Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn thường thức mỹ thuật ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô giáo Trường Đại học
Quảng Bình, thầy cô trong khoa Âm nhạc – Mĩ thuật và thầy cô trong bộ môn
phương pháp dạy học Mĩ thuật đã giúp tôi trong quá trình học tập tại trường
và tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô và học sinh trường Tiểu
học Số 2 Bắc Lý đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Trần
Công Thoan đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu hoàn thành khóa luận này.
Khóa luận không thể tránh khỏi những sự thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài khóa luận của tôi được
hoàn thiện.

1


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài được tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát
huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với
sự cố gắng nổ lực của bản thân.
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ công
trình nghiên cứu nào khác đã được công bố.
Quảng Bình, tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Hiền

2


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 2
MỤC LỤC ........................................................................................................ 3
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ 6
PHẦN A: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9
3.1 Mục đích nghiên cứu................................................................................... 9
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 9
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 10
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 10
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
7. Đóng góp mới của đề tài: ............................................................................ 10
8. Thời gian nghiên cứu: ................................................................................. 11
9. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 12
10. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................... 12
PHẦN B .......................................................................................................... 13
NỘI DUNG .................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA
VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN THƯỜNG
THỨC MĨ THUẬT ....................................................................................... 13
1.1. Cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn thường
thức mĩ thuật.................................................................................................... 13
1.1.1.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ........................................... 13

3


1.1.2. Vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn TTMT ở Tiểu học

........................................................................................................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 16
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT .................................................................... 19
2.1. Giáo án điện tử trong dạy học phân môn TTMT ..................................... 19
2.2. Phần mềm thiết kế giáo án điện tử phục vụ quá trình dạy học ................ 20
Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng để dạy phân môn TTMT, nhưng
được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là phần mềm PowerPoint của Microsoft...... 20
2.2.1. Giới thiệu sơ về sản phẩm PowerPoint: ................................................ 20
2.2.2. Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử: ..... 21
2.2.3. Những phần mềm bổ trợ ....................................................................... 21
2.2.3.1. Phần mềm CorelDraw ........................................................................ 21
2.2.3.2. Phần mềm Paint.Net ........................................................................... 22
2.2.3.3. Phần mềm Violet:............................................................................... 22
2.2.4. Những điều cần biết khi thiết kế giáo án điện tử .................................. 23
2.3. Quy trình soạn giáo án điện tử bằng Powerpoint..................................... 25
2.4. Thiết kế giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoint ............................... 28
2.4.1. Soạn văn bản bài dạy trên trình word ................................................... 29
2.4.2. Chuyển các phần văn bản vào các slide ................................................ 30
2.4.3. Tạo nền các slide ................................................................................... 30
2.4.4. Cách chèn một đoạn video vào slide..................................................... 31
2.4.5. Chèn âm thanh, audio, nhạc vào slide................................................... 31
2.4.6. Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trong mỗi slide .................................. 31
2.4.7. Tạo hiệu ứng chuyển slide .................................................................... 32
2.4.8. Kiểm tra kết quả .................................................................................... 32
2.5. Vai trò của PowerPoint trong GAĐT để dạy phân môn TTMT .............. 32
4


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM ...................................... 34

3.1. Đề xuất giải pháp ..................................................................................... 34
3.1.1.Ứng dụng minh họa................................................................................ 34
3.1.2. Ứng dụng vào hoạt động trò chơi trong tiết học ................................... 35
3.2. Thực nghiệm ............................................................................................ 36
3.2.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 36
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 36
3.2.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................ 36
3.2.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm .................................................... 36
3.2.5. Giáo án và phiếu kiểm tra ..................................................................... 38
3.2.6. Tiến hành dạy thực nghiệm ................................................................... 40
3.2.7. Tổ chức kiểm tra và chấm bài ............................................................... 40
3.2.8. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................. 40
3.2.9. Nhận xét kết quả thực nghiệm .............................................................. 43
PHẦN C: KẾT LUẬN .................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 48
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 79

5


DANH MỤC VIẾT TẮT

CNTT

Công nghệ thông tin

PM

Phần mềm


PMDH

Phần mềm dạy học

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

TTMT

Thường thức mĩ thuật

6


PHẦN A
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sang thế kỉ XXI, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin
(CNTT) có tác động to lớn tới hệ thống giáo dục-đào tạo của mỗi quốc gia.
Trong chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 của ngành Giáo
dục, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học
2017 - 2018 như sau: “Triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên

cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số
117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ)” [8]. Một trong
những ứng dụng CNTT quan trọng đó là phần mềm dạy học. Phần mềm dạy
học là một phương tiện dạy học ở cấp độ cao hơn so với các phương tiện dạy
học trực quan khác, nó tạo điều kiện để thực hiện những đổi mới căn bản về
nội dung, phương pháp dạy học nhằm hình thành ở học sinh các năng lực làm
việc, học tập và thích ứng được với môi trường xã hội hiện đại. Như vậy, việc
sử dụng PM làm phương tiện dạy học là một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc
dạy và học nhằm góp phần rèn luyện cho HS kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ
năng giao tiếp, độc lập giải quyết các vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông
tin.
Hiện nay, việc áp dụng phần mềm vào dạy học đã được các nước tiên
tiến trên thế giới áp dụng từ rất lâu. Song Việt Nam cũng đã áp dụng ở những
năm gần đây, nhưng mới chỉ dừng lại ở các trường Đại học, cấp III, và một số
trường cấp I, cấp II ở thành phố và bước đầu đã đặt chân về tới nông thôn. Lý
giải về vấn đề này, các chuyên gia của Hiệp hội nghe nhìn Quốc tế cho biết
7


nguyên nhân chủ yếu là muốn nâng cao chất lượng dạy học phải tận dụng tối
đa hiệu quả chức năng thị giác và thính giác. Họ đã nghiên cứu tại nhiều lớp
học ở các nước Châu Âu và cho biết: nếu chỉ nghe, học sinh chỉ tiếp nhận và
lưu giữ được 10 – 13% nội dung thông tin; từ 20 – 40% nếu chỉ nhìn; nhưng
sẽ đạt tới 60 – 80% nếu kết hợp hai chức năng trên [11]. Ngoài ra nếu các em
biết kết hợp giữa nghe, nhìn, và thảo luận, trao đổi với giáo viên thì hiệu quả
học tập sẽ cao hơn rất nhiều. Vậy để giúp HS có thể hiểu và tiếp thu bài học
một cách hiệu quả thì nhất thiết phải có sự hỗ trợ của các TB hiện đại, PM,
máy tính,… GV sẽ dễ dàng làm cho bài dạy trở nên sinh động, thú vị, bằng
việc đưa vào đó những âm thanh, hình ảnh, màu sắc, hiệu ứng phù hợp với

ND kiến thức. Từ đó HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức một cách trực quan, sinh
động.
Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay vấn đề phát triển rộng rãi ứng dụng
CNTT trong nhiều môn học, trong mọi trường, mọi cấp học và mọi ngành học
là một vấn đề cấp thiết. Nhưng tại trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – Đồng Hới –
Quảng Bình việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và đặc biệt là
trong dạy học phân môn TTMT còn hạn chế. Bởi đối với phân môn này có
một số GV rất ngại khi giảng dạy vì HS thiếu tập trung khi nghe giảng và
phân tích về mĩ thuật. Đây là một vấn đề trở ngại không nhỏ đối với
PMTTMT. Vì vậy để truyền đạt kiến thức như thế nào tới học sinh mà vẫn
đảm bảo tính vừa sức, đạt mục tiêu của bài học? Làm sao để HS hứng thú với
tiết học TTMT? Làm thế nào để HS không cảm thấy tiết học khô khan và
nhàm chán? Đó chính là ứng dụng CNTT vào dạy học với những bản trình
diễn GAĐT thật sinh động, thu hút sự chú ý của HS.
Chính vì lý do trên, tôi chọn đề tài: “Ứng dụng CNTT vào dạy
học phân môn thường thức mỹ thuật ở Tiểu học” để làm khóa luận tốt
nghiệp.
8


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- “Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu
học” của tác giả Chu Vĩnh Quyên đã giới thiệu khá chi tiết về phương tiện
dạy học hiện đại, cách sử dụng máy tính, máy chiếu trong giờ dạy. Bên cạnh
đó, tác giả còn đề cập đến quy trình thiết kế chung của một giáo án điện tử để
người GV có thể áp dụng trong việc thiết kế cho từng môn học cụ thể.
- “Phương tiện kĩ thuật và ứng dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu học”
của tác giả Trịnh Đình Thắng được biên soạn với mục đích trang bị và nâng
cao kiến thức, kỹ năng phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng CNTT trong
dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học, phục vụ cho giờ

dạy của GV đạt hiệu quả cao.
- “Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật”, Dự án phát triển GV
Tiểu học giúp GV nắm bắt được chương trình, nội dung, phương pháp của
môn học từ đó sẽ có những phương pháp dạy học phù hợp để đạt hiệu quả
cao.
- Ngoài ra, các tài liệu trên Internet còn cung cấp cho người GV
nhiều kiến thức về tin học khác, giúp GV hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, áp
dụng trong giảng dạy phân môn thường thức mĩ thuật và nhiều môn học khác
một cách linh hoạt, sáng tạo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này, tôi mong CNTT sẽ đến gần hơn với HS, giúp
học sinh hứng thú và tập trung khi học phân môn TTMT. Và việc ứng dụng
CNTT vào dạy học sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao
hiệu quả dạy học hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
9


- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
- Tìm hiểu về ứng dụng CNTT vào phân môn TTMT ở Tiểu học
- Đề xuất một số bài giáo án điện tử và giải pháp để ứng dụng
CNTT trong dạy học phân môn TTMT ở Tiểu học một cách có hiệu quả.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu một số phần mềm phù hợp dạy học phân môn
TTMT ở Tiểu học. Và bài giáo án điện tử cùng một số giải pháp ứng dụng
CNTT vào dạy học phân môn TTMT ở Tiểu học.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: học sinh và giáo viên trường Tiểu học số 2 Bắc
Lý, Đồng Hới, Quảng Bình.

- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các phần mềm dạy học phân môn
TTMT ở Tiểu học và ứng dụng chúng vào dạy học các nội dung trong chương
trình phân môn TTMT ở Tiểu học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm phương pháp lý thuyết:
+ Đọc các tài liệu, nghiên cứu các phần mềm thiết kế bài dạy,
đọc SGK, SGV, các loại sách tham khảo… có liên quan đến nội dung đề tài.
+ Tìm và chọn lọc các thông tin có liên quan đến nội dung đề tài.
- Nhóm phương pháp thực tiễn:
+Thực tiễn soạn giáo án có ứng dụng CNTT.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu, kiểm nghiệm trên 2 đối tượng:
Tiết dạy có ứng dụng CNTT và tiết dạy không có ứng dụng CNTT. Từ
đó rút ra kết luận.
+ Phương pháp chuyên gia (thu thập ý kiến kiến của các chuyên gia)
7. Đóng góp mới của đề tài:
10


Ứng dụng CNTT là một vấn đề không còn quá xa lạ trong dạy học nói
chung và dạy học Tiểu học nói riêng. Các vấn đề lí luận về CNTT đã được
nhiều nhà sư phạm trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm, nghiên cứu.
Với sự đa dạng của hình thức ứng dụng cũng như những ý nghĩa, tác dụng mà
CNTT đem lại.
Tuy đã có được sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu của các nhà tâm lí học,
các nhà biên soạn sách nhưng việc ứng dụng CNTT mới chỉ dừng lại ở lí
thuyết, vẫn còn nhiều hạn chế. Nội dung, hình thức bài dạy chưa phong phú,
phần soạn bài chuẩn bị còn sơ sài. Điều đó dẫn đến kết quả mong muốn đạt
được thông qua bài dạy không cao. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp
nâng cao hiệu quả vận dụng CNTT trong dạy học phân môn TTMT ở Tiểu

học có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn. Đóng góp của đề tài
là đưa ra các phần mềm tối ưu và thích hợp nhất hiện nay để áp dụng trong
dạy học phân môn TTMT ở Tiểu học đồng thời đưa ra các giải pháp ứng dụng
CNTT trong dạy TTMT, và tổ chức bài dạy phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
trong dạy học TTMT ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý, Đồng Hới, Quảng Bình.
8. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. Đề tài này đi vào nghiên
cứu tổng kết những giải pháp ứng dụng CNTT trong phân môn TTMT ở Tiểu
học.
Cụ thể:
- Tháng 9/2017: Chuẩn bị đối tượng, nội dung nghiên cứu.
- Tháng 10/2017: Nghiên cứu lí luận.
- Tháng 11/2017: Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy học có ứng dụng
CNTT trong phân môn TTMT ở Tiểu học.
- Tháng 12/2017: Đề xuất một số giải pháp ứng dụng CNTT vào
dạy học phân môn TTMT ở Tiểu học.
11


- Tháng 1,2,3/2018: Triển khai các giải pháp đề xuất thực nghiệm vào
việc ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn TTMT ở Tiểu học.
- Tháng 4/2018: Tổng hợp kết quả rút kinh nghiệm sau thực nghiệm và
hoàn thiện báo cáo đề tài.
9. Giả thuyết khoa học
Nếu ứng dụng tốt Công nghệ thông tin vào dạy học phân môn TTMT ở
Tiểu học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.Từ
đó nâng cao chất lượng dạy học.
10. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, phần kết luận và phần nội dung có ba chương
như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng CNTT
vào dạy học phân môn TTMT.
Chương 2: Ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn TTMT ở Tiểu
học.
Chương 3: Giải pháp và thực nghiệm

12


PHẦN B
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG
DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC
MĨ THUẬT
1.1. Cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn
thường thức mĩ thuật
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Hiện nay, một trong những hướng đổi mới được nhiều nước chú ý là
tích cực hóa, cá thể hóa, coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy
học. Trong đó giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều
kiện cho học sinh. Học sinh là trung tâm của giờ dạy, là người chủ động, tích
cực và sang tạo, từ đó học sinh học thêm được nhiều kiến thức và kĩ năng. Tư
tưởng coi HS là trung tâm không phải là đề cao hứng thú hay sở thích cá nhân
của HS, biến giờ học thành những cuộc thao diễn hay chạy theo hứng thú của
HS mà là khuynh hướng tiến bộ, lành mạnh nhằm giải phóng năng lực sáng
tạo của cá nhân HS. Việc đổi mới PPDH thiết thực sẽ góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục, tạo điều kiện để cá thể hóa dạy học và khuyến khích dạy học,
phát hiện những kiến thức của bài học. Làm như vậy sẽ phát triển được năng
lực và sở trường của từng HS, rèn luyện HS trở thành những người sáng tạo.

Đổi mới PPDH nằm trong nguồn mạch chung của cuộc vận động
đổi mới do Đảng đề ra: Mục tiêu của đổi mới nhằm đưa ra yêu cầu đào tạo
cho phù hợp với sự phát triển đi lên cho nên đòi hỏi mọi lĩnh vực phải đổi
mới để phù hợp và thích ứng. Nghị quyết 29NQ/TW Hội nghị trung ương 8
khóa XI ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ:
13


“Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học công, nghệ, phù hợp với quy luật
khách quan”[10]. Vì vậy, các trường học đều đã, đang và sẽ ứng dụng
CNTT vào công tác quản lý và đào tạo. Hòa với công cuộc đổi mới mạnh mẽ
về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, phân môn TTMT
cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các
PPDH có sự hỗ trợ của CNTT nhằm tích cực hóa các hoạt động của HS, phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức.
1.1.2. Vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn TTMT ở Tiểu học
CNTT là một trong những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng
khoa học - kĩ thuật hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục và đào
tạo, các hoạt động chính trị xã hội khác. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo. CNTT được sử dụng vào tất cả các môn học. Hiệu quả rõ nhất là chất
lượng dạy học phát triển lên cả về lý thuyết lẫn thực hành.Vì thế, nó là một
chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa
ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI và dự đoán
sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh
hưởng của CNTT. Như vậy, CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào
tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học, đang tạo ra một sự thay
đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo
dục đã có sự thực hiện được các tiêu chí mới: học mọi nơi, học mọi lúc, học

suốt đời. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của đảng, chính phủ, bộ giáo dục
và đào tạo đã thể hiện rõ: Đảng và nhà nước rất coi trọng yêu cầu đổi
mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại là điều hết sức
cần thiết. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng
học tập. Tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không chỉ
14


đơn thuần là thầy giảng - trò chép như hiện nay, HS được khuyến khích và tạo
điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự
học. Trong các tiết học, HS sẽ thấy hứng thú hơn nếu thầy cô biết cách đầu
tư khi tích hợp các hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng cùng với bài dạy của mình.
Tác dụng của CNTT trong dạy học ở bậc tiểu học: Bước đầu giúp
HS làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận
của máy tính, một số thuật ngữ dùng, rèn luyện một số kĩ năng sử dụng máy
tính… Hình thành một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao
động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành năng lực và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành và phát triển năng lực tổ chức và xử lý thông
tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập,
lao động của xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính, các sản phẩm tin học.
+ Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội. Đặc biệt, khi
HS học các phần mềm.
+ Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ
giữa các bài, vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho HS óc tư duy sáng
tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp HS thư giãn
sau những giờ học căng thẳng ở lớp.
Phân môn TTMT là phân môn chủ yếu mang tính giáo dục thẩm mĩ, tạo

điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thường thức cái đẹp của thiên
nhiên, của tác phẩm mĩ thuật. Qua đó các em vận dụng hiểu biết về cái đẹp
vào cuộc sống thường ngày để có thêm tình yêu quê hương đất nước. Vì vậy
khi dạy học phân môn TTMT GV cần sử dụng đồ dùng dạy học, tranh dạy
học có tính thẩm mĩ cao để HS chú ý vào bài học. Nhờ chức năng có thể tạo,
15


lưu trữ và hiển thị lại khối lượng thông tin vô cùng lớn dưới dạng văn bản,
hình ảnh, âm thanh nên ứng dụng CNTT được sử dụng để hỗ trợ việc minh
họa các hiện tượng, quá trình nội dung, kiến thức cần cho HS. Bản thân từng
PPDH sẽ không có ý nghĩa nếu nó không được vận dụng một cách đúng lúc,
đúng chỗ và đúng mức. CNTT góp phần thực hiện phương châm dạy học:
“Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những gì tôi
làm, tôi sẽ hiểu” [Khổng Tử (551-479 TCN)]. Có nghĩa là, trong giờ học
TTMT nếu GV biết kết hợp linh hoạt các phương pháp vừa thuyết trình vừa
sử dụng các đồ dùng trực quan, các phương tiện kĩ thuật hiện đại và HS làm
việc thì giờ học đó chắc chắn sẽ sinh động, thú vị, phát huy được tính chủ
động, sáng tạo của HS và đạt kết quả cao. HS Tiểu học, tri giác thường gắn
với trực quan hành động, các hình ảnh trực quan, nhận thấy điều này nên
chúng ta cần phải thu hút sự chú ý của HS bằng các hoạt động mới mang màu
sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường: đó chính là việc sử dụng
giáo án điện tử sẽ kích thích cảm nhận, tri giác tích cực, tạo hứng thú học tập
cho HS.

1.2 . Cơ sở thực tiễn
Tiêu chí của một bài học không giống như những bài thuyết trình,
những bản báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không như những đối
tượng hội nghị, hội thảo. Vì vậy, việc chuẩn bị một bài dạy có ứng dụng
CNTT cần đảm bảo không những về tính nội dung (khoa học) mà cần phải đặt

mạnh tiêu chí về tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về
mặt tâm sinh lý HS, tính thẩm mỹ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần
nhuyễn các nguyên tắc dạy học và các PPDH. Trong quá trình dạy học, người
GV muốn sử dụng CNTT để dạy học có hiệu quả thì không những phải có
kiến thức tối thiểu về các phầm mềm (không phải chỉ đơn thuần là “viết” chữ
lên trang trình chiếu) mà cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy
16


học và về các PPDH tích cực, sau đó mới là sự linh hoạt và sáng tạo trong
thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn một cách có ý nghĩa. Việc sử
dụng giáo án điện tử để dạy học đang phát triển mạnh ở trường Tiểu học. Mỗi
bài dạy, mỗi trang trình chiếu đều có những hướng đích khác nhau, thể hiện ở
sự bố trí thông tin, bố cục, màu sắc… Tuy nhiên, mọi hướng đích đều có một
mục đích chung, đó là chuyển tải được thông tin một cách có hiệu quả và
thuyết phục người nghe. Vì vậy, thu hút sự chú ý có nghĩa là làm cho học sinh
phải theo dõi bài dạy một cách tự nguyện. Đó cũng là nghệ thuật sư phạm của
người dạy và người thiết kế các trang trình chiếu. Nghệ thuật sư phạm của
người thiết kế bài dạy bằng giáo án điện tử sẽ có một sức hút riêng đối với
học sinh trong giờ học.
Qua quan sát và điều tra cơ bản ở các trường thuộc địa bàn thành phố
Đồng Hới cụ thể là ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý cho thấy:
Việc ứng dụng CNTT được phổ biến rộng rãi trong giáo viên, nhà
trường cũng có những điều kiện CSVC tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc
dạy học bằng giáo án điện tử được trang bị tốt:
- Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy
học bằng phương tiện chiếu projector được đồng bộ.
- Việc kết nối và sử dụng Internet được thực hiện triệt để, được sử dụng
thường xuyên.
- Giáo viên thường xuyên được tập huấn, học tập nâng cao trình độ

công nghệ thông tin.
- Một số giáo viên có sử dụng CNTT nhưng sử dụng theo một số phần
mềm thiếu sinh động, hấp dẫn, cần phối hợp những phần mềm khác để giờ
dạy đạt hiệu quả cao.
- Thực tế cho thấy, có giáo viên lớn tuổi chỉ mới tiếp cận sử
dụng CNTT, tự nghiên cứu học tập sử dụng máy vi tính chứ chưa được đào
17


tạo khi còn học ở trường sư phạm. Giáo viên trẻ sử dụng thành thạo thiết bị
CNTT nhưng do thiếu kinh nghiệm dạy học nên chưa tạo được sự đổi mới
phương pháp dạy-học.
- Việc ứng dụng CNTT vào dạy học đòi hỏi GV phải linh hoạt, cập nhật
thường xuyên các nội dung môn học cũng như kỉ thuật sửu dụng phần mềm
và trang thiết bị.
- HS tiểu học ưa hiểu biết, có tính tò mò, ưa khám phá và thưởng thức
những cái mới, những cái đẹp của thiên nhiên, của tác phẩm mĩ thuật.
- HS tiểu học tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế, các PPDH truyền thống
làm cho HS dễ mệt mỏi, chán nản. Giờ học diễn ra căng thẳng, ảnh hưởng
đến việc tiếp thu bài của HS.
- Đa số học sinh có đầy đủ SGK, dụng cụ học tập như giấy, bút chì,
màu vẽ,…
- Hầu hết học sinh thích môn mĩ thuật vì trong môn học có nhiều phân
môn HS được thực hành nhiều, còn đối với phân môn TTMT chủ yếu HS
thưởng thức và nghe giảng về nội dung mới lạ của lĩnh vực mĩ thuật, cho nên
nhiều HS không chú ý tập trung vào bài.
Do vậy, muốn có giờ học sôi nổi, hiệu quả thì GV phải thay đổi
hình thức dạy học, lựa chọn kết hợp ứng dụng CNTT qua các PM dạy học
hiện đại để nâng cao chất lượng giờ dạy. Qua đây kích thích sự hứng thú học
tập và đưa lại giờ học đạt hiệu quả cao.


18


CHƯƠNG 2
ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN THƯỜNG
THỨC MĨ THUẬT
2.1. Giáo án điện tử trong dạy học phân môn TTMT
GAĐT là giáo án được xây dựng dựa trên các phần mềm của CNTT với
các trang thiết bị hiện đại, đa chức năng, với các thiết kế những trang nội
dung đầy đủ thông tinh bằng kênh hình, kênh chữ được phối hợp để hiển thị
nhằm truyền đạt cho HS một cách hấp dẫn, sinh động và tăng tính truyền cảm,
giúp cho HS dễ dàng ghi nhớ, kích thích hứng thú, tò mò cho HS (Các trang
Slide của phần mềm Powerpoint).
Việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin làm công cụ cho hoạt
động dạy học đã và đang mang lại hiệu quả rất lớn trong việc đổi mới phương
pháp giảng dạy hiện nay. Dạy học với Giáo án điện tử hiện nay đã và đang trở
thành một nhu cầu lớn không thể thiếu được đối với các GV ở các trường
Tiểu học. Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin hai chiều:
Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ giáo viên đến học sinh và thông
tin phản hồi từ học sinh đến giáo viên. Trong dạy học trước đây, kiến thức cần
truyền thụ được giáo viên chuyển giao cho học sinh thông qua các phương
tiện truyền thống như: đọc, nói, viết ,…và thông tin phản hồi nhận được cũng
nhờ phần lớn vào các phương tiện đó.
Trong dạy học với GAĐT, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của
Powerpoint (thường được sử dụng nhất) và được chuyển giao cho học sinh
dưới dạng hình ảnh, âm thanh,…trên màn chiếu. Theo đánh giá của các nhà
sư phạm, giảng dạy bằng GAĐT trong nhà trường mang lại hiệu quả rất lớn.
Mỗi tiết dạy bằng GAĐT chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực
quan sinh động được chuyển tải đến học sinh. Nếu trong mỗi tiết học thông

thường, GV phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt
19


động thực hành này có thể gói gọn trong GAĐT. Sự giải phóng đôi tay cho cả
giáo viên và học sinh cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với thầy cô
giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học. Dạy học theo phương pháp sử dụng
GAĐT tiết kiệm được thời gian, học sinh được học một cách trực quan hơn,
nhất là với các môn nghệ thuật.
Tuy nhiên nên xem GAĐT chỉ là công cụ tốt, còn việc sử dụng trong
dạy học phân môn TTMT sao cho có hiệu quả là hoàn toàn phục thuộc vào
người giáo viên đứng lớp. Phải thiết kế GAĐT sao cho phù hợp với nội dung
bài dạy, đặc điểm tính thẩm mĩ của HS, điều kiện hiện có của nhà trường,
thực hiện đúng phương châm giáo dục, gắn GAĐT với các phương tiện dạy
học khác một cách hợp lý. Việc xây dựng một GAĐT tốn nhiều thời gian hơn
cách soạn bài thông thường. Hơn nữa đòi hỏi giáo viên phải thành thạo một số
kỹ năng về CNTT. Giảng dạy bằng GAĐT phải tùy thuộc vào tính đặc thù của
bộ môn, từng bài dạy, từng tiết dạy… để từ đó điều chỉnh việc sử dụng GAĐT
trong dạy học một cách “đúng nơi, đúng chỗ, đúng liều lượng”.
2.2. Phần mềm thiết kế giáo án điện tử phục vụ quá trình dạy học
Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng để dạy phân môn TTMT,
nhưng được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là phần mềm PowerPoint của
Microsoft.
2.2.1. Giới thiệu sơ về sản phẩm PowerPoint:
Phiên bản PowerPoint đầu tiên cho Windows xuất hiện vào năm 1990. Và
được sử dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực khi truyền đạt thông tin. Trong giáo
dục phần mềm PowerPoint được GV quan tâm và sử dụng để thiết kế giáo án
và dạy học hầu hết cho các bộ môn. Hiện nay cũng có một số phần mềm như:
PM Violet (phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được
các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng); PM

Movie Maker (phần mềm này cho phép cắt, ghép các đoạn phim, chèn thêm
20


văn bản, âm thanh hay những hiệu ứng hiển thị); PM Gif Animation cho phép
tạo một clip hình ảnh đặt ở chế độ hiển thị khác nhau chỉ trong một
file…nhưng đối với phân môn TTMT thì PM PowerPoint hỗ trợ cho việc
soạn giáo án một cách hiệu quả nhất.
2.2.2. Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử:
- Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều: Kiến
thức cần truyền thụ được chuyển giao từ Giáo viên đến học sinh và thông tin
phản hồi từ học sinh đến Giáo viên.
- Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin
của PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âmthanh,…trên màn hình chiếu. Tuy nhiên, vì PowerPoint không được thiết kế
để giao tiếp với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không
có. Do vậy để thiết lập kênh thông tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án
điện tử, phương tiện truyền thống: nói, viết, thật ra vẫn cần thiết.
2.2.3. Những phần mềm bổ trợ
Để tạo được một bài dạy điện tử, tùy thuộc vào đặc thù của bộ môn và
đặc điểm của tiết dạy, có thể phải sử dụng hoặc không phải sử dụng phần
mềm hỗ trợ. Hiện có rất nhiều phần mềm hỗ trợ để tạo bài dạy điện tử song
trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ xin giới thiệu sử dụng một vài phần mềm
thông dụng nhất cho phân môn TTMT.
2.2.3.1. Phần mềm CorelDraw
Phần mềm CorelDraw là phần mềm đồ họa dạng Vertor, ứng dụng
phần mềm để vẽ họa tiết vector cơ bản, thuận lợi cho GV soạn bài dạy, qua đó
GV có thể tạo cho mình một kho tư liệu các họa tiết hỗ trợ cho phần mềm
Powerpoint phục vụ dạy phân môn TTMT như khi cho HS thường thức về các
bài vẽ trang trí do GV vẽ, sưu tầm.


21


2.2.3.2. Phần mềm Paint.Net
Paint.Net giống như sự kết hợp giữa Microsoft Paint và Photoshop.
Microsoft Paint luôn đơn giản với các chức năng cơ bản, ngược lại Photoshop
lại rất chuyên nghiệp nên rất phức tạp. Bởi vậy Paint.Net vừa để đáp ứng nhu
cầu của GV, với giao diện tương tác khá thân thiện và không tạo cảm giác rắc
rối như nhiều ứng dụng biên tập và chỉnh sửa ảnh khác. Paint.Net với tính
năng tạo hình, tạo và xử lý chữ trong ảnh, chọn các vùng có màu sắc tương
đồng, sao lưu và xóa từng phần vùng trong ảnh. Mỗi hiệu ứng cũng khá
phong phú, từ làm mờ, chỉnh độ sáng, độ tương phản. Với tính năng này nó sẽ
hỗ trợ tốt cho PM Powerpoint giúp GV có được những bức tranh, ảnh rõ
nét… để thiết kế GAĐT cho phân môn TTMT.
2.2.3.3. Phần mềm Violet:
Violet là công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được phần
mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các
công cụ khác thì nó chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài dạy có âm thanh,
hình ảnh, chuyển động và tương tác.
Violet có đầy đủ chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài dạy như
nhập dữ liệu văn bản, phim, ảnh, âm thanh, … sau đó lắp ghép các dữ liệu,
sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo ra các chuyển động và hiệu ứng, xử lý
các tương tác với người dùng. Riêng với việc xử lý dữ liệu multimedia thì
Violet tỏ ra mạnh hơn hẳn PowerPoint. Nó có thể nhập trực tiếp các file Flash
hoặc điều khiển quá trình chạy của đoạn phim trong khi PowerPoint thì không
làm được việc đó.
Violet cung cấp nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong
SGK như các bài tập trắc nghiệm, các bài tập ô chữ,…

22



Khi soạn xong bài, Violet cho phép xuất bài dạy ra thành một file.EXE
hoặc file. HTML chạy độc lập được trên máy tính khác hoặc đưa lên máy chủ
thành bài dạy trực tuyến.
Violet có rất nhiều tính năng ưu việt, việc sử dụng tất cả các tính năng
của Violet để hỗ trợ Powerpoint sẽ mang lại hiệu quả cao.
2.2.4. Những điều cần biết khi thiết kế giáo án điện tử
Giáo án điện tử khó mang đến hiệu quả nếu GV không nhận thức được
tính tiện ích và không được trang bị kỹ năng ứng dụng. Muốn phát huy hiệu
quả của phần mềm trong GAĐT, GV phải thật sự có ý thức học hỏi, năng lực
sử dụng và khả năng khai thác Internet. Bên cạnh việc trang bị các máy móc
hiện đại, GV phải được trang bị kỹ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Hiện nay, với những tiện ích của Internet, nguồn tài nguyên và các kinh
nghiệm soạn giảng về GAĐT rất nhiều; các thông tin liên quan và hỗ trợ cho
các môn học trong nhà trường rất phong phú… Tuy nhiên, để việc giảng dạy
bằng GAĐT được phổ biến sâu rộng hơn thì còn rất nhiều việc phải làm:
- Ngoài việc đòi hỏi GV có một kiến thức nhất định về tin học như sử
dụng thành thạo phần mềm Power Point thì nó còn yêu cầu GV phải có khả
năng vận dụng hợp lý giữa việc trình bày bài dạy một cách khoa học gắn với
phương pháp sư phạm.
- Để có một bài dạy sinh động, hiệu quả với giáo án điện tử (GAĐT),
GV cần tìm thông tin trên mạng, thu thập thông tin và hình ảnh, sắp xếp theo
ý đồ dạy của mình và thể hiện ý tưởng đó qua phần mềm. Không chỉ môn mĩ
thuật mà cả môn tự nhiên như toán, lý, hóa cũng có thể giảng dạy bằng phần
mềm. GV sẽ dễ dàng điều chỉnh GAĐT cho phù hợp với từng đối tượng, trao
đổi với đồng nghiệp. Hình ảnh thầy cô giáo đến lớp dạy chỉ cần USB và máy
tính xách tay (hoặc một máy tính cá nhân),chiếc đèn chiếu, màn hình.

23



- GAĐT không nên hiểu chỉ là chữ, hình ảnh đơn điệu của các slide trình
chiếu mà là sự kết hợp âm thanh với hình ảnh, thậm chí là bộ phim có tích
hợp âm thanh, khối hình động được mô phỏng 3 chiều. Phần mềm hiện nay
cho phép GV tạo dựng, tích hợp hình ảnh, âm thanh, tạo hình khối, làm giàu
thêm hoặc cụ thể hóa các khái niệm trừu tượng mà cách sử dụng bảng đen,
phấn trắng không thể đáp ứng được. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng GAĐT
chẳng qua chỉ thay bảng đen, phấn trắng, GV thậm chí sẽ lười hơn khi chỉ cần
dùng vài slide sơ sài với một số hình ảnh đơn điệu vào bài dạy và thầy chỉ
việc đọc giáo án điện tử cho trò chép.
Giáo án điện tử là bài dạy được thiết kế nhờ sử dụng CNTT để hỗ trợ
hình thức và nội dung trong quá trình lên lớp gồm có các phương tiện như:
máy vi tính. máy chiếu, màn hình, thiết bị âm thanh, thiết bị hình ảnh, các
hiệu ứng trình. Khi sử dụng GAĐT trong dạy học người GV cần phải biết:
- Những ưu điểm của việc sử dụng GAĐT trong dạy học nói chung hiện
nay là rất rõ ràng không ai có thể phủ nhận. Sử dụng GAĐT trong dạy học là
một việc làm thể hiện tinh thần học hỏi, cầu tiến của những người dạy phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại.
- Cần phải nhận thức rằng GAĐT chỉ là một phương tiện hỗ trợ quá trình
dạy học chứ GAĐT không phải là “một phương pháp mới” trong dạy học.
Nếu không nhận thức đúng đắn vấn đề này chắc chắn việc sử dụng GAĐT
không những không phát huy những ưu điểm của nó mà có khi không tạo ra
một bước đột phá gì về mặt phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới. Thể
hiện được tính đặc thù của bộ môn, từng bài dạy, từng tiết dạy để từ đó điều
chỉnh việc sử dụng GAĐT trong dạy học một cách “đúng nơi, đúng chỗ, đúng
liều lượng”.
Hiện nay học sinh tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh
(thông tin dạng multimedia) nhiều hơn, và trở nên phổ biến hơn. Do đó, việc
24



dạy học bằng giáo án điện tử, dù là cho bộ môn nghệ thuật hay tự nhiên, nếu
khai thác đúng thế mạnh của PowerPoint, chọn bài dạy thích hợp với kiểu dạy
học này, sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn nhiều. Chúng ta phải dùng
GAĐT như “cây đũa thần” phục vụ đắc lực cho các phương pháp dạy học
khác (diễn giảng, gợi mở, thảo luận nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thí nghiệm
trình bày, thí nghiệm nghiêm cứu,…) nhằm thực hiện tốt mục tiêu của việc
dạy và học. Phân môn TTMT là một môn học có rất nhiều thông tin thể hiện
qua hình ảnh. Chính vì vậy, khi thiết kế một giáo án điện tử cần lưu ý một số
điểm như sau:
- Cần chọn Design thích hợp trong đó có: Font chữ, màu chữ,
Backgound, màu nền cho phù hợp. Không nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ
không gây được sự chú ý của học sinh. Tránh chọn màu sắc quá lòe loẹt, hoặc
quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối mắt.
- Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.
- Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng (Animatisons)
đổi màu hoặc gạch chân, chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho
học sinh chỉ chú ý xem các hiệu ứng không chú ý đến kiến thức của bài.
- Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn hiệu ứng phù hợp, không
nên chọn hiệu ứng quá nhanh hay quá chậm hoặc quá sống động ảnh hưởng
đến sự tập trung vào bài học của học sinh.
2.3. Quy trình soạn giáo án điện tử bằng Powerpoint
Để thiết kế một giáo án điện tử, chúng ta theo một quy trình như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài dạy
Đọc kỹ nội dung tiết dạy, kết hợp với các tài liệu liên quan để tìm hiểu
nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ
sở đó, giáo viên xác định cái đích cần đạt tới của bài về cả 3 mặt kiến thức, kỹ
năng và thái độ. Đây là mục đích cần đạt được khi hoàn thành một tiết dạy
25



×