. Chỉ số Malmquist
Theo Caves và cộng sự (1982), Chỉ số Malmquist đo lường sự thay đổi năng
suất nhân tố tổng hợp của dữ liệu đầu vào và đầu ra năm thứ (t+1) so với năm
thứ t. Chỉ số Malmquist được tính bằng công thức:
1/2

 d t ( x , y ) d t 1 ( x , y ) 
M0 (xt+1, yt+1, xt, yt) =  0 t t 1 t 1 x 0 t 1 t 1 t 1 
d0 ( xt , yt ) 
 d0 ( xt , yt )


Trong đó:
d0t(xt,yt) và d0t+1(xt+1,yt+1) là hàm khoảng cách mà điểm sản xuất được biểu diễn
dựa trên lượng đầu vào và đầu ra được so sánh với công nghệ biên tại các thời
điểm (t) và (t+1).
d0t(xt+1,yt+1) là hàm khoảng cách mà điểm sản xuất của năm (t+1) được so sánh
với đường công nghệ biên tại thời điểm (t).
d0t+1(xt,yt) là hàm khoảng cách mà điểm sản xuất của năm t được so sánh với
đường công nghệ biên tại thời điểm (t+1).
Chỉ số Malmquist còn được biểu diễn bằng:
1/2

d t 1 ( x , y )  d t ( x , y )
d t (x , y ) 
M0 (xt+1, yt+1, xt, yt) = 0 t t 1 t 1  t 01 t 1 t 1 x t 01 t t 
d0 ( xt , yt )  d0 ( xt 1 , yt 1 ) d0 ( xt , yt ) 

Trong đó:
d0t 1 ( xt 1 , yt 1 )
là tỷ số hiệu quả kỹ thuật năm (t+1) so với năm t của ngân hàng –
d0t ( xt , yt )

Effch.
1/2

 d0t ( xt 1 , yt 1 )
d0t ( xt , yt ) 
x
 t 1

t 1

 d0 ( xt 1 , yt 1 ) d 0 ( xt , yt ) 

là chỉ số tính toán thay đổi công nghệ năm (t+1) so

với năm t của ngân hàng – Techch.
(effch là thay đổi hiệu quả kỹ thuật; techch là thay đổi tiến bộ công nghệ; pech
là thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần; sech là thay đổi hiệu quả quy mô và tfpch là
thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp).


11

Chỉ số Malmquist bằng tích số của thay đổi hiệu quả kỹ thuật và thay đổi tiến
bộ công nghệ. Hay Tfpch = Effch x Techch.
Theo định nghĩa, hiệu quả kỹ thuật (TE) được hình thành từ hai thành phần –
hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu quả quy mô (SE) nên thay đổi hiệu quả kỹ
thuật bằng thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần nhân thay đổi hiệu quả theo quy
mô.
Hay Effch = Pech x Sech.
Từ đó Tfpch = Pech x Sech x Techch.
Nếu chỉ số Tfpch lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có sự gia tăng năng suất
nhân tố tổng hợp. Tfpch nhỏ hơn 1 cho thấy năng suất nhân tố tổng hợp giảm.
Chỉ số Tfpch bằng 1 cho thấy năng suất nhân tố tổng hợp không có sự thay đổi
so với năm trước đó.
2.3.

Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

thương mại bằng phương pháp bao dữ liệu
Phương pháp bao dữ liệu hiện nay được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước

sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như Chan
(2011), Sufian và Habibullah (2010), Pasiouras và Sifodaskalakis (2010),
Nguyễn Thị Hồng Xuân (2012),…
Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp DEA
Tác giả
Sufian và
Habibullah
(2010)
Pasiouras và
Sifodaskalakis
(2010)

Đầu vào
- Tổng tiền gửi
- Tài sản cố định
- Số lượng lao
động
- Tiền gửi
- Tài sản cố định
- Số lượng lao
động

Đầu ra
- Tổng dư nợ cho vay
- Đầu tư
- Thu nhập ngoài lãi
- Dư nợ cho vay
- Tài sản thanh
khoản và đầu tư


Vấn đề nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng tại
Thái Lan giai đoạn
1999 – 2008.
Hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng Hy
Lạp giai đoạn 2000 –
2005.


12

Hiệu quả hoạt động
của 03 khối ngân hàng
- Chi phí ngoài lãi
Chan (2011)

- Tài sản cố định
- Tổng tiền gửi

thương mại tại Trung
- Tổng dư nợ cho vay

Quốc (khối NHNN,

- Đầu tư

khối ngân hàng tư
nhân và khối ngân

hàng nước ngoài) giai
đoạn năm 2001-2007.

- Chi
Ngo

Dang

Thanh (2010)

Hồng Xuân

- Chi phí lãi và các
khoản tương

Diệu Thảo và
Thị
Quỳnh

- Tổng tài sản

Hiệu quả hoạt động

- Thu nhập lãi và các

của

khoản tương đương
- Thu nhập khác


22 ngân hàng

thương mại Việt Nam
năm 2008.

- Tổng số tiền cho
vay
- Lợi nhuận sau thuế

động

Lê Phan Thị

(2013)

công

- Chi phí hoạt

(2012)

Ngọc

nhân

đương
- Chi
Tổngphí
sốkhác
tiền gửi

- Tài sản cố định

Nguyễn Thị

Nguyễn

phí

Hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng
thương mại Việt Nam
giai đoạn 2008 – 2011.

kinh - Thu nhập từ lãi và

Hiệu quả hoạt động

các khoản tương tự

kinh doanh của các

- Chi phí trả lãi và - Thu nhập khác từ

ngân hàng Việt Nam

- Chi

phí

doanh

các khoản tương

hoạt

tự

doanh

động

kinh

giai đoạn 2008 - 2012

- Chi phí khác
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các bài nghiên cứu


×