Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Mở rộng vốn từ cho học lớp 4 thông qua phân môn luyện từ và câu tại trường tiểu học hồng hóa – minh hóa – quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.94 KB, 68 trang )

Lời Cảm Ơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại
học Quảng Bình, các thầy cô giáo khoa Sư phạm Giáo dục
Tiểu học – Mầm non đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá
trình em học tập tại trường, trang bị cho em những kiến
thức quý báu và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành tốt
khóa luận đại học.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
TS. Nguyễn Thị Nga, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận này.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành
tới Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường Tiểu học
Hồng Hóa – Minh Hóa – Quảng Bình đã tạo điều kiện cho
em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Lê Nữ Như
Quỳnh

I


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận “Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4
thông qua phân môn luyện từ và câu tại trường Tiểu học Hồng Hóa – Minh
Hóa – Quảng Bình” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không sao chép của ai,
dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Nga. Nội dung đề tài khóa luận
có tham khảo và sử dụng tài liệu thông tin được đăng tải trên các web theo danh
mục tài liệu tham khảo của đề tài. Nếu sai tôi xin hoàn chịu trách nhiệm !



Sinh viên
Lê Nữ Như Quỳnh

II


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................I
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... II
MỤC LỤC ......................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ....................................................... V
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 4
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
8. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 5
9. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................. 5
NỘI DUNG ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh tiểu học .............................................. 11
1.1.3. Ý nghĩa của việc dạy và học Mở rộng vốn từ cho học sinh ...................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................. 14
1.2.1. Nội dung chương trình và SGK phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ........... 14

1.2.2. Khảo sát thực trạng việc dạy và học Mở rộng vốn từ thông qua phân môn
Luyện từ và câu lớp 4 tại trường tiểu học Hồng Hóa – Minh Hóa – Quảng Bình
............................................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP MỞ RỘNG VỐN TỪ VỐN TỪ CHO HỌC
SINH LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU ............... 21
III


2.1. Mở rộng vốn từ bằng việc xây dựng hệ thống các bài tập. .......................... 21
2.2. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm ..................................................................... 32
2.3. Mở rộng vốn từ thông qua các trò chơi học tập ........................................... 36
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................... 43
3.1. Những vấn đề chung..................................................................................... 43
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 43
3.1.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thực nghiệm ............................................... 43
3.1.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 43
3.2 Thiết kế giáo án ............................................................................................. 44
3.2.1 Giáo án thực nghiệm .................................................................................. 44
3.2.2 Giáo án đối chứng ...................................................................................... 51
3.3. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59
PHỤ LỤC ..............................................................................................................

IV


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt


Diễn giải

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

MRVT

Mở rộng vốn từ

TV

Tiếng Việt

NXB

Nhà xuất bản


Tr

Trang

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

BT

Bài tập

V


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiểu học là cấp học cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân
cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học trên. Là
những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức
cơ bản cần thiết. Để giúp học sinh có vốn kiến thức đó, nhiệm vụ của môn tiếng
Việt ở tiểu học là trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống tiếng Việt,
chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
Trong đó phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng
và có ý nghĩa to lớn. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn
từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. Rèn cho học

sinh thói quen dùng từ đúng, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao
tiếp, rèn luyện phát triển tư duy.
Đối với học sinh Tiểu học việc mở rộng vốn từ cho các em là rất cần thiết.
Vốn từ của học sinh càng nhiều bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ ngữ càng
lớn, càng chính xác và sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng sâu sắc bấy
nhiêu. Từ đó, các em tích luỹ cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện
để các em học tốt các phân môn khác trong tiếng Việt cũng như các môn học
khác. Đặc biệt là khơi dậy trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự
phong phú của tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực tế việc dạy học ở trường tiểu học hiện nay đã chú trọng “Dạy cho học
sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Việt” để từ đó rèn kĩ năng sử dụng tiếng
Việt trong giao tiếp, thông qua việc rèn 4 kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”. Riêng
đối với “từ”, chương trình đã chú trọng dạy cho học sinh ở tất cả các phân môn
của môn Tiếng Việt, trong đó phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Nhưng chất
lượng của việc mở rộng vốn từ chưa đạt được như mục đích, yêu cầu môn học
đặt ra. Biểu hiện ở khả năng sử dụng cũng như những hiểu biết của học sinh về
tiếng Việt còn hạn chế, vốn từ nghèo nàn, kĩ năng thực hành sử dụng từ còn yếu.
1


Học xong tiểu học nhiều em không có khả năng tạo ra văn bản bình thường hay
trình bày một vấn đề nhỏ mạch lạc.
Xuất phát từ những lí do vừa được trình bày trên đây, tôi chọn đề tài “Mở
rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn Luyện từ và câu tại
trường Tiểu học Hồng Hóa – Minh Hóa – Quảng Bình” với mong muốn đi
sâu nghiên cứu, đề xuất biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh qua phân môn
Luyện từ và câu và góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn
tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng và việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh nói
chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học là một nhiệm vụ hết sức
quan trọng của người giáo viên. Có kho tàng vốn từ vựng phong phú sẽ giúp cho
các em có thể phân loại được các loại từ, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận
dụng các từ được mở rộng trong phân môn luyện từ và câu và các phân môn học
khác. Nhìn thấy được tầm quan trọng của việc dạy mở rộng vốn từ, một số tác
giả đã đề cập vấn đề mở rộng vốn từ trong quá trình nghiên cứu của mình.
Tác giả Lê Phương Nga đã tiến hành “Tìm hiểu vốn từ của học sinh Tiểu
học”. Đây là chương trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã giải quyết hai
nhiệm vụ: làm rõ khả năng khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh tiểu học và xác
định được khả năng sử dụng từ của các em. Tác giả đã đưa ra những con số
thống kê về thực trạng nắm nghĩa của từ và sử dụng từ của học sinh. Từ việc đó
tác giả phân tích rõ các đặc điểm giải nghĩa từ và sử dụng từ của học sinh, đồng
thời thấy được cả những lúng túng của các em khi thực hiện những hoạt động
này.
Tác giả Trịnh Mạnh có bài “Dạy từ ngữ cho học sinh cấp phổ thông”. Tài
liệu này có hai đóng góp quan trọng. Thứ nhất, là xác định được 3 nhiệm vụ cụ
thể của việc dạy từ (chính xác vốn từ, phong phú vốn từ, tích cực hóa vốn từ).
Thứ hai, là tài liệu đã xác định nội dung cụ thể của việc dạy từ, nên dạy cái gì và
2


không dạy cái gì? Ngoài các nhiệm vụ cơ bản mà Trịnh Mạnh đã đề cập, bài viết
“Những điểm mới làm cơ sở cho việc dạy và học môn Tiếng Việt ở Trung học cơ
sở”. (Giáo dục số lục, 1986).
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Mai Liên – mã số 17 đã nghiên cứu về
việc mở rộng vốn từ của học sinh nhưng chỉ dừng lại ở từ láy với đề tài “Khảo
sát khả năng nhận biết, tích lũy và mở rộng vốn từ láy của học sinh Tiểu học”
Luận án của tác giả Lê Hữu Tỉnh đã xây dựng “Hệ thống bài tập rèn luyện
năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh tiểu học”. Luận án đưa ra một hệ thống

bài tập dạy từ cho học sinh tiểu học, với một cái nhìn toàn cục, tổng thể về diện
mạo, của các bài dạy từ ở Tiểu học. Tác giả đã phân tích về ý nghĩa, mục đích,
tác dụng của bài tập, các loại bài tập. Hệ thống bài tập cho phép người sử dụng
lựa chọn từng bài vào điều kiện dạy học cụ thể.
Có thể nói, vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học là một vấn đề
không phải hoàn toàn mới, có rất nhiều tài liệu đã đề cập đầy đủ và sâu sắc mọi
khía cạnh của việc dạy từ cũng như mở rộng vốn từ cho học sinh. Tuy nhiên, các
tài liệu trên chủ yếu đề cập một cách tổng quát về vấn đề dạy học các phân môn
của môn tiếng Việt ở tiểu học và chưa nhấn mạnh vấn đề mở rộng vốn từ cho
học sinh ở phân môn Luyện từ và câu. Vì vậy, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài
“Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn luyện từ và câu tại
trường Tiểu học Hồng Hóa – Minh Hóa – Quảng Bình”. Kết quả nghiên cứu
của các công trình đi trước sẽ định hướng để tôi hoàn thành khóa luận này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 qua phân môn
Luyện từ và câu, nhằm giúp các em có vốn từ phong phú, thuận lợi, dễ dàng hơn
trong viết văn và giao tiếp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng việc mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu
cho học sinh lớp 4 hiện nay.
3


- Đề xuất một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 thông qua
phân môn Luyện từ và câu.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm và tiến hành dạy thử nghiệm. Bước đầu
đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả của đề tài.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh lớp 4.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- 58 học sinh lớp 4 đang theo học tại trường Tiểu học Hồng Hóa - Minh
Hóa - Quảng Bình.
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
- Việc dạy và học mở rộng vốn từ thông qua phân môn Luyện từ và câu lớp
4 tại trường Tiểu học Hồng Hóa – Minh Hóa – Quảng Bình.
6.2. Thời gian nghiên cứu
- Năm học 2017 – 2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được dùng để
đọc các tài liệu có liên quan đến chủ đề tôi xây dựng để chọn lọc, ghi chép,
tổng hợp thành cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp nghiên cứu này
được dùng để khảo sát, phân loại các dạng bài tập, phân loại kết quả học
tập của học sinh.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp nghiên cứu này
được dùng để phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu kết quả điều tra thực
tế.
- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp nghiên cứu này được vận
dụng trong quá trình tổ chức thực nghiệm những dạng bài tập mà đề tài đề
xuất.
4


8. Đóng góp của khóa luận
- Kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu trước đó có liên
quan đến đề tài.
- Đề ra được các biện pháp để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 thông qua

phân môn luyện từ và câu.
- Là tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên trong quá trình dạy và học
phân môn luyện từ và câu lớp 4.
9. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Các biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 thông
qua phân môn Luyện từ và câu.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Khái niệm từ
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ, hiện nay có tới trên 300 định
nghĩa. Với tư cách là định nghĩa sơ bộ, có tính chất giả thiết, tác giả Nguyễn
Thiện Giáp đã định nghĩa từ như sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc
lập về ý nghĩa và hình thức” [5, tr.60 – 61].
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã đưa
ra định nghĩa về từ như sau: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố
định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu
cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong
tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [4, tr.16].
 Đặc điểm từ
a. Đặc điểm ngữ âm

Hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan
hệ và chức năng trong câu. Nói cách khác, hình thức của từ không thay đổi khi
từ ở trong từ điển và khi từ ở trong câu nói.
Ví dụ:
+ Trong từ điển: sách
+ Trong câu nói:
Sách này của tôi.
Không có sách thì không có tri thức.
Vì vậy, nhằm vào hình thức ngữ âm của từ, ta không biết giá trị ngữ pháp
của chúng. Giá trị ngữ pháp của từ được hiện thực hóa, được bộc lộ trong mối
quan hệ giữa nó với các từ khác đứng trước hoặc đứng sau
Bên cạnh đó, do tiếng Việt là ngôn ngữ giàu thanh điệu, cấu tạo ngữ âm của
các âm, các vần lại hết sức phong phú, vì vậy, hình thức ngữ âm của từ tiếng
Việt có khả năng gợi tả, có giá trị biểu hiện rất cao. Trong sáng tạo văn chương,
các nhà văn, nhà thơ rất có ý thức khai thác đặc điểm này về mặt ngữ âm của từ
6


tiếng Việt để tạo ra những câu văn, câu thơ mà hình thức ngữ âm của từ có tác
dụng gợi nghĩa, gợi nội dung rất lớn. Ví dụ:
Đọc hai dòng thơ sau trong Truyện Kiều:
Đoạn trường thay, lúc phân kì,
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.
Ta thấy dường như âm thanh ở đây có một sự tương ứng nào đó với tình
cảm của người trong cuộc. Cái sự khó khăn trong phát âm được lặp lại ở hai cặp
âm tiết trong dòng thơ thứ hai (khấp khểnh, gập ghềnh) có một sự phù hợp nào
đó với cuộc đời đầy gian truân mà nàng Kiều đang bước vào, đang dấn thân.
b. Đặc điểm ngữ pháp
Do bị chi phối bởi những đặc điểm về loại hình (loại hình ngôn ngữ) nên
đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt chủ yếu được biểu hiện ở hai phương diện:

thứ nhất, ở khả năng kết hợp và thứ hai, ở khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ
pháp trong câu, khả năng chi phối các thành tố phụ trong cụm từ
Ví dụ:
Những từ như: máy bay, nhà cửa, sinh viên… có thể kết hợp được (trực
tiếp hoặc gián tiếp) với các từ chỉ số lượng ở vị trí đằng trước và có thể đảm
nhiệm chức vụ làm chủ ngữ trong câu.
Những từ như: bổ, xẻ, vá… có khả năng mang bổ ngữ danh từ chỉ đối
tượng chịu tác động trực tiếp của hoạt động do các động từ biểu thị (ví dụ: bổ
củi, xẻ gỗ, vá áo…).
c. Đặc điểm về tính chất, chức năng
Về tính chất, từ là đơn vị có tính hiển nhiên, sẵn có, là đơn vị lớn nhất
trong hệ thống ngôn ngữ.
Về chức năng, từ là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo câu.
 Phân loại từ
a. Phân loại từ theo đặc điểm cấu tạo
Dựa vào đặc điểm cấu tạo từ, người ta phân chia từ tiếng Việt thành: Từ
đơn và Từ phức
7


b. Phân loại từ theo đặc điểm ngữ nghĩa
Dựa vào số lượng, thành phần nghĩa được biểu thị trong từ, người ta phân
chia từ trong hệ thống thành từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa.
Từ một nghĩa là những từ ứng với một hình thức ngữ âm, là một sự vật,
hiện tượng hay là một khái niệm về một sự vật, hiện tượng đó.
Từ nhiều nghĩa là những từ mà có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng hoặc
có thể biểu thị nhiều khái niệm về sự vật, hiện tượng. Trong mỗi một từ nhiều
nghĩa, bao giờ cũng có một nghĩa gốc và các nghĩa phát sinh. Xét về mặt lịch
sử, các nghĩa phát sinh của từ bao giờ cũng xuất hiện sau nghĩa gốc, chúng được
hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

Dựa vào mối quan hệ của từ trong trường nghĩa, người ta phân chia thành
từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về hình thức ngữ âm nhưng lại phải
có chung nhất một nét nghĩa nào đó.
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về hình thức ngữ âm, đối lập về ý
nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về logic nhưng tương liền với nhau.
c. Phân loại từ theo nguồn gốc
• Từ thuần Việt
Từ thuần Việt là những từ cơ bản, từ gốc của Tiếng Việt. Nó ra đời sớm và
được dân tộc ta sử dụng từ thời thượng cổ đến nay. Nó là cơ sở của hệ thống từ
vựng tiếng Việt. Từ thuần Việt có số lượng lớn và mang tính dân tộc sâu sắc.
Đó là những từ như: cha, mẹ, anh, em, nắng, mưa,...
Quá trình phát triển của lịch sử - xã hội ngôn ngữ, các từ thuần Việt cũng
có những thay đổi, biến đổi nhất định cả về nghĩa, về cách dùng…Trong tiếng
Việt hiện đại, các từ thuần Việt vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng và làm cơ sở
cho sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.
• Từ vay mượn
Từ vay mượn trong tiếng Việt là những từ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ
khác, nhưng “cải tạo” lại để có hình thức ngữ âm, có đặc điểm ngữ pháp phù
8


hợp với hệ thống ngữ âm và ngữ pháp của tiếng Việt. Trong quá trình Việt hóa,
không chỉ có hình thức ngữ âm thay đổi mà nghĩa của từ cũng thay đổi.
Một số ví dụ: tử tế, cường điệu, đài các….(Hán); cà phê, xà phòng, săm,
lốp…(Pháp); mít tinh, căng tin…(Anh); bôn sê vích, Xô viết…(Nga)
d. Phân loại từ theo phạm vi sử dụng
 Từ toàn dân
Là những từ toàn dân dều hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả
những người nói tiếng Việt thuộc các địa phương khác nhau trên toàn lãnh thổ.

Từ toàn dân là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ.
Nó làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ trong một quốc gia.
Ví dụ:
- mưa,nắng, núi, sông, mặt, mũi, chân, tay, nhà, cửa, cuốc, cày…
 Từ địa phương
Từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày, ở một địa
phương nào đó, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Nếu trong tác
phẩm văn chương, tác giả có sử dụng từ địa phương, thì chỉ với ý nghĩa làm rõ
sắc thái địa phương, gắn với một dụng ý nghệ thuật nhất định nào đó.
Ví dụ:
“Gan chi, gan rứa, mẹ nờ
Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai”
(Tố Hữu – Mẹ Suốt)
1.1.1.2. Khái niệm trường nghĩa
Hiểu theo lối “chiết tự” thì trường là một tập hợp các từ, nghĩa là quan hệ
ngữ nghĩa giữa các từ trong tập hợp từ ấy. Trường nghĩa là tập hợp các từ căn cứ
vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ
thống nằm trong hệ thống lớn là từ vựng của một ngôn ngữ.
 Các loại trường nghĩa
a. Trường nghĩa biểu vật

9


Trường nghĩa biểu vật là sự tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi sự
vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Cơ sở để xác lập trường nghĩa biểu vật
là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ.
Ví dụ: Trường nghĩa biểu vật về hoa quả:
Hoa:
- Các loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, hoa sen, hoa huệ, hoa lan…

- Các mức độ thơm: thơm ngát, thơm dịu, thơm lừng, thơm ngào ngạt…
Quả:
- Các mức độ chín: ương, chín, chín cây, chín rộ, chín ép….
b. Trường nghĩa biểu niệm
Tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm lại thì ta được trường
nghĩa biểu niệm. Nói cách khác, trường nghĩa biểu niệm là sự tập hợp các từ có
cấu trúc biểu niệm giống nhau.
Ví dụ: Các từ có chung nét nghĩa chung là dụng cụ lao động cầm tay tạo
thành một trường: cưa, kéo, hái, liềm, dao, rìu, lưới, đục, khoan,…
c. Trường nghĩa tuyến tính
Trường tuyến tính được hình thành nhờ sự tập hợp tất cả các từ cùng xuất
hiện với từ trung tâm theo quan hệ hàng ngang trong cụm từ, trong câu. Để xác
lập trường nghĩa tuyến tính, người ta thường chọn một từ làm gốc (từ trung tâm)
rồi tìm những từ ngữ kết hợp với nó thành một chuỗi tuyến tính.
Ví dụ: Trường nghĩa tuyến tính của từ bàn (danh từ) là: đá, gỗ, sắt; vuông,
tròn, bầu dục; ngắn, dài; học, viết, vẽ, ăn…
d. Trường nghĩa liên tưởng
Khi ta nhắc tới một từ nào đó (từ kích thích), từ ấy gợi ra cho ta hàng loạt
từ khác. Toàn bộ những từ do một từ kích thích gợi ra theo quy luật liên tưởng
tập hợp lại thành một trường liên tưởng.
Ví dụ: Khi nhắc đến từ quê hương, một loạt các từ được gợi ra đồng thời
hoặc kế tiếp: đẹp, nhớ, tình yêu, kỉ niệm, tuổi thơ, cây đa, dòng sông,…
10


1.1.1.3. Khái niệm mở rộng vốn từ
 Như thế nào là vốn từ
Vốn từ là toàn bộ các từ và các đơn vị tương đương từ của ngôn ngữ được
lưu giữ trong trí óc của cá nhân và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động
giao tiếp

Vốn từ có thể có được do quá trình tích luỹ tự nhiên trong cuộc sống hàng
ngày (giao tiếp với mọi người, tự đọc sách vở, v.v...), tức là từ được hình thành
bằng con đường vô thức và cũng có thể do con người ta tích luỹ một cách có ý
thức (học từ với sự trợ giúp của người hướng dẫn, qua sách vở, tài liệu một cách
có kế hoạch, có hệ thống).
Ví dụ: Từ khi đến độ tuổi bô be tập nói thì trẻ đã học được từ mọi người
xung quanh(ông bà, bố mẹ, anh chị,...) những ngôn ngữ thường ngày trẻ thường
được nghe. Trẻ dần ghi nhớ trong đầu và hiểu được những từ đó được sử dụng
khi nào. Đến độ tuổi đi học, trẻ được tiếp xúc với môi trường mới, đối tượng
mới thì sẽ tích lũy được nhiều vốn từ vựng mới đa dạng, phong phú hơn.
 "Mở rộng vốn từ" là gì?
Mở rộng vốn từ chính là việc tích lũy thêm nhiều, làm tăng lên và đa dạng
hóa số lượng vốn từ vựng sẵn có của mỗi cá nhân. Vốn từ là luôn biến động và
phát triển theo độ tuổi, môi trường sống và những hoạt động của cá nhân. Do
vậy, việc mở rộng vốn từ là cả một quá trình tích lũy liên tục.
1.1.2. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh tiểu học
Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu học là
một thực thể hồn nhiên, ngây thơ, và trong sáng. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là
thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lí, tâm lí, xã hội. Các em
đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học
sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân
trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia
đình, nhà trường và xã hội.

11


a. Tri giác
Học sinh bậc tiểu học tri giác mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang
tính không chủ động. Các em khó phân biệt chính xác sự giống nhau hay khác

nhau giữa các sự vật. Tri giác của học sinh tiểu học phát triển trong quá trình
học tập. Sự phát triển này diễn ra theo hướng ngày càng chính xác hơn, đầy đủ
hơn, phân hóa rõ ràng hơn, có chọn lọc hơn. Vì vậy học sinh các lớp cuối tiểu
học (lớp 4, 5) đã biết tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, biết phân biệt
sắc thái của các chi tiết để đi đến phân tích tổng hợp và tìm ra mối liên hệ giữa
chúng.
b. Trí nhớ
Ở học sinh tiểu học cả ghi nhớ có chủ định và không có chủ định đều đang
phát triển. Học sinh lớp 1, lớp 2 ghi nhớ không chủ định vẫn giữ vai trò quan
trọng. Ở những lớp học này các em thường ghi nhớ một cách máy móc. Do vậy,
để tránh cho các em không học vẹt, các thầy cô giáo cần hướng dẫn cho các em
biết ghi nhớ có ý nghĩa. Ở cuối bậc tiểu học, học sinh phát triển mạnh ghi nhớ có
chủ định.
c. Tưởng tượng
Tưởng tượng của các em học sinh tiểu học đã phát triển và phong phú hơn
nhiều so với trẻ em mẫu giáo. Đây là tuổi thơ mộng giàu tình cảm. Tuy nhiên
tưởng tượng của các em vẫn còn tản mạn, ít có tổ chức. Tưởng tượng được hình
thành và phát triển trong hoạt động học tập và các hoạt động khác cuả các em.
Khuynh hướng chủ yếu trong sự phát triển của học sinh tiểu học được hoàn
thiện gắn liền với những hình tượng đã được tri giác trước và tạo ra những hình
tượng phù hợp với điều mô tả, hình vẽ, sơ đồ…. Trẻ càng lớn thì các yếu tố, chi
tiết thừa trong hình ảnh càng giảm và hình ảnh cũng được gọt giũa hơn, tinh
giản hơn, nên mạch lạc hơn và sát thực hơn.

12


d. Tư duy
Tư duy của học sinh tiểu học là sự chuyển từ tính trực quan, cụ thể sang
tính trừu tượng, khái quát. Sự vận dụng các thao tác tư duy để hình thành khái

niệm thường trải qua ba mức độ.
Một là chủ yếu dựa vào các dấu hiệu trực quan, bề ngoài, dễ thấy hay các
dấu hiệu dễ gây cảm xúc đó là dấu hiệu không bản chất.
Hai là dựa trên dấu hiệu bản chất nhưng là dấu hiệu dễ thấy, song vẫn còn
lẫn lộn giữa dấu hiệu bản chất và dấu hiệu không bản chất, các dấu hiệu đó vẫn
gắn với những hình ảnh trực quan , với những biểu tượng cụ thể.
Ba là các em biết tách dấu hiệu bản chất khỏi dấu hiệu không bản chất,
nhưng phải dựa vào sự vật cụ thể, trực quan, mặt khác dấu các dấu hiệu bản chất
nêu ra vẫn chưa dầy đủ. Năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa đang phát
triển nhưng chưa đầy đủ, còn phải dựa vào những sự vật cụ thể, những tài liệu
trực quan. Các em chưa thể tự mình suy luận một cách logic và thường dựa vào
những mối liên hệ ngẫu nhiên của sự vật và hiện tượng.
e. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và
từ vựng. Vốn từ của các em tăng lên một cách đáng kể do được học nhiều môn
và phạm vi tiếp xúc được mở rộng. Khả năng hiểu nghĩa của từ cũng phát triển.
Tuy nhiên, trẻ thường hiểu nghĩa của từ gắn với nội dung cụ thể của bài khóa.
Khi đi học, trẻ đã nắm được hình thức mới của hoạt động ngôn ngữ đó là ngôn
ngữ viết. Các em đã nắm được một số quy tắc ngữ pháp cơ bản nhưng việc vận
dụng vào ngôn ngữ nói và viết chưa thuần thục nên còn phạm nhiều lỗi, nhất là
khi viết.
1.1.3. Ý nghĩa của việc dạy và học Mở rộng vốn từ cho học sinh
Dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học là một nhiệm vụ hết sức
quan trọng của người giáo viên.
Nhiệm vụ học tập, nhu cầu hiểu biết khám phá thế giới, nhu cầu giao tiếp,
buộc học sinh phải tăng cường vốn từ. Có kho tàng vốn từ vựng phong phú sẽ
13


giúp cho các em có thể phân loại được các loại từ, cách dùng từ, đặt câu có ý

nghĩa, vận dụng các từ được mở rộng trong phân môn luyện từ và câu và các
phân môn học khác.
Một đứa trẻ có vốn từ phong phú sẽ dễ dàng hơn, tự tin hơn trong giao tiếp
và tiếp thu bài giảng, tiếp thu nội dung của sách. Với vốn từ phong phú, trẻ chủ
động trong việc lựa chọn và sử dụng từ. Ngược lại, nếu vốn từ nghèo nàn, các
em sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, lâu dần sinh ra mặc cảm, ngại nói chuyện,
thiếu cởi mở ảnh hưởng đến việc học tập.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung chương trình và SGK phân môn Luyện từ và câu lớp 4
 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
Vị trí phân môn Luyện từ và câu
Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là
đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thực hiện chức năng
giao tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan
trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học. Việc dạy Luyện từ và câu nhằm
mở rộng, hệ thống hóa, làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học
sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt
câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời
giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của người khác. Luyện từ và câu
có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn
ngữ và trí tuệ của các em.
Nhiệm vụ phân môn Luyện từ và câu
- Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của
các em
- Cung cấp một số kiến thức về từ và câu
- Rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
 Nội dung chương trình
Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết.
14



+ Học kỳ I: 32 tiết
+ Học kỳ II: 30 tiết
Bao gồm các nội dung sau:
* Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm (19 tiết)
+ Học kỳ I: 9 tiết
Nhân hậu – Đoàn kết( tuần 2,3)
Trung thực – Tự trọng ( tuần 5,6)
Ước mơ ( tuần 9)
Ýchí – Nghị lực( tuần 12,13)
Đồ chơi – Trò chơi ( tuần 15;16)
+ Học kỳ II: 10 tiết
Tài năng ( tuần 19)
Sức khoẻ ( tuần 20)
Cái đẹp ( tuần22, 23)
Dũng cảm ( tuần 25, 26)
Du lịch – Thám hiểm ( tuần 29,30)
Lạc quan – Yêu đời ( tuần 33,34)
- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá thông qua các bài tập. Tìm từ
ngữ theo chủ điểm. Tìm hiểu nắm nghĩa của từ; Phân loại từ ngữ; Tìm hiểu
nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; Luyện sử dụng từ ngữ.
* Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng và từ (5 tiết)
- Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ
+ Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết
+ Từ đơn và từ phức tuần 3: 1 tiết
+ Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết
- Các dạng bài tập : Nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng, từ; Phân loại
từ theo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ.
* Từ loại (9 tiết)
- Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của tiếng Việt .

15


+ Danh từ (tuần 5,6,7,8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng)
+ Động từ(tuần 9 và 11: 2 tiết)
+ Tính từ (tuần 11 và 12: 2 tiết)
- Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm
và phân loại từ theo từ loại; Luyện sử dụng từ.
* Câu (26 tiết)
- Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng, và cách sử dụng
các kiểu câu:
+ Câu hỏi: tuần 13,14,15 (4 tiết).
+ Câu kể: tuần 16,17,19,20,21,22,24,25,26 (12 tiết bao gồm các kiểu câu:
ai làm gì; ai thế nào; ai là gì?)
+ Câu khiến : tuần 27,29 (3 tiết)
+ Câu cảm : tuần 30 (1 tiết)
+ Thêm trạng ngữ cho câu: tuần 31,32,33,34 (6 tiết )
- Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; Phân tích cấu tạo câu; Đặt câu
theo mẫu nhằm thực hiện các mục đích cho trước; Lựa chọn kiểu câu để đảm
bảo lịch sự trong giao tiếp; Luyện sử câu trong các tình huống khác nhau;
Luyện mở rộng câu.
* Dấu câu (3 tiết)
- Ôn luyện kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng một số dấu câu:
+ Dấu hai chấm ( tuần 2: 1 tiết )
+ Dấu ngoặc kép ( tuần 8: 1 tiết )
+ Dấu chấm hỏi( tuần 13 học cùng câu hỏi)
+ Dấu gạch ngang ( tuần 13: 1 tiết )
- Các dạng bài tập: Tìm công cụ của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu ( đặt
dấu câu vào chỗ thích hợp, tập viết câu , đoạn có sử dụng dấu câu).
 Cấu trúc phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa

* Cấu trúc kiểu bài lí thuyết gồm 3 phần
Nhận xét

16


- Cung cấp ngữ liệu: thường là những câu thơ, câu văn, đoạn văn, đoạn thơ
có chứa các hiện tượng ngôn ngữ cần tìm hiểu.
- Cung cấp hệ thống câu hỏi gợi ý để HS tìm ra các đặc điểm có tính chất
quy luật của hiện tượng được khảo sát.
Ghi nhớ
- Là nội dung kiến thức và quy tắc sử dụng từ và câu được rút ra sau phần
nhận xét để yêu cầu HS ghi nhớ. Ghi nhớ được đóng khung trong SGK.
Luyện tập
- Gồm hệ thống bài tập nhằm củng cố và vận dụng các kiến thức đã học
vào những tình huống mới. Có 2 loại bài tập ở phần luyện tập là bài tập nhận
diện và bài tập vận dụng.
* Cấu trúc kiểu bài thực hành gồm
- Tên bài
- Các bài tập từ 3 - 5 bài có mối quan hệ chắt chẽ với nhau.
1.2.2. Khảo sát thực trạng việc dạy và học Mở rộng vốn từ thông qua
phân môn Luyện từ và câu lớp 4 tại trường tiểu học Hồng Hóa – Minh Hóa –
Quảng Bình
Để đưa ra được những kết luận khách quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu
khóa luận, tôi đã tiến hành điều tra thực tế việc dạy và học MRVT thông qua
phân môn Luyện từ và câu lớp 4 tại trường tiểu học Hồng Hóa – Minh Hóa –
Quảng Bình.
 Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học MRVT thông qua phân môn Luyện từ
và câu lớp 4 tại trường tiểu học Hồng Hóa – Minh Hóa – Quảng Bình. Từ đó đề

ra được những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
 Nội dung khảo sát
Tôi đã tiến hành điều tra, tìm hiểu thông tin qua các thầy cô giáo và sử
dụng câu hỏi, phiếu điều tra để thu thập ý kiến từ 58 học sinh khối 4 đang theo
học tại trường tiểu học Hồng Hóa – Minh Hóa – Quảng Bình.
 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiến
Trong đề tài này, tôi đã sử dụng:

17


- Phương pháp điều trả bằng anket: Sử dụng câu hỏi, phiếu điều tra để thu
thập ý kiến từ học sinh và giáo viên.
- Phương pháp đàm thoại: Đây là phương pháp thu thập, phân tích những
phản ứng bằng lời của giáo viên và học sinh trong các cuộc trò chuyện.
 Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Xử lý thông tin thu được từ các phương pháp trên
 Kết quả thu được từ phiếu điều tra
Lớp 4A(30)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8

Lớp 4B(28)


A

B

C

A

B

C

7

15

8

6

16

6

(23,3%)

(50%)

(26,7%)


(21,4)

(57,2%)

(21,4%)

12

8

10

9

7

12

(40%)

(26,7)

(33,3%)

(32,1%)

(25%)

(42,9%)


7

11

12

8

12

8

(23,3%)

(36,7%)

(40%)

(28,6%)

(42,8%)

(28,6%)

2

26

2


3

24

1

(6,7%)

(86,7%)

(6,7%)

(10,7%)

(85,8%)

(3,5%)

3

26

1

4

22

2


(10%)

(86,7%)

(3,3%)

(14,3%)

(78,6%)

(7,1%)

4

22

4

2

20

6

(13,3%)

(73,4%)

(13,3%)


(7,1%)

(7,5%)

(7,1%)

3

23

4

2

24

2

(10%)

(76,7%)

(13,3%)

(7,1%)

(85,8%)

(7,1%)


4

21

5

2

25

1

(13,3%)

(70%)

(16,7%)

(7,1%)

(89,4%)

(3,5%)

Từ kết quả điều tra khảo sát, tôi đã đưa ra được kết luận như sau:
Về phía học sinh

18



Ở lớp 4, các em đã được biết nhiều phương pháp dạy học, quen thuộc với
phân môn Luyện từ và câu. Hơn nữa, các em lại được học 2 tiết một tuần nên có
nhiều thuận lợi khi học phân môn này hơn những em học sinh lớp dưới,
Từ thực tế tìm hiểu và kết quả khảo sát thu được, tôi nhận thấy: Hầu hết
học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn Luyện từ
và câu. Cụ thể là lớp 4A có 21HS(chiếm 70%) và lớp 4B có 25HS(chiếm
89,4%) lựa chọn phương án B câu 8 trong phiếu phỏng vấn (môn Luyện từ và
câu không quan trọng). Vậy nên các em ít có hứng thú học tập, không yêu thích
môn học. Lớp 4A có 23HS( chiếm 76,7%) và lớp 4B có 24HS( chiếm 85,8%)
lựa chọn phương án B câu 7 trong phiếu phỏng vấn (không yêu thích môn học
Luyện từ và câu). Khi học Luyện từ và câu, phần lớn học sinh học thụ động: khi
giáo viên đưa ra bài tập, các em chỉ làm cho xong hoặc đợi cô giáo chữa bài
hoặc chép kết quả từ bạn. Vì vậy, năng lực từ ngữ ở các em còn nhiều hạn chế.
Về phía giáo viên
Qua khảo sát tôi nhận thấy: 100% giáo viên có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ đạt chuẩn, thường xuyên được tham gia tập huấn về đổi mới trong
dạy và học. 100% giáo viên chuẩn bị bài giảng đầy đủ trước khi lên lớp với nội
dung theo sự hướng dẫn của sách thiết kế để đảm bảo nội dung chương trình.
Đáp ứng nhu cầu của thời đại mới, các giáo viên cũng đã trau dồi cho mình
những kiến thức và kĩ năng cần thiết về công nghệ thông tin (bài giảng điện tử)
để mang đến cho các em học sinh những tiết học thú vị nhất, đặc biệt là với
phân môn Luyện từ và câu.
Song bên cạnh đó cũng có không ít các giáo viên chỉ soạn bài dựa vào tài
liệu thiết kế dẫn đến các giáo án giống nhau. Một số giáo viên còn chưa quan
tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh, giúp học sinh làm
giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt. Hình thức tổ chức dạy học của một
số giáo viên còn đơn điệu, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh.

19



***
Qua việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh lớp 4 tôi
biết được khả năng tự mở rộng vốn từ cũng như vốn từ hiện có của các em ở
mức độ nào. Cùng với đó việc nghiên cứu sâu chương trình học phân môn
Luyện từ và câu lớp 4, khảo sát thực trạng dạy và học MRVT của học sinh lớp
4 tại trường tiểu học Hồng Hóa – Minh Hóa – Quảng Bình đã giúp tôi có được
những cơ sở trong việc đề xuất các biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh
được phù hợp và hiệu quả.
Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn tìm hiểu, nghiên cứu được, cũng
như nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu
học nên tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu “Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4
thông qua phân môn Luyện từ và câu tại trường Tiểu học Hồng Hóa – Minh
Hóa – Quảng Bình” để tìm ra những biện pháp hữu hiệu góp phần tích cực vào
việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng và việc
phát triển ngôn ngữ cho học sinh nói chung.

20


×