Tải bản đầy đủ (.docx) (186 trang)

TÁC ĐỘNG của các KHU CÔNG NGHIỆP đối với sự PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGUYỄN NGỌC ANH

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ C hí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGUYỄN NGỌC ANH

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã ngành: 9310102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. LƯU THỊ KIM HOA
2. TS. TẦN XUÂN BẢO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ: “Tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những số liệu, tư liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Người cam đoan

Phạm Nguyễn Ngọc Anh


11

MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................... i
Mục lục.................................................................................................................. ii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các Bảng, Biểu đồ, Hình vẽ........................................................... vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA 17
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TÉ - XÃ
HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG...............................................................................
1.1. Cơ sở lý luận về khu công nghiệp..................................................... 17
1.1.1.......................................................................................................... Khái niệm về

khu công nghiệp và tác động của khu công nghiệp đối 17 với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phuơng.........................................................................
1.1.2.

Tổng quan lý thuyết liên quan đến vấn đề công nghiệp hóa và phát 21
triển khu công nghiệp..........................................................................

1.1.3.

Quá trình hình thành khu công nghiệp trên thế giới và đuờng lối, chủ 31
truơng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam...................................

1.2.

Vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 35
của các địa phương ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH........

1.3.

Bộ tiêu chí sử dụng để đánh giá khả năng, hiệu quả khai thác sử 40
dụng của các khu công nghiệp và tác động của các khu công nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương........................................

1.3.1.

Tiêu chí đánh giá khả năng và hiệu quả khai thác sử dụng của các 42
khu công nghiệp..................................................................................

1.3.2.

Tiêu chí đánh giá tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát 46

triển kinh tế - xã hội của địa phuơng...................................................

1.3.3.

Bộ tiêu chí đuợc sử dụng để tiến hành đánh giá tác động của khu 47
công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phuơng......
1.4.............................................................................................................Kinh nghiệm
phát triển khu công nghiệp của một số quốc gia, 48 vùng lãnh thổ, địa phương
và bài học cho Bình Dương...............................................................


11

1.4.1................................................................................................................... Kinh nghiệm
phát triển khu công nghiệp của nuớc ngoài........................................................ 49
1.4.2.......................................................................................................... Kinh nghiệm
phát triển các khu công nghiệp của một số địa phuơng 56 trong nuớc


3

1.4.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bình Dương để giải quyết mối quan hệ giữa 59 phát
triển các khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong
quá trình CNH, HĐH..........................................................................
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ TÁC 62 ĐỘNG CỦA
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI Sự PHÁT TRIỂN KINH TÉ - XÃ HỘI TỈNH
BÌNH DƯƠNG.................................................................................................
2.1. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu tác động của các khu

62


công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
2.1.1...........................Phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử

62

2.1.2.........................................................Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

65

2.1.3.....................................Phương pháp phân tích lịch sử thống nhất với logic

66

2.1.4.....................................................................Phương pháp tiếp cận hệ thống

67

2.1.5..................................................................Phương pháp tiếp cận liên ngành

67

2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể tác động của các khu công

67

nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương......
2.2.1........................................................................Phương pháp thống kê, mô tả

68


2.2.2....................................................................Phương pháp quy nạp, diễn giải

68

2.2.3..............................................................Phương pháp phân tích và tổng hợp

69

2.2.4...................................................Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

69

2.3. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu................................................ 70
2.3.1..........................................................................................Thông tin thứ cấp

71

2.3.2............................................................................................Thông tin sơ cấp

71

2.4.......................................................................................Khung phân tích

71

2.5.......................................Quy trình giải quyết các mục tiêu của luận án

72


CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG 74 NGHIỆP ĐỐI
VỚI Sự PHÁT TRIỂN KINH TÉ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. Điều kiện và chủ trương phát triển các khu công nghiệp trong

74

quá trình CNH, HĐH tỉnh Bình Dương..........................................
3.1.1.............................................................................................................Điều kiện phát
triển các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương.....................................
3.1.2.

74

Chủ trương phát triển các khu công nghiệp trong quá trình CNH,

77


4

HĐH tỉnh Bình Dương........................................................................
3.2.............................................................................................................Thực trạng
khả năng và hiệu quả khai thác sử dụng của các khu 79 công nghiệp tỉnh Bình
Dương giai đoạn 1997 - 2016............................................................
3.2.1...................................................................Vị trí xây dựng khu công nghiệp

79

3.2.2..........................................................Quy mô diện tích đất khu công nghiệp


80

3.2.3......................................................................Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp

82

3.2.4......................................................................................Các chỉ số về đầu tư

85

3.2.5.............................................................................................................. Các
phản ánh doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN...........................
3.2.6.

chỉ

số

86

Sự gia tăng về mặt giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN.. 88

3.2.7...............................Chỉ tiêu về xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN

89

3.2.8........................................Trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong KCN

90


3.2.9......................Hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN

92

3.2.10............................................................................................................ Các tiêu chí
phản ánh mức độ thỏa mãn các nhu cầu nhà đầu tư................................

93

3.3. Tác động tích cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển 94
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương................................
3.3.1..........................................................................Tác động tích cực về kinh tế
3.3.2...........................................................................Tác động tích cực về xã hội
105
3.4. Tác động tiêu cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển 112
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương................................
3.4.1..........................................................................Tác động tiêu cực về kinh tế
112
3.4.2...........................................................................Tác động tiêu cực về xã hội
119
3.5.

Những vấn đề đặt ra từ thực trạng tác động của các khu công 126
nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.................................................................................................

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG 129

94



5

TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CựC CỦA CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI Sự PHÁT TRIỂN KINH TÉ - XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.....................................................................
4.1.

Bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến sự tác động của các 129
khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương

4.1.1.

Những thuận lợi để đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp của 129
tỉnh Bình Dương..................................................................................

4.1.2.

Những khó khăn đối với các khu công nghiệp trong việc thúc đẩy sự 130
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.....................

4.2.

Quan điểm và định hướng gắn phát triển các khu công nghiệp 132
với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến 2020
tầm nhìn 2030....................................................................................

4.2.1.

Quan điểm gắn phát triển các khu công nghiệp với phát triển kinh tế - 132

xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến 2020 tầm nhìn 2030............

4.2.2.

Định hướng phát triển các khu công nghiệp gắn với phát triển kinh tế 136
- xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến 2020 tầm nhìn 2030..........
4.3.............................................................................................................Chính sách
và giải pháp phát huy tác động tích cực, khắc phục 139 tác động tiêu cực của
các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn 2030......................................

4.3.1.

Nhóm chính sách và giải pháp về đổi mới tư duy để phát triển các 139
khu công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu CNH, HĐH
của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn mới...........................................
4.3.2. Nhóm chính sách và giải pháp về quy hoạch phát triển các khu công 141
nghiệp nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng, mục tiêu
xác định của tỉnh Bình Dương.............................................................

4.3.3.

Nhóm chính sách và giải pháp về thu hút, lựa chọn các dự án đầu tư

144

vào các khu công nghiệp phù hợp tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn
đến 2030..............................................................................................



6

4.3.4. Nhóm chính sách và giải pháp về nâng cao trình độ công nghệ và thu 147 hút
có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ từ các dự án trong khu công nghiệp góp
phần tác động lan tỏa đến quá trình phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn tỉnh..................................................................
4.3.5.

Nhóm chính sách và giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực cho các khu

150

công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại và bền vững...................................................................................
4.3.6.

Nhóm chính sách và giải pháp về đẩy mạnh liên kết trong tỉnh, giữa 153
tỉnh với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước
............................................................................................................

4.3.7.

Nhóm chính sách và giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh 156
trong quá trình phát triển các khu công nghiệp bảo đảm đồng bộ, hài hòa,
hợp lý..................................................................................................
4.3.8. Nhóm chính sách và giải pháp giải quyết các vấn đề về môi trường 163 trong
và ngoài KCN bảm đảm cho việc phát triển các khu công nghiệp nói riêng và phát
triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn
tỉnh theo hướng bền vững, lâu dài.......................................................


4.4. Một số kiến nghị.................................................................................... 165
4.4.1........................................................................Kiến nghị đối với Trung ương
165
4.4.2...............................................................Kiến nghị đối với tỉnh Bình Dương
168
KẾT LUẬN......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
PHỤ LỤC.........................................................................................................


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Ban quản lý
Đảng Cộng sản Việt Nam

: BQL
:ĐCSVN

Đảng bộ tỉnh Bình Dương

:ĐBTBD

Chính trị quốc gia


: CTQG

Chủ nghĩa xã hội

: CNXH

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch lao động

: CDCCKT
: CDLĐ

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Cơ cấu kinh tế

: CNH,
HĐH
: CCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

: CSVCKT

82

Cụm công nghiệp

: CCN

85


Doanh nghiệp
Kinh tế trọng điểm phía Nam

: DN
: KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

: KTTĐBB

Kinh tế trọng điểm Miền Trung

: KTTĐMT

Kinh tế - xã hội
Khu công nghiệp
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

: KT - XH
: KCN
: VSIP

Khu chế xuất

: KCX

Khu công nghệ cao
Khu kinh tế


: KCNC
: KKT

Uỷ ban nhân dân

: UBND
:
UBNDTBD

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

45
47
75
77
79
81

87
89
90
91
95

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

96
99

Bộ tiêu chí và cách thức đánh giá khả năng, hiệu quả khai

thác

sử

dụng

của

các

KCN

100
102
103


8

Bộ tiêu chí đánh giá tác động của KCN đối với sự phát triển
KT- XH của địa phương.......................................................
Dân số vùng Đông Nam Bộ năm 2015.................................
Diện tích, dân số, đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương........
Tổng hợp hệ thống đường bộ tỉnh Bình Dương....................
Quy mô các KCN tỉnh Bình Dương theo đơn vị hành chính..
Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh Bình Dương tính đến 2015.......
Thống kê doanh nghiệp và vốn đầu tư vào các KCN tỉnh
Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016......................................
Các chỉ số về doanh thu của các doanh nghiệp KCN trên địa
bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016........................

Thống kê GTSX của các doanh nghiệp trong KCN tỉnh
Bình Dương giai đoạn 2010 - 2016......................................
Thống kê tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN
Bình Dương do BQL KCN Bình Dương quản lý.................
Quy mô vốn đầu tư/ Lao động các KCN tỉnh Bình Dương
2010 - 2016..........................................................................
Đóng góp về thu hút đầu tư nước ngoài trong các KCN tỉnh
Bình Dương 1998 - 2016......................................................
Đóng góp của các KCN vào tổng sản phẩm xã hội trên địa
bàn (GRDP) của Bình Dương từ 2000 - 2016......................
Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo thành phần kinh tế tỉnh
Bình Dương (2006 - 2014)...........................................
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo
địa phương tỉnh Bình Dương (2006 - 2015).........................
Đóng góp kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
trong các KCN tỉnh Bình Dương (1998 - 2016)...................
Thuế và các khoản nộp ngân sách từ các KCN tỉnh Bình
Dương (1998 - 2016)............................................................


9

Bảng 3.17
Các nhà máy cấp nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương
104
Bảng 3.18
Việc làm trong các KCN và Chuyển dịch cơ cấu lao động 106
tỉnh Bình Dương giai đoạn 1998 - 2016...................
Bảng 3.19
So sánh thu nhập bình quân của lao động trực tiếp trong các 107 KCN và thu

nhập bình quân đầu người của tỉnh Bình Dương
1998 - 2016................................................................
Bảng 3.20
Tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải công nghiệp năm 125
2015
Bảng ...................................................................................
Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải công nghiệp năm 2015.. 125
3.21
Định hướng phát triển các KCN đến 2020 theo địa phương 138
Bảng 4.1
trong tỉnh Bình Dương..............................................
So sánh quy mô diện tích KCN Bình Dương với vùng 82
Biểu đồ 3.1
KTTĐPN và cả nước.................................................
Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh Bình Dương theo thời gian 84
Biểu đồ 3.2
thành lập....................................................................
So sánh quy mô bình quân một dự án đầu tư vào các KCN 91
Biểu đồ 3.3
Bình Dương...............................................................
Đóng góp của FDI trong các KCN vào FDI tỉnh Bình 96
Biểu đồ 3.4
Dương giai đoạn (2010 - 2016).................................
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Bình Dương 1998 - 98
Biểu đồ 3.5
2016...........................................................................
So sánh thu nhập bình quân của lao động trực tiếp trong các 120 KCN và thu
Biểu đồ 3.6
nhập bình quân đầu người tỉnh Bình Dương
giai đoạn 1998 - 2016................................................

Hình 2.1
Khung phân tích........................................................ 71
Hình 2.2
Quy trình giải quyết các mục tiêu của luận án........... 72
Sơ đồ 1.1
Hệ sinh thái công nghiệp - KCN Kalundborg, Đan Mạch 54
(Cohen-Rosenthal và cộng sự, 2003).........................
Sơ đồ 1.2
KCNST Burlington, Vermont, Mỹ (Cohen-Rosenthal và 55 cộng sự, 2003)


1


2


3

- “Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh
doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo
thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu
hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
- “Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa
khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy
định tại Nghị định này”.
Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được gọi chung là khu kinh tế, trừ trường hợp quy
định cụ thể

Như vậy, KCN, KCX là một tổ chức không gian kinh tế xã hội được xác định giới hạn,
phạm vi trong đó có những điều kiện thuận lợi về chính sách, hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội
nhằm thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công
nghiệp. Có thể mở rộng khái niệm KCN trên những đặc điểm sau đây:
- Khu công nghiệp là khu vực được quy hoạch trên một khu đất nhất định mang tính liên
vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng KT - XH đối với địa phương và các vùng phụ
cận;
- Khu công nghiệp là khu vực được xây dựng và kinh doanh bởi công ty cơ sở hạ tầng,
công ty này có nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, xã hội của cả khu
trong suốt thời gian tồn tại;
- Trong KCN có thể có hoặc không có dân cư sinh sống, ngoài hàng rào KCN có hệ
thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở KCN;
- Khu công nghiệp là khu vực được quy hoạch riêng nhằm mời gọi các nhà đầu tư trong,
ngoài nước thực hiện sản xuất và chế biến sản phẩm công nghiệp cũng như hoạt động hỗ trợ,
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp;
- Sản phẩm của các DN trong KCN có thể tiêu thụ ở nội địa hoặc xuất khẩu.
Đối với KCX, ngoài những đặc điểm nói trên thì còn có một số đặc điểm khác,
đó là: được quy hoạch phân tách khỏi phần nội địa bằng tường rào kiên cố, việc ra vào khu
phải thông qua sự kiểm soát của hải quan và các cơ quan chức năng; quan hệ thương mại giữa
các DN trong KCX và nội địa được điều chỉnh bằng hợp đồng ngoại thương, theo các thủ tục


4

xuất, nhập khẩu; các DN trong KCX được hưởng những ưu đãi đặc biệt về các loại thuế như:
miễn thuế xuất, nhập khẩu, miễn thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, được hưởng thuế
thu nhập DN ở mức ưu đãi và không phải chịu thuế chuyển lợi nhuận về nước.
(3) Quan điểm của Nghiên cứu sinh về khu công nghiệp và tác động của khu công
nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Các khái niệm về KCN của thế giới và Việt Nam được dẫn ra ở trên đã phản ánh đầy đủ

nội hàm kinh tế, kỹ thuật của KCN. Tuy nhiên, Nghiên cứu sinh nhận thấy KCN là một mô
hình xuất hiện khá sớm ở các nước tư bản và chỉ thực sự phát triển ở Việt Nam từ năm 1991,
do đó khái niệm về KCN phải là một phạm trù bao hàm cả tính lịch sử. Hiện nay, nhiều vấn đề
mới nảy sinh, dưới tác động của các yếu tố toàn cầu, cạnh tranh và liên kết cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã làm cho các khái niệm nói chung và khái niệm
về KCN đã bộc lộ những yếu tố lạc hậu. Chẳng hạn như:
Trước đây, do đặt lên ưu tiên hàng đầu là thu hút vốn đầu tư trong, ngoài nước vào
KCN, bằng nhiều cách để lấp dầy diện tích cho thuê nên có phần xem nhẹ sự phân khu chức
năng, tính liên kết trong và ngoài các KCN, giữa các địa phương;
Phát triển các KCN trong bối cảnh mới cần gắn với chủ trương phát triển kinh tế tri
thức, giải quyết hài hòa ba trụ cột của phát triển bền vững đó là: kinh tế - xã hội - môi trường.
Dựa vào các khái niệm trước đó, để phù hợp với định hướng phát triển KCN trong bối
cảnh mới, nghiên cứu sinh đề xuất khái niệm về KCN như sau: “Khu công nghiệp là một khu
đất được quy hoạch, có ranh giới xác định, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút
các doanh nghiệp sản xuất, phục vụ sản xuất hàng công nghiệp theo các phân khu chức năng,
đảm bảo tính liên kết bên trong và bên ngoài, giải quyết hài hòa giữa các mặt lợi ích kinh tế xã hội - môi trường, do cơ quan có quyền hạn quyết định thành lập và giải thể khi cần thiết”.
Như vậy, xét về mặt lý luận thì quan điểm của nghiên cứu sinh đã thể hiện sự đồng tình
với khái niệm của các tổ chức đã dẫn ra ở trên. Bên cạnh đó, khái niệm này cũng đã thể hiện
chứng kiến cá nhân về định hướng phát triển các KCN trước mắt và lâu dài, đó là: phải đảm
bảo tính liên kết bên trong và bên ngoài, thể hiện ở sự phân chia các khu chức năng trong
KCN; phải đảm bảo trên nguyên tắc phát
triển bền vững dựa trên nền tảng của sự phát triển công nghệ, khoa học hướng đến kinh tế tri
thức phù hợp với xu hướng phát triển trong bối cảnh hiện nay.


5

Trên thực tế, quá trình khảo lược nghiên cứu, tác giả thấy rằng chưa có một nghiên cứu
nào đưa ra khái niệm tác động của KCN đối với sự phát triển KT - XH của địa phương. Theo
Từ điển Tiếng Việt, tác động là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định

(Viện Ngôn ngữ học, 2003). Như vậy, tác động của các KCN đối với sự phát triển KT - XH
của địa phương là những biến đổi KT - XH cả tích cực và tiêu cực khi có sự ảnh hưởng của
quá trình hình thành và phát triển các KCN tại các địa phương. Những tác động tích cực và
tiêu cực này được nghiên cứu sinh đề xuất đo lường, đánh giá bằng hệ các tiêu chí được trình
bày ở phần 1.3.
9

1

_

r

r

r

9

.1.2. Tổng quan lý thuyêt liên quan đen vân đê công nghiệp hóa và phát trien khu công
nghiệp
(1) Lý luận kinh tế chính trị học Mác - Lênin * Học
thuyết kinh tế của Các-Mác
Trong toàn bộ học thuyết kinh tế của Các - Mác về phương thức sản xuất TBCN nếu
trừu tượng hóa yếu tố tư bản dưới góc độ chính trị thì có nhiều luận điểm kinh tế mà ông đề
cập thực sự trở thành cơ sở lý luận trực tiếp của vấn đề CNH, HĐH và mô hình phát triển các
KCN ở nước ta hiện nay.
- Để nghiên cứu CNTB, Các - Mác bắt đầu từ hàng hoá, coi đó là hình thái tế bào của
nền kinh tế tư bản được xây dựng nên bởi cuộc cách mạng công nghiệp, thực chất là quá trình
CNH TBCN ở thế kỷ XVIII. Sự xuất hiện của chế độ tư hữu và phân công lao động là tất yếu,

nó đã làm tan rã kết cấu kinh tế tự nhiên dẫn đến sự ra đời của kinh tế hàng hóa. Với việc phân
tích giá trị và qui luật giá trị, ông đã chứng minh quan hệ giá trị đã làm cho con người tách
khỏi những lệ thuộc cá nhân, gắn kết họ lại trong quan hệ xã hội, tạo ra lực đẩy cho sự phát
triển kinh tế. Qui luật giá trị của Các - Mác đã chỉ ra hướng phát triển là nên làm những gì có
lợi, theo tiếng gọi của thị trường, nó gợi mở tư duy về tận dụng lợi thế so sánh, ưu tiên thực
hiện các mục tiêu mà chúng ta đang thực hiện trong sự nghiệp CNH, HĐH.
- Ngoài học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư - “hòn đá tảng” trong học thuyết
kinh tế của Các - Mác, thì học thuyết về tích lũy tư bản của Mác cũng có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, tất nhiên khi đã trừu tượng hóa yếu tố tư bản thì vấn đề tích lũy hàm ý nhiều cho
sự nghiệp CNH, HĐH nói chung và mô hình phát triển các KCN nói riêng. Các - Mác đã
giành phần lớn bộ “Tư bản” để phân tích sự vận động của tư bản, đó là sự vận động trong cơ
chế thị trường. Luận điểm quan trọng của ông là sự lớn lên của tư bản thông qua quá trình


6

không ngừng biến phần lớn giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm - tích luỹ tư bản. Với mục
đích là giá trị thặng dư nên việc tăng tốc quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản trong đó có
yếu tố tăng vòng quay của đồng vốn, không ngừng tích lũy, thay đổi cấu tạo hữu cơ tư bản,
dùng lao động sống để đánh thức tiềm năng lao động đã vật hóa... Như vậy, việc tăng tích luỹ,
tăng đầu tư vốn, thay đổi kết cấu kỹ thuật của sản xuất là cơ sở của sự tăng trưởng. Suy cho
cùng sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay chính là chuyển từ nền kinh tế không có tích
luỹ (tái sản xuất giản đơn) sang nền kinh tế có tích luỹ (tái sản xuất mở rộng) và tích luỹ với
qui mô ngày càng lớn với các biện pháp kể trên cả vi mô và vĩ mô.
- Lý luận tuần hoàn chu chuyển của tư bản trong học thuyết kinh tế của Các - Mác có ý
nghĩa quan trọng cả về mặt chính trị xã hội và về mặt kinh tế kỹ thuật. về mặt chính trị xã hội,
tăng tốc độ chu chuyển của tư bản làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng tỉ suất và khối
lượng lợi nhuận. Điều đó cũng có nghĩa là tăng tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư. về mặt
kinh tế tăng tốc độ chu chuyển (luân chuyển) vốn sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với tư bản cố định, tăng tốc

độ chu chuyển sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, sửa chữa máy móc thiết bị trong quá trình
sử dụng, tránh được hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình, đổi mới thiết bị máy móc và có
thể sử dụng quỹ khấu hao mở rộng sản xuất. Đối với tư bản lưu động, việc tăng tốc độ chu
chuyển - hay rút ngắn thời gian chu chuyển, sẽ cho phép tiết kiệm tư bản ứng trước, mở rộng
quy mô sản xuất mà không cần phải có tư bản phụ thêm. Đặc biệt với tư bản khả biến, tăng tốc
độ chu chuyển có ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, tăng khối lượng và tỉ suất giá trị thặng dư
cho nhà tư bản.
- Để nghiên cứu sự ra đời của CNTB hay quá trình CNH TBCN, Các - Mác đã nghiên
cứu ba giai đoạn phát triển của tư bản trong công nghiệp, đó là: hợp tác giản đơn, công trường
thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Điểm xuất phát lịch sử của nền sản xuất TBCN là một số
đông người làm việc cùng một lúc, tập trung ở một nơi dưới sự điều khiển của một nhà tư bản.
Như vậy, nội dung của quá trình sản xuất đã có sự thay đổi trong tổ chức lao động, đó là quá
trình lao động xã hội trực tiếp, là hợp tác. Hợp tác và phân công trong công trường thủ công là
hai giai đoạn kế tiếp nhau của cuộc cách mạng trong lao động khi kỹ thuật sản xuất còn là thủ
công. Nó xã hội hoá trực tiếp quá trình lao động và tạo ra sức sản xuất mới của lao động.
Đồng thời quá trình chuyên môn hoá lao động chính là cách thức tăng sức sản xuất cá nhân
của con người lên và chuẩn bị những cơ sở cho sự thay đổi trong công cụ lao động. Hai giai
đoạn này có thể xem như thời kỳ chuẩn bị để “cất cánh”. Cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa


7

CNTB sang giai đoạn phát triển thứ ba, giai đoạn đại công nghiệp cơ khí. Lúc này nền sản
xuất xã hội đã có được CSVCKT trong tay mình là kỹ thuật cơ khí và nhờ kỹ thuật này đã giải
phóng sức sản xuất cá nhân khỏi những giới hạn về thể chất tự nhiên của con người, tạo cơ sở
để ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học vào sản xuất, từng bước “đưa khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Trong quá trình CNH thì nền kinh tế được đặt trên cơ
sở công nghiệp và cùng với nó là quá trình CDCC sản xuất, thực hiện cuộc đại phân công lần
thứ hai trong nền sản xuất xã hội, tách công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và biến nó thành một
ngành sản xuất độc lập. Đó là sự bùng nổ có tính dây chuyền trong quá trình CNH ở một số

ngành mới ra đời kéo theo những ngành khác xuất hiện. Nếu kinh tế hàng hoá lấy phân công
lao động xã hội là cơ sở, thì chính CNH với những chuyển dịch trong cơ cấu nền sản xuất xã
hội là nội dung vật chất của quá trình chuyển sang kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Đồng
thời đó cũng là nội dung chính của quá trình tăng năng suất lao động của xã hội.
- Qui luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX chỉ ra rằng để kinh tế phát triển thì lực
lượng sản xuất là nội dung, là yếu tố đồng nhất và quyết định nhất, trong điều kiện CNH,
HĐH của chúng ta hiện nay thì phải hiểu rằng thực hiện cuộc cách mạng về khoa học - công
nghệ và kỹ thuật, CDCCKT mới góp phần thúa đẩy được LLSX phát triển. Và chính trên cái
nền của lực lượng sản xuất được CNH, HĐH tạo ra mà từng bước xây dựng QHSX tiến bộ,
phù hợp.
- Bằng quan điểm duy vật về lịch sử Các - Mác đã chỉ ra mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng, xác định vai trò quyết định của cơ sở kinh tế và tính tích cực chủ
động của kiến trúc thượng tầng. Quan hệ này gợi mở ý tưởng về vai trò điều hành của nhà
nước đối với quá trình phát triển KT - XH, mà ở Việt Nam trọng tâm là quá trình CNH, HĐH.
Giai đoạn hiện nay, việc vận dụng học thuyết Mác vào quá trình CNH, HĐH ở nước ta cần
phải lưu ý rằng: CNH mà Mác nghiên cứu là mô hình CNH cổ điển, lấy việc thay đổi trong
sản xuất làm nền tảng và giải pháp cơ bản, coi tích luỹ và đầu tư là nguồn gốc chính của sự
tăng trưởng.
Mặc dù, lịch sử có nhiều biến động nhất là sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông
Âu sụp đổ, nhiều bài viết “lề trái” đã công kích học thuyết kinh tế của Mác nhưng điều đó là
thiếu căn cứ. Ở Việt Nam, quá trình phát triển KT - XH luôn đặt dưới sự lãnh đạo của
ĐCSVN, một Đảng mác - xít, lấy Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động... Đó là một vấn đề có tính tất yếu khách quan.


8

Vì vậy, nghiên cứu những luận điểm trên của Mác, tác giả rút ra những chỉ dẫn về mặt lý luận
cho bản luận án này như sau:
- Kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là sản phẩm của nền văn minh nhân loại chứ

không phải là riêng có của CNTB, vì vậy việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là một
đòi hỏi khách quan. Kinh tế thị trường phải tuân thủ theo các quy luật của nó, như Mác đã
trình bày là làm theo tiếng gọi của thị trường, tận dụng những lợi thế so sánh để phát triển KT
- XH. Các địa phương của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng trong quá trình CNH,
HĐH phải tận dụng những lợi thế của địa phương mình để đẩy nhanh việc thực hiện các mục
tiêu KT - XH. Xây dựng và phát triển các KCN ở Bình Dương là một hướng đi phù hợp với
chỉ dẫn đó.
- Học thuyết về tích lũy tư bản, nếu gạt bỏ yếu tố TBCN cho chúng ta thấy để nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của DN nói riêng và nền kinh tế nói chung cần phải
tăng cường tích lũy, tăng quy mô và tốc độ chu chuyển vốn, thay đổi và chuyển biến kết cấu
kỹ thuật từ đó tăng năng suất lao động. Những chỉ dẫn đó hoàn toàn phù hợp với các doanh
nghiệp trong KCN, ngoài việc tận dụng lợi thế so sánh thì những yếu tố về vốn, kết cấu kỹ
thuật. cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, sản xuất của các
doanh nghiệp.
- Lý thuyết về ba giai đoạn phát triển của CNTB trong công nghiệp hàm ý rằng: phải
tiến hành liên kết, hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, cạnh
tranh dẫn tới đào thải và hợp tác, là cơ sở điều kiện để hình thành các khu vực tập trung sản
xuất đa ngành và chuyên ngành, hình thành các mô hình kinh tế như KCN, KCX, KCNC. Việc
ứng dụng KHCN và lan tỏa công nghệ trên một địa bàn, quốc gia và thế giới là điều sẽ xảy ra,
mô hình các KCN là một trong những cầu nối, trạm trung gian tạo nên những chuyển biến đó.
- Ngoài ra, những luận điểm kinh tế của Mác như quy luật QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX; quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng còn gợi mở
nhiều chính sách và giải pháp trong phát triển KT - XH nói chung và phát triển các KCN nói
riêng như: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực, vai trò của
BQL các KCN trong tham mưu đề xuất các chính sách cũng là điều kiện để góp phần phát
triển các KCN đạt hiệu quả cao, nâng cao sức mạnh để tác động đến các vấn đề KT - XH của
địa phương * Lênin và “Chính sách kinh tế mới”
Trong các nhà kinh điển của trường phái Mác-xít, lịch sử đã trao cho Lê nin một sứ
mệnh đặc biệt, trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga. Chính quyền Xô -



9

Viết đã phải thừa kế một di sản lạc hậu, theo Lê-nin thì: “Trong những xóm làng xa xôi, phần
còn lại của nước Nga thì hàng chục dặm không có con đường lớn nào, tách xóm làng ra khỏi
đường sắt, nghĩa là tách xóm làng ra khỏi sự liên hệ vật chất với nền văn minh với chủ nghĩa
tư bản, với đại công nghiệp, với thành thị lớn” (Lê-nin, 1921, Tr.275). Sự lạc hậu, thù trong,
giặc ngoài, nội chiến khốc liệt đã đẩy nền kinh tế nước Nga trong những năm đầu của chính
quyền Xô viết tới tình trạng kiệt quệ. Trong bối cảnh đó Lê-nin rất nhiều lần phải nhấn mạnh
tới việc phát triển đại công nghiệp bằng mọi cách, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng vật
chất- kỹ thuật. Đây thực chất là cuộc cách mạng công nghiệp, xây dựng cơ cấu tự tái sản xuất
mà bộ phận nòng cốt là cơ khí và điện khí. Dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, những nguồn tài
chính, vật chất, trí tuệ trong điều kiện còn khó khăn đã được ưu tiên để xây dựng các nhà máy
điện và cơ khí với khẩu hiệu: “Chủ nghĩa xã hội là chính quyền Xô viết với điện khí hoá toàn
quốc”. Sau thời gian nội chiến (1918 -1921), Lê-nin đã đề xướng và lãnh đạo thực hiện
“Chính sách kinh tế mới”, một quyết sách nhằm cứu vãn tình hình kinh tế Nga. “Chính sách
kinh tế mới” bao gồm 5 nội dung cơ bản: i) Thực hiện chế độ thu thuế lương thực, cho phép tự
do buôn bán lúa mì, coi thương nghiệp là mắt xích chủ yếu, là hình thức cơ bản của các mối
liên hệ kinh tế giữa công nghiệp với nền nông nghiệp hàng hoá, giữa thành thị với nông thôn,
và sự liên minh giai cấp về kinh tế giữa công nhân với nông dân; ii) Áp dụng những hình thức
khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước, coi đó là mắt xích trung gian để xây dựng CNXH;
iii) Sử dụng các các quan hệ hàng - tiền, thực hiện khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần
đối với mọi người lao động, khai thác mọi nguồn lực để phát triển LLSX, củng cố, hoàn thiện
và định vị QHSX mới tiến bộ hơn; iv) Thực hiện kế hoạch điện khí hoá nước Nga, coi đó như
một trong những điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa; v) Củng cố
Chính quyền Xô viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp chặt chẽ các biện pháp hành
chính, tổ chức và kinh tế; thực hiện chế độ kiểm kê kiểm soát của nhà nước chuyên chính vô
sản đối với đời sống kinh tế - xã hội, trên cơ sở liên minh kinh tế để tăng cường củng cố liên
minh công nông về chính trị.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này, với thực tiễn sự

nghiệp CNH, HĐH ở nước ta thì “Chính sách kinh tế mới” vẫn mang tính thời sự dù tính đến
nay tác phẩm này đã ra đời cách đây gần 100 năm. Trong luận án này tác giả rút ra những vấn
đề lý luận cần được vận dụng và phát triển sau:
- Cần đưa ra những chính sách phát triển KCN, giải quyết các vấn đề KT - XH phù hợp
với tình hình của từng địa phương, cả nước trước những biến đổi của thế giới nhất là xu thế


1
0

mở rộng hợp tác, toàn cầu hóa, cạnh tranh trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên
sự phát triển kỹ thuật công nghệ như vũ bão;
- Phát triển các KCN đa ngành và chuyên ngành để khai thác tối đa lợi thế, đầu tư có
trọng điểm, tìm ra khâu đột phá, phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Trong phát triển các KCN gắn với quá trình đô thị hóa hiện nay cần thiết phải chú
trọng đến giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong đào tạo nghề, giải quyết
việc làm và thực hiện các vấn đề an sinh xã hội khác ở địa bàn các KCN vốn dĩ trước đây là
thuần nông;
- Khuyến khích mời gọi các dòng vốn đầu tư của nước ngoài, thu hút đầu tư có hiệu quả,
tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong và ngoài hàng rào các KCN.
(2) Các lý thuyết ngoài Mác - Lê nin liên quan đến phát triển KCN
* Lý thuyết lợi thế so sánh của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Lý thuyết về lợi thế so sánh giữa các địa phương hay quốc gia là một trong những lý
thuyết quan trọng, là cơ sở để minh chứng cho việc hình thành các KCN.
Adam Smith (1776) nhà kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công, người đã đưa
khoa học kinh tế chính trị thành một hệ thống. Ông đã đưa ra quan điểm lợi thế giao thông góp
phần tạo nên các khu kinh tế đô thị tập trung, trong đó công nghiệp và thương mại là ngành
chính. Ông viết: “Bờ biển và các bờ sông cho phép giao thông đường thủy thuận lợi là nơi các
ngành sản xuất khác nhau bắt đầu chia nhỏ một cách khách quan và tự cải tiến, dần dần không
bao lâu sau những cải tiến đó đã tự lan rộng vào những vùng đất liền bên trong” (Adam Smith,

1776, Tr.98). Theo lý thuyết này, sự phát triển kinh tế của mỗi khu vực trong giai đoạn đầu có
xu hướng đi theo những vùng miền có tiềm năng tiếp cận thị trường lớn nhất và nhờ đó tạo
điều kiện để tiếp cận những nơi có mật độ dân cư cao. Adam Smith cho rằng, lợi thế cạnh
tranh của một địa phương/vùng trong một quốc gia xuất phát từ lợi thế về khả năng tiếp cận
thị trường bên ngoài, đây là những vùng có điều kiện tăng trưởng mạnh mẽ. Các cơ sở sản
xuất công nghiệp không dừng lại ở việc tăng trưởng kinh tế cho địa phương mà còn có tác
động lan tỏa trên các địa phương khác. Cũng theo Adam Smith, trong giai đoạn đầu của sự
phát triển, để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, cần khai thác triệt để,
lợi thế, tiềm năng của những vùng, địa phương có những điều kiện thuận lợi, nổi trội.
David Ricardo, một đại biểu kiệt xuất của khoa kinh tế chính trị tư sản, người được xem
là đã hoàn thành hệ thống lý luận của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Năm1817,
Ricardo trong nghiên cứu của mình đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage).


1
1

Khái niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất
các sản phẩm khác. Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết, nhằm làm cho
vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn. Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút
ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó
có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh (David
Ricardo, 1817). Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã
nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém
lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có
lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế
so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất
các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó
có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước
đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau

và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.
Từ việc nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh và sự phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của
Ricardo cho phép chúng ta rút ra nhiều gợi ý quan trọng đối với Việt Nam trước tình hình mới
trong đó có phát triển các KCN dựa trên những lợi thế của địa phương, vùng và quốc gia.
* Lý thuyết về định vị công nghiệp
Nhà kinh tế học Alfred Weber (1929) cho rằng: Sự hình thành các KCN dựa trên nguyên
tắc tiết kiệm chi phí vận chuyển. Weber đã xây dựng mô hình không gian về phân bố công
nghiệp trên cơ sở nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Mục tiêu của lý
thuyết này là giảm tối đa chi phí vận chuyển trong tổng chi phí giá thành sản xuất để thực hiện
tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Ngoài việc đưa ra mô hình bố trí tập trung các cơ sở
sản xuất có mối quan hệ gần gũi với nhau về không gian và gần với thị trường tiêu thụ, Alfred
Weber còn đề cập đến những ưu điểm và hạn chế của việc tập trung công nghiệp tại một khu
vực vị trí, trong kinh tế học hiện đại chúng được gọi là các “lợi ích và chi phí ngoại ứng” của
vùng lãnh thổ trong phạm vi quyết định đầu tư. Các lợi ích ngoại ứng xuất hiện khi các doanh
nghiệp có thể chia sẻ gánh nặng sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ tầng và có thể hỗ trợ lẫn
nhau trong hoạt động, thực hiện chuyên môn hoá, hợp tác hoá, làm tăng năng suất lao động, hạ
giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng. Phi kinh tế
ngoại ứng xuất hiện khi có sự quá tải của lãnh thổ và sự cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau dẫn đến
hạn chế sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, gây khó khăn trong xử lý môi trường, tạo nên áp


1
2

lực lớn đối với kết cấu hạ tầng KT - XH, gây ra tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trên một
địa bàn hẹp, cục bộ.
Lý thuyết định vị công nghiệp được vận dụng trong việc lựa chọn các khu vực trọng
điểm cho phát triển: nhờ các lợi ích ngoại ứng mà những khu vực hội tụ được nhiều yếu tố
thuận lợi cho phát triển sẽ trở nên hấp dẫn đối với các hoạt động kinh tế, là cơ sở cho việc
hình thành các KCN; mặt ngược lại sự tập trung phát triển KCN dẫn tới tăng cường tiềm lực

KT - XH cho những khu vực này.
* Lý thuyết về cực tăng trưởng
Lý thuyết cực tăng trưởng được nhà kinh tế học người Pháp Francois Perrous đề xướng
vào năm 1950, sau đó tiếp tục được Albert Hirshman, Myrdal, Friedman và Harry Richardson
bổ sung và phát triển. Lý thuyết cực tăng trưởng cho rằng, một vùng không thể phát triển kinh
tế đồng đều ở tất cả các khu vực trên lãnh thổ trong cùng một không gian, thời gian nhất định.
Theo đó, trong mỗi thời kỳ khác nhau, sẽ có vùng có mức tăng trưởng cao hơn nhờ vào sự
phát triển của các ngành chủ đạo, mũi nhọn. Các ngành mũi nhọn này thường tập trung tại một
số thành phố lớn và được ưu tiên phát triển, trở thành “cực tăng trưởng”. Cực tăng trưởng
thường là các trung tâm sản xuất, trung tâm thương mại, trung tâm tài chính, trung tâm thông
tin, trung tâm giao thông hay các trung tâm dịch vụ quan trọng có tính chất quyết định đối với
lãnh thổ. Tập trung hoá về lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó hiệu ứng lan toả sẽ
làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa phương khác.
Lý thuyết cực tăng trưởng khẳng định công nghiệp và dịch vụ có vai trò to lớn đối với sự
tăng trưởng của vùng. Sự tập trung công nghiệp và dịch vụ tại các đô thị tạo ra động lực phát
triển của vùng. Sự tập trung này, tạo nên mối quan hệ gắn bó, tương tác giữa các yếu tố đầu
vào - đầu ra xung quanh ngành công nghiệp mũi nhọn, được gọi là “hạt nhân” công nghiệp.
Ngành công nghiệp mũi nhọn với lợi thế về công nghệ, tốc độ đổi mới, phạm vi thị trường
rộng lớn sẽ là động lực thúc đẩy các lĩnh vực liên quan đến nó phát triển, tạo ra tác động “lan
tỏa” đối với các bộ phận khác của vùng kinh tế. Những tác động có thể nhận thấy đó là số
lượng việc làm mới tăng, thu nhập tăng, đời sống người lao động không ngừng phát triển. Nhờ
sự cộng hưởng này, các ngành công nghiệp mới gắn với hoạt động dịch vụ và các loại hình
đầu tư mới được thu hút vào đó ngày một nhiều hơn. Sự tập trung phát triển công nghiệp trên
một khu vực lãnh thổ khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ có tác dụng như những “đầu tàu”
lôi kéo theo sự phát triển của các vùng lãnh thổ khác, tạo cơ hội cho nền kinh tế phát triển
nhanh và mạnh hơn.


1
3


Lý thuyết cực tăng trưởng sau này được Myrdal (1957), Albert Hirshman (1958),
Friedman và Harry Richardson (1976, 1979) bổ sung và phát triển. Họ cho rằng, tác động của
sự phát triển tại một điểm cực bao gồm cả những hiệu ứng “lan tỏa” và hiệu ứng thu hút hay
hiệu ứng phân cực tới tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người gia tăng và tạo ra cơ
hội phát triển KT - XH của vùng xung quanh nó. Theo những tác giả này, kết quả tác động lan
tỏa của một cực bao gồm: tạo nên một môi trường trao đổi hàng hóa sôi động với tư cách là
nguồn cung cấp lớn hay thị trường tiêu thụ lớn; chuyển giao và đổi mới công nghệ, nâng cấp
cơ sở vật chất và thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ, kỹ thuật; tạo ra sự thay đổi về
nhận thức, văn hóa, giáo dục đào tạo, về xây dựng thể chế và những đổi mới khác về tâm lý
của người sản xuất và người tiêu dùng; tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, phát triển
CSHTa, KT - XH.
* Lý thuyết về khu, cụm công nghiệp trong mô hình kim cương của M. Porter
Mô hình kim cương là một mô hình kinh tế được phát triển bởi Michael Porter trong
cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”, trong nghiên cứu này, ông đã trình bày lý do
tại sao các ngành công nghiệp trở nên cạnh tranh tại các địa điểm cụ thể. Mô hình kim cương
của Porter chỉ ra bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp được kết hợp một
cách sáng tạo để gia tăng tính cạnh tranh cho sự định hình công nghiệp, bao gồm: các điều
kiện sản xuất; nhu cầu trong nước; các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan;
chiến lược công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh (Michael Porter, 1998). Khả năng cạnh
tranh của một quốc gia hay một vùng dựa trên khả năng của nền công nghiệp. Cụm công
nghiệp được tạo thành trên cơ sở lợi thế cạnh tranh được tận dụng tối đa, dẫn đến việc bố trí
lại, chuyên môn hóa ngành nghề vào một khu vực nhất định. Đến lượt mình, các cụm công
nghiệp sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh bằng việc cải tiến dây chuyền, công nghệ, khuyến
khích cải tạo, cải tiến công nghệ máy móc thiết bị, đổi mới quản lý sản xuất, tạo ra năng suất
cao. Cụm công nghiệp là sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công nghiệp nhằm tận
dụng các cơ hội qua liên kết địa lý. Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp sẽ chia sẻ
các thông tin, mối quan hệ bên trong với nhà cung cấp và khách hàng. Thông qua đó, nhu cầu
về các dịch vụ bổ sung từ các nhà tư vấn, đào tạo, huấn luyện được nảy sinh và đáp ứng trên
cơ sở trao đổi lợi ích cho nhau. Cụm công nghiệp sẽ tạo ra những điều kiện kết nối quan hệ

giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các
bên có liên quan. Cụm công nghiệp được phân biệt theo 4 yếu tố: (i) Sự giới hạn về địa lý; (ii)
Số lượng các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ; (iii) Mối liên hệ; (iv) Lợi thế cạnh tranh.


×