Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non bảo ninh, đồng hới, quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 90 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tô lòng biết ơn såu sắc đến Cô giáo
ThS. Nguyễn Thị Xuån Hương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện.
Tôi xin chån thành câm ơn quý Thæy, Cô trong khoa Sư phäm Tiểu học
- Mæm non, Trường Đäi Học Quâng Bình đã tận tình truyền đät kến thức
trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chî là nền tâng cho quá trình nghiên cứu khóa luận læn này mà còn là hành
trang quý báu để tôi bước vào nghề một cách vững chắc và tự tin.
Kính chúc quý Thæy, Cô dồi dào sức khôe và thành công trong sự nghiệp của
mình.

Đồng Hới, tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Lê Thị Mỹ Hänh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, các số liệu và
kết quả trong khóa luận này là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác
Đồng Hới, tháng 05 năm 2018
Tác giả
Lê Thị Mỹ Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................... 2


3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. ................................................................................................ 2
3.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................................................ 2
4. Giả thuyết khoa học........................................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận .............................................................................. 3
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................... 3
7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu................................................................................... 4
7.1. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 4
7.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................. 4
8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ............................................................................ 4
9. Cấu trúc đề tài ................................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC
HÀNH VI ĐẠO ĐỨC TRẺ MẪU GIÁO THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH
HOẠT HẰNG NGÀY ......................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................................ 6
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................... 7
1.2. Một số vấn đề lý luận về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày .............................................................................. 9
1.2.1. Đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo....................................... 9
1.2.2. Ý nghĩa giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo .............................. 14
1.2.3. Nội dung cơ bản của giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .... 17
1.2.4. Phƣơng pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ................. 18
1.2.5. Đặc điểm hoạt động giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. .... 21


1.2.6. Khái quát đặc điểm tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................... 22
1.3. Chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trƣờng mầm non........................ 25

1.3.1. Chế độ sinh hoạt và ý nghĩa của nó đối với quá trình giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............................................................................................... 25
1.3.2. Yêu cầu đối với việc xây dựng chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi................................................................................................................................... 26
1.3.3. Nội dung chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trƣờng mầm non .... 26
1.4. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua chế độ sinh hoạt hàng
ngày .................................................................................................................................... 27
1.4.1. Đón trẻ, hoạt động tự chọn, thể dục sáng, điểm danh......................................... 28
1.4.2. Hoạt động học......................................................................................................... 29
1.4.3. Hoạt động ngoài trời .............................................................................................. 30
1.4.4. Chơi, hoạt động ở các góc ..................................................................................... 31
1.4.5. Vệ sinh - ăn trƣa ..................................................................................................... 32
1.4.6. Ngủ trƣa .................................................................................................................. 33
1.4.7. Vệ sinh - ăn phụ...................................................................................................... 33
1.4.8. Chơi, hoạt động theo ý thích ................................................................................. 33
1.4.9. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ ................................................................................... 34
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo
thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng mầm non. .......................................... 35
1.5.1. Yếu tố chủ quan...................................................................................................... 35
1.5.2. Yếu tố khách quan.................................................................................................. 35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 37
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 38
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ..................................................................... 38
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ......................................................................................... 38
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 39
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................................. 40
2.3. Triển khai nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ............................................ 40
2.3.1. Nghiên cứu lý luận............................................................................................................ 40


2.3.2 Nghiên cứu thực trạng ....................................................................................................... 40

2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................................ 41
2.4.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ........................................................................ 41
2.4.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn (thực trạng) ............................................... 41
2.4.3. Phƣơng pháp thống kê toán học...................................................................................... 44
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 46
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI
ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ
SINH HOẠT HẰNG NGÀY Ở TRƢỜNG MẦM NON BẢO NINH - ĐỒNG
HỚI - QUẢNG BÌNH........................................................................................ 47
3.1. Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ
sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng mầm non Bảo Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình................... 47
3.1.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi? ............................................................................................................................................... 47
3.1.2. Đánh giá của giáo viên về một số biểu hiện HVĐĐ của trẻ thông qua CĐSHHN. 48
3.1.3. Mức độ sử dụng các nội dung CĐSHHN để GDHVĐĐ cho trẻ .............................. 52
Vệ sinh - Ăn phụ ............................................................................................................... 52
3.1.4. Nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ thông qua CĐSHHN............................. 53
3.1.5. Phƣơng pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ thông qua CĐSHHN...................... 55
3.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình GDHVĐĐ cho trẻ thông qua CĐSHHN.. 57
3.1.7. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày ............................................................................ 60
3.2. Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh
hoạt hằng ngày ............................................................................................................................. 61
3.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng các tình huống giáo dục trong quá trình thực hiện chế độ sinh
hoạt tại trƣờng mầm non............................................................................................................. 61
3.2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung giáo dục hành vi đạo đức vào kế hoạch tổ chức các
hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày............................................................................ 63
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ đánh giá và tự đánh giá hành vi đạo đức thông qua các
hoạt động tại trƣờng mầm non................................................................................................... 64



3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trƣờng trong việc giáo dục hành
vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày.................... 66
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 69
1. Kết luận..................................................................................................................................... 69
2. Kiến nghị .................................................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 73
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 80
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 81


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CĐSHHN

Chế độ sinh hoạt hằng ngày

2

HVĐĐ


Hành vi đạo đức

3

GDHVĐĐ

Giáo dục hành vi đạo đức

4

MG

Mẫu giáo

5

VD

Ví dụ

6

SL

Số lƣợng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG BIỂU


TT
1
2

3

4

5

6

7

Bảng 3.1. Tầm quan trọng của GDHVĐĐ đối với trẻ mẫu giáo
Bảng 3.2. Biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo lớn thông qua
CĐSHHN
Bảng 3.3. Mức độ sử dụng các nội dung CĐSHHN để GDHVĐĐ cho
trẻ
Bảng 3.4. Nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ thông qua
CĐSHHN
Bảng 3.5. Phƣơng pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ thông qua
CĐSHHN
Bảng 3.6. Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến quá trình GDHVĐ Đ cho
trẻ thông qua CĐSHHN
Bảng 3.7. Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến quá trình GDHVĐĐ
cho trẻ thông qua CĐSHHN


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
với nhiệm vụ trọng tâm là góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Chủ tịch
Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn quan tâm, dành tình cảm đặc biệt và nhắc nhở
mọi ngƣời chăm lo cho thế hệ tƣơng lai, Bác nói: “Trẻ em là hạnh phúc của mọi
gia đình, là người chủ tương lai của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc”. Nhà nƣớc, xã hội, gia đình và mọi công dân phải có trách
nhiệm nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục để các em phát triển toàn diện cả Đức
– Trí – Thể - Mỹ. Giáo dục mầm non là những mắt xích đầu tiên của hệ thống
giáo dục. Nhân cách của trẻ cũng đƣợc hình thành và phát triển trong giai đoạn
lứa tuổi này. Vì vậy, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non vô cùng quan trọng.
Đặc biệt là việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.
Giáo dục đạo đức thực sự có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ lứa tuổi mầm non. Giáo dục đạo đức giúp hình thành
những nét tính cách tốt ở trẻ nhƣ: Lòng nhân ái, thói quen giúp đỡ ngƣời khác,
thói quen nhƣờng nhịn chia sẻ cùng bạn bè... giúp hoàn thiện năng lực đánh giá
mình và ngƣời khác, năng lực tự điều chỉnh hành vi của mình, năng lực tự kiềm
chế... Tất cả những nét tính cách và năng lực trên tạo nên bản sắc và giá trị xã
hội của một ngƣời hay nói rõ hơn nó tạo thành nhân cách của một con ngƣời.
Chính vì vậy, để nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức
cho trẻ mầm non nói riêng thì việc tìm ra phuong thức giáo dục đạo đức đạt hiệu
quả là vấn đề cần thiết, rất quan trọng và đƣợc quan tâm, chú ý một cách đặc
biệt trong trƣờng mầm non hiện nay.
Giáo dục hành vi đạo đức là một bộ phận của giáo dục đạo đức cho trẻ. Có
rất nhiều phƣơng tiện, cách thức để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non,
song nên tận dụng môi trƣờng hoạt động thực tế để giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ, ví dụ nhƣ thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ tại trƣờng. Với
trẻ nhỏ, việc lĩnh hội chuẩn mực thông qua hành vi, từ hành vi sẽ hình thành thói
quen, từ thói quen đạo đức sẽ hình thành nên những nét nhân cách tốt đẹp của
1



trẻ sau này. Nhƣ nhà thơ Scotland Samuel Smiles từng nói: “Gieo suy nghĩ gặt
thành công, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính
cách gặt số phận”.
Thực tế hiện nay, trong các trƣờng mầm non việc giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày đã đƣợc quan tâm, song vẫn còn
nhiều hạn chế trong việc lựa chọn nội dung cũng nhƣ cách thức tiến hành giáo
dục nên chƣa đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo
dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng
ngày ở trƣờng Mầm non Bảo Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình” để làm đề tài
khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng Mầm non
Bảo Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình, từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua
chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng Mầm non Bảo Ninh - Đồng Hới - Quảng
Bình.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) ở trƣờng Mầm non Bảo Ninh - Đồng Hới Quảng Bình.
Giáo viên trƣờng Mầm non Bảo Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình.
4. Giả thuyết khoa học
Việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trƣờng mầm non có ý
nghĩa vô cùng quan trọng: Góp phần phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ; góp phần
giáo dục nề nếp sinh hoạt chuẩn mực, từ đó góp phần giáo dục hành vi đạo đức ở trẻ.
Nếu việc tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ một cách khoa học, hợp lý

thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ.
2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng Mầm non Bảo Ninh Đồng Hới - Quảng Bình
- Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng
ngày.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ
thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phƣơng pháp quan sát
Dự giờ, quan sát, ghi chép lại cách tổ chức chế đội sinh hoạt hằng ngày cho
trẻ ở trƣờng mầm non. Đặc biệt theo dõi kỹ năng thực hiện hành vi của trẻ trong
quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu của giáo viên.
6.2.2. Phƣơng pháp điều tra viết (Ankét)
- Sử dụng phiếu điều tra Ankét để tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng
Mầm non.
- Nhằm khảo sát, tìm hiểu nhận thức, đánh giá của giáo viên về biểu hiện
hành vi đạo đức của trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng mầm non.
Những yếu tố ảnh hƣởng và các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày.
6.2.3. Phƣơng pháp trò chuyện

- Trao đổi với giáo viên nhằm thu thập thêm những thông tin cụ thể về trẻ,
những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ và
3


những nhận xét đánh giá một cách trực tiếp về các biểu hiện hành vi đạo đức của
trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày.
- Trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu thêm về biểu hiện và cách giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ ở gia đình.
6.2.4. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
Trao đổi, hỏi kinh nghiệm của giáo viên về biện pháp giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn.
6.2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
6.2.6. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để phân tích, xử lý các số liệu thu thập
đƣợc, làm cơ sở đƣa ra những nhận định, đánh giá về mặt định tính một cách
khách quan về các kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
7.1. Phạm vi nghiên cứu
+ Thực hiện nghiên cứu trên 30 trẻ ở trƣờng Mầm non Bảo Ninh - Đồng
Hới Quảng Bình
+ Khách thể điều tra: 20 giáo viên ở trƣờng Mầm non Bảo Ninh - Đồng
Hới - Quảng Bình
7.2. Thời gian nghiên cứu
Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018
8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày.
- Đánh giá thực trạng giáo dục hành vi đạo đức thông qua chế đội sinh hoạt
hằng ngày ở trƣờng Mầm non Bảo Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình.

- Xây dựng một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua chế độ
sinh hoạt hằng ngày.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị thì nội dung của khóa luận
gồm có 3 chƣơng, cụ thể:
4


Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày
Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng và biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng mầm non Bảo
Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình

5


CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ
GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC TRẺ MẪU GIÁO THÔNG
QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HẰNG NGÀY
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Ở các quốc gia trên thế giới, việc GDHVĐĐ cho học sinh đều đƣợc đặc
biệt quan tâm từ xƣa cho đến nay. Các nhà tƣ tƣởng, các nhà khoa học giáo dục
đều nghiên cứu để tìm ra các con đƣờng, phƣơng pháp giáo dục hiệu quả về giáo
dục hành vi trong đó có HVĐĐ, tiêu biểu nhƣ: Khổng tử (551 - 479 TCN), L.S.
Vygoxtky (1896 - 1934), C.Rogers (1902 - 1978), B. F. Skiner (1904 - 1990),
J.Piaget (1896 - 1980), F. Dolto (1908 - 1988), J. Delore, T.A. Ilina, N.S.
Savin…

Quan điểm về đạo đức, HVĐĐ của Khổng tử bao gồm rất nhiều mặt nhƣ
nhân, lễ, nghĩa, tín, trí, dũng… nhƣng trong đó quan trọng hơn là “nhân”. Nhân,
một mặt là lòng thƣơng con ngƣời, “điều mà mình không muốn thì đừng làm
cho ngƣời khác”, trái lại “mình muốn lập thân thì giúp ngƣời khác lập thân,
mình uốn thành đạt thì cũng giúp ngƣời khác thành đạt”. Đồng thời đối với ản thân
thì phải “kiềm chế mình làm đúng theo lễ”, “không hợp lễ thì không làm” [7].
L.S. Vƣgôtxki cho rằng, con ngƣời sinh ra đã có tính xã hội, tính xã hội
phát triển sớm ở trẻ qua trung gian của ngƣời lớn mà trẻ em tham gia vào các
hoạt động do nó tiến hành. Một cách tuyệt đối, mọi thứ gì đó trong hành vi ứng
xử của trẻ đều đƣợc hòa tan, đều đƣợc bắt rễ trong cái xã hội. Theo ông, giáo
dục hành vi ứng xử cho trẻ phải nhìn nhận và đặt trong các mói quan hệ với
cộng đồng, để cộng đồng tiếp nhận và điều chỉnh hành vi đó dƣới sự quan sát
cuả nhà sƣ phạm. Qua đây ta thấy GDHVĐĐ đƣợc L.S. Vƣgôtxki thể hiện rõ
qua việc nghiên cứu hành vi của trẻ và sự bộ lộ hành vi đó qua môi trƣờng văn
hóa - xã hội.

6


Harikv nghiên cứu việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong đó có
GDHVĐĐ bằng việc đƣa ra những phƣơng pháp gắn với thực tiễn. Theo ông,
gắn liền việc dạy học cho học sinh trong sách vở là tổ chức cho học snh đi vào
thực tiễn hoạt động, thể hiện bằng những việc làm, với môi trƣờng… Nhƣ vậy,
tƣ tƣởng của Harikv trong việc GDHVĐĐ cho học sinh đƣợc thể hiện trong
cuộc sống của chúng, cho chúng trải nghiệm, vận dụng để từ đó chúng có những
hành vi phù hợp và có lợi ích với cộng đồng.
B.F. Skiner, nhà tâm lý học hành vi, trong hai tác phẩm “Hành vi của các
thứ thể sống” (1938) và “Khoa học hành vi con ngƣời” (1953) đã chỉ ra cơ chế
hoạt động và hành vi của con ngƣời, trong đó HVĐĐ là phải xuất phát từ những
hoàn cảnh khách quan của cuộc sống.

Các nhà nghiên cứu trên cho thấy, GDHVĐ Đ cho trẻ đã có những cơ sở lý
luận cơ bản và rất cần thiết cho việc vận dụng vào trong thực tiễn GDHVĐĐ
cho học sinh ở nƣớc ta hiện nay. Đó là, cần phải đƣa trẻ trải nghiệm trong thực
tiễn cuộc sống, vào trong các mối quan hệ của trẻ.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, GDHVĐĐ đƣợc quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu,
ngoài ra còn thể hiện trong những quan điểm của các nhà tƣ tƣởng lớn.
Trong tƣ trƣởng giáo dục hiện đại, GDHVĐĐ cho học sinh đƣợc thể hiện
rất rõ trong tƣ tƣởng giáo dục Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về cấu trúc tƣ tƣởng
đạo đức của Ngƣời. HVĐĐ đƣợc Ngƣời đề cập đến 5 nguyên tắc cơ bản là
những chuẩn mực, những nguyên tắc trong quan hệ, cách ứng xử… đối với mình
(bản thân), đối với người khác, đối với công việc, đối với Tổ quốc và nhân dân,
và đối với tự nhiên – môi trường [8].
Việc GDHVĐĐ cho học sinh trong nhà trƣờng đƣợc Ngƣời đề cập đến, đó
là tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng nhƣ công tác Trần Quốc
Toản. Ngƣời chỉ ra cho học sinh, “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội, giúp
nhau học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào [5].
Ngƣời yêu cầu học sinh phải thi đua học tập; thi đua tăng gia sản xuất, thi đua
giúp gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, tử sĩ [1].
7


Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu và đạt đƣợc
những kết quả nhằm GDHVĐĐ cho học sinh, đƣợc thể hiện trong một số tài
liệu, công trình nghiên cứu, tiêu biểu nhƣ:
Tác giả Ngô Công Hoàn nghiên cứu khía cạnh tâm lý của hành vi, HVĐĐ
của trẻ em. Tác giả chỉ ra những đặc điểm hành vi và việc hình thành hành vi,
HVĐĐ ở học sinh. Ngoài ra, các tác giả còn chỉ ra những tác động có ảnh hƣởng
đến việc hình thành hành vi của trẻ nhƣ bạn bè, kĩ năng sƣ phạm và ứng xử của
giáo viên [3].

Và với cuốn Giá trị giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ lứa
tuổi mầm non, tác giả Ngô Công Hoàn có nêu lên nội dung và cách thức tiến
hành giáo dục những giá trị đạo đức cho trẻ mầm non ở trong gia đình và trƣờng
mầm non. Bên cạnh đó, phần lý luận về giá trị và giá trị đạo đức cũng đƣợc tác
giả đề cập và làm sáng tỏ, điều này giúp ích rất nhiều trong việc xây dụng cơ sở
lý luận trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết là ngƣời đã nghiên cứu nhiều về các hoạt động
tổ chức giáo dục trẻ và có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ Tổ chức hướng dẫn
trẻ mẫu giáo chơi, Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non, Giáo dục mầm
non những vấn đề lý luận và thực tiễn… Tác giả khẳng định việc giáo dục đạo
đức cho trẻ thông qua những hoạt động hằng ngày là vô cùng quan trọng, việc
giáo dục này cần lồng ghép, tích hợp trong mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh [12].
Tác giả Mạc Văn Trang nghiên cứu những phƣơng pháp, biện pháp
GDHVĐĐ cho học sinh, và còn chỉ ra những sai lầm trong việc sử dụng phƣơng
pháp giáo dục trong GDHVĐĐ cho học sinh. Bên cạnh đó, các tác giả còn đi
vào rèn luyện cho các em một số HVĐĐ cụ thể. Những kết quả này đƣợc thực
hiện trong tài liệu “Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh nhỏ” [9].
Các tác giả Phạm Ngọc Định, Võ nguyên Du, Hoàng Thị Phƣơng, đƣa ra
một số biện pháp, quy trình GDHVĐĐ ở khía cạnh giao tiếp có văn hòa cho trẻ,
bên cạnh đó, các tác giả còn chỉ ra một số điều kiện đảm bảo việc giáo dục hành
vi có văn hóa này.
8


Ngoài ra còn có những công nghiên cứu của các tác giả về giáo dục nhân
cách cho ngƣời học nói chung và giáo dục đạo đức cho trẻ nói riêng trong các
luận văn, bài báo: “Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non” [12] đăng trên Tạp chí
khoa học giáo dục số 53/2010); luận văn “Một số biện pháp phối hợp giữa gia
đình và nhà trƣờng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi”
của tác giả Nguyễn Trọng Thuyết (Viện Khoa học giáo dục, 2000), “Một số biện

pháp GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non” của tác giả
Trịnh Thị Tình (Đại học Sƣ phạm, 2006) [11], “Biện pháp nâng cao chất lƣợng
giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Nguyễn Thị Tâm (Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2014) [10].
Những công trình nghiên cứu trên đã đi sâu vào nghiên cứu giáo dục đạo
đức và GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo và đề ra các biện pháp GDHVĐĐ cho trẻ.
Tuy nhiên chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về GDHVĐĐ cho trẻ thông qua
CĐSHHN ở trƣờng mầm non. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng
Mầm non Bảo Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình” hy vọng đƣa ra đƣợc các biện
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục hành vi đạo đức thông qua CĐSHHN
cho trẻ mẫu giáo nói chung và ở trƣờng Mầm non Bảo Ninh - Đồng Hới - Quảng
Bình nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Một số vấn đề lý luận về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày
1.2.1. Đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo
1.2.1.1. Khái niệm đạo đức
Từ xƣa đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức.
Đạo đức học Mác-Lênin cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội
có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội. Đạo đức là
một hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Vì
vậy, xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo. Và nhƣ vậy đạo đức xã hội
luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc”.
9


Theo từ điển tiếng việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng (2012):
Đạo đức là những nguyên tắc đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi
quan hệ của con ngƣời đối với nhau và đối với xã hội”, “là phẩm chất tốt đẹp
của con ngƣời do tu dƣỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có” [15].

Theo Hà Nhật Thăng: “Đạo đức là một hình thái xã hội, là tổng hợp các quy
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con ngƣời, với tiến bộ xã hội
trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội” [14].
Phạm Minh Hạc cho rằng: “Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, những quy
định và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con ngƣời. Nhƣng bên trong điều
kiện hiện nay, chính quan hệ của con ngƣời đã mở rộng và đạo đức bao gồm
những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con ngƣời với con ngƣời với
công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trƣờng sống… Theo
nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp
luật, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt
nhân cách đã đƣợc xã hội hóa.”
Nhƣ vậy, các khái niệm trên tuy giải thích hơi khác nhau về câu chữ nhƣng
thực chất là giống nhau ở 2 điểm: 1/ Đạo đức là ý thức xã hội; 2/ Là những
chuẩn mực, quy định, quy tắc, quan điểm chung của xã hội mà mọi ngƣời thừa
nhận và tuân theo.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt mang tính lịch sử và tính
giai cấp. Các quan niệm và tiêu chuẩn đạo đức thay đổi qua các thời kỳ lịch sử.
Cùng một hành vi, cử chỉ trong một hình thái xã hội - lịch sử này, dƣới chế độ
khác lại đƣợc đánh giá hoàn toàn khác. Đạo đức mang tính giai cấp, đạo đức bao
giờ cũng là đạo đức của một giai cấp. Đạo đức gắn liền với những quan hệ xã
hội đang tồn tại và đƣợc mỗi giai cấp giải thích theo một cách riêng tùy vị trí của
mỗi giai cấp trong hệ thống cách quan hệ sản xuất đã hình thành trong xã hội đó.
Tuy nhiên, trong những quan niệm mà tiêu chuẩn đạo đức luôn chứa đựng
những giá trị chung của nhân loại và của mỗi dân tộc, những giá trị ấy cần đƣợc
giữ lại trong hệ thống của đạo đức mới.
10


Tóm lại, đạo đức có thể hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực quy định

giới hạn hành vi nhằm điều chỉnh, điều khiển hành vi của cá nhân trong quan hệ
với con ngƣời, với cộng đồng xã hội, với tự nhiên, với bản thân, đảm bảo cho cá
nhân và cộng đồng xã hội tồn tại và phát triển.
1.2.1.2. Khái niệm hành vi
Thuật ngữ “hành vi” đƣợc xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Theo từ điển tiếng Việt: Hành vi là cách ứng xử trong một hoàn cảnh nhất
định, đƣợc biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định.
L.S. Vƣgốtxki cho rằng, hành vi con ngƣời đƣợc hiểu là quá trình nắm lấy
các chức năng tâm lý xã hội của bản thân, tức là hành vi đƣợc hiểu là hoạt động
nhằm vào bản thân để tổ chức hành vi của mình, đồng thời tham gia các hoạt
động bên ngoài, tác động đến các đối tƣợng bên ngoài hoặc những ngƣời khác.
Qua những khái niệm trên cho thấy, hành vi thể hiện những đặc tính của
nhân cách, các đặc điểm tính cách, các nhu cầu, tƣ tƣởng, tình cảm, thị hiếu cảu
cá nhân, cho nên mỗi ngƣời có những phản ứng riêng đối với các kích thích thực
tiễn bên ngoài. Tuy vậy thái độ đối với thực tiễn không phải bao giờ cũng đƣợc
thể hiện ra bằng một hình thức tƣơng ứng. Chẳng hạn hành vi thô lỗ, cục cằn,
không phải bao giờ cũng biểu hiện tính tự kiêu tự đại, coi thƣờng ngƣời khác, và
ngƣợc lại hành vi lễ phép không hẳn đã chứng tỏ một thiện ý.
Hành vi của cá nhân đƣợc hình thành dần trong quá trình sống chung với
xã hội, là do kết quả của sự giáo dục. Do đó trong hành vi của mình mỗi ngƣời
thƣờng phải tuân theo những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức xã hội nhất định,
mặc dù không phải luôn luôn làm đƣợc đúng nhƣ vậy. Sự thống nhất giữa những
hiểu biết về đạo đức với HVĐĐ là tiêu chí đánh giá con ngƣời có đạo đức cao.
Đó là mục tiêu hƣớng tới trong công tác hành vi của mỗi cá nhân.
Chính vì vậy, tâm lý học coi ngƣời học là một chủ thể tích cực chứ không
phải là một cá thể chỉ thích nghi thụ động với môi trƣờng bên ngoài theo kiểu
con vật. Hành vi của con ngƣời bao giờ cũng có mục tiêu, mục đích và thông
qua sự thúc đẩy của động cơ. Để thấy rõ quá trình tâm lý làm xuất hiện hành vi
11



cá nhân, hay nói cách khác xem xét nguồn gốc và nguyên nhân xuất hiện hành
vi của con ngƣời có thể khái quát:
“Nhu cầu tạo nên động cơ thúc đẩy hành vi, hành vi bao giờ cũng hƣớng
đến mục đích. Mục đính là đối tƣợng của nhu cầu mà con ngƣời cần thỏa mãn
và hiếm đoạt, sử dụng, xác lập, sở hữu, hoặc giải phóng con ngƣời” [2].
Nhƣ vậy, hành vi bao gồm một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cách
tƣơng đối nhằm đạt đƣợc một mục đích thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời. Hành
vi tuy là những cái biểu hiện ra bên ngoài (cử chỉ, động tác, lời nói, ánh mắt, vẻ
mặt…) nhƣng lại thống nhất với cấu trúc tâm lý bên trong của cá nhân, là sự
thong nhất giữa hình thức bên ngoài và nôi dung tâm lí bên trong. Hành vi bên
ngoài chỉ là biểu hiện của một đời sống tâm lí bên trong của nhân cách.
Tóm lại, hành vi cá nhân có thể biểu hiện là một chuỗi các thao tác, cử chỉ,
lời nói, ánh mắt, tƣ thế… của con ngƣời đƣợc ý thức điều khiển, điều chỉnh
hƣớng đến các mục đích khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu tồn tại và phát
triển cá nhân và cộng đồng xã hội ở các thời điểm xác định.
1.2.1.3. Khái niệm hành vi đạo đức
Theo khoa học hành vi thì “hành vi là phản ứng của con ngƣời hoặc hệ
thống máy móc/hệ thống vật chất phản ứng lại các kích thích từ bên ngoài”
Một số đặc điểm của hành vi:
+ Hành vi mang tính đa dạng
+ Các hành vi giống nhau đƣợc lặp đi lặp lại có tính hệ thống trở thành quy
luật
+ Hành vi là cái có thể quan sát đƣợc (bằng mắt, bằng các thiết bị kĩ
thuật…)
+ Hành vi có thể thay đổi theo thời gian
Đối với con ngƣời, hành vi đƣợc xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể
trƣớc các kích thích của môi trƣờng bên ngoài và bên trong chủ thể.
HVĐĐ là phản ứng hay cách ứng xử của con ngƣời phù hợp với các chuẩn
mực đạo đức của xã hội trong mối quan hệ của con ngƣời với con ngƣời, giữa

12


con ngƣời với xã hội, giữa con ngƣời với môi trƣờng xung quanh (môi trƣờng tự
nhiên, môi trƣờng xã hội).
Cụ thể, HVĐĐ ở trẻ 5 - 6 tuổi ở đây là cách ứng xử của trẻ phù hợp với
chuẩn mực đạo đức khi phản ứng với những tác động bên ngoài trong quan hệ
với con ngƣời, với xã hội, với môi trƣờng xung quanh.
1.2.2.4 Khái niệm giáo dục hành vi đạo đức
Giáo dục hiểu theo 2 nghĩa: “Nghĩa rộng - nghĩa xã hội học, giáo dục là
một quá trình toàn vẹn hình nhân cách đƣợc tổ chức một cách có mục đích và có
kế hoạch, thông qua các hoạt động, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa
ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những
kinh nghiệm xã hội của loài ngƣời
Giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quá trình sƣ phạm (quá trình
giáo dục) là quá trình hình thành niềm tin, lý tƣởng, động cơ, tình cảm, thái độ,
những nét tính cách, những hành vi thói quen cƣ xử đúng đắn trong xã hội thuộc
các lĩnh vực tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẫm mỹ, vệ
sinh…v.v [6].
GDHVĐĐ là một mặt quan trọng và nó quyết định thành công của giáo dục
đạo đức cho học sinh. HVĐĐ là kết quả của quá trình giáo dục đạo đức và có
mối quan hệ mật thiết với giáo dục ý thức và giáo dục thái độ đạo đức. HVĐĐ
chỉ có thể hình thành đƣợc bằng con đƣờng rèn luyện. Thực hành trong các tình
huống cuộc sống, bằng làm việc, cách cƣ xử thực tế, thực tiễn trong hoàn cảnh
thực.
Thật vậy, nếu chỉ thiên về “dạy ý thức”, giảng giải thế nào là đúng sai, cần
làm nhƣ thế nào cho phù hợp đạo đức… trẻ có thể biết các chuẩn mực đạo đức
nhƣng chƣa thể có ngay hành động đạo đức, và không thực hiện hành động đạo đức
thì con ngƣời chƣa có đạo đức. Nhƣng dù có sự thúc đẩy cuồng nhiệt đến hành
động, con ngƣời cũng cần phải có ý thức mới có hành động sáng suốt và cần đến

kỹ năng thực hiện hành động, hoặc biết kiềm chế hành động khi cần thiết.
Quá trình trẻ em thực hiện những hành vi đạo đức chính là quá trình trẻ em
hình thành nên cái cấu trúc tâm lí phức tạp ở bên trong. Hay nói cách khác, cơ
13


chế hình thành nên những phẩm chất đạo đức của nhân cách trẻ mẫu giáo chính
là quá trình tổ chức những hành động đạo đức của trẻ trong cuộc sống đang diễn
ra hàng ngày. Song, cuộc sống của trẻ luôn vận động, phát triển đòi hỏi trẻ cũng
phát triển theo để làm chủ động cuộc sống của mình, mỗi giai đoạn phát triển lại
tạo ra cơ cấu tâm lí có chất lƣợng mới trong việc tự do điều chỉnh của các hành
vi đạo đức của chính trẻ [9].
Vậy, giáo dục hành vi đạo đức là một quá trình sƣ phạm có mục đích, có kế
hoạch giữa ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục nhằm hình thành nhận thức,
thái độ hành vi chuẩn mực xã hội đƣợc cá nhân tự giác thực hiện, hành động
luôn mang ý nghĩa xã hội vì sự tồn tại, phát triển của cá nhân và cộng đồng
trong các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.
1.2.2. Ý nghĩa giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục
con ngƣời mới. Việc hình thành cơ sở về phẩm chất đạo đức của con ngƣời bắt
đầu ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Giáo dục mẫu giáo là khâu đầu tiên của
việc đào tạo nhân cách con ngƣời mới có nhiệm vụ hình thành những cơ sở đầu
tiên của việc đào tạo nhân cách con ngƣời mới tạo tiền đề cho sự phát triển về
sau. Sự phát triển về mặt đạo đức của trẻ phần lớn phụ thuộc vào kết quả thực
hiện đức dục – giáo dục học và tâm lý học Macxít kiên quyết phủ nhận sự tồn tại
của những phẩm chất bẩm sinh (lƣời biếng, yêu lao động, thiện hay ác…) và
khẳng định rằng những phẩm chất ấy đƣợc hình thành trong quá trình sinh sống,
dƣới tác dụng của giáo dục và toàn bộ hiện thực xã hội xung quanh, những phẩm
chất ấy là những phẩm chất mà các em trau dồi đƣợc chỉ trong thực tế khinh
nghiệm xã hội của các em.

Trong tƣ tƣởng đạo đức của Khổng Tử, của Mác-lênin, của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh hay trong các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới
và ở Việt nam nhƣ: A.V.Daprogiet, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn… đã
chỉ rõ vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của xã hội loài ngƣời nói chung
và sự phát triển của trẻ em nói riêng. Các tác giả đều khẳng định đạo đức có vai
trò rất lớn đối với xã hội vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
14


Đối với trểm giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào quá trình phát triển
toàn diện nhƣ sự phát triển nhận thứ, sự phát triển thẩm mỹ, đặc biệt là sự hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ
Trƣớc hết, giáo dục đạo đức có vai trò to lớn đối với sự phát triển nhận
thức của trẻ. Thông qua các tình huống giao tiếp ứng xử hằng ngày giữa con
ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thế giới xung quanh trẻ đƣợc tiếp xúc
và trải nghiệm những kinh nghiệm xã hội của bản thân với xung quanh. Nhờ vậy
các em không chỉ hiểu rõ đƣợc ý nghĩa của những quy tắc, chuẩn mực đạo đức
chung của xã hội có khả năng đánh giá đúng đắn các hiện tƣợng hành vi trong
quan hệ xã hội mà còn tích lũy đƣợc một vốn biểu tƣợng phong phú về thiên
nhiên, xã hội
Quá trình đánh giá các hiện tƣợng hành vi trong quan hệ xã hội làm cho các
thao tác tƣ duy, thao tác trí tuệ nhƣ: phân tích, so sánh, khái quát hóa, phát triển
tích cực hơn, giúp quá trình tri giác của trẻ mang tính chủ định hơn.
Ngoài những tác động đến sự phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức cũng
ảnh hƣởng rõ nét đến sự phát triển thẩm mỹ của trẻ. Tình yêu thiên nhiên mãnh
liệt, những hiểu biết sâu sắc về cái hay, cái đẹp, lòng kháo khát muốn thƣởng
thức cái đẹp của thiên nhiên, xã hội xung quanh sẽ kích thích quá trình tri giác
thẩm mỹ của trẻ, làm cho quá trình cảm thụ cái đẹp và sáng tạo cái đẹp của trẻ
diễn ra một cách tự giác và hiệu quả
Trong các mặt phát triển toàn diện của trẻ thì sự hình thành và phát triển

nhân cách chịu sự ảnh hƣởng rất lớn của giáo dục đạo đức. Bƣớc vào tuổi lên ba,
cái tôi của trẻ xuất hiện, trẻ có nhu cầu khẳng định mình trong các mối quan hệ
xã hội, trẻ luôn muốn tự làm lấy mọi viêc, nó tỏ ra bƣớng bỉnh, muốn làm khác
điều ngƣời lớn dạy, muốn vơ hết mọi thứ thuộc về mình mà trở nên ích kỷ. Do
đó, những can thiệp kịp thời của ngƣời lớn lúc này sẽ giúp trẻ hiểu đƣợc những
việc nào đƣợc phép làm và không đƣợc phép làm, những hành vi cử chỉ đẹp
trong cuộc sống hằng ngày để trẻ nắm bắt đƣợc những chuẩn quy tắc của xã hội.
Những tiền đề phẩm chất ý chí nhƣ tính mục đích, tính kiên trì, tính cẩn
thận, sáng tao, kiên định… giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với môi trƣờng học
15


tập ở lớp 1. Nhƣ vậy giáo dục đạo đức góp phần vào việc chuẩn bị tâm thế cho
trẻ bƣớc vào hoạt động học tâp ở trƣờng phổ thông.
Tóm lại đạo đức có ảnh hƣởng đáng kể đến sự phát triển của xã hội loài
ngƣời nói chung và quá trình phát triển toàn diện của trẻ em nói riêng. Vì thế
cần phải xem xét đạo đức là nội dung giáo dục không thể thiếu ở gia đình nhà
trƣờng và toàn xã hội. Nội dung này phải đƣợc tiến hành trong sự thống nhất
giữa gia đình, nhà trƣờng, xã hội và trong sự thống nhất với các hoạt động giáo
dục khác (nghệ thuật, lao động, vui chơi…), thiếu sự kết hợp này kết quả giáo
dục đạo đức sẽ bị hạn chế.
*Những biểu hiện của đạo đức:
- Về nhận thức:
Tâm hồn trẻ chân thực, trong sáng, ngây thơ nên việc bồi dƣỡng phẩm chất
đạo đức tốt đẹp ngay từ bé có vị trí rất quan trọng. Việc hình thành phẩm chất
đạo đức của trẻ đòi hỏi phải có một quá trình nhất định.
Trƣớc tiên là giáo dục nhận thức phải, trái; đúng, sai; tốt, xấu; ngoan, hƣ,
thiện cảm đối với sự vật để phát triển hình thành thói quen hành vi và ý thức đạo
đức của trẻ. Trẻ nhận nhận biết hành động nhƣ thế nào là ngoan, nhƣ thế nào là
hƣ, tƣơng tự nhƣ vậy trẻ phải nói bằng lời vì sao phải hành động nhƣ thế này là

đúng, nhƣ thế kia là sai. Nói ra đƣợc bằng lời hành vi tốt, xấu, đúng, sai, phải,
trái vừa mang tính nhận thức, vừa mang tính xã hội.
Vì thế, ngƣời lớn phải biết gây ảnh hƣởng, làm mẫu hành vi, hƣớng dẫn
qua gƣơng hành vi của các bạn cùng trang lứa, bằng lời nói truyền cảm, gợi mở
hƣớng dẫn, thuyết phục và uốn nắn, bồi dƣỡng phẩm chất tốt đẹp cho trẻ theo
tiêu chuẩn đạo đức xã hội.
-Về thái độ:
Khi trẻ hành động đúng, tốt, ngoan… gọi chung là những hành động tích
cực mang tính chuẩn mực đƣợc cha mẹ, cô giáo khen, đƣợc thỏa mãn nhiều nhu
cầu trẻ sẽ rất vui mừng… theo đó những cả xúc tích cực đƣợc hình thành.
Ngƣợc lại, trẻ hành đọng chƣa ngoan, chƣa đúng, chƣa tốt… đƣợc cha mẹ,
cô giáo nhắc nhở, các bạn chê trách trẻ sẽ thấy xấu hổ, theo đó các cảm xúc tiêu
16


cực xuất hiện: Sợ hãi, tức giận, lo âu… Từ đó hình thành thái độ tƣơng ứng đó
là tích cực và thái độ tiêu cực đối với các hành vi và thực hiện các hành vi phù
hợp hay không phù hợp với chuẩn mực xã hội (sau này là đạo đức hay không
đạo đức). Đây cũng có thể gọi là tình cảm đạo đức
Trên cơ sở nhận thức của mình, trẻ sẽ có những thái độ phù hợp với tình
huống, hoàn cảnh sự việc. Trẻ thể hiện, biểu hiện thái độ của bản thân với sự
việc, tình huống ấy.
VD: Thấy hai bạn trong lớp đánh nhau, là ngƣời chứng kiến việc trẻ sẽ biết
ai là ngƣời đúng, ai là ngƣời sai và tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với
ai? Thái độ đồng tình hay không đồng tình khi thấy bạn xô xát nhƣ vậy là một
biểu hiện của đạo đức.
-Về hành vi:
Khi trẻ có thái độ tích cực, trẻ sẽ hành động một cách tích cực: hăng hái
làm đúng, làm tốt để đƣợc ngƣời lớn và bạn bè ghi nhận, từ đó trẻ luôn có ý thức
có những hành vi tích cực.

Ngƣợc lại, khi trẻ có thái độ tiêu cực, trẻ tỏ ra bất cần, chỉ làm theo ý mình
mà không quan tâm hành động đó tốt, xấu, đúng, sai ra sao… từ đó trẻ dễ có
những hành vi tiêu cực.
Từ nhận thức, thái độ cụ thể trẻ sẽ có những hành vi phù hợp. Hành vi đạo
đức là thƣớc đo phẩm chất đạo đức của chủ thể. Nó là kết quả cuối cùng sau khi
chủ thể đã có những nhận thức và thái độ rõ ràng. Giả sử trong trƣờng hợp bạn
đánh nhau trong lớp ở trên, trẻ sẽ đứng ra khuyên can các bạn hoặc sẽ thƣa với
cô giáo để cô xử lí tình huống
1.2.3. Nội dung cơ bản của giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi
Nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo đó là giáo dục những
thói quen,hành vi đúng đắn
Thói quen văn minh trong giao tiếp với những ngƣời xung quanh nhƣ:
Chào hỏi lễ phép khi gặp ngƣời lớn, biết cảm ơn khi đƣợc ngƣời khác giúp đỡ,
17


×